Chương 219: “Sấu mã” Dương Châu
Tặc Đạo Tam Si
12/02/2016
Nghe gia nô trả lời xong, Trần Kế Nho nhíu mày không nói gì, tên gia nô kia lại nói:
- Mi Công, tiểu nhân nhìn thấy gia nhân ở Đổng Phủ cứ ra ra vào vào, giống như phát sinh chuyện lớn gì vậy, lại thấy hai người bị trói được mang vào phủ, trên đường trở về tiểu nhân có nghe những người qua đường nói rằng gia nô của Đổng phủ và bọn đánh thuê đang đi khắp nơi để tìm người dán bảng cáo thị.
- Bảng cáo thị gì?
Trần Kế Nho hỏi.
Tên gia nô kia nói:
- Tiểu nhân cũng không biết, dù sao cũng là sự việc ồn ào khiến lòng người hoảng sợ.
Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại liếc nhau, Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Chẳng lẽ là bài văn “Thư họa khó luận tiếng lòng” kia, của bọn Kim Lang Chi dán lên?
Trần Nho Kế cho tên gia nô lui ra, bưng chén trà lên uống, ngoại trừ hàng lông mày dài đang nhíu lại thì không nhìn ra một chút gì là có vẻ tức giận cả, Mi Công đúng là người rất biết cách kiềm chế, trong “Cảnh Thế Thông Ngôn” có hai câu viết là: “thị phi đáo để tự phân minh, biện thập ma. Nhân tranh nhàn khí nhất trường không, não thập ma” (đúng sai đến cuối cùng chính mình là người rõ ràng nhất, biện bạch cái gì. Con người tranh giành cơn giận không đâu, buồn bực cái gì).
Cho nên Trần Kế Nho cũng không hề tức giận, mỉm cười hỏi Trương Nguyên:
- Ngươi cũng biết bảng cáo thị kia là gì?
Trương Nguyên nói:
- Chắc là những người từng chịu bị Đổng thị ức hiếp, đã dán thông báo kể lại nỗi oan này.
Trần Kế Nho nói một câu:
- Tội đánh người không quá nghiêm trọng, còn phải suy xét xem mức độ của việc này có thể chấp nhận được hay không.
Trần Kế Nho lao lạt, đoán trước được việc Trương Nguyên cũng không tránh khỏi dính líu trong việc này, cho nên mới nói một câu như vậy.
“Đạo bất đồng bất tương vi mưu” (không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau mưu tính sự nghiệp được), tuy Trương Nguyên rất kính trọng Trần Mi Công, có thể nói là Trần Mi Công luôn chú ý giữ gìn đức độ, tu dưỡng học thức, cuộc sống đúng mực làm cho người ta phải tán thưởng, Trương Nguyên có thể cùng đánh cờ với Mi Công, thưởng thức và bàn luận về trà, nhưng vẫn không làm cách nào có thể hiểu rõ được ông ấy, liền nói:
-Vãn bối cho rằng đối đãi với người lương thiện thì cần phải khoan dung độ lượng, đối đãi với kẻ ác thì cần phải nghiêm trị, Hoa Đình kêu than ầm ĩ, Đổng thị làm sao có thể phòng ngừa được miệng lưỡi của mọi người!
Sau đó Trương Nguyên đứng lên cúi người xuống nói:
-Vãn bối còn trẻ, khí thế hừng hực, ăn nói ngay thẳng, xin Mi Công đừng trách.
Trần Kế Nho cười nói:
- Không sao, nhưng ta còn có một lời khuyên: không trách mắng người nhỏ tuổi, không vạch trần người ngấm ngầm làm việc xấu, không nhớ người cũ, ba loại người này có thể tu dưỡng đạo đức, cũng có thể hại người, đây cũng không phải là xích mích giữa ngươi và Đổng thị.
Lời nói này rất cao minh, mang tầm triết học, chính là muốn khuyên Trương Nguyên chớ có kết thù kết oán quá sâu với Đổng thị. Làm sao Trương Nguyên có thể không hiểu được, nói:
- Thi cử làm quan mà không yêu dân thì thật là “y quan đại đạo” (đạo tặc khoác áo quan lại. Ý nói: làm quan như thế không khác nào là đạo tặc), miệng nói đạo đức văn chương, mà không tự mình thực hiện được, đó là “phật trên đầu môi chót lưỡi” (chỉ nói được mà không làm được, nói rồi để đấy không làm…), đây là thành kiến của vẫn bối đối với Đổng Hàn Lâm .
Trần Kế Nho xua tay, cười nói:
- Thôi, không nói chuyện này nữa, hai huynh đệ các ngươi theo ta đến Ngoan Tiên Lư, xem nét khắc trên bia mà ta sưu tầm được.
Trần Kế Nho sưu tầm được không ít nét khắc trên bia, trong đó có tác phẩm “Phong vũ trúc bia” nổi tiếng của Tô Thức, “Thử quân hiên bia” của Hoàng Đình Kiên, “Cam lộ nhất phẩm thạch bia” của Mễ Phất, “Canh vân điếu nguyệt bia” của Chu Hi… Trương Nguyên, Trương Đại cùng đi thưởng thức với Trần Nho Kế, Trần Nho Kế còn tặng bọn họ mấy quyển hình mẫu khắc trên bia đá.
Đầu giờ Thân, Trương Nguyên cáo từ Trần Kế Nho:
- Đa tạ Mi Công đã chiêu đãi và có lời dạy bảo, vãn bối còn có việc phải về Thanh Phổ, xin cáo từ Mi Công.
Trương Đại thấy vậy cũng nói:
- Xin cáo Từ Mi Công!
Trần Nho Kế tặng cho bảy người bọn Trương Nguyên một bức tranh “Thủy biên lâm hạ uyển”, nhìn bọn Trương Nguyên đang bước lên cầu, lắc đầu lẩm bẩm:
- Đổng công không biết cách dạy con, kết thù với Trương Nguyên chỉ sợ hậu quả khó lường.
Cửa hàng rào trúc “két” một tiếng mở ra, một người con gái mặc áo vải bố, đội mũ trúc đi ra, dừng lại bên cạnh Trần Kế Nho, trong tay cầm một quyển sách bằng giấy bột tre màu vàng nhạt, tiếng nói ngọt như chim vàng oanh:
- Mi Công, thầy thấy hai vị Trương công tử là người như thế nào?
Trần Kế Nho nghiêng đầu nhìn thoáng qua nữ nhân xinh đẹp đứng bên cạnh, rồi lại đưa mắt nhìn Trương Nguyên lúc đó đã đi khuất vào giữa lùm cây ở núi đá một cái, nói:
- Mười tuổi là thần đồng, hai mươi tuổi là tài tử, đó là Trương Đại. Còn về phần Trương Nguyên, lão phu cũng không nhìn thấu được hắn, người này linh hoạt sâu sắc, nhạy bén, khôn khéo lại bộc lộ được đầy đủ tài năng thật sự là không giống một thiếu niên mười bảy tuổi.
Cô gái đó cười khẽ, nói:
- Cũng vẫn chỉ là một thiếu niên, nếu không thì làm sao lại ra tay đánh nhau với nhị công tử của Đổng phủ được.
Lại hừ nhẹ một tiếng nói:
- Chỉ có điều Đổng công tử cũng là người có lỗi, lần trước…
Đôi môi mềm mại mấp máy, không nói thêm nữa.
Trần Kế Nho cười ha hả nói:
- Đổng Tổ Thường đáng đánh, chỉ có điều cũng bởi vì tranh giành nữ nhân mà thôi. Vừa rồi khi chơi cờ Trương Đại không nhìn quân cờ mà chỉ nhìn trò thôi, còn Trương Nguyên, may là khả năng chơi cờ cũng không tệ, nếu không cũng không biết đi quân cờ đó thế nào nữa.
Gò má của cô gái đỏ ửng, vẻ mặt trở nên ngượng ngùng, xinh đẹp tuyệt trần, gắt giọng:
- Mi Công lại cười con rồi.
Nói xong liền xoay thắt lưng, đôi môi anh đào hơi bĩu, thái độ làm nũng thật đáng yêu, khiến cho Trần Mi Công vốn được mệnh danh là không gần nữ sắc mắt cũng sáng lên, sắc đẹp cũng có công dụng làm sáng mắt sao?
Trong tay Trần Nho Kế cầm một cây quạt, tiện tay đưa cây quạt lên che nắng, nhìn đám người Trương Nguyên ở đằng xa kia, nói:
- Vương Quan, nếu cho trò chọn một trong hai người kia làm chồng, trò sẽ chọn ai?
Lúc này Vương Quan cũng không còn xấu hổ nữa. nói:
- Vương Quan muốn gả cho thế gian kỳ nam tử (chỉ người con trai tài giỏi mạnh mẽ), cho dù có phải làm thiếp con cũng cam tâm tình nguyện, hai người đó đều là người nho nhã yếu đuối, không thể coi là người mạnh mẽ được.
Lúc vừa nói xong những lời này, Vương Quan chợt nhớ tới đêm đó trên thuyền ở Tây Hồ, Trương Nguyên nói “Có thể uống rượu cùng với cô gái nghĩa hiệp như Trương Nhất Muội thì phải là một kỳ nam tử rồi?” Xem ra đấy là Trương Nguyên đã tự cho mình là một kỳ nam tử rồi.
Trần Kế Nho lại cười nói:
- Vậy trò nói xem, như thế nào là một người kỳ nam tử?
Vương Quan cười một cách quyến rũ nói:
- Chỉ có người như Mi Công mới được coi là kỳ nam tử.
Trần Kế Nho lấy cây quạt gõ gõ vào đầu Vương Quan, cười mắng:
- Vô lễ, đây là lời mà một học trò nên nói với thầy giáo sao?
Vương Quan khúc khích cười duyên, để hai tay thành hình chữ thập, sắc mắt trang trọng nói:
- Đệ tử là nói thật lòng, Mi Công thật sự là danh sĩ, kỳ nam tử. Nếu trước hai mươi tuổi mà đệ tử không tìm được chốn nương tựa, sẽ về núi Xà làm bạn với Mi Công, hi vọng Mi Công thu nhận.
Trần Kế Nho xoay cây quạt muốn đánh, Vương Quan không né tránh mà đứng bất động, bộ dáng thuận theo cụp lông mi xuống, đoan trang giống như long nữ. Trần Kế Nho lắc đầu cười nói:
- Tiểu quỷ, lại dám đùa giỡn thầy giáo. Ta già yếu rồi, ta sợ thi cử khó khăn, sợ con đường làm quan nguy hiểm, liền đốt bỏ cái mũ của nhà Nho, chẳng qua chỉ là sống cuộc sống tạm bợ mà thôi, làm sao cho là kỳ nam tử được.
Vương Quan nói:
- Kỳ nam tử cũng không phải là chỉ có mỗi một dạng, Mi Công là kỳ nam tử, Lý Trác Ngô cũng là kỳ nam tử.
Trần Kế Nho cười nói:
- Thế gian này có biết bao nhiêu nam tử, Trác Ngô đã qua đời rồi, còn Mi Công ta cũng đã già, không biết làm thế nào đây?
Vương Quan cười nói:
- Con sẽ đi khắp nơi để tìm kiếm, tìm không được, thì về núi Xà, đã có Mi Công thương yêu con.
Trần Kế Nho lắc đầu cười, nói:
- Vương Quan, nếu như trò có thể tìm được một chốn nương tựa tốt, thì trò sẽ may mắn hơn rất nhiều cô gái trên thế gian này đấy, bởi vì trò có thể tự mình lựa chọn vị hôn phu, mặc dù không thể làm vợ cả, nhưng chỉ cần tâm đầu ý hợp, với trí thông minh và tài mạo của trò, chắc chắn sẽ được sủng ái.
Vương Quan mỉm cười nói:
- Nếu gặp phải người vợ cả ghen tị, chẳng phải sẽ rất khổ ư.
Trần Kế Nho nói:
- Không hợp thì tan, hoặc là không ở cùng một chỗ, cái này là quyền tự do của trò, người đàn ông mà yêu thương con cũng sẽ đồng ý thôi.
Lại nói:
- Theo lão phu thấy, hai huynh đệ họ Trương cũng rất tốt, chỉ có điều Trương Nguyên đã kết thù kết oán với Đổng công, cũng không biết sẽ gây ra sóng gió gì nữa.
Vương Quan nói:
- Thầy thật sự cho rằng đệ tử đang lo âu về việc gả cho ai ư? Đệ tử năm nay mới mười sáu tuổi, vẫn muốn đi du ngoạn nhiều hơn một chút cơ.
Trần Kế Nho cười nói:
- Uông Nhữ Khiêm ở huyện Hấp (nay thuộc tỉnh An Huy-Trung Quốc) mời trò đến Hoàng Sơn du ngoạn, Mao Nguyên Nghi ở Ngô Hưng mời trò đến Khuông Lư chơi, bao giờ thì trò mới đi đây?
Vương Quan không trả lời, lại nói:
- Trước tiên đệ tử muốn trở về Nam Kinh một chuyến, không biết bao giờ hai huynh đệ họ Trương đi Nam Kinh, đệ tử muốn đi cùng bọn họ, thầy nghĩ sao?
Trần Kế Nho cười nói:
- Rất hay, với trí tuệ ranh mãnh của trò, có thể đọ sức được với bọn họ, bọn họ chắc cũng sắp đi rồi, để ta cho người đuổi theo hỏi họ một chút?
Vương Quan gọi một đồng tử buông tóc rồi chỉ bảo vài câu, đồng tử “dạ” một tiếng rồi chạy đi như bay, đường núi gập ghềnh là thế nhưng cứ như là đang chạy trên mặt đất bằng phẳng vậy.
Nữ lang họ Vương, tên là Vi, tự là Tu Vi, tên chữ là Vương Quan, năm lên bảy tuổi thì cha mất, được phú hộ nuôi dưỡng “sấu mã” ở Dương Châu nhận nuôi. “Sấu mã” ở Dương Châu nổi tiếng khắp thiên hạ, thân sĩ muốn cưới thêm thê thiếp thì lựa chọn đầu tiên là “sấu mã” ở Dương Châu. “sấu mã” Dương Châu là tốt nhất, có người chuyên dạy “sấu mã” đánh đàn, thổi sáo, ngâm thơ, đọc sách, vẽ tranh, cờ vây… và phong thái ăn mặc trang điểm, đi đứng, ngồi nằm đều có người dạy bảo. Thậm chí còn phải học những phong tình bên gối từ sách “bí quyết của những người vợ quyến rũ”, muốn lấy những “sấu mã” tốt nhất Dương Châu làm thiếp, thì phải bỏ ra không dưới một nghìn lượng bạc làm phí cho người nuôi dưỡng “sấu mã”, nuôi dưỡng được một”sấu mã” như vậy có thể kiếm được năm trăm lượng bạc trở lên, cho nên ở Dương Châu có đến mấy trăm hộ dân dựa vào việc nuôi dưỡng “sấu mã” để kiếm sống.
Vương Vi là đệ nhất “sấu mã” ở Dương Châu, lúc mười hai tuổi được một danh kỹ ở Nam Kinh Cửu viện là Mã Tương Lan bỏ sáu trăm lượng bạc để mua về. Từ đó Vương Vi liền nhận Mã Tương Lan là mẹ, trải qua sự dạy dỗ tỉ mỉ của Mã Tương Lan, Vương Vi không những tinh thông thổi sáo và chơi cờ vây, mà viết thư pháp lại càng đẹp hơn, nổi tiếng khắp Kim Lăng, được mọi người gọi là “khúc trung đệ nhất” (khúc nhạc hay nhất), tên tuổi đã vượt qua cả danh kỹ Lý Tuyết Y của Tần Hoài Thủy các. Năm ngoái, Mã Tương Lan bị bệnh chết, “U Lan quán” liền do Vương Vi làm chủ, càng tự do, Vương Vi kế thừa tính khí nghĩa hiệp của Mã Tương Lan, giao du với các danh sĩ khắp nơi, không tính toán tiền bạc, còn những người thô lỗ, dung tục và những thương nhân thì một mực cự tuyệt.
Bảy người bọn Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại, còn có Mục Kính Nham, Mục Chân Chân sau khi cáo từ Trần Mi Công, phải đi qua núi Xà về trang viên của Lục thị, đoạn đường này ước chừng khoảng năm dặm, cây trong rừng rậm rạp, vì thế không cảm thấy nóng bức.
Trương Đại nói:
- Mi Công vẫn nói đỡ cho Đổng Kỳ Xương, ông ấy cho rằng Đổng Tổ Thường làm việc xấu không có liên quan gì đến Đổng Kỳ Xương.
Trương Nguyên nói:
- Hầu hết mọi người đều lấy quan điểm cá nhân của mình để phán đoán thiện ác tốt xấu, việc đấy có lợi đối với mình thì đó là thiện, phá hoại mình thì đó là ác. Mi Công là người thông minh hạng nhất, ông ấy có cách nhìn nhận rất thấu đáo, là một người giỏi.
Trương Đại nói:
- Bản cáo thị khiến cho cha con Đổng thị phải kinh sợ có phải là bài “Thư họa khó luận tiếng lòng” do bọn Kim huynh, Ông huynh dán lên không?
Lông mày Trương Nguyên khẽ nhíu lại, nói:
- Chắc là vậy, đã khiến Đổng thị phải nhớn nhác một phen rồi, không biết tên môn khách Bặc Thế Trình của nhà họ Đổng có quen biết bọn Kim huynh không nữa, chỉ sợ Đổng thị sẽ hãm hại bọn Kim huynh. Sáng sớm mai chúng ta sẽ đến Hoa Đình, mời một số chư sinh ở Thanh Phổ đi cùng, trước tiên đến gặp tri phủ Tùng Giang là Hoàng Quốc Đỉnh đã, lấy hành vi đánh người Hoa Đình chất vấn Đổng thị, xem Đổng thị trả lời như thế nào.
Trương Lạc nói:
- Được, để cho Liễu Kính Đình đi cùng chúng ta, chỉ cần kể chuyện một ngày, những người hận Đổng thị ở Hoa Đình chắc chắn sẽ tập hợp lại đầy đủ.
Mượn cơ hội đả kích Đổng thị để đoàn kết chư sinh ba huyện ở Tùng Giang mới là kế sách “một mũi tên bắn ba con chim” của Trương Nguyên, kế hoạch đoàn kết xã hội của hắn phải bắt đầu thực hiện từ đây.
Nhóm người lên tới đỉnh núi Xà, quay đầu nhìn xuống “Thủy biên lâm hạ uyển”dưới chân núi, Trương Đại có chút lưu luyến nói:
- Vị nữ lang Vương Quan kia thật là xinh đẹp tuyệt trần, rất là hiếm gặp.
Nhớ đến Vương Quan, một nữ lang giống như đóa phù dung trong nước, Trương Nguyên cũng gật đầu nói:
- Quả thật là tuyệt sắc, làm đệ thiếu chút nữa thua một nước cờ.
Trương Đại nói:
- Yến Khách nếu biết được có nữ lang xinh đẹp như thế, nhất định sẽ hối hận vì hôm nay không đi với chúng ta. Chúng ta trở về đừng có nhắc đến, nếu không có lẽ hắn sẽ chạy suốt đêm để tới đó mất, như vậy chẳng phải sẽ làm cho Mi Công chê cười sao.
Trương Nguyên cười to.
Hoàng hôn ngả về tây, không gian sáng sủa, hơi nước ở hồ nước dưới chân núi bốc lên dày đặc, làm cho khu dân cư phía đông núi Xà thấp thoáng trong rừng mai rừng trúc được phủ một tầng hơi nước mờ mịt, sâu thẳm giống như tiên cảnh.
Trương Đại cực kỳ hâm mộ cuộc sống ẩn cư trong núi của Trần Kế Nho, có hoa mai có chim hạc bầu bạn đã đành, lại còn có nữ đệ tử xinh đẹp như vậy nữa, cuộc sống vui vẻ khoái hoạt giống thần tiên như vậy cần gì phải đi thi để làm quan nữa. Nhưng thơ văn, thư họa của Trần Mi Công lại được truyền đi khắp nơi, mình làm sao có thể so sánh được, nghĩ như vậy trong lòng không khỏi có chút uể oải.
Trương Nguyên biết suy nghĩ của đại huynh, nói:
- Đại huynh, chúng ta vẫn còn hơn Mi Công ở chỗ chúng ta vẫn còn trẻ tuổi, không cần phải quay đầu nhìn lại, mà có thể nhìn ra xa xa và nhìn lên bầu trời.
Nói xong liền chỉ về phía mặt trời trong ráng chiều đỏ thẫm.
Trương Đại cười nói:
- Giới Tử nói đúng, chúng ta là tài tử phong lưu tuổi hãy còn trẻ, còn nhiều thời gian, tiền đồ rực rỡ rộng mở, nói như vậy thì Mi Công mới là người phải ghen tị với huynh đệ chúng ta.
Nhóm bảy người của Trương Nguyên dừng lại nghỉ ngơi một chút ở phía nam đỉnh núi, lúc đang định xuống núi về trang viên Lục thị, thì lại thấy một thằng bé tóc dài từ trên đường chạy tới, kêu:
- Hai vị Trương công tử, xin chờ một chút.
Đợi thằng bé chạy đến bên cạnh, Trương Nguyên có trí nhớ tốt liền nhận ra ngay thằng bé này chính là tùy tùng đi cùng nữ lang Vương Quan hôm ở Tây Hồ, liền nói với đại huynh Trương Đại một tiếng. Trương Đại hỏi thằng bé đó:
- Ngươi đuổi theo chúng ta có việc gì vậy, có phải là chuyển thư cho Nữ lang nhà ngươi không?
Trương Đại cũng đoán ra nữ lang đó không phải là tiểu thư khuê các, mà có thể là nữ tử ở thanh lâu.
Thằng bé đó thở gấp nói:
- Hai vị công tử, nữ lang nhà ta muốn hỏi: hai vị công tử khi nào thì đi Nam Kinh?
Trương Đại hỏi:
- Sao vậy? Lại muốn lên thuyền sao?
Trương Đại chỉ là thuận miệng nói như vậy, không ngờ thằng bé đó lại rất thành thật gật đầu nói:
- Đúng là như vậy, Mi Công nhờ hai vị công tử trên đường đi chiếu cố đến nữ lang nhà chúng ta một chút.
Hình dáng thằng bé này cũng chỉ tầm mười tuổi mà mồm miệng lại rất lanh lợi.
Trương Đại có chút kinh ngạc, liếc nhìn Trương Nguyên một cái, ý bảo Trương Nguyên trả lời, Trương Nguyên liền nói:
- Huynh đệ chúng ta còn phải ở Tùng Giang nghỉ ngơi mười ngày đến nửa tháng nữa, nữ lang nhà ngươi có chờ được không?
Thằng bé đó nói:
- Đúng lúc nữ lang nhà ta cũng đang muốn ở lại đây mấy hôm để xin Mi Công chỉ bảo, hai vị công tử, vậy quyết định như vậy nhé, khi nào đi phải báo cho chúng tôi một tiếng nhé!
Sau đó liền cúi đầu thi lễ, và xoay người đi trở về.
Trương Đại nói:
- Chờ một chút.
Trương Đại hỏi thằng bé đó:
- Ta hỏi ngươi, nữ lang nhà ngươi họ tên là gì, ở phương nào vậy?
Thằng bé cười hi hi nói:
- Họ Vương, tiểu nhân gọi cô ấy là Vi cô, nhà bên cạnh cầu Trường Bản ở Nam Kinh. Hai vị công tử còn muốn hỏi gì nữa không ạ?
Trương Đại cười nói:
- Được rồi, ngươi đi đi.
Nhìn thằng bé lanh lợi kia đi khuất, Trương Đại nghiêng đầu nói với Trương Nguyên:
- Quả thật là khúc trung nữ lang.
Trương Nguyên hỏi:
- Nói vậy là sao?
Trương Đại nói:
- Cho dù ta chưa đến Nam Kinh bao giờ, nhưng từng nghe Chu Mặc Nông nói, ở cây cầu gỗ ngay bên bờ sông Tần Hoài, bên cạnh cây cầu Chu Tước đó là khu vực tập trung của các kỹ nữ Cửu viện, nữ lang này có thể tự do đi du ngoạn, thoắt một cái ở Tây Hồ, thoắt một cái lại đã ở Hoa Đình, không phải khúc trung nữ lang thì làm sao có thể được như vậy.
Trương Nguyên “ừ” một tiếng, không nói gì nữa, cũng không vì việc cô gái xinh đẹp như vậy lại đúng là tiểu nương của Cửu viện mà cảm thấy đáng tiếc, cũng không bởi vì cô gái đó là nữ tử thanh lâu mà trong lòng khinh thường cô ấy, mỗi người đều có cảnh ngộ khác nhau, đều có phương hướng để sinh tồn khác nhau, với người đã trải qua hai thời đại như hắn đã nhìn thấy rất nhiều kẻ gian ác áo quần bảnh bao, kẻ giả dối nói lời giả nhân giả nghĩa, nhưng tình cảm chân thành cho dù có ở trong một vùng vẩn đục thì cũng vẫn hiện lên một cách rực rỡ được. Sớm đã học được tư tưởng không lấy thân phận để đánh giá phẩm chất của người khác rồi, đa số thân sĩ ở Vãn Minh cũng không thanh cao hơn kỹ nữ là mấy.
- Mi Công, tiểu nhân nhìn thấy gia nhân ở Đổng Phủ cứ ra ra vào vào, giống như phát sinh chuyện lớn gì vậy, lại thấy hai người bị trói được mang vào phủ, trên đường trở về tiểu nhân có nghe những người qua đường nói rằng gia nô của Đổng phủ và bọn đánh thuê đang đi khắp nơi để tìm người dán bảng cáo thị.
- Bảng cáo thị gì?
Trần Kế Nho hỏi.
Tên gia nô kia nói:
- Tiểu nhân cũng không biết, dù sao cũng là sự việc ồn ào khiến lòng người hoảng sợ.
Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại liếc nhau, Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Chẳng lẽ là bài văn “Thư họa khó luận tiếng lòng” kia, của bọn Kim Lang Chi dán lên?
Trần Nho Kế cho tên gia nô lui ra, bưng chén trà lên uống, ngoại trừ hàng lông mày dài đang nhíu lại thì không nhìn ra một chút gì là có vẻ tức giận cả, Mi Công đúng là người rất biết cách kiềm chế, trong “Cảnh Thế Thông Ngôn” có hai câu viết là: “thị phi đáo để tự phân minh, biện thập ma. Nhân tranh nhàn khí nhất trường không, não thập ma” (đúng sai đến cuối cùng chính mình là người rõ ràng nhất, biện bạch cái gì. Con người tranh giành cơn giận không đâu, buồn bực cái gì).
Cho nên Trần Kế Nho cũng không hề tức giận, mỉm cười hỏi Trương Nguyên:
- Ngươi cũng biết bảng cáo thị kia là gì?
Trương Nguyên nói:
- Chắc là những người từng chịu bị Đổng thị ức hiếp, đã dán thông báo kể lại nỗi oan này.
Trần Kế Nho nói một câu:
- Tội đánh người không quá nghiêm trọng, còn phải suy xét xem mức độ của việc này có thể chấp nhận được hay không.
Trần Kế Nho lao lạt, đoán trước được việc Trương Nguyên cũng không tránh khỏi dính líu trong việc này, cho nên mới nói một câu như vậy.
“Đạo bất đồng bất tương vi mưu” (không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau mưu tính sự nghiệp được), tuy Trương Nguyên rất kính trọng Trần Mi Công, có thể nói là Trần Mi Công luôn chú ý giữ gìn đức độ, tu dưỡng học thức, cuộc sống đúng mực làm cho người ta phải tán thưởng, Trương Nguyên có thể cùng đánh cờ với Mi Công, thưởng thức và bàn luận về trà, nhưng vẫn không làm cách nào có thể hiểu rõ được ông ấy, liền nói:
-Vãn bối cho rằng đối đãi với người lương thiện thì cần phải khoan dung độ lượng, đối đãi với kẻ ác thì cần phải nghiêm trị, Hoa Đình kêu than ầm ĩ, Đổng thị làm sao có thể phòng ngừa được miệng lưỡi của mọi người!
Sau đó Trương Nguyên đứng lên cúi người xuống nói:
-Vãn bối còn trẻ, khí thế hừng hực, ăn nói ngay thẳng, xin Mi Công đừng trách.
Trần Kế Nho cười nói:
- Không sao, nhưng ta còn có một lời khuyên: không trách mắng người nhỏ tuổi, không vạch trần người ngấm ngầm làm việc xấu, không nhớ người cũ, ba loại người này có thể tu dưỡng đạo đức, cũng có thể hại người, đây cũng không phải là xích mích giữa ngươi và Đổng thị.
Lời nói này rất cao minh, mang tầm triết học, chính là muốn khuyên Trương Nguyên chớ có kết thù kết oán quá sâu với Đổng thị. Làm sao Trương Nguyên có thể không hiểu được, nói:
- Thi cử làm quan mà không yêu dân thì thật là “y quan đại đạo” (đạo tặc khoác áo quan lại. Ý nói: làm quan như thế không khác nào là đạo tặc), miệng nói đạo đức văn chương, mà không tự mình thực hiện được, đó là “phật trên đầu môi chót lưỡi” (chỉ nói được mà không làm được, nói rồi để đấy không làm…), đây là thành kiến của vẫn bối đối với Đổng Hàn Lâm .
Trần Kế Nho xua tay, cười nói:
- Thôi, không nói chuyện này nữa, hai huynh đệ các ngươi theo ta đến Ngoan Tiên Lư, xem nét khắc trên bia mà ta sưu tầm được.
Trần Kế Nho sưu tầm được không ít nét khắc trên bia, trong đó có tác phẩm “Phong vũ trúc bia” nổi tiếng của Tô Thức, “Thử quân hiên bia” của Hoàng Đình Kiên, “Cam lộ nhất phẩm thạch bia” của Mễ Phất, “Canh vân điếu nguyệt bia” của Chu Hi… Trương Nguyên, Trương Đại cùng đi thưởng thức với Trần Nho Kế, Trần Nho Kế còn tặng bọn họ mấy quyển hình mẫu khắc trên bia đá.
Đầu giờ Thân, Trương Nguyên cáo từ Trần Kế Nho:
- Đa tạ Mi Công đã chiêu đãi và có lời dạy bảo, vãn bối còn có việc phải về Thanh Phổ, xin cáo từ Mi Công.
Trương Đại thấy vậy cũng nói:
- Xin cáo Từ Mi Công!
Trần Nho Kế tặng cho bảy người bọn Trương Nguyên một bức tranh “Thủy biên lâm hạ uyển”, nhìn bọn Trương Nguyên đang bước lên cầu, lắc đầu lẩm bẩm:
- Đổng công không biết cách dạy con, kết thù với Trương Nguyên chỉ sợ hậu quả khó lường.
Cửa hàng rào trúc “két” một tiếng mở ra, một người con gái mặc áo vải bố, đội mũ trúc đi ra, dừng lại bên cạnh Trần Kế Nho, trong tay cầm một quyển sách bằng giấy bột tre màu vàng nhạt, tiếng nói ngọt như chim vàng oanh:
- Mi Công, thầy thấy hai vị Trương công tử là người như thế nào?
Trần Kế Nho nghiêng đầu nhìn thoáng qua nữ nhân xinh đẹp đứng bên cạnh, rồi lại đưa mắt nhìn Trương Nguyên lúc đó đã đi khuất vào giữa lùm cây ở núi đá một cái, nói:
- Mười tuổi là thần đồng, hai mươi tuổi là tài tử, đó là Trương Đại. Còn về phần Trương Nguyên, lão phu cũng không nhìn thấu được hắn, người này linh hoạt sâu sắc, nhạy bén, khôn khéo lại bộc lộ được đầy đủ tài năng thật sự là không giống một thiếu niên mười bảy tuổi.
Cô gái đó cười khẽ, nói:
- Cũng vẫn chỉ là một thiếu niên, nếu không thì làm sao lại ra tay đánh nhau với nhị công tử của Đổng phủ được.
Lại hừ nhẹ một tiếng nói:
- Chỉ có điều Đổng công tử cũng là người có lỗi, lần trước…
Đôi môi mềm mại mấp máy, không nói thêm nữa.
Trần Kế Nho cười ha hả nói:
- Đổng Tổ Thường đáng đánh, chỉ có điều cũng bởi vì tranh giành nữ nhân mà thôi. Vừa rồi khi chơi cờ Trương Đại không nhìn quân cờ mà chỉ nhìn trò thôi, còn Trương Nguyên, may là khả năng chơi cờ cũng không tệ, nếu không cũng không biết đi quân cờ đó thế nào nữa.
Gò má của cô gái đỏ ửng, vẻ mặt trở nên ngượng ngùng, xinh đẹp tuyệt trần, gắt giọng:
- Mi Công lại cười con rồi.
Nói xong liền xoay thắt lưng, đôi môi anh đào hơi bĩu, thái độ làm nũng thật đáng yêu, khiến cho Trần Mi Công vốn được mệnh danh là không gần nữ sắc mắt cũng sáng lên, sắc đẹp cũng có công dụng làm sáng mắt sao?
Trong tay Trần Nho Kế cầm một cây quạt, tiện tay đưa cây quạt lên che nắng, nhìn đám người Trương Nguyên ở đằng xa kia, nói:
- Vương Quan, nếu cho trò chọn một trong hai người kia làm chồng, trò sẽ chọn ai?
Lúc này Vương Quan cũng không còn xấu hổ nữa. nói:
- Vương Quan muốn gả cho thế gian kỳ nam tử (chỉ người con trai tài giỏi mạnh mẽ), cho dù có phải làm thiếp con cũng cam tâm tình nguyện, hai người đó đều là người nho nhã yếu đuối, không thể coi là người mạnh mẽ được.
Lúc vừa nói xong những lời này, Vương Quan chợt nhớ tới đêm đó trên thuyền ở Tây Hồ, Trương Nguyên nói “Có thể uống rượu cùng với cô gái nghĩa hiệp như Trương Nhất Muội thì phải là một kỳ nam tử rồi?” Xem ra đấy là Trương Nguyên đã tự cho mình là một kỳ nam tử rồi.
Trần Kế Nho lại cười nói:
- Vậy trò nói xem, như thế nào là một người kỳ nam tử?
Vương Quan cười một cách quyến rũ nói:
- Chỉ có người như Mi Công mới được coi là kỳ nam tử.
Trần Kế Nho lấy cây quạt gõ gõ vào đầu Vương Quan, cười mắng:
- Vô lễ, đây là lời mà một học trò nên nói với thầy giáo sao?
Vương Quan khúc khích cười duyên, để hai tay thành hình chữ thập, sắc mắt trang trọng nói:
- Đệ tử là nói thật lòng, Mi Công thật sự là danh sĩ, kỳ nam tử. Nếu trước hai mươi tuổi mà đệ tử không tìm được chốn nương tựa, sẽ về núi Xà làm bạn với Mi Công, hi vọng Mi Công thu nhận.
Trần Kế Nho xoay cây quạt muốn đánh, Vương Quan không né tránh mà đứng bất động, bộ dáng thuận theo cụp lông mi xuống, đoan trang giống như long nữ. Trần Kế Nho lắc đầu cười nói:
- Tiểu quỷ, lại dám đùa giỡn thầy giáo. Ta già yếu rồi, ta sợ thi cử khó khăn, sợ con đường làm quan nguy hiểm, liền đốt bỏ cái mũ của nhà Nho, chẳng qua chỉ là sống cuộc sống tạm bợ mà thôi, làm sao cho là kỳ nam tử được.
Vương Quan nói:
- Kỳ nam tử cũng không phải là chỉ có mỗi một dạng, Mi Công là kỳ nam tử, Lý Trác Ngô cũng là kỳ nam tử.
Trần Kế Nho cười nói:
- Thế gian này có biết bao nhiêu nam tử, Trác Ngô đã qua đời rồi, còn Mi Công ta cũng đã già, không biết làm thế nào đây?
Vương Quan cười nói:
- Con sẽ đi khắp nơi để tìm kiếm, tìm không được, thì về núi Xà, đã có Mi Công thương yêu con.
Trần Kế Nho lắc đầu cười, nói:
- Vương Quan, nếu như trò có thể tìm được một chốn nương tựa tốt, thì trò sẽ may mắn hơn rất nhiều cô gái trên thế gian này đấy, bởi vì trò có thể tự mình lựa chọn vị hôn phu, mặc dù không thể làm vợ cả, nhưng chỉ cần tâm đầu ý hợp, với trí thông minh và tài mạo của trò, chắc chắn sẽ được sủng ái.
Vương Quan mỉm cười nói:
- Nếu gặp phải người vợ cả ghen tị, chẳng phải sẽ rất khổ ư.
Trần Kế Nho nói:
- Không hợp thì tan, hoặc là không ở cùng một chỗ, cái này là quyền tự do của trò, người đàn ông mà yêu thương con cũng sẽ đồng ý thôi.
Lại nói:
- Theo lão phu thấy, hai huynh đệ họ Trương cũng rất tốt, chỉ có điều Trương Nguyên đã kết thù kết oán với Đổng công, cũng không biết sẽ gây ra sóng gió gì nữa.
Vương Quan nói:
- Thầy thật sự cho rằng đệ tử đang lo âu về việc gả cho ai ư? Đệ tử năm nay mới mười sáu tuổi, vẫn muốn đi du ngoạn nhiều hơn một chút cơ.
Trần Kế Nho cười nói:
- Uông Nhữ Khiêm ở huyện Hấp (nay thuộc tỉnh An Huy-Trung Quốc) mời trò đến Hoàng Sơn du ngoạn, Mao Nguyên Nghi ở Ngô Hưng mời trò đến Khuông Lư chơi, bao giờ thì trò mới đi đây?
Vương Quan không trả lời, lại nói:
- Trước tiên đệ tử muốn trở về Nam Kinh một chuyến, không biết bao giờ hai huynh đệ họ Trương đi Nam Kinh, đệ tử muốn đi cùng bọn họ, thầy nghĩ sao?
Trần Kế Nho cười nói:
- Rất hay, với trí tuệ ranh mãnh của trò, có thể đọ sức được với bọn họ, bọn họ chắc cũng sắp đi rồi, để ta cho người đuổi theo hỏi họ một chút?
Vương Quan gọi một đồng tử buông tóc rồi chỉ bảo vài câu, đồng tử “dạ” một tiếng rồi chạy đi như bay, đường núi gập ghềnh là thế nhưng cứ như là đang chạy trên mặt đất bằng phẳng vậy.
Nữ lang họ Vương, tên là Vi, tự là Tu Vi, tên chữ là Vương Quan, năm lên bảy tuổi thì cha mất, được phú hộ nuôi dưỡng “sấu mã” ở Dương Châu nhận nuôi. “Sấu mã” ở Dương Châu nổi tiếng khắp thiên hạ, thân sĩ muốn cưới thêm thê thiếp thì lựa chọn đầu tiên là “sấu mã” ở Dương Châu. “sấu mã” Dương Châu là tốt nhất, có người chuyên dạy “sấu mã” đánh đàn, thổi sáo, ngâm thơ, đọc sách, vẽ tranh, cờ vây… và phong thái ăn mặc trang điểm, đi đứng, ngồi nằm đều có người dạy bảo. Thậm chí còn phải học những phong tình bên gối từ sách “bí quyết của những người vợ quyến rũ”, muốn lấy những “sấu mã” tốt nhất Dương Châu làm thiếp, thì phải bỏ ra không dưới một nghìn lượng bạc làm phí cho người nuôi dưỡng “sấu mã”, nuôi dưỡng được một”sấu mã” như vậy có thể kiếm được năm trăm lượng bạc trở lên, cho nên ở Dương Châu có đến mấy trăm hộ dân dựa vào việc nuôi dưỡng “sấu mã” để kiếm sống.
Vương Vi là đệ nhất “sấu mã” ở Dương Châu, lúc mười hai tuổi được một danh kỹ ở Nam Kinh Cửu viện là Mã Tương Lan bỏ sáu trăm lượng bạc để mua về. Từ đó Vương Vi liền nhận Mã Tương Lan là mẹ, trải qua sự dạy dỗ tỉ mỉ của Mã Tương Lan, Vương Vi không những tinh thông thổi sáo và chơi cờ vây, mà viết thư pháp lại càng đẹp hơn, nổi tiếng khắp Kim Lăng, được mọi người gọi là “khúc trung đệ nhất” (khúc nhạc hay nhất), tên tuổi đã vượt qua cả danh kỹ Lý Tuyết Y của Tần Hoài Thủy các. Năm ngoái, Mã Tương Lan bị bệnh chết, “U Lan quán” liền do Vương Vi làm chủ, càng tự do, Vương Vi kế thừa tính khí nghĩa hiệp của Mã Tương Lan, giao du với các danh sĩ khắp nơi, không tính toán tiền bạc, còn những người thô lỗ, dung tục và những thương nhân thì một mực cự tuyệt.
Bảy người bọn Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại, còn có Mục Kính Nham, Mục Chân Chân sau khi cáo từ Trần Mi Công, phải đi qua núi Xà về trang viên của Lục thị, đoạn đường này ước chừng khoảng năm dặm, cây trong rừng rậm rạp, vì thế không cảm thấy nóng bức.
Trương Đại nói:
- Mi Công vẫn nói đỡ cho Đổng Kỳ Xương, ông ấy cho rằng Đổng Tổ Thường làm việc xấu không có liên quan gì đến Đổng Kỳ Xương.
Trương Nguyên nói:
- Hầu hết mọi người đều lấy quan điểm cá nhân của mình để phán đoán thiện ác tốt xấu, việc đấy có lợi đối với mình thì đó là thiện, phá hoại mình thì đó là ác. Mi Công là người thông minh hạng nhất, ông ấy có cách nhìn nhận rất thấu đáo, là một người giỏi.
Trương Đại nói:
- Bản cáo thị khiến cho cha con Đổng thị phải kinh sợ có phải là bài “Thư họa khó luận tiếng lòng” do bọn Kim huynh, Ông huynh dán lên không?
Lông mày Trương Nguyên khẽ nhíu lại, nói:
- Chắc là vậy, đã khiến Đổng thị phải nhớn nhác một phen rồi, không biết tên môn khách Bặc Thế Trình của nhà họ Đổng có quen biết bọn Kim huynh không nữa, chỉ sợ Đổng thị sẽ hãm hại bọn Kim huynh. Sáng sớm mai chúng ta sẽ đến Hoa Đình, mời một số chư sinh ở Thanh Phổ đi cùng, trước tiên đến gặp tri phủ Tùng Giang là Hoàng Quốc Đỉnh đã, lấy hành vi đánh người Hoa Đình chất vấn Đổng thị, xem Đổng thị trả lời như thế nào.
Trương Lạc nói:
- Được, để cho Liễu Kính Đình đi cùng chúng ta, chỉ cần kể chuyện một ngày, những người hận Đổng thị ở Hoa Đình chắc chắn sẽ tập hợp lại đầy đủ.
Mượn cơ hội đả kích Đổng thị để đoàn kết chư sinh ba huyện ở Tùng Giang mới là kế sách “một mũi tên bắn ba con chim” của Trương Nguyên, kế hoạch đoàn kết xã hội của hắn phải bắt đầu thực hiện từ đây.
Nhóm người lên tới đỉnh núi Xà, quay đầu nhìn xuống “Thủy biên lâm hạ uyển”dưới chân núi, Trương Đại có chút lưu luyến nói:
- Vị nữ lang Vương Quan kia thật là xinh đẹp tuyệt trần, rất là hiếm gặp.
Nhớ đến Vương Quan, một nữ lang giống như đóa phù dung trong nước, Trương Nguyên cũng gật đầu nói:
- Quả thật là tuyệt sắc, làm đệ thiếu chút nữa thua một nước cờ.
Trương Đại nói:
- Yến Khách nếu biết được có nữ lang xinh đẹp như thế, nhất định sẽ hối hận vì hôm nay không đi với chúng ta. Chúng ta trở về đừng có nhắc đến, nếu không có lẽ hắn sẽ chạy suốt đêm để tới đó mất, như vậy chẳng phải sẽ làm cho Mi Công chê cười sao.
Trương Nguyên cười to.
Hoàng hôn ngả về tây, không gian sáng sủa, hơi nước ở hồ nước dưới chân núi bốc lên dày đặc, làm cho khu dân cư phía đông núi Xà thấp thoáng trong rừng mai rừng trúc được phủ một tầng hơi nước mờ mịt, sâu thẳm giống như tiên cảnh.
Trương Đại cực kỳ hâm mộ cuộc sống ẩn cư trong núi của Trần Kế Nho, có hoa mai có chim hạc bầu bạn đã đành, lại còn có nữ đệ tử xinh đẹp như vậy nữa, cuộc sống vui vẻ khoái hoạt giống thần tiên như vậy cần gì phải đi thi để làm quan nữa. Nhưng thơ văn, thư họa của Trần Mi Công lại được truyền đi khắp nơi, mình làm sao có thể so sánh được, nghĩ như vậy trong lòng không khỏi có chút uể oải.
Trương Nguyên biết suy nghĩ của đại huynh, nói:
- Đại huynh, chúng ta vẫn còn hơn Mi Công ở chỗ chúng ta vẫn còn trẻ tuổi, không cần phải quay đầu nhìn lại, mà có thể nhìn ra xa xa và nhìn lên bầu trời.
Nói xong liền chỉ về phía mặt trời trong ráng chiều đỏ thẫm.
Trương Đại cười nói:
- Giới Tử nói đúng, chúng ta là tài tử phong lưu tuổi hãy còn trẻ, còn nhiều thời gian, tiền đồ rực rỡ rộng mở, nói như vậy thì Mi Công mới là người phải ghen tị với huynh đệ chúng ta.
Nhóm bảy người của Trương Nguyên dừng lại nghỉ ngơi một chút ở phía nam đỉnh núi, lúc đang định xuống núi về trang viên Lục thị, thì lại thấy một thằng bé tóc dài từ trên đường chạy tới, kêu:
- Hai vị Trương công tử, xin chờ một chút.
Đợi thằng bé chạy đến bên cạnh, Trương Nguyên có trí nhớ tốt liền nhận ra ngay thằng bé này chính là tùy tùng đi cùng nữ lang Vương Quan hôm ở Tây Hồ, liền nói với đại huynh Trương Đại một tiếng. Trương Đại hỏi thằng bé đó:
- Ngươi đuổi theo chúng ta có việc gì vậy, có phải là chuyển thư cho Nữ lang nhà ngươi không?
Trương Đại cũng đoán ra nữ lang đó không phải là tiểu thư khuê các, mà có thể là nữ tử ở thanh lâu.
Thằng bé đó thở gấp nói:
- Hai vị công tử, nữ lang nhà ta muốn hỏi: hai vị công tử khi nào thì đi Nam Kinh?
Trương Đại hỏi:
- Sao vậy? Lại muốn lên thuyền sao?
Trương Đại chỉ là thuận miệng nói như vậy, không ngờ thằng bé đó lại rất thành thật gật đầu nói:
- Đúng là như vậy, Mi Công nhờ hai vị công tử trên đường đi chiếu cố đến nữ lang nhà chúng ta một chút.
Hình dáng thằng bé này cũng chỉ tầm mười tuổi mà mồm miệng lại rất lanh lợi.
Trương Đại có chút kinh ngạc, liếc nhìn Trương Nguyên một cái, ý bảo Trương Nguyên trả lời, Trương Nguyên liền nói:
- Huynh đệ chúng ta còn phải ở Tùng Giang nghỉ ngơi mười ngày đến nửa tháng nữa, nữ lang nhà ngươi có chờ được không?
Thằng bé đó nói:
- Đúng lúc nữ lang nhà ta cũng đang muốn ở lại đây mấy hôm để xin Mi Công chỉ bảo, hai vị công tử, vậy quyết định như vậy nhé, khi nào đi phải báo cho chúng tôi một tiếng nhé!
Sau đó liền cúi đầu thi lễ, và xoay người đi trở về.
Trương Đại nói:
- Chờ một chút.
Trương Đại hỏi thằng bé đó:
- Ta hỏi ngươi, nữ lang nhà ngươi họ tên là gì, ở phương nào vậy?
Thằng bé cười hi hi nói:
- Họ Vương, tiểu nhân gọi cô ấy là Vi cô, nhà bên cạnh cầu Trường Bản ở Nam Kinh. Hai vị công tử còn muốn hỏi gì nữa không ạ?
Trương Đại cười nói:
- Được rồi, ngươi đi đi.
Nhìn thằng bé lanh lợi kia đi khuất, Trương Đại nghiêng đầu nói với Trương Nguyên:
- Quả thật là khúc trung nữ lang.
Trương Nguyên hỏi:
- Nói vậy là sao?
Trương Đại nói:
- Cho dù ta chưa đến Nam Kinh bao giờ, nhưng từng nghe Chu Mặc Nông nói, ở cây cầu gỗ ngay bên bờ sông Tần Hoài, bên cạnh cây cầu Chu Tước đó là khu vực tập trung của các kỹ nữ Cửu viện, nữ lang này có thể tự do đi du ngoạn, thoắt một cái ở Tây Hồ, thoắt một cái lại đã ở Hoa Đình, không phải khúc trung nữ lang thì làm sao có thể được như vậy.
Trương Nguyên “ừ” một tiếng, không nói gì nữa, cũng không vì việc cô gái xinh đẹp như vậy lại đúng là tiểu nương của Cửu viện mà cảm thấy đáng tiếc, cũng không bởi vì cô gái đó là nữ tử thanh lâu mà trong lòng khinh thường cô ấy, mỗi người đều có cảnh ngộ khác nhau, đều có phương hướng để sinh tồn khác nhau, với người đã trải qua hai thời đại như hắn đã nhìn thấy rất nhiều kẻ gian ác áo quần bảnh bao, kẻ giả dối nói lời giả nhân giả nghĩa, nhưng tình cảm chân thành cho dù có ở trong một vùng vẩn đục thì cũng vẫn hiện lên một cách rực rỡ được. Sớm đã học được tư tưởng không lấy thân phận để đánh giá phẩm chất của người khác rồi, đa số thân sĩ ở Vãn Minh cũng không thanh cao hơn kỹ nữ là mấy.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.