Chương 270: Sơ long
Tặc Đạo Tam Si
15/02/2016
Sơ long: Búi tóc, chỉ kỹ nữ lần đầu tiên tiếp khách. Kỹ nữ trong thanh
lâu thường để đuôi tóc, sau khi tiếp khách thì búi tóc lên, gọi là “sơ
long”.
Lúc này, Vương Vi biết người mình hầu rượu là Trương Nguyên. Tâm trạng ủy khuất, buồn bã khó lòng khống chế được, Trương Nguyên cố ý sỉ nhục nàng sao? Nàng từng mời Trương Nguyên đến U Lan quán, hắn không đến, lúc này lại nhờ người của Giáo Phường Ti hối thúc nàng đến. Nàng vốn nghĩ Trương Nguyên là bậc anh hào, nào ngờ lại là hạng người như thế!
Yêu kiều thướt tha, da trắng như tuyết, hoa khôi Tần Hoài Lý Tuyết Y theo Vương Vi lên thuyền. Thấy Vương Vi đứng bất động, nàng nghiêng đầu qua nhìn thấy trên mặt Vương Vi lệ rơi đầy, Lý Tuyết Y nhẹ giọng hỏi:
- Tu Vi, cô sao thế?
Vương Vi lấy khăn lụa từ tốn lau nước mắt, nói:
- Bị côn trùng bay vào mắt thôi.
Nghe thấy Mục Chân Chân gọi nàng là “Vương tỷ tỷ”, nàng không màng đến, khóe miệng nhếch thành nụ cười lạnh, cùng vào khoang thuyền với Lý Thuyết Y. Lên tầng một của thuyền, sau khi thi lễ với Chung thái giám và Trương Nguyên, nàng liền đứng một bên, vờ như không quen biết Trương Nguyên.
Vương Vi hôm nay không mặc áo vải cài trúc quán, mà là y phục chỉnh tề trang điểm đẹp đẽ, dù vẫn thanh nhã, song nhờ phục sức tinh tế, vẻ diễm lệ tươi mới này khiến Vương Vi xinh đẹp hơn người, cùng với Lý Tuyết Y tựa như hai viên ngọc tỏa sáng. Đừng nói là Trương Nguyên, thái giám Chung Bản Hoa cũng sáng mắt, nhìn mãi không rời.
Trước đó Hình thái giám nói muốn truyền hai danh kỹ Tần Hoài đến hầu rượu, Trương Nguyên đoán chắc không có Vương Vi, không ngờ lại là nàng ấy, còn có Lý Tuyết Y mà tam huynh Trương Ngạc từng muốn đánh cược với hắn ở Sơn Âm. Quả nhiên mắt, mi như họa, dung mạo xuất chúng. Nhưng Vương Vi trau chuốt thế này hắn có phần không quen, hắn quen nhìn một Vương Vi áo vải trúc quán, thanh khiết ưu nhã. Lúc này Vương Vi cúi hạ lông mi, làm như không quen biết, hắn liền nghĩ Vương Vi có chút ngượng ngùng. Thật nan giải, chung quy thân phận hiện giờ của Vương Vi là danh kỹ hầu rượu, nên hắn cũng không nhiều lời với nàng, chỉ nói một tiếng:
- Mời ngồi.
Chung thái giám khen ngợi:
- Giai nhân ở Kim Lăng xinh đẹp, quả nhiên là danh bất hư truyền, thanh lâu ở Hàng Châu không thể có người nào tuyệt sắc như thế này.
Khẩu khí này của Chung thái giám giống như lão đã dạo qua hết thanh lâu ở Hàng Châu, lão lại cười nói với Trương Nguyên:
- Trương công tử, chúng ta lực bất tòng tâm rồi, cậu cứ thân cận với hai danh kỹ này một chút, Hình công công mời hai nàng ấy đến là để hầu cậu. Thiếu niên danh sĩ, danh kỹ hồng nhan, là giai thoại đấy.
Thái giám quả thực rất có hứng thú, Trương Nguyên nói tránh đi:
- Chung công công, ngài xem Hình công công đang phiền não chuyện gì phải không, sao gấp đến độ bồn chồn như vậy.
Chung thái giám nhìn qua cửa lầu trên thuyền, thấy Hình Long quả nhiên đang đi qua đi lại dưới tán liễu bên hồ, còn vị trợ tá trung niên kia thì cung kính đứng ở một bên, sắc mặt trầm trọng.
Vương Vi thấy Chung thái giám ngôn từ ngả ngớn dung tục, hoàn toàn khác xa so với những danh sĩ phong nhã nàng giao tiếp hàng ngày, nhưng Trương Nguyên lại quen biết hoạn quan này làm cho Vương Vi có chút xem thường. Tuy triều Vạn Lịch không có hoạn đảng, nhưng một thư sinh thiếu niên như Trương Nguyên lại giao du với hai thái giám, khó tránh bị mỉa mai. Buồn phiền nhất là Trương Nguyên lại vờ như không quen nàng, chỉ lo nói chuyện với thái giám kia, không đoái hoài gì đến nàng và Lý Tuyết Y. Nữ lang Vương Vi không nén nổi tức giận, đứng dậy thi lễ nói:
- Nếu hai vị công công đã có chuyện quan trọng cần thương lượng, tiểu nữ cũng không dám làm phiền, xin phép được cáo lui.
Đúng là Chung thái giám và Hình thái giám đều là công công, nhưng Hình thái giám ở trên bờ, trước mặt Vương Vi chỉ có một Chung thái giám, vậy mà nàng lại nói “hai vị công công”, đây chính là mắng Trương Nguyên rồi.
Chung thái giám bị gọi là “công công” quen rồi, chẳng cảm thấy có gì bất thường, liền nói:
- Không sao, hai người đợi chút, cứ gảy đàn, thổi tiêu đi.
Trương Nguyên là người nhạy cảm, hắn dĩ nhiên hiểu rõ. Hắn ngồi cùng thuyền với Vương Vi gần hai mươi ngày, hiểu khá rõ tính tình cô gái này, nàng có nghĩa khí, song cũng có chút tùy hứng.
Trương Nguyên cười cười nhìn Vương Vi xinh đẹp hơn người, thầm nghĩ: “Nếu đổi lại là người khác, cho dù là nàng lỡ lờinói như vậy thì cũng phải chịu trách phạt. Vương Tu Vi, làm gì giận dữ vậy?” Hắn nói:
- Tu Vi huynh, lẽ nào không quen tiểu sinh sao?
Vừa dứt lời, Chung thái giám và Lý Tuyết Y đều kinh ngạc. Chung thái giám thấy Trương Nguyên gọi danh kỹ là “huynh”, sau khi ngạc nhiên thì lại thảng thốt, đây đúng là danh sĩ phong lưu không câu nệ tục lễ. Chung thái giám cực kỳ thích lối sống của văn nhân danh sĩ Giang Nam, thói học đòi văn vẻ của lão cũng nổi danh ở Hàng Châu. Lão ngạc nhiên cười hỏi:
- Trương công tử quen nàng ấy à?
Lý Tuyết Y buột miệng nói:
- Người chính là Trương Giới Tử - công tử.
Cuối cùng cũng nói thêm hai chữ “công tử”, bằng không sẽ thất lễ.
Trương Nguyên thấy Lý Tuyết Y mặt hơi ửng đỏ, mi mắt khẽ rung động lòng người, thật không hổ danh là hoa khôi Tần Hoài, đứng bên cạnh Vương Vi phục sức rạng rỡ không hề thua kém. Hắn cười nói:
- Tuyết Y cô nương cũng biết tên của tại hạ sao?
Lý Tuyết Y nói:
- Tiện thiếp nghe Tu Vi nhắc đến đại danh Trương công tử, Tu Vi rất ngưỡng mộ Trương công tử.
- Tuyết Y tỷ.
Mặt Vương Vi đỏ lên, ngăn cản Lý Tuyết Y nói tiếp, lại hành lễ với Trương Nguyên, nói:
- Tiểu nữ từng chịu ân huệ của Trương công tử, vô cùng cảm kích.
Thần thái của nàng có chút gượng gạo, không tao nhã ung dung như hồi ngồi cùng thuyền, cùng nhauluận thơ, đánh cờ.
Trương Nguyên gật đầu với Vương Vi, lại nói với Chung thái giám:
- Chung công công, nữ lang đây là nữ đệ tử của Tùng Giang Trần Mi Công, thơ họa tinh thông. Lần này ta từ Thanh Phổ đến Kim Lăng, Trần Mi Công để nàng ấy cùng đi với huynh đệ chúng ta cho nên mới quen biết. Phong phạm của tài nữ, khiến người ta gặp rồi khó quên.
- Ha ha, thì ra là vậy.
Chung thái giám cười rộ:
- Hữu duyên, hữu duyên.
Thấy Vương Vi vẫn để đuôi tóc thả xuống, còn Lý Tuyết Y thì búi tóc lên, điều này có nghĩa Lý Tuyết Y đã được người khác “sơ long”.
Chung thái giám hăm hở nói:
- Tài nữ cùng tài tử, trời tác hợp cho. Vương cô nương vẫn chưa búi tóc, còn không phải là đợi Trương công tử sao? Hay lắm hay lắm, hai vị đây chẳng phải là tình cờ ư?
Mặt Vương Vi biến sắc, Trương Nguyên vội nói:
- Chung công công, đừng nói chuyện này nữa, ta đến Kim Lăng là để học.
Chung thái giám không cho là vậy. Một mỹ nhân như Vương Vi, có nam tử nào mà không muốn chiếm hữu. Trông thấy giai nhân tuyệt sắc nhường này, Chung thái giám đối với khiếm khuyết của mình càng thấy phiền não hơn, có khóc cũng không được. Mà Trương Nguyên là người lão cực kỳ thích, vì vậy mới nổi hứng tác thành.
Chung thái giám biết gia cảnh Trương Nguyên bình thường. Tây Trương thì giàu có, Đông Trương chỉ xếp vào bậc trung. Danh kỹ Tần Hoài như Vương Vi, lần đầu “sơ long” ít nhất cũng cần hai, ba trăm lượng bạc, Trương Nguyên mới học tú tài thì lấy đâu ra nhiều bạc như vậy. Chung thái giám nào biết Trương Nguyên giờ đã phất lên, lão cười nói:
- Người vẫn còn trẻ mà không phong lưu thì thật uổng phí, ta và công tử là chỗ quen biết, ta nguyện tác thành việc tốt này. Vương cô nương là danh kỹ của quán nào, nói với tú bà muốn bao nhiêu bạc, ta sẽ thay Trương công tử trả cho.
Chung thái giám hiển nhiên có ý tốt. Không ngờ thái giám như lão lại chịu bỏ tiền ra cho Trương Nguyên “sơ long” Vương Vi, thật không thể tưởng tượng được.
Mặt Vương Vi lúc này đã trắng nhợt, thân khẽ run lên, hai tay siết chặt đến mức móng tay đâm vào lòng bàn tay, theo đó là đau đớn, phẫn hận, thất vọng cùng thống khổ…
- Chung công công, Hình công công mời công công lên bờ có việc thương lượng.
Một quan sai trong phủ Thủ Bị bước vào thi lễ với Chung công công. Chung thái giám khi nãy thấy Hình Long bồn chồn khẩn trương dưới tán liễu, liền nói với Trương Nguyên:
- Trương công tử, ta đi một lát. Trương công tử cứ nói chuyện phong nguyệt với hai vị nữ lang đi, ha ha ha.
Chung thái giám vừa rời khỏi khoang thuyền, Trương Nguyên liền thở dài, giải thích với Vương Vi:
- Thứ lỗi, thứ lỗi, ta kết giao với vị công công này ở Hàng Châu.
- Tiểu nữ biết, đây là Chung công công lập sinh từ (là tục dân, lập miếu thờ người còn sống) bên Tây Hồ, nghe nói do Trương công tử thôi thúc, ném mận quăng đào. Chung công công hôm nay muốn bỏ tiền ra để Trương công tử “sơ long” ta, ngài ấy có sở dệt, hiển nhiên là có nhiều bạc. Hình công công là Nam Kinh Thủ Bị thái giám, quyền thế ngút trời. Trương công tử có hai vị công công có tiền có thế làm chỗ dựa, tiểu nữ nào dám nói nửa chữ “không”. Chẳng hay Trương công tử muốn khi nào “sơ long” ta, đêm nay hay là ngày mai?
Vương Vi lúc này mắt đã ngấn lệ, miệng nói liến thoắng như muốn vặn xoắn Trương Nguyên đến nát nhừ.
Lý Tuyết Y thất kinh đến mức hoa dung thất sắc, không ngừng kéo tay áo Vương Vi, thấp giọng khuyên:
- Tu Vi, Tu Vi.
Trương Nguyên biết Vương Vi hiểu lầm quá nhiều rồi. Chung thái giám dùng lòng tốt để làm chuyện xấu mà, hắn giải thích:
- Tu Vi, chúng ta không phải lần đầu gặp nhau, nàng hẳn là có chút hiểu ta. Ta tuy là phàm phu tục tử, nhưng không đến mức ác tục đánh khinh như vậy chứ, chuyện hôm nay…
Nếu đã nói thì nên nói thẳng, cần gì phải ấp a ấp úng. Vương Vi nói:
- Lòng người hiểm tựa núi sông, khó như hiểu trời. Chỉ với một thiên “Thư họa khó luận tiếng lòng”, Trương công tử đã bày ra bộ mặt thật của Đổng Huyền Tể cho thế nhân hay. Trương công tử thiên tài, lòng dạ thâm trầm, tiểu nữ sao dám nói mình hiểu Trương công tử.
Đây là đánh đồng Trương Nguyên với Đổng Kỳ Xương, tri nhân tri diện bất tri tâm, đồng nghĩa với việc mắng Trương Nguyên là gian tà rồi.
Trương Nguyên cũng giận, lạnh lùng nói:
- Nếu nàng đã cho là thế, vậy ta cũng không còn gì để nói. Ta không có ý định “sơ long” nàng, cũng sẽ không ỷ thế bức nàng. Nàng đi đi, cũng mời Tuyết Y cô nương về cho.
Vương Vi cắn chặt môi đến rướm máu, qua loa thi lễ với Trương Nguyên rồi xoay người rời đi, vạt áo nhanh như chớp lướt qua mép cửa.
Lý Tuyết Y có chút kinh hoảng. Trương Nguyên là khách quý của Hình thái giám, Vương Vi đắc tội với Trương Nguyên, chuyện này không xong rồi, nếu người của Giáo Phường Ti làm khó thì hai nàng sẽ không gánh nổi. Thấy Vương Vi tức giận đi mất, nàng vội vàng tạ lỗi với Trương Nguyên:
- Trương công tử, Tu Vi tuổi nhỏ vô lễ, Trương công tử đừng để bụng. Tu Vi rất ngưỡng mộ Trương công tử, nhiều lần nhắc đến người với tiện thiếp.
Trương Nguyên phất tay nói:
- Được rồi được rồi, đừng nói nữa, hai người cứ yên tâm về đi, ta không trách cứ đâu. Hình công công cũng có việc, không cần hai nàng phải hầu rượu. Đi đi, Trương Giới Tử này dù xấu xa đến mấy cũng không ra oai với hai nữ tử yếu đuối.
Trương Nguyên cùng Lý Tuyết Y xuống đầu thuyền, thấy người của Giáo Phường Ti đang hỏi Vương Vi, liền lên tiếng:
- Hai vị công công bận chuyện, không cần hai nàng ấy hầu hạ, để họ đi đi.
Vương Vi bị tiểu quan lại của Giáo Phường Ti hỏi đến mức tiến thoái lưỡng nan, may nhờ lời nói Trương Nguyên mới thoát thân, không khỏi càng cảm thấy uất nhục. Trước kia Vương Vi có dưỡng mẫu Mã Tương Lan chiếu cố, vì nhỏ tuổi nên chưa chính thức tiếp khách, có thể nói là chưa từng chịu uất ức. Hôm nay nàng thật sự cảm giác được nỗi bi ai khi mang thân nữ lang phong trần, chợt nhớ tới sự tự do mà Trương Nguyên từng nói qua với nàng. Khi ấy Vương Vi nói chỉ muốn không bị ràng buộc, gởi tình sơn thủy, thơ họa, ti trúc, tự do tự tại làm theo ý mình, muốn làm cái gì thì làm cái đó
Hôm nay ngẫm lại thấy mình quá ngây thơ, chỉ có Trương Nguyên nhìn thấu suốt. Trương Nguyên nói tự do thật sự chính là không bị người khác ép buộc mình làm bất cứ điều gì, mà hôm nay tại hồ Huyền Vũ, hệt như là Trương Nguyên đã sắp xếp để nàng lĩnh hội được đạo lý này.
Vương Vi ngồi lên kiệu, rơi lệ mà đi.
……
Trương Nguyên đứng ở đầu thuyền nhìn theo hai đỉnh kiệu, lòng nghĩ hiểu lầm này khó giải quyết rồi. Hắn lại không thể cố ý đến tận nơi giải thích, dù sao Vương Vi không phải Thương Đạm Nhiên, càng không phải Vương sư muội. Nếu hai nàng ấy hiểu lầm hắn, hắn nhất định phải tìm cách giải thích. Nhưng Vương Vi và hắn chỉ là bèo dạt thoáng qua, một đoạn duyên cùng thuyền, chuyện qua đi đã là dĩ vãng, có tiếc nuối cũng là thường tình, giải thích nhiều cũng vô ích.
- Trương công tử, Trương công tử, mời lên bờ nói chuyện.
Chung thái giám đứng trên bờ vẫy tay với Trương Nguyên ở đầu thuyền. Trương Nguyên lên bờ, chắp tay với hai vị công công:
- Hai vị công công có gì căn dặn?
Dưới tán liễu chỉ có ba người họ, trợ tá trung niên nọ cũng lui qua một bên, những người khác không dám tiếp cận.
Hình Long tỏ vẻ lo âu, nhất thời do dự không nói.
Chung thái giám nói:
- Hình công công, Trương công tử đa mưu túc trí, làm người lại trượng nghĩa. Cậu ấy không giống những kẻ sĩ khác ngoài mặt tỏ ra tôn kính hoạn quan chúng ta, thực chất lại khinh miệt. Chúng ta ở Hàng Châu năm năm, lại kết giao với một bằng hữu tri tâm như Trương công tử. Chớ thấy cậu ấy còn trẻ mà xem thường, Đổng Huyền Tể thất bại thảm hại thế nào chứ, Hình công công có thể nói thẳng với cậu ta.
Trương Nguyên thầm kêu khổ. Khi nãy Vương Vi mượn chuyện lập miếu của Chung thái giám để châm chọc hắn, không hẳn chỉ có Vương Vi mới có cách nhìn này, không ít kẻ sĩ tự cho mình thanh cao cũng nghĩ tương tự. Tuy nói bây giờ không phải là cửu thiên tuế Ngụy Trung Hiền (*) cầm quyền, danh tiếng của thái giám vẫn chưa thối rữa, nhưng hắn giao du quá mật thiết với thái giám sẽ ảnh hưởng đến danh dự của bản thân. Nhưng sống ở thời này, muốn tham gia vào việctriều chính thì không thể tránh khỏi phải giao du với thái giám, giống như đảng Đông Lâm cùng hoạn đảng của thái giám như nước với lửa, cuối cùng dẫn đến kết cục nước mất nhà tan. Khẳng định là có mâu thuẫn, nhưng cần phải điều hòa. Vấn đề hiện tại là nếu hắn muốn hành sự thuận lợi với thái giám ở Đông Lâm thì khó như làm xiếc đi trên dây vậy, để nắm vững cách giữ thăng bằng thật không dễ. Không biết Nam Kinh Thủ Bị thái giám Hình Long này gặp phải chuyện khó khăn gì, đến cả Chung thái giám không thích quản chuyện người khác cũng bị kéo vào. Đây chính là chỗ đứng, ngươi muốn dựa vào bên nào thì phải nói tốt cho lợi ích của bên đó, ngươi không thể thuận lợi đạt được tất cả mà không phải trả giá.
(*) Ngụy Trung Hiền là một trong những đại hoạn quan nổi tiếng nhất. Ông là người cầm đầu "đảng hoạn quan" dưới thời Minh Hy Tông trong việc lũng đoạn triều chính. Vương triều Minh dưới thời Hy Tông suy tàn trầm trọng phần lớn là do Ngụy Trung Hiền.
Nam Kinh Thủ Bị thái giám Hình Long mặt hằn đầy nếp nhăn, ngẫm nghĩ hay là cứ mở miệng. Việc này không có gì là bí mật cả, sớm muộn gì thì người ta cũng biết, mà đến lúc đó lão muốn tìm người để kể cũng chưa chắc có ai chịu nghe lão nói.
Hình Long chắp hai tay hành lễ nói:
- Không dấu gì Trương công tử, cha gia (cách xưng hô của thái giám thời xưa) sợ là gây họa sát thân.....
Khi nói xong những lời này, mắt nhìn Trương Nguyên chằm chằm không chớp mắt. Nếu Trương Nguyên hoảng sợ, có ý nao núng thì lão sẽ không nói nữa. Nhưng Trương Nguyên không đổi sắc mặt, bình tĩnh nói:
- Xin công công cứ nói.
Giám sinh trẻ tuổi này quả nhiên không tầm thường, chỉ riêng khí chất trấn tĩnh này không phải ai cũng có được, Hình Long nói:
- Cha gia ở Nam Kinh nhiều năm, nhiệt tình vì lợi ích chung, rất có tiếng nói chính trị, nhưng cũng không khỏi đắc tội với một số người. Mấy năm trước ở Nam Kinh, quan Giám sát Ngự sử Khương Nhã Lượng lấy cớ "Không lo làm ăn, tranh giành lợi ích với dân" để buộc tội cha gia. May mà Vạn tuế gia gia anh minh lại bãi quan tên Khương Nhã Lượng kia. Cũng chính vì điều này mà có một số quan lại Nam Đô nhìn cha gia như kẻ thù, hận đến nỗi muốn trục xuất cha gia ra khỏi Nam Kinh mới vui lòng. Cha gia vừa được biết Nam Kinh Binh bộ Thị lang là Lâu Tính đã tố cáo cha gia lên trên, tội danh lần này là "Khai quật Bảo Sơn, tổn hại Hoàng lăng khí". Nếu cha gia bị buộc tội này thì chỉ còn con đường chết mà thôi.
Nói đến đây lão lại thở dài, khuôn mặt càng nhăn nhúm như quả quất bì già.
Trương Nguyên hỏi:
- Chuyện thật ra thế nào?
Hình Long chần chừ một lát rồi nói:
- Thật ra, chuyện này đã xảy ra mười năm rồi. Khi đó cha gia còn phụ trách thuế quặng, các thuộc hạ vì để thuận tiện đi lại nên đã mở đường ở án sơn cách Hiếu Lăng hai mươi dặm, cha gia không hề biết chuyện này. Nhưng đám quân hộ đó đâu có biết gì về cấm kỵ phong thủy Hoàng Lăng, cho rằng ở giữa quả núi cách Hiếu Lăng vài chục dặm mở một con đường nhỏ thì không động chạm gì. Bao năm nay mọi chuyện đều bình an vô sự, không ngờ chuyện cũ năm xưa một lần nữa lại được tâu trình lên Hoàng thượng, đây là rắp tâm muốn đẩy cha gia vào chỗ chết đây mà!
Trương Nguyên mặc dù không rành về phong thủy nhưng đã đọc nhiều sách cổ nên có biết một chút kiến thức thông thường. Án sơn này là quả núi nằm giữa huyệt mộ và Triều sơn, giống như thư án của quý nhân làm việc công. Huyệt mộ của dân thường đương nhiên không cầu kỳ như vậy, chỉ cần có mảnh đất là xong. Nhưng Hiếu lăng là mộ táng chung của Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu. Năm đó Lưu Bá Ôn và Từ Đạt đã tìm nơi có phong thủy tốt để an táng, trong phạm vi mấy trăm dặm, cuối cùng ở phía Nam Tử Kim Sơn đã tìm được mảnh đất quý có phong thủy tốt này. Án sơn cách huyệt mộ hai mươi dặm, có thể thấy được quy mô rất lớn. Quân sĩ mở con đường nhỏ để thuận tiện đi lại ở án sơn đối diện Hoàng Lăng. Việc này nếu không nhắc đến thì không sao, nhưng nếu bị nhòm ngó thì đó chính là tội phá hoại phong thủy Hoàng Lăng, sẽ bị luận tội rất nặng.
Trương Nguyên hỏi:
- Tấu sớ buộc tội công công đã gửi tới kinh thành chưa?
Hình Long nói:
- Tấu sớ của Lâu Tính vẫn chưa được trình lên, cha gia ở Nam Kinh có chút tai mắt nhưng không thể ngăn cản được, chắc cũng chỉ trong tháng này, sớ buộc tội sẽ được đưa đến nội các.
Trương Nguyên suy nghĩ một lát rồi nói:
- Hình công công định chuẩn bị ứng phó như thế nào?
Hình Long thấy Trương Nguyên vẫn điềm đạm như cũ, nên không khỏi có chút hy vọng. Nghe nói Trương Nguyên thông minh tài trí hơn người, nếu Trương Nguyên tham mưu cho lão không chừng lão sẽ có được diệu kế để hóa giải tai ương này, liền nói:
- Chỉ có hai con đường. Một là dâng sớ tự biện, Vạn tuế gia đã biết lão nô là kẻ trung thành, đời nào lại đi làm chuyện phá hoại Hoàng lăng. Hai là bắt những quân sĩ mở đường ở án sơn năm đó về hỏi tội. Trương công tử có biện pháp nào tốt hơn cho cha gia không?
Trương Nguyên nói:
- Việc này rất khó giải quyết, để vãn sinh đi nói với Chung công công vài lời, xinh Hình công công chờ một chút.
Dứt lời, Trương Nguyên kéo Chung thái giám đi qua một bên, lúc này mới cau mày nói:
- Sao công công lại kéo vãn sinh vào vụ này, động thổ Hoàng lăng là chuyện đại sự đến bậc nào, vãn sinh sao có cách gì giúp Hình công công được chứ!
Lúc này, Vương Vi biết người mình hầu rượu là Trương Nguyên. Tâm trạng ủy khuất, buồn bã khó lòng khống chế được, Trương Nguyên cố ý sỉ nhục nàng sao? Nàng từng mời Trương Nguyên đến U Lan quán, hắn không đến, lúc này lại nhờ người của Giáo Phường Ti hối thúc nàng đến. Nàng vốn nghĩ Trương Nguyên là bậc anh hào, nào ngờ lại là hạng người như thế!
Yêu kiều thướt tha, da trắng như tuyết, hoa khôi Tần Hoài Lý Tuyết Y theo Vương Vi lên thuyền. Thấy Vương Vi đứng bất động, nàng nghiêng đầu qua nhìn thấy trên mặt Vương Vi lệ rơi đầy, Lý Tuyết Y nhẹ giọng hỏi:
- Tu Vi, cô sao thế?
Vương Vi lấy khăn lụa từ tốn lau nước mắt, nói:
- Bị côn trùng bay vào mắt thôi.
Nghe thấy Mục Chân Chân gọi nàng là “Vương tỷ tỷ”, nàng không màng đến, khóe miệng nhếch thành nụ cười lạnh, cùng vào khoang thuyền với Lý Thuyết Y. Lên tầng một của thuyền, sau khi thi lễ với Chung thái giám và Trương Nguyên, nàng liền đứng một bên, vờ như không quen biết Trương Nguyên.
Vương Vi hôm nay không mặc áo vải cài trúc quán, mà là y phục chỉnh tề trang điểm đẹp đẽ, dù vẫn thanh nhã, song nhờ phục sức tinh tế, vẻ diễm lệ tươi mới này khiến Vương Vi xinh đẹp hơn người, cùng với Lý Tuyết Y tựa như hai viên ngọc tỏa sáng. Đừng nói là Trương Nguyên, thái giám Chung Bản Hoa cũng sáng mắt, nhìn mãi không rời.
Trước đó Hình thái giám nói muốn truyền hai danh kỹ Tần Hoài đến hầu rượu, Trương Nguyên đoán chắc không có Vương Vi, không ngờ lại là nàng ấy, còn có Lý Tuyết Y mà tam huynh Trương Ngạc từng muốn đánh cược với hắn ở Sơn Âm. Quả nhiên mắt, mi như họa, dung mạo xuất chúng. Nhưng Vương Vi trau chuốt thế này hắn có phần không quen, hắn quen nhìn một Vương Vi áo vải trúc quán, thanh khiết ưu nhã. Lúc này Vương Vi cúi hạ lông mi, làm như không quen biết, hắn liền nghĩ Vương Vi có chút ngượng ngùng. Thật nan giải, chung quy thân phận hiện giờ của Vương Vi là danh kỹ hầu rượu, nên hắn cũng không nhiều lời với nàng, chỉ nói một tiếng:
- Mời ngồi.
Chung thái giám khen ngợi:
- Giai nhân ở Kim Lăng xinh đẹp, quả nhiên là danh bất hư truyền, thanh lâu ở Hàng Châu không thể có người nào tuyệt sắc như thế này.
Khẩu khí này của Chung thái giám giống như lão đã dạo qua hết thanh lâu ở Hàng Châu, lão lại cười nói với Trương Nguyên:
- Trương công tử, chúng ta lực bất tòng tâm rồi, cậu cứ thân cận với hai danh kỹ này một chút, Hình công công mời hai nàng ấy đến là để hầu cậu. Thiếu niên danh sĩ, danh kỹ hồng nhan, là giai thoại đấy.
Thái giám quả thực rất có hứng thú, Trương Nguyên nói tránh đi:
- Chung công công, ngài xem Hình công công đang phiền não chuyện gì phải không, sao gấp đến độ bồn chồn như vậy.
Chung thái giám nhìn qua cửa lầu trên thuyền, thấy Hình Long quả nhiên đang đi qua đi lại dưới tán liễu bên hồ, còn vị trợ tá trung niên kia thì cung kính đứng ở một bên, sắc mặt trầm trọng.
Vương Vi thấy Chung thái giám ngôn từ ngả ngớn dung tục, hoàn toàn khác xa so với những danh sĩ phong nhã nàng giao tiếp hàng ngày, nhưng Trương Nguyên lại quen biết hoạn quan này làm cho Vương Vi có chút xem thường. Tuy triều Vạn Lịch không có hoạn đảng, nhưng một thư sinh thiếu niên như Trương Nguyên lại giao du với hai thái giám, khó tránh bị mỉa mai. Buồn phiền nhất là Trương Nguyên lại vờ như không quen nàng, chỉ lo nói chuyện với thái giám kia, không đoái hoài gì đến nàng và Lý Tuyết Y. Nữ lang Vương Vi không nén nổi tức giận, đứng dậy thi lễ nói:
- Nếu hai vị công công đã có chuyện quan trọng cần thương lượng, tiểu nữ cũng không dám làm phiền, xin phép được cáo lui.
Đúng là Chung thái giám và Hình thái giám đều là công công, nhưng Hình thái giám ở trên bờ, trước mặt Vương Vi chỉ có một Chung thái giám, vậy mà nàng lại nói “hai vị công công”, đây chính là mắng Trương Nguyên rồi.
Chung thái giám bị gọi là “công công” quen rồi, chẳng cảm thấy có gì bất thường, liền nói:
- Không sao, hai người đợi chút, cứ gảy đàn, thổi tiêu đi.
Trương Nguyên là người nhạy cảm, hắn dĩ nhiên hiểu rõ. Hắn ngồi cùng thuyền với Vương Vi gần hai mươi ngày, hiểu khá rõ tính tình cô gái này, nàng có nghĩa khí, song cũng có chút tùy hứng.
Trương Nguyên cười cười nhìn Vương Vi xinh đẹp hơn người, thầm nghĩ: “Nếu đổi lại là người khác, cho dù là nàng lỡ lờinói như vậy thì cũng phải chịu trách phạt. Vương Tu Vi, làm gì giận dữ vậy?” Hắn nói:
- Tu Vi huynh, lẽ nào không quen tiểu sinh sao?
Vừa dứt lời, Chung thái giám và Lý Tuyết Y đều kinh ngạc. Chung thái giám thấy Trương Nguyên gọi danh kỹ là “huynh”, sau khi ngạc nhiên thì lại thảng thốt, đây đúng là danh sĩ phong lưu không câu nệ tục lễ. Chung thái giám cực kỳ thích lối sống của văn nhân danh sĩ Giang Nam, thói học đòi văn vẻ của lão cũng nổi danh ở Hàng Châu. Lão ngạc nhiên cười hỏi:
- Trương công tử quen nàng ấy à?
Lý Tuyết Y buột miệng nói:
- Người chính là Trương Giới Tử - công tử.
Cuối cùng cũng nói thêm hai chữ “công tử”, bằng không sẽ thất lễ.
Trương Nguyên thấy Lý Tuyết Y mặt hơi ửng đỏ, mi mắt khẽ rung động lòng người, thật không hổ danh là hoa khôi Tần Hoài, đứng bên cạnh Vương Vi phục sức rạng rỡ không hề thua kém. Hắn cười nói:
- Tuyết Y cô nương cũng biết tên của tại hạ sao?
Lý Tuyết Y nói:
- Tiện thiếp nghe Tu Vi nhắc đến đại danh Trương công tử, Tu Vi rất ngưỡng mộ Trương công tử.
- Tuyết Y tỷ.
Mặt Vương Vi đỏ lên, ngăn cản Lý Tuyết Y nói tiếp, lại hành lễ với Trương Nguyên, nói:
- Tiểu nữ từng chịu ân huệ của Trương công tử, vô cùng cảm kích.
Thần thái của nàng có chút gượng gạo, không tao nhã ung dung như hồi ngồi cùng thuyền, cùng nhauluận thơ, đánh cờ.
Trương Nguyên gật đầu với Vương Vi, lại nói với Chung thái giám:
- Chung công công, nữ lang đây là nữ đệ tử của Tùng Giang Trần Mi Công, thơ họa tinh thông. Lần này ta từ Thanh Phổ đến Kim Lăng, Trần Mi Công để nàng ấy cùng đi với huynh đệ chúng ta cho nên mới quen biết. Phong phạm của tài nữ, khiến người ta gặp rồi khó quên.
- Ha ha, thì ra là vậy.
Chung thái giám cười rộ:
- Hữu duyên, hữu duyên.
Thấy Vương Vi vẫn để đuôi tóc thả xuống, còn Lý Tuyết Y thì búi tóc lên, điều này có nghĩa Lý Tuyết Y đã được người khác “sơ long”.
Chung thái giám hăm hở nói:
- Tài nữ cùng tài tử, trời tác hợp cho. Vương cô nương vẫn chưa búi tóc, còn không phải là đợi Trương công tử sao? Hay lắm hay lắm, hai vị đây chẳng phải là tình cờ ư?
Mặt Vương Vi biến sắc, Trương Nguyên vội nói:
- Chung công công, đừng nói chuyện này nữa, ta đến Kim Lăng là để học.
Chung thái giám không cho là vậy. Một mỹ nhân như Vương Vi, có nam tử nào mà không muốn chiếm hữu. Trông thấy giai nhân tuyệt sắc nhường này, Chung thái giám đối với khiếm khuyết của mình càng thấy phiền não hơn, có khóc cũng không được. Mà Trương Nguyên là người lão cực kỳ thích, vì vậy mới nổi hứng tác thành.
Chung thái giám biết gia cảnh Trương Nguyên bình thường. Tây Trương thì giàu có, Đông Trương chỉ xếp vào bậc trung. Danh kỹ Tần Hoài như Vương Vi, lần đầu “sơ long” ít nhất cũng cần hai, ba trăm lượng bạc, Trương Nguyên mới học tú tài thì lấy đâu ra nhiều bạc như vậy. Chung thái giám nào biết Trương Nguyên giờ đã phất lên, lão cười nói:
- Người vẫn còn trẻ mà không phong lưu thì thật uổng phí, ta và công tử là chỗ quen biết, ta nguyện tác thành việc tốt này. Vương cô nương là danh kỹ của quán nào, nói với tú bà muốn bao nhiêu bạc, ta sẽ thay Trương công tử trả cho.
Chung thái giám hiển nhiên có ý tốt. Không ngờ thái giám như lão lại chịu bỏ tiền ra cho Trương Nguyên “sơ long” Vương Vi, thật không thể tưởng tượng được.
Mặt Vương Vi lúc này đã trắng nhợt, thân khẽ run lên, hai tay siết chặt đến mức móng tay đâm vào lòng bàn tay, theo đó là đau đớn, phẫn hận, thất vọng cùng thống khổ…
- Chung công công, Hình công công mời công công lên bờ có việc thương lượng.
Một quan sai trong phủ Thủ Bị bước vào thi lễ với Chung công công. Chung thái giám khi nãy thấy Hình Long bồn chồn khẩn trương dưới tán liễu, liền nói với Trương Nguyên:
- Trương công tử, ta đi một lát. Trương công tử cứ nói chuyện phong nguyệt với hai vị nữ lang đi, ha ha ha.
Chung thái giám vừa rời khỏi khoang thuyền, Trương Nguyên liền thở dài, giải thích với Vương Vi:
- Thứ lỗi, thứ lỗi, ta kết giao với vị công công này ở Hàng Châu.
- Tiểu nữ biết, đây là Chung công công lập sinh từ (là tục dân, lập miếu thờ người còn sống) bên Tây Hồ, nghe nói do Trương công tử thôi thúc, ném mận quăng đào. Chung công công hôm nay muốn bỏ tiền ra để Trương công tử “sơ long” ta, ngài ấy có sở dệt, hiển nhiên là có nhiều bạc. Hình công công là Nam Kinh Thủ Bị thái giám, quyền thế ngút trời. Trương công tử có hai vị công công có tiền có thế làm chỗ dựa, tiểu nữ nào dám nói nửa chữ “không”. Chẳng hay Trương công tử muốn khi nào “sơ long” ta, đêm nay hay là ngày mai?
Vương Vi lúc này mắt đã ngấn lệ, miệng nói liến thoắng như muốn vặn xoắn Trương Nguyên đến nát nhừ.
Lý Tuyết Y thất kinh đến mức hoa dung thất sắc, không ngừng kéo tay áo Vương Vi, thấp giọng khuyên:
- Tu Vi, Tu Vi.
Trương Nguyên biết Vương Vi hiểu lầm quá nhiều rồi. Chung thái giám dùng lòng tốt để làm chuyện xấu mà, hắn giải thích:
- Tu Vi, chúng ta không phải lần đầu gặp nhau, nàng hẳn là có chút hiểu ta. Ta tuy là phàm phu tục tử, nhưng không đến mức ác tục đánh khinh như vậy chứ, chuyện hôm nay…
Nếu đã nói thì nên nói thẳng, cần gì phải ấp a ấp úng. Vương Vi nói:
- Lòng người hiểm tựa núi sông, khó như hiểu trời. Chỉ với một thiên “Thư họa khó luận tiếng lòng”, Trương công tử đã bày ra bộ mặt thật của Đổng Huyền Tể cho thế nhân hay. Trương công tử thiên tài, lòng dạ thâm trầm, tiểu nữ sao dám nói mình hiểu Trương công tử.
Đây là đánh đồng Trương Nguyên với Đổng Kỳ Xương, tri nhân tri diện bất tri tâm, đồng nghĩa với việc mắng Trương Nguyên là gian tà rồi.
Trương Nguyên cũng giận, lạnh lùng nói:
- Nếu nàng đã cho là thế, vậy ta cũng không còn gì để nói. Ta không có ý định “sơ long” nàng, cũng sẽ không ỷ thế bức nàng. Nàng đi đi, cũng mời Tuyết Y cô nương về cho.
Vương Vi cắn chặt môi đến rướm máu, qua loa thi lễ với Trương Nguyên rồi xoay người rời đi, vạt áo nhanh như chớp lướt qua mép cửa.
Lý Tuyết Y có chút kinh hoảng. Trương Nguyên là khách quý của Hình thái giám, Vương Vi đắc tội với Trương Nguyên, chuyện này không xong rồi, nếu người của Giáo Phường Ti làm khó thì hai nàng sẽ không gánh nổi. Thấy Vương Vi tức giận đi mất, nàng vội vàng tạ lỗi với Trương Nguyên:
- Trương công tử, Tu Vi tuổi nhỏ vô lễ, Trương công tử đừng để bụng. Tu Vi rất ngưỡng mộ Trương công tử, nhiều lần nhắc đến người với tiện thiếp.
Trương Nguyên phất tay nói:
- Được rồi được rồi, đừng nói nữa, hai người cứ yên tâm về đi, ta không trách cứ đâu. Hình công công cũng có việc, không cần hai nàng phải hầu rượu. Đi đi, Trương Giới Tử này dù xấu xa đến mấy cũng không ra oai với hai nữ tử yếu đuối.
Trương Nguyên cùng Lý Tuyết Y xuống đầu thuyền, thấy người của Giáo Phường Ti đang hỏi Vương Vi, liền lên tiếng:
- Hai vị công công bận chuyện, không cần hai nàng ấy hầu hạ, để họ đi đi.
Vương Vi bị tiểu quan lại của Giáo Phường Ti hỏi đến mức tiến thoái lưỡng nan, may nhờ lời nói Trương Nguyên mới thoát thân, không khỏi càng cảm thấy uất nhục. Trước kia Vương Vi có dưỡng mẫu Mã Tương Lan chiếu cố, vì nhỏ tuổi nên chưa chính thức tiếp khách, có thể nói là chưa từng chịu uất ức. Hôm nay nàng thật sự cảm giác được nỗi bi ai khi mang thân nữ lang phong trần, chợt nhớ tới sự tự do mà Trương Nguyên từng nói qua với nàng. Khi ấy Vương Vi nói chỉ muốn không bị ràng buộc, gởi tình sơn thủy, thơ họa, ti trúc, tự do tự tại làm theo ý mình, muốn làm cái gì thì làm cái đó
Hôm nay ngẫm lại thấy mình quá ngây thơ, chỉ có Trương Nguyên nhìn thấu suốt. Trương Nguyên nói tự do thật sự chính là không bị người khác ép buộc mình làm bất cứ điều gì, mà hôm nay tại hồ Huyền Vũ, hệt như là Trương Nguyên đã sắp xếp để nàng lĩnh hội được đạo lý này.
Vương Vi ngồi lên kiệu, rơi lệ mà đi.
……
Trương Nguyên đứng ở đầu thuyền nhìn theo hai đỉnh kiệu, lòng nghĩ hiểu lầm này khó giải quyết rồi. Hắn lại không thể cố ý đến tận nơi giải thích, dù sao Vương Vi không phải Thương Đạm Nhiên, càng không phải Vương sư muội. Nếu hai nàng ấy hiểu lầm hắn, hắn nhất định phải tìm cách giải thích. Nhưng Vương Vi và hắn chỉ là bèo dạt thoáng qua, một đoạn duyên cùng thuyền, chuyện qua đi đã là dĩ vãng, có tiếc nuối cũng là thường tình, giải thích nhiều cũng vô ích.
- Trương công tử, Trương công tử, mời lên bờ nói chuyện.
Chung thái giám đứng trên bờ vẫy tay với Trương Nguyên ở đầu thuyền. Trương Nguyên lên bờ, chắp tay với hai vị công công:
- Hai vị công công có gì căn dặn?
Dưới tán liễu chỉ có ba người họ, trợ tá trung niên nọ cũng lui qua một bên, những người khác không dám tiếp cận.
Hình Long tỏ vẻ lo âu, nhất thời do dự không nói.
Chung thái giám nói:
- Hình công công, Trương công tử đa mưu túc trí, làm người lại trượng nghĩa. Cậu ấy không giống những kẻ sĩ khác ngoài mặt tỏ ra tôn kính hoạn quan chúng ta, thực chất lại khinh miệt. Chúng ta ở Hàng Châu năm năm, lại kết giao với một bằng hữu tri tâm như Trương công tử. Chớ thấy cậu ấy còn trẻ mà xem thường, Đổng Huyền Tể thất bại thảm hại thế nào chứ, Hình công công có thể nói thẳng với cậu ta.
Trương Nguyên thầm kêu khổ. Khi nãy Vương Vi mượn chuyện lập miếu của Chung thái giám để châm chọc hắn, không hẳn chỉ có Vương Vi mới có cách nhìn này, không ít kẻ sĩ tự cho mình thanh cao cũng nghĩ tương tự. Tuy nói bây giờ không phải là cửu thiên tuế Ngụy Trung Hiền (*) cầm quyền, danh tiếng của thái giám vẫn chưa thối rữa, nhưng hắn giao du quá mật thiết với thái giám sẽ ảnh hưởng đến danh dự của bản thân. Nhưng sống ở thời này, muốn tham gia vào việctriều chính thì không thể tránh khỏi phải giao du với thái giám, giống như đảng Đông Lâm cùng hoạn đảng của thái giám như nước với lửa, cuối cùng dẫn đến kết cục nước mất nhà tan. Khẳng định là có mâu thuẫn, nhưng cần phải điều hòa. Vấn đề hiện tại là nếu hắn muốn hành sự thuận lợi với thái giám ở Đông Lâm thì khó như làm xiếc đi trên dây vậy, để nắm vững cách giữ thăng bằng thật không dễ. Không biết Nam Kinh Thủ Bị thái giám Hình Long này gặp phải chuyện khó khăn gì, đến cả Chung thái giám không thích quản chuyện người khác cũng bị kéo vào. Đây chính là chỗ đứng, ngươi muốn dựa vào bên nào thì phải nói tốt cho lợi ích của bên đó, ngươi không thể thuận lợi đạt được tất cả mà không phải trả giá.
(*) Ngụy Trung Hiền là một trong những đại hoạn quan nổi tiếng nhất. Ông là người cầm đầu "đảng hoạn quan" dưới thời Minh Hy Tông trong việc lũng đoạn triều chính. Vương triều Minh dưới thời Hy Tông suy tàn trầm trọng phần lớn là do Ngụy Trung Hiền.
Nam Kinh Thủ Bị thái giám Hình Long mặt hằn đầy nếp nhăn, ngẫm nghĩ hay là cứ mở miệng. Việc này không có gì là bí mật cả, sớm muộn gì thì người ta cũng biết, mà đến lúc đó lão muốn tìm người để kể cũng chưa chắc có ai chịu nghe lão nói.
Hình Long chắp hai tay hành lễ nói:
- Không dấu gì Trương công tử, cha gia (cách xưng hô của thái giám thời xưa) sợ là gây họa sát thân.....
Khi nói xong những lời này, mắt nhìn Trương Nguyên chằm chằm không chớp mắt. Nếu Trương Nguyên hoảng sợ, có ý nao núng thì lão sẽ không nói nữa. Nhưng Trương Nguyên không đổi sắc mặt, bình tĩnh nói:
- Xin công công cứ nói.
Giám sinh trẻ tuổi này quả nhiên không tầm thường, chỉ riêng khí chất trấn tĩnh này không phải ai cũng có được, Hình Long nói:
- Cha gia ở Nam Kinh nhiều năm, nhiệt tình vì lợi ích chung, rất có tiếng nói chính trị, nhưng cũng không khỏi đắc tội với một số người. Mấy năm trước ở Nam Kinh, quan Giám sát Ngự sử Khương Nhã Lượng lấy cớ "Không lo làm ăn, tranh giành lợi ích với dân" để buộc tội cha gia. May mà Vạn tuế gia gia anh minh lại bãi quan tên Khương Nhã Lượng kia. Cũng chính vì điều này mà có một số quan lại Nam Đô nhìn cha gia như kẻ thù, hận đến nỗi muốn trục xuất cha gia ra khỏi Nam Kinh mới vui lòng. Cha gia vừa được biết Nam Kinh Binh bộ Thị lang là Lâu Tính đã tố cáo cha gia lên trên, tội danh lần này là "Khai quật Bảo Sơn, tổn hại Hoàng lăng khí". Nếu cha gia bị buộc tội này thì chỉ còn con đường chết mà thôi.
Nói đến đây lão lại thở dài, khuôn mặt càng nhăn nhúm như quả quất bì già.
Trương Nguyên hỏi:
- Chuyện thật ra thế nào?
Hình Long chần chừ một lát rồi nói:
- Thật ra, chuyện này đã xảy ra mười năm rồi. Khi đó cha gia còn phụ trách thuế quặng, các thuộc hạ vì để thuận tiện đi lại nên đã mở đường ở án sơn cách Hiếu Lăng hai mươi dặm, cha gia không hề biết chuyện này. Nhưng đám quân hộ đó đâu có biết gì về cấm kỵ phong thủy Hoàng Lăng, cho rằng ở giữa quả núi cách Hiếu Lăng vài chục dặm mở một con đường nhỏ thì không động chạm gì. Bao năm nay mọi chuyện đều bình an vô sự, không ngờ chuyện cũ năm xưa một lần nữa lại được tâu trình lên Hoàng thượng, đây là rắp tâm muốn đẩy cha gia vào chỗ chết đây mà!
Trương Nguyên mặc dù không rành về phong thủy nhưng đã đọc nhiều sách cổ nên có biết một chút kiến thức thông thường. Án sơn này là quả núi nằm giữa huyệt mộ và Triều sơn, giống như thư án của quý nhân làm việc công. Huyệt mộ của dân thường đương nhiên không cầu kỳ như vậy, chỉ cần có mảnh đất là xong. Nhưng Hiếu lăng là mộ táng chung của Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu. Năm đó Lưu Bá Ôn và Từ Đạt đã tìm nơi có phong thủy tốt để an táng, trong phạm vi mấy trăm dặm, cuối cùng ở phía Nam Tử Kim Sơn đã tìm được mảnh đất quý có phong thủy tốt này. Án sơn cách huyệt mộ hai mươi dặm, có thể thấy được quy mô rất lớn. Quân sĩ mở con đường nhỏ để thuận tiện đi lại ở án sơn đối diện Hoàng Lăng. Việc này nếu không nhắc đến thì không sao, nhưng nếu bị nhòm ngó thì đó chính là tội phá hoại phong thủy Hoàng Lăng, sẽ bị luận tội rất nặng.
Trương Nguyên hỏi:
- Tấu sớ buộc tội công công đã gửi tới kinh thành chưa?
Hình Long nói:
- Tấu sớ của Lâu Tính vẫn chưa được trình lên, cha gia ở Nam Kinh có chút tai mắt nhưng không thể ngăn cản được, chắc cũng chỉ trong tháng này, sớ buộc tội sẽ được đưa đến nội các.
Trương Nguyên suy nghĩ một lát rồi nói:
- Hình công công định chuẩn bị ứng phó như thế nào?
Hình Long thấy Trương Nguyên vẫn điềm đạm như cũ, nên không khỏi có chút hy vọng. Nghe nói Trương Nguyên thông minh tài trí hơn người, nếu Trương Nguyên tham mưu cho lão không chừng lão sẽ có được diệu kế để hóa giải tai ương này, liền nói:
- Chỉ có hai con đường. Một là dâng sớ tự biện, Vạn tuế gia đã biết lão nô là kẻ trung thành, đời nào lại đi làm chuyện phá hoại Hoàng lăng. Hai là bắt những quân sĩ mở đường ở án sơn năm đó về hỏi tội. Trương công tử có biện pháp nào tốt hơn cho cha gia không?
Trương Nguyên nói:
- Việc này rất khó giải quyết, để vãn sinh đi nói với Chung công công vài lời, xinh Hình công công chờ một chút.
Dứt lời, Trương Nguyên kéo Chung thái giám đi qua một bên, lúc này mới cau mày nói:
- Sao công công lại kéo vãn sinh vào vụ này, động thổ Hoàng lăng là chuyện đại sự đến bậc nào, vãn sinh sao có cách gì giúp Hình công công được chứ!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.