Chương 20: Chương 4.16
Mạch Gia
01/02/2018
Thời gian cứ dần trôi trong thung lũng.
Mùa đông đến, Bỉnh bất ngờ bị viêm ruột thừa phải vào bệnh viện của đơn vị. Bệnh viện ở thung lũng số Một, gần khu nhà tập thể. Từ chỗ chúng tôi ra đấy hơi xa, nhưng có xe đi cũng tiện. Suốt thời gian cậu ta nằm viện, tôi thường xuyên đến thăm. Một lần, vừa bước vào phòng bệnh, tôi trông thấy cô y tá Lâm Tiểu Phương đang thay băng cho cậu ta.
Tôi quen cô, nhà cô ở nông thôn, anh trai cô vốn là trung đội trưởng trung đội bảo vệ của chúng tôi, anh bị tai nạn trong một lần tập bắn đạn thật. Là em gái liệt sĩ, cô được đặc cách tuyển vào 701, sau khi đến đơn vị, cô được cử đi học ở trường đào tạo y tá, trở về làm y tá tại đây. Vì là em gái liệt sĩ, cô yêu cầu bản thân rất nghiêm khắc, đó là cách thể hiện lòng biết ơn của người nông dân chất phác đối với đơn vị 701. Trông thấy cô tận tình chăm sóc Bỉnh, tôi bỗng có ý nghĩ lạ kì, lúc về tôi báo cáo ý nghĩ của mình với Cục trưởng. ông bảo suy nghĩ của tôi rất hay, nhưng chúng ta không quản lí nhân sự của bệnh viện. Ông bảo tôi báo cáo với Thủ trưởng, xem thái độ của Thủ trưởng ra sao. Vậy là tôi lại đến gặp Thủ trưởng báo cáo suy nghĩ của tôi.
Thủ trưởng nghe xong, ông trả lời dứt khoát:
“Ồ, suy nghĩ của anh rất hay, tìm vợ cho cậu ta còn hơn cho cậu ta một cần vụ. Đấy là một việc tốt, bây giờ nhờ anh tác thành cho họ”.
Tôi hỏi: “Liệu tôi có thể đứng ra với danh nghĩa tổ chức không?”
Thủ trưởng không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, chỉ trầm ngâm: “Nếu tôi có con gái, chỉ cần Bỉnh đồng ý, tôi sẽ gả cho cậu ta”.
Tôi nghĩ cũng đúng. Từ một ý nghĩa nào đó, Bỉnh đã hồi sinh lại đơn vị 701, chỉ cần cậu ta yêu cầu, chúng tôi không có lí do gì để từ chối. Đấy là nói, tôi đã nghĩ kĩ, nếu cô Phương có băn khoăn gì, tôi sẽ dùng danh nghĩa tổ chức thuyết phục cô, cố gắng tác thành cuộc hôn nhân này. Bây giờ kể lại thấy buồn cười. Chứ lúc bấy giờ, ít nhất trong đơn vị 701 chúng tôi, chuyện này không có gì lạ. Thẳng thắn mà nói, vợ trước của tôi là do tổ chức mai mối, tình cảm chúng tôi hết sức tốt đẹp, nhưng vì vợ tôi ốm và qua đời sớm, trước lúc qua đời, vợ tôi giới thiệu cô em họ cho tôi, tức là người vợ hiện nay của tôi. Tôi nói những chuyện ấy nhằm mục đích gì? Ấy là muốn nói, ở 701 lúc bấy giờ, chúng tôi coi hôn nhân là một phần sự nghiệp cách mạng, hơn nữa, chính vì tin như vậy, chúng tôi đã có một tình yêu đích thực và cuộc sống ngọt ngào.
Là người ngoài đơn vị 701, cô Phương hoàn toàn không biết tính chất công việc của Bỉnh, cô cho rằng vinh quang của Bỉnh là do cậu ta đã phát minh ra một thứ vũ khí bí mật nào đấy nhưng điều đó không ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân tốt đẹp mà chúng tôi đang vun vào. Nói thật, cô Phương vừa nghe tôi nói ra ý nghĩ của mình, cô hầu như không chút do dự, đồng ý ngay. Cô nói, nếu anh trai cô còn sống, nhất định sẽ ủng hộ cô lấy một đại anh hùng đã cống hiến cho đất nước một vũ khí bí mật. Về những khuyết tật của Bỉnh, cô cho rằng, đấy là lí do để cô lấy Bỉnh: Người anh hùng cần cô yêu thương, chăm sóc.
Ý chí kiên cường và tình yêu sâu sắc của Phương đã cổ vũ tôi, sau đấy tôi tìm Bỉnh, nói ý nghĩ ấy với cậu ta. Tôi dám nói, đây là lần đầu tiên trong đời Bỉnh tỏ nghi ngờ lỗ tai mình, tôi buộc phải nói lại lần thứ hai. Nói xong, tôi nghe thấy Bỉnh tự nói với mình:
“Ai lấy thằng mù như tôi? Ở Lục Gia Yến chỉ có mù mới chịu lấy mù, nhưng hai người cùng mù sống với nhau, chẳng hóa ra mù hơn ư?”
Khi tôi khẳng định rằng, cô Phương đồng ý lấy cậu ta, cậu ta cố nén niềm vui và xúc động trong lòng, nhưng không nén nổi, vội hỏi tôi:
“Có đúng không?”
“Đúng”.
“Đúng không?”
“Đúng”.
Cậu hỏi đi hỏi lại tôi nhiều lần.
Mùa xuân năm ấy, Bỉnh và Phương làm lễ cưới tại hội trường lớn của đơn vị 701. Người trong đơn vị, trên có Thủ trưởng Thiết, dưới có anh nuôi đều chân thành chúc mừng, đủ các loại quà cưới để chật cả sân khấu, cuối cùng phải huy động một chuyến xe tải mới chở hết. Xe chở về đến chỗ ở của họ trong thung lũng số Một, tặng phẩm đưa vào đầy căn phòng của hai người. Nơi ở của họ là một ngôi nhà hai tầng, vốn là nơi ở của tôi và Cục trưởng Ngô, vì để bố trí cho Bỉnh và người tin cẩn nhất của cậu ta, Cục trưởng chủ động nhường chỗ. Có thể nói, đối với cuộc hôn nhân này, người của đơn vị rất vui mừng và mãn nguyện, ai cũng cảm thấy Bỉnh đã làm nhiều việc cho 701, để cuộc hôn nhân thêm hoàn mỹ, ai cũng muốn dành cho họ chút tình thương yêu.
Giống như tôi đã thành công khi phát hiện Bỉnh ở làng Lục Gia Yến và thay đổi cuộc đời cậu, tôi lại thành công lần thứ hai trong việc thay đổi số phận của cậu. Nói thật, cô Phương không đẹp, cư xử với mọi người cũng không phải là khéo léo, nhưng cô có đủ tình yêu thương và lòng kiên nhẫn. Cô chăm sóc Bỉnh không chút băn khoăn suy tính, mọi người trông thấy Bỉnh ăn mặc gọn ghẽ hơn, sạch sẽ hơn, sắc mặt mỗi ngày một sáng sủa, có sức sống. Cậu ta đang được hưởng những năm tháng mãn nguyện nhất trong đời. Hai năm sau, Bỉnh lại hạnh phúc được làm cha.
Xét đến hoàn cảnh đặc biệt của Bỉnh, tổ chức thể theo nguyện vọng của Phương, cho cô nghỉ hai năm để về quê sinh con, trong thời gian đó cô được hưởng nguyên lương cộng thêm mỗi tháng mười đồng nuôi con nhỏ.
Phương về nhà được ít lâu, đơn vị nhận được một bức điện như sau: “Vui mừng báo tin đã sinh một cháu trai, hai mẹ con đều bình an. Phương”.
Tôi là hàng xóm của Bỉnh, ngày nào cũng sang thăm cậu ta. Tôi nói với cậu cần vụ được phân công chăm sóc Bỉnh, hơn nữa tôi cũng chú ý, từ hôm nhận được điện của Phương, ngày nào cậu ta cũng xếp chim bồ câu bằng vỏ bao thuốc lá đã hút hết, mỗi một bao thuốc lá là một con chim bồ câu, chim bồ câu để trên bàn, trên đầu giường, hay bất cứ chỗ nào có thể để. Về sau quá nhiều, nhiều đến nỗi không còn chỗ để, cậu cần vụ dùng một sợi chỉ đỏ xâu lại, treo nơi tay vịn cầu thang, treo lên trần nhà, treo vào những chỗ có thể treo. Lúc Phương đưa con về đơn vị, cả căn nhà của Bỉnh treo đầy bồ câu đủ màu sắc, có người đếm được năm trăm bốn mươi ba con. Tức là, đứa bé đã ra đời được năm trăm bốn mươi ba ngày, Bỉnh được thấy đứa con yêu quý mà cậu cầu mong. Đứa bé xinh xắn, nhất là đôi mắt sáng càng làm mọi người yêu quý.
Tôi nhớ rõ, buổi chiều hôm Phương về đến đơn vị, tôi thân chinh vào bếp nấu nướng một bữa thịnh soạn để chúc mừng hai mẹ con Phương. Tôi mời cả nhà Bỉnh sang ăn tối, có thể vì vui được gặp con, Bỉnh kêu đau đầu không sang, cậu uống thuốc rồi lên giường đi ngủ. Thiếu Bỉnh, tất nhiên bữa tiệc cũng kém vui, nhưng đứa bé đem lại cho mọi người nhiều trận cười bất ngờ.
Sáng hôm sau, tôi vẫn dậy như mọi ngày, đi dạo rồi về thăm Bỉnh, cửa mở, tôi hỏi cô Phương, Bỉnh đau đầu thế nào. Phương bảo đã khỏi, còn bảo cậu đã đi làm, đi lúc nửa đêm, nghe nói có việc khẩn cấp. Phòng máy đã gọi cậu đến để giải quyết khó khăn. Những việc như thế vẫn xảy ra, không có gì kì lạ, tôi không cảm thấy bất thường. Lúc tôi quay đi, Phương như nhớ ra điều gì, bảo tôi chờ, nói xong cô vào nhà lấy ra một bọc vải, nói Bỉnh dặn đưa cho tôi. Tôi hỏi cái gì, Phương bảo, Bỉnh nói đây là bí mật công tác, không được xem, cho nên cô cũng không xem.
Về đến nhà tôi mở ra xem. Đầu tiên là một lớp nhung, sau đấy là lớp vải gai, trong đó là túi đựng hồ sơ bằng giấy dày, bên trong là một lá thư và một máy ghi âm. Lúc bấy giờ máy ghi âm băng nhỏ còn rất hiếm, cả đơn vị 701 chỉ có một cái của Bỉnh do một vị lãnh đạo cấp cao trên Tổng cục tặng cậu. Mở thư ra xem, bên trong có mấy trăm đồng, tôi vô cùng ngạc nhiên. Nhìn cái máy ghi âm, trong đó có sẵn cuộn băng, tôi ấn nút cho chạy băng, một lúc sau nghe có tiếng khóc sụt sùi, sau đấy nghe thấy tiếng Bỉnh nói với tôi trong nước mắt:
“Hu hu (tiếng khóc)... tuy mắt em không trông thấy, nhưng em nghe thấy... hu hu... đứa con không phải của em, là của anh chàng người Sơn Đông làm ở phòng dược, hu hu... vợ đẻ đứa con trăm cha (ý nói chửa hoang), em muốn chết... hu hu... đàn ông Lục Gia Yến chúng em đều thế... hu hu... anh là một người tốt, tiền anh gửi cho mẹ em...”.
Trời đất!
Tôi làm sao nghe cho xuôi! Tôi vội vàng gọi xe, vội vàng lên xe, vội vàng phóng đi, theo con đường chạy thẳng đến phòng máy của đơn vị. Mười mấy phút sau, tôi xông vào phòng Bỉnh (phòng máy), trông thấy cậu ta nằm cuộn tròn trên mặt đất, tay nắm sợi dây điện trần, toàn thân bị dòng điện thiêu cháy...
Bỉnh ơi!
Bỉnh ơi!
Bỉnh ơi!
Đôi tai Bỉnh không còn nghe thấy âm thanh của con người trong thế gian!
Mùa đông đến, Bỉnh bất ngờ bị viêm ruột thừa phải vào bệnh viện của đơn vị. Bệnh viện ở thung lũng số Một, gần khu nhà tập thể. Từ chỗ chúng tôi ra đấy hơi xa, nhưng có xe đi cũng tiện. Suốt thời gian cậu ta nằm viện, tôi thường xuyên đến thăm. Một lần, vừa bước vào phòng bệnh, tôi trông thấy cô y tá Lâm Tiểu Phương đang thay băng cho cậu ta.
Tôi quen cô, nhà cô ở nông thôn, anh trai cô vốn là trung đội trưởng trung đội bảo vệ của chúng tôi, anh bị tai nạn trong một lần tập bắn đạn thật. Là em gái liệt sĩ, cô được đặc cách tuyển vào 701, sau khi đến đơn vị, cô được cử đi học ở trường đào tạo y tá, trở về làm y tá tại đây. Vì là em gái liệt sĩ, cô yêu cầu bản thân rất nghiêm khắc, đó là cách thể hiện lòng biết ơn của người nông dân chất phác đối với đơn vị 701. Trông thấy cô tận tình chăm sóc Bỉnh, tôi bỗng có ý nghĩ lạ kì, lúc về tôi báo cáo ý nghĩ của mình với Cục trưởng. ông bảo suy nghĩ của tôi rất hay, nhưng chúng ta không quản lí nhân sự của bệnh viện. Ông bảo tôi báo cáo với Thủ trưởng, xem thái độ của Thủ trưởng ra sao. Vậy là tôi lại đến gặp Thủ trưởng báo cáo suy nghĩ của tôi.
Thủ trưởng nghe xong, ông trả lời dứt khoát:
“Ồ, suy nghĩ của anh rất hay, tìm vợ cho cậu ta còn hơn cho cậu ta một cần vụ. Đấy là một việc tốt, bây giờ nhờ anh tác thành cho họ”.
Tôi hỏi: “Liệu tôi có thể đứng ra với danh nghĩa tổ chức không?”
Thủ trưởng không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, chỉ trầm ngâm: “Nếu tôi có con gái, chỉ cần Bỉnh đồng ý, tôi sẽ gả cho cậu ta”.
Tôi nghĩ cũng đúng. Từ một ý nghĩa nào đó, Bỉnh đã hồi sinh lại đơn vị 701, chỉ cần cậu ta yêu cầu, chúng tôi không có lí do gì để từ chối. Đấy là nói, tôi đã nghĩ kĩ, nếu cô Phương có băn khoăn gì, tôi sẽ dùng danh nghĩa tổ chức thuyết phục cô, cố gắng tác thành cuộc hôn nhân này. Bây giờ kể lại thấy buồn cười. Chứ lúc bấy giờ, ít nhất trong đơn vị 701 chúng tôi, chuyện này không có gì lạ. Thẳng thắn mà nói, vợ trước của tôi là do tổ chức mai mối, tình cảm chúng tôi hết sức tốt đẹp, nhưng vì vợ tôi ốm và qua đời sớm, trước lúc qua đời, vợ tôi giới thiệu cô em họ cho tôi, tức là người vợ hiện nay của tôi. Tôi nói những chuyện ấy nhằm mục đích gì? Ấy là muốn nói, ở 701 lúc bấy giờ, chúng tôi coi hôn nhân là một phần sự nghiệp cách mạng, hơn nữa, chính vì tin như vậy, chúng tôi đã có một tình yêu đích thực và cuộc sống ngọt ngào.
Là người ngoài đơn vị 701, cô Phương hoàn toàn không biết tính chất công việc của Bỉnh, cô cho rằng vinh quang của Bỉnh là do cậu ta đã phát minh ra một thứ vũ khí bí mật nào đấy nhưng điều đó không ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân tốt đẹp mà chúng tôi đang vun vào. Nói thật, cô Phương vừa nghe tôi nói ra ý nghĩ của mình, cô hầu như không chút do dự, đồng ý ngay. Cô nói, nếu anh trai cô còn sống, nhất định sẽ ủng hộ cô lấy một đại anh hùng đã cống hiến cho đất nước một vũ khí bí mật. Về những khuyết tật của Bỉnh, cô cho rằng, đấy là lí do để cô lấy Bỉnh: Người anh hùng cần cô yêu thương, chăm sóc.
Ý chí kiên cường và tình yêu sâu sắc của Phương đã cổ vũ tôi, sau đấy tôi tìm Bỉnh, nói ý nghĩ ấy với cậu ta. Tôi dám nói, đây là lần đầu tiên trong đời Bỉnh tỏ nghi ngờ lỗ tai mình, tôi buộc phải nói lại lần thứ hai. Nói xong, tôi nghe thấy Bỉnh tự nói với mình:
“Ai lấy thằng mù như tôi? Ở Lục Gia Yến chỉ có mù mới chịu lấy mù, nhưng hai người cùng mù sống với nhau, chẳng hóa ra mù hơn ư?”
Khi tôi khẳng định rằng, cô Phương đồng ý lấy cậu ta, cậu ta cố nén niềm vui và xúc động trong lòng, nhưng không nén nổi, vội hỏi tôi:
“Có đúng không?”
“Đúng”.
“Đúng không?”
“Đúng”.
Cậu hỏi đi hỏi lại tôi nhiều lần.
Mùa xuân năm ấy, Bỉnh và Phương làm lễ cưới tại hội trường lớn của đơn vị 701. Người trong đơn vị, trên có Thủ trưởng Thiết, dưới có anh nuôi đều chân thành chúc mừng, đủ các loại quà cưới để chật cả sân khấu, cuối cùng phải huy động một chuyến xe tải mới chở hết. Xe chở về đến chỗ ở của họ trong thung lũng số Một, tặng phẩm đưa vào đầy căn phòng của hai người. Nơi ở của họ là một ngôi nhà hai tầng, vốn là nơi ở của tôi và Cục trưởng Ngô, vì để bố trí cho Bỉnh và người tin cẩn nhất của cậu ta, Cục trưởng chủ động nhường chỗ. Có thể nói, đối với cuộc hôn nhân này, người của đơn vị rất vui mừng và mãn nguyện, ai cũng cảm thấy Bỉnh đã làm nhiều việc cho 701, để cuộc hôn nhân thêm hoàn mỹ, ai cũng muốn dành cho họ chút tình thương yêu.
Giống như tôi đã thành công khi phát hiện Bỉnh ở làng Lục Gia Yến và thay đổi cuộc đời cậu, tôi lại thành công lần thứ hai trong việc thay đổi số phận của cậu. Nói thật, cô Phương không đẹp, cư xử với mọi người cũng không phải là khéo léo, nhưng cô có đủ tình yêu thương và lòng kiên nhẫn. Cô chăm sóc Bỉnh không chút băn khoăn suy tính, mọi người trông thấy Bỉnh ăn mặc gọn ghẽ hơn, sạch sẽ hơn, sắc mặt mỗi ngày một sáng sủa, có sức sống. Cậu ta đang được hưởng những năm tháng mãn nguyện nhất trong đời. Hai năm sau, Bỉnh lại hạnh phúc được làm cha.
Xét đến hoàn cảnh đặc biệt của Bỉnh, tổ chức thể theo nguyện vọng của Phương, cho cô nghỉ hai năm để về quê sinh con, trong thời gian đó cô được hưởng nguyên lương cộng thêm mỗi tháng mười đồng nuôi con nhỏ.
Phương về nhà được ít lâu, đơn vị nhận được một bức điện như sau: “Vui mừng báo tin đã sinh một cháu trai, hai mẹ con đều bình an. Phương”.
Tôi là hàng xóm của Bỉnh, ngày nào cũng sang thăm cậu ta. Tôi nói với cậu cần vụ được phân công chăm sóc Bỉnh, hơn nữa tôi cũng chú ý, từ hôm nhận được điện của Phương, ngày nào cậu ta cũng xếp chim bồ câu bằng vỏ bao thuốc lá đã hút hết, mỗi một bao thuốc lá là một con chim bồ câu, chim bồ câu để trên bàn, trên đầu giường, hay bất cứ chỗ nào có thể để. Về sau quá nhiều, nhiều đến nỗi không còn chỗ để, cậu cần vụ dùng một sợi chỉ đỏ xâu lại, treo nơi tay vịn cầu thang, treo lên trần nhà, treo vào những chỗ có thể treo. Lúc Phương đưa con về đơn vị, cả căn nhà của Bỉnh treo đầy bồ câu đủ màu sắc, có người đếm được năm trăm bốn mươi ba con. Tức là, đứa bé đã ra đời được năm trăm bốn mươi ba ngày, Bỉnh được thấy đứa con yêu quý mà cậu cầu mong. Đứa bé xinh xắn, nhất là đôi mắt sáng càng làm mọi người yêu quý.
Tôi nhớ rõ, buổi chiều hôm Phương về đến đơn vị, tôi thân chinh vào bếp nấu nướng một bữa thịnh soạn để chúc mừng hai mẹ con Phương. Tôi mời cả nhà Bỉnh sang ăn tối, có thể vì vui được gặp con, Bỉnh kêu đau đầu không sang, cậu uống thuốc rồi lên giường đi ngủ. Thiếu Bỉnh, tất nhiên bữa tiệc cũng kém vui, nhưng đứa bé đem lại cho mọi người nhiều trận cười bất ngờ.
Sáng hôm sau, tôi vẫn dậy như mọi ngày, đi dạo rồi về thăm Bỉnh, cửa mở, tôi hỏi cô Phương, Bỉnh đau đầu thế nào. Phương bảo đã khỏi, còn bảo cậu đã đi làm, đi lúc nửa đêm, nghe nói có việc khẩn cấp. Phòng máy đã gọi cậu đến để giải quyết khó khăn. Những việc như thế vẫn xảy ra, không có gì kì lạ, tôi không cảm thấy bất thường. Lúc tôi quay đi, Phương như nhớ ra điều gì, bảo tôi chờ, nói xong cô vào nhà lấy ra một bọc vải, nói Bỉnh dặn đưa cho tôi. Tôi hỏi cái gì, Phương bảo, Bỉnh nói đây là bí mật công tác, không được xem, cho nên cô cũng không xem.
Về đến nhà tôi mở ra xem. Đầu tiên là một lớp nhung, sau đấy là lớp vải gai, trong đó là túi đựng hồ sơ bằng giấy dày, bên trong là một lá thư và một máy ghi âm. Lúc bấy giờ máy ghi âm băng nhỏ còn rất hiếm, cả đơn vị 701 chỉ có một cái của Bỉnh do một vị lãnh đạo cấp cao trên Tổng cục tặng cậu. Mở thư ra xem, bên trong có mấy trăm đồng, tôi vô cùng ngạc nhiên. Nhìn cái máy ghi âm, trong đó có sẵn cuộn băng, tôi ấn nút cho chạy băng, một lúc sau nghe có tiếng khóc sụt sùi, sau đấy nghe thấy tiếng Bỉnh nói với tôi trong nước mắt:
“Hu hu (tiếng khóc)... tuy mắt em không trông thấy, nhưng em nghe thấy... hu hu... đứa con không phải của em, là của anh chàng người Sơn Đông làm ở phòng dược, hu hu... vợ đẻ đứa con trăm cha (ý nói chửa hoang), em muốn chết... hu hu... đàn ông Lục Gia Yến chúng em đều thế... hu hu... anh là một người tốt, tiền anh gửi cho mẹ em...”.
Trời đất!
Tôi làm sao nghe cho xuôi! Tôi vội vàng gọi xe, vội vàng lên xe, vội vàng phóng đi, theo con đường chạy thẳng đến phòng máy của đơn vị. Mười mấy phút sau, tôi xông vào phòng Bỉnh (phòng máy), trông thấy cậu ta nằm cuộn tròn trên mặt đất, tay nắm sợi dây điện trần, toàn thân bị dòng điện thiêu cháy...
Bỉnh ơi!
Bỉnh ơi!
Bỉnh ơi!
Đôi tai Bỉnh không còn nghe thấy âm thanh của con người trong thế gian!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.