Chương 60
Mạch Gia
04/03/2018
Không biết trên đây tôi đã nói đến Dương Phong Mậu hay chưa, tôi phải
nói về người này và cả A thật, họ đều có quan hệ mật thiết với mẹ cô,
cũng là nhân vật quan trọng trong tổ chức của chúng tôi. Tôi có thể biến mất trong kí ức của mẹ cô, nhưng họ thì không, không thể.
Cô nên biết, mẹ cô đến Cục Bảo mật vào tháng 5, sang tháng 6 chúng tôi gặp nhau trên núi Thiên Ấn, bắt đầu vạch kế hoạch hành động, tháng 7 mẹ cô trở thành “Tần Thời Quang” của Trịnh Giới Dân. Tháng 8 mẹ cô tổ chức hôn lễ rất lớn với Dương Phong Mậu. Có thể nói cả thành phố Nam Kinh lúc bấy giờ không ai không biết đám cưới ấy, đám cưới long trọng như một chiến dịch. Theo một ý nghĩa nào đấy, nó cũng là một chiến dịch.
Tôi không dự hôn lễ của mẹ cô, vì không đủ tư cách. Nhưng đọc trên báo, tôi biết Dương Phong Mậu là một nhân vật tiếng tăm trong giới thương gia, một triệu phú, có biệt thự sang trọng ở Thủy Tây Môn. Mẹ cô về đấy ở, lập nên trung tâm đầu não của tổ chức chúng tôi, mọi tin tức tình báo đều tập trung cả về đấy, rồi biến thành chữ, biến thành sóng điện, truyền đi khắp nơi.
Về sau, trong vũ hội, tôi nhiều lần được gặp Dương Phong Mậu, trong ấn tượng của tôi, anh ta là con người ngạo mạn, để râu quai nón, hoặc vờ như con người ngạo mạn, người cao, mặt vuông chữ điền, mặc đồ Tây, tóc chải bóng mượt, miệng ngậm xì gà, vẻ lạnh lùng, hiên ngang, vừa có phong độ của một trí thức, lại có chất thô bạo của một thủy thủ. Một hôm, mẹ cô giới thiệu cho tôi làm quen, tôi với anh ta nói chuyện, nói đến chuyện Cộng sản có nên chấp nhận đàm phán hòa bình hay không, ý kiến của anh là kiến giải của người Mĩ thời đó, cho rằng Cộng sản chấp nhận hoà đàm là thông minh.
Anh ta ba hoa: “Cộng sản chỉ có hai khẩu đại bác và ba khẩu súng bắn chim, họ đã nhiều lần đánh bại chúng tôi trong mơ, nhưng hiện thực thì không bao giờ. Nhân lúc thế giới phản đối chiến tranh, chấp nhận hòa đàm, chia nhau cai trị, theo tôi đấy là tặng phẩm của Thượng đế ban cho họ”.
Đấy là lập luận của báo chí thời đó.
Trước khi chia tay, anh ta đưa cho tôi một tấm danh thiếp, trên đó có bốn năm chức vụ rất to, tôi chỉ nhớ có một: Chủ tịch Hiệp hội Hải dương Trung Hoa. Sở dĩ tôi chỉ nhớ chức danh này là bởi Hiệp hội Hải dương hồi ấy rất nổi tiếng, kinh doanh phi pháp không cần che giấu, bí mật buôn bán vũ khí (giống như kĩ viện đền Phụ tử), đứng đằng sau là một nghị sĩ Mĩ. Hồi ấy có rất nhiều người yêu nước hô hào Chính phủ cấm thương hội này, vì nó làm chuyện phi pháp “lấy báu vật của người Trung Quốc đổi về đồng nát sắt vụn”.
Không biết tại sao, ngay từ đầu tôi đã có dự cảm Dương Phong Mậu chính là A. Không ai nói với tôi điều ấy, cũng không có bằng chứng nào, nhưng tôi vẫn nghĩ, hơn nữa từ đấy về sau mọi khâm phục và ngưỡng mộ nhân vật A đều lặng lẽ trao cả cho Dương Phong Mậu và mẹ cô. Cho đến nửa năm sau, khi cầm trên tay tấm hình vẽ khuôn mặt của người có tên là A tôi mới rõ không phải vậy.Như đã nói, từ ngày mẹ cô được Trịnh Giới Dân trọng dụng, công việc của chúng tôi rất thuận lợi, kết quả thu về rất lớn. Giống như những người cày cấy, thu hoạch đưa lại cho chúng tôi niềm vui rất chân tình. Nhưng qua Tết, đến tháng Ba năm 1948, chúng tôi liên tiếp gặp phải mấy chuyện phiền phức và không may, đầu tiên là hình đồng chí A dán khắp nơi, treo thưởng cho ai bắt được.
Ảnh người ấy có lẽ căn cứ vào trí nhớ của ai đó và nhờ một thợ truyền thần vẽ lại, bức hình rất lớn, chừng nửa mét. Trên bức hình đó, A đeo kính cận màu nâu nhạt, trán rộng, đầu to, rẽ ngôi giữa, khuôn mặt trên vuông dưới tròn, má đầy đặn, mũi cao, hai bên rõ hình chữ bát. Tóm lại, có thể vì trí nhớ của ai đó hoặc dụng ý của người vẽ, cố vẽ đồng chí A có khuôn mặt “đặc vụ lợn”, nhấn mạnh mái tóc dài và rối, trên má là các thớ thịt, cho nên trông rất quái dị, vừa có cái cương nghị của người đứng đầu tổ chức bí mật, lại giống như một tên thổ phỉ hoang dã. Dù sao thì hình người này vẽ cực kì vụng về, bất luận là người nhớ lại hay thợ vẽ, trong sáng tác đã có màu sắc chủ quan, vì vậy không thật là điều chắc chắn. Tôi còn nhớ, hồi mới về Nam Kinh đã nghe thấy nhiều quan chức trong Cục Bảo mật nói đến cái tên A, bảo người này đã từng làm diễn viên, rất giỏi cải trang, thường thay đổi diện mạo, điều này đã làm tăng thêm cái khó cho người mô tả và cả người vẽ. Nhưng dù sao thì Dương Phong Mậu và người trong hình vẽ không phải là một, người vẽ kém nhất và người cải trang cao siêu nhất cũng không thể biến một người thành hai người thế này. Cái hình đầu người có ý nghĩa với tôi như thế đó, nó làm tôi hiểu Dương Phong Mậu và A không phải là một.
Bức ảnh mặt người này về sau in thành vô số bản dán khắp nơi. Tôi tin rằng, quá trình họ lùng sục bắt bớ sẽ không phát huy tác dụng, là bởi - theo họ nói - A rất giỏi cải trang, chắc chắn sẽ cải trang không giống với hình vẽ. Tôi cho rằng, cái hình đầu người kia trừ cặp kính và vầng trán, còn lại, chắc chắn nhớ không chính xác hoặc diễn tả không đúng. Đã vậy, tôi nghĩ, chỉ cần gỡ cặp kính hoặc thay đổi cặp kính khác và thay đổi vầng trán là đủ, như vậy rất dễ dàng.
Về việc này mẹ cô không lạc quan như tôi, mẹ cô chỉ ra rằng, tuy có thể thay đổi cặp kính, vầng trán và mái tóc, “nhưng thớ thịt hình chữ bát hai bên mũi thì khó có thể thay đổi”. Mẹ cô nói vậy khiến tôi nghĩ mẹ cô đã từng gặp A. Nhưng mẹ cô chỉ nhận mới được trông thấy ảnh A.
Mẹ cô đau khổ gật đầu, nói: “Giống!”.
Rất có thể giống, nếu không tổ chức không để A tạm rời Nam Kinh. Quyết định là một chuyện, làm cách nào để rời Nam Kinh lại là chuyện khác. Bởi lúc bấy giờ tình hình rất căng thẳng, hình A dán khắp nơi, dọc đường lượm một mảnh giấy rơi vãi nào đấy đều có thể thấy hình A. Với lại, không biết cô đã đến thành phố Nam Kinh bao giờ chưa, đó là một thành phố cổ, tường thành bao bọc chung quanh, cổng thành là cửa ra, cứ canh giữ cổng thành thì chỉ còn cách biến thành con chim mới bay ra nổi. Tôi nhớ, để A qua khỏi thành phố, tôi phải cố gắng hết sức, nhưng cũng không tìm được kế nào chắc chắn nhất. Nghĩ đi nghĩ lại, cuối cũng vẫn phải dùng cách cũ, bỏ tiền mua chuộc tên đứng đầu kíp gác cổng Quang Hoa, để A chui vào một cái hòm gỗ, coi như buôn lậu cổ vật. Đấy là chuyện hơn một tháng sau, đồng chí A coi như thoát nạn, chúng tôi cũng nhẹ lòng, nhưng bất ngờ có chuyện đối với mẹ cô.
Cô nên biết, mẹ cô đến Cục Bảo mật vào tháng 5, sang tháng 6 chúng tôi gặp nhau trên núi Thiên Ấn, bắt đầu vạch kế hoạch hành động, tháng 7 mẹ cô trở thành “Tần Thời Quang” của Trịnh Giới Dân. Tháng 8 mẹ cô tổ chức hôn lễ rất lớn với Dương Phong Mậu. Có thể nói cả thành phố Nam Kinh lúc bấy giờ không ai không biết đám cưới ấy, đám cưới long trọng như một chiến dịch. Theo một ý nghĩa nào đấy, nó cũng là một chiến dịch.
Tôi không dự hôn lễ của mẹ cô, vì không đủ tư cách. Nhưng đọc trên báo, tôi biết Dương Phong Mậu là một nhân vật tiếng tăm trong giới thương gia, một triệu phú, có biệt thự sang trọng ở Thủy Tây Môn. Mẹ cô về đấy ở, lập nên trung tâm đầu não của tổ chức chúng tôi, mọi tin tức tình báo đều tập trung cả về đấy, rồi biến thành chữ, biến thành sóng điện, truyền đi khắp nơi.
Về sau, trong vũ hội, tôi nhiều lần được gặp Dương Phong Mậu, trong ấn tượng của tôi, anh ta là con người ngạo mạn, để râu quai nón, hoặc vờ như con người ngạo mạn, người cao, mặt vuông chữ điền, mặc đồ Tây, tóc chải bóng mượt, miệng ngậm xì gà, vẻ lạnh lùng, hiên ngang, vừa có phong độ của một trí thức, lại có chất thô bạo của một thủy thủ. Một hôm, mẹ cô giới thiệu cho tôi làm quen, tôi với anh ta nói chuyện, nói đến chuyện Cộng sản có nên chấp nhận đàm phán hòa bình hay không, ý kiến của anh là kiến giải của người Mĩ thời đó, cho rằng Cộng sản chấp nhận hoà đàm là thông minh.
Anh ta ba hoa: “Cộng sản chỉ có hai khẩu đại bác và ba khẩu súng bắn chim, họ đã nhiều lần đánh bại chúng tôi trong mơ, nhưng hiện thực thì không bao giờ. Nhân lúc thế giới phản đối chiến tranh, chấp nhận hòa đàm, chia nhau cai trị, theo tôi đấy là tặng phẩm của Thượng đế ban cho họ”.
Đấy là lập luận của báo chí thời đó.
Trước khi chia tay, anh ta đưa cho tôi một tấm danh thiếp, trên đó có bốn năm chức vụ rất to, tôi chỉ nhớ có một: Chủ tịch Hiệp hội Hải dương Trung Hoa. Sở dĩ tôi chỉ nhớ chức danh này là bởi Hiệp hội Hải dương hồi ấy rất nổi tiếng, kinh doanh phi pháp không cần che giấu, bí mật buôn bán vũ khí (giống như kĩ viện đền Phụ tử), đứng đằng sau là một nghị sĩ Mĩ. Hồi ấy có rất nhiều người yêu nước hô hào Chính phủ cấm thương hội này, vì nó làm chuyện phi pháp “lấy báu vật của người Trung Quốc đổi về đồng nát sắt vụn”.
Không biết tại sao, ngay từ đầu tôi đã có dự cảm Dương Phong Mậu chính là A. Không ai nói với tôi điều ấy, cũng không có bằng chứng nào, nhưng tôi vẫn nghĩ, hơn nữa từ đấy về sau mọi khâm phục và ngưỡng mộ nhân vật A đều lặng lẽ trao cả cho Dương Phong Mậu và mẹ cô. Cho đến nửa năm sau, khi cầm trên tay tấm hình vẽ khuôn mặt của người có tên là A tôi mới rõ không phải vậy.Như đã nói, từ ngày mẹ cô được Trịnh Giới Dân trọng dụng, công việc của chúng tôi rất thuận lợi, kết quả thu về rất lớn. Giống như những người cày cấy, thu hoạch đưa lại cho chúng tôi niềm vui rất chân tình. Nhưng qua Tết, đến tháng Ba năm 1948, chúng tôi liên tiếp gặp phải mấy chuyện phiền phức và không may, đầu tiên là hình đồng chí A dán khắp nơi, treo thưởng cho ai bắt được.
Ảnh người ấy có lẽ căn cứ vào trí nhớ của ai đó và nhờ một thợ truyền thần vẽ lại, bức hình rất lớn, chừng nửa mét. Trên bức hình đó, A đeo kính cận màu nâu nhạt, trán rộng, đầu to, rẽ ngôi giữa, khuôn mặt trên vuông dưới tròn, má đầy đặn, mũi cao, hai bên rõ hình chữ bát. Tóm lại, có thể vì trí nhớ của ai đó hoặc dụng ý của người vẽ, cố vẽ đồng chí A có khuôn mặt “đặc vụ lợn”, nhấn mạnh mái tóc dài và rối, trên má là các thớ thịt, cho nên trông rất quái dị, vừa có cái cương nghị của người đứng đầu tổ chức bí mật, lại giống như một tên thổ phỉ hoang dã. Dù sao thì hình người này vẽ cực kì vụng về, bất luận là người nhớ lại hay thợ vẽ, trong sáng tác đã có màu sắc chủ quan, vì vậy không thật là điều chắc chắn. Tôi còn nhớ, hồi mới về Nam Kinh đã nghe thấy nhiều quan chức trong Cục Bảo mật nói đến cái tên A, bảo người này đã từng làm diễn viên, rất giỏi cải trang, thường thay đổi diện mạo, điều này đã làm tăng thêm cái khó cho người mô tả và cả người vẽ. Nhưng dù sao thì Dương Phong Mậu và người trong hình vẽ không phải là một, người vẽ kém nhất và người cải trang cao siêu nhất cũng không thể biến một người thành hai người thế này. Cái hình đầu người có ý nghĩa với tôi như thế đó, nó làm tôi hiểu Dương Phong Mậu và A không phải là một.
Bức ảnh mặt người này về sau in thành vô số bản dán khắp nơi. Tôi tin rằng, quá trình họ lùng sục bắt bớ sẽ không phát huy tác dụng, là bởi - theo họ nói - A rất giỏi cải trang, chắc chắn sẽ cải trang không giống với hình vẽ. Tôi cho rằng, cái hình đầu người kia trừ cặp kính và vầng trán, còn lại, chắc chắn nhớ không chính xác hoặc diễn tả không đúng. Đã vậy, tôi nghĩ, chỉ cần gỡ cặp kính hoặc thay đổi cặp kính khác và thay đổi vầng trán là đủ, như vậy rất dễ dàng.
Về việc này mẹ cô không lạc quan như tôi, mẹ cô chỉ ra rằng, tuy có thể thay đổi cặp kính, vầng trán và mái tóc, “nhưng thớ thịt hình chữ bát hai bên mũi thì khó có thể thay đổi”. Mẹ cô nói vậy khiến tôi nghĩ mẹ cô đã từng gặp A. Nhưng mẹ cô chỉ nhận mới được trông thấy ảnh A.
Mẹ cô đau khổ gật đầu, nói: “Giống!”.
Rất có thể giống, nếu không tổ chức không để A tạm rời Nam Kinh. Quyết định là một chuyện, làm cách nào để rời Nam Kinh lại là chuyện khác. Bởi lúc bấy giờ tình hình rất căng thẳng, hình A dán khắp nơi, dọc đường lượm một mảnh giấy rơi vãi nào đấy đều có thể thấy hình A. Với lại, không biết cô đã đến thành phố Nam Kinh bao giờ chưa, đó là một thành phố cổ, tường thành bao bọc chung quanh, cổng thành là cửa ra, cứ canh giữ cổng thành thì chỉ còn cách biến thành con chim mới bay ra nổi. Tôi nhớ, để A qua khỏi thành phố, tôi phải cố gắng hết sức, nhưng cũng không tìm được kế nào chắc chắn nhất. Nghĩ đi nghĩ lại, cuối cũng vẫn phải dùng cách cũ, bỏ tiền mua chuộc tên đứng đầu kíp gác cổng Quang Hoa, để A chui vào một cái hòm gỗ, coi như buôn lậu cổ vật. Đấy là chuyện hơn một tháng sau, đồng chí A coi như thoát nạn, chúng tôi cũng nhẹ lòng, nhưng bất ngờ có chuyện đối với mẹ cô.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.