Chương 35: Bí mật và bức thư mời
Đường Tiểu Hào
18/09/2016
Về cuốn sách viết về dịch dung, Thạch Bình Nhi nói rằng cô đã thông qua một phương thức
X, cung cấp cho Trương Ái Dân; từ đó dụ Trương Ái Dân đi tìm một nhân
vật là tổ tiên của Lý Cường, vị này là người sành sỏi môn nghệ thuật
dịch dung (Thế hệ trước của Lý Cường lại có người biết về dịch dung, là
điều mà chúng tôi không ngờ). Còn về cách thức hành động của Thạch Bình
Nhi cụ thể là gì thì cô ta không hề nói đến, nhân đây tôi phải mở ngoặc
một chi tiết này: thực ra, việc Trương Ái Dân biết rằng có thuật trường
sinh và lá bùa, cũng là do Thạch Bình Nhi bố trí. Cô ta nói: làm cho máy tính của Trương Ái Dân bỗng xuất hiện một trang web IE mới, không phải
chuyện gì khó khăn. Thạch Bình Nhi luôn luôn cung cấp các manh mối cho
Trương Ái Dân, khiến anh ta phải men theo hướng đó mà đi tiếp, cuối cùng anh ta phải tìm đến cô. Cô không muốn chúng tôi bị vướng vào sự việc,
nhưng Trương Ái Dân nắm được thông tin chúng tôi có trong tay phương
pháp trường sinh bất tử, thế là đã chệch hướng mục tiêu ban đầu của
Thạch Bình Nhi, cho nên, cuối cùng cô ta đành tạm gác lại kế hoạch của
mình.
Đọc đến đây, tôi lẩm bẩm: “Mục đích ban đầu của Thạch Bình Nhi là gì?” Trần Trọng nhún vai, nhìn tôi.
Đoạn cuối cùng của tập tài liệu mà Thạch Bình Nhi để lại cho Trần Trọng, cô ta dặn dò phải bảo quản tốt cuốn sách kia, nội dung của thuật dịch dung là từ một quyển khác dịch ra. Phía sau đó không thấy viết gì khác. Ở trang cuối cùng, tôi nhìn thấy lời dặn Trần Trọng chuyển lời cô ta hỏi thăm tôi, và còn vẽ một hình trái tim khá to, rồi “in” son đôi môi mình lên đó. (Lúc nhìn thấy hình đôi môi này, tôi có cảm giác rất muốn áp ngay miệng mình lên; tôi vội tự tát cho mình một cái vì cái ý nghĩ rất viển vông rồ dại này).
Một buổi tối sau đó ít hôm, Trần Trọng bí mật dẫn tôi đến “tham quan” cái xác Lý Cường. Các nhân viên kỹ thuật “bóc tách” những thứ gắn trên xác Lý Cường ra, nói chuẩn xác hơn, những thứ đó là các bộ phận của cơ thể phụ nữ được gắn kết, đắp vào Lý Cường. Các kỹ thuật viên đã đặt những của nợ ấy sang bên cạnh, và đeo biển bé xíu ghi các ký hiệu. Trần Trọng cho biết: sau khi lấy ra từ cơ thể nữ giới, các bộ phận này được dùng phương pháp đặc biệt để “dán” vào cơ thể Lý Cường, phương pháp đó cụ thể là gì thì các chuyên gia vẫn chưa khám phá ra, (chuyện này là thật hay không, có lẽ Trần Trọng biết, còn tôi, tôi cũng không hỏi thêm). Trước đó tôi cứ tưởng rằng cái mặt nạ làm bằng da người thật, dính chặt vào mặt Lý Cường; theo cách nói của Trần Trọng là “giống như mọc trên da mặt” anh ta; nhưng lúc này nhìn kỹ các dấu vết thì thấy rằng nó được “dán” lên, nhưng lại giống như đã gắn với da mặt anh ta làm một. Tại sao lại thế? Hiện giờ vẫn chưa điều tra ra, vẫn chưa có đáp án.
Trần Trọng nói đã báo cáo lên cấp trên toàn bộ sự việc này, cấp trên đã thành lập một tổ chuyên án để tìm hiểu vấn đề. Trương Ái Dân đã bị cảnh sát ra thông báo truy nã toàn quốc. Tôi nghĩ, lúc này muốn bắt được gã Trương Ái Dân thì quá khó, gã có kỹ thuật thay đổi dung mạo của mình, chỉ cần ít thời gian để mô phỏng một người nào đó, tiếp theo, gã lấy mạng người ấy, sau đó ung dung sống với danh nghĩa của người ta...
Trần Trọng nhắc đi nhắc lại rằng lần này anh dẫn tôi vào xem, tức là anh phải đánh liều mạo hiểm; nếu bị người ta biết thì nghề nghiệp sinh kế của anh coi như chấm hết. Lúc tôi đã ra ngoài yên ổn cả rồi, anh lại dặn dò cấm tôi không được hé răng tiết lộ ra, nếu có thể, thì cũng đừng cho Mông Nhân và lão Phó biết. Tôi cười thầm, nghĩ bụng, Mông Nhân hiện đang quan tâm đến chuyện giữa cậu ta và Mễ Đâu, thậm chí cả hai đang bàn bạc sau này nên sinh mấy đứa con, còn lão Phó thì đến giờ vẫn chưa thấy tăm hơi; tôi dẫu muốn kể cho biết thì cũng chẳng tìm thấy họ.
Tôi lại đến nhà ông Chung Sênh, kể với ông chuyện đi “tham quan” xác chết, ngoài ra cũng cho ông biết tất cả các chuyện đã xảy ra trong thời gian qua. Mục đích là thăm dò xem ông Chung Sênh đã biết chưa, và cũng muốn vị giáo sư này tư vấn giúp, xem nên nhìn nhận sự việc ra sao và chỉ dẫn cho đôi điều.
Ông vừa nghe tôi kể vừa cầm bút ghi chép gì đó. Tồi ghé đầu nhìn xem, thấy chữ ông viết rối tinh rối mù không thể đọc nổi ông viết những gì; chỉ thấy ông thỉnh thoảng ngẩng lên nhìn tôi hoặc là gảy tàn thuốc lá, nhấp trà... Sau khi tôi nói xong, ông nhìn mãi vào cuốn sổ tay của mình và lắc đầu rồi lại gật đầu. Cứ thế rất lâu, rồi ông mới ngẩng đầu lên nói với tôi: “Lúc này tôi thấy lý thú nhất là chuyện Thạch Bình Nhi nói về thuật dịch dung, đó là bản dịch từ một cuốn sách khác. Tôi thấy nghi hoặc.”
Tôi hôi: “Nghi hoặc ra sao ạ?”
Ông Chung Sênh lắc đầu: “Trước đây tôi đã tìm hiểu, được biết Thiên thư gồm hai quyển thượng và hạ, nhưng Thạch Bình Nhi nói là từ một cuốn sách khác, cho nên, nếu Thiên thư không chỉ có hai quyển thì...” Nói đến đây ông nhìn tôi, tôi có cảm giác ông đang quan sát sắc mặt tôi, tôi bèn nở nụ cười: “Thầy Sênh ạ, Thiên thư gồm mấy quyển thì tôi chịu không biết, chỉ biết nó gồm hai quyển, là vì nghe thầy nói thế...”
“Thạch Bình Nhi... Thạch Bình Nhi...” Ông Chung Sênh lẩm bẩm mấy lần. “Cô gái này, thực ra làm về gì?” Ông tiếp tục lẩm bẩm như hỏi chính mình. Ý nghĩ của tôi lúc này là, Thạch Bình Nhi là cô gái có liên quan với cái tổ chức bí mật mà ông Chung Sênh nói với chúng tôi, nhưng cái tổ chức ấy có còn tồn tại hay không thì chính ông cũng không dám chắc. Những chuyện nghe được, không bao giờ chuẩn xác bằng chính mắt nhìn thấy, huống chi, ngay khi ta nhìn thấy cũng có thể là thứ giả tạo không đúng.
Còn về nhân vật mà gã Trương Ái Dân nhắc đến, nhân vật đã dạy gã rất nhiều thứ, là ai? Có phải là người họ hàng đã đưa gã đi Úc hồi trước không?
Tôi chào ông Chung Sênh ra về, trên đường tôi cứ nghĩ ngợi mãi về những vấn đề này, thế rồi tôi ngủ lịm đi. Lúc xuống xe, anh lái tắc-xi phải gọi tôi dậy. Tôi trả tiền và cảm ơn, rồi cứ thế lơ mơ đi về đến nhà. Bước vào, đã thấy lão Phó bấy lâu “mất tích” đang ngồi trên đi-văng phòng khách nhà tôi xem phim. Tưởng xem phim gì khác, thì ra cậu ta đang xem phim “Người khổng lồ xanh”...
Lão Phó của tôi ơi, cậu “xanh” [1] vẫn chưa đủ hay sao?
[[1]] Tiếng Trung Quốc có từ “đội mũ xanh” nghĩa bóng là “bị cắm sừng”... Ở đây ngụ ý khôi hài.
Tôi vừa ngồi xuống thì lão Phó buông ngay một câu chẳng vu vơ tí nào: “Mông Nhân không có nhà nên tôi mới đến để bàn với cậu một việc.” Nói rồi cậu ta ném cho tôi một chiếc phong bì, bên trên viết: “Thư mời. Kính gửi Phó Thanh tiên sinh”. Tôi nhìn lão Phó, cậu ta ra hiệu tôi cứ mở mà đọc. Bên trong có một tờ kiểu như tờ thiếp mời, nhưng cũng không thật giống thiếp mời nghiêm chỉnh. Giấy màu đỏ thắm, lấm tấm nhũ vàng, hệt như thiếp mời dự đám cưới. Nội dung rất đơn giản:
Kính gửi Phó Thanh tiên sinh,
Trân trọng kính mời tiên sinh tham gia hoạt động tìm kiếm báu vật trong hang động Tỵ Vân, do tập đoàn Mục Lâm tổ chức. Mọi kinh phí dành cho hoạt động lần này đều do tập đoàn chúng tôi phụ trách, mã số thư mời của tiên sinh bao gồm hai chữ số cuối cùng của chứng minh thư kết hợp với ba chữ số cuối cùng của số di động của tiên sinh. Khi đến tham dự, mong tiên sinh cầm theo chứng minh thư bản chính và điện thoại di động, đến địa điểm là Phòng tiếp tân hoạt động sơn trang Thuyền Sơn của tập đoàn Mục Lâm. Quý khách có thể đưa thêm một người đi cùng.
Bên dưới ghi số điện thoại liên hệ, người liên hệ và vài điều cần lưu ý... sau đó đương nhiên còn có thêm một câu: “Quyền giải thích cuối cùng về hoạt động lần này thuộc về công ty Mục Lâm”. Đọc từ đầu đến cuối, thực ra tôi chỉ chờ cái câu này. Đọc xong, tôi đưa trả lão Phó, nói: “Không đáng tin.”
Lão Phó cau mày: “Tôi không hỏi cậu rằng có đáng tin hay không. Ý tôi muốn cậu cùng đi. Coi như đi cùng tôi cho đầu óc nhẹ nhõm. Được không?”
Tôi lắc đầu: “Nếu bị lừa thì sao? Đến lúc đó phải bỏ tiền ra mới được về à? Thế thì tốn kém lắm. Tôi không đi. Vả lại, họ không nói là người đi cùng cũng được miễn phí. Lão Phó à, tôi không có ý trách cậu, cậu thầm yêu Mễ Đâu chứ gì? Nhưng chuyện đó chưa đâu vào đâu, chưa có dấu hiệu gì cả; còn Mông Nhân và Mễ Đâu là tự do yêu đương, điều ấy không ai có thể trách cứ gì họ.”
Nghe tôi nói xong, lão Phó phát cáu: “Tôi bảo cậu đi cùng, có đi thì đi không đi thì thôi, đừng dài dòng vớ vẩn nữa! Có đi không? Không đi thì tôi đi một mình!”
Tôi vội gật đầu, nhưng rồi lại lắc đầu: “Tiên sinh ơi, tôi còn phải đi làm, còn phải ăn cơm, hiểu không?”
Lão Phó xùy ra một xấp tiền đặt lên bàn, nói: “Cậu xin nghỉ phép một tháng, và đi với tôi. Coi như tôi đền bù cho cậu đây, được chưa?” Tôi nhìn xấp tiền, nhìn hơi lâu, nhưng đại trượng phu không khuất phục trước uy vũ, không sa ngã bởi phú quý... Vừa rồi tôi đã vượt lên uy vũ, bây giờ càng không thể... Tôi chuẩn bị từ chối thì bỗng có tiếng gõ cửa. Tôi đứng dậy bước ra mở cửa. Một người đưa thư chuyển phát nhanh, hỏi tôi có phải là Đường Tiểu Bạch không. Tôi nói “phải”. Sau đó anh ta đưa tôi hai cái phong bì. Một trong hai cái trông rất quen. Thì ra nó giống hệt cái phong bì của lão Phó, tâm trạng tôi cứ như bị thứ gì đó lèn chặt. Tôi ký nhận thư, rồi vội cầm vào mở ra xem. Phong bì thứ nhất cũng là Thư mời, ghi rõ họ tên tôi, còn nội dung thì giống hệt thư mời của lão Phó. Lão Phó bỗng vui vẻ hẳn lên.
Tôi lại mở phong bì thứ hai. Không ghi tên tôi. Bên trong chỉ có mấy chữ ngắn gọn: Nhất định phải đến. Thạch Bình Nhi.
Nhìn thấy họ tên Thạch Bình Nhi, tôi hiểu ra rằng thế nào tôi cũng đi chứ không thể khác.
Việc chỉnh lý của tôi đối v ới “Dịch dung ký”
Khi chỉnh lý phần ghi chép này, tôi không dùng máy tính. Khi đêm đã khuya, tôi cầm cuốn sổ ghi chép dày nặng và cây bút máy, ra ngoài ban công kê một cái bàn nhỏ để làm việc. Lúc này thành phố vẫn chưa đi vào giấc ngủ, vẫn chưa yên tĩnh, nên tôi không thể tập trung đầu óc để chỉnh lý từng vấn đề sau đó đưa ra kết luận. Thậm chí tôi đang nghĩ có phải Thạch Bình Nhi xuất hiện đã khiến cái đầu tôi rối bời như thế này không? Tôi vẫn giấu kín tất cả mọi người một việc này: vào giây phút đầu tiên nhìn thấy Thạch Bình Nhi, tôi có cảm giác đã từng gặp cô ở đâu đó, rất quen, quen thân như người nhà, thậm chí có cảm giác muốn ôm choàng lấy Thạch Bình Nhi. Khi gặp Thạch Bình Nhi giả bị thương, tôi có cảm giác lo lắng và bất an khiến tôi không sao có thể bình tĩnh nổi. Tôi vốn tin rằng giác quan thứ sáu của mình rất mạnh, nghĩ bụng, mình đã có thể nhận ra gã Mông Nhân giả thì tại sao lại không phát hiện ra Thạch Bình Nhi giả này? Không! Chắc chắn không phải vì tôi đã ở bên Mông Nhân rất lâu, còn Thạch Bình Nhi thì mới chỉ quen gần đây; tôi tin chắc mình quen Thạch Bình Nhi hơn là quen Mông Nhân, tuy nói thế này thì có vẻ rất hão huyền vô lý. Tôi đã mất vài tiếng đồng hồ mới chỉnh lý được mọi tình tiết cho có đầu có đuôi.
Một là, chuyện dịch dung, thực chất là thế nào?
Tôi không muốn tự hỏi mình rằng có tin cái gọi là dịch dung không, vì những sự việc chính mắt tôi nhìn thấy khiến tôi không có lý do gì để phản bác nó cả. Tôi đoán rằng nếu gã Trương Ái Dân không sốt ruột muốn có ngay cuốn sách kia, mà sẽ ngấm ngầm dùng một phương thức khác, ví dụ hắn sắm vai một người nào đó, một người lạ, để tiếp xúc với chúng tôi, thì rất có thể hắn đã đạt được mục đích. Nhưng hắn đã quá hấp tấp.
Trần Trọng hoàn toàn không hé lộ một chút tin tức nội bộ về chuyện Lý Cường dịch dung. Tôi nghĩ rằng, y học ngày nay rất tiến bộ, không có lý gì để không phát hiện nổi bọn người kia dùng phương pháp gì. Trước hết, tôi loại trừ phương pháp phẫu thuật quy mô lớn, vì Trương Ái Dân và Lý Cường đều không có điều kiện để thực hiện; nếu chúng lẻn vào một bệnh viện nào đó để thực hiện thành công thì nhất định sẽ để lại dấu vết.
Tôi đã tra cứu đọc lại toàn bộ báo chí kể từ tháng đầu tiên xảy ra sự việc này cho đến nay, đều không có tin nào nói về các vụ trộm cắp hoặc có chuyện bất thường xảy ra ở các bệnh viện, kể cả các tin tức ngoài lề cũng không có. Thế thì sự việc tôi nhìn thấy ở nhà xác đặt các bộ phận cơ thể người, là thế nào vậy? Chẳng lẽ gã Trương Ái Dân có thể trực tiếp cấy các bộ phận cơ thể đó lên người Lý Cường? Lúc chúng tôi nhìn thấy “Lý Cường”, thì hắn là bộ dạng một phụ nữ chứ không như gã Trương Ái Dân vẫn là nam giới. ông Chung Sênh nói cho tôi biết, các tư liệu rải rác viết về thuật dịch dung của cuốn gia bản nhà họ Tân mà ông đọc được, viết rằng buộc phải dùng khuôn để lấy được hình dạng khuôn mặt “đối tượng” mà người ta muốn mô phỏng, lẽ nào trước đó Trương Ái Dân đã nhân lúc tôi và Mông Nhân ngủ say không biết gì (tôi công nhận rằng tôi và Mông Nhân hễ ngủ là ngủ say như chết, dù nhà sập cũng không biết), để “lấy mẫu” hình dáng khuôn mặt hai chúng tôi rồi đem đi?
Tôi cho rằng có thể suy luận như sau: Trương Ái Dân đã từng có ý định tiếp cận hai chúng tôi, nhưng vì lý do nào đó nên gã không thể tiếp tục thực thi kế hoạch; may gặp lúc Mông Nhân đi xa, gã bèn nghĩ cách dịch dung thành Mông Nhân để tiếp cận chúng tôi, nhằm tranh thủ thời gian sớm nhất có được phương pháp để trường sinh bất tử. Còn vấn đề tại sao gã không xuất hiện ngay sau khi Mông Nhân đi xa, thì một là, vì nếu gã xuất hiện ngay thì chúng tôi sẽ cho là kỳ lạ, nghi ngờ, tại sao Mông Nhân lại chóng quay về như vậy, tính cậu ta là hễ được nghỉ phép thì tận dụng ngay, dù sấm sét giáng xuống cũng không lùi bước. Hai là, trong thời gian đó, gã Trương Ái Dân có việc phải giải quyết, ví dụ gã và Lý Cường muốn sau đó chạy trốn cho dễ, đã chuẩn bị việc dịch dung khác - những chuẩn bị này phải tốn thời gian. Tôi tuyệt đối không tin gã có thể chuẩn bị trong thời gian rất ngắn. Thế thì chỉ có thể nói rằng một trong hai gã (Trương Ái Dân và Lý Cường) đã có khả năng như tiểu thuyết khoa học viễn tưởng vẫn miêu tả: chỉ cần khẽ chạm vào đối phương là có thể biến thành đối phương tức thì. Nếu thế thì quá hão huyền không thể tin nổi.
Về cái xác mà tôi đã “tham quan”, trước hết tôi loại trừ khả năng phẫu thuật để làm việc đó. Tuy các bộ phận cơ thể đã được bóc tách ra, nhưng chúng không hề dính máu me đầm đìa gì hết, chúng như dược dán dính vào cơ thể người bằng một chất gì đó. Ở phần đầu, cổ và xung quanh vai của cái xác, phải nhìn thật kỹ mới nhận ra hình như có thứ gì đó dính ở bề mặt, giống như chúng ta dùng một mảnh giấy nilon (bôi sẵn keo) dán phủ lên mặt bàn, dù miết cho phẳng phiu đến mấy thì vẫn phát hiện ra mép tờ nilon. Trần Trọng đã nói, hiện nay “cái chất đó” chẳng khác gì cùng mọc với da thịt trên mặt Lý Cường, điều này khiến tôi thấy sợ. Nếu đúng là thế thì sự việc này sẽ không đơn giản chỉ là dịch dung. Ngoài ra còn một chuyện mà trước đây tôi chưa viết ra, vì quả là nó rất... bây giờ tôi nghĩ thà rằng lúc đó mình đang hoa mắt còn hơn: tôi đã nhìn thấy hình như có một số chỗ trên hai tay hai chân Lý Cường đang từ từ tan chảy, chúng như được làm từ nước đá. Tôi không hỏi Trần Trọng, vì nhìn thấy ánh mắt của anh, ánh mắt ấy đã cho tôi biết anh sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của tôi. Trần Trọng là cảnh sát, cảnh sát phải tuân thủ nguyên tắc của họ, dẫn tôi vào xem cái xác, đã là làm trái nguyên tắc rồi. Cho nên, có rất nhiều câu hỏi khác, tôi không thể mở miệng.
Hai là, Trương Ái Dân đã trở về như thế nào?
Nếu đúng như gã nói, gã đã học được rất nhiều tri thức - tri thức về mô phỏng, nhưng hễ là người thì đều sẽ phải chết; tuổi thọ thì có hạn, chỉ vài chục hoặc một trăm năm, vô số tri thức học được không thể chỉ trong một thời gian ngắn chuyển hóa thành những thứ của riêng mình, để mình trở thành thần, vậy thì phải tìm cách để mình sống mãi mãi. Nếu đúng là gã đã nắm được rất nhiều tri thức, thì tại sao gã lại dễ dàng tin vào cái “lý thuyết” trường sinh bất tử? Chẳng lẽ, có văn hóa càng cao thì lại càng dễ bị mê hoặc bởi những chuyện rất đơn giản? Giống như chuyện thế này: có một số trò lừa đảo, bà con nông dân hoặc miền núi văn hóa không cao nhưng không mắc lừa, người bị mắc lừa lại là những vị có trình độ đại học; tôi không rõ dùng ví dụ này để hình dung về gã Trương Ái Dân có sát hay không, nhưng quả là tôi không thể tìm ra lý do nào khác. Còn một lý do nữa (lý do mà chính tôi cũng không tin), đó là, thuật trường sinh bất tử là có thật.
Từ những câu Trương Ái Dân nói ra có thể phán đoán rằng: hiện nay, năng lực phục chế người khác của gã đã đạt đến trình độ có thể duy trì lâu dài thông qua một phương pháp nào đó; nói cách khác, có thể đạt đến vĩnh cửu. Cho nên gã mới đi tìm phương pháp trường sinh bất tử. Đương nhiên, tôi không loại trừ khả năng sự xuất hiện trở lại của Trương Ái Dân là do có người ra lệnh, người ấy có thể là người đã đưa gã sang Úc, hoặc là Thạch Bình Nhi. Mọi khả năng đều có thể tồn tại, đúng thế. Kể cả khả năng hiếm hoi này: chính Thạch Bình Nhi là người đã đưa gã Trương Ái Dân đi Úc, nếu không phải Thạch Bình Nhi thì là một người có liên quan đến cô ta do vô số những mối quan hệ đan xen chằng chịt.
Ba là, Thạch Bình Nhi là ai?
Tôi cho rằng Trần Trọng thừa sức điều tra ra các tư liệu về Thạch Bình Nhi, rất có thể anh đã điều tra ra rồi, vì khi tôi hỏi Trần Trọng, ánh mắt anh đã “để lộ” điều này. Ai cũng thế, khi nói dối, ánh mắt sẽ khác, sẽ hơi có nét xa xăm, hoặc đôi mắt sẽ hơi động đậy; hoặc, có người sẽ không dám nhìn thẳng vào mắt đối phương - ánh mắt Trần Trọng thuộc loại này. Như phía trên đã nói, Trần Trọng phải giữ nguyên tắc của cảnh sát, tôi không có cách gì ép anh phải thay đổi nguyên tắc nghề nghiệp. Từ mẩu chuyện nhận được cái thư mời kia, tôi hiểu rằng chắc chắn Thạch Bình Nhi có mối quan hệ gắn kết với cái tập đoàn ấy, tôi không có cách để điều tra rõ cái tập đoàn của họ, việc đó nằm ngoài phạm vi khả năng của chúng tôi. Tập đoàn ấy hoạt động về nhà đất, dược phẩm, tiền tệ, ngư nghiệp, hải sản... họ là tập đoàn xuyên quốc gia. Muốn điều tra về họ thì phải được nhà nước trao quyền. Nếu Thạch Bình Nhi đúng là người của tập đoàn ấy, thế thì rất có thể Trương Ái Dân có dính dáng gắn kết với tập đoàn, vì Thạch Bình Nhi dường như hiểu rõ về Trương Ái Dân hơn hẳn chúng tôi tưởng tượng. Còn điều này nữa: thân thủ của Thạch Bình Nhi, cô ta có đủ năng lực để đánh ngã Trương Ái Dân “đầy mình bản lĩnh”, cho nên tôi đoán rằng chuyến đi đến động Tỵ Vân lần này sẽ không hề đơn giản.
Đọc đến đây, tôi lẩm bẩm: “Mục đích ban đầu của Thạch Bình Nhi là gì?” Trần Trọng nhún vai, nhìn tôi.
Đoạn cuối cùng của tập tài liệu mà Thạch Bình Nhi để lại cho Trần Trọng, cô ta dặn dò phải bảo quản tốt cuốn sách kia, nội dung của thuật dịch dung là từ một quyển khác dịch ra. Phía sau đó không thấy viết gì khác. Ở trang cuối cùng, tôi nhìn thấy lời dặn Trần Trọng chuyển lời cô ta hỏi thăm tôi, và còn vẽ một hình trái tim khá to, rồi “in” son đôi môi mình lên đó. (Lúc nhìn thấy hình đôi môi này, tôi có cảm giác rất muốn áp ngay miệng mình lên; tôi vội tự tát cho mình một cái vì cái ý nghĩ rất viển vông rồ dại này).
Một buổi tối sau đó ít hôm, Trần Trọng bí mật dẫn tôi đến “tham quan” cái xác Lý Cường. Các nhân viên kỹ thuật “bóc tách” những thứ gắn trên xác Lý Cường ra, nói chuẩn xác hơn, những thứ đó là các bộ phận của cơ thể phụ nữ được gắn kết, đắp vào Lý Cường. Các kỹ thuật viên đã đặt những của nợ ấy sang bên cạnh, và đeo biển bé xíu ghi các ký hiệu. Trần Trọng cho biết: sau khi lấy ra từ cơ thể nữ giới, các bộ phận này được dùng phương pháp đặc biệt để “dán” vào cơ thể Lý Cường, phương pháp đó cụ thể là gì thì các chuyên gia vẫn chưa khám phá ra, (chuyện này là thật hay không, có lẽ Trần Trọng biết, còn tôi, tôi cũng không hỏi thêm). Trước đó tôi cứ tưởng rằng cái mặt nạ làm bằng da người thật, dính chặt vào mặt Lý Cường; theo cách nói của Trần Trọng là “giống như mọc trên da mặt” anh ta; nhưng lúc này nhìn kỹ các dấu vết thì thấy rằng nó được “dán” lên, nhưng lại giống như đã gắn với da mặt anh ta làm một. Tại sao lại thế? Hiện giờ vẫn chưa điều tra ra, vẫn chưa có đáp án.
Trần Trọng nói đã báo cáo lên cấp trên toàn bộ sự việc này, cấp trên đã thành lập một tổ chuyên án để tìm hiểu vấn đề. Trương Ái Dân đã bị cảnh sát ra thông báo truy nã toàn quốc. Tôi nghĩ, lúc này muốn bắt được gã Trương Ái Dân thì quá khó, gã có kỹ thuật thay đổi dung mạo của mình, chỉ cần ít thời gian để mô phỏng một người nào đó, tiếp theo, gã lấy mạng người ấy, sau đó ung dung sống với danh nghĩa của người ta...
Trần Trọng nhắc đi nhắc lại rằng lần này anh dẫn tôi vào xem, tức là anh phải đánh liều mạo hiểm; nếu bị người ta biết thì nghề nghiệp sinh kế của anh coi như chấm hết. Lúc tôi đã ra ngoài yên ổn cả rồi, anh lại dặn dò cấm tôi không được hé răng tiết lộ ra, nếu có thể, thì cũng đừng cho Mông Nhân và lão Phó biết. Tôi cười thầm, nghĩ bụng, Mông Nhân hiện đang quan tâm đến chuyện giữa cậu ta và Mễ Đâu, thậm chí cả hai đang bàn bạc sau này nên sinh mấy đứa con, còn lão Phó thì đến giờ vẫn chưa thấy tăm hơi; tôi dẫu muốn kể cho biết thì cũng chẳng tìm thấy họ.
Tôi lại đến nhà ông Chung Sênh, kể với ông chuyện đi “tham quan” xác chết, ngoài ra cũng cho ông biết tất cả các chuyện đã xảy ra trong thời gian qua. Mục đích là thăm dò xem ông Chung Sênh đã biết chưa, và cũng muốn vị giáo sư này tư vấn giúp, xem nên nhìn nhận sự việc ra sao và chỉ dẫn cho đôi điều.
Ông vừa nghe tôi kể vừa cầm bút ghi chép gì đó. Tồi ghé đầu nhìn xem, thấy chữ ông viết rối tinh rối mù không thể đọc nổi ông viết những gì; chỉ thấy ông thỉnh thoảng ngẩng lên nhìn tôi hoặc là gảy tàn thuốc lá, nhấp trà... Sau khi tôi nói xong, ông nhìn mãi vào cuốn sổ tay của mình và lắc đầu rồi lại gật đầu. Cứ thế rất lâu, rồi ông mới ngẩng đầu lên nói với tôi: “Lúc này tôi thấy lý thú nhất là chuyện Thạch Bình Nhi nói về thuật dịch dung, đó là bản dịch từ một cuốn sách khác. Tôi thấy nghi hoặc.”
Tôi hôi: “Nghi hoặc ra sao ạ?”
Ông Chung Sênh lắc đầu: “Trước đây tôi đã tìm hiểu, được biết Thiên thư gồm hai quyển thượng và hạ, nhưng Thạch Bình Nhi nói là từ một cuốn sách khác, cho nên, nếu Thiên thư không chỉ có hai quyển thì...” Nói đến đây ông nhìn tôi, tôi có cảm giác ông đang quan sát sắc mặt tôi, tôi bèn nở nụ cười: “Thầy Sênh ạ, Thiên thư gồm mấy quyển thì tôi chịu không biết, chỉ biết nó gồm hai quyển, là vì nghe thầy nói thế...”
“Thạch Bình Nhi... Thạch Bình Nhi...” Ông Chung Sênh lẩm bẩm mấy lần. “Cô gái này, thực ra làm về gì?” Ông tiếp tục lẩm bẩm như hỏi chính mình. Ý nghĩ của tôi lúc này là, Thạch Bình Nhi là cô gái có liên quan với cái tổ chức bí mật mà ông Chung Sênh nói với chúng tôi, nhưng cái tổ chức ấy có còn tồn tại hay không thì chính ông cũng không dám chắc. Những chuyện nghe được, không bao giờ chuẩn xác bằng chính mắt nhìn thấy, huống chi, ngay khi ta nhìn thấy cũng có thể là thứ giả tạo không đúng.
Còn về nhân vật mà gã Trương Ái Dân nhắc đến, nhân vật đã dạy gã rất nhiều thứ, là ai? Có phải là người họ hàng đã đưa gã đi Úc hồi trước không?
Tôi chào ông Chung Sênh ra về, trên đường tôi cứ nghĩ ngợi mãi về những vấn đề này, thế rồi tôi ngủ lịm đi. Lúc xuống xe, anh lái tắc-xi phải gọi tôi dậy. Tôi trả tiền và cảm ơn, rồi cứ thế lơ mơ đi về đến nhà. Bước vào, đã thấy lão Phó bấy lâu “mất tích” đang ngồi trên đi-văng phòng khách nhà tôi xem phim. Tưởng xem phim gì khác, thì ra cậu ta đang xem phim “Người khổng lồ xanh”...
Lão Phó của tôi ơi, cậu “xanh” [1] vẫn chưa đủ hay sao?
[[1]] Tiếng Trung Quốc có từ “đội mũ xanh” nghĩa bóng là “bị cắm sừng”... Ở đây ngụ ý khôi hài.
Tôi vừa ngồi xuống thì lão Phó buông ngay một câu chẳng vu vơ tí nào: “Mông Nhân không có nhà nên tôi mới đến để bàn với cậu một việc.” Nói rồi cậu ta ném cho tôi một chiếc phong bì, bên trên viết: “Thư mời. Kính gửi Phó Thanh tiên sinh”. Tôi nhìn lão Phó, cậu ta ra hiệu tôi cứ mở mà đọc. Bên trong có một tờ kiểu như tờ thiếp mời, nhưng cũng không thật giống thiếp mời nghiêm chỉnh. Giấy màu đỏ thắm, lấm tấm nhũ vàng, hệt như thiếp mời dự đám cưới. Nội dung rất đơn giản:
Kính gửi Phó Thanh tiên sinh,
Trân trọng kính mời tiên sinh tham gia hoạt động tìm kiếm báu vật trong hang động Tỵ Vân, do tập đoàn Mục Lâm tổ chức. Mọi kinh phí dành cho hoạt động lần này đều do tập đoàn chúng tôi phụ trách, mã số thư mời của tiên sinh bao gồm hai chữ số cuối cùng của chứng minh thư kết hợp với ba chữ số cuối cùng của số di động của tiên sinh. Khi đến tham dự, mong tiên sinh cầm theo chứng minh thư bản chính và điện thoại di động, đến địa điểm là Phòng tiếp tân hoạt động sơn trang Thuyền Sơn của tập đoàn Mục Lâm. Quý khách có thể đưa thêm một người đi cùng.
Bên dưới ghi số điện thoại liên hệ, người liên hệ và vài điều cần lưu ý... sau đó đương nhiên còn có thêm một câu: “Quyền giải thích cuối cùng về hoạt động lần này thuộc về công ty Mục Lâm”. Đọc từ đầu đến cuối, thực ra tôi chỉ chờ cái câu này. Đọc xong, tôi đưa trả lão Phó, nói: “Không đáng tin.”
Lão Phó cau mày: “Tôi không hỏi cậu rằng có đáng tin hay không. Ý tôi muốn cậu cùng đi. Coi như đi cùng tôi cho đầu óc nhẹ nhõm. Được không?”
Tôi lắc đầu: “Nếu bị lừa thì sao? Đến lúc đó phải bỏ tiền ra mới được về à? Thế thì tốn kém lắm. Tôi không đi. Vả lại, họ không nói là người đi cùng cũng được miễn phí. Lão Phó à, tôi không có ý trách cậu, cậu thầm yêu Mễ Đâu chứ gì? Nhưng chuyện đó chưa đâu vào đâu, chưa có dấu hiệu gì cả; còn Mông Nhân và Mễ Đâu là tự do yêu đương, điều ấy không ai có thể trách cứ gì họ.”
Nghe tôi nói xong, lão Phó phát cáu: “Tôi bảo cậu đi cùng, có đi thì đi không đi thì thôi, đừng dài dòng vớ vẩn nữa! Có đi không? Không đi thì tôi đi một mình!”
Tôi vội gật đầu, nhưng rồi lại lắc đầu: “Tiên sinh ơi, tôi còn phải đi làm, còn phải ăn cơm, hiểu không?”
Lão Phó xùy ra một xấp tiền đặt lên bàn, nói: “Cậu xin nghỉ phép một tháng, và đi với tôi. Coi như tôi đền bù cho cậu đây, được chưa?” Tôi nhìn xấp tiền, nhìn hơi lâu, nhưng đại trượng phu không khuất phục trước uy vũ, không sa ngã bởi phú quý... Vừa rồi tôi đã vượt lên uy vũ, bây giờ càng không thể... Tôi chuẩn bị từ chối thì bỗng có tiếng gõ cửa. Tôi đứng dậy bước ra mở cửa. Một người đưa thư chuyển phát nhanh, hỏi tôi có phải là Đường Tiểu Bạch không. Tôi nói “phải”. Sau đó anh ta đưa tôi hai cái phong bì. Một trong hai cái trông rất quen. Thì ra nó giống hệt cái phong bì của lão Phó, tâm trạng tôi cứ như bị thứ gì đó lèn chặt. Tôi ký nhận thư, rồi vội cầm vào mở ra xem. Phong bì thứ nhất cũng là Thư mời, ghi rõ họ tên tôi, còn nội dung thì giống hệt thư mời của lão Phó. Lão Phó bỗng vui vẻ hẳn lên.
Tôi lại mở phong bì thứ hai. Không ghi tên tôi. Bên trong chỉ có mấy chữ ngắn gọn: Nhất định phải đến. Thạch Bình Nhi.
Nhìn thấy họ tên Thạch Bình Nhi, tôi hiểu ra rằng thế nào tôi cũng đi chứ không thể khác.
Việc chỉnh lý của tôi đối v ới “Dịch dung ký”
Khi chỉnh lý phần ghi chép này, tôi không dùng máy tính. Khi đêm đã khuya, tôi cầm cuốn sổ ghi chép dày nặng và cây bút máy, ra ngoài ban công kê một cái bàn nhỏ để làm việc. Lúc này thành phố vẫn chưa đi vào giấc ngủ, vẫn chưa yên tĩnh, nên tôi không thể tập trung đầu óc để chỉnh lý từng vấn đề sau đó đưa ra kết luận. Thậm chí tôi đang nghĩ có phải Thạch Bình Nhi xuất hiện đã khiến cái đầu tôi rối bời như thế này không? Tôi vẫn giấu kín tất cả mọi người một việc này: vào giây phút đầu tiên nhìn thấy Thạch Bình Nhi, tôi có cảm giác đã từng gặp cô ở đâu đó, rất quen, quen thân như người nhà, thậm chí có cảm giác muốn ôm choàng lấy Thạch Bình Nhi. Khi gặp Thạch Bình Nhi giả bị thương, tôi có cảm giác lo lắng và bất an khiến tôi không sao có thể bình tĩnh nổi. Tôi vốn tin rằng giác quan thứ sáu của mình rất mạnh, nghĩ bụng, mình đã có thể nhận ra gã Mông Nhân giả thì tại sao lại không phát hiện ra Thạch Bình Nhi giả này? Không! Chắc chắn không phải vì tôi đã ở bên Mông Nhân rất lâu, còn Thạch Bình Nhi thì mới chỉ quen gần đây; tôi tin chắc mình quen Thạch Bình Nhi hơn là quen Mông Nhân, tuy nói thế này thì có vẻ rất hão huyền vô lý. Tôi đã mất vài tiếng đồng hồ mới chỉnh lý được mọi tình tiết cho có đầu có đuôi.
Một là, chuyện dịch dung, thực chất là thế nào?
Tôi không muốn tự hỏi mình rằng có tin cái gọi là dịch dung không, vì những sự việc chính mắt tôi nhìn thấy khiến tôi không có lý do gì để phản bác nó cả. Tôi đoán rằng nếu gã Trương Ái Dân không sốt ruột muốn có ngay cuốn sách kia, mà sẽ ngấm ngầm dùng một phương thức khác, ví dụ hắn sắm vai một người nào đó, một người lạ, để tiếp xúc với chúng tôi, thì rất có thể hắn đã đạt được mục đích. Nhưng hắn đã quá hấp tấp.
Trần Trọng hoàn toàn không hé lộ một chút tin tức nội bộ về chuyện Lý Cường dịch dung. Tôi nghĩ rằng, y học ngày nay rất tiến bộ, không có lý gì để không phát hiện nổi bọn người kia dùng phương pháp gì. Trước hết, tôi loại trừ phương pháp phẫu thuật quy mô lớn, vì Trương Ái Dân và Lý Cường đều không có điều kiện để thực hiện; nếu chúng lẻn vào một bệnh viện nào đó để thực hiện thành công thì nhất định sẽ để lại dấu vết.
Tôi đã tra cứu đọc lại toàn bộ báo chí kể từ tháng đầu tiên xảy ra sự việc này cho đến nay, đều không có tin nào nói về các vụ trộm cắp hoặc có chuyện bất thường xảy ra ở các bệnh viện, kể cả các tin tức ngoài lề cũng không có. Thế thì sự việc tôi nhìn thấy ở nhà xác đặt các bộ phận cơ thể người, là thế nào vậy? Chẳng lẽ gã Trương Ái Dân có thể trực tiếp cấy các bộ phận cơ thể đó lên người Lý Cường? Lúc chúng tôi nhìn thấy “Lý Cường”, thì hắn là bộ dạng một phụ nữ chứ không như gã Trương Ái Dân vẫn là nam giới. ông Chung Sênh nói cho tôi biết, các tư liệu rải rác viết về thuật dịch dung của cuốn gia bản nhà họ Tân mà ông đọc được, viết rằng buộc phải dùng khuôn để lấy được hình dạng khuôn mặt “đối tượng” mà người ta muốn mô phỏng, lẽ nào trước đó Trương Ái Dân đã nhân lúc tôi và Mông Nhân ngủ say không biết gì (tôi công nhận rằng tôi và Mông Nhân hễ ngủ là ngủ say như chết, dù nhà sập cũng không biết), để “lấy mẫu” hình dáng khuôn mặt hai chúng tôi rồi đem đi?
Tôi cho rằng có thể suy luận như sau: Trương Ái Dân đã từng có ý định tiếp cận hai chúng tôi, nhưng vì lý do nào đó nên gã không thể tiếp tục thực thi kế hoạch; may gặp lúc Mông Nhân đi xa, gã bèn nghĩ cách dịch dung thành Mông Nhân để tiếp cận chúng tôi, nhằm tranh thủ thời gian sớm nhất có được phương pháp để trường sinh bất tử. Còn vấn đề tại sao gã không xuất hiện ngay sau khi Mông Nhân đi xa, thì một là, vì nếu gã xuất hiện ngay thì chúng tôi sẽ cho là kỳ lạ, nghi ngờ, tại sao Mông Nhân lại chóng quay về như vậy, tính cậu ta là hễ được nghỉ phép thì tận dụng ngay, dù sấm sét giáng xuống cũng không lùi bước. Hai là, trong thời gian đó, gã Trương Ái Dân có việc phải giải quyết, ví dụ gã và Lý Cường muốn sau đó chạy trốn cho dễ, đã chuẩn bị việc dịch dung khác - những chuẩn bị này phải tốn thời gian. Tôi tuyệt đối không tin gã có thể chuẩn bị trong thời gian rất ngắn. Thế thì chỉ có thể nói rằng một trong hai gã (Trương Ái Dân và Lý Cường) đã có khả năng như tiểu thuyết khoa học viễn tưởng vẫn miêu tả: chỉ cần khẽ chạm vào đối phương là có thể biến thành đối phương tức thì. Nếu thế thì quá hão huyền không thể tin nổi.
Về cái xác mà tôi đã “tham quan”, trước hết tôi loại trừ khả năng phẫu thuật để làm việc đó. Tuy các bộ phận cơ thể đã được bóc tách ra, nhưng chúng không hề dính máu me đầm đìa gì hết, chúng như dược dán dính vào cơ thể người bằng một chất gì đó. Ở phần đầu, cổ và xung quanh vai của cái xác, phải nhìn thật kỹ mới nhận ra hình như có thứ gì đó dính ở bề mặt, giống như chúng ta dùng một mảnh giấy nilon (bôi sẵn keo) dán phủ lên mặt bàn, dù miết cho phẳng phiu đến mấy thì vẫn phát hiện ra mép tờ nilon. Trần Trọng đã nói, hiện nay “cái chất đó” chẳng khác gì cùng mọc với da thịt trên mặt Lý Cường, điều này khiến tôi thấy sợ. Nếu đúng là thế thì sự việc này sẽ không đơn giản chỉ là dịch dung. Ngoài ra còn một chuyện mà trước đây tôi chưa viết ra, vì quả là nó rất... bây giờ tôi nghĩ thà rằng lúc đó mình đang hoa mắt còn hơn: tôi đã nhìn thấy hình như có một số chỗ trên hai tay hai chân Lý Cường đang từ từ tan chảy, chúng như được làm từ nước đá. Tôi không hỏi Trần Trọng, vì nhìn thấy ánh mắt của anh, ánh mắt ấy đã cho tôi biết anh sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của tôi. Trần Trọng là cảnh sát, cảnh sát phải tuân thủ nguyên tắc của họ, dẫn tôi vào xem cái xác, đã là làm trái nguyên tắc rồi. Cho nên, có rất nhiều câu hỏi khác, tôi không thể mở miệng.
Hai là, Trương Ái Dân đã trở về như thế nào?
Nếu đúng như gã nói, gã đã học được rất nhiều tri thức - tri thức về mô phỏng, nhưng hễ là người thì đều sẽ phải chết; tuổi thọ thì có hạn, chỉ vài chục hoặc một trăm năm, vô số tri thức học được không thể chỉ trong một thời gian ngắn chuyển hóa thành những thứ của riêng mình, để mình trở thành thần, vậy thì phải tìm cách để mình sống mãi mãi. Nếu đúng là gã đã nắm được rất nhiều tri thức, thì tại sao gã lại dễ dàng tin vào cái “lý thuyết” trường sinh bất tử? Chẳng lẽ, có văn hóa càng cao thì lại càng dễ bị mê hoặc bởi những chuyện rất đơn giản? Giống như chuyện thế này: có một số trò lừa đảo, bà con nông dân hoặc miền núi văn hóa không cao nhưng không mắc lừa, người bị mắc lừa lại là những vị có trình độ đại học; tôi không rõ dùng ví dụ này để hình dung về gã Trương Ái Dân có sát hay không, nhưng quả là tôi không thể tìm ra lý do nào khác. Còn một lý do nữa (lý do mà chính tôi cũng không tin), đó là, thuật trường sinh bất tử là có thật.
Từ những câu Trương Ái Dân nói ra có thể phán đoán rằng: hiện nay, năng lực phục chế người khác của gã đã đạt đến trình độ có thể duy trì lâu dài thông qua một phương pháp nào đó; nói cách khác, có thể đạt đến vĩnh cửu. Cho nên gã mới đi tìm phương pháp trường sinh bất tử. Đương nhiên, tôi không loại trừ khả năng sự xuất hiện trở lại của Trương Ái Dân là do có người ra lệnh, người ấy có thể là người đã đưa gã sang Úc, hoặc là Thạch Bình Nhi. Mọi khả năng đều có thể tồn tại, đúng thế. Kể cả khả năng hiếm hoi này: chính Thạch Bình Nhi là người đã đưa gã Trương Ái Dân đi Úc, nếu không phải Thạch Bình Nhi thì là một người có liên quan đến cô ta do vô số những mối quan hệ đan xen chằng chịt.
Ba là, Thạch Bình Nhi là ai?
Tôi cho rằng Trần Trọng thừa sức điều tra ra các tư liệu về Thạch Bình Nhi, rất có thể anh đã điều tra ra rồi, vì khi tôi hỏi Trần Trọng, ánh mắt anh đã “để lộ” điều này. Ai cũng thế, khi nói dối, ánh mắt sẽ khác, sẽ hơi có nét xa xăm, hoặc đôi mắt sẽ hơi động đậy; hoặc, có người sẽ không dám nhìn thẳng vào mắt đối phương - ánh mắt Trần Trọng thuộc loại này. Như phía trên đã nói, Trần Trọng phải giữ nguyên tắc của cảnh sát, tôi không có cách gì ép anh phải thay đổi nguyên tắc nghề nghiệp. Từ mẩu chuyện nhận được cái thư mời kia, tôi hiểu rằng chắc chắn Thạch Bình Nhi có mối quan hệ gắn kết với cái tập đoàn ấy, tôi không có cách để điều tra rõ cái tập đoàn của họ, việc đó nằm ngoài phạm vi khả năng của chúng tôi. Tập đoàn ấy hoạt động về nhà đất, dược phẩm, tiền tệ, ngư nghiệp, hải sản... họ là tập đoàn xuyên quốc gia. Muốn điều tra về họ thì phải được nhà nước trao quyền. Nếu Thạch Bình Nhi đúng là người của tập đoàn ấy, thế thì rất có thể Trương Ái Dân có dính dáng gắn kết với tập đoàn, vì Thạch Bình Nhi dường như hiểu rõ về Trương Ái Dân hơn hẳn chúng tôi tưởng tượng. Còn điều này nữa: thân thủ của Thạch Bình Nhi, cô ta có đủ năng lực để đánh ngã Trương Ái Dân “đầy mình bản lĩnh”, cho nên tôi đoán rằng chuyến đi đến động Tỵ Vân lần này sẽ không hề đơn giản.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.