Chương 2
Ba Lạp Bất Lạp
04/10/2022
Dịch: Amelie.Vo
Một lúc sau, Dư Tiểu Ngư từ trong bếp bưng ra một bát mì. Là một bát mì thật to, bên trên phủ đầy rau cải xanh, còn bên trong thấp thoáng mấy lát đậu phụ khô tẩm gia vị.
Tiểu hoà thượng nuốt “ực” một tiếng, bát mì kia trông rất ngon miệng
Tâm địa tiểu cô nương này thật thiện lương.
Dư Tiểu Ngư đặt bát mì xuống, nàng ngồi đối diện y, vừa cười vừa nhiệt tình mời y ăn:
“Tiểu sư phụ mau ăn đi!”
Nàng không đưa đũa cho y.
“Thí chủ có thể cho bần tăng mượn một đôi đũa không?”
“Tiểu sư phụ đi ra ngoài hoá duyên không mang theo gia hoả ư?”
(Gia hoả: chỉ vật dùng trong nhà hoặc ngụ ý mắng người)
“A Di Đà Phật…”
Thấy y lại định niệm Phật, Dư Tiểu Ngư bèn vội vã lấy ra đôi đũa giấu sau lưng, đưa cho y.
Tiểu hoà thượng nhận lấy, nhìn nàng đầy cảm kích:
“Ân tình đưa cơm, nhất định không quên.”
Dư Tiểu Ngư không đáp lời, chỉ chống cằm cười híp mắt nhìn y, hỏi:
“Ngươi tên là gì?”
“A Di Đà Phật, pháp danh của bần tăng là Giới Không.”
“Ta không có hỏi pháp danh của ngươi, ta hỏi ngươi tên gì?”
Tiểu hoà thượng nhìn ân nhân ngồi đối diện mình, trên mặt hiện lên một thoáng suy tư cùng do dự, y chậm rãi đáp:
“Tục danh của bần tăng là Thẩm Trọng Uyên.”
Dư Tiểu Ngư vẫn chưa chịu buông tha, truy cùng hỏi tận: “Là hai chữ nào?”
“Trọng trong ‘trọng lai’. Uyên trong ‘vạn trượng thâm uyên’.” Ánh mắt y tối lại, ngữ khí nặng nề.
(Trọng lai = làm lại từ đầu; Vạn trượng thâm uyên = vực sâu vạn trượng)
Chà, tiểu sư phụ cũng có chuyện thương tâm.
Cô nương tinh ý nhìn ra được điều này, lại đùa y:
“Quả nhiên ta và tiểu sư phụ có duyên nha, ta tên Dư Tiểu Ngư.”
Nói tới đây, nàng nhúng ngón tay vào cốc trà, viết chữ lên bàn:
TRÌ NGƯ TƯ CỐ UYÊN.
(Trì ngư = cá trong chậu; Tư = nghĩ về; Cố = cũ; Uyên = vùng nước sâu) [1]
Tiểu hoà thượng nhìn nàng, sau đó tiếp tục vùi đầu ăn mì, không phát ra tiếng động.
Cô nương này, thật không biết xấu hổ!
Thấy y không thèm để ý đến mình, Dư Tiểu Ngư bèn đổi chủ đề, hỏi y đến từ nơi đâu.
Giày của tiểu hoà thượng đã mòn nát, y sam rách tả tơi, bộ dáng phong trần mệt mỏi, ắt hẳn đã đi một chặng đường rất dài.
“Ta đến từ Kinh thành.”
Từ Kinh thành đến Giang Ninh là một khoảng cách xa xôi mịt mùng.
Sao tiểu hoà thượng này không an ổn ở kinh thành mà lại chạy đến phương Nam?
“Ngươi đến nơi đây để làm gì?”
Dư Tiểu Ngư nghiêng đầu, quan sát y thật tỉ mỉ. Đến những đốm hương trên đầu, y cũng không có, xem ra là một hoà thượng vừa mới xuất gia.
Ăn hết bát mì, tiểu hoà thượng bèn dùng cánh tay áo lau miệng, sau đó y gật đầu trả lời:
“Sư phụ nói ta lục căn chưa tịnh, cần phải tu hành nhiều hơn.” Y như đang tự thuyết phục chính mình.
“Vậy ngươi không cần phải ngồi thiền ư?”
“Hành khất cũng là tu hành.” Hai tay y chắp lại, miệng niệm Phật.
Dư Tiểu Ngư không hiểu, bật cười khanh khách.
Tiểu hoà thượng cởi chuỗi tràng hạt trên tay mình ra, dâng tặng nàng:
“Vật này là do sư phụ truyền lại cho bần tăng, nay bần tăng xin được tặng nó cho thí chủ. Cầu chúc cả nhà Dư thí chủ được bình an thuận lợi. A Di Đà Phật.”
Ân nhân đứng khoanh tay tựa vào khung cửa, nhìn tiểu hoà thượng rời đi không lời từ biệt.
—o0o—
Chú thích:
[1] Trích từ câu: “Ki điểu luyến cựu lâm. Trì ngư tư cố uyên”
Nghĩa là: Chim trong lồng thì yêu rừng xưa, cá trong chậu thì nhớ sông cũ.
Một lúc sau, Dư Tiểu Ngư từ trong bếp bưng ra một bát mì. Là một bát mì thật to, bên trên phủ đầy rau cải xanh, còn bên trong thấp thoáng mấy lát đậu phụ khô tẩm gia vị.
Tiểu hoà thượng nuốt “ực” một tiếng, bát mì kia trông rất ngon miệng
Tâm địa tiểu cô nương này thật thiện lương.
Dư Tiểu Ngư đặt bát mì xuống, nàng ngồi đối diện y, vừa cười vừa nhiệt tình mời y ăn:
“Tiểu sư phụ mau ăn đi!”
Nàng không đưa đũa cho y.
“Thí chủ có thể cho bần tăng mượn một đôi đũa không?”
“Tiểu sư phụ đi ra ngoài hoá duyên không mang theo gia hoả ư?”
(Gia hoả: chỉ vật dùng trong nhà hoặc ngụ ý mắng người)
“A Di Đà Phật…”
Thấy y lại định niệm Phật, Dư Tiểu Ngư bèn vội vã lấy ra đôi đũa giấu sau lưng, đưa cho y.
Tiểu hoà thượng nhận lấy, nhìn nàng đầy cảm kích:
“Ân tình đưa cơm, nhất định không quên.”
Dư Tiểu Ngư không đáp lời, chỉ chống cằm cười híp mắt nhìn y, hỏi:
“Ngươi tên là gì?”
“A Di Đà Phật, pháp danh của bần tăng là Giới Không.”
“Ta không có hỏi pháp danh của ngươi, ta hỏi ngươi tên gì?”
Tiểu hoà thượng nhìn ân nhân ngồi đối diện mình, trên mặt hiện lên một thoáng suy tư cùng do dự, y chậm rãi đáp:
“Tục danh của bần tăng là Thẩm Trọng Uyên.”
Dư Tiểu Ngư vẫn chưa chịu buông tha, truy cùng hỏi tận: “Là hai chữ nào?”
“Trọng trong ‘trọng lai’. Uyên trong ‘vạn trượng thâm uyên’.” Ánh mắt y tối lại, ngữ khí nặng nề.
(Trọng lai = làm lại từ đầu; Vạn trượng thâm uyên = vực sâu vạn trượng)
Chà, tiểu sư phụ cũng có chuyện thương tâm.
Cô nương tinh ý nhìn ra được điều này, lại đùa y:
“Quả nhiên ta và tiểu sư phụ có duyên nha, ta tên Dư Tiểu Ngư.”
Nói tới đây, nàng nhúng ngón tay vào cốc trà, viết chữ lên bàn:
TRÌ NGƯ TƯ CỐ UYÊN.
(Trì ngư = cá trong chậu; Tư = nghĩ về; Cố = cũ; Uyên = vùng nước sâu) [1]
Tiểu hoà thượng nhìn nàng, sau đó tiếp tục vùi đầu ăn mì, không phát ra tiếng động.
Cô nương này, thật không biết xấu hổ!
Thấy y không thèm để ý đến mình, Dư Tiểu Ngư bèn đổi chủ đề, hỏi y đến từ nơi đâu.
Giày của tiểu hoà thượng đã mòn nát, y sam rách tả tơi, bộ dáng phong trần mệt mỏi, ắt hẳn đã đi một chặng đường rất dài.
“Ta đến từ Kinh thành.”
Từ Kinh thành đến Giang Ninh là một khoảng cách xa xôi mịt mùng.
Sao tiểu hoà thượng này không an ổn ở kinh thành mà lại chạy đến phương Nam?
“Ngươi đến nơi đây để làm gì?”
Dư Tiểu Ngư nghiêng đầu, quan sát y thật tỉ mỉ. Đến những đốm hương trên đầu, y cũng không có, xem ra là một hoà thượng vừa mới xuất gia.
Ăn hết bát mì, tiểu hoà thượng bèn dùng cánh tay áo lau miệng, sau đó y gật đầu trả lời:
“Sư phụ nói ta lục căn chưa tịnh, cần phải tu hành nhiều hơn.” Y như đang tự thuyết phục chính mình.
“Vậy ngươi không cần phải ngồi thiền ư?”
“Hành khất cũng là tu hành.” Hai tay y chắp lại, miệng niệm Phật.
Dư Tiểu Ngư không hiểu, bật cười khanh khách.
Tiểu hoà thượng cởi chuỗi tràng hạt trên tay mình ra, dâng tặng nàng:
“Vật này là do sư phụ truyền lại cho bần tăng, nay bần tăng xin được tặng nó cho thí chủ. Cầu chúc cả nhà Dư thí chủ được bình an thuận lợi. A Di Đà Phật.”
Ân nhân đứng khoanh tay tựa vào khung cửa, nhìn tiểu hoà thượng rời đi không lời từ biệt.
—o0o—
Chú thích:
[1] Trích từ câu: “Ki điểu luyến cựu lâm. Trì ngư tư cố uyên”
Nghĩa là: Chim trong lồng thì yêu rừng xưa, cá trong chậu thì nhớ sông cũ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.