Chương 4: Giang hồ Hữu đạo
Liên Hoa Tử
06/12/2023
Nghiêm Long không muốn giết quá nhiều người, cũng như trong lòng chàng vẫn còn quá nhiều mối hồ nghi, vị long tử kia sao giống mình như khuôn đúc, số mệnh an bày, ý tại trời cao... nên nói với long mẫu:
- Long mẫu! Chúng ta không cần phải nói nhiều với đám người mất đi nhân tính này! Rồi ông trời cũng sẽ trừng phạt bọn chúng mà thôi.
Nói vừa xong, chàng bay lên hư không, dùng nội lực phi thường chưởng như trời gầm xuống mặt đất, làm cho đám người Thành Tinh say sẫm mặt mày, đưa long mẫu cùng Hồ Thiên Khí, Tập Hạ... tất cả mọi người nhanh chóng rời đi.
Trịnh Thu Thủy vẫn không từ bỏ tham vọng trẻ mãi không già, định đuổi theo nhưng Mã Trường Vọng ra tay cản lại, nói:
- Nếu như đã biết Nghiêm Long không phải người thường, muội đừng có khinh khi!
Thành Tinh cười gượng với đám thuộc hạ công phu mèo quào đang lăn lộn dưới đất, than trời vì bị té quá đau, nói:
- Các ngươi thật đúng là một lũ ăn hại mà!!!
Con rùa thần Lôi quy mắt đỏ phừng phừng như lửa đốt, phun khói đen hôi thối bay bịt bùng, khiến cho lũ gian tà bỏ chạy hụt hơi.
Một khi long mạch của ngọn núi đã bị chấn động đến sâu sắc như vậy rồi, thì ắt có chuyện không hay sau này theo đó sinh ra.
Người dân và binh lính triều đình một phen nhìn thấy có vô số linh hồn ma quỷ hình dáng lạ thường từ nơi đỉnh núi Long Phi này bay tứ tán ra.
Cả nhà của Tiểu Ngọc, cũng tức là bé gái trước đây đã lấy được sợi dây vàng thập điện thiên tình tuyến khi Nghiêm Long rút kiếm thần lên ở ngọn suối thanh long tuyền, cũng nhìn thấy cảnh tượng quái dị này, nên viết thư gửi cho Liễu Giới đại sư qua đường thủy.
Tiểu Ngọc chẳng qua chỉ đi theo cha mẹ mình đến núi này chơi, gặp gỡ một vài người thân ruột thịt, cơ may tự có không ngờ, mới nói to lên:
- Cha mẹ à! Đúng là trong cái rủi lại có cái may, con mới vừa nhặt được một món bảo bối. À, để coi, cái gì vậy nè...
Phụ thân của bé gái có số phận kỳ lạ này tên là Phùng Quốc Văn, còn mẫu thân tên là Địch Lệ Triều Vũ, cả hai người đều là cao thủ từng có tiếng tăm lừng lẫy ở trên giang hồ, gác kiếm rửa tay.
Phùng Quốc Văn nhìn con gái nói:
- Tiểu Ngọc! Con nên nhớ Phùng gia chúng ta ba đời đều là võ lâm hảo hán, do gặp phải họa tày trời, mới phải trốn đi xa. Sau này con phải như ca ca của con, chăm mài luyện tập võ nghệ, ra sức bảo vệ cho dân lành, có biết hay chưa!
Nói rồi, người cha hôn lên má của đứa con gái bé bỏng yêu kiều, trông thấy thật thương.
Trong đám đông, có kẻ là gián điệp của Hoa triều, nghe xong chuyện này thì ngày đêm đi theo cả nhà của họ Phùng, ý niệm đa đoan, nhưng trước mắt còn giả bộ lạc đường, nhát gừng hỏi chuyện:
- Vị đại ca này, cho ta hỏi trong tay của con gái huynh đang cầm thứ gì vậy, sao ta thấy nó giống như là ngọc tỉ truyền quốc vậy đó, có đúng không? À... mà ca ca chỉ đường giùm ta đi về Hoa quốc được không, ta bị lạc đã ba ngày rồi, bữa đói bữa no, thiệt là khổ quá! Làm ơn đi!
Địch Lệ Triều Vũ nhìn ánh mắt của con người này không chân không thật, khóe miệng có nốt ruồi, cố ý hỏi to:
- Xin cho hỏi huynh đài tên họ là gì, sống ở nơi nào của Hoa quốc?
Người này mỉm cười, không muốn hở môi, lại giã lã:
- Tại hạ chỉ là một bá tánh bình dân, làm ruộng ở quê nhà, không có thê nhi.
Nói xong, liền làm mặt lạnh bỏ đi.
Tiểu Ngọc hỏi phụ thân của mình:
- Cha ơi! Con thấy thúc ấy chân bước nhẹ nhàng, lưng nhiều sức mạnh, hai tay rắn chắc hơn người bình thường, nhất định võ nghệ có thừa, sao phải giả dạng làm người làm ruộng vậy cha?
Phùng Quốc Văn nói:
- Con mới chừng này tuổi! Biết cái gì mà hỏi! Thứ mà con đang cầm trong tay chính là ngọc tỉ truyền quốc của Long triều. Khi nào chúng ta gặp lại Ứng Long thúc thúc của con thì tất nhiên phải đem thứ họa vật này trả lại cho người ta.
Mẫu thân của Tiểu Ngọc nổi dậy tâm tà, nên nói với tướng công mình:
- Tướng công, thiếp thấy đây chỉ là một món đồ chơi bình thường, nhìn kỹ thì cũng đâu có chỗ nào là đặc biệt, bất quá đem bán cho đại thẩm ở gần nhà mình, cũng đổi được vài ba cân gạo xấu mà thôi. Thẩm ấy có đứa con vô cùng nghịch ngợm, thích tò mò những thứ kỳ lạ như vầy, chàng nói có phải không?
Phùng Quốc Văn biết nương tử mình vẫn mang dòng máu giang hồ nửa thánh nửa yêu, ba đời đã vậy, không cản không xong, cho nên mới nghiêm sắc mặt mà nói ngắn gọn:
- Nương tử, nàng đừng tưởng khối hình vuông này chỉ nhẹ có bấy nhiêu thì sinh lòng khinh mạn, không nên đâu. Một khi thời cơ chín muồi thì Long quốc sẽ độc tôn, không còn đối thủ. Nói nhiều e rằng gặp họa diệt môn. Mau đi thôi!
Mặt trời lên cao sáng chói, gió nhẹ mây hồng, cây cỏ thanh thanh. Phong cảnh khác thường xưa nay hiếm. Người ta còn nghe được rất nhiều thứ âm thanh ma quái lạ lùng, gào khóc ủ ê.
Liên Tịnh đã qua bảy ngày truyền nội công cho Long Cảnh Võ, sức kiệt hơi tàn, bất giác hôn mê.
Sở dĩ nàng phải làm vậy, là để đả thông hai mạch nhâm đốc ở trên người của hoàng tử, cũng như giúp cho sức khoẻ của mình mau nghịch hành, dễ luyện thuật phòng tinh.
Như vậy là đôi bên cùng có lợi, âm chất dương phần đều mạnh mẽ siêu nhiên.
Ngoài Liên Tịnh ra, vẫn còn có Liên Thanh, Liên Nghiêm và Liên Trang, bốn vị mỹ nhân này đều có tuyệt học trên người, khả đạt thiên thư.
Nhưng ba người sư muội kia của Liên Tịnh hiện giờ vẫn còn trên núi tu hành, chưa muốn xuất quan.
Cũng may là trong số những người hảo hán trên giang hồ, có kẻ thích lo chuyện bao đồng, cứu được nàng trong lúc đói khát ngây người, coi như là một sự vô tâm, mà chính do sự vô tâm này, ba năm sau trong võ lâm mới có một trận chiến không ngờ, kết cục cũng vô tâm.
Hảo hán ấy tên là Vi Tình, cho Liên Tịnh ăn một viên thuốc hình tròn, vị chát, to bằng đầu đũa.
Đợi chừng nửa khắc, khi thấy người nữ kia hai mắt đã đảo lộn trong tròng, môi tươi trở lại, chàng mới cưỡi ngựa đi về Liên quốc xa xôi.
Liên Tịnh cũng không thể ngờ là mình suýt chết đi rồi vì quá chủ quan.
Nàng cứ lẩm bẩm trong đầu có một điều:
- Rõ ràng là mình đã nghe theo lời của sư phụ, không làm thiếu một việc nào, sao lại như vậy được?
Và cũng không một người nào lý giải được nguyên nhân của chuyện này, cho đến ba năm sau.
Cũng từ đó trở đi, dung nhan của Liên Hoa chưởng môn nhân ngày càng xinh đẹp như thiên thần, nội lực siêu quần, võ nghệ tuyệt luân.
Buổi tối, long tử đã ngồi dậy, ăn uống như thường, nói chuyện vui tươi.
Chỉ có một điều đáng lo là trí nhớ có chút chi đó mơ hồ, hay nghe thấy những tiếng động xa tận chân trời, hai mắt có lôi quang.
Long Cảnh Võ ngồi nhìn ân nhân đã giúp mình sống lại sau hơn hai mươi năm dài ngủ như chết trong quan tài mà khóc lớn như đứa trẻ lên mười, cảm động ngâm thơ:
- Long tử khai thiên nhãn
Phi tình hóa tiên đan
Cảnh thiên nhiên thường quán
Võ thần tiết đinh san.
Liên Tịnh nghe thơ thì không hiểu ý của long tử muốn nói gì, chỉ làm bộ gật đầu, cười nụ mà thôi.
Long Cảnh Võ quỳ xuống lạy liền ba lạy, nước mắt đầm đìa, nói:
- Đồ nhi đa tạ sư phụ!!! Xin người nhận con làm đệ tử, có được không? Là người đã truyền nội lực tu hành sang người con, ân tình này mãi xin ghi tạc!
Hai người nhìn nhau không rời mắt, trong tâm thức đơn thuần, hàm chứa ý thiêng liêng.
Liên Hoa phái chỉ thu nhận nữ môn đồ, làm gì có chuyện nhận nam.
Nhưng trước sự chân thành đến lạ lùng của long tử, khiến cho trời đất như quay cuồng, non nước cũng đảo điên.
Liên Tịnh dù gì thì cũng chỉ là thân nhi nữ, chân yếu tay mềm, cảm nhận đơn sơ, đành gật đầu chấp nhận yêu cầu này của Long Cảnh Võ, nhưng không nói một câu, chỉ chắp hai tay lại xá chào nam đồ đệ đầu tiên này của mình, lấy từ trong tay áo ra một cuốn thương phổ tâm truyền, chỉ dạy võ công.
Vì sao gọi là thương phổ tâm truyền?
Do trong quyển bí kíp này, không có một chữ nào rõ ràng, hình vẽ cũng như vậy, chỉ có những người nào thiên tính thanh thuần, ngộ tính cực cao, không ngại chết vì chúng sinh thiên hạ thì mới có thể luyện thành công phu tuyệt đỉnh. Còn bằng không, tẩu hỏa nhập ma cũng là chuyện bình thường, thậm chí đứt hết kinh mạch trong người, chết rất khó coi.
Nữ sư phụ đưa cho đồ nhi của mình một cây rìu, bảo rằng hãy tập cầm cây rìu này liên tục ba đêm, không ngồi không ngủ, mà phải đi liên tục hoặc đứng dưới gốc cây bồ đề được trồng ở bên trái lối ra vào Liên hoa động.
Dưới ánh trăng đêm rằm, sáng lạn như trái tim người quân tử kiên cường, gió mát điểm tô, dường như tất cả thế gian đang chìm vào mộng ảo, không có lo buồn, ra khỏi khen chê. Mặc cho miệng lưỡi người đời ưa thay đổi, chỉ cần trong trái tim mình chân chất hiền hòa, sẽ ngộ được kỳ duyên.
Vào năm Liên Tịnh mười tuổi, hay bị người đời nhục mạ khinh khi, có lần còn bị đuổi đánh đến suýt chết, vì lỡ ăn cắp hai cái màn thầu cứu đói trẻ ăn xin. Phụ mẫu không còn, con thơ tủi phận, lang thang đầu đường xó chợ, đâu biết ngày mai.
Cũng chính vì như vậy, mà nàng mới phát thệ tu hành, cứu thế độ nhân.
Nay, nếu như không vì xót thương cho Long Cảnh Võ trong hoàn cảnh lang thang phiêu bạt không nhà, nàng chắc đã đi du hóa ngũ hồ tứ hải cho xong.
Cũng là làm lợi ích cho người đời, nhưng phương tiện thì có thể thay đổi tùy thời, theo tâm người ứng hiện hành vi.
Nàng khắc lên tảng đá hình chữ nhật dài trong hang động một bài thơ:
- Liên hoa thanh tịnh pháp
Tịnh thần, thủ chân nguyên
Hoa khai, hiền thánh nguyện
Hương hàm, nội tình duyên.
Long Cảnh Võ cũng không hiểu được ngụ ý trong những câu thơ này, hoàn toàn ngơ ngác, nhìn theo từng cánh quạ đen bay trên bầu trời, suy nghĩ miên man.
Nửa tháng trôi qua, mà Nghiêm Long vẫn chưa có một chút tin tức gì của Từ Phụng, không biết nàng hiện đang sống ở nơi đâu, và Hồ Điệp có qua khỏi lằn ranh sinh tử hay không?
Hồ Thiên Khí chỉ để lại ba túi cẩm nang cho chàng, một mình đưa long mẫu Quan Phụng Vũ trở về kinh thành, diện kiến Long thiên đế, đòi lại công bằng cho hai mẫu tử phân ly.
Ông cũng không biết hoàng tử Long Cảnh Võ bây giờ đói khổ ra sao, càng ngậm ngùi than thân trách phận.
Nhưng long mẫu từ lâu đã nguội lạnh tấm chân tình với Long thiên đế dâm loàn, không biết thương dân, nên nói với chính mình ở trong gương:
- Liên Huyền Nữ ơi Liên Huyền Nữ! Ta không biết ngươi là ai? Vì sao ngươi lại được sanh ra trên cõi đời này vậy? Có chăng là một giấc mộng hoang đường của lứa tuổi đôi mươi. Hoa xuân nở có muộn màng nơi triền núi, và trong trăng khuyết tìm người, ánh mắt đã phôi phai?
Ngồi cả nửa canh giờ hụt hẫn trước gương, có gì đang mong đợi?
Không phải chút phong tình, không phải tiếng phu thê!
Long thiên đế không nhớ bà là ai, nghe qua tên họ cũng làm ngơ như kẻ lạ, cũng không muốn thượng triều, phê duyệt tấu chương.
Suốt ngày chỉ biết quây quần với Phí Nguyệt, sủng hạnh người tà, rời xa trung thần nghĩa sĩ, xuống chỉ cho Hồ Thiên Khí khôi phục lại chức quan, nhưng tuyệt nhiên không cho long mẫu vào triều, chỉ cho phép bà sinh sống một mình trong căn nhà nhỏ ở không xa kinh thành Hoa Trị, mất khoảng nửa ngày đi đường, cơm nước tự lo.
Có một buổi chiều long mẫu ra ngồi cạnh bờ sông, hai hàng nước mắt cứ chảy dài như con nít té đau, hận mình bạc phận, sống qua nửa đời người, cũng chẳng mấy ngày vui vẻ như ai. Bà bắt cá ở con suối gần đó, định nướng lên ăn, chợt nghe phía sau lưng có giọng cười quen thuộc, câu nói chân tình, như đã tương tri:
- Huyền Nữ! Muội còn nhớ ta là người nào không? Quay lưng lại mà nhìn thẳng mặt của ta, xem ai vừa mới đến!
Long mẫu quay người lại nhìn, rõ thật là con người phi thường họ Lý tên Long.
Nhưng do vẫn ôm khối hận tình ba mươi năm dai dẳng, không muốn nghe người này gọi tên thật của mình, nên đứng dậy bỏ đi.
Lý Long đi theo, môi cười như thấy ngọc, mây trắng ở trên trời bay lãng đãng về tây.
Cho dù Lý Long có gọi long mẫu bao nhiêu lần, bà vẫn im thinh, cứ cúi đầu mà đi thẳng, vô tình vấp chân vào tảng đá lớn ở bên đường, té ngã kêu đau.
Lý Long nhanh chân chạy lại gần, đỡ lấy cố nhân, ánh mắt hai người nhìn nhau có khác chi là trăng thanh chờ gió mát, xúc động mười phần, nhớ lại chuyện xưa.
Long mẫu cũng không tự dằn nổi lòng mình, nói một lời như muôn ngàn mũi nhọn kim châm:
- Ta là Quan Phụng Vũ, cho dù chàng là ai, thì bây giờ điều đó đối với ta đã không còn quan trọng nữa rồi, vì ta đã có con! Xin chàng hãy xem ta như là người xa lạ, có được không?
Lý Long tuổi ngoại ngũ tuần, dung nhan chẳng đổi, cũng trẻ mãi không già như lứa tuổi đôi mươi. Nhưng không phải do ăn nhầm thánh quả dị thường trên núi Lang sơn, mà là do luyện thành bí pháp hồi dương, trong muôn người chỉ được một mà thôi.
Ông nhìn người đàn bà mà mình ngày đêm mong nhớ, trải qua gian khổ nhọc nhằn, cảm động khóc than:
- Huynh biết muội không bao giờ tha thứ cho huynh! Nhưng số phận đã an bài, tương lai còn gì đáng nói, chỉ mong kiếp sống trọn lành, có đạo là xong!
Lúc đó, có tiếng binh khí đánh nhau ở xa đang tiến lại gần, cả hai người đưa mắt cùng nhìn, thấy có một người trông giống với Nghiêm Long, nhưng binh khí ở trong tay là chùy, không phải thanh long tuyền kiếm mà Nghiêm Long thường hay dùng, nên long mẫu đoán chắc rằng người ấy là Long Cảnh Võ, con trai mình, liền chạy tới để nhìn nhau.
Cũng may là Từ Phụng và Nghiêm Long đã bảo vệ họ bình an, tránh khỏi từng đường tên có độc, ám khí phi tiêu.
Từ Phụng lấy thân mình che cho long mẫu, ôm lấy đứa trẻ vừa mới ra đời, còn đỏ hỏn trên tay, nói:
- Trinh phi nương nương, người mau chạy trước đi, bằng không thì khó giữ mạng của mình mà nhìn nhận long tử! Mau lên! Người đừng nghĩ ngợi nhiều nữa. Sau này, khi có thời gian rồi thì ta sẽ nói rõ chuyện này cho người nghe!
Lý Long tuy là cao thủ trên giang hồ, nhưng vì muốn bảo vệ cho người mình yêu, nên không thèm so tài cao thấp với bọn người thích khách đằng xa, dùng khinh công siêu xuất như thần, cõng theo Liên Huyền Nữ trên lưng của mình, thong thả bay đi về phía Long thành, ở ẩn tu tiên.
Kẻ cầm đầu của bọn người xấu kia chính là Mã Trường Vọng, làm theo ý của Châu Thần, Long Khí, Thành Tinh.
Vì yêu phi Phí Nguyệt không muốn mình bị thất sủng, nên mới sai ba tên gian thần này ám sát Trinh phi, máu ghen đã sai sử dâm nữ làm việc tày trời, thật khó dung tha.
Mã Trường Vọng lần trước không bị Nghiêm Long giết trong băng động ở núi Long Phi, vẫn ngông cuồng tự đắc, muốn có được thật nhiều tiền để mưu tính chuyện võ lâm, xưng bá xưng hùng, si tâm vọng tưởng, hắn điên cuồng la hét:
- Nghiêm Long! Hôm nay là ngày chết của ngươi! Ta quyết không tha cho ngươi vì nỗi nhục ba đời của hai nhà Mã - Trịnh bọn ta!
Trịnh Thu Thủy cũng chém giết điên cuồng binh lính của hoàng tử Long triều Long Cảnh Võ chẳng ngưng, mặt dính đầy máu tươi, sát khí đằng đằng, nói:
- Nghiêm Long, Từ Phụng, tổ tiên hai họ Nghiêm - Từ của các ngươi đã hại chết không ít người thân thuộc của ta! Ta chịu khổ sống đến ngày hôm nay cũng chỉ là đợi cơ hội này mà thôi! Giết cho ta! Giết chết bọn chúng! Giết!!!
Nghiêm Long và Từ Phụng đều không hiểu là bọn chúng đang nói chuyện gì, bốn mắt nhìn nhau, trong lòng tự nhiên dâng lên vô số nỗi nghi ngờ về thân phận thật sự của mình.
Nghiêm Long mặt đỏ như người say rượu suốt ba ngày, hỏi vặn lại đám người xấu xa kia:
- Phụ mẫu ta đều là người hiền lành, cả đời chưa từng làm ra bất cứ chuyện gì có lỗi với ai, sao các ngươi lại nói như vậy? Như ta thấy các ngươi chém giết điên cuồng, thật không phải lẽ! Tại sao chỉ vì lợi ích mà giết người, có biết tội gì không?
Trịnh Thu Thủy càng sôi máu căm thù, xông lên chém giết.
Mã Trường Vọng phi thân tới, muốn bắt lấy đứa nhỏ trên người của Từ Phụng, lần này không như lần trước, hắn đã mặc áo giáp thiên tằm băng hộ thể, không sợ đao kiếm chém qua người, thủy hỏa cũng không ăn nhập được gì, quyết liều chết trả thù, đáng sợ lắm thay!
Long Cảnh Võ được lòng dân chúng, biết trước được chuyện hành thích sẽ xảy ra nơi này, nhưng đến muộn một canh giờ, nên chưa kịp gặp mặt mẹ mình, lại phải chia xa, trong lòng lại thêm căm phẫn trước hành vi lạm sát nhiều người vô tội của Mã Trường Vọng, muốn phân thây chặt đầu những kẻ tâm tà, trừ hại cho dân, hướng về phía Nghiêm Long mà nói lớn:
- Ứng Long! Hãy đưa Ngọc Phụng đi trước! Ta đủ sức để đánh bại đám người này. Huynh không cần phải lo cho ta. Để ta tự tay mình băm chặt lũ súc sinh này ra làm muôn mảnh!
Nói xong, liền vận dụng thần công và thuật độn thổ, biến hóa khôn lường, chỉ trong nháy mắt mà kẻ địch đã chết năm mươi người, dân chúng hò reo.
Không ngờ lúc này người của hai tà phái Tích Độc và Bào Yên từ xa chạy tới, trợ sức cho Mã Trường Vọng cướp của, giết người... tàn hại sinh linh. Chúng nói:
- Nghiêm Long, khôn hồn thì khoanh tay chịu trói, thì bọn ta sẽ tha cho các người, còn bằng không, giết sạch sẽ không còn một người nào! Giết!
Tình Hỉ công chúa cũng sớm tiên đoán được chuyện này, tự ý xuất cung, dẫn theo rất nhiều thuộc hạ tùy tùng, võ lâm hào kiệt, ung dung bước ra từ trong ngôi miếu thần cũ kỹ gần đó, tay trái nắm kim bài, tay phải giữ thiên thư, nói:
- Ta là tam công chúa của Long triều. Bọn ác nhân này, các ngươi không được làm bậy! Thiên thư đã nói rõ cách trừ khử những công phu bàng môn tà đạo của các ngươi, không tin thì cứ qua đây!
Long Cảnh Võ biết đây là hoàng cô của mình, cúi đầu thi lễ rồi nói:
- Hoàng cô! Đa tạ người đã ra tay tương trợ, con thấy yên tâm hơn nhiều rồi! Để đánh xong bọn ác tặc này, chúng ta sẽ nói chuyện cùng nhau.
Nghiêm Long và Từ Phụng không muốn rời đi, vì sợ rằng Long Cảnh Võ sẽ không phải là đối thủ của bọn người Mã Trường Vọng, nhưng khổ nỗi bé gái sơ sinh ở trên người Từ Phụng cứ đòi bú sữa mẹ, khóc to, họ đành cắn răng nghiến lợi mà chưa biết phải làm gì tiếp theo.
Long Cảnh Võ dằn lòng hiếu kỳ không được, hỏi:
- Ngọc Phụng! Bé gái vừa chào đời kia là con cái nhà nào, mà sao từ nãy tới giờ ta thấy tỉ cứ ôm nó trên ngực của mình hoài, nó có đói thì nên nhanh chóng cho uống sữa, không thì mất mạng cho xem!
Từ Phụng không muốn giải thích nhiều vào lúc này, ánh mắt như cười, huýt sáo thật to.
Nghe tiếng huýt sáo thì có một con ngựa cao lớn phi thường từ đâu phi tới, toàn thân trắng muốt như mây trời, hai mắt tinh anh, đứng dưới gốc cây, từ từ nhai cỏ.
Tình Hỉ lên tiếng hỏi:
- Đây là giống ngựa gì?
Không đợi cho ai kịp trả lời, đám người của Mã Trường Vọng cùng nhau xông lên, chỉ đòi chặt đầu của Nghiêm Long và Từ Phụng cho bằng được, khí hận ngập trời, không thèm nói rõ nguyên nhân.
Tình Hỉ xót thương cho bé gái mới vừa ra đời, mà đã phải đối mặt với hiểm nguy trùng trùng, nhỏ lệ sụt sùi, nâng kiếm trên tay, nói:
- Đứa trẻ này thật là số khổ, thôi thì để ta đặt cho nó một cái tên là Tình Xuân, để sau này khi nó lớn lên, luôn được vui vẻ yêu đời, không khổ không lo!
Trong số các vị hảo hán anh hùng đi cùng Tình Hỉ, có một người tên là Phí Nhật, vốn là ca ca ruột của yêu phi Phí Nguyệt, vì muốn bù đắp phần nào tội lỗi cho bào muội của mình, nên khẳng khái tạ tội với ông trời, nâng kiếm ngang mi, nói với giọng thâm trầm:
- Ông trời ơi! Muội muội ta là đệ nhất yêu cơ đương thời, chỉ vì tham muốn vinh hoa mà đã trót gây ra biết bao điều tội ác! Được, vậy thì để ta dùng thanh quang minh thần kiếm này để khai sáng điểm linh căn, cho đời theo mối đạo lâu bền, vĩnh kiếp thường an!
Nói rồi, nước mắt tuôn trào như dòng suối nóng thiên nhiên, tự mình bay vào giữa đám quân thù, thi triển ba mươi sáu đường phép thần biến, chiêu thức siêu cường, nhân ảnh như phong, chỉ trong vòng ba mươi chiêu là đã giết gần hết đám người mất đi nhân tính, ai nấy ngây người chiêm ngưỡng hào quang.
Mã Trường Vọng không muốn cũng phải tin, thốt lên rằng:
- Từ lâu đã nghe đại danh của quang minh thần kiếm này rồi, quả thực không thể coi thường, kẻ hèn này xin cam bái hạ phong!
Bọn giặc chỉ còn le que vài va mươi người, nhanh chân bỏ chạy, để quên cả vòng vàng, trang sức, kim ngân...
Nghiêm Long cùng tất cả mọi người vô cùng chấn động tâm tư, sắc mặt vui tươi phấn khởi như cỏ cây trong mùa nắng hạn gặp được cơn mưa rào, thưa hỏi chuyện thành tâm:
- Tiên sinh! Người là bậc cái thế anh hùng, tuyệt đỉnh võ công. Đám người vừa rồi võ nghệ cũng không phải là tầm thường, tất cả chúng tôi cùng nhau liên thủ lại cũng chưa chắc gì đánh bại được bọn chúng. So với trước đây thì Mã Trường Vọng đã lợi hại và tàn độc hơn rất nhiều, chiêu thức yêu tà, hành động quỷ ma. Sao người có thể đánh cho bọn chúng không còn manh giáp, chạy như chó mất chủ không nhà, thật đúng là hiếm có xưa nay. Xin cho hỏi sư phụ của người là ai?
Phí Nhật chỉ nở nhẹ nụ cười lâng lâng thoát tục, hai tay nâng kiếm ngang mày, thi lễ với thanh thiên, không muốn nói thêm một lời nào, lặng lẽ rời đi.
Bầu trời thêm cao thêm mới, cũng như trong linh tánh của mỗi con người, tha thiết niệm hoàn chân.
Từng ngọn cỏ nhành cây đung đưa trong gió la đà, tiếng của đất trời ai nghe thấy xưa nay?
Đứa trẻ òa lên khóc, các vị anh hùng ai nấy mỉm cười, nghe như nỗi niềm mong mỏi muôn đời của chúng sinh thiên hạ dưới mặt đất này, muôn kiếp vẫn không phai.
Long Cảnh Võ đi về phương nam, ngồi trên con ngựa trắng cao lớn dị phàm, quay lưng lại nhìn Từ Phụng một hồi, hai mắt đỏ châu sa.
Tình Hỉ không về hoàng cung, đi ra bờ sông, bước lên con thuyền nho nhỏ xinh xinh, hướng về Hoa quốc, thong thả tay chèo trong con nắng hoàng hôn dần tắt lịm.
Nghiêm Long nhìn Từ Phụng và đứa trẻ sơ sinh, trong lòng bất giác dâng lên một ước nguyện phi thường, không theo lối vinh hoa, chỉ cần ta có đạo, cho non nước muôn đời mãi đẹp như tranh.
Trông thấy xác người nằm ngổn ngang trên mặt đất, ai nấy rất đau lòng, nhỏ lệ xót thương.
Có vị tiền bối tên là Âm Dương Kính, thấy thế đạo ngày một gian tà, những người đang nằm dưới đất kia chẳng qua chỉ vì tiền, vì lợi, vì danh... mà chết đi vô cùng nhục nhã, việc thiện không làm, việc ác lại theo, kiếp người coi như trôi qua vô ích, chẳng biết tu thân thì bị muôn đời phỉ nhổ, trong lòng buồn rười rượi mà nói với Nghiêm Long:
- Nghiêm thiếu hiệp, ta sống ở đời trên năm muơi năm, có hạng người nào mà ta chưa từng gặp qua, có khó khăn nào mà ta chưa từng nếm trải. Ai cũng nói thiếu hiệp mang thiên mệnh trên người, kiếp số đa đoan, nên phải ráng giữ mình, đừng đi vào tà đạo, bằng không thì...
Lại có người nữ đứng cạnh tên là Lưu Lệ, tuổi trẻ khôi hài, muốn thay đổi bấu không khí tang thương này, nên nói:
- Tiểu nữ thấy thiên hạ hiện giờ chia nhau ra đánh như thời Tam Quốc, như vậy cũng vui. Sớm muộn gì thì ba nước Long-Hoa-Liên cũng tạo thành thế chân vạc như thời Gia Cát Lượng, rồi còn có cả Lưu Bị, Tôn Quyền và Tào Tháo. Nghiêm Long ca ca anh minh thần võ như vậy, lại tuấn tú phi phàm, có hiếu có trung, nhất định phải là kiếp sau của Lưu hoàng thúc, sau này sẽ làm chủ Long triều, tạo phúc muôn dân, mọi người thấy có phải không?
Người ca ca của thiếu nữ là Lưu Thanh, tự Hán Kiệt nghe xong, liền lấy tay gõ đầu muội muội của mình, nhưng do đang gấp rút chuẩn bị làm gì, nên không muốn đứng lâu thêm, kéo tay bào muội rời đi và nói vọng lại:
- Tại hạ là chưởng môn của phái Thanh Lưu, nghe nói gần đây ở trên giang hồ đang có một trận mưa máu gió tanh, xin mọi người bảo trọng. Nếu như có duyên, sau này nhất định gặp lại nhau.
Những người còn lại cũng đều không giấu được nét mặt lo buồn cho thế cục võ lâm, nói với Từ Phụng:
- Từ Trinh, nàng là thánh nữ hạ phàm cứu đời, thuộc dòng dõi thiêng liêng, rất gần với Quan Vân Trường thời Tam Quốc, vì trong thiên thư đã có nói như vậy. Mong nàng từ nay phải lo tu dưỡng tâm lành, dốc sức trừ gian, thì hậu thế muôn đời sẽ không bao giờ quên được ân đức sâu dầy của một giai nhân, có được không!!!
Nói xong, hai mươi sáu vị nam nữ anh hùng cảm động rời đi. Nhìn theo bóng lưng của họ, Từ Phụng tin rằng mình được sinh ra trên cõi đời này, nhất định có nhân duyên muôn người khó gặp.
Nghiêm Long và Từ Phụng nhẹ bước lên đường trong tiếng khóc như cười của hài nữ Tình Xuân, nhưng mới đi được chừng hơn trăm bước thì lại nghe thấy tiếng của mấy trăm người hỗn chiến với nhau, không gian như càng quánh đặc, màn đêm u tối đã buông xuống tự khi nào, chẳng lẽ lại phải giết kẻ xấu xa hung tàn, máu nhuộm đỏ hai tay.
Phí Nguyệt từ trên cây cao bay xuống, mang theo oán khí ngập tràn trong đôi mắt long lanh, nói:
- Các ngươi nghĩ là mình có thể bình an mà sống tới sáng ngày mai sao? Đừng vọng tưởng nữa! Chịu chết đi!
Ả không ngừng tung ra những chiêu thức tàn độc muốn lấy mạng người, võ nghệ cũng không phải hạng tầm thường, đánh vào bé gái Tình Xuân.
Sau lưng Phí Nguyệt còn có rất nhiều quan binh, cao thủ giang hồ, thậm chí là lục lâm thảo khấu... số đông hơn năm trăm người, binh khí lăm le, chuẩn bị lấy đông hiếp yếu, chặt đầu của Nghiêm Long.
Phí Nguyệt không muốn nói rõ lý do tại sao mà mình ôm lòng thù hận cho Nghiêm Long nghe, chỉ muốn giết chết chàng, hô lớn:
- Tất cả thuộc hạ thân tín, mau lấy đầu của cặp đôi Long-Phụng này ngay cho bổn cung!
Hai bên đánh nhau như mãnh hổ địch quần hồ, không phân thắng bại, đã qua gần ba khắc, bé gái khóc đòi bú sữa oa oa, Từ Phụng không mệt, nhưng chẳng biết đi nơi nào để tìm ra dòng sữa nóng cho đứa trẻ sơ sinh này nữa.
Nhất định là bé gái cũng là người phi thường mới còn đủ sức khóc lớn, vì đã nhịn đói suốt mấy ngày rồi mà chưa chết, da dẻ lại hồng hào, xương thịt thơm tho, hai mắt to tròn, môi hồng như sen nở.
Từ Phụng đang bị cuốn trôi theo dòng suy nghĩ khi ngắm nhìn tiểu hài nữ dễ thương, không né kịp trăm luồng tên bắn từ xa, rách đi một phần tay áo.
Nghiêm Long không muốn đứa trẻ chưa rõ lai lịch và người con gái mình yêu phải chết thảm nơi này, muốn vận dụng hết nội lực trong người tung chưởng quang minh, nhưng chưa kịp làm gì thì quý nhân xuất hiện.
Liễu Giới đại sư đã tới cùng Ngộ Trực tiểu tăng, còn có cả Võ Trường Đạo là chưởng môn phái Võ Đan, Khuất Bang tiền bối và hơn một trăm người anh hùng võ nghệ tuyệt luân, mang trong lòng hoài bão trị thế cứu đời, xứng gọi chân nhân.
Liễu Giới đại sư nhìn Nghiêm Long hồi lâu, nói:
- Ứng Long, đã có ta ở đây, con cùng Ngọc Phụng hãy mau đi trước. Tuyệt đối không được để cho đứa trẻ kia gặp phải bất kỳ sự nguy hiểm nào, hứa với ta!
Ngài lại quay sang nhìn Phí Nguyệt với ánh mắt nhân từ, tha thứ, cảm thông, nói:
- Nguyệt phi nương nương! Người nên buông bỏ hận thù, tu đạo là hơn, vì người vốn có duyên với Phật!
Phí Nguyệt cả giận, hai mắt đỏ ngầu, tay nắm chặt trường thương, nói:
- Liễu Giới! Ông không cần lo cho bổn cung! Người nào ngăn cản ta trả thù, thì đều ngũ mã phân thây, không cần phải hỏi!
Võ Trường Đạo được người đời xưng tụng là tuyệt hiếu chân nhân, đứng trước cảnh ngộ này, trong lòng xót xa biết mấy, thương cho Phí Nguyệt từng đi theo mình từ nhỏ, học nghệ tinh thường, tuyệt sắc giai nhân, nay chỉ vì bị kẻ gian lợi dụng, không phân rõ chánh tà, muốn giết hại sinh linh, lẽ nào chỉ trơ mắt đứng nhìn, khoanh tay bó gối, như vậy tức là dung túng cho phản đồ của Đạo gia, đất trời không tha thứ nổi, nên dùng lời lẽ ngọt ngào an ủi, khuyên can:
- Nguyệt nhi! Con đã quên sư phụ rồi hay sao? Ta không khi nào không nhớ tới con! Là năm đó sư phụ trong lúc vô tình, đã gián tiếp hại chết cha mẹ con, vi sư là người có lỗi. Bây giờ, để ta làm tất cả những gì trong khả năng, để bù đắp nỗi lòng đau đớn khi mất đi người thân của con, con có đồng ý không? Chỉ cần con chịu dừng tay, quay về nẻo thiện, vi sư chấp nhận để cho con chặt lấy thủ cấp của mình để rửa sạch mối oan khiên, có được không?
Phí Nguyệt nghe xong, cười lớn ba lần, ngọn lửa căm thù càng cháy rực trong tim, có chút xoa dịu phần nào, nhưng ý định giết hết tất cả loài người thì không bao giờ có thể lung lay, nói:
- Sư phụ? Ông không phải!!! Ta không còn tin tưởng vào bất cứ một điều gì trên thế gian. Khôn hồn thì lão đạo sĩ quèn như ông mau tránh ra cho xa một chút, bằng không tai bay vạ gió, ta không cứu được ông đâu! Ha... ha... ha!
Biết là không gì lớn hơn nỗi đau bị mất đi người thân, nhất là cha mẹ. Nhưng chỉ vì cái chết của hai người, mà muốn giết hết tất cả người trong thiên hạ, nhân quả gánh sao đây?
Suy nghĩ này của Phí Nguyệt khiến cho trong đám tùy tùng đi theo, cũng có kẻ nổi hết da gà, sợ hãi khuyên lơn:
- Nguyệt phi nương nương! Ai làm thì người đó chịu! Sao có thể đồ sát một cách vô tình, không xứng mặt anh hùng, ta không muốn tham gia!
Trương Sĩ Thành và Từ Thọ Uy cũng đồng thanh nói:
- Việc năm xưa đến giờ vẫn chưa tìm ra được tên hung thủ thật sự. Biết đâu chúng ta giết nhằm người, thiên lý khó dung! Nương nương à, hay là tha cho Nghiêm Long và Từ Phụng, chúng tôi nghĩ là họ không biết gì đâu. Thật mà!
Bên phía Liễu Giới đại sư, Hàn Lâm Nhi và Quách Tử Hưng cũng biết được một nửa sự thật trong câu chuyện cả nhà Phí Nguyệt bị giết oan vào mười ba năm trước, không muốn Nghiêm Long và Từ Phụng bị giết một cách quá dễ dàng, vì họ còn mưu tính chuyện giang sơn, cân nhắc cả buổi trời, sau cùng quyết định nói đỡ lời giùm cho hai họ Nghiêm-Từ, lập chút công lao:
- Giang hồ có đạo của giang hồ, võ lâm có đức của võ lâm. Nguyệt phi! Xin người đừng mù quáng nữa. Tính mạng của Nghiêm Long thiếu hiệp và Từ Phụng cô nương có liên quan mật thiết với sự tồn vong của ba mươi sáu nước chư hầu, chưa bao gồm lục tặc. Chúng ta cũng biết được phụ mẫu của hai người bọn họ không hề nhúng tay vào chuyện làm cỏ dân Minh thành, thâu tóm Kinh châu vào mười ba năm về trước, liên lụy đến mười ba mạng người Phí gia, trong đó có cha mẹ của Nguyệt phi nương nương. Xin người hãy tin chúng tôi, vì đây là sự thật!
Khuất Bang lấy từ trong người ra một bức thư, nhờ Liễu Giới đại sư đọc lên ở trước mặt tất cả mọi người trong Thiên Thai cốc, trong thư ghi:
- Nguyệt nhi! Khi con nghe được lời của ta và mẫu thân con trong lá thư này thì đã muộn màng rồi. Quân giặc đã sắp đến nơi, cả nhà của chúng ta đều cam lòng chịu chết, không chút oán hờn, không tiếng phân minh. Cho dù sau này con muốn làm gì thì cũng phải quang minh, đường đường chính chính, không nên có ý niệm trả thù, hãy tha thứ cho nhau. Vì ở trên cõi đời này, không ai là chưa từng mắc lỗi, ai cũng là người có đúng có sai, như vậy mới là con người sanh ra trong thiên địa. Nguyệt nhi! Hãy buông cây thương con đang cầm trong tay xuống, cả cuộc đời này, phải thương xót lê dân, vỗ về trăm họ, đi theo Nghiêm Long và Từ Phụng, định quốc an bang. Dòng máu đang chảy trong người của con là dòng máu yêu thần, nửa đục nửa trong, nửa phàm nửa thánh, nếu như biết tu dưỡng thì thành Phật thành thần, vĩnh kiếp lưu hương, còn bằng không thì phải vào địa ngục vô gián để chịu khổ, con có muốn hay không? Rồi sau này tự nhiên con sẽ biết vì sao mình lại được sinh ra trên cõi đời này. Hãy ráng tu tâm!
Phí Nguyệt nghe hòa thượng Liễu Giới đọc xong, trong lòng tỉnh ngộ, nước mắt lưng tròng, đau đớn tim gan, nói:
- Nếu như đây thực sự là bút tích của phụ mẫu ta, thì ta không còn gì để nói nữa! Nhưng các người tuyệt đối không được gạt ta thêm một lần nào nữa hết! Có ai dám chắc rằng trong cả cuộc đời mình, chưa bao giờ làm sai bất cứ một điều gì hay không? Các người nói cho ta nghe... nói cho ta nghe đi mà!!!
Ai nghe qua cũng cảm khái, ngậm ngùi, không khỏi suy tư.
Nói chung, việc trên giang hồ xưa nay nhiều như vậy, hay khúc mắc rườm rà, lẫn lộn thị phi, trắng đen không phải lúc nào cũng được phân biệt rạch ròi, như bóng tối và ánh sáng.
Một khi đã bước chân ra chốn giang hồ, thì cái chết đã cận kề, sự sống cũng như mơ.
Nếu như đời người tan trong ly rượu, xin hiệp khách cứ mơ màng, nâng chén thiên tình mà uống dưới trăng thanh.
Gió mát làm bạn đường
Ai hỏi giọt mù sương
Tạo hóa ưa giễu cợt
Hồng trần bụi đầy gương.
Giai nhân cười nhỏ lệ
Anh hùng thấy liền thương
Đúng sai tình dâu bể
Con người, thật đáng thương!
Nghiêm Long nhìn cây trường thương trong tay của Phí Nguyệt sao mà quá giống với bạch phụng hoàng thương của Từ Phụng, hai món binh khí như là một giọt nước chẻ làm hai, quay sang hỏi người con gái đang đứng bên cạnh mình:
- Ngọc Phụng! Giữa muội và người đàn bà đang đứng thất thần dưới gốc cây lý, rốt cuộc có quan hệ gì không. Phí Nguyệt là gì của muội?
Ánh trăng đã lên, sáng soi tình kim cổ, Phí Nguyệt tung hàn băng chưởng làm chết năm con ngựa lông vàng đứng cạnh tảng đá to, mang theo cây thương dài bay vút vào trong rừng sâu, không nói thêm một lời nào nữa.
Từ Phụng có linh cảm không hay.
Nghiêm Long cũng nghĩ là mọi việc không hề đơn giản như vậy, nên nhờ Liễu Giới đại sư bảo vệ cho Từ Phụng và bé gái ba ngày tuổi, còn chàng thì chuẩn bị tinh thần, quyết chiến một phen.
Tuy Phí Nguyệt đã rời đi, nhưng Châu Thần lại lộ diện, muốn sai tất cả tùy tùng đang có mặt giết hết những người bên phía Nghiêm Long, còn không biết liêm sỉ, nói:
- Thành Tinh đệ đệ nói với ta, Nghiêm Long và Từ Phụng là cẩu tạp chủng, vì cha mẹ của chúng đã từng phản quốc cầu tài, làm hại trung lương, giết người vô số... Nay, ta phụng khẩu vụ của hoàng thượng, đích thân đến đây là để giết chết bọn chúng, trừ hại cho võ lâm, đòi lại công bằng cho những người đã gánh chịu hàm oan. Các thuộc hạ cùng nhân sĩ trên giang hồ, mau nghe theo lời ta mà lấy đầu của đôi cẩu nam nữ, sau này nhất định được xét công đầu, cắt đất phong vương. Lên cho ta!
Nói xong, đám ác tặc liền lao vào chém giết như hổ báo nhịn đói lâu ngày, nay bắt gặp hươu con, tiếng la hét vang trời, ai mà chẳng sợ.
Hai bên đánh nhau vô cùng kịch liệt, đổ máu rơi đầu số khoảng một trăm.
Liễu Giới đại sư dùng thuật du hồn, đi xa mười ngàn dặm, nói với Hoa địa đế đang ngồi đọc sách trong vườn ngự uyển nơi Hoa quốc rằng:
- Cưỡi tuấn mã Lưu Phù, đi nhanh đến băng hồ, đốt cháy hết cây lê! Bằng không thì đại họa ập xuống đầu, thiên hạ nguy nan!
Tuy cách xa mười ngàn dặm, nhưng cảnh tượng đánh nhau nơi Thiên Thai cốc này lại hiện ra rõ ràng trong bảo kính của Hoa địa đế, lại nhớ đến những lời sấm truyền trong thiên thư, nên Hoa Thần tự biết mình phải lập tức làm theo những gì đã nghe được trong hư không, liền leo lên lưng ngựa, phi thẳng tới băng hồ, thi triển thần công.
Từ Phụng sợ tiểu hài nữ chết đi vô ích, mà bản thân mình cũng không làm tròn sứ mạng thiêng liêng, nên bất đắc dĩ phải dùng ám chiêu làm Châu Thần bị trọng thương bởi mũi tên tẩm độc.
Quân giặc ba phần sợ hãi, có kẻ muốn rút lui, nói:
- Châu đại nhân! Người coi chừng độc phát công tâm mà chết! Hay là chúng ta tạm thời rút lui trước đi! Giữ lấy non xanh, sợ gì không có củi đốt!
Châu Thần là người đại ác, từng vào sinh ra tử ở trên sa trường, dục vọng rất sâu, nhưng cũng không bao giờ sợ chết, nói:
- Lão phu sẽ không để vuột mất cơ hội này! Hôm nay, tất cả những tên yêu tà đều có mặt, vậy hãy để ta giết hết bọn chúng trong một lần cho thật đã tay! Ha... ha!
Vừa nói, hắn vừa mím chặt môi, mặt nhăn gắng chịu sự đau đớn vô cùng bởi độc phát trong thân.
Từ Phụng thương hại hắn, nhỏ giọng nói:
- Tiền bối! Tuổi của người cũng gần bằng tuổi phụ thân con. Con cũng không muốn lấy mạng người đâu. Chỉ cần tiền bối chịu đầu hàng, con sẽ đưa cho người thuốc giải, nếu không thì...
Châu Thần định dùng hết sửc bình sinh mà đánh liều với Từ Phụng, nhưng thuộc hạ ôm người giữ lại.
Nghiêm Long biết rằng, trong số nửa ngàn người đi theo Châu Thần, có rất nhiều người chưa rõ tên tuổi, nhìn ai cũng dũng kiện phi thường, không thể khinh khi, càng lo cho trăm người bên mình, sức mạnh chẳng bằng nhau, cứ đứng như trời trồng một hồi, chưa biết phải làm sao.
May thay! Bao Tình cùng Xa Tuyết Nhi cũng tới, dẫn theo ba trăm người tuấn kiệt trung tâm.
Bao Tình cười như đi lễ hội, tỏ ra không hề có một chút gì gọi là sợ hãi, nói giọng của người thắng lợi:
- Châu Thần! Bổn cô nương thấy ngươi trong đêm hôm nay nhất định sẽ chầu trời! Nếu như còn không biết hối cải, thì đừng trách ta ra tay tàn nhẫn. Xung quanh nơi này đều có phục binh, còn có rất nhiều cao thủ lừng danh ở trên giang hồ, năm trăm người của các ngươi sẽ không phải là đối thủ của Nghiêm Long hảo phu quân của ta đâu, đừng vọng tưởng nữa! Có nghe thấy hay không?
Xa Tuyết Nhi dùng đại đao chém một lúc mười tên, Châu Thần hoảng loạn, nhưng vẫn cố tỏ ra kiên cường, trợn mắt thị uy, vừa lấy ta ôm ngực trong đau nhức vừa nói:
- Ta là người mạng lớn, sẽ không dễ dàng gì chết bất đắc kỳ tử tại đây. Các vị anh hùng đi theo Nguyệt phi nương nương đều là những người không thể nào bị đánh bại, hãy cùng ta xông lên tử chiến với tên tiểu tử Nghiêm Long này một lần cho rõ mặt nam nhi! Lên cho ta!!!
Hai bên lại chém giết không ngừng, máu tanh đầy đất, tiếng quạ vang trời, cây cỏ ngã nghiêng.
Đó là đêm rằm trung thu, trong khi cả thế gian này ai nấy đều đang vui vẻ ở nhà, xem thả ngọn hoa đăng, nguyện cầu trên mặt nước, thì ở Thiên Thai cốc máu đỏ thịt mềm đổ xuống thảm thương!
Thương cho giấc mộng giang hồ
Người ngay, kẻ ác, nấm mồ vô danh
Nằm nghe tiếng quạ phong phanh
Xuống nơi Địa Phủ, lòng lành còn không?
- Long mẫu! Chúng ta không cần phải nói nhiều với đám người mất đi nhân tính này! Rồi ông trời cũng sẽ trừng phạt bọn chúng mà thôi.
Nói vừa xong, chàng bay lên hư không, dùng nội lực phi thường chưởng như trời gầm xuống mặt đất, làm cho đám người Thành Tinh say sẫm mặt mày, đưa long mẫu cùng Hồ Thiên Khí, Tập Hạ... tất cả mọi người nhanh chóng rời đi.
Trịnh Thu Thủy vẫn không từ bỏ tham vọng trẻ mãi không già, định đuổi theo nhưng Mã Trường Vọng ra tay cản lại, nói:
- Nếu như đã biết Nghiêm Long không phải người thường, muội đừng có khinh khi!
Thành Tinh cười gượng với đám thuộc hạ công phu mèo quào đang lăn lộn dưới đất, than trời vì bị té quá đau, nói:
- Các ngươi thật đúng là một lũ ăn hại mà!!!
Con rùa thần Lôi quy mắt đỏ phừng phừng như lửa đốt, phun khói đen hôi thối bay bịt bùng, khiến cho lũ gian tà bỏ chạy hụt hơi.
Một khi long mạch của ngọn núi đã bị chấn động đến sâu sắc như vậy rồi, thì ắt có chuyện không hay sau này theo đó sinh ra.
Người dân và binh lính triều đình một phen nhìn thấy có vô số linh hồn ma quỷ hình dáng lạ thường từ nơi đỉnh núi Long Phi này bay tứ tán ra.
Cả nhà của Tiểu Ngọc, cũng tức là bé gái trước đây đã lấy được sợi dây vàng thập điện thiên tình tuyến khi Nghiêm Long rút kiếm thần lên ở ngọn suối thanh long tuyền, cũng nhìn thấy cảnh tượng quái dị này, nên viết thư gửi cho Liễu Giới đại sư qua đường thủy.
Tiểu Ngọc chẳng qua chỉ đi theo cha mẹ mình đến núi này chơi, gặp gỡ một vài người thân ruột thịt, cơ may tự có không ngờ, mới nói to lên:
- Cha mẹ à! Đúng là trong cái rủi lại có cái may, con mới vừa nhặt được một món bảo bối. À, để coi, cái gì vậy nè...
Phụ thân của bé gái có số phận kỳ lạ này tên là Phùng Quốc Văn, còn mẫu thân tên là Địch Lệ Triều Vũ, cả hai người đều là cao thủ từng có tiếng tăm lừng lẫy ở trên giang hồ, gác kiếm rửa tay.
Phùng Quốc Văn nhìn con gái nói:
- Tiểu Ngọc! Con nên nhớ Phùng gia chúng ta ba đời đều là võ lâm hảo hán, do gặp phải họa tày trời, mới phải trốn đi xa. Sau này con phải như ca ca của con, chăm mài luyện tập võ nghệ, ra sức bảo vệ cho dân lành, có biết hay chưa!
Nói rồi, người cha hôn lên má của đứa con gái bé bỏng yêu kiều, trông thấy thật thương.
Trong đám đông, có kẻ là gián điệp của Hoa triều, nghe xong chuyện này thì ngày đêm đi theo cả nhà của họ Phùng, ý niệm đa đoan, nhưng trước mắt còn giả bộ lạc đường, nhát gừng hỏi chuyện:
- Vị đại ca này, cho ta hỏi trong tay của con gái huynh đang cầm thứ gì vậy, sao ta thấy nó giống như là ngọc tỉ truyền quốc vậy đó, có đúng không? À... mà ca ca chỉ đường giùm ta đi về Hoa quốc được không, ta bị lạc đã ba ngày rồi, bữa đói bữa no, thiệt là khổ quá! Làm ơn đi!
Địch Lệ Triều Vũ nhìn ánh mắt của con người này không chân không thật, khóe miệng có nốt ruồi, cố ý hỏi to:
- Xin cho hỏi huynh đài tên họ là gì, sống ở nơi nào của Hoa quốc?
Người này mỉm cười, không muốn hở môi, lại giã lã:
- Tại hạ chỉ là một bá tánh bình dân, làm ruộng ở quê nhà, không có thê nhi.
Nói xong, liền làm mặt lạnh bỏ đi.
Tiểu Ngọc hỏi phụ thân của mình:
- Cha ơi! Con thấy thúc ấy chân bước nhẹ nhàng, lưng nhiều sức mạnh, hai tay rắn chắc hơn người bình thường, nhất định võ nghệ có thừa, sao phải giả dạng làm người làm ruộng vậy cha?
Phùng Quốc Văn nói:
- Con mới chừng này tuổi! Biết cái gì mà hỏi! Thứ mà con đang cầm trong tay chính là ngọc tỉ truyền quốc của Long triều. Khi nào chúng ta gặp lại Ứng Long thúc thúc của con thì tất nhiên phải đem thứ họa vật này trả lại cho người ta.
Mẫu thân của Tiểu Ngọc nổi dậy tâm tà, nên nói với tướng công mình:
- Tướng công, thiếp thấy đây chỉ là một món đồ chơi bình thường, nhìn kỹ thì cũng đâu có chỗ nào là đặc biệt, bất quá đem bán cho đại thẩm ở gần nhà mình, cũng đổi được vài ba cân gạo xấu mà thôi. Thẩm ấy có đứa con vô cùng nghịch ngợm, thích tò mò những thứ kỳ lạ như vầy, chàng nói có phải không?
Phùng Quốc Văn biết nương tử mình vẫn mang dòng máu giang hồ nửa thánh nửa yêu, ba đời đã vậy, không cản không xong, cho nên mới nghiêm sắc mặt mà nói ngắn gọn:
- Nương tử, nàng đừng tưởng khối hình vuông này chỉ nhẹ có bấy nhiêu thì sinh lòng khinh mạn, không nên đâu. Một khi thời cơ chín muồi thì Long quốc sẽ độc tôn, không còn đối thủ. Nói nhiều e rằng gặp họa diệt môn. Mau đi thôi!
Mặt trời lên cao sáng chói, gió nhẹ mây hồng, cây cỏ thanh thanh. Phong cảnh khác thường xưa nay hiếm. Người ta còn nghe được rất nhiều thứ âm thanh ma quái lạ lùng, gào khóc ủ ê.
Liên Tịnh đã qua bảy ngày truyền nội công cho Long Cảnh Võ, sức kiệt hơi tàn, bất giác hôn mê.
Sở dĩ nàng phải làm vậy, là để đả thông hai mạch nhâm đốc ở trên người của hoàng tử, cũng như giúp cho sức khoẻ của mình mau nghịch hành, dễ luyện thuật phòng tinh.
Như vậy là đôi bên cùng có lợi, âm chất dương phần đều mạnh mẽ siêu nhiên.
Ngoài Liên Tịnh ra, vẫn còn có Liên Thanh, Liên Nghiêm và Liên Trang, bốn vị mỹ nhân này đều có tuyệt học trên người, khả đạt thiên thư.
Nhưng ba người sư muội kia của Liên Tịnh hiện giờ vẫn còn trên núi tu hành, chưa muốn xuất quan.
Cũng may là trong số những người hảo hán trên giang hồ, có kẻ thích lo chuyện bao đồng, cứu được nàng trong lúc đói khát ngây người, coi như là một sự vô tâm, mà chính do sự vô tâm này, ba năm sau trong võ lâm mới có một trận chiến không ngờ, kết cục cũng vô tâm.
Hảo hán ấy tên là Vi Tình, cho Liên Tịnh ăn một viên thuốc hình tròn, vị chát, to bằng đầu đũa.
Đợi chừng nửa khắc, khi thấy người nữ kia hai mắt đã đảo lộn trong tròng, môi tươi trở lại, chàng mới cưỡi ngựa đi về Liên quốc xa xôi.
Liên Tịnh cũng không thể ngờ là mình suýt chết đi rồi vì quá chủ quan.
Nàng cứ lẩm bẩm trong đầu có một điều:
- Rõ ràng là mình đã nghe theo lời của sư phụ, không làm thiếu một việc nào, sao lại như vậy được?
Và cũng không một người nào lý giải được nguyên nhân của chuyện này, cho đến ba năm sau.
Cũng từ đó trở đi, dung nhan của Liên Hoa chưởng môn nhân ngày càng xinh đẹp như thiên thần, nội lực siêu quần, võ nghệ tuyệt luân.
Buổi tối, long tử đã ngồi dậy, ăn uống như thường, nói chuyện vui tươi.
Chỉ có một điều đáng lo là trí nhớ có chút chi đó mơ hồ, hay nghe thấy những tiếng động xa tận chân trời, hai mắt có lôi quang.
Long Cảnh Võ ngồi nhìn ân nhân đã giúp mình sống lại sau hơn hai mươi năm dài ngủ như chết trong quan tài mà khóc lớn như đứa trẻ lên mười, cảm động ngâm thơ:
- Long tử khai thiên nhãn
Phi tình hóa tiên đan
Cảnh thiên nhiên thường quán
Võ thần tiết đinh san.
Liên Tịnh nghe thơ thì không hiểu ý của long tử muốn nói gì, chỉ làm bộ gật đầu, cười nụ mà thôi.
Long Cảnh Võ quỳ xuống lạy liền ba lạy, nước mắt đầm đìa, nói:
- Đồ nhi đa tạ sư phụ!!! Xin người nhận con làm đệ tử, có được không? Là người đã truyền nội lực tu hành sang người con, ân tình này mãi xin ghi tạc!
Hai người nhìn nhau không rời mắt, trong tâm thức đơn thuần, hàm chứa ý thiêng liêng.
Liên Hoa phái chỉ thu nhận nữ môn đồ, làm gì có chuyện nhận nam.
Nhưng trước sự chân thành đến lạ lùng của long tử, khiến cho trời đất như quay cuồng, non nước cũng đảo điên.
Liên Tịnh dù gì thì cũng chỉ là thân nhi nữ, chân yếu tay mềm, cảm nhận đơn sơ, đành gật đầu chấp nhận yêu cầu này của Long Cảnh Võ, nhưng không nói một câu, chỉ chắp hai tay lại xá chào nam đồ đệ đầu tiên này của mình, lấy từ trong tay áo ra một cuốn thương phổ tâm truyền, chỉ dạy võ công.
Vì sao gọi là thương phổ tâm truyền?
Do trong quyển bí kíp này, không có một chữ nào rõ ràng, hình vẽ cũng như vậy, chỉ có những người nào thiên tính thanh thuần, ngộ tính cực cao, không ngại chết vì chúng sinh thiên hạ thì mới có thể luyện thành công phu tuyệt đỉnh. Còn bằng không, tẩu hỏa nhập ma cũng là chuyện bình thường, thậm chí đứt hết kinh mạch trong người, chết rất khó coi.
Nữ sư phụ đưa cho đồ nhi của mình một cây rìu, bảo rằng hãy tập cầm cây rìu này liên tục ba đêm, không ngồi không ngủ, mà phải đi liên tục hoặc đứng dưới gốc cây bồ đề được trồng ở bên trái lối ra vào Liên hoa động.
Dưới ánh trăng đêm rằm, sáng lạn như trái tim người quân tử kiên cường, gió mát điểm tô, dường như tất cả thế gian đang chìm vào mộng ảo, không có lo buồn, ra khỏi khen chê. Mặc cho miệng lưỡi người đời ưa thay đổi, chỉ cần trong trái tim mình chân chất hiền hòa, sẽ ngộ được kỳ duyên.
Vào năm Liên Tịnh mười tuổi, hay bị người đời nhục mạ khinh khi, có lần còn bị đuổi đánh đến suýt chết, vì lỡ ăn cắp hai cái màn thầu cứu đói trẻ ăn xin. Phụ mẫu không còn, con thơ tủi phận, lang thang đầu đường xó chợ, đâu biết ngày mai.
Cũng chính vì như vậy, mà nàng mới phát thệ tu hành, cứu thế độ nhân.
Nay, nếu như không vì xót thương cho Long Cảnh Võ trong hoàn cảnh lang thang phiêu bạt không nhà, nàng chắc đã đi du hóa ngũ hồ tứ hải cho xong.
Cũng là làm lợi ích cho người đời, nhưng phương tiện thì có thể thay đổi tùy thời, theo tâm người ứng hiện hành vi.
Nàng khắc lên tảng đá hình chữ nhật dài trong hang động một bài thơ:
- Liên hoa thanh tịnh pháp
Tịnh thần, thủ chân nguyên
Hoa khai, hiền thánh nguyện
Hương hàm, nội tình duyên.
Long Cảnh Võ cũng không hiểu được ngụ ý trong những câu thơ này, hoàn toàn ngơ ngác, nhìn theo từng cánh quạ đen bay trên bầu trời, suy nghĩ miên man.
Nửa tháng trôi qua, mà Nghiêm Long vẫn chưa có một chút tin tức gì của Từ Phụng, không biết nàng hiện đang sống ở nơi đâu, và Hồ Điệp có qua khỏi lằn ranh sinh tử hay không?
Hồ Thiên Khí chỉ để lại ba túi cẩm nang cho chàng, một mình đưa long mẫu Quan Phụng Vũ trở về kinh thành, diện kiến Long thiên đế, đòi lại công bằng cho hai mẫu tử phân ly.
Ông cũng không biết hoàng tử Long Cảnh Võ bây giờ đói khổ ra sao, càng ngậm ngùi than thân trách phận.
Nhưng long mẫu từ lâu đã nguội lạnh tấm chân tình với Long thiên đế dâm loàn, không biết thương dân, nên nói với chính mình ở trong gương:
- Liên Huyền Nữ ơi Liên Huyền Nữ! Ta không biết ngươi là ai? Vì sao ngươi lại được sanh ra trên cõi đời này vậy? Có chăng là một giấc mộng hoang đường của lứa tuổi đôi mươi. Hoa xuân nở có muộn màng nơi triền núi, và trong trăng khuyết tìm người, ánh mắt đã phôi phai?
Ngồi cả nửa canh giờ hụt hẫn trước gương, có gì đang mong đợi?
Không phải chút phong tình, không phải tiếng phu thê!
Long thiên đế không nhớ bà là ai, nghe qua tên họ cũng làm ngơ như kẻ lạ, cũng không muốn thượng triều, phê duyệt tấu chương.
Suốt ngày chỉ biết quây quần với Phí Nguyệt, sủng hạnh người tà, rời xa trung thần nghĩa sĩ, xuống chỉ cho Hồ Thiên Khí khôi phục lại chức quan, nhưng tuyệt nhiên không cho long mẫu vào triều, chỉ cho phép bà sinh sống một mình trong căn nhà nhỏ ở không xa kinh thành Hoa Trị, mất khoảng nửa ngày đi đường, cơm nước tự lo.
Có một buổi chiều long mẫu ra ngồi cạnh bờ sông, hai hàng nước mắt cứ chảy dài như con nít té đau, hận mình bạc phận, sống qua nửa đời người, cũng chẳng mấy ngày vui vẻ như ai. Bà bắt cá ở con suối gần đó, định nướng lên ăn, chợt nghe phía sau lưng có giọng cười quen thuộc, câu nói chân tình, như đã tương tri:
- Huyền Nữ! Muội còn nhớ ta là người nào không? Quay lưng lại mà nhìn thẳng mặt của ta, xem ai vừa mới đến!
Long mẫu quay người lại nhìn, rõ thật là con người phi thường họ Lý tên Long.
Nhưng do vẫn ôm khối hận tình ba mươi năm dai dẳng, không muốn nghe người này gọi tên thật của mình, nên đứng dậy bỏ đi.
Lý Long đi theo, môi cười như thấy ngọc, mây trắng ở trên trời bay lãng đãng về tây.
Cho dù Lý Long có gọi long mẫu bao nhiêu lần, bà vẫn im thinh, cứ cúi đầu mà đi thẳng, vô tình vấp chân vào tảng đá lớn ở bên đường, té ngã kêu đau.
Lý Long nhanh chân chạy lại gần, đỡ lấy cố nhân, ánh mắt hai người nhìn nhau có khác chi là trăng thanh chờ gió mát, xúc động mười phần, nhớ lại chuyện xưa.
Long mẫu cũng không tự dằn nổi lòng mình, nói một lời như muôn ngàn mũi nhọn kim châm:
- Ta là Quan Phụng Vũ, cho dù chàng là ai, thì bây giờ điều đó đối với ta đã không còn quan trọng nữa rồi, vì ta đã có con! Xin chàng hãy xem ta như là người xa lạ, có được không?
Lý Long tuổi ngoại ngũ tuần, dung nhan chẳng đổi, cũng trẻ mãi không già như lứa tuổi đôi mươi. Nhưng không phải do ăn nhầm thánh quả dị thường trên núi Lang sơn, mà là do luyện thành bí pháp hồi dương, trong muôn người chỉ được một mà thôi.
Ông nhìn người đàn bà mà mình ngày đêm mong nhớ, trải qua gian khổ nhọc nhằn, cảm động khóc than:
- Huynh biết muội không bao giờ tha thứ cho huynh! Nhưng số phận đã an bài, tương lai còn gì đáng nói, chỉ mong kiếp sống trọn lành, có đạo là xong!
Lúc đó, có tiếng binh khí đánh nhau ở xa đang tiến lại gần, cả hai người đưa mắt cùng nhìn, thấy có một người trông giống với Nghiêm Long, nhưng binh khí ở trong tay là chùy, không phải thanh long tuyền kiếm mà Nghiêm Long thường hay dùng, nên long mẫu đoán chắc rằng người ấy là Long Cảnh Võ, con trai mình, liền chạy tới để nhìn nhau.
Cũng may là Từ Phụng và Nghiêm Long đã bảo vệ họ bình an, tránh khỏi từng đường tên có độc, ám khí phi tiêu.
Từ Phụng lấy thân mình che cho long mẫu, ôm lấy đứa trẻ vừa mới ra đời, còn đỏ hỏn trên tay, nói:
- Trinh phi nương nương, người mau chạy trước đi, bằng không thì khó giữ mạng của mình mà nhìn nhận long tử! Mau lên! Người đừng nghĩ ngợi nhiều nữa. Sau này, khi có thời gian rồi thì ta sẽ nói rõ chuyện này cho người nghe!
Lý Long tuy là cao thủ trên giang hồ, nhưng vì muốn bảo vệ cho người mình yêu, nên không thèm so tài cao thấp với bọn người thích khách đằng xa, dùng khinh công siêu xuất như thần, cõng theo Liên Huyền Nữ trên lưng của mình, thong thả bay đi về phía Long thành, ở ẩn tu tiên.
Kẻ cầm đầu của bọn người xấu kia chính là Mã Trường Vọng, làm theo ý của Châu Thần, Long Khí, Thành Tinh.
Vì yêu phi Phí Nguyệt không muốn mình bị thất sủng, nên mới sai ba tên gian thần này ám sát Trinh phi, máu ghen đã sai sử dâm nữ làm việc tày trời, thật khó dung tha.
Mã Trường Vọng lần trước không bị Nghiêm Long giết trong băng động ở núi Long Phi, vẫn ngông cuồng tự đắc, muốn có được thật nhiều tiền để mưu tính chuyện võ lâm, xưng bá xưng hùng, si tâm vọng tưởng, hắn điên cuồng la hét:
- Nghiêm Long! Hôm nay là ngày chết của ngươi! Ta quyết không tha cho ngươi vì nỗi nhục ba đời của hai nhà Mã - Trịnh bọn ta!
Trịnh Thu Thủy cũng chém giết điên cuồng binh lính của hoàng tử Long triều Long Cảnh Võ chẳng ngưng, mặt dính đầy máu tươi, sát khí đằng đằng, nói:
- Nghiêm Long, Từ Phụng, tổ tiên hai họ Nghiêm - Từ của các ngươi đã hại chết không ít người thân thuộc của ta! Ta chịu khổ sống đến ngày hôm nay cũng chỉ là đợi cơ hội này mà thôi! Giết cho ta! Giết chết bọn chúng! Giết!!!
Nghiêm Long và Từ Phụng đều không hiểu là bọn chúng đang nói chuyện gì, bốn mắt nhìn nhau, trong lòng tự nhiên dâng lên vô số nỗi nghi ngờ về thân phận thật sự của mình.
Nghiêm Long mặt đỏ như người say rượu suốt ba ngày, hỏi vặn lại đám người xấu xa kia:
- Phụ mẫu ta đều là người hiền lành, cả đời chưa từng làm ra bất cứ chuyện gì có lỗi với ai, sao các ngươi lại nói như vậy? Như ta thấy các ngươi chém giết điên cuồng, thật không phải lẽ! Tại sao chỉ vì lợi ích mà giết người, có biết tội gì không?
Trịnh Thu Thủy càng sôi máu căm thù, xông lên chém giết.
Mã Trường Vọng phi thân tới, muốn bắt lấy đứa nhỏ trên người của Từ Phụng, lần này không như lần trước, hắn đã mặc áo giáp thiên tằm băng hộ thể, không sợ đao kiếm chém qua người, thủy hỏa cũng không ăn nhập được gì, quyết liều chết trả thù, đáng sợ lắm thay!
Long Cảnh Võ được lòng dân chúng, biết trước được chuyện hành thích sẽ xảy ra nơi này, nhưng đến muộn một canh giờ, nên chưa kịp gặp mặt mẹ mình, lại phải chia xa, trong lòng lại thêm căm phẫn trước hành vi lạm sát nhiều người vô tội của Mã Trường Vọng, muốn phân thây chặt đầu những kẻ tâm tà, trừ hại cho dân, hướng về phía Nghiêm Long mà nói lớn:
- Ứng Long! Hãy đưa Ngọc Phụng đi trước! Ta đủ sức để đánh bại đám người này. Huynh không cần phải lo cho ta. Để ta tự tay mình băm chặt lũ súc sinh này ra làm muôn mảnh!
Nói xong, liền vận dụng thần công và thuật độn thổ, biến hóa khôn lường, chỉ trong nháy mắt mà kẻ địch đã chết năm mươi người, dân chúng hò reo.
Không ngờ lúc này người của hai tà phái Tích Độc và Bào Yên từ xa chạy tới, trợ sức cho Mã Trường Vọng cướp của, giết người... tàn hại sinh linh. Chúng nói:
- Nghiêm Long, khôn hồn thì khoanh tay chịu trói, thì bọn ta sẽ tha cho các người, còn bằng không, giết sạch sẽ không còn một người nào! Giết!
Tình Hỉ công chúa cũng sớm tiên đoán được chuyện này, tự ý xuất cung, dẫn theo rất nhiều thuộc hạ tùy tùng, võ lâm hào kiệt, ung dung bước ra từ trong ngôi miếu thần cũ kỹ gần đó, tay trái nắm kim bài, tay phải giữ thiên thư, nói:
- Ta là tam công chúa của Long triều. Bọn ác nhân này, các ngươi không được làm bậy! Thiên thư đã nói rõ cách trừ khử những công phu bàng môn tà đạo của các ngươi, không tin thì cứ qua đây!
Long Cảnh Võ biết đây là hoàng cô của mình, cúi đầu thi lễ rồi nói:
- Hoàng cô! Đa tạ người đã ra tay tương trợ, con thấy yên tâm hơn nhiều rồi! Để đánh xong bọn ác tặc này, chúng ta sẽ nói chuyện cùng nhau.
Nghiêm Long và Từ Phụng không muốn rời đi, vì sợ rằng Long Cảnh Võ sẽ không phải là đối thủ của bọn người Mã Trường Vọng, nhưng khổ nỗi bé gái sơ sinh ở trên người Từ Phụng cứ đòi bú sữa mẹ, khóc to, họ đành cắn răng nghiến lợi mà chưa biết phải làm gì tiếp theo.
Long Cảnh Võ dằn lòng hiếu kỳ không được, hỏi:
- Ngọc Phụng! Bé gái vừa chào đời kia là con cái nhà nào, mà sao từ nãy tới giờ ta thấy tỉ cứ ôm nó trên ngực của mình hoài, nó có đói thì nên nhanh chóng cho uống sữa, không thì mất mạng cho xem!
Từ Phụng không muốn giải thích nhiều vào lúc này, ánh mắt như cười, huýt sáo thật to.
Nghe tiếng huýt sáo thì có một con ngựa cao lớn phi thường từ đâu phi tới, toàn thân trắng muốt như mây trời, hai mắt tinh anh, đứng dưới gốc cây, từ từ nhai cỏ.
Tình Hỉ lên tiếng hỏi:
- Đây là giống ngựa gì?
Không đợi cho ai kịp trả lời, đám người của Mã Trường Vọng cùng nhau xông lên, chỉ đòi chặt đầu của Nghiêm Long và Từ Phụng cho bằng được, khí hận ngập trời, không thèm nói rõ nguyên nhân.
Tình Hỉ xót thương cho bé gái mới vừa ra đời, mà đã phải đối mặt với hiểm nguy trùng trùng, nhỏ lệ sụt sùi, nâng kiếm trên tay, nói:
- Đứa trẻ này thật là số khổ, thôi thì để ta đặt cho nó một cái tên là Tình Xuân, để sau này khi nó lớn lên, luôn được vui vẻ yêu đời, không khổ không lo!
Trong số các vị hảo hán anh hùng đi cùng Tình Hỉ, có một người tên là Phí Nhật, vốn là ca ca ruột của yêu phi Phí Nguyệt, vì muốn bù đắp phần nào tội lỗi cho bào muội của mình, nên khẳng khái tạ tội với ông trời, nâng kiếm ngang mi, nói với giọng thâm trầm:
- Ông trời ơi! Muội muội ta là đệ nhất yêu cơ đương thời, chỉ vì tham muốn vinh hoa mà đã trót gây ra biết bao điều tội ác! Được, vậy thì để ta dùng thanh quang minh thần kiếm này để khai sáng điểm linh căn, cho đời theo mối đạo lâu bền, vĩnh kiếp thường an!
Nói rồi, nước mắt tuôn trào như dòng suối nóng thiên nhiên, tự mình bay vào giữa đám quân thù, thi triển ba mươi sáu đường phép thần biến, chiêu thức siêu cường, nhân ảnh như phong, chỉ trong vòng ba mươi chiêu là đã giết gần hết đám người mất đi nhân tính, ai nấy ngây người chiêm ngưỡng hào quang.
Mã Trường Vọng không muốn cũng phải tin, thốt lên rằng:
- Từ lâu đã nghe đại danh của quang minh thần kiếm này rồi, quả thực không thể coi thường, kẻ hèn này xin cam bái hạ phong!
Bọn giặc chỉ còn le que vài va mươi người, nhanh chân bỏ chạy, để quên cả vòng vàng, trang sức, kim ngân...
Nghiêm Long cùng tất cả mọi người vô cùng chấn động tâm tư, sắc mặt vui tươi phấn khởi như cỏ cây trong mùa nắng hạn gặp được cơn mưa rào, thưa hỏi chuyện thành tâm:
- Tiên sinh! Người là bậc cái thế anh hùng, tuyệt đỉnh võ công. Đám người vừa rồi võ nghệ cũng không phải là tầm thường, tất cả chúng tôi cùng nhau liên thủ lại cũng chưa chắc gì đánh bại được bọn chúng. So với trước đây thì Mã Trường Vọng đã lợi hại và tàn độc hơn rất nhiều, chiêu thức yêu tà, hành động quỷ ma. Sao người có thể đánh cho bọn chúng không còn manh giáp, chạy như chó mất chủ không nhà, thật đúng là hiếm có xưa nay. Xin cho hỏi sư phụ của người là ai?
Phí Nhật chỉ nở nhẹ nụ cười lâng lâng thoát tục, hai tay nâng kiếm ngang mày, thi lễ với thanh thiên, không muốn nói thêm một lời nào, lặng lẽ rời đi.
Bầu trời thêm cao thêm mới, cũng như trong linh tánh của mỗi con người, tha thiết niệm hoàn chân.
Từng ngọn cỏ nhành cây đung đưa trong gió la đà, tiếng của đất trời ai nghe thấy xưa nay?
Đứa trẻ òa lên khóc, các vị anh hùng ai nấy mỉm cười, nghe như nỗi niềm mong mỏi muôn đời của chúng sinh thiên hạ dưới mặt đất này, muôn kiếp vẫn không phai.
Long Cảnh Võ đi về phương nam, ngồi trên con ngựa trắng cao lớn dị phàm, quay lưng lại nhìn Từ Phụng một hồi, hai mắt đỏ châu sa.
Tình Hỉ không về hoàng cung, đi ra bờ sông, bước lên con thuyền nho nhỏ xinh xinh, hướng về Hoa quốc, thong thả tay chèo trong con nắng hoàng hôn dần tắt lịm.
Nghiêm Long nhìn Từ Phụng và đứa trẻ sơ sinh, trong lòng bất giác dâng lên một ước nguyện phi thường, không theo lối vinh hoa, chỉ cần ta có đạo, cho non nước muôn đời mãi đẹp như tranh.
Trông thấy xác người nằm ngổn ngang trên mặt đất, ai nấy rất đau lòng, nhỏ lệ xót thương.
Có vị tiền bối tên là Âm Dương Kính, thấy thế đạo ngày một gian tà, những người đang nằm dưới đất kia chẳng qua chỉ vì tiền, vì lợi, vì danh... mà chết đi vô cùng nhục nhã, việc thiện không làm, việc ác lại theo, kiếp người coi như trôi qua vô ích, chẳng biết tu thân thì bị muôn đời phỉ nhổ, trong lòng buồn rười rượi mà nói với Nghiêm Long:
- Nghiêm thiếu hiệp, ta sống ở đời trên năm muơi năm, có hạng người nào mà ta chưa từng gặp qua, có khó khăn nào mà ta chưa từng nếm trải. Ai cũng nói thiếu hiệp mang thiên mệnh trên người, kiếp số đa đoan, nên phải ráng giữ mình, đừng đi vào tà đạo, bằng không thì...
Lại có người nữ đứng cạnh tên là Lưu Lệ, tuổi trẻ khôi hài, muốn thay đổi bấu không khí tang thương này, nên nói:
- Tiểu nữ thấy thiên hạ hiện giờ chia nhau ra đánh như thời Tam Quốc, như vậy cũng vui. Sớm muộn gì thì ba nước Long-Hoa-Liên cũng tạo thành thế chân vạc như thời Gia Cát Lượng, rồi còn có cả Lưu Bị, Tôn Quyền và Tào Tháo. Nghiêm Long ca ca anh minh thần võ như vậy, lại tuấn tú phi phàm, có hiếu có trung, nhất định phải là kiếp sau của Lưu hoàng thúc, sau này sẽ làm chủ Long triều, tạo phúc muôn dân, mọi người thấy có phải không?
Người ca ca của thiếu nữ là Lưu Thanh, tự Hán Kiệt nghe xong, liền lấy tay gõ đầu muội muội của mình, nhưng do đang gấp rút chuẩn bị làm gì, nên không muốn đứng lâu thêm, kéo tay bào muội rời đi và nói vọng lại:
- Tại hạ là chưởng môn của phái Thanh Lưu, nghe nói gần đây ở trên giang hồ đang có một trận mưa máu gió tanh, xin mọi người bảo trọng. Nếu như có duyên, sau này nhất định gặp lại nhau.
Những người còn lại cũng đều không giấu được nét mặt lo buồn cho thế cục võ lâm, nói với Từ Phụng:
- Từ Trinh, nàng là thánh nữ hạ phàm cứu đời, thuộc dòng dõi thiêng liêng, rất gần với Quan Vân Trường thời Tam Quốc, vì trong thiên thư đã có nói như vậy. Mong nàng từ nay phải lo tu dưỡng tâm lành, dốc sức trừ gian, thì hậu thế muôn đời sẽ không bao giờ quên được ân đức sâu dầy của một giai nhân, có được không!!!
Nói xong, hai mươi sáu vị nam nữ anh hùng cảm động rời đi. Nhìn theo bóng lưng của họ, Từ Phụng tin rằng mình được sinh ra trên cõi đời này, nhất định có nhân duyên muôn người khó gặp.
Nghiêm Long và Từ Phụng nhẹ bước lên đường trong tiếng khóc như cười của hài nữ Tình Xuân, nhưng mới đi được chừng hơn trăm bước thì lại nghe thấy tiếng của mấy trăm người hỗn chiến với nhau, không gian như càng quánh đặc, màn đêm u tối đã buông xuống tự khi nào, chẳng lẽ lại phải giết kẻ xấu xa hung tàn, máu nhuộm đỏ hai tay.
Phí Nguyệt từ trên cây cao bay xuống, mang theo oán khí ngập tràn trong đôi mắt long lanh, nói:
- Các ngươi nghĩ là mình có thể bình an mà sống tới sáng ngày mai sao? Đừng vọng tưởng nữa! Chịu chết đi!
Ả không ngừng tung ra những chiêu thức tàn độc muốn lấy mạng người, võ nghệ cũng không phải hạng tầm thường, đánh vào bé gái Tình Xuân.
Sau lưng Phí Nguyệt còn có rất nhiều quan binh, cao thủ giang hồ, thậm chí là lục lâm thảo khấu... số đông hơn năm trăm người, binh khí lăm le, chuẩn bị lấy đông hiếp yếu, chặt đầu của Nghiêm Long.
Phí Nguyệt không muốn nói rõ lý do tại sao mà mình ôm lòng thù hận cho Nghiêm Long nghe, chỉ muốn giết chết chàng, hô lớn:
- Tất cả thuộc hạ thân tín, mau lấy đầu của cặp đôi Long-Phụng này ngay cho bổn cung!
Hai bên đánh nhau như mãnh hổ địch quần hồ, không phân thắng bại, đã qua gần ba khắc, bé gái khóc đòi bú sữa oa oa, Từ Phụng không mệt, nhưng chẳng biết đi nơi nào để tìm ra dòng sữa nóng cho đứa trẻ sơ sinh này nữa.
Nhất định là bé gái cũng là người phi thường mới còn đủ sức khóc lớn, vì đã nhịn đói suốt mấy ngày rồi mà chưa chết, da dẻ lại hồng hào, xương thịt thơm tho, hai mắt to tròn, môi hồng như sen nở.
Từ Phụng đang bị cuốn trôi theo dòng suy nghĩ khi ngắm nhìn tiểu hài nữ dễ thương, không né kịp trăm luồng tên bắn từ xa, rách đi một phần tay áo.
Nghiêm Long không muốn đứa trẻ chưa rõ lai lịch và người con gái mình yêu phải chết thảm nơi này, muốn vận dụng hết nội lực trong người tung chưởng quang minh, nhưng chưa kịp làm gì thì quý nhân xuất hiện.
Liễu Giới đại sư đã tới cùng Ngộ Trực tiểu tăng, còn có cả Võ Trường Đạo là chưởng môn phái Võ Đan, Khuất Bang tiền bối và hơn một trăm người anh hùng võ nghệ tuyệt luân, mang trong lòng hoài bão trị thế cứu đời, xứng gọi chân nhân.
Liễu Giới đại sư nhìn Nghiêm Long hồi lâu, nói:
- Ứng Long, đã có ta ở đây, con cùng Ngọc Phụng hãy mau đi trước. Tuyệt đối không được để cho đứa trẻ kia gặp phải bất kỳ sự nguy hiểm nào, hứa với ta!
Ngài lại quay sang nhìn Phí Nguyệt với ánh mắt nhân từ, tha thứ, cảm thông, nói:
- Nguyệt phi nương nương! Người nên buông bỏ hận thù, tu đạo là hơn, vì người vốn có duyên với Phật!
Phí Nguyệt cả giận, hai mắt đỏ ngầu, tay nắm chặt trường thương, nói:
- Liễu Giới! Ông không cần lo cho bổn cung! Người nào ngăn cản ta trả thù, thì đều ngũ mã phân thây, không cần phải hỏi!
Võ Trường Đạo được người đời xưng tụng là tuyệt hiếu chân nhân, đứng trước cảnh ngộ này, trong lòng xót xa biết mấy, thương cho Phí Nguyệt từng đi theo mình từ nhỏ, học nghệ tinh thường, tuyệt sắc giai nhân, nay chỉ vì bị kẻ gian lợi dụng, không phân rõ chánh tà, muốn giết hại sinh linh, lẽ nào chỉ trơ mắt đứng nhìn, khoanh tay bó gối, như vậy tức là dung túng cho phản đồ của Đạo gia, đất trời không tha thứ nổi, nên dùng lời lẽ ngọt ngào an ủi, khuyên can:
- Nguyệt nhi! Con đã quên sư phụ rồi hay sao? Ta không khi nào không nhớ tới con! Là năm đó sư phụ trong lúc vô tình, đã gián tiếp hại chết cha mẹ con, vi sư là người có lỗi. Bây giờ, để ta làm tất cả những gì trong khả năng, để bù đắp nỗi lòng đau đớn khi mất đi người thân của con, con có đồng ý không? Chỉ cần con chịu dừng tay, quay về nẻo thiện, vi sư chấp nhận để cho con chặt lấy thủ cấp của mình để rửa sạch mối oan khiên, có được không?
Phí Nguyệt nghe xong, cười lớn ba lần, ngọn lửa căm thù càng cháy rực trong tim, có chút xoa dịu phần nào, nhưng ý định giết hết tất cả loài người thì không bao giờ có thể lung lay, nói:
- Sư phụ? Ông không phải!!! Ta không còn tin tưởng vào bất cứ một điều gì trên thế gian. Khôn hồn thì lão đạo sĩ quèn như ông mau tránh ra cho xa một chút, bằng không tai bay vạ gió, ta không cứu được ông đâu! Ha... ha... ha!
Biết là không gì lớn hơn nỗi đau bị mất đi người thân, nhất là cha mẹ. Nhưng chỉ vì cái chết của hai người, mà muốn giết hết tất cả người trong thiên hạ, nhân quả gánh sao đây?
Suy nghĩ này của Phí Nguyệt khiến cho trong đám tùy tùng đi theo, cũng có kẻ nổi hết da gà, sợ hãi khuyên lơn:
- Nguyệt phi nương nương! Ai làm thì người đó chịu! Sao có thể đồ sát một cách vô tình, không xứng mặt anh hùng, ta không muốn tham gia!
Trương Sĩ Thành và Từ Thọ Uy cũng đồng thanh nói:
- Việc năm xưa đến giờ vẫn chưa tìm ra được tên hung thủ thật sự. Biết đâu chúng ta giết nhằm người, thiên lý khó dung! Nương nương à, hay là tha cho Nghiêm Long và Từ Phụng, chúng tôi nghĩ là họ không biết gì đâu. Thật mà!
Bên phía Liễu Giới đại sư, Hàn Lâm Nhi và Quách Tử Hưng cũng biết được một nửa sự thật trong câu chuyện cả nhà Phí Nguyệt bị giết oan vào mười ba năm trước, không muốn Nghiêm Long và Từ Phụng bị giết một cách quá dễ dàng, vì họ còn mưu tính chuyện giang sơn, cân nhắc cả buổi trời, sau cùng quyết định nói đỡ lời giùm cho hai họ Nghiêm-Từ, lập chút công lao:
- Giang hồ có đạo của giang hồ, võ lâm có đức của võ lâm. Nguyệt phi! Xin người đừng mù quáng nữa. Tính mạng của Nghiêm Long thiếu hiệp và Từ Phụng cô nương có liên quan mật thiết với sự tồn vong của ba mươi sáu nước chư hầu, chưa bao gồm lục tặc. Chúng ta cũng biết được phụ mẫu của hai người bọn họ không hề nhúng tay vào chuyện làm cỏ dân Minh thành, thâu tóm Kinh châu vào mười ba năm về trước, liên lụy đến mười ba mạng người Phí gia, trong đó có cha mẹ của Nguyệt phi nương nương. Xin người hãy tin chúng tôi, vì đây là sự thật!
Khuất Bang lấy từ trong người ra một bức thư, nhờ Liễu Giới đại sư đọc lên ở trước mặt tất cả mọi người trong Thiên Thai cốc, trong thư ghi:
- Nguyệt nhi! Khi con nghe được lời của ta và mẫu thân con trong lá thư này thì đã muộn màng rồi. Quân giặc đã sắp đến nơi, cả nhà của chúng ta đều cam lòng chịu chết, không chút oán hờn, không tiếng phân minh. Cho dù sau này con muốn làm gì thì cũng phải quang minh, đường đường chính chính, không nên có ý niệm trả thù, hãy tha thứ cho nhau. Vì ở trên cõi đời này, không ai là chưa từng mắc lỗi, ai cũng là người có đúng có sai, như vậy mới là con người sanh ra trong thiên địa. Nguyệt nhi! Hãy buông cây thương con đang cầm trong tay xuống, cả cuộc đời này, phải thương xót lê dân, vỗ về trăm họ, đi theo Nghiêm Long và Từ Phụng, định quốc an bang. Dòng máu đang chảy trong người của con là dòng máu yêu thần, nửa đục nửa trong, nửa phàm nửa thánh, nếu như biết tu dưỡng thì thành Phật thành thần, vĩnh kiếp lưu hương, còn bằng không thì phải vào địa ngục vô gián để chịu khổ, con có muốn hay không? Rồi sau này tự nhiên con sẽ biết vì sao mình lại được sinh ra trên cõi đời này. Hãy ráng tu tâm!
Phí Nguyệt nghe hòa thượng Liễu Giới đọc xong, trong lòng tỉnh ngộ, nước mắt lưng tròng, đau đớn tim gan, nói:
- Nếu như đây thực sự là bút tích của phụ mẫu ta, thì ta không còn gì để nói nữa! Nhưng các người tuyệt đối không được gạt ta thêm một lần nào nữa hết! Có ai dám chắc rằng trong cả cuộc đời mình, chưa bao giờ làm sai bất cứ một điều gì hay không? Các người nói cho ta nghe... nói cho ta nghe đi mà!!!
Ai nghe qua cũng cảm khái, ngậm ngùi, không khỏi suy tư.
Nói chung, việc trên giang hồ xưa nay nhiều như vậy, hay khúc mắc rườm rà, lẫn lộn thị phi, trắng đen không phải lúc nào cũng được phân biệt rạch ròi, như bóng tối và ánh sáng.
Một khi đã bước chân ra chốn giang hồ, thì cái chết đã cận kề, sự sống cũng như mơ.
Nếu như đời người tan trong ly rượu, xin hiệp khách cứ mơ màng, nâng chén thiên tình mà uống dưới trăng thanh.
Gió mát làm bạn đường
Ai hỏi giọt mù sương
Tạo hóa ưa giễu cợt
Hồng trần bụi đầy gương.
Giai nhân cười nhỏ lệ
Anh hùng thấy liền thương
Đúng sai tình dâu bể
Con người, thật đáng thương!
Nghiêm Long nhìn cây trường thương trong tay của Phí Nguyệt sao mà quá giống với bạch phụng hoàng thương của Từ Phụng, hai món binh khí như là một giọt nước chẻ làm hai, quay sang hỏi người con gái đang đứng bên cạnh mình:
- Ngọc Phụng! Giữa muội và người đàn bà đang đứng thất thần dưới gốc cây lý, rốt cuộc có quan hệ gì không. Phí Nguyệt là gì của muội?
Ánh trăng đã lên, sáng soi tình kim cổ, Phí Nguyệt tung hàn băng chưởng làm chết năm con ngựa lông vàng đứng cạnh tảng đá to, mang theo cây thương dài bay vút vào trong rừng sâu, không nói thêm một lời nào nữa.
Từ Phụng có linh cảm không hay.
Nghiêm Long cũng nghĩ là mọi việc không hề đơn giản như vậy, nên nhờ Liễu Giới đại sư bảo vệ cho Từ Phụng và bé gái ba ngày tuổi, còn chàng thì chuẩn bị tinh thần, quyết chiến một phen.
Tuy Phí Nguyệt đã rời đi, nhưng Châu Thần lại lộ diện, muốn sai tất cả tùy tùng đang có mặt giết hết những người bên phía Nghiêm Long, còn không biết liêm sỉ, nói:
- Thành Tinh đệ đệ nói với ta, Nghiêm Long và Từ Phụng là cẩu tạp chủng, vì cha mẹ của chúng đã từng phản quốc cầu tài, làm hại trung lương, giết người vô số... Nay, ta phụng khẩu vụ của hoàng thượng, đích thân đến đây là để giết chết bọn chúng, trừ hại cho võ lâm, đòi lại công bằng cho những người đã gánh chịu hàm oan. Các thuộc hạ cùng nhân sĩ trên giang hồ, mau nghe theo lời ta mà lấy đầu của đôi cẩu nam nữ, sau này nhất định được xét công đầu, cắt đất phong vương. Lên cho ta!
Nói xong, đám ác tặc liền lao vào chém giết như hổ báo nhịn đói lâu ngày, nay bắt gặp hươu con, tiếng la hét vang trời, ai mà chẳng sợ.
Hai bên đánh nhau vô cùng kịch liệt, đổ máu rơi đầu số khoảng một trăm.
Liễu Giới đại sư dùng thuật du hồn, đi xa mười ngàn dặm, nói với Hoa địa đế đang ngồi đọc sách trong vườn ngự uyển nơi Hoa quốc rằng:
- Cưỡi tuấn mã Lưu Phù, đi nhanh đến băng hồ, đốt cháy hết cây lê! Bằng không thì đại họa ập xuống đầu, thiên hạ nguy nan!
Tuy cách xa mười ngàn dặm, nhưng cảnh tượng đánh nhau nơi Thiên Thai cốc này lại hiện ra rõ ràng trong bảo kính của Hoa địa đế, lại nhớ đến những lời sấm truyền trong thiên thư, nên Hoa Thần tự biết mình phải lập tức làm theo những gì đã nghe được trong hư không, liền leo lên lưng ngựa, phi thẳng tới băng hồ, thi triển thần công.
Từ Phụng sợ tiểu hài nữ chết đi vô ích, mà bản thân mình cũng không làm tròn sứ mạng thiêng liêng, nên bất đắc dĩ phải dùng ám chiêu làm Châu Thần bị trọng thương bởi mũi tên tẩm độc.
Quân giặc ba phần sợ hãi, có kẻ muốn rút lui, nói:
- Châu đại nhân! Người coi chừng độc phát công tâm mà chết! Hay là chúng ta tạm thời rút lui trước đi! Giữ lấy non xanh, sợ gì không có củi đốt!
Châu Thần là người đại ác, từng vào sinh ra tử ở trên sa trường, dục vọng rất sâu, nhưng cũng không bao giờ sợ chết, nói:
- Lão phu sẽ không để vuột mất cơ hội này! Hôm nay, tất cả những tên yêu tà đều có mặt, vậy hãy để ta giết hết bọn chúng trong một lần cho thật đã tay! Ha... ha!
Vừa nói, hắn vừa mím chặt môi, mặt nhăn gắng chịu sự đau đớn vô cùng bởi độc phát trong thân.
Từ Phụng thương hại hắn, nhỏ giọng nói:
- Tiền bối! Tuổi của người cũng gần bằng tuổi phụ thân con. Con cũng không muốn lấy mạng người đâu. Chỉ cần tiền bối chịu đầu hàng, con sẽ đưa cho người thuốc giải, nếu không thì...
Châu Thần định dùng hết sửc bình sinh mà đánh liều với Từ Phụng, nhưng thuộc hạ ôm người giữ lại.
Nghiêm Long biết rằng, trong số nửa ngàn người đi theo Châu Thần, có rất nhiều người chưa rõ tên tuổi, nhìn ai cũng dũng kiện phi thường, không thể khinh khi, càng lo cho trăm người bên mình, sức mạnh chẳng bằng nhau, cứ đứng như trời trồng một hồi, chưa biết phải làm sao.
May thay! Bao Tình cùng Xa Tuyết Nhi cũng tới, dẫn theo ba trăm người tuấn kiệt trung tâm.
Bao Tình cười như đi lễ hội, tỏ ra không hề có một chút gì gọi là sợ hãi, nói giọng của người thắng lợi:
- Châu Thần! Bổn cô nương thấy ngươi trong đêm hôm nay nhất định sẽ chầu trời! Nếu như còn không biết hối cải, thì đừng trách ta ra tay tàn nhẫn. Xung quanh nơi này đều có phục binh, còn có rất nhiều cao thủ lừng danh ở trên giang hồ, năm trăm người của các ngươi sẽ không phải là đối thủ của Nghiêm Long hảo phu quân của ta đâu, đừng vọng tưởng nữa! Có nghe thấy hay không?
Xa Tuyết Nhi dùng đại đao chém một lúc mười tên, Châu Thần hoảng loạn, nhưng vẫn cố tỏ ra kiên cường, trợn mắt thị uy, vừa lấy ta ôm ngực trong đau nhức vừa nói:
- Ta là người mạng lớn, sẽ không dễ dàng gì chết bất đắc kỳ tử tại đây. Các vị anh hùng đi theo Nguyệt phi nương nương đều là những người không thể nào bị đánh bại, hãy cùng ta xông lên tử chiến với tên tiểu tử Nghiêm Long này một lần cho rõ mặt nam nhi! Lên cho ta!!!
Hai bên lại chém giết không ngừng, máu tanh đầy đất, tiếng quạ vang trời, cây cỏ ngã nghiêng.
Đó là đêm rằm trung thu, trong khi cả thế gian này ai nấy đều đang vui vẻ ở nhà, xem thả ngọn hoa đăng, nguyện cầu trên mặt nước, thì ở Thiên Thai cốc máu đỏ thịt mềm đổ xuống thảm thương!
Thương cho giấc mộng giang hồ
Người ngay, kẻ ác, nấm mồ vô danh
Nằm nghe tiếng quạ phong phanh
Xuống nơi Địa Phủ, lòng lành còn không?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.