Chương 3: Thiên Bất Quá Nhân Tài Nhi Đốc, Kỷ Tằng Gia Tiêm Hào Ý Tư
Tiên Sinh Liễu Phàm - Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
25/07/2021
Chư vị đồng học, xin chào mọi người!
Ở trước nói đến có cầu tất ứng, thiền sư Vân Cốc đặc biệt nhấn mạnh, nói vọng ngữ là đại giới của nhà Phật, chư Phật Bồ Tát sao có thể gạt người? Những lời này đều giúp Liễu Phàm tăng trưởng tín tâm.
Sau khi Liễu Phàm tiên sinh nghe xong, “dư tấn viết: Mạnh tử ngôn, cầu tắc đắc chi, thị cầu tại ngã giả dã. Đạo đức nhân nghĩa, khả dĩ lực cầu, công danh phú quý, như hà cầu đắc”. Tiến thêm một bước, Liễu Phàm thỉnh giáo thiền sư Vân Cốc, Mạnh tử thường nói rằng: Cầu sẽ được, cầu là do ta mà thôi, đạo đức nhân nghĩa, cho rằng đây là ta, ta có thể cầu được. Công danh phú quý là vật ngoài thân, làm sao có thể cầu được?
“Vân Cốc viết: Mạnh tử chi ngôn bất thác, nhữ tự thác giải liễu. Nhữ bất kiến Lục tổ thuyết: Nhất thiết phước điền, bất ly phương thốn, tùng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông. Cầu tại ngã, bất độc đắc đạo đức nhân nghĩa, diệc đắc công danh phú quý, nội ngoại song đắc, thị cầu hữu ích ư đắc dã”. Đoạn này rất quan trọng, thiền sư Vân Cốc là một người tu hành lâu năm, Liễu Phàm gặp ngài, Liễu Phàm 35 tuổi, lúc này thiền sư Vân Cốc 69 tuổi, mà còn là một người tu hành đắc đạo. Tục ngữ gọi đắc đạo, là người thật sự khai ngộ, thật sự khế nhập vào cảnh giới của chư Phật Bồ Tát.
Lời Mạnh tử nói không sai, là ông hiểu sai. Lời Mạnh tử không sai chỗ nào, ông hiểu sai chỗ nào? Ở đây không nói nhiều. Bài học trước tôi có nói, nếu quý vị lãnh hội tường tận, tự nhiên hiểu rõ hai câu nói của thiền sư Vân Cốc.
Bên dưới ngài đưa ra câu nói của Lục tổ Thiền tông, câu này trong Lục Tổ Đàn Kinh. “Tất cả phước điền, không rời phương thốn”. “Phương thốn” là chỉ tâm địa của chúng ta, lành dữ họa phước đều do ý niệm biến hiện ra, không rời tâm. “Tùng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông”. Chúng ta cầu cảm ứng, cầu từ đâu? Cầu từ trong chân tâm. Cho nên cầu giàu sang được giàu sang, cầu nam nữ được nam nữ, cầu sống lâu được sống lâu. Phải hiểu được đạo lý cầu, như lý như pháp đâu có chuyện không cầu được? Thế xuất thế gian khó nhất là thành Phật, thành Phật còn có thể cầu được, huống gì công danh phú quý của thế gian? Đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt, chẳng đáng là gì, làm gì có chuyện không cầu được! Ngày nay chúng ta cầu, quan trọng nhất là thông. Thế nào gọi là thông? Thông nghĩa là quán thông tầng không gian, tôi nói như thế người thời nay dễ lý giải hơn. Dùng phương pháp gì để quán thông? Dùng tâm chân thành. Thành là gì? Chân là gì? Chân nghĩa là không có vọng, không phải hư vọng, không có chút hư vọng nào. Thành là gì? Cuối thời nhà Thanh, ông Tăng Quốc Phiên nói rất hay, trong Độc Thư Bút Ký của ông có định nghĩa về chữ “thành” này: “một niệm không sanh gọi là thành”, định nghĩa này vô cùng chính xác. Trong Phật pháp nói, không có vọng niệm nào, đây gọi là chân thành. Tâm chân thành chính là bản tánh của mình, là chân tâm của mình. Tất cả pháp của thế xuất thế gian, đều từ trong chân tâm bản tánh biến hiện ra. Ta tìm được chân tâm bản tánh, đâu có đạo lý không cầu được? Những lý và sự này, trong kinh điển đại thừa Đức Phật nói rất nhiều. Tìm hiểu sơ sơ về đại thừa, đều biết những giáo huấn này của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ai được lợi ích? Người y giáo phụng hành được lợi ích, được thọ dụng. Nếu quý vị đọc kinh mà chỉ biết đọc, không hiểu được đạo lý trong kinh, không hiểu được ý của kinh điển, không thể thực hành những phương pháp đạo lý này vào trong hành vi cuộc sống của mình, như vậy là không được lợi ích, vẫn là không thông. Không thông, tuy có cầu nhưng không có cảm ứng.
Trước đây, tôi đưa ra vấn đề này, khoảng 30 năm trước. Tôi giảng Kinh Địa Tạng ở Chùa Pháp Hoa Tây Môn Đỉnh Đài Bắc. Tôi nhớ lúc đó tôi giảng kinh, pháp sư Quảng Khâm đến nghe một lần, ông ngồi trên bồ đoàn ở dưới. Một hôm tôi vừa giảng kinh xong, có một vị pháp sư ở Cơ Long, nghe tôi nói về vấn đề cảm ứng, sư hỏi tôi: Thưa thầy, thầy nói về cảm ứng này không đáng tin. Tôi hỏi vì sao không đáng tin? Sư nói: tôi ngày nào cũng cầu xin Phật Bồ Tát một cái tủ lạnh, cầu suốt ba năm mà không có. Tôi nghe xong liền mỉm cười hỏi: Đạo tràng của thầy có bao nhiêu người ở? Chỉ mình tôi ở. Tôi nói chỉ mình thầy ở, không cần thiết có tủ lạnh, cho nên cầu không được. Tôi nói trong những năm này tôi có cầu tất ứng. Sư hỏi tôi cầu gì? Tôi nói tôi giảng kinh, cần tài liệu tham khảo, lúc đó ở Đài Loan, tìm những kinh sách điển tịch này rất khó khăn. Thật may mắn có người giới thiệu cho tôi pháp sư Trí Khai ở HongKong. Tôi chưa từng gặp pháp sư Trí Khai, tưởng rằng đây là một pháp sư lớn tuổi, mỗi lần viết thư đều cung kính xưng “lão pháp sư”, về sau gặp mặt, mới biết hai chúng tôi cùng tuổi. Pháp sư Trí Khai giúp đỡ tôi rất nhiều, tất cả những sách tịch mà tôi cần, pháp sư đều ra sức sưu tập, rồi gởi đến Đài Loan giúp tôi. Khi nào tôi có tiền mới trả cho pháp sư, chưa có tiền thì nợ đó, điều này giúp ích cho tôi rất nhiều. Hầu như sách nào tôi cần đến, những thứ tôi cần đều là sách cổ, pháp sư đều tìm giúp tôi. Trong đó chỉ có một bộ, thời gian dài nhất là nửa năm, đó là Trung Quán Luận Sớ. Bộ sách này, sáu tháng sau pháp sư mới gởi đến cho tôi, không dễ tìm. Tôi nói với vị pháp sư ở Cơ Long, tôi có cầu tất ứng. Những gì tôi cần là cầu đạo, sư cầu cái tủ lạnh, điều này không cần thiết. Người xuất gia về phương diện vật chất, thanh bần một chút không sao, không nên xa hoa. Sư cầu không như pháp, tôi cầu như pháp, như pháp như lý quả thật là có cầu tất ứng. Tôi đối với giáo huấn của thầy và những gì kinh điển dạy, thâm tín không nghi. “Tùng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông”, tám chữ này chính là lý luận và phương pháp có cầu tất ứng. Cầu ở ta, không chỉ có thể đạt được đạo đức nhân nghĩa, mà vật ngoài thân như công danh phú quý cũng có thể đạt được. Nội ngoại đều được, tức là cầu được lợi ích. Chúng ta cần phát tâm cầu điều thiện, không cầu điều ác, như vậy mới tốt.
Đoạn văn tiếp theo nói: “Nhược bất phản cung nội tỉnh, nhi đồ hướng ngoại trì cầu, tắc cầu chi hữu đạo, nhi đắc chi hữu mệnh hỷ, nội ngoại song thất, cố vô ích”. Lời khai thị này của thiền sư, mỗi câu đều rất quan trọng. Chúng ta muốn cầu, bất luận là cầu đức hạnh bên trong, hay là cầu vật chất bên ngoài, tức là những nhu cầu về cuộc sống. Nếu ta không phản cung nội tỉnh, cầu này là phản cung, quay đầu. Nhà Phật thường nói “quay đầu là bờ”, ta phải hướng vào nội tâm để phản tỉnh. Hướng vào bên trong để cầu, mới có thể cầu được. Nếu như không thể phản tỉnh, đức hạnh không đầy đủ, chỉ phan duyên bên ngoài. Quý vị là “cầu chi hữu đạo, đắc chi hữu mệnh”, “đạo” tức là phương pháp và lý luận mà quý vị cầu.
Ví dụ như hiện nay, chúng ta thấy rất nhiều tin tức, thấy trong tiệm sách, thế gian có một vài thương nghiệp sắt, họ thành công, viết về kinh nghiệm giáo huấn nỗ lực phấn đấu thành công của mình, cung cấp cho chúng ta làm tham khảo. Quý vị dùng phương pháp lý luận của họ để cầu, nếu như cầu được, đạt được đó là số mạng ta có. Còn như số mạng không có vẫn là không đạt được. Vì sao vậy? Vì ta không hướng vào chân tâm để cầu, ta không phải hướng vào tâm tánh để cầu. Phương pháp cầu này tất nhiên là “trong ngoài đều mất, cho nên không có lợi ích”. Chúng ta thấy xã hội ngày nay, hạng người như vậy rất nhiều. Đoạn này là đại sư nhắc nhở chúng ta.
Đoạn tiếp theo là thảo luận về phương pháp thay đổi vận mệnh. Văn cũng có mấy đoạn nhỏ, đoạn đầu tiên là nói, quý vị nhất định phải biết sai lầm của mình, phải phản tỉnh, để tìm ra căn nguyên này. Ví dụ, số ông ta không có con trai, không có con trai là do nguyên nhân gì. Thọ mạng ngắn, thọ mạng ngắn là nguyên nhân gì.
“Nhân vấn: Khổng công toán nhữ, chung thân nhược hà”. Thiền sư Vân Cốc hỏi Liễu Phàm, Khổng tiên sinh xem mệnh cho ông, cuộc đời sau này của ông như thế nào? “Dư dĩ thật cáo”, Liễu Phàm nói thật với thiền sư Vân Cốc. “Vân Cốc viết: Nhữ tự chùy, ưng đắc khoa đệ phủ, ưng sanh tử phủ”. Ông tự nghĩ lại xem, mình có nên thi đậu chăng? Đây là nói về công danh. Mình có nên có con trai chăng? Nhất định phải hướng nội phản tỉnh.
“Dư truy tỉnh lương cửu”, ông nghe thiền sư Vân Cốc nói xong, suy nghĩ rất lâu. “Viết: bất ưng dã”, không nên. Liễu Phàm là người đọc sách, là người thông minh, ông suy nghĩ và nghĩ ra không ít lý do. “Khoa đệ trung nhân, loại hữu phước tướng, dư phước bạc, hữu bất năng, tích công lũy hành, dĩ cơ hậu phước. Kiêm bất nại phiền kịch, bất năng dung nhân, thời hoặc. Dĩ tài trí cái nhân, trực tâm trực hạnh, khinh ngôn vọng đàm. Phàm thử, giai bạc phước chi tướng dã, khởi nghi khoa đệ tai”. Liễu Phàm vừa quay đầu, vừa phản tỉnh, liền tìm ra được khuyết điểm của mình, điều này rất khó được. Bình thường thiền sư Vân Cốc rất ít nói, ngài không thường nói chuyện với người khác, có khi suốt ngày không nói câu nào. Vậy mà ngài có thể nói với Liễu Phàm rất nhiều điều, không đơn giản. Đây đúng như cổ nhân nói, thật sự gặp được tri kỷ, mới nói nhiều như thế.
Liễu Phàm nghĩ, tôi không nên, vì sao vậy? “Khoa đệ trung nhân”, chính là nhân vật trong quan trường, đều có phước tướng. Ông nói bản thân mình phước bạc, không có phước, làm sao có thể thi đậu công danh? Thêm vào đó ông có rất nhiều khuyết điểm, ông không thể “tích công lũy hạnh, dĩ cơ hậu phước”. “Cơ” là cơ sở, từ trên cơ sở bồi dưỡng phước đức của mình, ông không làm được, vì sao không làm được? Bên dưới nói, ông “bất nại phán kịch”, nghĩa là ông không muốn làm những việc quá phiền phức. Lại “bất năng dung nhân”, tâm nhỏ bé, không dung nạp được người khác. “Thời hoặc dĩ tài trí cái nhân”, “cái” nghĩa là che lấp người khác, đè ép người khác. Người bây giờ gọi là thích nổi trội hơn người, thích chèn ép người khác. “Trực tâm trực hạnh”, trực tâm trực hành ở đây nghĩa là trong lòng nghĩ sao nói vậy, chứ không phải trực tâm trực hành mà cổ thánh tiên hiền nói trong kinh điển. Trong Kinh Duy Ma nói: “Trực tâm là đạo tràng”, trực tâm trực hành này là không có vọng tâm, không có phân biệt, không có chấp trước. Còn đây là vọng tưởng phân biệt chấp trước, đây là khuyết điểm tập khí. “Khinh ngôn vọng đàm”, nói không biết suy nghĩ, nói một cách tùy tiện, đây đều là “tướng bạc phước”. Bản thân ông cũng hiểu mình có quá nhiều khuyết điểm, ngày ngày đang tạo nghiệp, đương nhiên không thể thi đậu công danh.
Ngày xưa, khoa đệ là nói tham gia thi cử của quốc gia, đạt được học vị, bây giờ chúng ta gọi là học vị. Ngày xưa cũng có ba học vị, là tú tài, cử nhân và tiến sĩ, tương đương với trường học hiện nay chúng ta gọi là đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, ba học vị. Điều này nói rõ nguyên nhân ông không nên thi đậu công danh, vì ông không có phước. Sau đó nói tiếp, ông cũng không nên có con trai.
“Địa chi uế giả đa sanh vật, thủy chi thanh giả thường vô ngư”, trước tiên là nói hai câu thành ngữ. Đất, chúng ta thấy đất dơ bẩn, dơ bẩn nó sinh ra rất nhiều thứ, đất đai màu mỡ. Nước trong thì không có cá. “Dư háo khiết”, ông có tính thích sạch sẽ. “Nghi vô tử giả nhất”, thích sạch sẽ quá trở thành quá đáng, như vậy làm sao có con? Đây là nguyên nhân thứ nhất không nên sinh con.
“Hòa khí năng dục vạn vật, dư thiện nộ, nghi vô tử giả nhị”. Hòa khí rất quan trọng, ngạn ngữ thường nói: “gia hòa vạn sự hưng”. Một đất nước, trên dưới đều chung sống hòa thuận, đất nước này sao không cường thịnh được? Nếu không hòa, đó chính là xuất hiện dự báo suy bại, cho nên hòa quan trọng hơn tất cả. Ông không có hòa khí, thường thích nổi giận. Hay nói cách khác, đây chính là chúng ta nói cống cao ngã mạn, cuồng vọng tự đại, không coi người khác ra gì. Liễu Phàm là một người như vậy, cho nên nghĩ lại cảm thấy không nên có con.
“Ái vi sanh sanh chi bổn, nhẫn vi bất dục chi căn, dư quan tích danh tiết, thường bất năng xả kỷ cứu nhân, nghi vô tử giả tam”. Đây là điều thứ ba không nên có con. “Ái”, từ ái là gốc của muôn đời, ông không có tâm thương yêu, tâm địa rất tàn nhẫn. “Nhẫn” là tàn nhẫn, tàn nhẫn là gốc không sanh dục. Ông nói tôi rất chú trọng danh tiết của bản thân, vì coi trọng danh tiết của mình nên không thể quên mình vì người. Đây là nguyên nhân thứ ba không nên sinh con.
Ông nói tiếp: “đa ngôn hào khí, nghi vô tử giả tứ”. Ông thích nói chuyện, thích bực tức, thích châm chích người khác, bây giờ gọi là thích moi móc người khác. Thường làm người khác mất thể diện trước đám đông, cũng chính là thích trêu đùa người khác. Đây là nhân tố thứ tư không nên có con.
“Hỷ ẩm thước tinh, nghi vô tử giả ngũ”, hỷ ẩm nghĩa là thích uống rượu, thường uống say, tổn thương tinh thần thể lực của mình. Đây cũng là nguyên nhân không nên sinh con.
“Háo triệt dạ trường tọa, nhi bất tri bảo nguyên dục thần, nghi vô tử giả lục”. Thích ngồi thâu đêm, buổi tối không ngủ, không biết bảo dưỡng nguyên thần, những nguyên nhân này đều không nên có con. Cho dù sanh con, đứa con đó cũng chết yểu.
“Kỳ dư quá ác thượng đa, bất năng tất số”, phản tỉnh khuyết điểm của mình, quả thật quá nhiều.
Nói đến “ngồi thâu đêm”, nhà Phật có “bất đảo đơn”, dùng cách ngồi thiền thay ngủ nghỉ. Tôi nói như vậy là có khuyết điểm, quý vị phải hiểu điều này. Ngồi thiền ở trong định là rất tỉnh táo, không phải ngủ, nếu dùng ngồi thiền thay ngủ, chi bằng nằm xuống ngủ thoải mái hơn, ngồi ngủ khó chịu biết bao. Nhất định phải hiểu đạo lý này. Khi tôi mới học Phật rất ngưỡng mộ, người học được bất đảo đơn tốt biết mấy, không cần đến giường nệm, cuộc sống càng đơn giản càng tự tại. Tôi từng nói với thầy Lý, tôi hỏi thầy tôi có thể học phương pháp này chăng? Vì tôi ở Đài Trung học cách ngày ăn một bữa, tôi có thời gian năm năm, mỗi ngày ăn một bữa, sáng và tối đều không ăn, tinh thần và thể lực đều rất tốt. Thầy cũng rất hoan hỷ, rất tán thán, vì chính thầy cũng ngày ăn một bữa, thầy ăn như vậy đã bốn năm mươi năm rồi. Tôi ở Đài Trung học theo thầy ăn ngày một bữa, và tiến thêm bước nữa muốn học bất đảo đơn, học ngồi thiền. Thầy mỉm cười nói: nằm ngủ thoải mái hơn ngồi ngủ. Sau đó đành thôi, tôi không học nữa. Vì sao vậy? Thầy rất hiểu tôi, tôi không thể nào nhập định, chẳng qua là ngồi đó ngủ mà thôi. Nếu ngồi đó ngủ, như vậy là sai, chi bằng nằm ngủ hay hơn. Chúng tôi đích thực cũng nhìn thấy, có một số người bất đảo đơn, tôi quan sát tường tận, họ ngồi ở đó ngủ, ngồi ở đó ngáy, ngủ say. Họ không phải nhập định, không phải như hòa thượng Hư Vân, hòa thượng Hư Vân thật sự nhập định, không phải ngủ. Người tu hành thật sự, đã đoạn tận ý niệm tự tư tự lợi, đối với ngũ dục lục trần của thế gian quả thật không khởi tâm. Lúc này tâm cảnh của họ trống rỗng sáng suốt, họ không có âm khí, cho nên thường ở trong định. Trí tuệ quang minh, niệm niệm đang tăng trưởng. Họ đoạn tận hiện tượng ngủ nghỉ, ngủ nghỉ có thể đoạn. Nhưng cần có công phu, tâm địa phải thanh tịnh, thanh tịnh đến trình độ nhất định có thể không cần ngủ nghỉ. Vì tài sắc danh thực thùy, đây gọi là ngũ dục. Dục giới có, sắc giới và vô sắc giới đều không có. Từ đó cho thấy, có thể đoạn những thứ này. Tập khí phiền não của ta chưa đoạn, nếu miễn cưỡng ngồi đó ngủ, nhất định có hại cho thân thể quý vị, đây là cuộc sống không lành mạnh, chúng ta cần phải biết điều này. Cho nên trong trường hợp tu hành, tuyệt đối đừng vì sĩ diện, hiếu cường, hiếu thắng. Bản thân không làm được mà cứ miễn cưỡng làm, sau cùng hủy hoại thân thể chính mình, đây là điều ngu si.
Sau khi Liễu Phàm tiên sinh phản tỉnh như thế, “Vân Cốc viết, khởi duy khoa đệ tai. Thế gian, hưởng thiên kim chi sản giả, định thị thiên kim nhân vật. Hưởng bách kim chi sản giả, định thị bách kim nhân vật. Ưng ngạ tử giả, định thị ngạ tử nhân vật. Thiên bất quá nhân tài nhi đốc, kỷ tằng gia tiêm hào ý tư”. Đoạn này là danh ngôn chí lý, chúng ta phải suy nghĩ tường tận. Thiền sư Vân Cốc dạy Liễu Phàm. Ngài nói, há chỉ có thi công danh thôi ư! Người giàu có trong thế gian, người trong gia đình có ngàn vạn của cải, định sẵn là nhân vật có ngàn vàng. Hay nói cách khác, họ phải có phước phần này mới được. Trong đời quá khứ ông không có tu phước, làm sao ông có thể được phước báo? Trong đời quá khứ tích lũy nhiều phước báo, đời này được phước báo lớn. Đời trước tích lũy mỏng manh, đời này họ được ít phước báo. Đoạn này nghĩa là như thế. Không có tu phước, nhất định đói mà chết, cũng là tội nghiệp trong đời quá khứ sâu nặng. Báo ứng này là chính mình tự làm tự chịu, không hề liên quan đến trời, quỷ thần hay Phật Bồ Tát.
Cho nên sau cùng ngài nói: “Thiên bất quá nhân tài nhi đốc, kỷ tằng gia tiêm hào ý tư?” Nói cách khác, ông trời đối với tất cả chúng sanh quả thật rất công bằng. Ông trời ở đây, thực tế mà nói chính là quả báo tự nhiên, đích thực không thêm chút thành kiến nào, không có chút riêng tư nào trong đó.
Bên dưới nói với ông ta tính quan trọng của việc tích lũy công đức, ngài đưa ra ví dụ rằng: “Tức như sanh tử, hữu bách thế chi đức giả, định hữu bách thế, tử tôn bảo chi. Hữu thập thế chi đức giả, định hữu thập thế, tử tôn bảo chi. Hữu tam thế nhị thế chi đức giả, định hữu tam thế nhị thế, tử tôn bảo chi. Kỳ trảm yên vô hậu giả, đức chí bạc giả”. Đây là thiền sư Vân Cốc mượn tri kiến của người thông thường, khuyên Liễu Phàm tiên sinh phải tích lũy công đức.
“Bách thế chi đức”, theo các bậc cổ thánh tiên vương ngày xưa, trên lịch sử chúng ta thấy, như Ngu vương, Hạ, Thương, Chu. Nhà Hạ 400 năm, nhà Thương 600 năm, nhà Chu 800 năm, đây là thời kỳ dài nhất trong lịch sử, tổ tông có đức. Thời nhà Chu có thể lâu như vậy, Văn vương, Vũ vương, Chu công, công đức mà họ tích lũy được là đức trăm năm, nhất định bảo hộ con cháu đến trăm đời, đây là nói theo nhãn quan của thế tục.
Không ở vương vị, như Khổng tử của Trung quốc, Khổng tử là dạy học, lấy đại công vô tư, tâm yêu thương chân thành, dạy cho bất kỳ thành phần nào. Giúp tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, ông tích công đức rất lớn. Ngày nay chúng ta thấy con cháu đương đại, đại khái truyền hơn 70 đời. Không những ở Trung quốc được người Trung quốc tôn kính, ông Khổng Đức Thành đến Mỹ, ở San Francisco được nhân sĩ xã hội của Mỹ tại đó tôn trọng. Mọi người vừa nghe nói là hậu duệ của Khổng phu tử, đối đãi với ông đặc biệt khách khí, chính là nói đến điều này.
“Thập thế chi đức”, như đế vương của các triều đại. Ngày nay chúng ta nói đến Liễu Phàm tiên sinh, ông là người thời nhà Minh. Thái tổ thời nhà Minh cho đến tiên nhân của ông, tích lũy được công đức lớn lao, cho nên có thể truyền đến 17 đời, có thể duy trì đất nước hơn 270 năm.
Chúng ta thử xem người thế gian, người giàu có thông thường truyền ba đời, truyền hai đời. Xã hội hiện nay trường hợp này không nhiều, những vẫn còn, một đời là hết. Thậm chí đối với chính mình, đến lúc về già không giữ được. Lúc trung niên rất phát đạt, nhưng lúc về già phá sản, chúng ta thường thấy trường hợp này. Tình huống này là sao? “Đức chí bạc”, họ không tích lũy công đức. Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều là tự tư tự lợi. Mặc dù làm một chút việc tốt, cũng không từ bỏ danh văn lợi dưỡng. Họ làm việc tốt, việc tốt không có điều kiện họ không làm. Những việc tốt họ làm, là làm một chút việc từ thiện trong xã hội, họ cần có cái giá của nó, là phải được đại chúng khen ngợi, chính phủ khen thưởng, như vậy họ mới chịu làm. Họ làm là vì điều này, không phải chân tâm. Đây là giả thiện, không phải chân thiện, đây là “đức chí bạc”. Thiền sư đưa ra ví dụ này để nói với Liễu Phàm, sau đó dạy ông nhằm vào khuyết điểm của mình, thay đổi triệt để, như vậy là mới cứu được.
“Nhữ kim ký tri phi”, hôm nay ông đã biết được lỗi lầm của mình. “Tương hướng lai bất phát khoa đệ, cập bất sanh tử chi tướng, tận tình cải loát”. Thay đổi vận mệnh bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ tập khí lỗi lầm của mình. Ông tự nghĩ xem, bây giờ ông đã nói nhiều như vậy, đã rất rõ ràng, vì sao không thi đậu công danh? Ông nên sửa đổi tất cả những sai trái mà mình không thi đậu. Vì sao ông không có con cái? Bây giờ ông đã phản tỉnh, ông cũng biết là mình phải sửa đổi tất cả những sai trái này. “Tận tình cải loát”, loát là rửa sạch, cải là sửa đổi, sau đó dạy ông phải tu thiện.
“Vụ yếu tích đức”, điều cần thiết là phải tích đức. Trong quá khứ ông làm quá nhiều chuyện thất đức, cống cao ngã mạn, thường dùng tài trí của mình để đàn áp người khác. Luôn háo cường, háo thắng, không thể dung nạp người khác, đây đều là thất đức, phải thay đổi. “Vụ yếu bao hoang, vụ yếu hòa ái”. “Bao hoang” là mở rộng tâm lượng. Tâm lượng ông quá nhỏ bé, cần phải bao dung tất cả. Sở dĩ Phật Bồ Tát vĩ đại như thế, chính là nhờ tâm lượng lớn, “tâm bao thái hư lượng châu sa giới”.
Hôm nay tôi còn nói chuyện với mấy người bạn, tôi nói đến dân chúng ở Úc châu, họ tự xưng là “chân nhân”, sống trên sa mạc hoang dã. Chính phủ cấp nhà cho họ, họ không ở, đem nhà làm thành nơi cất chứa, mỗi tối họ ngủ ngoài trời nơi hoang dã, có đạo lý! Tâm của họ rộng rãi biết bao. Bạn tôi nói, ông nói quả thật người Mông Cổ, Tây Tạng, Thanh Hải, Tân Cương, những dân tộc du mục này, họ đều ở nơi hoang dã. Tiếng ca của họ rất hào phóng, tâm hồn rộng mở. Chúng ta hiện tại rất đáng thương, ở chung cư, như trong lồng bồ câu vậy, tâm lượng này rất nhỏ bé! Sao có thể sánh với người ta? Nhất định phải mở rộng tâm lượng, người tâm lượng rộng rãi có phước báo, nhất định phải hòa ái. Liễu Phàm tiên sinh thiếu hòa khí, thiếu lòng yêu thương, nhất định phải tu dưỡng.
“Vụ yếu tích tinh thần”, thích uống rượu, thích thức đêm, đây đều là không biết quý trọng tinh thần của mình, không biết quý trọng thân thể mình. Thiền sư Vân Cốc đưa ra mấy trọng điểm này để dạy ông sửa đổi khuyết điểm, phải siêng năng tu học, tu thiện tích đức.
“Tùng tiền chủng chủng, thí như tạc nhật tử”, trước đây là chuyện đã qua, không cần nghĩ đến nó. “Tùng hậu chủng chủng, thí như kim nhật sanh. Thử, nghĩa lý tái sanh chi thân dã”. Lời này nói rất hay, chỉ cần con người biết sửa đổi, là có thể vượt ra khỏi số mệnh, số mệnh không câu thúc được họ.
Trong Phật pháp, Đức Phật thường khuyên hàng đệ tử phải phát nguyện. Phát nguyện của nhà Phật, người thế tục gọi là lập chí, cùng một ý nghĩa. Nhưng Đức Phật dạy người phát nguyện là vì phục vụ chúng sanh, nếu muốn phục vụ cho chúng sanh, cần phải có năng lực phục vụ. Hay nói cách khác, cần phải có đạo đức, có học vấn, có năng lực, như vậy mới có điều kiện phục vụ cho đại chúng, cho xã hội. Do đó sau khi phát tâm này, ta cần phải tu dưỡng những điều kiện đó. Tu dưỡng phẩm đức, quý vị nhất định phải sửa đổi tập khí của mình. Thành tựu học vấn, thành tựu đức hạnh ta nhất định phải tu thiện, tích lũy công đức, như vậy ta mới có thể thực hiện nguyện vọng của mình. Ta giúp xã hội này, giúp những chúng sanh khổ nạn, nếu bản thân không đầy đủ những điều kiện này, quý vị phát nguyện này là không nguyện, là hư nguyện, vĩnh viễn không thể thực hiện được. Nguyện giả, không phải thật. Nếu phát nguyện là hư giả, như vậy là có tội, tội gì? Tội gạt Phật Bồ Tát, gạt chúng sanh, bởi vậy phát nguyện hư giả là có tội, không có công đức.
Đức Phật dạy hàng đệ tử, nguyện phổ biến nhất là Tứ hoằng thệ nguyện. “Chúng sanh vô biên thề nguyện độ”, nói như bây giờ, “độ” là giúp đỡ, hiệp trợ. Chúng sanh vô lượng vô biên, chúng ta phải phát tâm giúp họ, hiệp trợ họ. Giúp họ lìa khổ được vui, giúp họ phá mê khai ngộ, bản thân ta phải có năng lực mới được. Ở sau tiếp theo ba điều, thứ nhất là đoạn phiền não, thứ hai là học pháp môn. Đoạn phiền não là thành tựu đức hạnh của mình, học pháp môn là thành tựu học vấn của mình, sau đó thành Phật đạo, viên mãn công đức của mình. Nguyện này của quý vị là chân thật, không phải hư giả. Nếu nguyện lực này mạnh, rất lớn, vượt qua nghiệp lực. Đó chính là nhà Phật nói: “thừa nguyện tái sanh”. Vận mệnh ta thay đổi 180 độ, nguyện lực lớn hơn nghiệp lực là thành công.
Hôm nay chúng ta học đến đây.
Ở trước nói đến có cầu tất ứng, thiền sư Vân Cốc đặc biệt nhấn mạnh, nói vọng ngữ là đại giới của nhà Phật, chư Phật Bồ Tát sao có thể gạt người? Những lời này đều giúp Liễu Phàm tăng trưởng tín tâm.
Sau khi Liễu Phàm tiên sinh nghe xong, “dư tấn viết: Mạnh tử ngôn, cầu tắc đắc chi, thị cầu tại ngã giả dã. Đạo đức nhân nghĩa, khả dĩ lực cầu, công danh phú quý, như hà cầu đắc”. Tiến thêm một bước, Liễu Phàm thỉnh giáo thiền sư Vân Cốc, Mạnh tử thường nói rằng: Cầu sẽ được, cầu là do ta mà thôi, đạo đức nhân nghĩa, cho rằng đây là ta, ta có thể cầu được. Công danh phú quý là vật ngoài thân, làm sao có thể cầu được?
“Vân Cốc viết: Mạnh tử chi ngôn bất thác, nhữ tự thác giải liễu. Nhữ bất kiến Lục tổ thuyết: Nhất thiết phước điền, bất ly phương thốn, tùng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông. Cầu tại ngã, bất độc đắc đạo đức nhân nghĩa, diệc đắc công danh phú quý, nội ngoại song đắc, thị cầu hữu ích ư đắc dã”. Đoạn này rất quan trọng, thiền sư Vân Cốc là một người tu hành lâu năm, Liễu Phàm gặp ngài, Liễu Phàm 35 tuổi, lúc này thiền sư Vân Cốc 69 tuổi, mà còn là một người tu hành đắc đạo. Tục ngữ gọi đắc đạo, là người thật sự khai ngộ, thật sự khế nhập vào cảnh giới của chư Phật Bồ Tát.
Lời Mạnh tử nói không sai, là ông hiểu sai. Lời Mạnh tử không sai chỗ nào, ông hiểu sai chỗ nào? Ở đây không nói nhiều. Bài học trước tôi có nói, nếu quý vị lãnh hội tường tận, tự nhiên hiểu rõ hai câu nói của thiền sư Vân Cốc.
Bên dưới ngài đưa ra câu nói của Lục tổ Thiền tông, câu này trong Lục Tổ Đàn Kinh. “Tất cả phước điền, không rời phương thốn”. “Phương thốn” là chỉ tâm địa của chúng ta, lành dữ họa phước đều do ý niệm biến hiện ra, không rời tâm. “Tùng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông”. Chúng ta cầu cảm ứng, cầu từ đâu? Cầu từ trong chân tâm. Cho nên cầu giàu sang được giàu sang, cầu nam nữ được nam nữ, cầu sống lâu được sống lâu. Phải hiểu được đạo lý cầu, như lý như pháp đâu có chuyện không cầu được? Thế xuất thế gian khó nhất là thành Phật, thành Phật còn có thể cầu được, huống gì công danh phú quý của thế gian? Đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt, chẳng đáng là gì, làm gì có chuyện không cầu được! Ngày nay chúng ta cầu, quan trọng nhất là thông. Thế nào gọi là thông? Thông nghĩa là quán thông tầng không gian, tôi nói như thế người thời nay dễ lý giải hơn. Dùng phương pháp gì để quán thông? Dùng tâm chân thành. Thành là gì? Chân là gì? Chân nghĩa là không có vọng, không phải hư vọng, không có chút hư vọng nào. Thành là gì? Cuối thời nhà Thanh, ông Tăng Quốc Phiên nói rất hay, trong Độc Thư Bút Ký của ông có định nghĩa về chữ “thành” này: “một niệm không sanh gọi là thành”, định nghĩa này vô cùng chính xác. Trong Phật pháp nói, không có vọng niệm nào, đây gọi là chân thành. Tâm chân thành chính là bản tánh của mình, là chân tâm của mình. Tất cả pháp của thế xuất thế gian, đều từ trong chân tâm bản tánh biến hiện ra. Ta tìm được chân tâm bản tánh, đâu có đạo lý không cầu được? Những lý và sự này, trong kinh điển đại thừa Đức Phật nói rất nhiều. Tìm hiểu sơ sơ về đại thừa, đều biết những giáo huấn này của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ai được lợi ích? Người y giáo phụng hành được lợi ích, được thọ dụng. Nếu quý vị đọc kinh mà chỉ biết đọc, không hiểu được đạo lý trong kinh, không hiểu được ý của kinh điển, không thể thực hành những phương pháp đạo lý này vào trong hành vi cuộc sống của mình, như vậy là không được lợi ích, vẫn là không thông. Không thông, tuy có cầu nhưng không có cảm ứng.
Trước đây, tôi đưa ra vấn đề này, khoảng 30 năm trước. Tôi giảng Kinh Địa Tạng ở Chùa Pháp Hoa Tây Môn Đỉnh Đài Bắc. Tôi nhớ lúc đó tôi giảng kinh, pháp sư Quảng Khâm đến nghe một lần, ông ngồi trên bồ đoàn ở dưới. Một hôm tôi vừa giảng kinh xong, có một vị pháp sư ở Cơ Long, nghe tôi nói về vấn đề cảm ứng, sư hỏi tôi: Thưa thầy, thầy nói về cảm ứng này không đáng tin. Tôi hỏi vì sao không đáng tin? Sư nói: tôi ngày nào cũng cầu xin Phật Bồ Tát một cái tủ lạnh, cầu suốt ba năm mà không có. Tôi nghe xong liền mỉm cười hỏi: Đạo tràng của thầy có bao nhiêu người ở? Chỉ mình tôi ở. Tôi nói chỉ mình thầy ở, không cần thiết có tủ lạnh, cho nên cầu không được. Tôi nói trong những năm này tôi có cầu tất ứng. Sư hỏi tôi cầu gì? Tôi nói tôi giảng kinh, cần tài liệu tham khảo, lúc đó ở Đài Loan, tìm những kinh sách điển tịch này rất khó khăn. Thật may mắn có người giới thiệu cho tôi pháp sư Trí Khai ở HongKong. Tôi chưa từng gặp pháp sư Trí Khai, tưởng rằng đây là một pháp sư lớn tuổi, mỗi lần viết thư đều cung kính xưng “lão pháp sư”, về sau gặp mặt, mới biết hai chúng tôi cùng tuổi. Pháp sư Trí Khai giúp đỡ tôi rất nhiều, tất cả những sách tịch mà tôi cần, pháp sư đều ra sức sưu tập, rồi gởi đến Đài Loan giúp tôi. Khi nào tôi có tiền mới trả cho pháp sư, chưa có tiền thì nợ đó, điều này giúp ích cho tôi rất nhiều. Hầu như sách nào tôi cần đến, những thứ tôi cần đều là sách cổ, pháp sư đều tìm giúp tôi. Trong đó chỉ có một bộ, thời gian dài nhất là nửa năm, đó là Trung Quán Luận Sớ. Bộ sách này, sáu tháng sau pháp sư mới gởi đến cho tôi, không dễ tìm. Tôi nói với vị pháp sư ở Cơ Long, tôi có cầu tất ứng. Những gì tôi cần là cầu đạo, sư cầu cái tủ lạnh, điều này không cần thiết. Người xuất gia về phương diện vật chất, thanh bần một chút không sao, không nên xa hoa. Sư cầu không như pháp, tôi cầu như pháp, như pháp như lý quả thật là có cầu tất ứng. Tôi đối với giáo huấn của thầy và những gì kinh điển dạy, thâm tín không nghi. “Tùng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông”, tám chữ này chính là lý luận và phương pháp có cầu tất ứng. Cầu ở ta, không chỉ có thể đạt được đạo đức nhân nghĩa, mà vật ngoài thân như công danh phú quý cũng có thể đạt được. Nội ngoại đều được, tức là cầu được lợi ích. Chúng ta cần phát tâm cầu điều thiện, không cầu điều ác, như vậy mới tốt.
Đoạn văn tiếp theo nói: “Nhược bất phản cung nội tỉnh, nhi đồ hướng ngoại trì cầu, tắc cầu chi hữu đạo, nhi đắc chi hữu mệnh hỷ, nội ngoại song thất, cố vô ích”. Lời khai thị này của thiền sư, mỗi câu đều rất quan trọng. Chúng ta muốn cầu, bất luận là cầu đức hạnh bên trong, hay là cầu vật chất bên ngoài, tức là những nhu cầu về cuộc sống. Nếu ta không phản cung nội tỉnh, cầu này là phản cung, quay đầu. Nhà Phật thường nói “quay đầu là bờ”, ta phải hướng vào nội tâm để phản tỉnh. Hướng vào bên trong để cầu, mới có thể cầu được. Nếu như không thể phản tỉnh, đức hạnh không đầy đủ, chỉ phan duyên bên ngoài. Quý vị là “cầu chi hữu đạo, đắc chi hữu mệnh”, “đạo” tức là phương pháp và lý luận mà quý vị cầu.
Ví dụ như hiện nay, chúng ta thấy rất nhiều tin tức, thấy trong tiệm sách, thế gian có một vài thương nghiệp sắt, họ thành công, viết về kinh nghiệm giáo huấn nỗ lực phấn đấu thành công của mình, cung cấp cho chúng ta làm tham khảo. Quý vị dùng phương pháp lý luận của họ để cầu, nếu như cầu được, đạt được đó là số mạng ta có. Còn như số mạng không có vẫn là không đạt được. Vì sao vậy? Vì ta không hướng vào chân tâm để cầu, ta không phải hướng vào tâm tánh để cầu. Phương pháp cầu này tất nhiên là “trong ngoài đều mất, cho nên không có lợi ích”. Chúng ta thấy xã hội ngày nay, hạng người như vậy rất nhiều. Đoạn này là đại sư nhắc nhở chúng ta.
Đoạn tiếp theo là thảo luận về phương pháp thay đổi vận mệnh. Văn cũng có mấy đoạn nhỏ, đoạn đầu tiên là nói, quý vị nhất định phải biết sai lầm của mình, phải phản tỉnh, để tìm ra căn nguyên này. Ví dụ, số ông ta không có con trai, không có con trai là do nguyên nhân gì. Thọ mạng ngắn, thọ mạng ngắn là nguyên nhân gì.
“Nhân vấn: Khổng công toán nhữ, chung thân nhược hà”. Thiền sư Vân Cốc hỏi Liễu Phàm, Khổng tiên sinh xem mệnh cho ông, cuộc đời sau này của ông như thế nào? “Dư dĩ thật cáo”, Liễu Phàm nói thật với thiền sư Vân Cốc. “Vân Cốc viết: Nhữ tự chùy, ưng đắc khoa đệ phủ, ưng sanh tử phủ”. Ông tự nghĩ lại xem, mình có nên thi đậu chăng? Đây là nói về công danh. Mình có nên có con trai chăng? Nhất định phải hướng nội phản tỉnh.
“Dư truy tỉnh lương cửu”, ông nghe thiền sư Vân Cốc nói xong, suy nghĩ rất lâu. “Viết: bất ưng dã”, không nên. Liễu Phàm là người đọc sách, là người thông minh, ông suy nghĩ và nghĩ ra không ít lý do. “Khoa đệ trung nhân, loại hữu phước tướng, dư phước bạc, hữu bất năng, tích công lũy hành, dĩ cơ hậu phước. Kiêm bất nại phiền kịch, bất năng dung nhân, thời hoặc. Dĩ tài trí cái nhân, trực tâm trực hạnh, khinh ngôn vọng đàm. Phàm thử, giai bạc phước chi tướng dã, khởi nghi khoa đệ tai”. Liễu Phàm vừa quay đầu, vừa phản tỉnh, liền tìm ra được khuyết điểm của mình, điều này rất khó được. Bình thường thiền sư Vân Cốc rất ít nói, ngài không thường nói chuyện với người khác, có khi suốt ngày không nói câu nào. Vậy mà ngài có thể nói với Liễu Phàm rất nhiều điều, không đơn giản. Đây đúng như cổ nhân nói, thật sự gặp được tri kỷ, mới nói nhiều như thế.
Liễu Phàm nghĩ, tôi không nên, vì sao vậy? “Khoa đệ trung nhân”, chính là nhân vật trong quan trường, đều có phước tướng. Ông nói bản thân mình phước bạc, không có phước, làm sao có thể thi đậu công danh? Thêm vào đó ông có rất nhiều khuyết điểm, ông không thể “tích công lũy hạnh, dĩ cơ hậu phước”. “Cơ” là cơ sở, từ trên cơ sở bồi dưỡng phước đức của mình, ông không làm được, vì sao không làm được? Bên dưới nói, ông “bất nại phán kịch”, nghĩa là ông không muốn làm những việc quá phiền phức. Lại “bất năng dung nhân”, tâm nhỏ bé, không dung nạp được người khác. “Thời hoặc dĩ tài trí cái nhân”, “cái” nghĩa là che lấp người khác, đè ép người khác. Người bây giờ gọi là thích nổi trội hơn người, thích chèn ép người khác. “Trực tâm trực hạnh”, trực tâm trực hành ở đây nghĩa là trong lòng nghĩ sao nói vậy, chứ không phải trực tâm trực hành mà cổ thánh tiên hiền nói trong kinh điển. Trong Kinh Duy Ma nói: “Trực tâm là đạo tràng”, trực tâm trực hành này là không có vọng tâm, không có phân biệt, không có chấp trước. Còn đây là vọng tưởng phân biệt chấp trước, đây là khuyết điểm tập khí. “Khinh ngôn vọng đàm”, nói không biết suy nghĩ, nói một cách tùy tiện, đây đều là “tướng bạc phước”. Bản thân ông cũng hiểu mình có quá nhiều khuyết điểm, ngày ngày đang tạo nghiệp, đương nhiên không thể thi đậu công danh.
Ngày xưa, khoa đệ là nói tham gia thi cử của quốc gia, đạt được học vị, bây giờ chúng ta gọi là học vị. Ngày xưa cũng có ba học vị, là tú tài, cử nhân và tiến sĩ, tương đương với trường học hiện nay chúng ta gọi là đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, ba học vị. Điều này nói rõ nguyên nhân ông không nên thi đậu công danh, vì ông không có phước. Sau đó nói tiếp, ông cũng không nên có con trai.
“Địa chi uế giả đa sanh vật, thủy chi thanh giả thường vô ngư”, trước tiên là nói hai câu thành ngữ. Đất, chúng ta thấy đất dơ bẩn, dơ bẩn nó sinh ra rất nhiều thứ, đất đai màu mỡ. Nước trong thì không có cá. “Dư háo khiết”, ông có tính thích sạch sẽ. “Nghi vô tử giả nhất”, thích sạch sẽ quá trở thành quá đáng, như vậy làm sao có con? Đây là nguyên nhân thứ nhất không nên sinh con.
“Hòa khí năng dục vạn vật, dư thiện nộ, nghi vô tử giả nhị”. Hòa khí rất quan trọng, ngạn ngữ thường nói: “gia hòa vạn sự hưng”. Một đất nước, trên dưới đều chung sống hòa thuận, đất nước này sao không cường thịnh được? Nếu không hòa, đó chính là xuất hiện dự báo suy bại, cho nên hòa quan trọng hơn tất cả. Ông không có hòa khí, thường thích nổi giận. Hay nói cách khác, đây chính là chúng ta nói cống cao ngã mạn, cuồng vọng tự đại, không coi người khác ra gì. Liễu Phàm là một người như vậy, cho nên nghĩ lại cảm thấy không nên có con.
“Ái vi sanh sanh chi bổn, nhẫn vi bất dục chi căn, dư quan tích danh tiết, thường bất năng xả kỷ cứu nhân, nghi vô tử giả tam”. Đây là điều thứ ba không nên có con. “Ái”, từ ái là gốc của muôn đời, ông không có tâm thương yêu, tâm địa rất tàn nhẫn. “Nhẫn” là tàn nhẫn, tàn nhẫn là gốc không sanh dục. Ông nói tôi rất chú trọng danh tiết của bản thân, vì coi trọng danh tiết của mình nên không thể quên mình vì người. Đây là nguyên nhân thứ ba không nên sinh con.
Ông nói tiếp: “đa ngôn hào khí, nghi vô tử giả tứ”. Ông thích nói chuyện, thích bực tức, thích châm chích người khác, bây giờ gọi là thích moi móc người khác. Thường làm người khác mất thể diện trước đám đông, cũng chính là thích trêu đùa người khác. Đây là nhân tố thứ tư không nên có con.
“Hỷ ẩm thước tinh, nghi vô tử giả ngũ”, hỷ ẩm nghĩa là thích uống rượu, thường uống say, tổn thương tinh thần thể lực của mình. Đây cũng là nguyên nhân không nên sinh con.
“Háo triệt dạ trường tọa, nhi bất tri bảo nguyên dục thần, nghi vô tử giả lục”. Thích ngồi thâu đêm, buổi tối không ngủ, không biết bảo dưỡng nguyên thần, những nguyên nhân này đều không nên có con. Cho dù sanh con, đứa con đó cũng chết yểu.
“Kỳ dư quá ác thượng đa, bất năng tất số”, phản tỉnh khuyết điểm của mình, quả thật quá nhiều.
Nói đến “ngồi thâu đêm”, nhà Phật có “bất đảo đơn”, dùng cách ngồi thiền thay ngủ nghỉ. Tôi nói như vậy là có khuyết điểm, quý vị phải hiểu điều này. Ngồi thiền ở trong định là rất tỉnh táo, không phải ngủ, nếu dùng ngồi thiền thay ngủ, chi bằng nằm xuống ngủ thoải mái hơn, ngồi ngủ khó chịu biết bao. Nhất định phải hiểu đạo lý này. Khi tôi mới học Phật rất ngưỡng mộ, người học được bất đảo đơn tốt biết mấy, không cần đến giường nệm, cuộc sống càng đơn giản càng tự tại. Tôi từng nói với thầy Lý, tôi hỏi thầy tôi có thể học phương pháp này chăng? Vì tôi ở Đài Trung học cách ngày ăn một bữa, tôi có thời gian năm năm, mỗi ngày ăn một bữa, sáng và tối đều không ăn, tinh thần và thể lực đều rất tốt. Thầy cũng rất hoan hỷ, rất tán thán, vì chính thầy cũng ngày ăn một bữa, thầy ăn như vậy đã bốn năm mươi năm rồi. Tôi ở Đài Trung học theo thầy ăn ngày một bữa, và tiến thêm bước nữa muốn học bất đảo đơn, học ngồi thiền. Thầy mỉm cười nói: nằm ngủ thoải mái hơn ngồi ngủ. Sau đó đành thôi, tôi không học nữa. Vì sao vậy? Thầy rất hiểu tôi, tôi không thể nào nhập định, chẳng qua là ngồi đó ngủ mà thôi. Nếu ngồi đó ngủ, như vậy là sai, chi bằng nằm ngủ hay hơn. Chúng tôi đích thực cũng nhìn thấy, có một số người bất đảo đơn, tôi quan sát tường tận, họ ngồi ở đó ngủ, ngồi ở đó ngáy, ngủ say. Họ không phải nhập định, không phải như hòa thượng Hư Vân, hòa thượng Hư Vân thật sự nhập định, không phải ngủ. Người tu hành thật sự, đã đoạn tận ý niệm tự tư tự lợi, đối với ngũ dục lục trần của thế gian quả thật không khởi tâm. Lúc này tâm cảnh của họ trống rỗng sáng suốt, họ không có âm khí, cho nên thường ở trong định. Trí tuệ quang minh, niệm niệm đang tăng trưởng. Họ đoạn tận hiện tượng ngủ nghỉ, ngủ nghỉ có thể đoạn. Nhưng cần có công phu, tâm địa phải thanh tịnh, thanh tịnh đến trình độ nhất định có thể không cần ngủ nghỉ. Vì tài sắc danh thực thùy, đây gọi là ngũ dục. Dục giới có, sắc giới và vô sắc giới đều không có. Từ đó cho thấy, có thể đoạn những thứ này. Tập khí phiền não của ta chưa đoạn, nếu miễn cưỡng ngồi đó ngủ, nhất định có hại cho thân thể quý vị, đây là cuộc sống không lành mạnh, chúng ta cần phải biết điều này. Cho nên trong trường hợp tu hành, tuyệt đối đừng vì sĩ diện, hiếu cường, hiếu thắng. Bản thân không làm được mà cứ miễn cưỡng làm, sau cùng hủy hoại thân thể chính mình, đây là điều ngu si.
Sau khi Liễu Phàm tiên sinh phản tỉnh như thế, “Vân Cốc viết, khởi duy khoa đệ tai. Thế gian, hưởng thiên kim chi sản giả, định thị thiên kim nhân vật. Hưởng bách kim chi sản giả, định thị bách kim nhân vật. Ưng ngạ tử giả, định thị ngạ tử nhân vật. Thiên bất quá nhân tài nhi đốc, kỷ tằng gia tiêm hào ý tư”. Đoạn này là danh ngôn chí lý, chúng ta phải suy nghĩ tường tận. Thiền sư Vân Cốc dạy Liễu Phàm. Ngài nói, há chỉ có thi công danh thôi ư! Người giàu có trong thế gian, người trong gia đình có ngàn vạn của cải, định sẵn là nhân vật có ngàn vàng. Hay nói cách khác, họ phải có phước phần này mới được. Trong đời quá khứ ông không có tu phước, làm sao ông có thể được phước báo? Trong đời quá khứ tích lũy nhiều phước báo, đời này được phước báo lớn. Đời trước tích lũy mỏng manh, đời này họ được ít phước báo. Đoạn này nghĩa là như thế. Không có tu phước, nhất định đói mà chết, cũng là tội nghiệp trong đời quá khứ sâu nặng. Báo ứng này là chính mình tự làm tự chịu, không hề liên quan đến trời, quỷ thần hay Phật Bồ Tát.
Cho nên sau cùng ngài nói: “Thiên bất quá nhân tài nhi đốc, kỷ tằng gia tiêm hào ý tư?” Nói cách khác, ông trời đối với tất cả chúng sanh quả thật rất công bằng. Ông trời ở đây, thực tế mà nói chính là quả báo tự nhiên, đích thực không thêm chút thành kiến nào, không có chút riêng tư nào trong đó.
Bên dưới nói với ông ta tính quan trọng của việc tích lũy công đức, ngài đưa ra ví dụ rằng: “Tức như sanh tử, hữu bách thế chi đức giả, định hữu bách thế, tử tôn bảo chi. Hữu thập thế chi đức giả, định hữu thập thế, tử tôn bảo chi. Hữu tam thế nhị thế chi đức giả, định hữu tam thế nhị thế, tử tôn bảo chi. Kỳ trảm yên vô hậu giả, đức chí bạc giả”. Đây là thiền sư Vân Cốc mượn tri kiến của người thông thường, khuyên Liễu Phàm tiên sinh phải tích lũy công đức.
“Bách thế chi đức”, theo các bậc cổ thánh tiên vương ngày xưa, trên lịch sử chúng ta thấy, như Ngu vương, Hạ, Thương, Chu. Nhà Hạ 400 năm, nhà Thương 600 năm, nhà Chu 800 năm, đây là thời kỳ dài nhất trong lịch sử, tổ tông có đức. Thời nhà Chu có thể lâu như vậy, Văn vương, Vũ vương, Chu công, công đức mà họ tích lũy được là đức trăm năm, nhất định bảo hộ con cháu đến trăm đời, đây là nói theo nhãn quan của thế tục.
Không ở vương vị, như Khổng tử của Trung quốc, Khổng tử là dạy học, lấy đại công vô tư, tâm yêu thương chân thành, dạy cho bất kỳ thành phần nào. Giúp tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, ông tích công đức rất lớn. Ngày nay chúng ta thấy con cháu đương đại, đại khái truyền hơn 70 đời. Không những ở Trung quốc được người Trung quốc tôn kính, ông Khổng Đức Thành đến Mỹ, ở San Francisco được nhân sĩ xã hội của Mỹ tại đó tôn trọng. Mọi người vừa nghe nói là hậu duệ của Khổng phu tử, đối đãi với ông đặc biệt khách khí, chính là nói đến điều này.
“Thập thế chi đức”, như đế vương của các triều đại. Ngày nay chúng ta nói đến Liễu Phàm tiên sinh, ông là người thời nhà Minh. Thái tổ thời nhà Minh cho đến tiên nhân của ông, tích lũy được công đức lớn lao, cho nên có thể truyền đến 17 đời, có thể duy trì đất nước hơn 270 năm.
Chúng ta thử xem người thế gian, người giàu có thông thường truyền ba đời, truyền hai đời. Xã hội hiện nay trường hợp này không nhiều, những vẫn còn, một đời là hết. Thậm chí đối với chính mình, đến lúc về già không giữ được. Lúc trung niên rất phát đạt, nhưng lúc về già phá sản, chúng ta thường thấy trường hợp này. Tình huống này là sao? “Đức chí bạc”, họ không tích lũy công đức. Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều là tự tư tự lợi. Mặc dù làm một chút việc tốt, cũng không từ bỏ danh văn lợi dưỡng. Họ làm việc tốt, việc tốt không có điều kiện họ không làm. Những việc tốt họ làm, là làm một chút việc từ thiện trong xã hội, họ cần có cái giá của nó, là phải được đại chúng khen ngợi, chính phủ khen thưởng, như vậy họ mới chịu làm. Họ làm là vì điều này, không phải chân tâm. Đây là giả thiện, không phải chân thiện, đây là “đức chí bạc”. Thiền sư đưa ra ví dụ này để nói với Liễu Phàm, sau đó dạy ông nhằm vào khuyết điểm của mình, thay đổi triệt để, như vậy là mới cứu được.
“Nhữ kim ký tri phi”, hôm nay ông đã biết được lỗi lầm của mình. “Tương hướng lai bất phát khoa đệ, cập bất sanh tử chi tướng, tận tình cải loát”. Thay đổi vận mệnh bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ tập khí lỗi lầm của mình. Ông tự nghĩ xem, bây giờ ông đã nói nhiều như vậy, đã rất rõ ràng, vì sao không thi đậu công danh? Ông nên sửa đổi tất cả những sai trái mà mình không thi đậu. Vì sao ông không có con cái? Bây giờ ông đã phản tỉnh, ông cũng biết là mình phải sửa đổi tất cả những sai trái này. “Tận tình cải loát”, loát là rửa sạch, cải là sửa đổi, sau đó dạy ông phải tu thiện.
“Vụ yếu tích đức”, điều cần thiết là phải tích đức. Trong quá khứ ông làm quá nhiều chuyện thất đức, cống cao ngã mạn, thường dùng tài trí của mình để đàn áp người khác. Luôn háo cường, háo thắng, không thể dung nạp người khác, đây đều là thất đức, phải thay đổi. “Vụ yếu bao hoang, vụ yếu hòa ái”. “Bao hoang” là mở rộng tâm lượng. Tâm lượng ông quá nhỏ bé, cần phải bao dung tất cả. Sở dĩ Phật Bồ Tát vĩ đại như thế, chính là nhờ tâm lượng lớn, “tâm bao thái hư lượng châu sa giới”.
Hôm nay tôi còn nói chuyện với mấy người bạn, tôi nói đến dân chúng ở Úc châu, họ tự xưng là “chân nhân”, sống trên sa mạc hoang dã. Chính phủ cấp nhà cho họ, họ không ở, đem nhà làm thành nơi cất chứa, mỗi tối họ ngủ ngoài trời nơi hoang dã, có đạo lý! Tâm của họ rộng rãi biết bao. Bạn tôi nói, ông nói quả thật người Mông Cổ, Tây Tạng, Thanh Hải, Tân Cương, những dân tộc du mục này, họ đều ở nơi hoang dã. Tiếng ca của họ rất hào phóng, tâm hồn rộng mở. Chúng ta hiện tại rất đáng thương, ở chung cư, như trong lồng bồ câu vậy, tâm lượng này rất nhỏ bé! Sao có thể sánh với người ta? Nhất định phải mở rộng tâm lượng, người tâm lượng rộng rãi có phước báo, nhất định phải hòa ái. Liễu Phàm tiên sinh thiếu hòa khí, thiếu lòng yêu thương, nhất định phải tu dưỡng.
“Vụ yếu tích tinh thần”, thích uống rượu, thích thức đêm, đây đều là không biết quý trọng tinh thần của mình, không biết quý trọng thân thể mình. Thiền sư Vân Cốc đưa ra mấy trọng điểm này để dạy ông sửa đổi khuyết điểm, phải siêng năng tu học, tu thiện tích đức.
“Tùng tiền chủng chủng, thí như tạc nhật tử”, trước đây là chuyện đã qua, không cần nghĩ đến nó. “Tùng hậu chủng chủng, thí như kim nhật sanh. Thử, nghĩa lý tái sanh chi thân dã”. Lời này nói rất hay, chỉ cần con người biết sửa đổi, là có thể vượt ra khỏi số mệnh, số mệnh không câu thúc được họ.
Trong Phật pháp, Đức Phật thường khuyên hàng đệ tử phải phát nguyện. Phát nguyện của nhà Phật, người thế tục gọi là lập chí, cùng một ý nghĩa. Nhưng Đức Phật dạy người phát nguyện là vì phục vụ chúng sanh, nếu muốn phục vụ cho chúng sanh, cần phải có năng lực phục vụ. Hay nói cách khác, cần phải có đạo đức, có học vấn, có năng lực, như vậy mới có điều kiện phục vụ cho đại chúng, cho xã hội. Do đó sau khi phát tâm này, ta cần phải tu dưỡng những điều kiện đó. Tu dưỡng phẩm đức, quý vị nhất định phải sửa đổi tập khí của mình. Thành tựu học vấn, thành tựu đức hạnh ta nhất định phải tu thiện, tích lũy công đức, như vậy ta mới có thể thực hiện nguyện vọng của mình. Ta giúp xã hội này, giúp những chúng sanh khổ nạn, nếu bản thân không đầy đủ những điều kiện này, quý vị phát nguyện này là không nguyện, là hư nguyện, vĩnh viễn không thể thực hiện được. Nguyện giả, không phải thật. Nếu phát nguyện là hư giả, như vậy là có tội, tội gì? Tội gạt Phật Bồ Tát, gạt chúng sanh, bởi vậy phát nguyện hư giả là có tội, không có công đức.
Đức Phật dạy hàng đệ tử, nguyện phổ biến nhất là Tứ hoằng thệ nguyện. “Chúng sanh vô biên thề nguyện độ”, nói như bây giờ, “độ” là giúp đỡ, hiệp trợ. Chúng sanh vô lượng vô biên, chúng ta phải phát tâm giúp họ, hiệp trợ họ. Giúp họ lìa khổ được vui, giúp họ phá mê khai ngộ, bản thân ta phải có năng lực mới được. Ở sau tiếp theo ba điều, thứ nhất là đoạn phiền não, thứ hai là học pháp môn. Đoạn phiền não là thành tựu đức hạnh của mình, học pháp môn là thành tựu học vấn của mình, sau đó thành Phật đạo, viên mãn công đức của mình. Nguyện này của quý vị là chân thật, không phải hư giả. Nếu nguyện lực này mạnh, rất lớn, vượt qua nghiệp lực. Đó chính là nhà Phật nói: “thừa nguyện tái sanh”. Vận mệnh ta thay đổi 180 độ, nguyện lực lớn hơn nghiệp lực là thành công.
Hôm nay chúng ta học đến đây.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.