Chương 419: Oan Nghiệt Bài Thơ (Thi Nghiệt)
Bồ Tùng Linh
21/01/2019
Phạm Tiểu Sơn người huyện Thanh Châu (tỉnh Sơn Đông) làm nghề buôn bút, đi buôn vắng nhà. Vào tháng tư, vợ là Hạ thị đêm ngủ một mình bị cướp giết chết. Đêm ấy có mưa nhỏ, trên mặt đất còn rơi lại một chếc quạt đề thơ của Vương Thạnh tặng Ngô Phỉ Khanh. Không biết Thạnh là ai, còn Ngô là một người giàu có ở huyện Ích Đô (tỉnh Sơn Đông), cùng làng với Phạm, thường ngày vẫn làm những việc khinh bạc nên xóm làng đều chắc là Ngô. Quận huyện bắt lên tra hỏi, Ngô vẫn một mực không nhận, bị tra khảo nặng nề rồi kết án. Tra đi xét lại, trải hơn mười vị quan cũng không ai nói khác. Ngô cũng nghĩ số mình ắt chết bèn dặn vợ dốc hết của nhà ra trợ giúp những người cô đơn nghèo khổ. Ai hướng vào cổng niệm Phật một ngàn câu thì được quần bông, niệm một vạn câu thì được áo bông, nên những kẻ ăn xin kéo đến đông như chợ, tiếng niệm Phật vang xa hơn chục dặm. Nhà vì vậy nghèo đi rất nhanh, hàng ngày cứ phải bán ruộng đất để đãi khách. Ngô lại hối lộ người coi ngục nhờ ngầm mua giùm thuốc độc.
Đêm nằm mơ thấy thần nói "Ngươi chớ vội chết, hôm trước ở ngoài hung thì nay bên trong cát rồi!”. Ngủ lại vẫn nằm mơ như thế, vì vậy không quyết tự tử nữa. Không bao lâu tiên sinh Chu Nguyên Lượng đi tuần sát tới, xét lại án tù, tới Ngô thì có vẻ nghĩ ngợi, nhân hỏi Ngô giết người có bằng chứng nào không, Phạm thưa rằng có cái quạt ông xem kỹ cái quạt rồi hỏi Vương Thạnh là ai, mọi người đều thưa là không biết. Ông lấy án văn xem kỹ lại một lượt rồi lập tức ra lệnh tháo gông cùm cho Ngô, cho chuyển từ nhà ngục ra nhà kho. Phạm cố biện luận, ông tức giận nói "Ngươi muốn giết oan một người cho xong chuyện hay muốn tìm ra kẻ thù mới cam lòng”. Mọi người ngờ là ông riêng tây với Ngô nhưng không ai dám nói. Ông bèn ném thẻ bài đỏ sai đi bắt ngay người chủ quán nọ ở Nam Quách. Chủ quán sợ hãi không biết vì sao, tới thì ông hỏi "Trên vách quán ngươi có bài thơ của Lý Tú người huyện Đông Quan (tỉnh Sơn Đông), viết lúc nào vậy?”. Chủ quán thưa “Năm trước quan Đốc học về ghé ngang, có hai ba người Tú tài uống rượu say đề thơ, không biết họ ở làng nào".
Ông sai nha dịch tới huyện Nhật Chiếu (tỉnh Sơn Đông) bắt Lý Tú. Mấy hôm sau Tú tới, ông giận dữ hỏi “Đã là Tú tài, sao còn mưu giết người?". Tú dập đầu kinh ngạc, chỉ nói là không hề làm chuyện ấy. Ông ném cái quạt xuống bảo Tú xem rồi nói “Rõ ràng là thơ của ngươi, sau dám bịa đặt đổ cho Vương Thạnh!". Tú xem kỹ rồi thưa “Thơ thì đúng do ta làm, nhưng chữ thì thật không phải do ta viết”, ông nói "Đã biết thơ của ngươi thì ắt là bạn ngươi, vậy ai viết chữ?”. Tú thưa "Nét chữ giống như của Vương Tá ở huyện Nghi (tỉnh Sơn Đông)”. Ông bèn sai bắt Vương Tá, Tá tới, ông cũng quát hỏi như lúc hỏi Tú. Tá nói "Ấy là do người lái buôn sát ở huyện Ích Đô là Trương Thành nhờ ta viết, y là em họ Vương Thạnh”. Ông nói “Thằng cướp ở đây rồi!”. Cho bắt Thành tới, vừa tra hỏi đã nhận tội ngay.
Trước là Thành trộm thấy Hạ thị đẹp, muốn khêu gợi nhưng sợ không xong, mới nghĩ cách giả danh Ngô thì ắt mọi người đều tin nên mới làm giả chiếc quạt của Ngô cầm theo, nếu được thì tự nhận là mình, không được thì đổ cho Ngô, nhưng thực lòng không định giết người. Y leo tường vào nhà cưỡng bức người đàn bà, người đàn bà ở nhà một mình nên thường để sẵn dao tự vệ, lúc tỉnh giấc nắm áo Thành rồi rút dao vùng dậy. Thành hoảng sợ giật dao, nhưng người đàn bà cứ ra sức giữ chặt lấy hắn, lại kêu ầm lên, Thành cùng đường nên đâm chết rồi vứt chiếc quạt lại bỏ đi. Vụ án oan khuất ba năm chỉ một buổi mà xử xong, ai cũng ca ngọi ông sáng suốt như thần.
Ngô lúc bấy giờ mới sực hiểu lời thần nói “bên trong cát" là chữ Chu* song vẫn không hiểu vì sao ông Chu biết mình oan. Sau có một người thân hào ở huyện gặp dịp hỏi, ông cười đáp “Điều ấy dễ biết lắm! Đọc kỹ văn án thì Hạ thị bị giết vào thượng tuần tháng tư. Đêm ấy mưa phùn, khí trời còn lạnh, quạt là thứ không cần thiết, thủ phạm há vào lúc gấp rút còn mang theo cho bận thêm sao? Rõ ràng là nhằm giá họa vậy. Trước đây ta trú mưa ở Nam Quách, thấy có bài thơ đề trên vách quán lời lẽ tương tự bài thơ trên chiếc quạt nên đoán lầm là Lý sinh, quả nhân đó mà tìm ra tên cướp thật, cũng là may thôi”, người nghe chuyện đều thán phục.
* "Bên trong cát” là chữ Chu: trong Hán tự, chữ “Chu” có phần bên trong là chữ “Cát” đây ý nói Ngô Phỉ Khanh may mắn gặp được ông Chu Nguyên Lượng.
Dị Sử thị nói: Việc trong thiên hạ nếu biết tới nơi tới chốn, thì từ chỗ không có cũng có thể thành có mà hữu dụng. Văn chương thơ phú là cái làm đẹp cho nước, tiên sinh lấy đó xem xét kẻ sĩ trong thiên hạ, người ta đều ca ngợi, há chẳng phải là tới nơi tới chốn sao. Nhưng chẳng ai nói tới việc đem đạo xem xét kẻ sĩ mà xử án. Kinh Dịch nói “Biết cơ là thần” tiên sinh là người như thế vậy.
Đêm nằm mơ thấy thần nói "Ngươi chớ vội chết, hôm trước ở ngoài hung thì nay bên trong cát rồi!”. Ngủ lại vẫn nằm mơ như thế, vì vậy không quyết tự tử nữa. Không bao lâu tiên sinh Chu Nguyên Lượng đi tuần sát tới, xét lại án tù, tới Ngô thì có vẻ nghĩ ngợi, nhân hỏi Ngô giết người có bằng chứng nào không, Phạm thưa rằng có cái quạt ông xem kỹ cái quạt rồi hỏi Vương Thạnh là ai, mọi người đều thưa là không biết. Ông lấy án văn xem kỹ lại một lượt rồi lập tức ra lệnh tháo gông cùm cho Ngô, cho chuyển từ nhà ngục ra nhà kho. Phạm cố biện luận, ông tức giận nói "Ngươi muốn giết oan một người cho xong chuyện hay muốn tìm ra kẻ thù mới cam lòng”. Mọi người ngờ là ông riêng tây với Ngô nhưng không ai dám nói. Ông bèn ném thẻ bài đỏ sai đi bắt ngay người chủ quán nọ ở Nam Quách. Chủ quán sợ hãi không biết vì sao, tới thì ông hỏi "Trên vách quán ngươi có bài thơ của Lý Tú người huyện Đông Quan (tỉnh Sơn Đông), viết lúc nào vậy?”. Chủ quán thưa “Năm trước quan Đốc học về ghé ngang, có hai ba người Tú tài uống rượu say đề thơ, không biết họ ở làng nào".
Ông sai nha dịch tới huyện Nhật Chiếu (tỉnh Sơn Đông) bắt Lý Tú. Mấy hôm sau Tú tới, ông giận dữ hỏi “Đã là Tú tài, sao còn mưu giết người?". Tú dập đầu kinh ngạc, chỉ nói là không hề làm chuyện ấy. Ông ném cái quạt xuống bảo Tú xem rồi nói “Rõ ràng là thơ của ngươi, sau dám bịa đặt đổ cho Vương Thạnh!". Tú xem kỹ rồi thưa “Thơ thì đúng do ta làm, nhưng chữ thì thật không phải do ta viết”, ông nói "Đã biết thơ của ngươi thì ắt là bạn ngươi, vậy ai viết chữ?”. Tú thưa "Nét chữ giống như của Vương Tá ở huyện Nghi (tỉnh Sơn Đông)”. Ông bèn sai bắt Vương Tá, Tá tới, ông cũng quát hỏi như lúc hỏi Tú. Tá nói "Ấy là do người lái buôn sát ở huyện Ích Đô là Trương Thành nhờ ta viết, y là em họ Vương Thạnh”. Ông nói “Thằng cướp ở đây rồi!”. Cho bắt Thành tới, vừa tra hỏi đã nhận tội ngay.
Trước là Thành trộm thấy Hạ thị đẹp, muốn khêu gợi nhưng sợ không xong, mới nghĩ cách giả danh Ngô thì ắt mọi người đều tin nên mới làm giả chiếc quạt của Ngô cầm theo, nếu được thì tự nhận là mình, không được thì đổ cho Ngô, nhưng thực lòng không định giết người. Y leo tường vào nhà cưỡng bức người đàn bà, người đàn bà ở nhà một mình nên thường để sẵn dao tự vệ, lúc tỉnh giấc nắm áo Thành rồi rút dao vùng dậy. Thành hoảng sợ giật dao, nhưng người đàn bà cứ ra sức giữ chặt lấy hắn, lại kêu ầm lên, Thành cùng đường nên đâm chết rồi vứt chiếc quạt lại bỏ đi. Vụ án oan khuất ba năm chỉ một buổi mà xử xong, ai cũng ca ngọi ông sáng suốt như thần.
Ngô lúc bấy giờ mới sực hiểu lời thần nói “bên trong cát" là chữ Chu* song vẫn không hiểu vì sao ông Chu biết mình oan. Sau có một người thân hào ở huyện gặp dịp hỏi, ông cười đáp “Điều ấy dễ biết lắm! Đọc kỹ văn án thì Hạ thị bị giết vào thượng tuần tháng tư. Đêm ấy mưa phùn, khí trời còn lạnh, quạt là thứ không cần thiết, thủ phạm há vào lúc gấp rút còn mang theo cho bận thêm sao? Rõ ràng là nhằm giá họa vậy. Trước đây ta trú mưa ở Nam Quách, thấy có bài thơ đề trên vách quán lời lẽ tương tự bài thơ trên chiếc quạt nên đoán lầm là Lý sinh, quả nhân đó mà tìm ra tên cướp thật, cũng là may thôi”, người nghe chuyện đều thán phục.
* "Bên trong cát” là chữ Chu: trong Hán tự, chữ “Chu” có phần bên trong là chữ “Cát” đây ý nói Ngô Phỉ Khanh may mắn gặp được ông Chu Nguyên Lượng.
Dị Sử thị nói: Việc trong thiên hạ nếu biết tới nơi tới chốn, thì từ chỗ không có cũng có thể thành có mà hữu dụng. Văn chương thơ phú là cái làm đẹp cho nước, tiên sinh lấy đó xem xét kẻ sĩ trong thiên hạ, người ta đều ca ngợi, há chẳng phải là tới nơi tới chốn sao. Nhưng chẳng ai nói tới việc đem đạo xem xét kẻ sĩ mà xử án. Kinh Dịch nói “Biết cơ là thần” tiên sinh là người như thế vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.