Chương 29: Nhan thị
Bồ Tùng Linh
22/06/2017
Thuận Thiên Mỗ Sinh , nhà nghèo , gặp phải năm đói kém theo cha đi đất Lạc kiếm ăn . Tánh chàng rất độn , mãi 17 tuổi mới viết chữ thành hàng lối , nhhưng được bộ mặt lịch sự trai , khéo pha trò , tài nghề viết thư từ , cho nên ai cũng tưởng là chàng học giỏi lắm , nhhưng không dè bên trong rỗng tuếch .
Không bao lâu , cha mẹ kế tiếp qua đời , chàng trơ trọi một mình , phải làm nghề gõ đầu trẻ ỡ Lạc , để kiếm ăn độ nhựt .
Lúc đó trong xóm có người con gái mồ côi , họ Nhan , dòng dõi một nhà học giỏi . Khi người cha còn , thường dạy nàng học , chỉ đọc qua một lượt là nhớ nằm lòng . Ngoài mười tuổi , học làm thơ , người cha nói :
- Nhà ta có nữ học sĩ , tiếc không được đội mũ thôi .
Vì thế ông rất mực yêu quí , chỉ mong kén được một người chồng quý hiển cho con . Sau lúc ông qua đời , bà mẹ nàng vẫn ôm cái chí lớn đó . Nhưng đeo đuổi ba năm cũng chẳng toại nguyện , kế bà ấy cũng mất . Có người khuyên nàng lấy chồng học trò , nàng cũng đồng ý , nhưng cũng chưa kén được ai .
Vừa lúc mụ hàng xóm leo tường qua , nói chuyện với nàng , trong tay cầm một giấy viết chữ gói chỉ thêu , nàng mỡ ra xem , thì là chữ của Mỗ Sinh viết gởi bạn ở lối xóm . Nàng xem đi xem lại , khen ngợi chữ tốt . Mụ nọ dòm biết ý tứ , nói nhỏ :
- Ấy là một chàng đẹp trai , cũng mồ côi như cô , tuổi ngang như cô, nếu cô bằng lòng thì tôi mách chàng cậy mối đến là xong .
Nàng lẳng lặng không nói chi .
Mụ nọ về ngỏ ý với chồng . Người bạn lối xóm vốn chơi thân với chàng , đem chuyện ấy nói , chàng bằng lòng lắm , nhân có chiếc vòng vàng của mẹ để lại , bèn cậy người đem đến làm lễ vấn danh và xin cưới liền .
Vợ chồng như cá nước duyên ưa , hết sức vui vẽ . Ðến bửa được thấy văn bài chồng làm , nàng phì cười và nói :
- Văn với minh dường như hai người , thế này biết đời kiếp nào thi đổ ?
Từ đó sớm hôm khuyên đốc chàng học , nghiêm khắc như thầy đối với học trò . Tối đến , nàng chăm đèn ngồi , tự cất tiếng học ê a , học trước để làm gương cho chồng ; học mãi đến canh ba mới nghĩ .
Như vậy được hơn một năm , văn chương thi cử của chàng đã hơi thông , nhưng đi thi khoa nào cũng rớt . Thân danh lận đận , sinh sống lại nghèo , tự nghĩ tình cảnh buồn tênh , bất giác hu hu khóc lóc .
Nàng phát cáu , mắng nhiếc to tiếng :
- Trời để cho mình làm đàn ông thật uổng . Nếu để cho tôi bỏ khăn yếm , thay đổi làm con trai , thì tôi coi sự thi đổ dễ như trò chơi vậy .
Chàng đang buồn rầu héo gan héo ruột , nghe vợ nói khoác như vậy , quắc mắt giận nói :
- Mình là đàn bà , chưa được bước chân đến chổ thi cử bao giờ , mới tưởng công danh phú quí như chuyện xuống bếp múc nước hay nấu cháo vậy . Nếu cho mình được làm đàn ông thì rồi cũng lận đận rớt lên rớt xuống như ai , chứ tài giỏi gì ?
Nàng cười :
- Mình đừng nên giận , tôi nói thiệt đó . Ðến khoa thi này , tôi sẽ cải trang mà đội tên mình vô trường thi , nếu quả thật tôi cũng lận đận rớt lên rớt xuống như mình thì xin khoét mắt không dám coi rẻ thiên hạ nữa .
Chàng cũng cười và nói :
- Khanh chưa biết nổi cay đắng bên trong ra sao , nên muốn nếm thử . Ðã muốn vậy thì cứ làm , nhưng tôi chỉ sợ chân tướng lộ ra bị làng xóm cười chê mà thôi .
Nàng trả lời :
- Tôi nhất định làm thiệt không phải giả bộ đâu . Còn nhớ thường ngày mình nói tổ tiên có nếp nhà cũ ở đất Yên , vậy tôi xin cải trang làm con trai đi theo mình về ở đó , giả làm em mình , làng xóm biết đấy là đâu .
Chàng nghe theo . Nàng liền vô buồng bịt khăn mặc áo nam tử đi ra hỏi chồng :
- Mình xem tôi có làm con trai được không nào ?
Chàng nhìn vợ quả thật là một thiếu niên đẹp trai , trong lòng mừng rỡ , lập tức đi chào lới xóm để về cố hương . Những người chơi thân đều có quà tặng , mua một con ngựa đở chân , cùng vợ lên đường .
Người anh con nhà bác của chàng còn sống thấy hai em về , cùng trẻ đẹp , hết sức vui mừng sớm hôm chăm nom giúp đở . Lại thấy hai em thức khuya dậy sớm chăm chỉ học hành , lòng thêm yêu quí , thuê một thằng bé để hầu hạ riêng . Nhưng buổi tối , chàng đuổi thằng bé về .
Mỗi khi trong làng có đám cưới đám giổ gì mời thĩnh , duy có anh (anh đây tức là chàng) ra mặt , còn em chỉ ngồi học trong buồng , đến nổi về làng đã nữa năm mà ít người được trông thấy mặt .
Có người nào ân cần xin cho giáp mặt thì anh từ chối hộ . Người ta xem văn bài của em hay quá , lấy làm kinh hải . Có kẻ xông vào tận nơi thì em chỉ cái chào qua loa , rồi ẩn mặt ngay .
Những người được thấy dung nhan , đều hâm mộ tán dương , vì thế tiếng tăm vang dậy , mấy nhà quyền quí tranh nhau , muốn gã con gái cho . Người anh con bác đem chuyện ấy bàn tính , em chỉ nhoẻn cười , cố nài ép thì nói :
- Thề lập chí trèo lên mây xanh , không thi đậu thì không lấy vợ .
Gặp kỳ thi hạch tại tĩnh , anh em cùng đi thi . Anh lại rớt . Em đậu số một , rồi thi Hương đậu Cử nhơn thứ tư , qua năm sau đậu luôn tấn sĩ .
Trào đình bổ đi tri huyện Ðồng thành , việc cai trị giỏi dang , lần lần thăng Chưởng Ấn Ngự Sữ ở Hà Nam , giàu có ngang bậc vương hầu . Rồi viện cớ bệnh tật xin về quê quán hưu dưỡng . Quan khách đến thăm đầy ngỏ , đều từ tạ không tiếp .
Từ lúc học trò cho tới khi quý hiển , không hề nói tới sự cưới vợ , khiến ai cũng lấy làm lạ . Sau khi về hưu , dần dà có nuôi thị nữ hầu hạ . Người ta nghi chắc có sự tòn ten với mấy ả này , nhưng người chị dâu để ý dò xét , tuyệt nhiên không có sự gì ám muội .
Minh trào mất ngôi , trong nước đại loạn ,bấy giờ mới tự thú với chị dâu :
- Thú thiệt với chị , em không phải là đàn ông , mà chính là vợ của Tiểu lang đó . Vì thấy chồng học lôi thôi thi mãi chẳng đậu , em phát cáu tự làm cho biết tay . Bấy lâu giấu diếm hồi hộp , chỉ lo đở bể ra , bị nhà vua triệu vô tra hỏi thì thiên hạ cười chết .
Chị dâu không tin . Bèn tháo giày vớ đưa bàn cẳng cho xem , bấy giờ chị mới chưng hửng , nhìn trong giày thấy lót đầy bông gòn và vải . Từ đó , nàng trở lại làm đàn bà , còn chức hàm của vợ thì chàng lãnh lấy .
Hồi nào tới giờ , nàng không hề chửa đẻ , bèn ra tiền mua hầu cưới thiếp cho chồng , và nói :
- Phàm ai làm nên giàu sang cũng mua hầu có thiếp để tư phụng cho sướng thân . Riêng tôi làm quan trải mười năm , chỉ vò vỏ một mình , thế thôi . Mình phước gì mà được hưỡng hầu non gái đẹp như vầy chớ ?
Chàng cười và nói bỡn :
- Thì mình lựa chọn lấy ít cậu đẹp trai để chúng hầu hạ , như kiễu Sơn Âm công chúa , em Tống phế đế ngày xưa vậy , có sao ? Xin mình cứ việc .
Người đồn nhau câu chuyện ấy làm một trò cười .
Lúc ấy , cha mẹ chàng được ơn vua truy tặng mấy lần . Các hàng văn thân đến mừng , đều tôn chàng là quan Thị ngự , nhưng chàng hổ thẹn về sự nhận chức hàm do vợ làm nên , cho nên suốt đời cam làm anh học trò tầm thường , đi ra chưa từng dùng võng lọng bao giờ .
Không bao lâu , cha mẹ kế tiếp qua đời , chàng trơ trọi một mình , phải làm nghề gõ đầu trẻ ỡ Lạc , để kiếm ăn độ nhựt .
Lúc đó trong xóm có người con gái mồ côi , họ Nhan , dòng dõi một nhà học giỏi . Khi người cha còn , thường dạy nàng học , chỉ đọc qua một lượt là nhớ nằm lòng . Ngoài mười tuổi , học làm thơ , người cha nói :
- Nhà ta có nữ học sĩ , tiếc không được đội mũ thôi .
Vì thế ông rất mực yêu quí , chỉ mong kén được một người chồng quý hiển cho con . Sau lúc ông qua đời , bà mẹ nàng vẫn ôm cái chí lớn đó . Nhưng đeo đuổi ba năm cũng chẳng toại nguyện , kế bà ấy cũng mất . Có người khuyên nàng lấy chồng học trò , nàng cũng đồng ý , nhưng cũng chưa kén được ai .
Vừa lúc mụ hàng xóm leo tường qua , nói chuyện với nàng , trong tay cầm một giấy viết chữ gói chỉ thêu , nàng mỡ ra xem , thì là chữ của Mỗ Sinh viết gởi bạn ở lối xóm . Nàng xem đi xem lại , khen ngợi chữ tốt . Mụ nọ dòm biết ý tứ , nói nhỏ :
- Ấy là một chàng đẹp trai , cũng mồ côi như cô , tuổi ngang như cô, nếu cô bằng lòng thì tôi mách chàng cậy mối đến là xong .
Nàng lẳng lặng không nói chi .
Mụ nọ về ngỏ ý với chồng . Người bạn lối xóm vốn chơi thân với chàng , đem chuyện ấy nói , chàng bằng lòng lắm , nhân có chiếc vòng vàng của mẹ để lại , bèn cậy người đem đến làm lễ vấn danh và xin cưới liền .
Vợ chồng như cá nước duyên ưa , hết sức vui vẽ . Ðến bửa được thấy văn bài chồng làm , nàng phì cười và nói :
- Văn với minh dường như hai người , thế này biết đời kiếp nào thi đổ ?
Từ đó sớm hôm khuyên đốc chàng học , nghiêm khắc như thầy đối với học trò . Tối đến , nàng chăm đèn ngồi , tự cất tiếng học ê a , học trước để làm gương cho chồng ; học mãi đến canh ba mới nghĩ .
Như vậy được hơn một năm , văn chương thi cử của chàng đã hơi thông , nhưng đi thi khoa nào cũng rớt . Thân danh lận đận , sinh sống lại nghèo , tự nghĩ tình cảnh buồn tênh , bất giác hu hu khóc lóc .
Nàng phát cáu , mắng nhiếc to tiếng :
- Trời để cho mình làm đàn ông thật uổng . Nếu để cho tôi bỏ khăn yếm , thay đổi làm con trai , thì tôi coi sự thi đổ dễ như trò chơi vậy .
Chàng đang buồn rầu héo gan héo ruột , nghe vợ nói khoác như vậy , quắc mắt giận nói :
- Mình là đàn bà , chưa được bước chân đến chổ thi cử bao giờ , mới tưởng công danh phú quí như chuyện xuống bếp múc nước hay nấu cháo vậy . Nếu cho mình được làm đàn ông thì rồi cũng lận đận rớt lên rớt xuống như ai , chứ tài giỏi gì ?
Nàng cười :
- Mình đừng nên giận , tôi nói thiệt đó . Ðến khoa thi này , tôi sẽ cải trang mà đội tên mình vô trường thi , nếu quả thật tôi cũng lận đận rớt lên rớt xuống như mình thì xin khoét mắt không dám coi rẻ thiên hạ nữa .
Chàng cũng cười và nói :
- Khanh chưa biết nổi cay đắng bên trong ra sao , nên muốn nếm thử . Ðã muốn vậy thì cứ làm , nhưng tôi chỉ sợ chân tướng lộ ra bị làng xóm cười chê mà thôi .
Nàng trả lời :
- Tôi nhất định làm thiệt không phải giả bộ đâu . Còn nhớ thường ngày mình nói tổ tiên có nếp nhà cũ ở đất Yên , vậy tôi xin cải trang làm con trai đi theo mình về ở đó , giả làm em mình , làng xóm biết đấy là đâu .
Chàng nghe theo . Nàng liền vô buồng bịt khăn mặc áo nam tử đi ra hỏi chồng :
- Mình xem tôi có làm con trai được không nào ?
Chàng nhìn vợ quả thật là một thiếu niên đẹp trai , trong lòng mừng rỡ , lập tức đi chào lới xóm để về cố hương . Những người chơi thân đều có quà tặng , mua một con ngựa đở chân , cùng vợ lên đường .
Người anh con nhà bác của chàng còn sống thấy hai em về , cùng trẻ đẹp , hết sức vui mừng sớm hôm chăm nom giúp đở . Lại thấy hai em thức khuya dậy sớm chăm chỉ học hành , lòng thêm yêu quí , thuê một thằng bé để hầu hạ riêng . Nhưng buổi tối , chàng đuổi thằng bé về .
Mỗi khi trong làng có đám cưới đám giổ gì mời thĩnh , duy có anh (anh đây tức là chàng) ra mặt , còn em chỉ ngồi học trong buồng , đến nổi về làng đã nữa năm mà ít người được trông thấy mặt .
Có người nào ân cần xin cho giáp mặt thì anh từ chối hộ . Người ta xem văn bài của em hay quá , lấy làm kinh hải . Có kẻ xông vào tận nơi thì em chỉ cái chào qua loa , rồi ẩn mặt ngay .
Những người được thấy dung nhan , đều hâm mộ tán dương , vì thế tiếng tăm vang dậy , mấy nhà quyền quí tranh nhau , muốn gã con gái cho . Người anh con bác đem chuyện ấy bàn tính , em chỉ nhoẻn cười , cố nài ép thì nói :
- Thề lập chí trèo lên mây xanh , không thi đậu thì không lấy vợ .
Gặp kỳ thi hạch tại tĩnh , anh em cùng đi thi . Anh lại rớt . Em đậu số một , rồi thi Hương đậu Cử nhơn thứ tư , qua năm sau đậu luôn tấn sĩ .
Trào đình bổ đi tri huyện Ðồng thành , việc cai trị giỏi dang , lần lần thăng Chưởng Ấn Ngự Sữ ở Hà Nam , giàu có ngang bậc vương hầu . Rồi viện cớ bệnh tật xin về quê quán hưu dưỡng . Quan khách đến thăm đầy ngỏ , đều từ tạ không tiếp .
Từ lúc học trò cho tới khi quý hiển , không hề nói tới sự cưới vợ , khiến ai cũng lấy làm lạ . Sau khi về hưu , dần dà có nuôi thị nữ hầu hạ . Người ta nghi chắc có sự tòn ten với mấy ả này , nhưng người chị dâu để ý dò xét , tuyệt nhiên không có sự gì ám muội .
Minh trào mất ngôi , trong nước đại loạn ,bấy giờ mới tự thú với chị dâu :
- Thú thiệt với chị , em không phải là đàn ông , mà chính là vợ của Tiểu lang đó . Vì thấy chồng học lôi thôi thi mãi chẳng đậu , em phát cáu tự làm cho biết tay . Bấy lâu giấu diếm hồi hộp , chỉ lo đở bể ra , bị nhà vua triệu vô tra hỏi thì thiên hạ cười chết .
Chị dâu không tin . Bèn tháo giày vớ đưa bàn cẳng cho xem , bấy giờ chị mới chưng hửng , nhìn trong giày thấy lót đầy bông gòn và vải . Từ đó , nàng trở lại làm đàn bà , còn chức hàm của vợ thì chàng lãnh lấy .
Hồi nào tới giờ , nàng không hề chửa đẻ , bèn ra tiền mua hầu cưới thiếp cho chồng , và nói :
- Phàm ai làm nên giàu sang cũng mua hầu có thiếp để tư phụng cho sướng thân . Riêng tôi làm quan trải mười năm , chỉ vò vỏ một mình , thế thôi . Mình phước gì mà được hưỡng hầu non gái đẹp như vầy chớ ?
Chàng cười và nói bỡn :
- Thì mình lựa chọn lấy ít cậu đẹp trai để chúng hầu hạ , như kiễu Sơn Âm công chúa , em Tống phế đế ngày xưa vậy , có sao ? Xin mình cứ việc .
Người đồn nhau câu chuyện ấy làm một trò cười .
Lúc ấy , cha mẹ chàng được ơn vua truy tặng mấy lần . Các hàng văn thân đến mừng , đều tôn chàng là quan Thị ngự , nhưng chàng hổ thẹn về sự nhận chức hàm do vợ làm nên , cho nên suốt đời cam làm anh học trò tầm thường , đi ra chưa từng dùng võng lọng bao giờ .
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.