Chương 139: Thi làm Thành Hoàng
Bồ Tùng Linh
22/06/2017
truyện KHẢO THÀNH HOÀNG
Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên.
Minh nghĩa khai tông đệ nhất thiên.
Khấp thế trần tình dư giả nhật.
Hoan thừa huyên thảo hỷ diên niên.
Anh rể bản nhân thuật chuyện:
Ông nội của anh rể bản nhân là Tống công, húy Ðào. Sinh thời, công là một nho sĩ, được hưởng lương một ấp. Năm ấy, công 51 tuổi, rước lão mẫu, 71 tuổi, về ở chung để tiện bề phụng dưỡng.
Một hôm, công bị bạo bệnh, lên giường nằm rồi mất. Lão mẫu thuê người khâm liệm, quàn linh cữu ở phòng khách.
Hôm ấy, công vừa lên giường nằm thì chợt thấy một lính cưỡi ngựa, tay cầm văn thư, dắt theo một ngựa trắng, vào sân nhà, buộc ngựa ở ngoài sân rồi vào phòng, nói:"Có lệnh trên sai tiểu nhân tới mời tiên sinh đi thi" Công liền dồn dập hỏi:"Lệnh của ai? Thi cái gì? Ai là giám khảo?" Lính chẳng đáp, chỉ giục:"Xin tiên sinh hãy sửa soạn mau cho!" Công đang bị bệnh nên yếu sức, song cũng cố gắng ngồi dậy mặc áo quần. Lính bèn dìu công ra sân, đỡ lên lưng ngựa trắng rồi bảo công rong ngựa theo mình. Ðường đi thực là lạ lùng, vắng vẻ.
Lát sau, tới một đô thị sầm uất, trông tựa chốn đế đô, lính dẫn công vào một dinh thự nguy nga, bảo công xuống ngựa, rồi trao cả hai ngựa cho lính canh. Lính dẫn công qua cổng, qua sân, lên thềm cao, bước vào một cung điện. Ngửng đầu nhìn lên, công thấy cung điện cực kỳ tráng lệ. Thấy ở cuối điện có mười một vị thần đang ngồi trên bục cao, công cố đoán xem các vị ấy là ai song chẳng sao đoán được trừ vị ngồi chính giữa thì công đoán chắc là Quan Ðế đời Tam Quốc vì trông giống hình Quan Ðế mà thế nhân thường vẽ để thờ. Dưới sàn thấp, mỗi bên phải trái đều có bày một ghế, một bàn, trên có để sẵn giấy bút. Ghế phải đã có một nho sĩ ngồi, còn ghế trái thì để trống. Một vị lấy tay chỉ ghế trống, bảo công tới ngồi. Công vội tuân lệnh. Vị ấy đứng dậy, xuống phát cho mỗi người một đề thi, rồi nói:"Viết bài ngay đi!" Công mở đề, chỉ thấy vẻn vẹn có tám chữ:"Nhất nhân, nhị nhân, hữu tâm, vô tâm" (Một người, hai người, cố tình, vô ý). Nho sĩ với công cùng cặm cụi viết bài. Hai người viết xong, cùng đưa bài lên nạp rồi trở về chỗ ngồi. Chư thần truyền tay nhau đọc.
Lát sau, một vị nói:"Hai bài cùng hay. Tuy nhiên, bài của Tống sinh có hai câu xuất sắc: Cố tình mà làm điều thiện, tuy thiện song chẳng nên thưởng. Vô ý mà làm điều ác, tuy ác song chẳng nên phạt" Chư thần đều gật gù, khen hay rồi xúm quanh Quan Ðế mà bàn bạc.
Hồi lâu, một vị gọi công lên gần bục, nói:"Tỉnh Hà Nam khuyết chức thành hoàng, nhà ngươi đáng được sung vào chức ấy!" Bấy giờ công mới hiểu là nho sĩ và mình cùng được gọi tới để chư thần chọn một người đi làm thành hoàng. Công vội quỳ xuống sàn, rập đầu khóc, thưa:"Ðược chư thần đoái thương, cho đi làm thành hoàng, thực chẳng dám chối từ. Song chư thần xét cho, dương thế còn mẹ già, đã bảy mươi mốt tuổi, chẳng biết cậy vào ai. Nay mong được ở nhà, phụng dưỡng mẹ cho trót, rồi sẽ xin tuân lệnh" Một vị ra lệnh cho viên chủ bạ râu dài đứng cạnh:"Hãy lấy thọ bạ ra coi xem thân mẫu của Tống sinh còn được hưởng bao nhiêu tuổi nữa?" Viên chủ bạ vào phòng trong bưng ra một cuốn sổ dày, đặt lên bàn, lật trang tìm đọc. Lát sau, thưa:"Còn được hưởng chín tuổi nữa" Chư thần đưa mắt nhìn nhau như để hỏi ý. Chợt Quan Ðế phán:"Thôi được. Bây giờ hãy tạm sung Trương sinh vào chức ấy trong chín năm. Sau đó, sẽ trao lại cho Tống sinh" Phán xong, Quan Ðế quay qua bảo công:"Ðáng lẽ nhà ngươi phải đi phó nhậm ngay song vì nhà ngươi có hiếu nên được về phụng dưỡng mẹ già thêm chín năm nữa. Hết hạn, sẽ cho gọi lại!" Công vội rập đầu lạy tạ. Quan Ðế lại sai lính gọi nho sĩ kia tới gần bục mà bảo:"Nhà ngươi chẳng còn mẹ. Vậy hãy tạm đi phó nhậm chức thành hoàng ở Hà Nam thay cho Tống sinh. Sau chín năm, sẽ được sung vào chức khác!" Nho sĩ cũng rập đầu lạy tạ.
Lính dắt hai người ra sân. Nho sĩ bước tới nắm tay công, tự giới thiệu:"Bỉ nhân họ Trương, quê ở huyện Trường Sơn!" Công cũng đáp lễ, nói:"Bỉ nhân họ Tống, quê ở huyện Chuy Xuyên!" Nho sĩ bèn làm một bài thơ tặng công. Công cũng làm một bài thơ tặng lại. Chợt thấy người lính dắt hai ngựa ra sân, đỡ công lên lưng ngựa trắng, bảo công rong ngựa theo mình. Công cúi đầu chào nho sĩ rồi rong ngựa theo lính.
Lát sau, về tới sân nhà, công xuống ngựa. Lính nói: "Thôi, tiên sinh vào nhà đi!" rồi quay ngựa ra khỏi cổng, dắt theo ngựa trắng. Công vừa bước chân vào phòng khách thì chợt bừng mắt tỉnh, thấy mình đang nằm trong linh cữu chưa đậy nắp. Công trở mình. Lão mẫu nghe có tiếng động trong linh cữu, bèn bước tới coi. Thấy công đã hồi sinh, lão mẫu mừng lắm, vội đỡ công dậy, dìu vào phòng trong. Chiều ấy, công tỉnh hẳn, nói năng được như thường. Công hỏi chuyện thì lão mẫu nói công đã mất được ba ngày. Công bèn thuật chuyện mình thấy cho lão mẫu nghe. Lão mẫu bảo công đọc bài thơ của nho sĩ tặng thì công chỉ còn nhớ được có hai câu:
Hữu hoa, hữu tửu, xuân thường tại,
Vô nguyệt, vô đăng, dạ tự minh
(Có hoa, có rượu, xuân luôn còn,
Không trăng, không đèn, đêm tự sáng)
Hôm sau, công nhờ người sang huyện Trường Sơn hỏi thăm thì được biết quả có nho sĩ họ Trương trong huyện mới mất được bốn ngày, đúng vào ngày công mất.
Chín năm sau, quả nhiên lão mẫu qua đời. Làm tang lễ cho lão mẫu xong, công tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới, đi giày mới, chít khăn đỏ, lên giường nằm mà mất.
Chiều ấy, nhạc gia của công cư ngụ ở cửa tây huyện thành bỗng thấy công chít khăn đỏ, cưỡi ngựa trắng, tới nhà mình cùng với một đoàn xa mã hộ tống. Công xuống ngựa, vào phòng khách, chẳng nói một lời, sụp lạy nhạc gia một lạy rồi trở ra, lên ngựa mà đi. Nhạc gia kinh nghi, liền cho người chạy tới nhà công coi thì được biết công mới mất được mấy giờ.
Sinh thời, công có viết một tập tiểu truyện, thuật lại thực rõ ràng từng chi tiết của câu chuyện. Anh rể bản nhân vẫn cất giữ tập truyện ấy. Tiếc rằng sau cơn binh lửa năm Giáp Thân (1644), tập truyện ấy bị thất lạc. Anh rể bản nhân chỉ còn nhớ được sơ lược có bấy nhiêu thôi.
Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên.
Minh nghĩa khai tông đệ nhất thiên.
Khấp thế trần tình dư giả nhật.
Hoan thừa huyên thảo hỷ diên niên.
Anh rể bản nhân thuật chuyện:
Ông nội của anh rể bản nhân là Tống công, húy Ðào. Sinh thời, công là một nho sĩ, được hưởng lương một ấp. Năm ấy, công 51 tuổi, rước lão mẫu, 71 tuổi, về ở chung để tiện bề phụng dưỡng.
Một hôm, công bị bạo bệnh, lên giường nằm rồi mất. Lão mẫu thuê người khâm liệm, quàn linh cữu ở phòng khách.
Hôm ấy, công vừa lên giường nằm thì chợt thấy một lính cưỡi ngựa, tay cầm văn thư, dắt theo một ngựa trắng, vào sân nhà, buộc ngựa ở ngoài sân rồi vào phòng, nói:"Có lệnh trên sai tiểu nhân tới mời tiên sinh đi thi" Công liền dồn dập hỏi:"Lệnh của ai? Thi cái gì? Ai là giám khảo?" Lính chẳng đáp, chỉ giục:"Xin tiên sinh hãy sửa soạn mau cho!" Công đang bị bệnh nên yếu sức, song cũng cố gắng ngồi dậy mặc áo quần. Lính bèn dìu công ra sân, đỡ lên lưng ngựa trắng rồi bảo công rong ngựa theo mình. Ðường đi thực là lạ lùng, vắng vẻ.
Lát sau, tới một đô thị sầm uất, trông tựa chốn đế đô, lính dẫn công vào một dinh thự nguy nga, bảo công xuống ngựa, rồi trao cả hai ngựa cho lính canh. Lính dẫn công qua cổng, qua sân, lên thềm cao, bước vào một cung điện. Ngửng đầu nhìn lên, công thấy cung điện cực kỳ tráng lệ. Thấy ở cuối điện có mười một vị thần đang ngồi trên bục cao, công cố đoán xem các vị ấy là ai song chẳng sao đoán được trừ vị ngồi chính giữa thì công đoán chắc là Quan Ðế đời Tam Quốc vì trông giống hình Quan Ðế mà thế nhân thường vẽ để thờ. Dưới sàn thấp, mỗi bên phải trái đều có bày một ghế, một bàn, trên có để sẵn giấy bút. Ghế phải đã có một nho sĩ ngồi, còn ghế trái thì để trống. Một vị lấy tay chỉ ghế trống, bảo công tới ngồi. Công vội tuân lệnh. Vị ấy đứng dậy, xuống phát cho mỗi người một đề thi, rồi nói:"Viết bài ngay đi!" Công mở đề, chỉ thấy vẻn vẹn có tám chữ:"Nhất nhân, nhị nhân, hữu tâm, vô tâm" (Một người, hai người, cố tình, vô ý). Nho sĩ với công cùng cặm cụi viết bài. Hai người viết xong, cùng đưa bài lên nạp rồi trở về chỗ ngồi. Chư thần truyền tay nhau đọc.
Lát sau, một vị nói:"Hai bài cùng hay. Tuy nhiên, bài của Tống sinh có hai câu xuất sắc: Cố tình mà làm điều thiện, tuy thiện song chẳng nên thưởng. Vô ý mà làm điều ác, tuy ác song chẳng nên phạt" Chư thần đều gật gù, khen hay rồi xúm quanh Quan Ðế mà bàn bạc.
Hồi lâu, một vị gọi công lên gần bục, nói:"Tỉnh Hà Nam khuyết chức thành hoàng, nhà ngươi đáng được sung vào chức ấy!" Bấy giờ công mới hiểu là nho sĩ và mình cùng được gọi tới để chư thần chọn một người đi làm thành hoàng. Công vội quỳ xuống sàn, rập đầu khóc, thưa:"Ðược chư thần đoái thương, cho đi làm thành hoàng, thực chẳng dám chối từ. Song chư thần xét cho, dương thế còn mẹ già, đã bảy mươi mốt tuổi, chẳng biết cậy vào ai. Nay mong được ở nhà, phụng dưỡng mẹ cho trót, rồi sẽ xin tuân lệnh" Một vị ra lệnh cho viên chủ bạ râu dài đứng cạnh:"Hãy lấy thọ bạ ra coi xem thân mẫu của Tống sinh còn được hưởng bao nhiêu tuổi nữa?" Viên chủ bạ vào phòng trong bưng ra một cuốn sổ dày, đặt lên bàn, lật trang tìm đọc. Lát sau, thưa:"Còn được hưởng chín tuổi nữa" Chư thần đưa mắt nhìn nhau như để hỏi ý. Chợt Quan Ðế phán:"Thôi được. Bây giờ hãy tạm sung Trương sinh vào chức ấy trong chín năm. Sau đó, sẽ trao lại cho Tống sinh" Phán xong, Quan Ðế quay qua bảo công:"Ðáng lẽ nhà ngươi phải đi phó nhậm ngay song vì nhà ngươi có hiếu nên được về phụng dưỡng mẹ già thêm chín năm nữa. Hết hạn, sẽ cho gọi lại!" Công vội rập đầu lạy tạ. Quan Ðế lại sai lính gọi nho sĩ kia tới gần bục mà bảo:"Nhà ngươi chẳng còn mẹ. Vậy hãy tạm đi phó nhậm chức thành hoàng ở Hà Nam thay cho Tống sinh. Sau chín năm, sẽ được sung vào chức khác!" Nho sĩ cũng rập đầu lạy tạ.
Lính dắt hai người ra sân. Nho sĩ bước tới nắm tay công, tự giới thiệu:"Bỉ nhân họ Trương, quê ở huyện Trường Sơn!" Công cũng đáp lễ, nói:"Bỉ nhân họ Tống, quê ở huyện Chuy Xuyên!" Nho sĩ bèn làm một bài thơ tặng công. Công cũng làm một bài thơ tặng lại. Chợt thấy người lính dắt hai ngựa ra sân, đỡ công lên lưng ngựa trắng, bảo công rong ngựa theo mình. Công cúi đầu chào nho sĩ rồi rong ngựa theo lính.
Lát sau, về tới sân nhà, công xuống ngựa. Lính nói: "Thôi, tiên sinh vào nhà đi!" rồi quay ngựa ra khỏi cổng, dắt theo ngựa trắng. Công vừa bước chân vào phòng khách thì chợt bừng mắt tỉnh, thấy mình đang nằm trong linh cữu chưa đậy nắp. Công trở mình. Lão mẫu nghe có tiếng động trong linh cữu, bèn bước tới coi. Thấy công đã hồi sinh, lão mẫu mừng lắm, vội đỡ công dậy, dìu vào phòng trong. Chiều ấy, công tỉnh hẳn, nói năng được như thường. Công hỏi chuyện thì lão mẫu nói công đã mất được ba ngày. Công bèn thuật chuyện mình thấy cho lão mẫu nghe. Lão mẫu bảo công đọc bài thơ của nho sĩ tặng thì công chỉ còn nhớ được có hai câu:
Hữu hoa, hữu tửu, xuân thường tại,
Vô nguyệt, vô đăng, dạ tự minh
(Có hoa, có rượu, xuân luôn còn,
Không trăng, không đèn, đêm tự sáng)
Hôm sau, công nhờ người sang huyện Trường Sơn hỏi thăm thì được biết quả có nho sĩ họ Trương trong huyện mới mất được bốn ngày, đúng vào ngày công mất.
Chín năm sau, quả nhiên lão mẫu qua đời. Làm tang lễ cho lão mẫu xong, công tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới, đi giày mới, chít khăn đỏ, lên giường nằm mà mất.
Chiều ấy, nhạc gia của công cư ngụ ở cửa tây huyện thành bỗng thấy công chít khăn đỏ, cưỡi ngựa trắng, tới nhà mình cùng với một đoàn xa mã hộ tống. Công xuống ngựa, vào phòng khách, chẳng nói một lời, sụp lạy nhạc gia một lạy rồi trở ra, lên ngựa mà đi. Nhạc gia kinh nghi, liền cho người chạy tới nhà công coi thì được biết công mới mất được mấy giờ.
Sinh thời, công có viết một tập tiểu truyện, thuật lại thực rõ ràng từng chi tiết của câu chuyện. Anh rể bản nhân vẫn cất giữ tập truyện ấy. Tiếc rằng sau cơn binh lửa năm Giáp Thân (1644), tập truyện ấy bị thất lạc. Anh rể bản nhân chỉ còn nhớ được sơ lược có bấy nhiêu thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.