Chương 57: Lệ Quỷ
Bán Trản Minh Hương
02/11/2022
Cố Cửu và Thiệu Dật phải chuẩn bị pháp khí cho người hai nhà Ôn, Tiết, thông thường thì sẽ có ba cách để lựa chọn. Nếu có sẵn vật liệu thì bọn họ chỉ cần luyện chế mà thôi, nếu không có sẵn đồ thích hợp thì đến các cửa hàng đồ cổ để tìm, lỡ như vẫn không tìm được thì sẽ đến chợ quỷ thử vận may một phen. Lần này người hai nhà đưa ra yêu cầu pháp khí phải có hiệu quả cao, tuy hai sư huynh đệ có thể tự luyện chế được nhưng sẽ mất nhiều thời gian, mà bọn họ thì không thể dừng chân ở một nơi quá lâu.
Đợi trời tối hẳn, Cố Cửu tìm một quỷ hồn lang thang gần đó hỏi thăm tin tức về chợ quỷ thì được biết khu này không có chợ quỷ nào sắp tổ chức cả, vì vậy Cố Cửu và Thiệu Dật định sáng hôm sau sẽ đến tiệm đồ cổ một chuyến.
Tuy đã mệt mỏi cả ngày nhưng việc cần làm vẫn phải làm cho xong, Ôn Minh Viễn không quên chuẩn bị đầy đủ đồ cúng tế để lập thần vị Thái Tuế lần nữa.
Trước lạ sau quen, lần này Tiết Vĩnh Hân thực hiện nghi thức mời Thái Tuế thành kính hơn nhiều, cũng không tỏ vẻ thiếu kiên nhẫn nữa, rất biết phối hợp. Sau khi kết thúc, không cần Ôn Minh Viễn mớm lời cô nàng cũng tự động nói lời cảm ơn Cố Cửu và Thiệu Dật, cũng xin lỗi vì trước đó đã có thái độ vô lễ.
Cố Cửu không tính toán gì với cô, cũng thông cảm vì cô gặp phải tai vạ, nhưng cậu vẫni nhắc nhở: “Không phải ai cũng thoải mái như chúng tôi đâu.” Đạo sĩ như bọn họ tuy là nhận tiền làm việc thật đấy, nhưng hầu hết những đạo sĩ dám một thân một mình hành tẩu bên ngoài đều là những người có bản lĩnh thật sự, chỉ có người ta nhờ vả họ chứ ít ai phải đi quỵ lụy thân chủ. Nếu gặp phải người khó tính hay kiêu ngạo thì đã bị Tiết Vĩnh Hân chọc tức bỏ đi từ đời nào rồi.
Cố Cửu còn chỉ điểm cho Tiết Vĩnh Hân: “Thiếu phu nhân, xin hãy nhớ câu “cái miệng hại cái thân”, trong vòng bảy ngày kế tiếp cô vẫn nên tập tu khẩu nghiệp đi.”
Tiết Vĩnh Hân há miệng định nói nhưng nửa chừng chột dạ nên lại im, dù cho là do cô vô ý hay do đối phương nghĩ quá nhiều đi nữa thì cũng không thể phủ nhận cô nói ra không ít lời gây tổn thương cho người khác. Tu khẩu nghiệp là từ của Phật giáo, ý là bớt nói chuyện, bớt lời khó nghe, cũng là một cách tiêu tội miễn tai.
Tiết Vĩnh Hân ngượng ngập đồng ý, cô cũng biết mình biết ta nên không hứa hẹn nhất định làm được mà chỉ nói mình sẽ cố gắng hết sức. Như vậy cũng tốt, người không có ý chí kiên định thì khó mà tu khẩu nghiệp được.
Một đêm an giấc, sáng hôm sau, Cố Cửu, Thiệu Dật và Ôn Minh Viễn cùng nhau dạo quanh hết một lượt các tiệm bán đồ cổ trong thành, thu hoạch cũng khá, gần như tìm được tất cả những thứ cần để chế pháp khí cho mọi người trong nhà, chỉ còn mỗi Tiết Vĩnh Hân là chưa tìm được vật liệu phù hợp. Cửa hàng cuối cùng mà họ ghé rất nhỏ, cách trang hoàng trong tiệm cũng khá cũ kĩ.
“Có thể mua được thứ chúng ta cần ở chỗ này thật sao?” Ôn Minh Viễn vừa đi vào trong vừa hỏi.
Cố Cửu nói: “Công tử có nói cửa hàng này đã mở được mười mấy năm rồi, nếu tới giờ vẫn còn buôn bán được thì chắc hẳn phải có chỗ đặc sắc.”
Ba người cùng nhau đi vào, Cố Cửu gõ gõ lên quầy hàng, chưởng quầy đang tập trung tính sổ sách ngẩng lên, tươi cười chào đón khách mới đến. Ông ta nhìn thấy Ôn Minh Viễn, vồn vã hỏi thăm: “Cậu chủ Ôn, lâu quá không gặp, hôm nay ngài cần mua gì?”
Cố Cửu hỏi: “Tiệm của ông có đồ cổ lâu năm chút không?”
Lúc Cố Cửu đang hỏi đồ thì Thiệu Dật đi một vòng quanh tiệm xem thử, nhưng hiển nhiên những thứ được bày sẵn trong tiệm không có gì quý giá, những cửa hàng đồ cổ như thế này đều giấu bảo bối ở chỗ khác, có khách biết hàng cần tìm thì mới lấy ra, người bình thường vào sẽ không thấy được gì. Thiệu Dật không thấy có gì hay ho bèn quay về quầy đứng bên cạnh Cố Cửu.
Ôn Minh Viễn bồi thêm: “Có đồ tốt gì ông chủ cứ lấy ra hết, tiền không thành vấn đề.”
Người có của ăn của để như Ôn Minh Viễn không có gì phải lăn tăn về tiền bạc, đưa ra yêu cầu hết sức tự tin, chưởng quầy nghe vậy thì như mở cờ trong bụng, cười toe toét, nghĩ thầm không chừng số tiền hôm nay thu vào bằng cả một tháng ấy chứ. Ông ta vội dẹp sổ sách sang một bên, hỏi: “Đồ cổ thì không thiếu, không biết các vị cần đồ bao nhiêu năm tuổi?”
Cố Cửu nói đơn giản: “Càng lâu năm càng tốt.”
“Vậy xin các vị chờ một lát.”
Nơi này làm ăn được lâu dài đến mấy chục năm quả thật là có nguyên nhân cả, ông chủ này có nguồn hàng rất khá, tích trữ được không ít hàng chất lượng. Chỉ một chốc sau, ông ta mang ra vài thứ đồ cổ, lần lượt mở từng cái ra cho mấy người Cố Cửu xem. Một đống đồ lỉnh kỉnh, đại khái gồm có đồ gốm sứ, tranh chữ, đồ đồng, đồ ngọc và vài thứ khác. Ông chủ giới thiệu xong còn quảng cáo rằng tất cả đồ trấn tiệm đều ở đây cả.
Người xem hàng chủ yếu là Thiệu Dật, hắn lướt nhìn qua một lượt các đồ vật bày la liệt trên bàn, cuối cùng dừng lại ở một chiếc vòng tay đã cũ đến mức biến thành màu đen. Chiếc vòng được làm từ bạc, đã lâu năm nên bị xỉn màu, tuy nhiên thứ làm Thiệu Dật thực sự chú ý là viên ngọc thạch cỡ bằng móng tay được khảm trên nó.
Ngọc là tinh hoa từ đá trong thiên nhiên hình thành, có thể chiêu phúc trừ tà, ngoài ra còn có công hiệu bồi dưỡng nguyên khí cho cơ thể, ngọc càng lâu năm càng có giá trị, hiệu quả bảo vệ khi chế thành pháp khí cũng càng mạnh.
Thiệu Dật và Cố Cửu xem đồ cổ không giống với cách người bình thường xem, bọn họ chỉ cần xem linh lực tỏa ra từ món đồ đó là có thể biết được nó có niên đại như thế nào, hiệu lực ra sao. Ví dụ như viên ngọc này tuy chỉ bé bằng móng tay nhưng linh lực bao quanh nó đã bằng nắm tay của người trưởng thành, muốn tìm được một khối ngọc như vậy không phải chuyện dễ dàng, bây giờ dùng nó làm pháp khí cho Tiết Vĩnh Hân thì dư sức.
Ôn Minh Viễn tỏ ý muốn mua chiếc vòng tay này, đều là người địa phương nên ông chủ cũng không dám hét giá, đắc tội hai nhà Ôn, Tiết chẳng được ích lợi gì, ngược lại còn thiệt thân, tuy nhiên chiếc vòng này thực sự là hàng chất lượng, hiếm có. Cuối cùng hai bên thỏa thuận được một cái giá khiến mọi người đều hài lòng. Đã mua được đồ cần mua, ba người Cố Cửu thanh toán xong rồi đi ngay.
Ngay khi vừa ra tới cửa, bọn họ bỗng nhiên gặp phải một người đàn ông trung niên gấp gáp xông vào tiệm. Y đi ngang qua ba người họ, cửa thì hẹp mà y còn vội vội vàng vàng nên suýt nữa đã đụng Cố Cửu ngã lăn quay, cũng may là cậu nhanh nhẹn né qua một bên mới không bị đo đường. Cậu ngoái đầu lại xem thử thì thấy người nọ đi thẳng tới chỗ quầy hàng, vừa đi vừa tìm kiếm thứ gì đó trong vạt áo.
Cố Cửu nghe thấy y nói: “Ông chủ Chu, ngọc bội trên người Trân Trân nhà tôi đột nhiên nứt ra!”
Cậu còn đang định đứng lại nghe thì bị Thiệu Dật nắm tay kéo đi: “Nhìn đường.”
Lúc này Cố Cửu mới để ý nếu không phải Thiệu Dật túm cậu thì cậu đã tông vào người ta. Cậu không nghĩ ngợi nữa, tập trung đi đường. Ba người đi thẳng về nhà họ Ôn, đồ cần mua đã mua đầy đủ, bây giờ cần phải khai quang cho chúng rồi thêm vào một số trận pháp phòng ngự là xong.
…
Sau khi đã chuẩn bị pháp khí xong, Cố Cửu đưa thêm cho Ôn Minh Viễn thêm mấy thẻ bài Lôi Kích Mộc bằng gỗ, những thẻ bài này được khoét lỗ sẵn ở hai bên, có thể xỏ dây rồi trang trí thêm vài hạt châu để đeo như trang sức, vừa làm đẹp vừa phòng thân luôn.
Đến đây thì không còn gì phải làm nữa, trước khi về phòng Cố Cửu hỏi Ôn Minh Viễn: “Việc bên Yến Như thế nào rồi?”
Trước đây Yến Như có thể được xem như người bạn thân duy nhất của Tiết Vĩnh Hân, hơn nữa cô ta ngụy trang quá tốt nên Ôn Minh Viễn cũng khá coi trọng cô em họ bên vợ này, thế nhưng bây giờ nhắc tới cái tên này thì y chỉ thấy ác cảm mà thôi.
Ôn Minh Viễn nói: “Chúng tôi tìm được chỗ cô ta mua tấm gương kia rồi, ông chủ tiệm nói đúng là cô ta đã mua gương ở chỗ họ, nhưng hình vẽ trên gương thì không phải họ khắc, có lẽ cô ta nhờ ai đó thêm vào sau. Cuối cùng chúng tôi hỏi được từ một nha hoàn trong nhà họ Yến, cô ta nhờ một đạo sĩ chân thọt làm chuyện đó.”
Yến Như đã từng từ hôn một lần, nguyên nhân là vì vị hôn phu của cô ta thay lòng đổi dạ. Sau mấy phen do dự, cô ta vì thanh danh và hạnh phúc về sau của mình mà cắn răng chủ động từ hôn trước khi nhà bên kia kịp hủy bỏ hôn ước, nhưng dù có làm vậy thì cô ta vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng, trở thành chủ đề bàn tán của người khác một thời gian. Tiết Vĩnh Hân thấy cô ta buồn rầu khổ sở nên cũng đau lòng bèn tìm cách này cách kia giúp cô ta vui lên.
Tiết Vĩnh Hân thấy cô ta héo mòn vì kẻ bạc tình kia nên sốt ruột lắm, trong lúc nóng lòng quả thật có chê Yến Như xem kẻ cặn bã như bảo bối, thậm chí cô còn nói nếu là mình thì mình đã đá gã kia từ sớm rồi, Yến Như có điều kiện tốt như vậy sợ gì không tìm được người khác tốt hơn. Rủi thay người tiêu cực như Yến Như người ta nghe một nghĩ một thì cô ta nghĩ tận hai ba, những lời an ủi thẳng đuột đó vào tai cô ta lại chẳng khác gì chế nhạo, lên mặt. Cô ta cho rằng Tiết Vĩnh Hân đang khoe khoang, nói chuyện viển vông, chẳng lẽ mình tìm được chồng tốt thì tất cả đàn bà con gái trên đời cũng may mắn như vậy sao?
Ôn Minh Viễn lắc đầu nói: “Quả thật nhà họ Yến không sung túc như hai nhà chúng tôi, nhưng cũng không nghèo hèn gì cho cam. Trên Yến Như còn có hai anh trai nên cô ta không được cưng chiều như Hân Hân, nhưng không đến nỗi bị hắt hủi hay đem ra làm công cụ đổi chác như lời cô ta nói. Hôm qua hỏi rõ ngọn ngành rồi chúng tôi mới biết cô ta lấy tôi ra làm hình mẫu kén chồng, nhà có tiền thì cô ta chê xấu trai, đẹp trai thì chê nhà nghèo, vừa giàu vừa đẹp thì nói trăng hoa…” Ôn Minh Viễn kể xong còn chốt một câu: “Người vừa đẹp vừa có tiền vừa chung thủy như tôi cũng hiếm có khó tìm lắm chớ bộ.”
Yến Như cứ phân bì như vậy mãi, lâu ngày dài tháng thành bệnh luôn.
Tiết Vĩnh Hân nhà giàu, có cha mẹ yêu thương, được chồng cưng như trứng mỏng, vừa lấy chồng không bao lâu thì đã có thai, thế là càng được chiều chuộng hơn, gần như muốn gì được nấy, bảo sao Yến Như không ghen ghét. Yến Như cảm thấy so với Tiết Vĩnh Hân thì cô ta chẳng khác nào cóc ghẻ, thế là cô ta nghĩ ra một cách. Cô ta biết rõ chị họ mình không giỏi giao tiếp, tính tình tiểu thư nên cô ta muốn cho Tiết Vĩnh Hân trải qua cảm giác bị mọi người ghét bỏ, nếu ngay cả người chồng mà cô yêu thương cũng bực bội, mệt mỏi với cô nàng thì Tiết Vĩnh Hân có còn kiêu căng được nữa không đây?
Một khi ý tưởng đã xuất hiện thì rất khó để dẹp bỏ. Yến Như cứ như tìm ra cách để xả hết những nỗi ấm ức thầm kín của mình mình vậy. Cô ta ngày đêm tưởng tượng ra tình cảnh thê thảm của Tiết Vĩnh Hân để giải tỏa tâm lý, cô ta đổ hết những điều không may mình gặp phải lên đầu Tiết Vĩnh Hân, cho đến một ngày cô ta biến suy nghĩ thành hành động thực sự, mà suýt nữa kế hoạch của cô ta đã thành công. Hai tháng nay Tiết Vĩnh Hân làm người nhà đau đầu, làm cha chồng phản cảm, tính tình kì cục đến mức Ôn Minh Viễn không nhịn được mà cãi nhau với cô hai lần. Nếu Tiết phu nhân không quan tâm đến con gái, không nhờ Cố Cửu tính bát tự thì rất có khả năng cuối cùng cô sẽ thực sự thê thảm bất lực giống hệt trong tưởng tượng của Yến Như.
Hiện tại mọi chuyện đã hai năm rõ mười, cha Yến muốn chuộc lỗi nên định đưa Yến Như vào miếu, để tóc tu hành, tu thân dưỡng tính, đến khi nào cô ta thực sự hối cải mới đón về. Tuy nhiên mẹ cô ta thương con gái nên nhất định không chịu, còn cãi nhau một trận nảy lửa với chồng.
Cuối cùng Yến Như vẫn không bị đưa đến miếu, nhưng giấy không gói được lửa, chuyện xấu cô ta làm bị lộ ra, những người hay giao du với cô ta đều tránh mặt, thậm chí những nhà vốn định hỏi cô ta cho con mình đều chạy hết. Dần dần, tiếng xấu của cô ta lan khắp nơi, không có ai muốn cưới một cô gái tình tình âm u độc ác như vậy về làm vợ cả. Một thời gian sau, nhà họ Yến tìm được một nhà chồng xa gả cô ta đi. Đối với thị trấn nơi họ ở thì nhà này cũng được xem là nhà phú hộ, nhưng còn lâu mới bằng những gia đình giàu có ở thành thị lớn, càng đừng so sánh với nhà họ Ôn hay nhà họ Tiết, kém quá xa.
Những việc này là về sau, Cố Cửu và Thiệu Dật đều không biết.
Lúc Tiết Vĩnh Hân bố trí lại phòng ngủ của mình có đến hỏi ý kiến của Cố Cửu và Thiệu Dật, gương đồng trang điểm đặt trong phòng cũng đổi thành một cái mới. Từ sau khi xảy ra chuyện Nhϊếp Tà Đồ, Tiết Vĩnh Hân không còn mặc đồ đỏ nữa, cô cảm giác được khí nóng trên người mình đã bớt nhiều, vài ngày sau rốt cuộc thì thân nhiệt cô cũng bình thường lại.
Hai sư huynh đệ nhận một mớ thù lao hậu hĩnh từ nhà họ Tiết rồi vội vàng lên xe rời đi, nhắm hướng ra ngoài thành để đi tới điểm đánh dấu, thế nhưng vì trong thành đông người qua kẻ lại, xe đi chậm, nên bọn họ còn chưa kịp đến cổng thành đã bị gọi lại.
“Cố đạo trưởng! Thiệu đạo trưởng! Xin dừng bước!”
Hai người quay đầu ngó ra sau thì thấy một người đàn ông cưỡi lừa đuổi theo. Y đến bên cạnh xe, nhảy xuống khỏi lưng lừa, vừa thở hồng hộc vừa nói: “Thật may quá…cuối cùng…cũng đuổi kịp.”
Cố Cửu không quen biết người này, cậu hỏi: “Ngài tìm chúng tôi à?”
Người đàn ông nói: “Vâng, vâng. Tôi biết được hai vị từ ông chủ Chu của Lưu Mân Trai.”
“Lưu Mân Trai?” Cố Cửu nghĩ ngợi chốc lát liền nhớ ra đó là tên của cửa hàng đồ cổ mà bọn họ mua được chiếc vòng tay làm pháp khí cho Tiết Vĩnh Hân.
“Đúng đúng.” Người đàn ông nói nhanh. “Nhà tôi xảy ra chuyện, ông chủ Chu nói với tôi rằng hai vị có mua một món đồ cổ, hẳn là dùng để làm pháp khí phòng thân, ông ấy bảo tôi đến nhờ hai vị giúp đỡ.”
Hôm đó hai sư huynh đệ mặc đạo bào nên ông chủ Chu đoán được cũng không lạ, những người kinh doanh đồ cổ chắc chắn đã từng tiếp xúc với giới huyền môn, không nhiều thì ít.
Cố Cửu hỏi: “Ngài muốn nhờ việc gì?”
Người đàn ông đáp: “Là thế này, gần đây hình như con gái tôi bị lệ quỷ theo dõi, hai vị có thể giúp tôi đuổi con quỷ đó đi được không?”
Đợi trời tối hẳn, Cố Cửu tìm một quỷ hồn lang thang gần đó hỏi thăm tin tức về chợ quỷ thì được biết khu này không có chợ quỷ nào sắp tổ chức cả, vì vậy Cố Cửu và Thiệu Dật định sáng hôm sau sẽ đến tiệm đồ cổ một chuyến.
Tuy đã mệt mỏi cả ngày nhưng việc cần làm vẫn phải làm cho xong, Ôn Minh Viễn không quên chuẩn bị đầy đủ đồ cúng tế để lập thần vị Thái Tuế lần nữa.
Trước lạ sau quen, lần này Tiết Vĩnh Hân thực hiện nghi thức mời Thái Tuế thành kính hơn nhiều, cũng không tỏ vẻ thiếu kiên nhẫn nữa, rất biết phối hợp. Sau khi kết thúc, không cần Ôn Minh Viễn mớm lời cô nàng cũng tự động nói lời cảm ơn Cố Cửu và Thiệu Dật, cũng xin lỗi vì trước đó đã có thái độ vô lễ.
Cố Cửu không tính toán gì với cô, cũng thông cảm vì cô gặp phải tai vạ, nhưng cậu vẫni nhắc nhở: “Không phải ai cũng thoải mái như chúng tôi đâu.” Đạo sĩ như bọn họ tuy là nhận tiền làm việc thật đấy, nhưng hầu hết những đạo sĩ dám một thân một mình hành tẩu bên ngoài đều là những người có bản lĩnh thật sự, chỉ có người ta nhờ vả họ chứ ít ai phải đi quỵ lụy thân chủ. Nếu gặp phải người khó tính hay kiêu ngạo thì đã bị Tiết Vĩnh Hân chọc tức bỏ đi từ đời nào rồi.
Cố Cửu còn chỉ điểm cho Tiết Vĩnh Hân: “Thiếu phu nhân, xin hãy nhớ câu “cái miệng hại cái thân”, trong vòng bảy ngày kế tiếp cô vẫn nên tập tu khẩu nghiệp đi.”
Tiết Vĩnh Hân há miệng định nói nhưng nửa chừng chột dạ nên lại im, dù cho là do cô vô ý hay do đối phương nghĩ quá nhiều đi nữa thì cũng không thể phủ nhận cô nói ra không ít lời gây tổn thương cho người khác. Tu khẩu nghiệp là từ của Phật giáo, ý là bớt nói chuyện, bớt lời khó nghe, cũng là một cách tiêu tội miễn tai.
Tiết Vĩnh Hân ngượng ngập đồng ý, cô cũng biết mình biết ta nên không hứa hẹn nhất định làm được mà chỉ nói mình sẽ cố gắng hết sức. Như vậy cũng tốt, người không có ý chí kiên định thì khó mà tu khẩu nghiệp được.
Một đêm an giấc, sáng hôm sau, Cố Cửu, Thiệu Dật và Ôn Minh Viễn cùng nhau dạo quanh hết một lượt các tiệm bán đồ cổ trong thành, thu hoạch cũng khá, gần như tìm được tất cả những thứ cần để chế pháp khí cho mọi người trong nhà, chỉ còn mỗi Tiết Vĩnh Hân là chưa tìm được vật liệu phù hợp. Cửa hàng cuối cùng mà họ ghé rất nhỏ, cách trang hoàng trong tiệm cũng khá cũ kĩ.
“Có thể mua được thứ chúng ta cần ở chỗ này thật sao?” Ôn Minh Viễn vừa đi vào trong vừa hỏi.
Cố Cửu nói: “Công tử có nói cửa hàng này đã mở được mười mấy năm rồi, nếu tới giờ vẫn còn buôn bán được thì chắc hẳn phải có chỗ đặc sắc.”
Ba người cùng nhau đi vào, Cố Cửu gõ gõ lên quầy hàng, chưởng quầy đang tập trung tính sổ sách ngẩng lên, tươi cười chào đón khách mới đến. Ông ta nhìn thấy Ôn Minh Viễn, vồn vã hỏi thăm: “Cậu chủ Ôn, lâu quá không gặp, hôm nay ngài cần mua gì?”
Cố Cửu hỏi: “Tiệm của ông có đồ cổ lâu năm chút không?”
Lúc Cố Cửu đang hỏi đồ thì Thiệu Dật đi một vòng quanh tiệm xem thử, nhưng hiển nhiên những thứ được bày sẵn trong tiệm không có gì quý giá, những cửa hàng đồ cổ như thế này đều giấu bảo bối ở chỗ khác, có khách biết hàng cần tìm thì mới lấy ra, người bình thường vào sẽ không thấy được gì. Thiệu Dật không thấy có gì hay ho bèn quay về quầy đứng bên cạnh Cố Cửu.
Ôn Minh Viễn bồi thêm: “Có đồ tốt gì ông chủ cứ lấy ra hết, tiền không thành vấn đề.”
Người có của ăn của để như Ôn Minh Viễn không có gì phải lăn tăn về tiền bạc, đưa ra yêu cầu hết sức tự tin, chưởng quầy nghe vậy thì như mở cờ trong bụng, cười toe toét, nghĩ thầm không chừng số tiền hôm nay thu vào bằng cả một tháng ấy chứ. Ông ta vội dẹp sổ sách sang một bên, hỏi: “Đồ cổ thì không thiếu, không biết các vị cần đồ bao nhiêu năm tuổi?”
Cố Cửu nói đơn giản: “Càng lâu năm càng tốt.”
“Vậy xin các vị chờ một lát.”
Nơi này làm ăn được lâu dài đến mấy chục năm quả thật là có nguyên nhân cả, ông chủ này có nguồn hàng rất khá, tích trữ được không ít hàng chất lượng. Chỉ một chốc sau, ông ta mang ra vài thứ đồ cổ, lần lượt mở từng cái ra cho mấy người Cố Cửu xem. Một đống đồ lỉnh kỉnh, đại khái gồm có đồ gốm sứ, tranh chữ, đồ đồng, đồ ngọc và vài thứ khác. Ông chủ giới thiệu xong còn quảng cáo rằng tất cả đồ trấn tiệm đều ở đây cả.
Người xem hàng chủ yếu là Thiệu Dật, hắn lướt nhìn qua một lượt các đồ vật bày la liệt trên bàn, cuối cùng dừng lại ở một chiếc vòng tay đã cũ đến mức biến thành màu đen. Chiếc vòng được làm từ bạc, đã lâu năm nên bị xỉn màu, tuy nhiên thứ làm Thiệu Dật thực sự chú ý là viên ngọc thạch cỡ bằng móng tay được khảm trên nó.
Ngọc là tinh hoa từ đá trong thiên nhiên hình thành, có thể chiêu phúc trừ tà, ngoài ra còn có công hiệu bồi dưỡng nguyên khí cho cơ thể, ngọc càng lâu năm càng có giá trị, hiệu quả bảo vệ khi chế thành pháp khí cũng càng mạnh.
Thiệu Dật và Cố Cửu xem đồ cổ không giống với cách người bình thường xem, bọn họ chỉ cần xem linh lực tỏa ra từ món đồ đó là có thể biết được nó có niên đại như thế nào, hiệu lực ra sao. Ví dụ như viên ngọc này tuy chỉ bé bằng móng tay nhưng linh lực bao quanh nó đã bằng nắm tay của người trưởng thành, muốn tìm được một khối ngọc như vậy không phải chuyện dễ dàng, bây giờ dùng nó làm pháp khí cho Tiết Vĩnh Hân thì dư sức.
Ôn Minh Viễn tỏ ý muốn mua chiếc vòng tay này, đều là người địa phương nên ông chủ cũng không dám hét giá, đắc tội hai nhà Ôn, Tiết chẳng được ích lợi gì, ngược lại còn thiệt thân, tuy nhiên chiếc vòng này thực sự là hàng chất lượng, hiếm có. Cuối cùng hai bên thỏa thuận được một cái giá khiến mọi người đều hài lòng. Đã mua được đồ cần mua, ba người Cố Cửu thanh toán xong rồi đi ngay.
Ngay khi vừa ra tới cửa, bọn họ bỗng nhiên gặp phải một người đàn ông trung niên gấp gáp xông vào tiệm. Y đi ngang qua ba người họ, cửa thì hẹp mà y còn vội vội vàng vàng nên suýt nữa đã đụng Cố Cửu ngã lăn quay, cũng may là cậu nhanh nhẹn né qua một bên mới không bị đo đường. Cậu ngoái đầu lại xem thử thì thấy người nọ đi thẳng tới chỗ quầy hàng, vừa đi vừa tìm kiếm thứ gì đó trong vạt áo.
Cố Cửu nghe thấy y nói: “Ông chủ Chu, ngọc bội trên người Trân Trân nhà tôi đột nhiên nứt ra!”
Cậu còn đang định đứng lại nghe thì bị Thiệu Dật nắm tay kéo đi: “Nhìn đường.”
Lúc này Cố Cửu mới để ý nếu không phải Thiệu Dật túm cậu thì cậu đã tông vào người ta. Cậu không nghĩ ngợi nữa, tập trung đi đường. Ba người đi thẳng về nhà họ Ôn, đồ cần mua đã mua đầy đủ, bây giờ cần phải khai quang cho chúng rồi thêm vào một số trận pháp phòng ngự là xong.
…
Sau khi đã chuẩn bị pháp khí xong, Cố Cửu đưa thêm cho Ôn Minh Viễn thêm mấy thẻ bài Lôi Kích Mộc bằng gỗ, những thẻ bài này được khoét lỗ sẵn ở hai bên, có thể xỏ dây rồi trang trí thêm vài hạt châu để đeo như trang sức, vừa làm đẹp vừa phòng thân luôn.
Đến đây thì không còn gì phải làm nữa, trước khi về phòng Cố Cửu hỏi Ôn Minh Viễn: “Việc bên Yến Như thế nào rồi?”
Trước đây Yến Như có thể được xem như người bạn thân duy nhất của Tiết Vĩnh Hân, hơn nữa cô ta ngụy trang quá tốt nên Ôn Minh Viễn cũng khá coi trọng cô em họ bên vợ này, thế nhưng bây giờ nhắc tới cái tên này thì y chỉ thấy ác cảm mà thôi.
Ôn Minh Viễn nói: “Chúng tôi tìm được chỗ cô ta mua tấm gương kia rồi, ông chủ tiệm nói đúng là cô ta đã mua gương ở chỗ họ, nhưng hình vẽ trên gương thì không phải họ khắc, có lẽ cô ta nhờ ai đó thêm vào sau. Cuối cùng chúng tôi hỏi được từ một nha hoàn trong nhà họ Yến, cô ta nhờ một đạo sĩ chân thọt làm chuyện đó.”
Yến Như đã từng từ hôn một lần, nguyên nhân là vì vị hôn phu của cô ta thay lòng đổi dạ. Sau mấy phen do dự, cô ta vì thanh danh và hạnh phúc về sau của mình mà cắn răng chủ động từ hôn trước khi nhà bên kia kịp hủy bỏ hôn ước, nhưng dù có làm vậy thì cô ta vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng, trở thành chủ đề bàn tán của người khác một thời gian. Tiết Vĩnh Hân thấy cô ta buồn rầu khổ sở nên cũng đau lòng bèn tìm cách này cách kia giúp cô ta vui lên.
Tiết Vĩnh Hân thấy cô ta héo mòn vì kẻ bạc tình kia nên sốt ruột lắm, trong lúc nóng lòng quả thật có chê Yến Như xem kẻ cặn bã như bảo bối, thậm chí cô còn nói nếu là mình thì mình đã đá gã kia từ sớm rồi, Yến Như có điều kiện tốt như vậy sợ gì không tìm được người khác tốt hơn. Rủi thay người tiêu cực như Yến Như người ta nghe một nghĩ một thì cô ta nghĩ tận hai ba, những lời an ủi thẳng đuột đó vào tai cô ta lại chẳng khác gì chế nhạo, lên mặt. Cô ta cho rằng Tiết Vĩnh Hân đang khoe khoang, nói chuyện viển vông, chẳng lẽ mình tìm được chồng tốt thì tất cả đàn bà con gái trên đời cũng may mắn như vậy sao?
Ôn Minh Viễn lắc đầu nói: “Quả thật nhà họ Yến không sung túc như hai nhà chúng tôi, nhưng cũng không nghèo hèn gì cho cam. Trên Yến Như còn có hai anh trai nên cô ta không được cưng chiều như Hân Hân, nhưng không đến nỗi bị hắt hủi hay đem ra làm công cụ đổi chác như lời cô ta nói. Hôm qua hỏi rõ ngọn ngành rồi chúng tôi mới biết cô ta lấy tôi ra làm hình mẫu kén chồng, nhà có tiền thì cô ta chê xấu trai, đẹp trai thì chê nhà nghèo, vừa giàu vừa đẹp thì nói trăng hoa…” Ôn Minh Viễn kể xong còn chốt một câu: “Người vừa đẹp vừa có tiền vừa chung thủy như tôi cũng hiếm có khó tìm lắm chớ bộ.”
Yến Như cứ phân bì như vậy mãi, lâu ngày dài tháng thành bệnh luôn.
Tiết Vĩnh Hân nhà giàu, có cha mẹ yêu thương, được chồng cưng như trứng mỏng, vừa lấy chồng không bao lâu thì đã có thai, thế là càng được chiều chuộng hơn, gần như muốn gì được nấy, bảo sao Yến Như không ghen ghét. Yến Như cảm thấy so với Tiết Vĩnh Hân thì cô ta chẳng khác nào cóc ghẻ, thế là cô ta nghĩ ra một cách. Cô ta biết rõ chị họ mình không giỏi giao tiếp, tính tình tiểu thư nên cô ta muốn cho Tiết Vĩnh Hân trải qua cảm giác bị mọi người ghét bỏ, nếu ngay cả người chồng mà cô yêu thương cũng bực bội, mệt mỏi với cô nàng thì Tiết Vĩnh Hân có còn kiêu căng được nữa không đây?
Một khi ý tưởng đã xuất hiện thì rất khó để dẹp bỏ. Yến Như cứ như tìm ra cách để xả hết những nỗi ấm ức thầm kín của mình mình vậy. Cô ta ngày đêm tưởng tượng ra tình cảnh thê thảm của Tiết Vĩnh Hân để giải tỏa tâm lý, cô ta đổ hết những điều không may mình gặp phải lên đầu Tiết Vĩnh Hân, cho đến một ngày cô ta biến suy nghĩ thành hành động thực sự, mà suýt nữa kế hoạch của cô ta đã thành công. Hai tháng nay Tiết Vĩnh Hân làm người nhà đau đầu, làm cha chồng phản cảm, tính tình kì cục đến mức Ôn Minh Viễn không nhịn được mà cãi nhau với cô hai lần. Nếu Tiết phu nhân không quan tâm đến con gái, không nhờ Cố Cửu tính bát tự thì rất có khả năng cuối cùng cô sẽ thực sự thê thảm bất lực giống hệt trong tưởng tượng của Yến Như.
Hiện tại mọi chuyện đã hai năm rõ mười, cha Yến muốn chuộc lỗi nên định đưa Yến Như vào miếu, để tóc tu hành, tu thân dưỡng tính, đến khi nào cô ta thực sự hối cải mới đón về. Tuy nhiên mẹ cô ta thương con gái nên nhất định không chịu, còn cãi nhau một trận nảy lửa với chồng.
Cuối cùng Yến Như vẫn không bị đưa đến miếu, nhưng giấy không gói được lửa, chuyện xấu cô ta làm bị lộ ra, những người hay giao du với cô ta đều tránh mặt, thậm chí những nhà vốn định hỏi cô ta cho con mình đều chạy hết. Dần dần, tiếng xấu của cô ta lan khắp nơi, không có ai muốn cưới một cô gái tình tình âm u độc ác như vậy về làm vợ cả. Một thời gian sau, nhà họ Yến tìm được một nhà chồng xa gả cô ta đi. Đối với thị trấn nơi họ ở thì nhà này cũng được xem là nhà phú hộ, nhưng còn lâu mới bằng những gia đình giàu có ở thành thị lớn, càng đừng so sánh với nhà họ Ôn hay nhà họ Tiết, kém quá xa.
Những việc này là về sau, Cố Cửu và Thiệu Dật đều không biết.
Lúc Tiết Vĩnh Hân bố trí lại phòng ngủ của mình có đến hỏi ý kiến của Cố Cửu và Thiệu Dật, gương đồng trang điểm đặt trong phòng cũng đổi thành một cái mới. Từ sau khi xảy ra chuyện Nhϊếp Tà Đồ, Tiết Vĩnh Hân không còn mặc đồ đỏ nữa, cô cảm giác được khí nóng trên người mình đã bớt nhiều, vài ngày sau rốt cuộc thì thân nhiệt cô cũng bình thường lại.
Hai sư huynh đệ nhận một mớ thù lao hậu hĩnh từ nhà họ Tiết rồi vội vàng lên xe rời đi, nhắm hướng ra ngoài thành để đi tới điểm đánh dấu, thế nhưng vì trong thành đông người qua kẻ lại, xe đi chậm, nên bọn họ còn chưa kịp đến cổng thành đã bị gọi lại.
“Cố đạo trưởng! Thiệu đạo trưởng! Xin dừng bước!”
Hai người quay đầu ngó ra sau thì thấy một người đàn ông cưỡi lừa đuổi theo. Y đến bên cạnh xe, nhảy xuống khỏi lưng lừa, vừa thở hồng hộc vừa nói: “Thật may quá…cuối cùng…cũng đuổi kịp.”
Cố Cửu không quen biết người này, cậu hỏi: “Ngài tìm chúng tôi à?”
Người đàn ông nói: “Vâng, vâng. Tôi biết được hai vị từ ông chủ Chu của Lưu Mân Trai.”
“Lưu Mân Trai?” Cố Cửu nghĩ ngợi chốc lát liền nhớ ra đó là tên của cửa hàng đồ cổ mà bọn họ mua được chiếc vòng tay làm pháp khí cho Tiết Vĩnh Hân.
“Đúng đúng.” Người đàn ông nói nhanh. “Nhà tôi xảy ra chuyện, ông chủ Chu nói với tôi rằng hai vị có mua một món đồ cổ, hẳn là dùng để làm pháp khí phòng thân, ông ấy bảo tôi đến nhờ hai vị giúp đỡ.”
Hôm đó hai sư huynh đệ mặc đạo bào nên ông chủ Chu đoán được cũng không lạ, những người kinh doanh đồ cổ chắc chắn đã từng tiếp xúc với giới huyền môn, không nhiều thì ít.
Cố Cửu hỏi: “Ngài muốn nhờ việc gì?”
Người đàn ông đáp: “Là thế này, gần đây hình như con gái tôi bị lệ quỷ theo dõi, hai vị có thể giúp tôi đuổi con quỷ đó đi được không?”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.