Chương 33: Trở về
Bán Trản Minh Hương
26/08/2022
“Phú Quý à…”
Cố Cửu mặc áo khoác dày, trong tay bưng một tách trà nóng, thoạt nhìn trông giống như cán bộ nghỉ hưu, cậu đứng ở cửa ra vào nhìn Bao Phú Quý đang gấp vàng thỏi bằng giấy (1) ngoài mái hiên.
Bao Phú Quý quay lại hỏi: “Có chuyện gì vậy Tiểu Cửu ca?”
Cố Cửu vẫn bình chân như vại, mặc cho bản thân mình còn chưa tròn mười tám mà lại bị một người đàn ông hơn ba mươi tuổi một điều ca hai điều ca suốt ngày. Cậu nhấp một ngụm trà nóng, nói: “Huynh gấp từ sáng sớm đến giờ rồi, nghỉ một lát đi.” (2)
Bao Phú Quý ở lại đạo quan dưỡng thương, ăn của đạo quan, ở của đạo quan, vả lại gã còn hi vọng được bái sư nên đương nhiên phải cố gắng thể hiện cho thật tốt. Tuy rằng chân đang bị thương nhưng tay vẫn còn lành lặn, thế là gã không chịu nhàn rỗi, năm nay toàn bộ tiền vàng đều do một tay Bao Phú Qúy gấp cả. Vài ngày nữa là đến tiết trung nguyên, Cố Cửu sẽ cùng Thiệu Dật đi xung quanh bố thí chút đồ cho cô hồn dã quỷ.
Bao Phú Quý cười khà khà nói với Cố Cửu mình không mệt, hơn nữa cho dù có mệt gã cũng sẽ không than vãn, bởi vì gã còn đang trông chờ hai người Cố Cửu có thể nhìn thấy khả năng chịu được khổ của mình mà mềm lòng.
Cố Cửu thấy vậy cũng không nói thêm nữa, cậu quay vào trong đúng lúc nhìn thấy Thiệu Dật bê một cái sọt lớn ra, vừa cúi đầu nhìn đã ngửi được mùi hoa tiêu (3) sực lên.
Cố Cửu hắt xì mấy cái, bị Thiệu Dật ghét bỏ đẩy sang một bên. Cố Cửu xoa xoa mũi, ồm ồm nói: “Năm nay hoa tiêu trong thôn chất lượng tốt nhỉ, mùi nồng hơn năm ngoái nhiều.”
Có một cách nói ẩn ý “trên đầu mộ mà rắc hoa tiêu – đồ quỷ” , nghĩa là “đừng có xạo sự nữa” (4). Tuy vậy, đối với giới huyền học thì đó lại đúng là một cách để trấn áp ma quỷ, không cho chúng đi lung tung hại người. Cách này rất thích hợp để dùng khi ra ngoài vào tháng cô hồn.
Trong dân gian, hoa tiêu là biểu tượng của con đàn cháu đống, bởi vì mỗi đợt hoa tiêu kết rất nhiều trái, nó còn là một loại gia vị thường dùng, cho nên ở vùng này có nhiều hộ làm nông trồng hoa tiêu. Năm nào đến tiết trung nguyên hai sư huynh đệ cũng đi một vòng gom một mớ về dùng.
Ngoài hoa tiêu ra thì bọn họ còn phải mang theo đồ cúng cô hồn như nhang đèn, tiền giấy, vàng thỏi, các loại đồ ngọt và trái cây. Những thứ này phải chuẩn bị đầy đủ từ sớm, chờ đến chạng vạng thì khởi hành. Bao Phú Quý rất muốn đi cùng để xem thử, chỉ là chân cẳng thế kia nên đành phải ở lại đạo quan.
Trước khi ra khỏi cửa, Cố Cửu có dặn dò Bao Phú Quý: “Huynh ở lại đây sẽ không có quỷ quái nào dám bén mảng đến gây sự, nhưng mà cái gì cũng có ngoại lệ, có khi có vài con quỷ to gan muốn đâm đầu vào chỗ chết không chừng, nên nếu có người lạ đến gõ cửa thì dù kẻ đó có gọi đúng tên huynh huynh cũng đừng mở cửa.”
Bao Phú Quý nghiêm túc gật đầu, cam đoan mình đã nhớ rõ rồi.
Mặt trời dần khuất núi, trong ánh chiều tà, Cố Cửu và Thiệu Dật mang đồ đã chuẩn bị sẵn ban sáng đi xuống núi. Tiểu Đệ vừa đi vừa chụp hoa bắt bướm, tung ta tung tăng theo chân bọn họ.
Lúc xuống đến chân núi, Cố Cửu thấy còn vài người đang bận việc trên ruộng bèn nhắc họ hôm nay nhớ về nhà sớm một chút, tối trời rồi thì đừng ra ngoài nữa. Những người đó nghe xong cũng rối rít đồng ý, nói sẽ về nhà ngay. Họ ở gần đạo quan nên cũng biết chuyện, biết là vào tiết quỷ thì không nên đi lung tung vào buổi tối, cũng có chuẩn bị đồ cúng, thắp hương và để sẵn tiền giấy để tế bái tổ tiên, thân nhân ở nhà.
Trời tối dần, gió bắt đầu thổi mạnh, quất vào cành cây nghe xào xạc, âm khí trở nặng, quỷ quái không tiện ra ngoài vào ban ngày chỉ đợi đến lúc này để được hoạt động tay chân. Mèo Tiểu Đệ gần như hòa lẫn vào đêm đen, nó nhảy vào sọt của Cố Cửu rồi đứng thẳng lên, lấy móng vuốt câu lấy bả vai cậu, đầu nhỏ lắc lư lia khắp một lượt xung quanh, thỉnh thoảng lại meo một tiếng cho Cố Cửu nghe.
Cố Cửu và Thiệu Dật vừa đi vừa treo những chiếc đèn giấy dọc ven đường, thắp lửa. Giấy đèn này phải dùng giấy màu lam để làm, đèn lồng màu lam sẽ dẫn quỷ hồn tìm đúng đường về nhà, tránh xông nhầm vào đường của người sống.
Lúc đi ngang những chỗ có âm khí mạnh, Cố Cửu sẽ rải thêm một ít hoa tiêu, mỗi lần đi đến một giao lộ, hai người đều dừng lại để cúng tế nhang đèn tiền giấy, có khi gặp trường hợp đám quỷ hồn đánh nhau vì tranh miếng ăn thì bọn họ cũng phải ra mặt hòa giải.
Cuối cùng hai sư huynh đệ đi đến một nghĩa địa bỏ hoang, trong này có rất nhiều quỷ lang thang, quỷ ở đây phần lớn đều đã quên mất mình từ đâu đến và muốn đi đâu, cứ thơ thẩn ở chỗ này năm này qua tháng nọ. Cố Cửu nhét giấy vào mũi để khỏi bị hắt hơi, cầm hết mớ hoa tiêu còn lại rải đều ra xung quanh. Những quỷ hồn đụng phải hoa tiêu thì vốn đã chậm chạp nay càng chậm chạp hơn.
Quỷ từ địa phủ khi được phép lên dương thế sẽ bị giới hạn thời gian, hết giờ phải quay trở về ngay, vì vậy mớ hoa tiêu này chủ yếu là dành cho những quỷ hồn nào chưa bị địa phủ thu về.
Làm xong hết thảy mọi sự, Cố Cửu và Thiệu Dật lên đường quay về đạo quan.
Khi đi ngang thôn dưới chân núi, hai người nhìn thấy tro giấy bị đốt còn vương lại ven đường, tro này đã được người ta lấy cời lửa vun lại thành đống ngay ngắn, đây là đồ cúng riêng, chỉ có người thân của gia đình đó mới được hưởng, cô hồn dã quỷ không động vào được.
Cố Cửu và Thiệu Dật đi ngang một nhà kia, cửa nhà bỗng bật mở, một người đàn ông xách đèn lồng vội vàng bước ra hỏi thăm: “Có phải là Thiệu đạo trưởng và Cố đạo trưởng không vậy?”
“Chúng tôi đây.” Hai người quay đầu lại nhìn. “Làm sao vậy?”
“Vợ tôi bị mẹ tôi nhập vào rồi.” Người đàn ông nọ rầu rĩ tiến lên mời bọn họ vào nhà xem giúp. Hắn ta biết năm nào hai vị đạo trưởng cũng đi dọc theo con đường này để làm lễ cúng. Từ lúc gặp chuyện đến giờ hắn vẫn túc trực ở đây, đợi mãi cuối cùng cũng đợi được hai người quay trở về.
Hai sư huynh đệ đi theo hắn vào sân, chưa kịp vào đến nhà đã nghe thấy tiếng mắng sang sảng vọng ra, giọng nói nghe có vẻ kì dị.
“Hôm nay là tiết quỷ mà bọn bây còn chưa cúng đồ cho bà đây nữa hử?”
Người đàn ông bị điểm mặt chỉ tên, ngượng ngập quay sang nói với bọn Cố Cửu: “Thì…đã gần sang đông rồi, con trai tôi sắp phải cưới vợ, cho nên tôi với vợ tôi mới muốn tiết kiệm chút đỉnh…”
Cúng tế thì phải chuẩn bị vàng mã, đồ cúng các loại, tiền giấy cũng phải tốn tiền mua, cho nên hai vợ chồng nhà này bàn nhau dè xẻn chút tiền đó, nảy ra ý định dùng vỏ măng tre thay cho tiền giấy. Bọn họ cho rằng đốt vỏ măng cũng chẳng khác gì đốt tiền giấy.Vì thế, hôm nay nhà nhà đều sửa soạn mâm lễ vàng mã đàng hoàng, chỉ riêng nhà này đi đốt vỏ măng.
Cố Cửu cạn lời, một xấp tiền giấy thì có tốn bao nhiêu tiền đâu, cùng lắm là mấy văn mà thôi, có hà tiện thì cũng đừng nên hà tiện trong dịp này chứ.
Người ở trong phòng vừa khóc lóc vừa chửi rủa um sùm. Cố Cửu nghe mà lỗ tai cũng ong ong, đành ngao ngán xem thử. Ai ngờ cậu không xem thì thôi, vừa xem đã phát hiện ra chuyện còn đáng xấu hổ hơn. Thì ra mọi việc chẳng hề đơn giản như chủ nhà vừa nói. Người ta nói giữa tháng bảy, đốt vỏ măng, dỗ mẹ dỗ cha, cho nên nếu chỉ là treo đầu dê bán thịt chó một hai lần thì cũng thôi, dù gì cũng là con cháu mình cả, cùng lắm thì thắt lưng buộc bụng một chút. Thế nhưng Cố Cửu xem được không chỉ tiết trung nguyên mà tất tần tật các dịp lễ lạt khác như thanh minh, Tết Âm Lịch, thậm chí là ngày giỗ quải, người nhà này đều dùng vỏ măng thay thế đồ cúng hết.
Cùng là tro cả, nhưng mà tro tiền giấy và tro từ vỏ măng giống nhau được chắc. Vỏ măng làm sao biến thành tiền được, cho dù là mô phỏng thì khi xuống địa phủ cũng không có tác dụng gì hết. Cứu năm này qua tháng nọ qua mặt người ta như vậy, có là cha mẹ ruột cũng tức nước vỡ bờ thôi.
Hai cụ của nhà này đợi mãi mới có dịp cửa quỷ mở ra để trở về dương gian, thế là bọn họ quay về, lại nhìn thấy cảnh cả nhà con trai mình nết xấu không chừa, tiếp tục đốt vỏ măng lừa cha gạt mẹ nên chịu không nổi nữa, nhập vào con dâu làm một trận cho hả dạ.
Bà cụ vừa nhập hồn xong bèn tát con trai mình mấy cái liền, trên mặt hắn ta vẫn còn dấu tay chưa phai, đi ra chỗ sáng một chút là thấy rõ mồn một.
Cố Cửu và Thiệu Dật vừa vào nhà đã thấy ngay một người phụ nữ trung niên mặc quần áo bằng vải thô ngồi ngay giữa nhà, nước mắt nước mũi tèm lem, khóc lóc thê thảm. Chị ta ngồi trên một cái ghế dài, băng ghế này vừa đủ cho hai người ngồi, chị ta chỉ ngồi một bên, bên kia chừa trống. Đương nhiên “trống” ở đây là với người bình thường mà thôi, hai sư huynh đệ Cố Cửu nhìn thấy một ông cụ ngồi bên phần ghế còn lại, trừng mắt nhìn chủ nhà, thỉnh thoảng lại phụ họa bạn già của mình mấy câu.
Người đàn ông dùng ánh mắt cầu cứu Cố Cửu và Thiệu Dật.
Thiệu Dật tựa vào khung cửa, lười nhác liếc hắn một cái, nói: “Còn không quỳ xuống?”
Cố Cửu chịu trách nhiệm thuyết minh: “Bọn họ là cha mẹ ông, ông đã mắc lỗi thì phải chân thành nhận lỗi với họ. Sau này biết sai sửa sai, bọn họ giận quá nên mắng cho một trận như thế, xong rồi vẫn sẽ tha thứ cho con cháu thôi.”
Người đàn ông nghe vậy vội vàng quỳ xuống, dập đầu nhận lỗi, luôn miệng nói sau này sẽ không dám làm như vậy nữa, còn hứa hẹn ngày mai sẽ đi mua tiền giấy đốt cho cha mẹ ngay.
Hai ông bà nhân cơ hội này đưa ra vài yêu cầu nữa, bọn họ nói rằng mình đã bị bỏ đói lâu lắm rồi, ngoại trừ tiền giấy còn phải cúng thêm vài bó nhang đèn, trái cây tươi, cả một con gà để đổi món nữa. Hai người liệt kê một tràng dài, Cố Cửu nhẩm tính số tiền phải bỏ ra để sửa soạn những thứ này còn nhiều gấp mấy lần số tiền cần để cúng tế ban đầu nữa.
Chủ nhà dù có xót tiền cũng phải bấm bụng ngậm bồ hòn, chỉ dám gật đầu vâng dạ lia lịa, bảo đảm ngày mai sẽ bổ sung đầy đủ. Đến lúc này đôi cha mẹ đã qua đời này mới tạm tha thứ cho hắn.
Sau đó, không cần tới Cố Cửu hay Thiệu Dật thúc giục, bà cụ căn dặn xong thì chủ động xuất hồn ra khỏi người con dâu. Ngoài cửa có hai vị đạo sĩ, một trong hai người trông còn giống lệ quỷ thế kia, hai người không dám đi cửa chính, cho nên xuyên tường mà đi vội.
Thiệu Dật đi qua xem xét người vợ vẫn còn nằm bẹp trên đất, chị ta vừa bị quỷ nhập nên mấy ngày tới chắc chắn cơ thể sẽ suy yếu. Thiệu Dật dặn người chồng nhớ cho chị ta ăn uống đầy đủ một chút để bồi bổ.
Người đàn ông nọ khổ không để đâu cho hết, hối hận muốn chết. Lần này thế là đi tong mấy lượng bạc. Nếu sớm biết thế thì lúc trước keo kiệt ki bo làm gì cơ chứ.
Cố Cửu có để lại một lá bùa trấn hồn, bảo chủ nhà dán trên đầu giường ngủ của hai vợ chồng rồi mới rời đi.
Hai người rẽ vào con đường mòn dẫn lên đạo quan mới thấy được yên tĩnh, không có người cũng không có quỷ tìm đến bọn họ, nhưng bỗng nhiên, Cố Cửu nhìn thấy thấp thoáng xa xa dưới ánh trăng có một bóng người đang cầm que gỗ cực cực khổ khổ mà…cạy cửa đạo quan.
Cố Cửu hét lên: “Ê! Ăn trộm hả!”
Tên trộm quay đầu lại, lộ ra khuôn mặt không thể quen thuộc hơn.
“Ái chà chà, Tiểu Cửu Nhi đấy hở?”
Cố Cửu kinh ngạc: “Sư phụ?”
Cố Cửu suиɠ sướиɠ nhào tới, nhảy cả lên người Phương Bắc Minh, treo toòng teng như con bạch tuộc.
“Sư phụ, rốt cuộc người cũng về rồi!”
Phương Bắc Minh bị Cố Cửu tông một cú, phải bước lùi về sau mấy bước để giữ thăng bằng. Y vỗ vỗ lưng Cố Cửu: “Thành bé bự rồi, sư phụ sắp ôm con không nổi rồi.”
Cố Cửu ngượng ngùng tuột xuống, cười hắc hắc: “Con nhìn thấy sư phụ, vui quá quên mất tiêu.”
Phương Bắc Minh làm vẻ mặt “ta hiểu mà”, vươn tay xoa xoa đầu cậu, sau đó quay đầu nhìn sang Thiệu Dật đang thong dong bước tới, dang tay ra, hỏi: “Tiểu Cửu Nhi ôm rồi, con có muốn ôm ôm chút không?”
Thiệu Dật nhăn mặt, liếc sư phụ nhà mình một cái sắc lẹm, nhìn y từ trên xuống dưới: “Con sợ người ngã chổng vó mất.”
Phương Bắc Minh nói: “Dù bây giờ con cao hơn sư phụ thật, nhưng mà sư phụ con cũng đâu có yếu dữ vậy.”
Đồ đệ lớn không chịu ôm y thì y đi ôm nó vậy.
Cố Cửu đứng bên cạnh cười ngô nghê, Thiệu Dật thì trong ngoài bất nhất, trừng mắt nhìn sư phụ mình đầy vẻ ghét bỏ, nhưng đôi tai lại từ từ đỏ lên.
Phương Bắc Minh buông Thiệu Dật ra, xoa xoa ót nhìn hai người, nghi hoặc hỏi: “Trong đạo quan sáng đèn, ta còn tưởng một trong hai đứa ở lại.” Y giũ giũ tay: “Ta đứng đây gõ cửa mãi mà không thấy động tĩnh gì nên mới phải cạy cửa.”
Cố Cửu trả lời: “Đúng là có người ở trong đó ạ, lát nữa con kể cho sư phụ nghe, mình đi vào trước cái đã.” Nói đoạn, cậu bước lên gõ cửa, hô lớn: “Phú Quý, mở cửa, bọn tôi về rồi.”
Tiếng Bao Phú Quý run rẩy từ trong sân vọng ra: “Đừng có la nữa, đừng tưởng các ngươi giả giọng Tiểu Cửu ca thì ta sẽ mắc mưu. Ta tuyệt đối không mở cửa đâu!”
“Biến đi!”
“Đám ma quỷ kia!”
Cố Cửu mặc áo khoác dày, trong tay bưng một tách trà nóng, thoạt nhìn trông giống như cán bộ nghỉ hưu, cậu đứng ở cửa ra vào nhìn Bao Phú Quý đang gấp vàng thỏi bằng giấy (1) ngoài mái hiên.
Bao Phú Quý quay lại hỏi: “Có chuyện gì vậy Tiểu Cửu ca?”
Cố Cửu vẫn bình chân như vại, mặc cho bản thân mình còn chưa tròn mười tám mà lại bị một người đàn ông hơn ba mươi tuổi một điều ca hai điều ca suốt ngày. Cậu nhấp một ngụm trà nóng, nói: “Huynh gấp từ sáng sớm đến giờ rồi, nghỉ một lát đi.” (2)
Bao Phú Quý ở lại đạo quan dưỡng thương, ăn của đạo quan, ở của đạo quan, vả lại gã còn hi vọng được bái sư nên đương nhiên phải cố gắng thể hiện cho thật tốt. Tuy rằng chân đang bị thương nhưng tay vẫn còn lành lặn, thế là gã không chịu nhàn rỗi, năm nay toàn bộ tiền vàng đều do một tay Bao Phú Qúy gấp cả. Vài ngày nữa là đến tiết trung nguyên, Cố Cửu sẽ cùng Thiệu Dật đi xung quanh bố thí chút đồ cho cô hồn dã quỷ.
Bao Phú Quý cười khà khà nói với Cố Cửu mình không mệt, hơn nữa cho dù có mệt gã cũng sẽ không than vãn, bởi vì gã còn đang trông chờ hai người Cố Cửu có thể nhìn thấy khả năng chịu được khổ của mình mà mềm lòng.
Cố Cửu thấy vậy cũng không nói thêm nữa, cậu quay vào trong đúng lúc nhìn thấy Thiệu Dật bê một cái sọt lớn ra, vừa cúi đầu nhìn đã ngửi được mùi hoa tiêu (3) sực lên.
Cố Cửu hắt xì mấy cái, bị Thiệu Dật ghét bỏ đẩy sang một bên. Cố Cửu xoa xoa mũi, ồm ồm nói: “Năm nay hoa tiêu trong thôn chất lượng tốt nhỉ, mùi nồng hơn năm ngoái nhiều.”
Có một cách nói ẩn ý “trên đầu mộ mà rắc hoa tiêu – đồ quỷ” , nghĩa là “đừng có xạo sự nữa” (4). Tuy vậy, đối với giới huyền học thì đó lại đúng là một cách để trấn áp ma quỷ, không cho chúng đi lung tung hại người. Cách này rất thích hợp để dùng khi ra ngoài vào tháng cô hồn.
Trong dân gian, hoa tiêu là biểu tượng của con đàn cháu đống, bởi vì mỗi đợt hoa tiêu kết rất nhiều trái, nó còn là một loại gia vị thường dùng, cho nên ở vùng này có nhiều hộ làm nông trồng hoa tiêu. Năm nào đến tiết trung nguyên hai sư huynh đệ cũng đi một vòng gom một mớ về dùng.
Ngoài hoa tiêu ra thì bọn họ còn phải mang theo đồ cúng cô hồn như nhang đèn, tiền giấy, vàng thỏi, các loại đồ ngọt và trái cây. Những thứ này phải chuẩn bị đầy đủ từ sớm, chờ đến chạng vạng thì khởi hành. Bao Phú Quý rất muốn đi cùng để xem thử, chỉ là chân cẳng thế kia nên đành phải ở lại đạo quan.
Trước khi ra khỏi cửa, Cố Cửu có dặn dò Bao Phú Quý: “Huynh ở lại đây sẽ không có quỷ quái nào dám bén mảng đến gây sự, nhưng mà cái gì cũng có ngoại lệ, có khi có vài con quỷ to gan muốn đâm đầu vào chỗ chết không chừng, nên nếu có người lạ đến gõ cửa thì dù kẻ đó có gọi đúng tên huynh huynh cũng đừng mở cửa.”
Bao Phú Quý nghiêm túc gật đầu, cam đoan mình đã nhớ rõ rồi.
Mặt trời dần khuất núi, trong ánh chiều tà, Cố Cửu và Thiệu Dật mang đồ đã chuẩn bị sẵn ban sáng đi xuống núi. Tiểu Đệ vừa đi vừa chụp hoa bắt bướm, tung ta tung tăng theo chân bọn họ.
Lúc xuống đến chân núi, Cố Cửu thấy còn vài người đang bận việc trên ruộng bèn nhắc họ hôm nay nhớ về nhà sớm một chút, tối trời rồi thì đừng ra ngoài nữa. Những người đó nghe xong cũng rối rít đồng ý, nói sẽ về nhà ngay. Họ ở gần đạo quan nên cũng biết chuyện, biết là vào tiết quỷ thì không nên đi lung tung vào buổi tối, cũng có chuẩn bị đồ cúng, thắp hương và để sẵn tiền giấy để tế bái tổ tiên, thân nhân ở nhà.
Trời tối dần, gió bắt đầu thổi mạnh, quất vào cành cây nghe xào xạc, âm khí trở nặng, quỷ quái không tiện ra ngoài vào ban ngày chỉ đợi đến lúc này để được hoạt động tay chân. Mèo Tiểu Đệ gần như hòa lẫn vào đêm đen, nó nhảy vào sọt của Cố Cửu rồi đứng thẳng lên, lấy móng vuốt câu lấy bả vai cậu, đầu nhỏ lắc lư lia khắp một lượt xung quanh, thỉnh thoảng lại meo một tiếng cho Cố Cửu nghe.
Cố Cửu và Thiệu Dật vừa đi vừa treo những chiếc đèn giấy dọc ven đường, thắp lửa. Giấy đèn này phải dùng giấy màu lam để làm, đèn lồng màu lam sẽ dẫn quỷ hồn tìm đúng đường về nhà, tránh xông nhầm vào đường của người sống.
Lúc đi ngang những chỗ có âm khí mạnh, Cố Cửu sẽ rải thêm một ít hoa tiêu, mỗi lần đi đến một giao lộ, hai người đều dừng lại để cúng tế nhang đèn tiền giấy, có khi gặp trường hợp đám quỷ hồn đánh nhau vì tranh miếng ăn thì bọn họ cũng phải ra mặt hòa giải.
Cuối cùng hai sư huynh đệ đi đến một nghĩa địa bỏ hoang, trong này có rất nhiều quỷ lang thang, quỷ ở đây phần lớn đều đã quên mất mình từ đâu đến và muốn đi đâu, cứ thơ thẩn ở chỗ này năm này qua tháng nọ. Cố Cửu nhét giấy vào mũi để khỏi bị hắt hơi, cầm hết mớ hoa tiêu còn lại rải đều ra xung quanh. Những quỷ hồn đụng phải hoa tiêu thì vốn đã chậm chạp nay càng chậm chạp hơn.
Quỷ từ địa phủ khi được phép lên dương thế sẽ bị giới hạn thời gian, hết giờ phải quay trở về ngay, vì vậy mớ hoa tiêu này chủ yếu là dành cho những quỷ hồn nào chưa bị địa phủ thu về.
Làm xong hết thảy mọi sự, Cố Cửu và Thiệu Dật lên đường quay về đạo quan.
Khi đi ngang thôn dưới chân núi, hai người nhìn thấy tro giấy bị đốt còn vương lại ven đường, tro này đã được người ta lấy cời lửa vun lại thành đống ngay ngắn, đây là đồ cúng riêng, chỉ có người thân của gia đình đó mới được hưởng, cô hồn dã quỷ không động vào được.
Cố Cửu và Thiệu Dật đi ngang một nhà kia, cửa nhà bỗng bật mở, một người đàn ông xách đèn lồng vội vàng bước ra hỏi thăm: “Có phải là Thiệu đạo trưởng và Cố đạo trưởng không vậy?”
“Chúng tôi đây.” Hai người quay đầu lại nhìn. “Làm sao vậy?”
“Vợ tôi bị mẹ tôi nhập vào rồi.” Người đàn ông nọ rầu rĩ tiến lên mời bọn họ vào nhà xem giúp. Hắn ta biết năm nào hai vị đạo trưởng cũng đi dọc theo con đường này để làm lễ cúng. Từ lúc gặp chuyện đến giờ hắn vẫn túc trực ở đây, đợi mãi cuối cùng cũng đợi được hai người quay trở về.
Hai sư huynh đệ đi theo hắn vào sân, chưa kịp vào đến nhà đã nghe thấy tiếng mắng sang sảng vọng ra, giọng nói nghe có vẻ kì dị.
“Hôm nay là tiết quỷ mà bọn bây còn chưa cúng đồ cho bà đây nữa hử?”
Người đàn ông bị điểm mặt chỉ tên, ngượng ngập quay sang nói với bọn Cố Cửu: “Thì…đã gần sang đông rồi, con trai tôi sắp phải cưới vợ, cho nên tôi với vợ tôi mới muốn tiết kiệm chút đỉnh…”
Cúng tế thì phải chuẩn bị vàng mã, đồ cúng các loại, tiền giấy cũng phải tốn tiền mua, cho nên hai vợ chồng nhà này bàn nhau dè xẻn chút tiền đó, nảy ra ý định dùng vỏ măng tre thay cho tiền giấy. Bọn họ cho rằng đốt vỏ măng cũng chẳng khác gì đốt tiền giấy.Vì thế, hôm nay nhà nhà đều sửa soạn mâm lễ vàng mã đàng hoàng, chỉ riêng nhà này đi đốt vỏ măng.
Cố Cửu cạn lời, một xấp tiền giấy thì có tốn bao nhiêu tiền đâu, cùng lắm là mấy văn mà thôi, có hà tiện thì cũng đừng nên hà tiện trong dịp này chứ.
Người ở trong phòng vừa khóc lóc vừa chửi rủa um sùm. Cố Cửu nghe mà lỗ tai cũng ong ong, đành ngao ngán xem thử. Ai ngờ cậu không xem thì thôi, vừa xem đã phát hiện ra chuyện còn đáng xấu hổ hơn. Thì ra mọi việc chẳng hề đơn giản như chủ nhà vừa nói. Người ta nói giữa tháng bảy, đốt vỏ măng, dỗ mẹ dỗ cha, cho nên nếu chỉ là treo đầu dê bán thịt chó một hai lần thì cũng thôi, dù gì cũng là con cháu mình cả, cùng lắm thì thắt lưng buộc bụng một chút. Thế nhưng Cố Cửu xem được không chỉ tiết trung nguyên mà tất tần tật các dịp lễ lạt khác như thanh minh, Tết Âm Lịch, thậm chí là ngày giỗ quải, người nhà này đều dùng vỏ măng thay thế đồ cúng hết.
Cùng là tro cả, nhưng mà tro tiền giấy và tro từ vỏ măng giống nhau được chắc. Vỏ măng làm sao biến thành tiền được, cho dù là mô phỏng thì khi xuống địa phủ cũng không có tác dụng gì hết. Cứu năm này qua tháng nọ qua mặt người ta như vậy, có là cha mẹ ruột cũng tức nước vỡ bờ thôi.
Hai cụ của nhà này đợi mãi mới có dịp cửa quỷ mở ra để trở về dương gian, thế là bọn họ quay về, lại nhìn thấy cảnh cả nhà con trai mình nết xấu không chừa, tiếp tục đốt vỏ măng lừa cha gạt mẹ nên chịu không nổi nữa, nhập vào con dâu làm một trận cho hả dạ.
Bà cụ vừa nhập hồn xong bèn tát con trai mình mấy cái liền, trên mặt hắn ta vẫn còn dấu tay chưa phai, đi ra chỗ sáng một chút là thấy rõ mồn một.
Cố Cửu và Thiệu Dật vừa vào nhà đã thấy ngay một người phụ nữ trung niên mặc quần áo bằng vải thô ngồi ngay giữa nhà, nước mắt nước mũi tèm lem, khóc lóc thê thảm. Chị ta ngồi trên một cái ghế dài, băng ghế này vừa đủ cho hai người ngồi, chị ta chỉ ngồi một bên, bên kia chừa trống. Đương nhiên “trống” ở đây là với người bình thường mà thôi, hai sư huynh đệ Cố Cửu nhìn thấy một ông cụ ngồi bên phần ghế còn lại, trừng mắt nhìn chủ nhà, thỉnh thoảng lại phụ họa bạn già của mình mấy câu.
Người đàn ông dùng ánh mắt cầu cứu Cố Cửu và Thiệu Dật.
Thiệu Dật tựa vào khung cửa, lười nhác liếc hắn một cái, nói: “Còn không quỳ xuống?”
Cố Cửu chịu trách nhiệm thuyết minh: “Bọn họ là cha mẹ ông, ông đã mắc lỗi thì phải chân thành nhận lỗi với họ. Sau này biết sai sửa sai, bọn họ giận quá nên mắng cho một trận như thế, xong rồi vẫn sẽ tha thứ cho con cháu thôi.”
Người đàn ông nghe vậy vội vàng quỳ xuống, dập đầu nhận lỗi, luôn miệng nói sau này sẽ không dám làm như vậy nữa, còn hứa hẹn ngày mai sẽ đi mua tiền giấy đốt cho cha mẹ ngay.
Hai ông bà nhân cơ hội này đưa ra vài yêu cầu nữa, bọn họ nói rằng mình đã bị bỏ đói lâu lắm rồi, ngoại trừ tiền giấy còn phải cúng thêm vài bó nhang đèn, trái cây tươi, cả một con gà để đổi món nữa. Hai người liệt kê một tràng dài, Cố Cửu nhẩm tính số tiền phải bỏ ra để sửa soạn những thứ này còn nhiều gấp mấy lần số tiền cần để cúng tế ban đầu nữa.
Chủ nhà dù có xót tiền cũng phải bấm bụng ngậm bồ hòn, chỉ dám gật đầu vâng dạ lia lịa, bảo đảm ngày mai sẽ bổ sung đầy đủ. Đến lúc này đôi cha mẹ đã qua đời này mới tạm tha thứ cho hắn.
Sau đó, không cần tới Cố Cửu hay Thiệu Dật thúc giục, bà cụ căn dặn xong thì chủ động xuất hồn ra khỏi người con dâu. Ngoài cửa có hai vị đạo sĩ, một trong hai người trông còn giống lệ quỷ thế kia, hai người không dám đi cửa chính, cho nên xuyên tường mà đi vội.
Thiệu Dật đi qua xem xét người vợ vẫn còn nằm bẹp trên đất, chị ta vừa bị quỷ nhập nên mấy ngày tới chắc chắn cơ thể sẽ suy yếu. Thiệu Dật dặn người chồng nhớ cho chị ta ăn uống đầy đủ một chút để bồi bổ.
Người đàn ông nọ khổ không để đâu cho hết, hối hận muốn chết. Lần này thế là đi tong mấy lượng bạc. Nếu sớm biết thế thì lúc trước keo kiệt ki bo làm gì cơ chứ.
Cố Cửu có để lại một lá bùa trấn hồn, bảo chủ nhà dán trên đầu giường ngủ của hai vợ chồng rồi mới rời đi.
Hai người rẽ vào con đường mòn dẫn lên đạo quan mới thấy được yên tĩnh, không có người cũng không có quỷ tìm đến bọn họ, nhưng bỗng nhiên, Cố Cửu nhìn thấy thấp thoáng xa xa dưới ánh trăng có một bóng người đang cầm que gỗ cực cực khổ khổ mà…cạy cửa đạo quan.
Cố Cửu hét lên: “Ê! Ăn trộm hả!”
Tên trộm quay đầu lại, lộ ra khuôn mặt không thể quen thuộc hơn.
“Ái chà chà, Tiểu Cửu Nhi đấy hở?”
Cố Cửu kinh ngạc: “Sư phụ?”
Cố Cửu suиɠ sướиɠ nhào tới, nhảy cả lên người Phương Bắc Minh, treo toòng teng như con bạch tuộc.
“Sư phụ, rốt cuộc người cũng về rồi!”
Phương Bắc Minh bị Cố Cửu tông một cú, phải bước lùi về sau mấy bước để giữ thăng bằng. Y vỗ vỗ lưng Cố Cửu: “Thành bé bự rồi, sư phụ sắp ôm con không nổi rồi.”
Cố Cửu ngượng ngùng tuột xuống, cười hắc hắc: “Con nhìn thấy sư phụ, vui quá quên mất tiêu.”
Phương Bắc Minh làm vẻ mặt “ta hiểu mà”, vươn tay xoa xoa đầu cậu, sau đó quay đầu nhìn sang Thiệu Dật đang thong dong bước tới, dang tay ra, hỏi: “Tiểu Cửu Nhi ôm rồi, con có muốn ôm ôm chút không?”
Thiệu Dật nhăn mặt, liếc sư phụ nhà mình một cái sắc lẹm, nhìn y từ trên xuống dưới: “Con sợ người ngã chổng vó mất.”
Phương Bắc Minh nói: “Dù bây giờ con cao hơn sư phụ thật, nhưng mà sư phụ con cũng đâu có yếu dữ vậy.”
Đồ đệ lớn không chịu ôm y thì y đi ôm nó vậy.
Cố Cửu đứng bên cạnh cười ngô nghê, Thiệu Dật thì trong ngoài bất nhất, trừng mắt nhìn sư phụ mình đầy vẻ ghét bỏ, nhưng đôi tai lại từ từ đỏ lên.
Phương Bắc Minh buông Thiệu Dật ra, xoa xoa ót nhìn hai người, nghi hoặc hỏi: “Trong đạo quan sáng đèn, ta còn tưởng một trong hai đứa ở lại.” Y giũ giũ tay: “Ta đứng đây gõ cửa mãi mà không thấy động tĩnh gì nên mới phải cạy cửa.”
Cố Cửu trả lời: “Đúng là có người ở trong đó ạ, lát nữa con kể cho sư phụ nghe, mình đi vào trước cái đã.” Nói đoạn, cậu bước lên gõ cửa, hô lớn: “Phú Quý, mở cửa, bọn tôi về rồi.”
Tiếng Bao Phú Quý run rẩy từ trong sân vọng ra: “Đừng có la nữa, đừng tưởng các ngươi giả giọng Tiểu Cửu ca thì ta sẽ mắc mưu. Ta tuyệt đối không mở cửa đâu!”
“Biến đi!”
“Đám ma quỷ kia!”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.