Chương 140: Công kích thủy trại.
Phong Du Tùng Lâm
15/11/2019
Thủy trại quân Hán tuy là thủy trại nhưng hệ thống phòng ngự trên bờ lại không thể gọi là yếu kém. Với một ngàn thủ quân, lại thêm ba ngàn
quân bộ quân được bố trí ở cửa phía Bắc, có thể nói là trong mắt đám Hán tướng: như thế đã rất an toàn. Dù sao với số lượng bộ quân như thế cộng với tháp canh, tường gỗ cao, lại thêm một dãy đầm lầy bao la như một
bức tường vây tự nhiên che chắn suốt từ phía Tây đến tận bờ sông phía
Nam, bọn chúng hoàn toàn tin tưởng dù cho quân Việt có bất ngờ mọc cánh
xuất hiện, chúng vẫn có thể giữ nổi một đoạn thời gian để chờ viện binh
từ bên kia sông kéo qua.
Lại nói qua mấy ngày nay, dù chiến thuyền chưa thể đả thông khúc sông này để xuôi dòng một mạch tiến sâu hơn về phía Nam; việc quân Việt bị cả bộ quân lẫn thủy quân Hán quần cho thất điên bát đảo, ép cho co cụm trong quan ải chẳng kịp ngóc đầu lên mà thở lại càng thể hiện rõ ràng. Với thế cục nắm toàn quyền chủ động từ trên bờ xuống tới nước như thế, đám Hán tướng tin chắc thủy trại đã chẳng còn bất kỳ một mối đe dọa nào nữa.
Thủy quân Hán cũng trở nên biếng nhát hơn vài phần, việc tuần tra tuy vẫn tiến hành đều đặn, xong thái độ của quân sĩ đã không còn chặt chẽ như trước, đặc biệt là ở hai mặt bị vây bởi đầm lầy. Dù sao ở phía đấy, từ sáng tới chiều cũng chỉ có lau sậy, bùn, nước cùng lũ giao long nằm im như chết mà thôi, khung cảnh nhàm chán đến độ chim chóc còn không thèm ghé qua. Dán mắt chằm chằm vào cảnh vật đó? Ngày một ngày hai, mới nhìn còn có chút thú vị, qua ba ngày nữa lại nhàm. Lắm lúc mấy tên thủ quân đứng gác trên chòi còn không giấu nổi vẻ mệt mỏi trên mặt, thậm chí có người còn liên tục đưa tay che miệng ngáp dài, uể oải đến không thể tả nổi.
Trước tình hình này, hai tên chỉ huy thủy quân là Giả Tông lẫn Đậu Huân đều có thấy, đều có nhắc nhở. Xong việc quản lý phòng thủ thủy trại lại không do chúng, mà rơi vào tay một tên họ Khúc, danh Gia đảm nhiệm. Mà đối với kiến nghị của hai tên thủy quân tướng lĩnh, tên họ Khúc này tuy ở trước mặt cứ ậm ừ gật gù kêu phải xong sau lưng lại chả buồn quản, phớt lờ hết đi khiến Giả Tông lẫn Đậu Huân cũng đành lắc đầu vô lực.
Lắm khi, lúc kẻ phòng thủ lơ là nhất, cảm thấy an toàn nhất, thường là lúc quân thù tấn công mạnh mẽ trí mạng, khó ngờ nhất.
Mà dù quân Hán có không lơ là đi nữa, chúng có làm sao cũng không thể tưởng tượng nổi quân Việt lại tấn công từ phía đầm lầy phía Nam. Mặt này tuy so với phía Tây không quá lầy lội, xong lại là nơi có rất nhiều cá sấu sinh sống. Muốn tấn công, quân Việt ắt hẳn phải vượt qua hàm răng tàn khốc của đám ác giao này, lại phải đủ bí mật không để cho lính gác phát giác được. Đừng quên tuy quân Hán có lơ là đi nữa thì chúng vẫn có độ cảnh giác nhất định, lại có lợi thế từ trên cao, muốn thần không biết quỷ không hay tấn công đến tận đến trong doanh thế này quả thực chẳng khác nào việc nhìn thấy heo mẹ leo cây.
Tóm lại, lần này quân Việt quả thực giáng cho giặc một đòn hết sức kinh hãi bất ngờ. Bất ngờ đến độ tên tư mã họ Khúc chẳng kịp chuẩn bị. Khúc Gia giáp trụ không đủ, vũ khí trong tay cũng chẳng phải thanh khảm đao quen thuộc mà là một thanh kiếm do thuộc hạ đưa tới, đầu tóc hắn chẳng kịp chải chuốt đã vội vàng ba chân bốn cẳng chạy đi về phía cầu tàu. Tình hình bấy giờ chỉ còn cách lên tàu hắn mới cảm giác tính mạng của mình được an toàn.
"Khúc tư mã, ngài đi đâu đây?"
Giả Tông chặn ngang đường hắn hỏi. Khác với Khúc Gia, Giả giáo úy lại tỏ ra chững chạc hơn hẳn. Không chỉ giáp trụ hắn đầy đủ, vũ khí sẵn sàng mà cả thái độ trầm tĩnh của hắn. Giữa muôn trùng tiếng chém giết mắng chửi cùng với ánh lửa đầy trời, thái độ này khiến quân Hán ở gần bên trong hoảng loạn cũng cảm thấy an tâm hơn nhiều.
Những lời này khiến tên Khúc tư mã có chút chột dạ. Dù gì thì dù người ta cũng đã nhắc nhở mình, vậy mà bản thân lại cố tình phớt lờ không coi là quan trọng. Để đến cớ sự như giờ… Xong, chột dạ thì chột dạ, áy náy thì áy náy, Khúc Gia vẫn có thể trương ra một mặt đại nghĩa lẫm lẫm, gấp gáp nắm vai Giả Tông hô:
"Giả giáo úy, cuối cùng cũng tìm thấy ngươi rồi. Bản tư mã lo lắng an nguy của hai vị giáo úy nên đã tức tốc sai người gọi Cao bộ đốc gấp rút từ cửa Bắc tiến vào, ngươi đừng lo. Hiện giờ tốt nhất vẫn là mau chóng tiến lên thuyền, tránh không cho man tặc làm điều sằng bậy!"
"Chứ không phải ngươi muốn lên thuyền tính đường trốn?"
Giả Tông hét to trong lòng, đương nhiên, bên ngoài hắn vẫn không thể không nể mặt Khúc Gia. Nghĩ thế hắn chấp tay khuyên:
"Khúc tư mã, tình thế bây giờ man tặc tất nhiên muốn tấn công thuyền của quân ta. Mà lại lúc này đã quá đêm, thủy thủ còn chưa tỉnh táo, thuyền muốn rời bến e rằng cũng không kịp. Tông nghĩ tốt nhất vẫn là đánh lên phía bắc hội họp cùng Cao Sủng vẫn hơn."
"Như vậy… như vậy…"
Khúc Gia nghe lời thoáng có chút hốt hoảng. Hắn do dự nhìn bóng đen khổng lồ của lâu thuyền đang ở rất gần, rồi lại bồn chồn nhìn về ánh lửa đỏ cùng vô vàn tiếng chém giết đang áp sát nhanh đến không tưởng ở phía nam, chỉ có mặt Bắc là tương đối ổn định. Quả thực như lời Giả Tông vừa bàn, lúc này hắn có lên thuyền sợ cũng không thoát kịp, chỉ có thể làm mồi cho man tặc tha hồ mổ xẻ gặm nhấm.
Nghĩ thoáng, hắn lập tức gật đầu khen:
"Giả giáo úy phân tích không sai. Tốt, như thế ta lập tức cho người thông cáo binh sĩ, tức tốc theo hướng Bắc tập kết quân đội!" Nói đến đây, hắn như sực nhớ ra điều gì vội hỏi:
"À, đúng rồi Giả giáo úy, không biết có thấy tung tích của Đậu giáo úy không?"
Giả Tông mỉm cười không nói, ánh mắt dời nhanh từ tên tư mã với trang bị xộc xệch sang đám giặc đang kéo tới gần, rồi lại liếc tới bóng thuyền đang neo đậu trong trại.
Bóng thuyền cao, to, giữa đêm đen trông chẳng khác gì một tòa đồi nhỏ, dẫu có chìm đắm giữa lửa cháy hừng hực vẫn yên tĩnh vững vàng.
Bóng thuyền ấy không hiểu sao khiến Khải Minh có chút lo lắng. Hắn xoay qua Đào Kỳ đang đứng bên cạnh nói:
"Anh Kỳ, không hiểu sao khi nhìn chiến cục lòng em cứ thấy ngờ ngợ. Chẳng lẽ có điều gì không đúng?"
"Vậy ư?..." Đào Kỳ thoáng chau mày. Trong mắt chàng, việc quân Nam có thể đè lên đầu giặc Hán mà đánh như bây giờ là điều hết sức bình thường. Dẫu sao một bên có chuẩn bị từ sớm, lại đánh vào chỗ bất ngờ nên chiến cục trẻ che này đối với chàng là hết đỗi bình thường. Xong Khải Minh là ai? Đào Kỳ hiểu rất rõ tên nhóc này đã sớm không phải hạng non kinh nghiệm, thiếu từng trải nữa rồi. Những gì hắn phán đoán có khi đã sớm vượt khỏi tầm nhìn của chàng. Hắn nói có thể có vấn đề, như vậy rất có thể có chuyện mờ ám thật. Vì thế chàng nhanh chóng trầm tư lướt qua chiến trường một lượt rồi mới lắc đầu nói:
"Tôi nhìn không thấy có gì khúc mắc cả… Có lẽ là do chúng ta ở xa quá, không cảm nhận được không khí giữa trận đánh nên không nhận ra?"
"Ta thấy quân sư thần hồn nát thần tính, không chịu nổi mùi máu tanh nên có chút rụt rè đấy thôi." Một tên tướng lĩnh khác chen vào phát biểu, hắn vốn định tiếp tục thì gặp ánh mắt như sát thần của Đào Kỳ dọa sợ, vội vàng co cổ lại né tránh.
Lại nói, tên này là một trong số những cừ súy trẻ tuổi được Thục cố tình phân cho Khải Minh. Ngoài mặt là để cho họ có cơ hội ra trận học hỏi, thật ra là để cho Khải Minh có thể thông qua những người này gây ảnh hưởng tới các gia tộc phía sau. Đương nhiên, chả ai biết được Bát Nạn đại tướng quân còn có ẩn ý nào nữa hay không... Bọn họ xuất thân từ nhiều bộ tộc, nhiều vùng miền khác nhau nên có cái nhìn khá hỗn loạn. Tên vừa nãy, theo như Khải Minh biết là con trai thứ hai của một bộ tộc thuộc hạng trung bình ở Vô Biên, họ Bố, tên Tốc, dường như là một người có quan hệ khá gần gũi với tên Đô Nhất Lang, Đô Kiên, vốn lúc này cũng đang cúi mặt trầm ngâm đứng sau lưng Khải Minh không xa.
Quay lại việc chính, lúc này Khải Minh cũng không hẳn đồng ý với cả Đào Kỳ lẫn Bố Tốc. Cậu hiểu rất rõ Đào Kỳ vốn thiên chức là một đại tướng anh dũng thiện chiến, sớm ngày quen với việc xông xáo giữa trận mạc, nhờ vào sát khí, vào huyết khí cùng thế trận dồn dập đang diễn ra xung quanh mình để làm ra phán đoán hợp lý. Điều đó hoàn toàn không sai, bản thân Khải Minh cũng đã không ít lần đặt mình vào hoàn cảnh như vậy. Xong lúc này lại khác.
Vì sao người ta ít thấy Mã Viện trực tiếp ra trận dẫu theo lời đồn, đao pháp cùng chùy pháp của y hoàn toàn không phải hạng tầm thường?
Vì sao Trưng Vương dẫu có ra trận vẫn luôn ngồi trên lưng voi cao. Dù kiếm thuật vô song cũng không muốn xuống voi bác chiến như những người khác?
Vì sao Hàn Tín cả đời binh nghiệp không mấy lần tự mình lên trận tiền chém giết mà vẫn có thể hễ chiến tất thắng?
Tất cả bởi vì những người trên đều là thống soái. Bọn họ đã sớm định hướng bản thân thoát ly khỏi máu lửa của chiến trường, thoát ly khỏi huyết khí nồng nặc để giữ cho cái đầu đủ lạnh, đôi mắt đủ tinh để có thể nhìn ra thế cục biến đổi khôn lường. Đó cũng là phương hướng Khải Minh muốn nhắm tới.
Khoan đã, sát khí? Huyết khí? Chiến trường hỗn loạn?
Bất chợt, trong đầu Khải Minh như có dòng điện chạy vọt qua. Hắn vội vàng nhìn kỹ chiến trường đang quá mức hỗn loạn dưới sức ép mãnh liệt mà quân Nam mang lại, sau đó lại không khỏi nhíu mày nhìn bóng thuyền to lớn đang giấu sau trong bóng tối nơi bờ sông. Không nhìn thì thôi, vừa nhìn mồ hôi Khải Minh lập tức ứa ra như tắm, hắn cảm giác tựa như có kẻ đang đưa lưỡi đao kề bên cổ, sợ hãi đến khó có thể thốt nên lời.
Sau gáy, lông tóc Khải Minh đã sớm dựng đứng, hắn cũng bất chấp, ngay cả giọng nói của mình bởi vì kích động hay sợ hãi mà có một chút méo mó hắn cũng không nhận ra, chỉ vội vàng hướng xung quanh hô to:
"Mau! Mau thổi tù ra hiệu cho Đào Nhị Lang rút lui!!!!"
"Hả? Quân sư nói gì?" Bố Tốc đứng gần Khải Minh nhất tưởng mình không nghe rõ vội hỏi.
"Quân… quân sư ý là?" Một tên cừ súy khác tên Lô Hộ cũng khó hiểu hỏi. Lúc này hắn được Đào Kỳ giao cho chấp chưởng kèn lệnh trong quân, vì ngoài mặt cánh quân này là do Đào Kỳ chỉ huy nên hắn không dám vọng động.
Hắn chần chờ, thế mà có người lại càng dứt khoát, đó là Đào Nhất Lang.
Đào Kỳ tin tưởng Khải Minh, tin đến nỗi không cần hắn nói đến lời thứ hai đã bước dài một bước tiến lên bên cạnh Lô Hộ, vung cánh tay lực lưỡng đẩy hắn ra giành lấy tù và nâng lên thổi mạnh.
Ù ù ù ù uuuuuu…..
Tiếng tù như tiếng sấm, trong tức thì đã bao trùm lên toàn bộ chiến trường bên dưới. Dù có đang bị chiến loạn bủa vây, Đào Chiêu Hiển vẫn có thể nghe thấy tiếng tù này. Chàng xoay gươm lột đầu một tên giặc rồi quay lại, nhíu mày nhìn lại, trong lòng rất hiếu kỳ vì sao đang thắng thế lại lui, chả phải mục tiêu phá thuyền chỉ còn cách đây vài mươi bước nữa hay sao? Thế nhưng, khi nhìn thấy thân ảnh to lớn vạm vỡ quá mức quen thuộc của em trai mình, Đào Chiêu Hiển liền lập tức ý thức được tình hình có biến. Vì thế chàng không dám chần chờ nữa quát gươm gọi lớn:
"Rút lui, mau mau thu quân lại!!!!"
"Về phép dùng lửa, Tôn Tử có nói, phóng hỏa phải biết ứng biến theo năm trường hợp." Khải Minh nhìn quân Việt đang vội vã thu lại, suy đi nghĩ lại nếu mình không nói rõ sẽ gây hoang man khó chịu cho đám cừ súy trẻ xung quanh nên đành lên giọng giảng:
"Năm thứ đó là: lửa cháy ở trong thì tiếp ứng ở ngoài, lửa cháy bên ngoài thì chờ thời cơ đánh vào trong, lửa cháy trên luồng gió thì chớ đứng dưới luồng gió đánh lên, lửa cháy to thì không cần miễn cưỡng vào… và…" Nói đến đây, tay hắn đưa thành ngón chỉ về phía cầu tàu mà kết câu:
"Lửa đã cháy mà địch yên lặng thì ắt có trá!"
Lời hắn vừa ra, mọi người đều như bừng tỉnh, vội vàng nhìn sang. Khải Minh tiếp tục:
"Thủy trại giặc đã bị chúng ta công phá một đoạn thời gian, lửa cũng đã bị đốt khắp nơi. Ấy vậy mà ngoài bến tàu kia chỉ có mấy chiếc thuyền neo bên ngoài là có chút đèn đuốc, còn bên này tuy nhiều thuyền lớn hơn lại yên ắng hơn nhiều. Hơn nữa thuyền giặc đáng lẽ phải cấp tốc rời bến thì nay lại cứ ù ờ chậm chạp, rất có thể…"
Đào Kỳ sợ hãi chen vào:
"Rất có thể chúng đã sắp sẵn mai phục đợi ta vào?"
"Vô lý, làm sao chúng đoán được?" Bố Tốc hét lớn lên.
Đúng, nghe rất vô lý, thế nhưng Khải Minh hiểu rất rõ đoán được việc quân Nam cố tìm cách đánh úp thủy trại thật ra cũng không phải điều khó khăn gì. Dù sao so sánh với quân Việt, quân Hán mạnh hơn chính là nhờ hai điểm: một là quân lực cùng quân nhu dồi dào, và điểm thứ hai là trên bờ có kỵ, dưới sông có thuyền.
Trên bờ có kỵ, không những tính cơ động cao mà kỵ quân còn có sức mạnh hủy diệt đối với quân lính Việt vốn còn trong giai đoạn tác chiến rời rạc, không có tính chuyên nghiệp. Có thể nói kỵ binh là thanh đao sắc bén của giặc. Dưới sông có thuyền, mặc dù nghe qua không mấy lợi hại, xong đặt ở bối cảnh đất Lĩnh Nam sông ngòi chằng chịt lại có nhiều đầu nối thẳng ra biển, quả thực thuyền chiến đóng vai trò như một đôi cánh giúp chúng liên tục vận chuyển, giữ vững ưu thế cơ động.
Đao sắc bén đã sớm bị bẻ nát. Như vậy mục tiêu tiếp theo của quân Nam tất nhiên là vặt gãy cánh rồi. Trong quân Hán lại không thiếu kẻ có đầu óc linh hoạt...
Khải Minh nhíu mày, quả thực mình đã quá sơ sót. Nếu bước tiếp theo của mình đã sớm bị kẻ có tâm đoán được, như vậy chúng cũng đâu cần lo lắng khi nào mình sẽ công? Địa lợi có sẵn, một chút chuẩn bị làm Nhân tâm, nhường cho mình một ít thiên thời lúc đầu, sau đó lấy kỳ binh tạo bất ngờ bủa vây là có thể chiếm gọn Thiên - Địa - Nhân rồi.
Nếu như vậy…
Khải Minh hoảng hốt nhìn ra phía bờ sông, lại nhìn về phía Nam… Như vậy thế cục này chẳng lẽ là đóng cửa đánh chó? Không lẽ quân Hán…
Tùng tùng tùng tùng….
Tiếng trống dồn dập vang lên như xác thực nỗi sợ trong lòng Khải Minh.
Từ phía Bắc, doanh trại bất ngờ sáng rực bởi vô số ánh đuốc, binh sĩ nhà Hán với đội ngũ đông đảo không biết đã tập kết từ khi nào lù lù xuất hiện tràn vào bên trong.
Nơi cầu tàu cũng có một mảng đuốc sáng rực, mấy ngàn quân Hán mai phục từ trước thấy quân Nam chưa vào chỗ thích hợp đã bỏ chạy thì cũng không thèm núp nữa ào ạt tủa ra.
Tùng tùng tùng…
Bất thình lình, tiếng trống trận lại vang lên sau lưng Khải Minh. Bờ sông lúc này cũng bị vô số ánh lửa chiếu sáng, để lộ ra thật nhiều thuyền to đang cập bờ. Từ trong thuyền, quân lính liên tục tiến ra tạo thành thế gọng kìm chặn kín đường lui.
Tiếp đến, trong ánh mắt kinh hoàng của dàn cừ súy quân Nam, bờ sông bên kia cũng bỗng dưng sáng tỏ chẳng kém ban ngày. Quân Hán như lũ ồ ạt xuất chiến, trống trận ngập trời, thang mây cao lớn lấy khí thế dời sông lấp biển thẳng hướng tới ải Săn Giao.
Tình thế lúc này, quân Nam coi như hết đường trốn thoát.
Lại nói qua mấy ngày nay, dù chiến thuyền chưa thể đả thông khúc sông này để xuôi dòng một mạch tiến sâu hơn về phía Nam; việc quân Việt bị cả bộ quân lẫn thủy quân Hán quần cho thất điên bát đảo, ép cho co cụm trong quan ải chẳng kịp ngóc đầu lên mà thở lại càng thể hiện rõ ràng. Với thế cục nắm toàn quyền chủ động từ trên bờ xuống tới nước như thế, đám Hán tướng tin chắc thủy trại đã chẳng còn bất kỳ một mối đe dọa nào nữa.
Thủy quân Hán cũng trở nên biếng nhát hơn vài phần, việc tuần tra tuy vẫn tiến hành đều đặn, xong thái độ của quân sĩ đã không còn chặt chẽ như trước, đặc biệt là ở hai mặt bị vây bởi đầm lầy. Dù sao ở phía đấy, từ sáng tới chiều cũng chỉ có lau sậy, bùn, nước cùng lũ giao long nằm im như chết mà thôi, khung cảnh nhàm chán đến độ chim chóc còn không thèm ghé qua. Dán mắt chằm chằm vào cảnh vật đó? Ngày một ngày hai, mới nhìn còn có chút thú vị, qua ba ngày nữa lại nhàm. Lắm lúc mấy tên thủ quân đứng gác trên chòi còn không giấu nổi vẻ mệt mỏi trên mặt, thậm chí có người còn liên tục đưa tay che miệng ngáp dài, uể oải đến không thể tả nổi.
Trước tình hình này, hai tên chỉ huy thủy quân là Giả Tông lẫn Đậu Huân đều có thấy, đều có nhắc nhở. Xong việc quản lý phòng thủ thủy trại lại không do chúng, mà rơi vào tay một tên họ Khúc, danh Gia đảm nhiệm. Mà đối với kiến nghị của hai tên thủy quân tướng lĩnh, tên họ Khúc này tuy ở trước mặt cứ ậm ừ gật gù kêu phải xong sau lưng lại chả buồn quản, phớt lờ hết đi khiến Giả Tông lẫn Đậu Huân cũng đành lắc đầu vô lực.
Lắm khi, lúc kẻ phòng thủ lơ là nhất, cảm thấy an toàn nhất, thường là lúc quân thù tấn công mạnh mẽ trí mạng, khó ngờ nhất.
Mà dù quân Hán có không lơ là đi nữa, chúng có làm sao cũng không thể tưởng tượng nổi quân Việt lại tấn công từ phía đầm lầy phía Nam. Mặt này tuy so với phía Tây không quá lầy lội, xong lại là nơi có rất nhiều cá sấu sinh sống. Muốn tấn công, quân Việt ắt hẳn phải vượt qua hàm răng tàn khốc của đám ác giao này, lại phải đủ bí mật không để cho lính gác phát giác được. Đừng quên tuy quân Hán có lơ là đi nữa thì chúng vẫn có độ cảnh giác nhất định, lại có lợi thế từ trên cao, muốn thần không biết quỷ không hay tấn công đến tận đến trong doanh thế này quả thực chẳng khác nào việc nhìn thấy heo mẹ leo cây.
Tóm lại, lần này quân Việt quả thực giáng cho giặc một đòn hết sức kinh hãi bất ngờ. Bất ngờ đến độ tên tư mã họ Khúc chẳng kịp chuẩn bị. Khúc Gia giáp trụ không đủ, vũ khí trong tay cũng chẳng phải thanh khảm đao quen thuộc mà là một thanh kiếm do thuộc hạ đưa tới, đầu tóc hắn chẳng kịp chải chuốt đã vội vàng ba chân bốn cẳng chạy đi về phía cầu tàu. Tình hình bấy giờ chỉ còn cách lên tàu hắn mới cảm giác tính mạng của mình được an toàn.
"Khúc tư mã, ngài đi đâu đây?"
Giả Tông chặn ngang đường hắn hỏi. Khác với Khúc Gia, Giả giáo úy lại tỏ ra chững chạc hơn hẳn. Không chỉ giáp trụ hắn đầy đủ, vũ khí sẵn sàng mà cả thái độ trầm tĩnh của hắn. Giữa muôn trùng tiếng chém giết mắng chửi cùng với ánh lửa đầy trời, thái độ này khiến quân Hán ở gần bên trong hoảng loạn cũng cảm thấy an tâm hơn nhiều.
Những lời này khiến tên Khúc tư mã có chút chột dạ. Dù gì thì dù người ta cũng đã nhắc nhở mình, vậy mà bản thân lại cố tình phớt lờ không coi là quan trọng. Để đến cớ sự như giờ… Xong, chột dạ thì chột dạ, áy náy thì áy náy, Khúc Gia vẫn có thể trương ra một mặt đại nghĩa lẫm lẫm, gấp gáp nắm vai Giả Tông hô:
"Giả giáo úy, cuối cùng cũng tìm thấy ngươi rồi. Bản tư mã lo lắng an nguy của hai vị giáo úy nên đã tức tốc sai người gọi Cao bộ đốc gấp rút từ cửa Bắc tiến vào, ngươi đừng lo. Hiện giờ tốt nhất vẫn là mau chóng tiến lên thuyền, tránh không cho man tặc làm điều sằng bậy!"
"Chứ không phải ngươi muốn lên thuyền tính đường trốn?"
Giả Tông hét to trong lòng, đương nhiên, bên ngoài hắn vẫn không thể không nể mặt Khúc Gia. Nghĩ thế hắn chấp tay khuyên:
"Khúc tư mã, tình thế bây giờ man tặc tất nhiên muốn tấn công thuyền của quân ta. Mà lại lúc này đã quá đêm, thủy thủ còn chưa tỉnh táo, thuyền muốn rời bến e rằng cũng không kịp. Tông nghĩ tốt nhất vẫn là đánh lên phía bắc hội họp cùng Cao Sủng vẫn hơn."
"Như vậy… như vậy…"
Khúc Gia nghe lời thoáng có chút hốt hoảng. Hắn do dự nhìn bóng đen khổng lồ của lâu thuyền đang ở rất gần, rồi lại bồn chồn nhìn về ánh lửa đỏ cùng vô vàn tiếng chém giết đang áp sát nhanh đến không tưởng ở phía nam, chỉ có mặt Bắc là tương đối ổn định. Quả thực như lời Giả Tông vừa bàn, lúc này hắn có lên thuyền sợ cũng không thoát kịp, chỉ có thể làm mồi cho man tặc tha hồ mổ xẻ gặm nhấm.
Nghĩ thoáng, hắn lập tức gật đầu khen:
"Giả giáo úy phân tích không sai. Tốt, như thế ta lập tức cho người thông cáo binh sĩ, tức tốc theo hướng Bắc tập kết quân đội!" Nói đến đây, hắn như sực nhớ ra điều gì vội hỏi:
"À, đúng rồi Giả giáo úy, không biết có thấy tung tích của Đậu giáo úy không?"
Giả Tông mỉm cười không nói, ánh mắt dời nhanh từ tên tư mã với trang bị xộc xệch sang đám giặc đang kéo tới gần, rồi lại liếc tới bóng thuyền đang neo đậu trong trại.
Bóng thuyền cao, to, giữa đêm đen trông chẳng khác gì một tòa đồi nhỏ, dẫu có chìm đắm giữa lửa cháy hừng hực vẫn yên tĩnh vững vàng.
Bóng thuyền ấy không hiểu sao khiến Khải Minh có chút lo lắng. Hắn xoay qua Đào Kỳ đang đứng bên cạnh nói:
"Anh Kỳ, không hiểu sao khi nhìn chiến cục lòng em cứ thấy ngờ ngợ. Chẳng lẽ có điều gì không đúng?"
"Vậy ư?..." Đào Kỳ thoáng chau mày. Trong mắt chàng, việc quân Nam có thể đè lên đầu giặc Hán mà đánh như bây giờ là điều hết sức bình thường. Dẫu sao một bên có chuẩn bị từ sớm, lại đánh vào chỗ bất ngờ nên chiến cục trẻ che này đối với chàng là hết đỗi bình thường. Xong Khải Minh là ai? Đào Kỳ hiểu rất rõ tên nhóc này đã sớm không phải hạng non kinh nghiệm, thiếu từng trải nữa rồi. Những gì hắn phán đoán có khi đã sớm vượt khỏi tầm nhìn của chàng. Hắn nói có thể có vấn đề, như vậy rất có thể có chuyện mờ ám thật. Vì thế chàng nhanh chóng trầm tư lướt qua chiến trường một lượt rồi mới lắc đầu nói:
"Tôi nhìn không thấy có gì khúc mắc cả… Có lẽ là do chúng ta ở xa quá, không cảm nhận được không khí giữa trận đánh nên không nhận ra?"
"Ta thấy quân sư thần hồn nát thần tính, không chịu nổi mùi máu tanh nên có chút rụt rè đấy thôi." Một tên tướng lĩnh khác chen vào phát biểu, hắn vốn định tiếp tục thì gặp ánh mắt như sát thần của Đào Kỳ dọa sợ, vội vàng co cổ lại né tránh.
Lại nói, tên này là một trong số những cừ súy trẻ tuổi được Thục cố tình phân cho Khải Minh. Ngoài mặt là để cho họ có cơ hội ra trận học hỏi, thật ra là để cho Khải Minh có thể thông qua những người này gây ảnh hưởng tới các gia tộc phía sau. Đương nhiên, chả ai biết được Bát Nạn đại tướng quân còn có ẩn ý nào nữa hay không... Bọn họ xuất thân từ nhiều bộ tộc, nhiều vùng miền khác nhau nên có cái nhìn khá hỗn loạn. Tên vừa nãy, theo như Khải Minh biết là con trai thứ hai của một bộ tộc thuộc hạng trung bình ở Vô Biên, họ Bố, tên Tốc, dường như là một người có quan hệ khá gần gũi với tên Đô Nhất Lang, Đô Kiên, vốn lúc này cũng đang cúi mặt trầm ngâm đứng sau lưng Khải Minh không xa.
Quay lại việc chính, lúc này Khải Minh cũng không hẳn đồng ý với cả Đào Kỳ lẫn Bố Tốc. Cậu hiểu rất rõ Đào Kỳ vốn thiên chức là một đại tướng anh dũng thiện chiến, sớm ngày quen với việc xông xáo giữa trận mạc, nhờ vào sát khí, vào huyết khí cùng thế trận dồn dập đang diễn ra xung quanh mình để làm ra phán đoán hợp lý. Điều đó hoàn toàn không sai, bản thân Khải Minh cũng đã không ít lần đặt mình vào hoàn cảnh như vậy. Xong lúc này lại khác.
Vì sao người ta ít thấy Mã Viện trực tiếp ra trận dẫu theo lời đồn, đao pháp cùng chùy pháp của y hoàn toàn không phải hạng tầm thường?
Vì sao Trưng Vương dẫu có ra trận vẫn luôn ngồi trên lưng voi cao. Dù kiếm thuật vô song cũng không muốn xuống voi bác chiến như những người khác?
Vì sao Hàn Tín cả đời binh nghiệp không mấy lần tự mình lên trận tiền chém giết mà vẫn có thể hễ chiến tất thắng?
Tất cả bởi vì những người trên đều là thống soái. Bọn họ đã sớm định hướng bản thân thoát ly khỏi máu lửa của chiến trường, thoát ly khỏi huyết khí nồng nặc để giữ cho cái đầu đủ lạnh, đôi mắt đủ tinh để có thể nhìn ra thế cục biến đổi khôn lường. Đó cũng là phương hướng Khải Minh muốn nhắm tới.
Khoan đã, sát khí? Huyết khí? Chiến trường hỗn loạn?
Bất chợt, trong đầu Khải Minh như có dòng điện chạy vọt qua. Hắn vội vàng nhìn kỹ chiến trường đang quá mức hỗn loạn dưới sức ép mãnh liệt mà quân Nam mang lại, sau đó lại không khỏi nhíu mày nhìn bóng thuyền to lớn đang giấu sau trong bóng tối nơi bờ sông. Không nhìn thì thôi, vừa nhìn mồ hôi Khải Minh lập tức ứa ra như tắm, hắn cảm giác tựa như có kẻ đang đưa lưỡi đao kề bên cổ, sợ hãi đến khó có thể thốt nên lời.
Sau gáy, lông tóc Khải Minh đã sớm dựng đứng, hắn cũng bất chấp, ngay cả giọng nói của mình bởi vì kích động hay sợ hãi mà có một chút méo mó hắn cũng không nhận ra, chỉ vội vàng hướng xung quanh hô to:
"Mau! Mau thổi tù ra hiệu cho Đào Nhị Lang rút lui!!!!"
"Hả? Quân sư nói gì?" Bố Tốc đứng gần Khải Minh nhất tưởng mình không nghe rõ vội hỏi.
"Quân… quân sư ý là?" Một tên cừ súy khác tên Lô Hộ cũng khó hiểu hỏi. Lúc này hắn được Đào Kỳ giao cho chấp chưởng kèn lệnh trong quân, vì ngoài mặt cánh quân này là do Đào Kỳ chỉ huy nên hắn không dám vọng động.
Hắn chần chờ, thế mà có người lại càng dứt khoát, đó là Đào Nhất Lang.
Đào Kỳ tin tưởng Khải Minh, tin đến nỗi không cần hắn nói đến lời thứ hai đã bước dài một bước tiến lên bên cạnh Lô Hộ, vung cánh tay lực lưỡng đẩy hắn ra giành lấy tù và nâng lên thổi mạnh.
Ù ù ù ù uuuuuu…..
Tiếng tù như tiếng sấm, trong tức thì đã bao trùm lên toàn bộ chiến trường bên dưới. Dù có đang bị chiến loạn bủa vây, Đào Chiêu Hiển vẫn có thể nghe thấy tiếng tù này. Chàng xoay gươm lột đầu một tên giặc rồi quay lại, nhíu mày nhìn lại, trong lòng rất hiếu kỳ vì sao đang thắng thế lại lui, chả phải mục tiêu phá thuyền chỉ còn cách đây vài mươi bước nữa hay sao? Thế nhưng, khi nhìn thấy thân ảnh to lớn vạm vỡ quá mức quen thuộc của em trai mình, Đào Chiêu Hiển liền lập tức ý thức được tình hình có biến. Vì thế chàng không dám chần chờ nữa quát gươm gọi lớn:
"Rút lui, mau mau thu quân lại!!!!"
"Về phép dùng lửa, Tôn Tử có nói, phóng hỏa phải biết ứng biến theo năm trường hợp." Khải Minh nhìn quân Việt đang vội vã thu lại, suy đi nghĩ lại nếu mình không nói rõ sẽ gây hoang man khó chịu cho đám cừ súy trẻ xung quanh nên đành lên giọng giảng:
"Năm thứ đó là: lửa cháy ở trong thì tiếp ứng ở ngoài, lửa cháy bên ngoài thì chờ thời cơ đánh vào trong, lửa cháy trên luồng gió thì chớ đứng dưới luồng gió đánh lên, lửa cháy to thì không cần miễn cưỡng vào… và…" Nói đến đây, tay hắn đưa thành ngón chỉ về phía cầu tàu mà kết câu:
"Lửa đã cháy mà địch yên lặng thì ắt có trá!"
Lời hắn vừa ra, mọi người đều như bừng tỉnh, vội vàng nhìn sang. Khải Minh tiếp tục:
"Thủy trại giặc đã bị chúng ta công phá một đoạn thời gian, lửa cũng đã bị đốt khắp nơi. Ấy vậy mà ngoài bến tàu kia chỉ có mấy chiếc thuyền neo bên ngoài là có chút đèn đuốc, còn bên này tuy nhiều thuyền lớn hơn lại yên ắng hơn nhiều. Hơn nữa thuyền giặc đáng lẽ phải cấp tốc rời bến thì nay lại cứ ù ờ chậm chạp, rất có thể…"
Đào Kỳ sợ hãi chen vào:
"Rất có thể chúng đã sắp sẵn mai phục đợi ta vào?"
"Vô lý, làm sao chúng đoán được?" Bố Tốc hét lớn lên.
Đúng, nghe rất vô lý, thế nhưng Khải Minh hiểu rất rõ đoán được việc quân Nam cố tìm cách đánh úp thủy trại thật ra cũng không phải điều khó khăn gì. Dù sao so sánh với quân Việt, quân Hán mạnh hơn chính là nhờ hai điểm: một là quân lực cùng quân nhu dồi dào, và điểm thứ hai là trên bờ có kỵ, dưới sông có thuyền.
Trên bờ có kỵ, không những tính cơ động cao mà kỵ quân còn có sức mạnh hủy diệt đối với quân lính Việt vốn còn trong giai đoạn tác chiến rời rạc, không có tính chuyên nghiệp. Có thể nói kỵ binh là thanh đao sắc bén của giặc. Dưới sông có thuyền, mặc dù nghe qua không mấy lợi hại, xong đặt ở bối cảnh đất Lĩnh Nam sông ngòi chằng chịt lại có nhiều đầu nối thẳng ra biển, quả thực thuyền chiến đóng vai trò như một đôi cánh giúp chúng liên tục vận chuyển, giữ vững ưu thế cơ động.
Đao sắc bén đã sớm bị bẻ nát. Như vậy mục tiêu tiếp theo của quân Nam tất nhiên là vặt gãy cánh rồi. Trong quân Hán lại không thiếu kẻ có đầu óc linh hoạt...
Khải Minh nhíu mày, quả thực mình đã quá sơ sót. Nếu bước tiếp theo của mình đã sớm bị kẻ có tâm đoán được, như vậy chúng cũng đâu cần lo lắng khi nào mình sẽ công? Địa lợi có sẵn, một chút chuẩn bị làm Nhân tâm, nhường cho mình một ít thiên thời lúc đầu, sau đó lấy kỳ binh tạo bất ngờ bủa vây là có thể chiếm gọn Thiên - Địa - Nhân rồi.
Nếu như vậy…
Khải Minh hoảng hốt nhìn ra phía bờ sông, lại nhìn về phía Nam… Như vậy thế cục này chẳng lẽ là đóng cửa đánh chó? Không lẽ quân Hán…
Tùng tùng tùng tùng….
Tiếng trống dồn dập vang lên như xác thực nỗi sợ trong lòng Khải Minh.
Từ phía Bắc, doanh trại bất ngờ sáng rực bởi vô số ánh đuốc, binh sĩ nhà Hán với đội ngũ đông đảo không biết đã tập kết từ khi nào lù lù xuất hiện tràn vào bên trong.
Nơi cầu tàu cũng có một mảng đuốc sáng rực, mấy ngàn quân Hán mai phục từ trước thấy quân Nam chưa vào chỗ thích hợp đã bỏ chạy thì cũng không thèm núp nữa ào ạt tủa ra.
Tùng tùng tùng…
Bất thình lình, tiếng trống trận lại vang lên sau lưng Khải Minh. Bờ sông lúc này cũng bị vô số ánh lửa chiếu sáng, để lộ ra thật nhiều thuyền to đang cập bờ. Từ trong thuyền, quân lính liên tục tiến ra tạo thành thế gọng kìm chặn kín đường lui.
Tiếp đến, trong ánh mắt kinh hoàng của dàn cừ súy quân Nam, bờ sông bên kia cũng bỗng dưng sáng tỏ chẳng kém ban ngày. Quân Hán như lũ ồ ạt xuất chiến, trống trận ngập trời, thang mây cao lớn lấy khí thế dời sông lấp biển thẳng hướng tới ải Săn Giao.
Tình thế lúc này, quân Nam coi như hết đường trốn thoát.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.