Quyển 1 - Chương 3: Sở học trăm ngàn đều hữu dụng, việc tốt nhiều ít cảm tạ người
Từ Công Tử Thắng Trì
16/10/2016
oOo
Mai Thái Công bị hắn làm bật cười, híp mắt lại, bộ dáng giống như một lão hồ ly giải hoạt, nhìn Mai Khê mà nói:
- Ông đương nhiên biết, cụ thể là làm thế nào thì đợi khi ông nguyện ý dạy cho mày sẽ nói sau, mày tự thu xếp ổn thỏa đi.
Kế tiếp Mai Thái Công lại hàn huyên rất nhiều truyền thuyết về học thuật giang hồ, không nói gì việc dạy phép nữa, Mai Khê nghe cũng thấy rất thú vị. Hắn chỉ còn tò mò hai chuyện, một là Thái Công sẽ dạy hắn bản lĩnh gì trong tương lai, hai là từ chum gạo mò tôm sao lại gọi là Thần Tiêu Thiên Lôi, chuyện đó với sấm sét trên trời căn bản chẳng liên quan gì nhau a? Hai vấn đề này, Thái Công chỉ cười mà không đáp.
Cơm nước xong xuôi, Mai Khê lại hỏi một câu:
- Giang Hồ Bát Đại Môn này là lưu truyền từ bao giờ ạ?
Mai Thái Công ngẩng đầu nhìn rừng mai ngoài cửa sổ, như nghĩ tới điều gì đó mà đáp:
- Theo tương truyền, thủy tổ của Giang Hồ Bát Đại Môn là Thanh Đế Phục Hi. Phục Hi vẽ bát quái thuở Hồng Hoang, bát quái phương vị chia làm Kinh, Thương, Khai, Cảnh, Tử, Sinh, Đỗ, Hưu bát môn, thuật lại vạn vật nhân gian, hậu thế diễn hóa thành Giang Hồ Bát Đại Môn.
Mai Khê há miệng:
- Khoa trương như vậy? Bát Môn không phải là giản lược từ Kỳ Môn Độn Giáp ạ?
Từ nhỏ Mai Khê thường quấn lấy đại bá Chính Kiền đạo trưởng cho nên cũng tìm hiểu một ít mấy thứ này.
Mai Thái Công gật gật đầu:
- Có thể người hậu thế cố chắp vá vào, vừa rồi ông kể cho cháu là Bát Đại Môn thời cổ, bao gồm các loại đạo lý thế gian, nhưng lại khuyết thiếu một môn học vấn quan trọng nhất, cháu thử đoán xem là gì?
Mai Khê lắc đầu:
- Cháu đoán không được.
Mai Thái Công:
- Là đạo quân thần đế vương, người trên giang hồ không có ai truyền thụ điều này, thời cổ cũng không thể học trộm. Ông chẳng qua là một ông lão ở nông thôn, học vấn quá cao siêu cũng không hiểu được.
Mai Khê vừa thu dọn chén đũa vừa hỏi:
- Ông, pháp thuật làm cách nào để lưu truyền tới nay? Tại sao cháu chưa bao giờ thấy qua người biết pháp thuật thật sự?
Mai Thái Công:
- Dù cháu có gặp được cũng không biết đâu, bởi vì người học pháp đều có quy củ từ xưa. Quy củ này là do một người định ra, hơn nữa pháp thuật mà Mai gia chúng ta truyền lưu cũng có quan hệ với người kia.
Mai Khê:
- Ai vậy ạ? Chắc hẳn là tài ba lắm ông nhỉ!
Mai Thái Công:
- Người này tên là Chính Nhất tổ sư, theo truyền thuyết thì tổ tiên Mai gia chúng ta chính là đệ tử của ngài, do ngài để một chi truyền nhân lưu lại tại Mai Gia Nguyên Này, đã có một ngàn hai trăm năm. Trong gia quy của dòng họ Mai, con cháu có thể hành tẩu giang hồ nhưng không thể buông bỏ mảnh đất quê hương này, cũng không thể chặt đứt truyền thừa, nghe nói chính là Chính Nhất tổ sư di huấn… Kỳ thật lai lịch của cháu kỳ lạ, có khi có quan hệ với di huấn của vị tổ sư này!
Mai Khê lắp bắp kinh hãi:
- Lai lịch của cháu? Có quan hệ gì với Chính Nhất tổ sư cơ ạ?
Mai Thái Công:
- Còn chưa tới thời điểm nói cho cháu biết. Hôm nay ông nói về Chính Nhất tổ sư cùng việc ông biết pháp thuật, cháu không được nói ra ngoài nửa chữ, cũng đừng hỏi nhiều. Không nên nóng vội, chuyện này sớm hay muộn cháu cũng sẽ được biết thôi.
Mai Khê tự rõ thân thế mình, lẽ nào còn lai lịch gì khác nữa sao? Hắn đương nhiên muốn truy hỏi, tiếc là làm thế nào Mai Thái Công cũng không chịu nói gì thêm. Mai Khê chỉ còn biết tập trung dọn bàn:
- Ông còn có gì sai cháu không ạ?
- Hết rồi! À, không thể lãng phí chum gạo kia, cháu đổ gạo ra sàng rồi đem ra sân sàng qua cho hết cát đi.
- Ông, rõ ràng ông biết pháp thuật, sao còn bảo cháu sàng cát ạ?
Mai Thái Công khoát tay:
- Cát mày đổ, tôm cũng mày ăn, mày không làm chẳng lẽ để lão già này làm sao?
Tôm mặc dù ngon, nhưng mà giờ đi loại cát cũng quá tốn sức, sớm biết phiền toái như vậy Mai Khê tình nguyện kiêng đĩa tôm này. Từ đó trở đi Mai Thái Công không nhắc tới chuyện truyền pháp nữa, Mai Khê cũng không tiện thúc giục. Suốt thời gian ba năm học cấp 3 trên thị trấn, Mai Khê cũng không có lần nào ‘hành tẩu giang hồ’, cứ vừa nghỉ hè nghỉ lễ là đã bị ông nội gọi về nhà, dạy cho hắn các loại học thuật giang hồ của Bát Đại Môn, lại kể vô số chuyện người trong giang hồ hãm hại lừa gạt thế nào vào thời Dân Quốc. Mai Khê có chút không rõ Thái Công muốn làm gì, chẳng lẽ muốn đem hắn bồi dưỡng thành một gã đại lừa gạt trên giang hồ sao? Mãi sau hắn mới rõ, phỏng chừng là Thái Công sợ rằng lúc mình ra khỏi nhà sẽ ăn thiệt thòi nên dạy một số thứ cho hắn phòng ngừa.
Cứ như vậy qua ba năm, hết cuộc đời học sinh, kế đến là thi vào đại học. Việc đầu tiên mà Mai Khê cần làm là kê khai nguyệt vọng. Điều này sẽ quyết định số điểm hắn thi được đủ để vào trường nào. Ở thành phố, lứa tuổi như Mai Khê khi kê khai nguyện vọng là cực kỳ thận trọng, hầu như đều cần cha, mẹ, ông bà nội ngoại hai bên thu thập các loại tư liệu thảo luận rất lâu. Còn thân thích của Mai Khê tuy rằng tinh thông hãm hại lừa gạt, nhưng đối với việc chọn trường lại rất mù mờ, đương nhiên Mai Khê chỉ biết đi thỉnh giáo người có quyền uy cùng học vấn cao nhất thôn là Mai Thái Công.
Mai Thái Công cực kỳ coi trọng việc đăng ký trường của Mai Khê, nhưng phương pháp chọn trường lại vô cùng kỳ quái ― theo thứ tự Giang Hồ Bát Đại Môn mà chọn. Mai Thái Công đầu tiên là chọn Kinh Môn, có điều Mai Khê nói cho ông biết hiện tại đại học khoa chính quy không dạy ngành này, cho nên đành lùi một nhịp, chọn Bì Môn ở vị trí thứ hai ― học y.
Học loại y nào đây? Để Mai Thái Công làm chủ đương nhiên là học Trung y! Đi đâu học Trung y? Đương nhiên là đi kinh thành, dưới chân Thiên Tử lắm danh y mà, đã đi là phải thi viện y học ở Bắc Kinh. Nếu có người khác biết Mai Thái Công lựa chọn thay Mai Khê theo cách như vậy, không hề để ý tới danh tiếng trường học, chuyên ngành trong trường hoặc tương lai tốt nghiệp sẽ làm được gì thì nhất định sẽ trợn mắt há hốc mồm. Mai Thái Công mặc dù là người từng trải, nhưng dù sao cũng chỉ là lão nông xuất thân từ xã hội cũ, đương nhiên không hiểu nhiều như vậy.
Mai Khê thi đại học có thành tích không tồi, trúng luôn nguyện vọng một, cứ như vậy hắn u mê thi đậu đại học Trung Y Dược Bắc Kinh.
Việc Mai Khê đậu đại học chính là đại sự ở Mai Gia Nguyên. Bà con nơi đây đều rất yêu mến đứa trẻ số khổ mồ côi lại rất mực ngoan ngoãn này, cho nên nhà này cho quần áo, nhà kia cho chăn đệm v.v… Tuy rằng con cháu Mai thị có truyền thống sau khi trưởng thành thành lưu lạc giang hồ đều phải tay làm hàm nhai, nhưng lên đại học có ý nghĩa không giống, bá thúc cô dì đều gom góp biếu tặng ít tiền, nếu không quả thật Mai Khê cũng chẳng cách nào đi tận Bắc Kinh học xa nhà.
Trước khi đi, Mai Thái Công đặc ý dặn dò:
- Nhóc, cháu là người Mai Gia Nguyên, bà con cho tiền cùng đối đãi với cháu từ nhỏ ra sao là ngàn vạn lần không thể quên, bất kể cháu có bao nhiêu tiền đồ đi nữa… Mấy năm nay ông nói với cháu không ít chuyện giang hồ, chân chính giang hồ là toàn bộ thiên hạ, một khi cháu đã bước lên nhất định phải tự mình bảo trọng.
***
Một ngày đầu tháng 9 năm 2007, Mai Khê lẻ loi một mình bước ra từ nhà ga xe lửa Bắc Kinh Tây, đến sớm hơn ngày nhập trường trong giấy báo hai ngày. Ngày nhập trường của các trường đại học lớn nhỏ là khác nhau, cho nên khi đứng ở quảng trường trước ga có thể thấy không ít người đang giơ bảng hiệu trường của mình để tiếp đón tân sinh viên, còn thấy cả trường Trung Y Dược Bắc Kinh trong đó.
Hiện giờ đúng là những ngày cao điểm tân sinh viên tới nhập trường, liếc mắt một cái có thể thấy vô số người chạc tuổi Mai Khê đang được phụ huynh dẫn đi, tay mang bao lớn bao nhỏ, vẻ mặt cực kỳ hứng thú. Mai Khê cũng không vội tìm đến người tiếp đón của trường mà đứng tại chỗ quan sát một lúc, cảm thấy đây đúng là một cơ hội tuyệt hảo để làm "sinh ý".
Vừa tới Bắc Kinh, Mai Khê đã nghĩ xem thế nào lợi dụng cơ hội trước mắt để kiếm lời ít tiền. Tuy tiền mà bà con cho đủ một năm học phí, nhưng đại học còn phải học mấy năm, lại còn nhiều phí tổn khác, Mai Khê cũng không muốn phiền tới mọi người nữa. Con cháu Mai thị đã ra giang hồ đều phải tự mình kiếm cơm, Bắc Kinh là giang hồ, mà đại học cũng là một loại giang hồ.
Dựa theo thuật ngữ giang hồ, đầu tiên phải "chọn chỗ", chọn chuẩn rồi tới "mở hàng". Hắn chọn một chỗ khuất quảng trường nhà ga, tại vỉa hè trên con đường cách đó không xa về bên trái. Mọi người đi qua đây khá đông, cũng không có cửa hàng sát vỉa hè đó, mà quan trọng hơn là những người lui tới đây hầu hết đều là sinh viên cùng người giám hộ.
Hành lý của Mai Khê đều đã gửi cho bên hóa vận ở nhà ga, sẽ được bên đó chuyển tới trường học, không cần tự mình mang vác. Hắn chỉ mang bên mình một cái túi du lịch không lớn lắm. Mai Khê lấy từ trong túi ra một cây gậy trúc nhỏ dài hơn 30 cm, một đầu cột một miếng bọt biển nhỏ, sau lại lấy một cái hộp, mở ra thì bên trong là vữa trắng hòa nước ― đây chính là bút cùng mực hắn dùng để viết chữ.
Quên giới thiệu, Mai Khê tuy rằng vừa mới tốt nghiệp trung học, nhưng đã có chút thành tựu "thư pháp gia". Thư pháp của hắn là chân truyền từ "danh gia" ― Mai Thái Công tự tay dạy dỗ từ nhỏ. Lớp trẻ trong Mai Gia Nguyên chỉ hắn là có đãi ngộ này. Mai Khê bắt đầu dùng bút trúc nhúng vào mực vữa mà ‘sáng tác tác phẩm’ trên lề đường, rất có phong thái mẹ già của Âu Dương Tu đời Tống lấy cỏ lau vạch chữ dạy con học.
- Cha, cha xem bên kia kìa, người kia đang làm gì vậy nhỉ?
- Ồ? Là vẽ graffiti sao? Không phải, chẳng lẽ vừa ra ga đã gặp nghệ thuật gia… Con gái ngoan, mau nhìn kìa, chữ thư pháp đẹp như vậy không thấy nhiều đâu.
Mai Khê đang chuyên tâm viết chữ, đột nhiên nghe thấy sau lưng truyền đến tiếng nói chuyện. Nhìn lại, là một người đàn ông trung niên khoảng hơn 40 tuổi, mắt đeo kính, tay trái xách túi du lịch, trên đó vẫn còn đính dấu hiệu hành lý của tân sinh viên lên Bắc Kinh học, tay phải dắt một cô gái chừng mười tám, mười chín tuổi, vừa nhìn đã biết là cha đưa con gái lên kinh nhập học. Thiếu nữ này cũng đeo một cặp kính nhỏ xinh, bộ dáng động lòng người, đang chớp chớp đôi mắt tò mò mà nhìn hắn.
- Nhị vị, tôi không phải làm nghệ thuật mà là xin ăn.
Mai Khê làm vẻ có lỗi, rất lễ phép mỉm cười, giải thích với họ. Lúc này tác phẩm thư pháp của hắn đã hoàn thành, là một bài văn ngắn lay động lòng người, kể về một đứa trẻ mô côi đến từ một ngôi làng nghèo khó không ngừng vươn lên rồi thi đậu đại học, cũng nói đến tình cảnh ngượng ngùng về cái ví của mình, hi vọng người qua đường có thể hảo tâm giúp đỡ một chút, cũng là kết một thiện duyên.
Mai Khê viết xong thì đem túi đặt tạm chân tường sát vỉa hè rồi ngồi xuống, lấy giấy báo nhập học đặt trước mặt, dùng một cục đá nhỏ chặn cho khỏi bị gió bay, lại lấy bằng tốt nghiệp phổ thông được ép cứng chỉnh tề ra hơi gấp tạo thành một cái hộp đáy là mặt đất, trong đó thả mấy tờ tiền mệnh giá khác nhau. Hắn ngẫm nghĩ, lại lấy nốt chứng minh thư ra đặt bên cạnh hộp kia.
Lúc hắn làm việc này thong thả điềm tĩnh khiến đôi cha con kia xem mà choáng váng. Cô con gái chậm chạp hỏi:
- Bạn à, bạn đây là…?
Mai Khê làm vẻ mặt thật hổ thẹn, cúi đầu nói:
- Tớ làm ăn xin, ngại thật, để bạn chê cười rồi.
Người cha kia kéo con gái một cái, ý bảo cô bé đừng hỏi nữa, dùng ánh mắt nghi ngờ nhìn hồi lâu, rốt cục lộ vẻ đồng tình, mở ví ra, không nói gì mà rút tờ 50 đồng đặt vào trong hộp, thở dài rồi khẽ kéo con gái đi. Mai Khê lập tức đứng dậy, hướng về phía bóng lưng của bọn họ mà cúi chào nói:
- Cảm ơn hai người, người hảo tâm, tôi sẽ không quên sự giúp đỡ của hai người! Có thể để lại các liên lạc không, tương lai nhất định tôi sẽ trả lại tiền!
Người cha kia quay đầu lại khoát tay nói:
- Không cần đâu, chàng trai, tự thu xếp ổn thỏa đi.
- Cha, cậu ta liệu có phải là kẻ lừa đảo không? Trên báo thường xuyên đưa tin như vậy.
Cô gái nhỏ giọng hỏi người cha.
Người đàn ông trung niên cũng nhỏ giọng đáp:
- Không giống, cha chưa thấy qua kẻ lừ đảo nào mà bày ra cả giấy nhập học, bằng tốt nghiệp, chứng minh thư cả, tất cả đều không giống giả… Cậu nhóc kia rất khá đấy.
- Xin tiền thì có gì khá chứ ạ?
Cha của cô bé nở nụ cười:
- Con yêu, cha hỏi con, nếu sau này con ra ngoài gặp chuyện gì khó khăn thì liệu có thể bỏ xấu hổ mà làm như cậu ta được không?
Cô gái dẩu môi lên:
- Tại sao con phải đi ăn xin chứ, gọi điện thoại về nhà là được rồi, hiện giờ gửi tiền qua ngân hàng rất nhanh mà!
- Ôi trời, cha không phải là nói đi ăn xin.
Hai cha con vừa nói vừa đi xa dần, Mai Khê thừa dịp không người bền cầm tờ tiền lên soi thử xem thật hay giả rồi nhét vào túi quần, ở hộp giấy thì vẫn là mấy tờ “thính” ban đầu. Thời buổi này ăn xin cũng phải có nghệ thuật, bình thường người ăn xin sẽ cầm một cái bát có mấy tờ tiền lẻ ở bên trong, chỗ tiền này là tự đặt vào, không thể nhiều quá cũng không thể ít quá.
Đặt ít sẽ tạo thành một loại ám thị cho người đi qua ― "Hóa ra tất cả mọi người chỉ cho như vậy, tội gì mình cho thêm?" như vậy đương nhiên không được. Đặt nhiều cũng làm người ta có loại ấn tượng khác ― "gã ăn mày này còn nhiều tiền hơn mình, mình còn cho làm cái gì chứ?" như vậy càng không được. Phải căn cứ tâm lý của mọi người cùng với "phán đoán thị trường", tùy khu vực mà đặt “thính” phù hợp, ví dụ như Mai Khê đặt hai tờ hai mươi đồng cùng hai tờ mười đồng.
Còn một điều rất quan trọng là phải bỏ thêm cả một chút tiền mệnh giá vừa nhỏ vừa rách nát, để người ta vừa nhìn đã nghĩ rằng: "đứa nhỏ này đã đáng thương như vậy, sao còn có kẻ nhẫn tâm bỏ mấy tờ này?" Vì thế họ sẵn sàng bỏ một, hai tờ mười đồng, tuy rằng không nhiều nhưng lại tạo cho bản thân cảm giác "đại thiện". Tóm lại xin ăn cũng là một môn học vấn, chứa không ít đạo lý của Yếu Môn trong Giang Hồ Bát Đại Môn.
Mai Khê biết đạo lý của việc ăn xin, nhưng dù sao hắn cũng là lần đầu đến Bắc Kinh, không rõ lắm tình huống nơi đây. Nào có ai đi ngang nhiên ngồi ăn xin trước cửa ga Bắc Kinh Tây như hắn, đây không phải ảnh hưởng bộ mặt thành phố sao? Nếu lực lượng an ninh bắt gặp nhất định sẽ bị giải đi. Vận khí của Mai Khê cũng không tệ lắm, ngồi đây cả nửa ngày mới bị người phát hiện.
Rốt cuộc, có một nam cảnh sát bộ dáng uy nghiêm đi từ hướng nhà ga tới. Mai Khê sớm đã nhìn thấy người này, đoán chừng là trực ban duy trì trật tự tại ga, nhưng hắn vẫn giả vờ cúi đầu không phát hiện, thẳng đến khi một đôi giày da đen xuất hiện trước mắt hắn, một giọng ồ ồ quát:
- Cậu đang làm gì thế hả? Từ bao giờ ga Bắc Kinh Tây lại thành chốn xin ăn thế này?
Mai Khê ra vẻ giật mình đứng lên, nhưng vẻ mặt không hoảng loạn, cũng không có chạy. Ra giang hồ tình cờ gặp an ninh là ngàn vạn lần không thể hoảng, nếu không dù không phạm pháp cũng có phiền toái. Mai Khê dùng ánh mắt xin giúp đỡ mà nhìn vị cảnh sát này, nhỏ giọng đáp:
- Chú cảnh sát, cháu không làm gì ạ, cháu chỉ muốn cầu người hảo tâm hỗ trợ một chút thôi.
- Không có làm gì? Hạng lừa đảo như cậu tôi gặp nhiều lắm rồi, thành thật một chút cho tôi, có tin tôi đưa cậu về đồn không hả!
Cảnh sát dùng giọng điệu cười nhạo nói, khẽ khom lưng cầm lên giấy báo nhập học cùng chứng minh thư của Mai Khê, nhìn chăm chú hồi lâu, sau đó vẻ mặt biến thành khó coi. Hai thứ này nhìn thế nào cũng không giống đồ giả ― tuy rằng hiện tại bằng giả có nhiều, nhưng làm một cảnh sát, hắn vẫn có thể phân biệt giả hay thật.
Chút biến hóa nho nhỏ của vị cảnh sát bị Mai Khê nhìn ra, biết chuyện có thể thương lượng, hắn nhanh chóng giải thích:
- Chú cảnh sát, cháu không phải lừa gạt, cháu là sinh viên vừa thi đậu năm nay, nếu chú không tin có thể gọi điện đến trường của cháu để kiểm tra ạ.
Sắc mặt của vị cảnh sát kia dịu đi một chút, trả lại giấy tờ cho Mai Khê rồi trừng mắt nhìn hắn như đang nhìn một quái vật:
- Cậu đúng là sinh viên đi nhập trường sao? Kiểu sinh viên như cậu lần đầu tôi thấy, vừa đến Bắc Kinh đã đi ăn xin? Cha mẹ của cậu đâu?
Mai Khê hơi cúi đầu nhìn lên mặt đất:
- Cháu không có cha mẹ, đều viết cả ở đây rồi ạ.
Lúc này viên cảnh sát mới nhìn xuống mấy hàng chữ đang bị mình dẫm dưới chân, lộ vẻ mặt không đành lòng:
- Nếu cậu nói thật thì đúng là đáng thương, nhưng chỗ này không cho phép xin ăn, có khó khăn thì nên nhờ trường học hỗ trợ… Ừm, chữ rất đẹp, so với thằng nhóc nhà tôi thì khá hơn nhiều.
Mai Khê yếu ớt nói:
- Chú cảnh sát, cháu sai rồi ạ, làm chú thêm phiền toái, cảm ơn chú đã nhắc nhở… À, con trai của chú đang học lớp mấy ạ?
Viên cảnh sát theo bản năng đáp:
- Lớp 11, sắp thi đại học rồi, đáng tiếc là thành tích chẳng ra gì lại ưa nghịch ngợm, chú nói cái gì nó cũng không chịu nghe… Cậu nhóc, chú cũng không làm khó cháu, mau thu dọn đồ đạc đi nhanh đi.
Khi nói câu này, giọng của hắn lại mang vài phần ngượng ngùng.
Mai Khê đương nhiên phát hiện ra, lập tức hỏi dò:
- Chú ơi, cháu hơi mệt, ngồi nghỉ ở ven đường được không ạ?
Cái này có gì không được? Cảnh sát ngẩn người:
- Đương nhiên có thể.
Mai Khê lại chỉ mấy hàng chữ trước mặt:
- Có cần cháu lau không chú?
Cảnh sát cũng kịp phản ứng, liếc mắt nhìn Mai Khê một cái. Mai Khê cúi đầu, bộ dạng nhu thuận. Cảnh sát cũng chỉ đành cười xòa:
- Chữ đẹp như vậy không cần xóa ngay, cháu cứ ngồi nghỉ ngơi đi, nghỉ xong thì đi, ngày mai không được đến nữa nhé. Kỳ thật cháu có thể xin miễn giảm học phí, chú nghe nói các trường đại học giờ đều có chính sách này.
Cảnh sát đi rồi, Mai Khê nhẹ nhàng thở ra, mồ hôi cũng chảy ướt hết sau lưng. Cũng may là vị cảnh sát này dễ nói chuyện, Mai Khê nhanh chóng nhận sai thu dọn đồ đạc, đổi tới một chỗ xa hơn tiếp tục ‘bày quầy’. Ngày hôm nay gặp nhiều người hảo tâm!
Cảnh sát vừa mới đi, lại có một ông lão mặc áo kiểu Tôn Trung Sơn, đầu tóc hoa râm dừng trước mặt Mai Khê, nhìn hồi lâu rồi rút ra một tờ tiền mệnh giá 100 đồng đưa tới. Ông lão cũng không ném tiền vào trong hộp giấy mà nhẹ nhàng khom người đặt vào. Mai Khê nhanh chóng đứng dậy cúi đầu đáp tạ. Ông lão cười nói:
- Người trẻ tuổi, không cần cảm ơn ta, tiền là cho những chữ trên mặt đất. Thư pháp phong cách Chử Toại Lương thời Đường, không đơn giản, không đơn giản!
Bắc Kinh thật sự là rộng lớn, hạng người gì cũng có, đây là tờ tiền mệnh giá lớn nhất Mai Khê thu được hôm nay, bèn nhanh chóng cầm lên đút vào túi quần. Một ngày qua đi, Mai Khê thu hoạch phong phú, đến khi cuối ngày đã kiếm được một ngàn ba trăm mươi mươi tám đồng, nếu để những người hành nghề ăn xin khác biết được nhất định sẽ cực kỳ hâm mộ.
(Gần 4 triệu 500 ngàn VNĐ)
Không phải ai làm nghề ăn xin nào cũng kiếm được nhiều tiền như vậy một ngày. Mai Khê ở đây lợi dụg thiên thời địa lợi cùng nhân hòa, xem chuẩn chỗ rồi mới ‘mở hàng’. Đầu tiên hắn chọn thời gian cao điểm lúc nhiều sinh viên từ ga ra, sau lại chọn gần nhà ga nhiều người qua lại, cuối cùng ngồi ở vỉa hè viết chữ, lại đặt giấy báo nhập học năm nay lên trên như biển hiệu, để người đi qua chủ yếu là sinh viên cùng phụ huynh dẫn con em đến nhận trường không cách nào không nhìn ― đây là một cậu sinh viên mới thi đậu giống như con nhà mình, coi như không biết thật hay giả thì cũng nguyện ý bố thí một chút thiện tâm.
Bất kể là ai cho tiền, Mai Khê cũng đều đứng dậy, lễ phép cúi đầu cảm ơn, lần lượt ngồi xuống rồi lại đứng lên. Vì sao hắn không đứng luôn, còn phiền phức như thế? Bởi chỉ đứng mà cúi đầu sẽ mất đi vẻ thành khẩn. Bất kể người đi đường bố thí bao nhiêu, dù chỉ vài đồng lẻ thì Mai Khê cũng sẽ đứng lên cúi đầu cảm tạ, không một chút bất mãn. Cách làm như vậy, thậm chí khiến vài vị nữ sĩ mới ban đầu cho không nhiều lắm nhưng bị thái độ nho nhã lễ độ của Mai Khê làm cho ngượng ngùng, lại đỏ mặt bỏ thêm tiền.
Thuật của Yếu Môn trong Giang Hồ Bát Đại Môn chia làm "Thiện Yếu" và "Ác Yếu", hôm nay Mai Khê là dùng "Thiện Yếu", tức là ‘giúp’ mọi người làm điều tốt. Phương diện này có chú ý gì đây? Đó chính là nhất định phải làm cho những người bố thí cảm giác thỏa mãn vì làm việc thiện, chứ không phải cảm giác khó chịu vì bị lừa tiền, điểm này cực kỳ quan trọng! Không chỉ có quan hệ đến không gian sinh tồn cùng chén cơm của người Yếu Môn trong thiên hạ mà còn là cống hiến một phần sức mạnh của mình cho tinh thần xây dựng văn minh cống hiến chủ nghĩa xã hội khoa học.
Có thể ở trong mắt một vài người, Mai Khê làm vậy rất bẽ mặt. Thế nhưng Mai Khê lại không cho rằng như vậy, không phải bởi da mặt hắn đặc biệt dày mà là hắn đã sớm nhìn thấu giang hồ. Nếu tiếp nhận tiền của bà con Mai Gia Nguyên thì đương nhiên cũng có thể nhận ý tốt từ người lạ, huống hồ hắn cũng không có lừa người, mà người làm việc thiện cũng có thu hoạch của mình. Nói đến cùng, còn là bởi vì tiền trong túi hắn quả thật không đủ chi phí ở đại học, mà mới tới Bắc Kinh cũng chẳng còn cách kiếm cơm nào khác.
Nếu không phải tình cờ bị ‘đập quán’, Mai Khê ngày hôm nay còn có thể thu vào cao hơn nữa. Mai Khê rất may mắn gặp giảng viên hướng dẫn ở đại học của mình ― Khúc đại tiểu thư. Chuyện này vượt xa hết thảy các loại tính toán của Mai Khê.
- Làm sao cậu có thể như vậy hả? Không cần nhìn quanh, nói cậu đấy! Cậu lừa người ta chưa đủ, lại còn bôi đen trường học của chúng tôi!
Mặt trời vừa xuống núi, sắc trời dần ảm đạm, trước mặt Mai Khê vang lên một giọng nói vô cùng êm tai. Hắn ngẩng đầu, nhìn thấy một cô gái rất đẹp.
-----oo0oo-----
Mai Thái Công bị hắn làm bật cười, híp mắt lại, bộ dáng giống như một lão hồ ly giải hoạt, nhìn Mai Khê mà nói:
- Ông đương nhiên biết, cụ thể là làm thế nào thì đợi khi ông nguyện ý dạy cho mày sẽ nói sau, mày tự thu xếp ổn thỏa đi.
Kế tiếp Mai Thái Công lại hàn huyên rất nhiều truyền thuyết về học thuật giang hồ, không nói gì việc dạy phép nữa, Mai Khê nghe cũng thấy rất thú vị. Hắn chỉ còn tò mò hai chuyện, một là Thái Công sẽ dạy hắn bản lĩnh gì trong tương lai, hai là từ chum gạo mò tôm sao lại gọi là Thần Tiêu Thiên Lôi, chuyện đó với sấm sét trên trời căn bản chẳng liên quan gì nhau a? Hai vấn đề này, Thái Công chỉ cười mà không đáp.
Cơm nước xong xuôi, Mai Khê lại hỏi một câu:
- Giang Hồ Bát Đại Môn này là lưu truyền từ bao giờ ạ?
Mai Thái Công ngẩng đầu nhìn rừng mai ngoài cửa sổ, như nghĩ tới điều gì đó mà đáp:
- Theo tương truyền, thủy tổ của Giang Hồ Bát Đại Môn là Thanh Đế Phục Hi. Phục Hi vẽ bát quái thuở Hồng Hoang, bát quái phương vị chia làm Kinh, Thương, Khai, Cảnh, Tử, Sinh, Đỗ, Hưu bát môn, thuật lại vạn vật nhân gian, hậu thế diễn hóa thành Giang Hồ Bát Đại Môn.
Mai Khê há miệng:
- Khoa trương như vậy? Bát Môn không phải là giản lược từ Kỳ Môn Độn Giáp ạ?
Từ nhỏ Mai Khê thường quấn lấy đại bá Chính Kiền đạo trưởng cho nên cũng tìm hiểu một ít mấy thứ này.
Mai Thái Công gật gật đầu:
- Có thể người hậu thế cố chắp vá vào, vừa rồi ông kể cho cháu là Bát Đại Môn thời cổ, bao gồm các loại đạo lý thế gian, nhưng lại khuyết thiếu một môn học vấn quan trọng nhất, cháu thử đoán xem là gì?
Mai Khê lắc đầu:
- Cháu đoán không được.
Mai Thái Công:
- Là đạo quân thần đế vương, người trên giang hồ không có ai truyền thụ điều này, thời cổ cũng không thể học trộm. Ông chẳng qua là một ông lão ở nông thôn, học vấn quá cao siêu cũng không hiểu được.
Mai Khê vừa thu dọn chén đũa vừa hỏi:
- Ông, pháp thuật làm cách nào để lưu truyền tới nay? Tại sao cháu chưa bao giờ thấy qua người biết pháp thuật thật sự?
Mai Thái Công:
- Dù cháu có gặp được cũng không biết đâu, bởi vì người học pháp đều có quy củ từ xưa. Quy củ này là do một người định ra, hơn nữa pháp thuật mà Mai gia chúng ta truyền lưu cũng có quan hệ với người kia.
Mai Khê:
- Ai vậy ạ? Chắc hẳn là tài ba lắm ông nhỉ!
Mai Thái Công:
- Người này tên là Chính Nhất tổ sư, theo truyền thuyết thì tổ tiên Mai gia chúng ta chính là đệ tử của ngài, do ngài để một chi truyền nhân lưu lại tại Mai Gia Nguyên Này, đã có một ngàn hai trăm năm. Trong gia quy của dòng họ Mai, con cháu có thể hành tẩu giang hồ nhưng không thể buông bỏ mảnh đất quê hương này, cũng không thể chặt đứt truyền thừa, nghe nói chính là Chính Nhất tổ sư di huấn… Kỳ thật lai lịch của cháu kỳ lạ, có khi có quan hệ với di huấn của vị tổ sư này!
Mai Khê lắp bắp kinh hãi:
- Lai lịch của cháu? Có quan hệ gì với Chính Nhất tổ sư cơ ạ?
Mai Thái Công:
- Còn chưa tới thời điểm nói cho cháu biết. Hôm nay ông nói về Chính Nhất tổ sư cùng việc ông biết pháp thuật, cháu không được nói ra ngoài nửa chữ, cũng đừng hỏi nhiều. Không nên nóng vội, chuyện này sớm hay muộn cháu cũng sẽ được biết thôi.
Mai Khê tự rõ thân thế mình, lẽ nào còn lai lịch gì khác nữa sao? Hắn đương nhiên muốn truy hỏi, tiếc là làm thế nào Mai Thái Công cũng không chịu nói gì thêm. Mai Khê chỉ còn biết tập trung dọn bàn:
- Ông còn có gì sai cháu không ạ?
- Hết rồi! À, không thể lãng phí chum gạo kia, cháu đổ gạo ra sàng rồi đem ra sân sàng qua cho hết cát đi.
- Ông, rõ ràng ông biết pháp thuật, sao còn bảo cháu sàng cát ạ?
Mai Thái Công khoát tay:
- Cát mày đổ, tôm cũng mày ăn, mày không làm chẳng lẽ để lão già này làm sao?
Tôm mặc dù ngon, nhưng mà giờ đi loại cát cũng quá tốn sức, sớm biết phiền toái như vậy Mai Khê tình nguyện kiêng đĩa tôm này. Từ đó trở đi Mai Thái Công không nhắc tới chuyện truyền pháp nữa, Mai Khê cũng không tiện thúc giục. Suốt thời gian ba năm học cấp 3 trên thị trấn, Mai Khê cũng không có lần nào ‘hành tẩu giang hồ’, cứ vừa nghỉ hè nghỉ lễ là đã bị ông nội gọi về nhà, dạy cho hắn các loại học thuật giang hồ của Bát Đại Môn, lại kể vô số chuyện người trong giang hồ hãm hại lừa gạt thế nào vào thời Dân Quốc. Mai Khê có chút không rõ Thái Công muốn làm gì, chẳng lẽ muốn đem hắn bồi dưỡng thành một gã đại lừa gạt trên giang hồ sao? Mãi sau hắn mới rõ, phỏng chừng là Thái Công sợ rằng lúc mình ra khỏi nhà sẽ ăn thiệt thòi nên dạy một số thứ cho hắn phòng ngừa.
Cứ như vậy qua ba năm, hết cuộc đời học sinh, kế đến là thi vào đại học. Việc đầu tiên mà Mai Khê cần làm là kê khai nguyệt vọng. Điều này sẽ quyết định số điểm hắn thi được đủ để vào trường nào. Ở thành phố, lứa tuổi như Mai Khê khi kê khai nguyện vọng là cực kỳ thận trọng, hầu như đều cần cha, mẹ, ông bà nội ngoại hai bên thu thập các loại tư liệu thảo luận rất lâu. Còn thân thích của Mai Khê tuy rằng tinh thông hãm hại lừa gạt, nhưng đối với việc chọn trường lại rất mù mờ, đương nhiên Mai Khê chỉ biết đi thỉnh giáo người có quyền uy cùng học vấn cao nhất thôn là Mai Thái Công.
Mai Thái Công cực kỳ coi trọng việc đăng ký trường của Mai Khê, nhưng phương pháp chọn trường lại vô cùng kỳ quái ― theo thứ tự Giang Hồ Bát Đại Môn mà chọn. Mai Thái Công đầu tiên là chọn Kinh Môn, có điều Mai Khê nói cho ông biết hiện tại đại học khoa chính quy không dạy ngành này, cho nên đành lùi một nhịp, chọn Bì Môn ở vị trí thứ hai ― học y.
Học loại y nào đây? Để Mai Thái Công làm chủ đương nhiên là học Trung y! Đi đâu học Trung y? Đương nhiên là đi kinh thành, dưới chân Thiên Tử lắm danh y mà, đã đi là phải thi viện y học ở Bắc Kinh. Nếu có người khác biết Mai Thái Công lựa chọn thay Mai Khê theo cách như vậy, không hề để ý tới danh tiếng trường học, chuyên ngành trong trường hoặc tương lai tốt nghiệp sẽ làm được gì thì nhất định sẽ trợn mắt há hốc mồm. Mai Thái Công mặc dù là người từng trải, nhưng dù sao cũng chỉ là lão nông xuất thân từ xã hội cũ, đương nhiên không hiểu nhiều như vậy.
Mai Khê thi đại học có thành tích không tồi, trúng luôn nguyện vọng một, cứ như vậy hắn u mê thi đậu đại học Trung Y Dược Bắc Kinh.
Việc Mai Khê đậu đại học chính là đại sự ở Mai Gia Nguyên. Bà con nơi đây đều rất yêu mến đứa trẻ số khổ mồ côi lại rất mực ngoan ngoãn này, cho nên nhà này cho quần áo, nhà kia cho chăn đệm v.v… Tuy rằng con cháu Mai thị có truyền thống sau khi trưởng thành thành lưu lạc giang hồ đều phải tay làm hàm nhai, nhưng lên đại học có ý nghĩa không giống, bá thúc cô dì đều gom góp biếu tặng ít tiền, nếu không quả thật Mai Khê cũng chẳng cách nào đi tận Bắc Kinh học xa nhà.
Trước khi đi, Mai Thái Công đặc ý dặn dò:
- Nhóc, cháu là người Mai Gia Nguyên, bà con cho tiền cùng đối đãi với cháu từ nhỏ ra sao là ngàn vạn lần không thể quên, bất kể cháu có bao nhiêu tiền đồ đi nữa… Mấy năm nay ông nói với cháu không ít chuyện giang hồ, chân chính giang hồ là toàn bộ thiên hạ, một khi cháu đã bước lên nhất định phải tự mình bảo trọng.
***
Một ngày đầu tháng 9 năm 2007, Mai Khê lẻ loi một mình bước ra từ nhà ga xe lửa Bắc Kinh Tây, đến sớm hơn ngày nhập trường trong giấy báo hai ngày. Ngày nhập trường của các trường đại học lớn nhỏ là khác nhau, cho nên khi đứng ở quảng trường trước ga có thể thấy không ít người đang giơ bảng hiệu trường của mình để tiếp đón tân sinh viên, còn thấy cả trường Trung Y Dược Bắc Kinh trong đó.
Hiện giờ đúng là những ngày cao điểm tân sinh viên tới nhập trường, liếc mắt một cái có thể thấy vô số người chạc tuổi Mai Khê đang được phụ huynh dẫn đi, tay mang bao lớn bao nhỏ, vẻ mặt cực kỳ hứng thú. Mai Khê cũng không vội tìm đến người tiếp đón của trường mà đứng tại chỗ quan sát một lúc, cảm thấy đây đúng là một cơ hội tuyệt hảo để làm "sinh ý".
Vừa tới Bắc Kinh, Mai Khê đã nghĩ xem thế nào lợi dụng cơ hội trước mắt để kiếm lời ít tiền. Tuy tiền mà bà con cho đủ một năm học phí, nhưng đại học còn phải học mấy năm, lại còn nhiều phí tổn khác, Mai Khê cũng không muốn phiền tới mọi người nữa. Con cháu Mai thị đã ra giang hồ đều phải tự mình kiếm cơm, Bắc Kinh là giang hồ, mà đại học cũng là một loại giang hồ.
Dựa theo thuật ngữ giang hồ, đầu tiên phải "chọn chỗ", chọn chuẩn rồi tới "mở hàng". Hắn chọn một chỗ khuất quảng trường nhà ga, tại vỉa hè trên con đường cách đó không xa về bên trái. Mọi người đi qua đây khá đông, cũng không có cửa hàng sát vỉa hè đó, mà quan trọng hơn là những người lui tới đây hầu hết đều là sinh viên cùng người giám hộ.
Hành lý của Mai Khê đều đã gửi cho bên hóa vận ở nhà ga, sẽ được bên đó chuyển tới trường học, không cần tự mình mang vác. Hắn chỉ mang bên mình một cái túi du lịch không lớn lắm. Mai Khê lấy từ trong túi ra một cây gậy trúc nhỏ dài hơn 30 cm, một đầu cột một miếng bọt biển nhỏ, sau lại lấy một cái hộp, mở ra thì bên trong là vữa trắng hòa nước ― đây chính là bút cùng mực hắn dùng để viết chữ.
Quên giới thiệu, Mai Khê tuy rằng vừa mới tốt nghiệp trung học, nhưng đã có chút thành tựu "thư pháp gia". Thư pháp của hắn là chân truyền từ "danh gia" ― Mai Thái Công tự tay dạy dỗ từ nhỏ. Lớp trẻ trong Mai Gia Nguyên chỉ hắn là có đãi ngộ này. Mai Khê bắt đầu dùng bút trúc nhúng vào mực vữa mà ‘sáng tác tác phẩm’ trên lề đường, rất có phong thái mẹ già của Âu Dương Tu đời Tống lấy cỏ lau vạch chữ dạy con học.
- Cha, cha xem bên kia kìa, người kia đang làm gì vậy nhỉ?
- Ồ? Là vẽ graffiti sao? Không phải, chẳng lẽ vừa ra ga đã gặp nghệ thuật gia… Con gái ngoan, mau nhìn kìa, chữ thư pháp đẹp như vậy không thấy nhiều đâu.
Mai Khê đang chuyên tâm viết chữ, đột nhiên nghe thấy sau lưng truyền đến tiếng nói chuyện. Nhìn lại, là một người đàn ông trung niên khoảng hơn 40 tuổi, mắt đeo kính, tay trái xách túi du lịch, trên đó vẫn còn đính dấu hiệu hành lý của tân sinh viên lên Bắc Kinh học, tay phải dắt một cô gái chừng mười tám, mười chín tuổi, vừa nhìn đã biết là cha đưa con gái lên kinh nhập học. Thiếu nữ này cũng đeo một cặp kính nhỏ xinh, bộ dáng động lòng người, đang chớp chớp đôi mắt tò mò mà nhìn hắn.
- Nhị vị, tôi không phải làm nghệ thuật mà là xin ăn.
Mai Khê làm vẻ có lỗi, rất lễ phép mỉm cười, giải thích với họ. Lúc này tác phẩm thư pháp của hắn đã hoàn thành, là một bài văn ngắn lay động lòng người, kể về một đứa trẻ mô côi đến từ một ngôi làng nghèo khó không ngừng vươn lên rồi thi đậu đại học, cũng nói đến tình cảnh ngượng ngùng về cái ví của mình, hi vọng người qua đường có thể hảo tâm giúp đỡ một chút, cũng là kết một thiện duyên.
Mai Khê viết xong thì đem túi đặt tạm chân tường sát vỉa hè rồi ngồi xuống, lấy giấy báo nhập học đặt trước mặt, dùng một cục đá nhỏ chặn cho khỏi bị gió bay, lại lấy bằng tốt nghiệp phổ thông được ép cứng chỉnh tề ra hơi gấp tạo thành một cái hộp đáy là mặt đất, trong đó thả mấy tờ tiền mệnh giá khác nhau. Hắn ngẫm nghĩ, lại lấy nốt chứng minh thư ra đặt bên cạnh hộp kia.
Lúc hắn làm việc này thong thả điềm tĩnh khiến đôi cha con kia xem mà choáng váng. Cô con gái chậm chạp hỏi:
- Bạn à, bạn đây là…?
Mai Khê làm vẻ mặt thật hổ thẹn, cúi đầu nói:
- Tớ làm ăn xin, ngại thật, để bạn chê cười rồi.
Người cha kia kéo con gái một cái, ý bảo cô bé đừng hỏi nữa, dùng ánh mắt nghi ngờ nhìn hồi lâu, rốt cục lộ vẻ đồng tình, mở ví ra, không nói gì mà rút tờ 50 đồng đặt vào trong hộp, thở dài rồi khẽ kéo con gái đi. Mai Khê lập tức đứng dậy, hướng về phía bóng lưng của bọn họ mà cúi chào nói:
- Cảm ơn hai người, người hảo tâm, tôi sẽ không quên sự giúp đỡ của hai người! Có thể để lại các liên lạc không, tương lai nhất định tôi sẽ trả lại tiền!
Người cha kia quay đầu lại khoát tay nói:
- Không cần đâu, chàng trai, tự thu xếp ổn thỏa đi.
- Cha, cậu ta liệu có phải là kẻ lừa đảo không? Trên báo thường xuyên đưa tin như vậy.
Cô gái nhỏ giọng hỏi người cha.
Người đàn ông trung niên cũng nhỏ giọng đáp:
- Không giống, cha chưa thấy qua kẻ lừ đảo nào mà bày ra cả giấy nhập học, bằng tốt nghiệp, chứng minh thư cả, tất cả đều không giống giả… Cậu nhóc kia rất khá đấy.
- Xin tiền thì có gì khá chứ ạ?
Cha của cô bé nở nụ cười:
- Con yêu, cha hỏi con, nếu sau này con ra ngoài gặp chuyện gì khó khăn thì liệu có thể bỏ xấu hổ mà làm như cậu ta được không?
Cô gái dẩu môi lên:
- Tại sao con phải đi ăn xin chứ, gọi điện thoại về nhà là được rồi, hiện giờ gửi tiền qua ngân hàng rất nhanh mà!
- Ôi trời, cha không phải là nói đi ăn xin.
Hai cha con vừa nói vừa đi xa dần, Mai Khê thừa dịp không người bền cầm tờ tiền lên soi thử xem thật hay giả rồi nhét vào túi quần, ở hộp giấy thì vẫn là mấy tờ “thính” ban đầu. Thời buổi này ăn xin cũng phải có nghệ thuật, bình thường người ăn xin sẽ cầm một cái bát có mấy tờ tiền lẻ ở bên trong, chỗ tiền này là tự đặt vào, không thể nhiều quá cũng không thể ít quá.
Đặt ít sẽ tạo thành một loại ám thị cho người đi qua ― "Hóa ra tất cả mọi người chỉ cho như vậy, tội gì mình cho thêm?" như vậy đương nhiên không được. Đặt nhiều cũng làm người ta có loại ấn tượng khác ― "gã ăn mày này còn nhiều tiền hơn mình, mình còn cho làm cái gì chứ?" như vậy càng không được. Phải căn cứ tâm lý của mọi người cùng với "phán đoán thị trường", tùy khu vực mà đặt “thính” phù hợp, ví dụ như Mai Khê đặt hai tờ hai mươi đồng cùng hai tờ mười đồng.
Còn một điều rất quan trọng là phải bỏ thêm cả một chút tiền mệnh giá vừa nhỏ vừa rách nát, để người ta vừa nhìn đã nghĩ rằng: "đứa nhỏ này đã đáng thương như vậy, sao còn có kẻ nhẫn tâm bỏ mấy tờ này?" Vì thế họ sẵn sàng bỏ một, hai tờ mười đồng, tuy rằng không nhiều nhưng lại tạo cho bản thân cảm giác "đại thiện". Tóm lại xin ăn cũng là một môn học vấn, chứa không ít đạo lý của Yếu Môn trong Giang Hồ Bát Đại Môn.
Mai Khê biết đạo lý của việc ăn xin, nhưng dù sao hắn cũng là lần đầu đến Bắc Kinh, không rõ lắm tình huống nơi đây. Nào có ai đi ngang nhiên ngồi ăn xin trước cửa ga Bắc Kinh Tây như hắn, đây không phải ảnh hưởng bộ mặt thành phố sao? Nếu lực lượng an ninh bắt gặp nhất định sẽ bị giải đi. Vận khí của Mai Khê cũng không tệ lắm, ngồi đây cả nửa ngày mới bị người phát hiện.
Rốt cuộc, có một nam cảnh sát bộ dáng uy nghiêm đi từ hướng nhà ga tới. Mai Khê sớm đã nhìn thấy người này, đoán chừng là trực ban duy trì trật tự tại ga, nhưng hắn vẫn giả vờ cúi đầu không phát hiện, thẳng đến khi một đôi giày da đen xuất hiện trước mắt hắn, một giọng ồ ồ quát:
- Cậu đang làm gì thế hả? Từ bao giờ ga Bắc Kinh Tây lại thành chốn xin ăn thế này?
Mai Khê ra vẻ giật mình đứng lên, nhưng vẻ mặt không hoảng loạn, cũng không có chạy. Ra giang hồ tình cờ gặp an ninh là ngàn vạn lần không thể hoảng, nếu không dù không phạm pháp cũng có phiền toái. Mai Khê dùng ánh mắt xin giúp đỡ mà nhìn vị cảnh sát này, nhỏ giọng đáp:
- Chú cảnh sát, cháu không làm gì ạ, cháu chỉ muốn cầu người hảo tâm hỗ trợ một chút thôi.
- Không có làm gì? Hạng lừa đảo như cậu tôi gặp nhiều lắm rồi, thành thật một chút cho tôi, có tin tôi đưa cậu về đồn không hả!
Cảnh sát dùng giọng điệu cười nhạo nói, khẽ khom lưng cầm lên giấy báo nhập học cùng chứng minh thư của Mai Khê, nhìn chăm chú hồi lâu, sau đó vẻ mặt biến thành khó coi. Hai thứ này nhìn thế nào cũng không giống đồ giả ― tuy rằng hiện tại bằng giả có nhiều, nhưng làm một cảnh sát, hắn vẫn có thể phân biệt giả hay thật.
Chút biến hóa nho nhỏ của vị cảnh sát bị Mai Khê nhìn ra, biết chuyện có thể thương lượng, hắn nhanh chóng giải thích:
- Chú cảnh sát, cháu không phải lừa gạt, cháu là sinh viên vừa thi đậu năm nay, nếu chú không tin có thể gọi điện đến trường của cháu để kiểm tra ạ.
Sắc mặt của vị cảnh sát kia dịu đi một chút, trả lại giấy tờ cho Mai Khê rồi trừng mắt nhìn hắn như đang nhìn một quái vật:
- Cậu đúng là sinh viên đi nhập trường sao? Kiểu sinh viên như cậu lần đầu tôi thấy, vừa đến Bắc Kinh đã đi ăn xin? Cha mẹ của cậu đâu?
Mai Khê hơi cúi đầu nhìn lên mặt đất:
- Cháu không có cha mẹ, đều viết cả ở đây rồi ạ.
Lúc này viên cảnh sát mới nhìn xuống mấy hàng chữ đang bị mình dẫm dưới chân, lộ vẻ mặt không đành lòng:
- Nếu cậu nói thật thì đúng là đáng thương, nhưng chỗ này không cho phép xin ăn, có khó khăn thì nên nhờ trường học hỗ trợ… Ừm, chữ rất đẹp, so với thằng nhóc nhà tôi thì khá hơn nhiều.
Mai Khê yếu ớt nói:
- Chú cảnh sát, cháu sai rồi ạ, làm chú thêm phiền toái, cảm ơn chú đã nhắc nhở… À, con trai của chú đang học lớp mấy ạ?
Viên cảnh sát theo bản năng đáp:
- Lớp 11, sắp thi đại học rồi, đáng tiếc là thành tích chẳng ra gì lại ưa nghịch ngợm, chú nói cái gì nó cũng không chịu nghe… Cậu nhóc, chú cũng không làm khó cháu, mau thu dọn đồ đạc đi nhanh đi.
Khi nói câu này, giọng của hắn lại mang vài phần ngượng ngùng.
Mai Khê đương nhiên phát hiện ra, lập tức hỏi dò:
- Chú ơi, cháu hơi mệt, ngồi nghỉ ở ven đường được không ạ?
Cái này có gì không được? Cảnh sát ngẩn người:
- Đương nhiên có thể.
Mai Khê lại chỉ mấy hàng chữ trước mặt:
- Có cần cháu lau không chú?
Cảnh sát cũng kịp phản ứng, liếc mắt nhìn Mai Khê một cái. Mai Khê cúi đầu, bộ dạng nhu thuận. Cảnh sát cũng chỉ đành cười xòa:
- Chữ đẹp như vậy không cần xóa ngay, cháu cứ ngồi nghỉ ngơi đi, nghỉ xong thì đi, ngày mai không được đến nữa nhé. Kỳ thật cháu có thể xin miễn giảm học phí, chú nghe nói các trường đại học giờ đều có chính sách này.
Cảnh sát đi rồi, Mai Khê nhẹ nhàng thở ra, mồ hôi cũng chảy ướt hết sau lưng. Cũng may là vị cảnh sát này dễ nói chuyện, Mai Khê nhanh chóng nhận sai thu dọn đồ đạc, đổi tới một chỗ xa hơn tiếp tục ‘bày quầy’. Ngày hôm nay gặp nhiều người hảo tâm!
Cảnh sát vừa mới đi, lại có một ông lão mặc áo kiểu Tôn Trung Sơn, đầu tóc hoa râm dừng trước mặt Mai Khê, nhìn hồi lâu rồi rút ra một tờ tiền mệnh giá 100 đồng đưa tới. Ông lão cũng không ném tiền vào trong hộp giấy mà nhẹ nhàng khom người đặt vào. Mai Khê nhanh chóng đứng dậy cúi đầu đáp tạ. Ông lão cười nói:
- Người trẻ tuổi, không cần cảm ơn ta, tiền là cho những chữ trên mặt đất. Thư pháp phong cách Chử Toại Lương thời Đường, không đơn giản, không đơn giản!
Bắc Kinh thật sự là rộng lớn, hạng người gì cũng có, đây là tờ tiền mệnh giá lớn nhất Mai Khê thu được hôm nay, bèn nhanh chóng cầm lên đút vào túi quần. Một ngày qua đi, Mai Khê thu hoạch phong phú, đến khi cuối ngày đã kiếm được một ngàn ba trăm mươi mươi tám đồng, nếu để những người hành nghề ăn xin khác biết được nhất định sẽ cực kỳ hâm mộ.
(Gần 4 triệu 500 ngàn VNĐ)
Không phải ai làm nghề ăn xin nào cũng kiếm được nhiều tiền như vậy một ngày. Mai Khê ở đây lợi dụg thiên thời địa lợi cùng nhân hòa, xem chuẩn chỗ rồi mới ‘mở hàng’. Đầu tiên hắn chọn thời gian cao điểm lúc nhiều sinh viên từ ga ra, sau lại chọn gần nhà ga nhiều người qua lại, cuối cùng ngồi ở vỉa hè viết chữ, lại đặt giấy báo nhập học năm nay lên trên như biển hiệu, để người đi qua chủ yếu là sinh viên cùng phụ huynh dẫn con em đến nhận trường không cách nào không nhìn ― đây là một cậu sinh viên mới thi đậu giống như con nhà mình, coi như không biết thật hay giả thì cũng nguyện ý bố thí một chút thiện tâm.
Bất kể là ai cho tiền, Mai Khê cũng đều đứng dậy, lễ phép cúi đầu cảm ơn, lần lượt ngồi xuống rồi lại đứng lên. Vì sao hắn không đứng luôn, còn phiền phức như thế? Bởi chỉ đứng mà cúi đầu sẽ mất đi vẻ thành khẩn. Bất kể người đi đường bố thí bao nhiêu, dù chỉ vài đồng lẻ thì Mai Khê cũng sẽ đứng lên cúi đầu cảm tạ, không một chút bất mãn. Cách làm như vậy, thậm chí khiến vài vị nữ sĩ mới ban đầu cho không nhiều lắm nhưng bị thái độ nho nhã lễ độ của Mai Khê làm cho ngượng ngùng, lại đỏ mặt bỏ thêm tiền.
Thuật của Yếu Môn trong Giang Hồ Bát Đại Môn chia làm "Thiện Yếu" và "Ác Yếu", hôm nay Mai Khê là dùng "Thiện Yếu", tức là ‘giúp’ mọi người làm điều tốt. Phương diện này có chú ý gì đây? Đó chính là nhất định phải làm cho những người bố thí cảm giác thỏa mãn vì làm việc thiện, chứ không phải cảm giác khó chịu vì bị lừa tiền, điểm này cực kỳ quan trọng! Không chỉ có quan hệ đến không gian sinh tồn cùng chén cơm của người Yếu Môn trong thiên hạ mà còn là cống hiến một phần sức mạnh của mình cho tinh thần xây dựng văn minh cống hiến chủ nghĩa xã hội khoa học.
Có thể ở trong mắt một vài người, Mai Khê làm vậy rất bẽ mặt. Thế nhưng Mai Khê lại không cho rằng như vậy, không phải bởi da mặt hắn đặc biệt dày mà là hắn đã sớm nhìn thấu giang hồ. Nếu tiếp nhận tiền của bà con Mai Gia Nguyên thì đương nhiên cũng có thể nhận ý tốt từ người lạ, huống hồ hắn cũng không có lừa người, mà người làm việc thiện cũng có thu hoạch của mình. Nói đến cùng, còn là bởi vì tiền trong túi hắn quả thật không đủ chi phí ở đại học, mà mới tới Bắc Kinh cũng chẳng còn cách kiếm cơm nào khác.
Nếu không phải tình cờ bị ‘đập quán’, Mai Khê ngày hôm nay còn có thể thu vào cao hơn nữa. Mai Khê rất may mắn gặp giảng viên hướng dẫn ở đại học của mình ― Khúc đại tiểu thư. Chuyện này vượt xa hết thảy các loại tính toán của Mai Khê.
- Làm sao cậu có thể như vậy hả? Không cần nhìn quanh, nói cậu đấy! Cậu lừa người ta chưa đủ, lại còn bôi đen trường học của chúng tôi!
Mặt trời vừa xuống núi, sắc trời dần ảm đạm, trước mặt Mai Khê vang lên một giọng nói vô cùng êm tai. Hắn ngẩng đầu, nhìn thấy một cô gái rất đẹp.
-----oo0oo-----
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.