Chương 2: "Cái đồ Cặn bã hủ lậu."
Hồi Nam Tước
03/12/2023
Edit: Táo
Beta: OhHarry
"Lâu rồi không gặp."
Ma Xuyên cởi tấm khăn nỉ ra, rủ mi, khẽ gật đầu với tôi. Chỉ trong thoáng chốc, những cảm xúc quá đỗi mờ nhạt trên gương mặt cậu ta đã được thu lại sạch sẽ, thậm chí khóe môi còn nở một nụ cười hết sức đúng mực, như thể cậu ta thực sự thấy vui mừng khi được trùng phùng với tôi.
Nghiêm Sơ Văn mở lời: "Hôm nay Bách Dận vừa đến, tôi dẫn cậu ấy đi dạo xung quanh, cậu cứ làm việc đi, không cần để ý đến bọn tôi đâu."
Nghiêm Sơ Văn và Ma Xuyên là bạn cùng lớp hồi đại học, cả hai còn ở chung phòng kí túc nữa nên quan hệ vẫn luôn tốt đẹp. Về sau, Nghiêm Sơ Văn quyết định nghỉ việc để học tiến sĩ rồi đến đây ở mấy năm với giáo sư Cát, do thường xuyên qua lại với vị thần tử Tằng Lộc này nên quan hệ càng thân thiết hơn.
Thật lòng mà nói, nếu không phải vì tin chắc rằng Nghiêm Sơ Văn chỉ chuyên tâm học hành, không có lòng dạ yêu đương, còn Ma Xuyên thì tuyệt đối không thể thích đàn ông; tôi đã hoài nghi không biết có phải hai người này đã lén hú hí với nhau sau lưng mình không.
"Vậy sao được." Ma Xuyên bác bỏ đề nghị của Nghiêm Sơ Văn ngay tắp lự, nhẹ nhàng nói: "Ở xa tới thì là khách. Bách Dận là khách, cậu cũng là khách, để khách giúp gia chủ tiếp đãi những vị khách khác thì thất lễ quá." Cậu ta xoay người về phía điện thờ rồi hô lên một tiếng, ngay sau đó, một cậu bé Tằng Lộc quày quả từ trong điện đi ra.
Ma Xuyên vẫy tay gọi cậu bé tới: "Độ này sắp đến Lễ Đông Phong, không ít người trong tộc đã đến Bằng Cát, tôi không đi được. May mà có Lê Ương, thằng bé lớn lên ở đây, trừ tôi ra, nó là người quen thuộc nhất với ngôi đền này."
Cậu bé này có tướng mạo đặc trưng của tộc Tằng Lộc, mũi cao mắt sâu, nước da ngăm đen, khoảng sáu bảy tuổi, khuôn mặt vẫn có chút phúng phính của trẻ con.
Sau khi ngôn quan mới của Tằng Lộc lên kế nhiệm, người này sẽ tiến hành chọn ra con nuôi (hay còn được gọi là đệ tử) trong số những đứa trẻ không quá ba tuổi trong toàn tộc. Tên của đám trẻ sẽ được làm thành xăm và bỏ vào trong một chiếc hũ bạc, sau đó ngôn quan sẽ đích thân thực hiện các nghi lễ, theo ý trời chọn ra ngôn quan đời tiếp theo phù hợp với yêu cầu của Sơn thần.
Tuy chưa từng gặp, nhưng tôi đoán cậu bé này hẳn là con nuôi của Ma Xuyên.
Cậu bé tò mò nhìn tôi một chốc, sau đó quay sang Nghiêm Sơ Văn, ngoan ngoãn cất lời: "Chào thầy Nghiêm ạ."
Tiếng Hạ của cậu bé trúc trắc hơn Ma Xuyên nhiều, nhưng coi như vẫn nghe hiểu được.
Ma Xuyên cúi đầu giải thích với nó: "Đây là bạn của thầy Nghiêm, hôm nay mới đến Bằng Cát, muốn đi dạo quanh đền, ta không đi được, con thay ta tiếp đón họ nhé."
Nghe Ma Xuyên nói xong, tôi suýt bật cười thành tiếng, trong đầu cứ lởn vởn câu thoại kinh điển trong phim — "Thậm chí cậu còn không nghĩ tới việc gọi tôi là Bố Già."*
(*) Thoại trong phim Bố Già
Chúng tôi đã ăn cùng nhau, học cùng lớp, ở cùng lều, vậy mà cuối cùng cậu ta thậm chí còn chẳng muốn gọi tôi hai tiếng "bạn bè".
"Vâng ạ, để con dẫn họ đi tham quan." Lê Ương trịnh trọng gật đầu như thể Ma Xuyên vừa giao cho nó nhiệm vụ nào quan trọng lắm.
Ma Xuyên xoa đầu cậu bé rồi áy náy nói với Nghiêm Sơ Văn: "Thế tôi xin phép nhé."
Từ đầu đến cuối, tầm mắt cậu ta chỉ tập trung vào Nghiêm Sơ Văn, ngay đến một cái liếc mắt cũng chẳng buồn chia cho tôi.
"Không sao, nào cậu rảnh lại gặp nhau." Nghiêm Sơ Văn không phát hiện ra điều gì khác lạ, cậu vẫy vẫy tay để Lê Ương đi trước dẫn đường.
Lúc tách ra, như thể đã thỏa thuận xong từ trước, tôi và Ma Xuyên cùng ăn ý bỏ qua mấy câu khách sáo, chúng tôi không thèm chào hỏi nhau mà đồng thời đi về hai hướng ngược chiều.
Đi được vài bước, tôi không khỏi quay đầu nhìn lại, chỉ thấy bóng lưng trắng như tuyết của Ma Xuyên càng lúc càng xa mình.
Chuỗi sáp ong và ngọc thạch xanh lam rủ xuống tận đầu gối, khẽ đong đưa dọc sóng lưng theo từng nhịp bước chân, áp lên lớp vải khiến đường nét xương bướm như ẩn như hiện.
Quả là một bóng lưng quyến rũ...
Dường như cảm nhận được có ai đang nhìn mình, bóng người xa xa kia đột nhiên dừng bước, ngay khi khi cậu ta vừa định quay đầu, tôi đã vội vàng dời mắt, rảo bước đuổi kịp đám Nghiêm Sơ Văn.
Diện tích của ngôi đền không lớn lắm, ngoại trừ chính điện, phía sau còn có một căn nhà nhỏ hai tầng bằng gỗ, tầng một là nơi thờ chân dung của các vị ngôn quan tiền nhiệm, tầng hai là nơi ở của Lê Ương và đứa cháu trai của Ma Xuyên.
Cũng như tăng ni Phật Giáo, một khi đã được lựa chọn, ngôn quan tộc Tằng Lộc sẽ phải tách mình khỏi máu mủ ruột rà, xa lìa ham muốn trần tục và sống thanh tâm quả dục trong đền cho đến hết đời.
Nơi này là thánh địa của toàn bộ Thố Nham Tung, là nơi linh thiêng nhất trong lòng người Tằng Lộc, đúng ra chỉ có ngôn quan và đệ tử mới được phép ở. Nhưng Ma Xuyên lại để cháu trai mình tá túc tại đây dù rất nhiều người dị nghị.
Vì lý do này mà mấy lão già cổ hủ suýt nữa đã làm ầm lên với cậu ta, bí thư thôn Bằng Cát sợ xảy ra chuyện nên phải mời thống đốc đứng ra hòa giải, tốn rất nhiều công sức mới đưa ra được phương án làm vẹn lòng đôi bên — có thể ở lại, nhưng chỉ được ở đến năm 18 tuổi.
Đương nhiên Lê Ương sẽ không kể cho chúng tôi những chuyện này, dù sao khi ấy nó vẫn chỉ là một đứa bé đi còn chưa vững, tôi biết tường tận như vậy là nhờ mấy buổi livestream của Nghiêm Sơ Văn hồi trước.
Có thể khiến cho một người không biết ngồi lê đôi mách như Nghiêm Sơ Văn phải hóng hớt như vậy chứng tỏ khi ấy phải náo nhiệt dữ lắm.
Tính toán thời gian thì năm nay đứa bé kia cũng đã 16 tuổi. Hình như là con lai người Hạ.
"Sao có mình con thế, còn một đứa nữa đâu?" Tôi luôn muốn xem đứa trẻ đó trông như thế nào, người ta hay bảo cháu trai giống cậu, không biết nó giống Ma Xuyên đến mức nào nhỉ.
"Kháp Cốt á?" Lê Ương nghiêng đầu, ngây thơ đáp: "Anh ấy đi học trên thành phố rồi, xa lắm, chỉ kỳ nghỉ hè với nghỉ đông mới về được. Chỗ con học gần hơn, nhưng đi bộ cũng phải mất hai tiếng đồng hồ, thế nên bình thường con ở lại trường, cuối tuần mới về ạ."
"Kháp Cốt..." Tôi lục lọi trong kí ức, nhanh chóng tìm ra từ tương ứng trong tiếng Hạ, "Diều hâu à?"
Lê Ương kinh ngạc thốt lên: "Chú biết tiếng Tằng Lộc ạ?"
Đến cả Nghiêm Sơ Văn cũng phải phát sốc: "Mày học tiếng Tằng Lộc khi nào thế?"
Khi nào ư?
Cũng đã học đứt quãng được bảy năm rồi, học đến trình độ có thể giao tiếp dù hơi vấp váp, nhưng còn lâu tôi mới nói cho Nghiêm Sơ Văn biết kẻo nó lại đoán già đoán non.
"Tình cờ biết từ này thôi." Sợ nó không tin, tôi còn đưa thêm ví dụ: "Tao cũng biết nói 'xin chào' bằng tiếng Pháp đấy, không lẽ như vậy là tao biết nói tiếng Pháp luôn à?"
Nghiêm Sơ Văn không nghi ngờ gì nữa: "Làm tao hết cả hồn, cứ tưởng mày lén chạy đi học tiếng Tằng Lộc chứ."
Lê Ương gật đầu: "Đúng là 'diều hâu' đấy ạ. Kháp Cốt còn có tên tiếng Hạ là 'Hạ Nam Diên', cũng có nghĩa là 'diều hâu', diêu hâu của Sơn Nam."
Sơn Nam nằm ở phía tây nam, có lãnh thổ rộng lớn và là tỉnh có nhiều nhóm dân tộc nhất nước ta, Thố Nham Tung, nơi người Tằng Lộc đã sinh sống qua nhiều thế hệ chỉ là một trong 8 châu tự trị thuộc thẩm quyền của nó.
Diều hâu của Sơn Nam. Cái tên này không đao to búa lớn đến mức phi thực tế mà cũng không quá kiêm nhường, vô cùng vừa vặn, là một cái tên hay.
Bên cạnh tường viện cách khu nhà nhỏ không xa có một dãy nhà được xây bằng gạch xi măng, hình như là sau này mới được xây dựng, Lê Ương nói đó là nơi để rửa ráy và nấu ăn.
(*) Tường viện: bức tường xây quanh một khuôn viên hoặc sân nhỏ để giới hạn và bảo vệ không gian nội bộ. Thường được sử dụng trong các ngôi nhà, đền đài, hoặc các khu đô thị truyền thống.
"Tao đi vệ sinh." Nghiêm Sơ Văn nói xong thì quen cửa quen nẻo bước về phía ngôi nhà lát gạch.
Tôi với Lê Ương đứng tại chỗ chờ, để bầu không khí bớt gượng gạo, tôi bắt đầu tán dóc với cậu bé.
"Đằng kia là gì thế?"
Góc tây bắc của ngôi đền có một cây bách rất lớn, khuất sau cây đại thụ che trời này, ở góc xa nhất của ngôi đền là một gian nhà gỗ nhỏ, trông lụp xụp tồi tàn như đã nhiều năm chưa được tu sửa.
Lê Ương liếc nhìn, đoạn đáp: "Đó là kho chứa củi, dùng để chất củi ạ."
"Ồ, không phải để nhốt người à?"
"Nhốt người?" Lê Ương nghi hoặc nhíu mày.
Thấy vẻ mặt cậu bé không giống như đang giả vờ, chắc là chưa bị nhốt bao giờ nên tôi bèn đổi chủ đề: "Bình thường Ma Xuyên có nghiêm khắc với con không?"
"Ma..." Lê Ương vừa lặp lại một chữ đã ý thức được có điều không đúng, cậu bé vội ngậm chặt miệng, trừng mắt nhìn tôi: "Chú phải gọi là 'Tần Già'."
" Ma Xuyên hay Tần Già quan trọng đến thế à?" Tôi cười giễu, "Hồi cậu ta chưa trở thành ngôn quan chú toàn gọi Ma Xuyên đó thây."
Khóe môi Lê Ương trễ xuống, nó nghiêm mặt: "Quan trọng."
Ánh mắt nó nhìn tôi như thể nếu tôi còn dám gọi thêm một tiếng "Ma Xuyên" nào nữa, có thể nó sẽ nhào lên cắn tôi luôn.
Tôi không muốn tranh luận với cậu bé, đành thỏa hiệp: "Rồi rồi rồi, Tần Già Tần Già."
Bấy giờ sắc mặt cậu bé mới nguôi nguôi, nhưng vẫn ra vẻ không thèm để ý đến tôi, đến nỗi mấy câu hỏi của tôi... cũng hoàn toàn bị nó phớt lờ.
Chúng tôi đợi một lúc, Nghiêm Sơ Văn vừa lau cặp kính không gọng vừa bước ra từ nhà vệ sinh, đôi mắt cận nặng khiến nó không chú ý đến sắc mặt cứng đờ của cậu bé bên cạnh.
"Đi thôi, tham quan chính điện xong chắc cũng trễ rồi, vừa kịp về ăn cơm." Nó đeo kính lên rồi nói.
Trên đường từ căn nhà nhỏ đến chính điện có rất nhiều chậu cây được đặt ngay ngắn dọc theo bờ tường không có mái che, chậu nào chậu nấy trông hệt như hành lá. Lê Ương bảo đó là hoa lan Ma Xuyên trồng, hôm nào đẹp trời sẽ đưa ra phơi nắng, còn thời tiết xấu thì đem vào nhà, nâng niu như trứng.
Chúng tôi quay lại chính điện, lần nữa gặp Ma Xuyên và các tín đồ đang cầu nguyện ngay trước cửa điện. Mặt mũi bà lão nhuốm đầy phong sương, không biết từ đâu tới mà vừa nhìn thấy Ma Xuyên đã xúc động vô cùng, hai tay bà siết chặt vạt áo, nước mắt lưng tròng.
Như thể chỉ cần nhìn thấy Ma Xuyên thì thánh thần trên cao sẽ nghe thấy điều bà cầu nguyện.
Lê Ương ra hiệu giữ im lặng rồi dẫn chúng tôi đi vòng qua bọn họ để vào trong điện.
Vừa bước vào cửa điện tôi đã thấy nơi này tù mù. Sau khi hai mắt dần thích ứng, tôi trông thấy một bức tượng đầu hươu khổng lồ đang đứng sừng sững trước mặt.
Tượng thần cao khoảng ba mét, toàn thân dát vàng, ngồi trong tư thế "bán già phu tọa", tay trái buông thõng bên người, giấu trong ống tay áo dày nặng, tay phải đặt tự nhiên trên đầu gối, để lộ phần ngực trần và cổ tay phải với một chiếc vòng tay và chuỗi ngọc tinh xảo bên trên.
Một tia nắng từ giếng trời trên mái nhà rọi xuống, phản chiếu lên những ngọn đèn bơ trên bàn thờ, càng làm tấm thân vàng óng của thần hươu thêm chói mắt.
Tôi nhìn Ngài, Ngài nhìn tôi. Rõ ràng là một vật chết, thế nhưng dường như tôi lại nhìn thấy sự thương xót và từ bi ở trong mắt Ngài.
Đây là...thần của tộc Tằng Lộc, Sơn thần của núi tuyết Thương Lan, cũng là vợ, là chồng, là chủ nhân của Ma Xuyên.
"Hằng ngày Tần Già sẽ tu hành và tiếp khách ở đây, dùng cơm cũng dùng ở đây, bên cạnh còn có một gian phòng nhỏ, là nơi thầy nghỉ ngơi vào ban tối, bên đấy không có gì đặc biệt nên cháu không đưa hai chú qua xem." Vừa bước vào chính điện, Lê Ương đã giảm âm lượng xuống, bất giác trở nên thận trọng.
Mặc dù bản thân tôi không mê tín dị đoan, nhưng nhờ Giang Tuyết Hàn mà từ bé tôi đã đọc rất nhiều sách về tôn giáo. Trong bích họa Đôn Hoàng có một bức 《Lộc Vương Bổn Sinh Đồ》, ghi lại câu chuyện Cửu Sắc Lộc bị con người lấy oán báo ơn, không biết đó có phải là thần hươu của Tằng Lộc hay không.
Một lúc lâu sau, tôi thu hồi tầm mắt rồi nhìn quanh toàn điện, thấy bên cạnh pho tượng thần có một chiếc bàn thấp, bên trên bày đủ loại văn phòng tứ bảo, ở giữa trải giấy tuyên thành nên bèn lại gần quan sát.
Trên trang giấy tuyên trắng phớ là những dòng chữ Khải xinh đẹp, nét bút có lực, kết cấu tao nhã, bố cục tự nhiên, hình như là chép lại một đoạn trong 《Kinh Kim Cương》.
Tôi còn muốn xem kỹ hơn một chút thì một bàn tay nhợt nhạt mảnh khảnh đã xuất hiện trước mắt, cầm tờ giấy tuyên thành mỏng tang lên gấp làm đôi rồi kẹp vào cuốn kinh bên cạnh.
"Nhìn gì đấy?" Chẳng biết Ma Xuyên đi vào từ lúc nào, cậu ta vẫn mang bộ dáng thánh khiết không màng thế tục kia, nhưng nụ cười trên môi đã tắt, nhìn tôi bằng đôi mắt đen láy thâm sâu.
Cách đó không xa, Nghiêm Sơ Văn đang nhỏ giọng thảo luận gì đó với Lê Ương, không ai chú ý đến bên này.
Tôi rất muốn khua chiêng gõ trống để bọn họ nhìn sang, coi xem thần tử núi tuyết của họ là kẻ lật mặt như lật sách thế nào.
"Xin lỗi." Tôi thoải mái nhận lỗi, nhún vai bảo: "Tôi đâu ngờ đồ riêng tư của cậu lại bày ra ở nơi lắm người ra vào như vậy."
Cậu ta không có ý tiếp tục đấu võ mồm với tôi, chỉ liếc sang nhóm Lê Ương rồi hỏi: "Tham quan xong chưa?"
Tôi cười cười: "Trừ khuê phòng của cậu ra thì xong hết rồi."
Cậu ta đưa mắt nhìn ra ngoài chính điện: "Tham quan xong thì về sớm đi, bậc thang xuống núi vừa cao vừa dốc, trời tối là khó đi lắm."
Rõ là đuổi khách rồi.
Tôi hiểu ý nên cũng không nói thêm gì, gọi Nghiêm Sơ Văn giục nó đi về.
Nghiêm Sơ Văn vẫn còn vài câu muốn hỏi, nhưng bị tôi giục quá nên cũng chỉ đành vội vàng chạy theo.
"Sao thế?" Hơn hai mươi năm tình nghĩa huynh đệ, dù nó có đần đến mấy cũng nhìn ra được sự bất thường của tôi: "Mày lại cãi nhau với Ma Xuyên à?"
Chúng tôi đã ra khỏi đền được một lúc, thấy xung quanh không có ai, tôi đứng xịch lại tại chỗ, hít một hơi thật sâu. Không khí lạnh tràn vào phổi khiến tôi đông cứng cả người, ngọn lửa trong lòng cũng dịu đi không ít.
"Thằng đấy kì thị đồng tính." Tôi vùi nửa khuôn mặt vào chiếc khăn quàng cổ, lầm bầm chửi một câu: "Cái đồ cặn bã hủ lậu."
Nghiêm Sơ Văn bất đắc dĩ lắc đầu: "Cậu ấy là 'Tần Già' đầu tiên được ra ngoài học và học lên đại học. Trước cậu ấy, ngôn quan bao đời của Tằng Lộc luôn cố thủ ở Thố Nham Tung, thậm chí còn chưa đi máy bay bao giờ. Lớn lên trong môi trường bảo thủ, cộng với việc từ bé đã tu tập phạm hạnh mà cậu ấy vẫn có thể nói chuyện hòa nhã với mày là đã được ảnh hưởng của nền giáo dục hiện đại rồi, chẳng lẽ mày còn muốn người ta chúc phúc cho mày à?"
(*) Phạm Hạnh (Brahmacarya) là những người tu theo Giới Hạnh (Đức Hạnh) của Đức Phạm Thiên (Brahman), là Đấng Thượng Đế Tối Cao theo đạo Bà La Môn (Ấn Độ giáo) ngày nay. Giữ lối sống trong sạch, thanh tịnh, minh triết của các đệ tử Thế Tôn.
Tôi nhớ Nghiêm Sơ Văn từng kể với mình rằng trước đây tộc Tằng Lộc lạc hậu và cô lập hơn bây giờ nhiều, trẻ con chỉ được học văn hóa Tằng Lộc, chẳng mấy ai nói được tiếng Hạ. Ma Xuyên được ra ngoài đi học cũng nhờ cán bộ xóa đói giảm nghèo lúc bấy giờ thuyết phục vị ngôn quan cũ mãi mới được.
Tôi liếc Nghiêm Sơ Văn, đút tay vào túi rồi từ từ bước xuống bậc thang, sửa lưng nói: "Bỏ học. Cậu ta vẫn chưa tốt nghiệp đại học, hiện tại chỉ có bằng cấp ba thôi."
Nghiêm Sơ Văn sững người, sau đó mỉm cười nói với tôi: "Phần lớn thời gian cậu ấy đều ở trong đền, nếu mày không muốn gặp cậu ấy thì đừng sang đây là được."
Tôi gật đầu, không nói thêm gì nữa, nhưng trong đầu bất giác nhớ lại lần đầu tiên gặp Ma Xuyên ở trường đại học.
__
《Lời mị hoặc》 có mốc thời gian trước 1 năm so với 《Không hợp》.
Comment bên Trung: Thử làm toán phát, Hạ Nam Diên 16 tuổi tức là đang học lớp 10 ở Sơn Nam, cậu ấy bảo mình biết mối quan hệ giữa cậu và mợ trong kỳ nghỉ hè, nhưng bây giờ đang là mùa đông, vậy là hai người sẽ yêu nhau trong vòng nửa năm nữa.
Beta: OhHarry
"Lâu rồi không gặp."
Ma Xuyên cởi tấm khăn nỉ ra, rủ mi, khẽ gật đầu với tôi. Chỉ trong thoáng chốc, những cảm xúc quá đỗi mờ nhạt trên gương mặt cậu ta đã được thu lại sạch sẽ, thậm chí khóe môi còn nở một nụ cười hết sức đúng mực, như thể cậu ta thực sự thấy vui mừng khi được trùng phùng với tôi.
Nghiêm Sơ Văn mở lời: "Hôm nay Bách Dận vừa đến, tôi dẫn cậu ấy đi dạo xung quanh, cậu cứ làm việc đi, không cần để ý đến bọn tôi đâu."
Nghiêm Sơ Văn và Ma Xuyên là bạn cùng lớp hồi đại học, cả hai còn ở chung phòng kí túc nữa nên quan hệ vẫn luôn tốt đẹp. Về sau, Nghiêm Sơ Văn quyết định nghỉ việc để học tiến sĩ rồi đến đây ở mấy năm với giáo sư Cát, do thường xuyên qua lại với vị thần tử Tằng Lộc này nên quan hệ càng thân thiết hơn.
Thật lòng mà nói, nếu không phải vì tin chắc rằng Nghiêm Sơ Văn chỉ chuyên tâm học hành, không có lòng dạ yêu đương, còn Ma Xuyên thì tuyệt đối không thể thích đàn ông; tôi đã hoài nghi không biết có phải hai người này đã lén hú hí với nhau sau lưng mình không.
"Vậy sao được." Ma Xuyên bác bỏ đề nghị của Nghiêm Sơ Văn ngay tắp lự, nhẹ nhàng nói: "Ở xa tới thì là khách. Bách Dận là khách, cậu cũng là khách, để khách giúp gia chủ tiếp đãi những vị khách khác thì thất lễ quá." Cậu ta xoay người về phía điện thờ rồi hô lên một tiếng, ngay sau đó, một cậu bé Tằng Lộc quày quả từ trong điện đi ra.
Ma Xuyên vẫy tay gọi cậu bé tới: "Độ này sắp đến Lễ Đông Phong, không ít người trong tộc đã đến Bằng Cát, tôi không đi được. May mà có Lê Ương, thằng bé lớn lên ở đây, trừ tôi ra, nó là người quen thuộc nhất với ngôi đền này."
Cậu bé này có tướng mạo đặc trưng của tộc Tằng Lộc, mũi cao mắt sâu, nước da ngăm đen, khoảng sáu bảy tuổi, khuôn mặt vẫn có chút phúng phính của trẻ con.
Sau khi ngôn quan mới của Tằng Lộc lên kế nhiệm, người này sẽ tiến hành chọn ra con nuôi (hay còn được gọi là đệ tử) trong số những đứa trẻ không quá ba tuổi trong toàn tộc. Tên của đám trẻ sẽ được làm thành xăm và bỏ vào trong một chiếc hũ bạc, sau đó ngôn quan sẽ đích thân thực hiện các nghi lễ, theo ý trời chọn ra ngôn quan đời tiếp theo phù hợp với yêu cầu của Sơn thần.
Tuy chưa từng gặp, nhưng tôi đoán cậu bé này hẳn là con nuôi của Ma Xuyên.
Cậu bé tò mò nhìn tôi một chốc, sau đó quay sang Nghiêm Sơ Văn, ngoan ngoãn cất lời: "Chào thầy Nghiêm ạ."
Tiếng Hạ của cậu bé trúc trắc hơn Ma Xuyên nhiều, nhưng coi như vẫn nghe hiểu được.
Ma Xuyên cúi đầu giải thích với nó: "Đây là bạn của thầy Nghiêm, hôm nay mới đến Bằng Cát, muốn đi dạo quanh đền, ta không đi được, con thay ta tiếp đón họ nhé."
Nghe Ma Xuyên nói xong, tôi suýt bật cười thành tiếng, trong đầu cứ lởn vởn câu thoại kinh điển trong phim — "Thậm chí cậu còn không nghĩ tới việc gọi tôi là Bố Già."*
(*) Thoại trong phim Bố Già
Chúng tôi đã ăn cùng nhau, học cùng lớp, ở cùng lều, vậy mà cuối cùng cậu ta thậm chí còn chẳng muốn gọi tôi hai tiếng "bạn bè".
"Vâng ạ, để con dẫn họ đi tham quan." Lê Ương trịnh trọng gật đầu như thể Ma Xuyên vừa giao cho nó nhiệm vụ nào quan trọng lắm.
Ma Xuyên xoa đầu cậu bé rồi áy náy nói với Nghiêm Sơ Văn: "Thế tôi xin phép nhé."
Từ đầu đến cuối, tầm mắt cậu ta chỉ tập trung vào Nghiêm Sơ Văn, ngay đến một cái liếc mắt cũng chẳng buồn chia cho tôi.
"Không sao, nào cậu rảnh lại gặp nhau." Nghiêm Sơ Văn không phát hiện ra điều gì khác lạ, cậu vẫy vẫy tay để Lê Ương đi trước dẫn đường.
Lúc tách ra, như thể đã thỏa thuận xong từ trước, tôi và Ma Xuyên cùng ăn ý bỏ qua mấy câu khách sáo, chúng tôi không thèm chào hỏi nhau mà đồng thời đi về hai hướng ngược chiều.
Đi được vài bước, tôi không khỏi quay đầu nhìn lại, chỉ thấy bóng lưng trắng như tuyết của Ma Xuyên càng lúc càng xa mình.
Chuỗi sáp ong và ngọc thạch xanh lam rủ xuống tận đầu gối, khẽ đong đưa dọc sóng lưng theo từng nhịp bước chân, áp lên lớp vải khiến đường nét xương bướm như ẩn như hiện.
Quả là một bóng lưng quyến rũ...
Dường như cảm nhận được có ai đang nhìn mình, bóng người xa xa kia đột nhiên dừng bước, ngay khi khi cậu ta vừa định quay đầu, tôi đã vội vàng dời mắt, rảo bước đuổi kịp đám Nghiêm Sơ Văn.
Diện tích của ngôi đền không lớn lắm, ngoại trừ chính điện, phía sau còn có một căn nhà nhỏ hai tầng bằng gỗ, tầng một là nơi thờ chân dung của các vị ngôn quan tiền nhiệm, tầng hai là nơi ở của Lê Ương và đứa cháu trai của Ma Xuyên.
Cũng như tăng ni Phật Giáo, một khi đã được lựa chọn, ngôn quan tộc Tằng Lộc sẽ phải tách mình khỏi máu mủ ruột rà, xa lìa ham muốn trần tục và sống thanh tâm quả dục trong đền cho đến hết đời.
Nơi này là thánh địa của toàn bộ Thố Nham Tung, là nơi linh thiêng nhất trong lòng người Tằng Lộc, đúng ra chỉ có ngôn quan và đệ tử mới được phép ở. Nhưng Ma Xuyên lại để cháu trai mình tá túc tại đây dù rất nhiều người dị nghị.
Vì lý do này mà mấy lão già cổ hủ suýt nữa đã làm ầm lên với cậu ta, bí thư thôn Bằng Cát sợ xảy ra chuyện nên phải mời thống đốc đứng ra hòa giải, tốn rất nhiều công sức mới đưa ra được phương án làm vẹn lòng đôi bên — có thể ở lại, nhưng chỉ được ở đến năm 18 tuổi.
Đương nhiên Lê Ương sẽ không kể cho chúng tôi những chuyện này, dù sao khi ấy nó vẫn chỉ là một đứa bé đi còn chưa vững, tôi biết tường tận như vậy là nhờ mấy buổi livestream của Nghiêm Sơ Văn hồi trước.
Có thể khiến cho một người không biết ngồi lê đôi mách như Nghiêm Sơ Văn phải hóng hớt như vậy chứng tỏ khi ấy phải náo nhiệt dữ lắm.
Tính toán thời gian thì năm nay đứa bé kia cũng đã 16 tuổi. Hình như là con lai người Hạ.
"Sao có mình con thế, còn một đứa nữa đâu?" Tôi luôn muốn xem đứa trẻ đó trông như thế nào, người ta hay bảo cháu trai giống cậu, không biết nó giống Ma Xuyên đến mức nào nhỉ.
"Kháp Cốt á?" Lê Ương nghiêng đầu, ngây thơ đáp: "Anh ấy đi học trên thành phố rồi, xa lắm, chỉ kỳ nghỉ hè với nghỉ đông mới về được. Chỗ con học gần hơn, nhưng đi bộ cũng phải mất hai tiếng đồng hồ, thế nên bình thường con ở lại trường, cuối tuần mới về ạ."
"Kháp Cốt..." Tôi lục lọi trong kí ức, nhanh chóng tìm ra từ tương ứng trong tiếng Hạ, "Diều hâu à?"
Lê Ương kinh ngạc thốt lên: "Chú biết tiếng Tằng Lộc ạ?"
Đến cả Nghiêm Sơ Văn cũng phải phát sốc: "Mày học tiếng Tằng Lộc khi nào thế?"
Khi nào ư?
Cũng đã học đứt quãng được bảy năm rồi, học đến trình độ có thể giao tiếp dù hơi vấp váp, nhưng còn lâu tôi mới nói cho Nghiêm Sơ Văn biết kẻo nó lại đoán già đoán non.
"Tình cờ biết từ này thôi." Sợ nó không tin, tôi còn đưa thêm ví dụ: "Tao cũng biết nói 'xin chào' bằng tiếng Pháp đấy, không lẽ như vậy là tao biết nói tiếng Pháp luôn à?"
Nghiêm Sơ Văn không nghi ngờ gì nữa: "Làm tao hết cả hồn, cứ tưởng mày lén chạy đi học tiếng Tằng Lộc chứ."
Lê Ương gật đầu: "Đúng là 'diều hâu' đấy ạ. Kháp Cốt còn có tên tiếng Hạ là 'Hạ Nam Diên', cũng có nghĩa là 'diều hâu', diêu hâu của Sơn Nam."
Sơn Nam nằm ở phía tây nam, có lãnh thổ rộng lớn và là tỉnh có nhiều nhóm dân tộc nhất nước ta, Thố Nham Tung, nơi người Tằng Lộc đã sinh sống qua nhiều thế hệ chỉ là một trong 8 châu tự trị thuộc thẩm quyền của nó.
Diều hâu của Sơn Nam. Cái tên này không đao to búa lớn đến mức phi thực tế mà cũng không quá kiêm nhường, vô cùng vừa vặn, là một cái tên hay.
Bên cạnh tường viện cách khu nhà nhỏ không xa có một dãy nhà được xây bằng gạch xi măng, hình như là sau này mới được xây dựng, Lê Ương nói đó là nơi để rửa ráy và nấu ăn.
(*) Tường viện: bức tường xây quanh một khuôn viên hoặc sân nhỏ để giới hạn và bảo vệ không gian nội bộ. Thường được sử dụng trong các ngôi nhà, đền đài, hoặc các khu đô thị truyền thống.
"Tao đi vệ sinh." Nghiêm Sơ Văn nói xong thì quen cửa quen nẻo bước về phía ngôi nhà lát gạch.
Tôi với Lê Ương đứng tại chỗ chờ, để bầu không khí bớt gượng gạo, tôi bắt đầu tán dóc với cậu bé.
"Đằng kia là gì thế?"
Góc tây bắc của ngôi đền có một cây bách rất lớn, khuất sau cây đại thụ che trời này, ở góc xa nhất của ngôi đền là một gian nhà gỗ nhỏ, trông lụp xụp tồi tàn như đã nhiều năm chưa được tu sửa.
Lê Ương liếc nhìn, đoạn đáp: "Đó là kho chứa củi, dùng để chất củi ạ."
"Ồ, không phải để nhốt người à?"
"Nhốt người?" Lê Ương nghi hoặc nhíu mày.
Thấy vẻ mặt cậu bé không giống như đang giả vờ, chắc là chưa bị nhốt bao giờ nên tôi bèn đổi chủ đề: "Bình thường Ma Xuyên có nghiêm khắc với con không?"
"Ma..." Lê Ương vừa lặp lại một chữ đã ý thức được có điều không đúng, cậu bé vội ngậm chặt miệng, trừng mắt nhìn tôi: "Chú phải gọi là 'Tần Già'."
" Ma Xuyên hay Tần Già quan trọng đến thế à?" Tôi cười giễu, "Hồi cậu ta chưa trở thành ngôn quan chú toàn gọi Ma Xuyên đó thây."
Khóe môi Lê Ương trễ xuống, nó nghiêm mặt: "Quan trọng."
Ánh mắt nó nhìn tôi như thể nếu tôi còn dám gọi thêm một tiếng "Ma Xuyên" nào nữa, có thể nó sẽ nhào lên cắn tôi luôn.
Tôi không muốn tranh luận với cậu bé, đành thỏa hiệp: "Rồi rồi rồi, Tần Già Tần Già."
Bấy giờ sắc mặt cậu bé mới nguôi nguôi, nhưng vẫn ra vẻ không thèm để ý đến tôi, đến nỗi mấy câu hỏi của tôi... cũng hoàn toàn bị nó phớt lờ.
Chúng tôi đợi một lúc, Nghiêm Sơ Văn vừa lau cặp kính không gọng vừa bước ra từ nhà vệ sinh, đôi mắt cận nặng khiến nó không chú ý đến sắc mặt cứng đờ của cậu bé bên cạnh.
"Đi thôi, tham quan chính điện xong chắc cũng trễ rồi, vừa kịp về ăn cơm." Nó đeo kính lên rồi nói.
Trên đường từ căn nhà nhỏ đến chính điện có rất nhiều chậu cây được đặt ngay ngắn dọc theo bờ tường không có mái che, chậu nào chậu nấy trông hệt như hành lá. Lê Ương bảo đó là hoa lan Ma Xuyên trồng, hôm nào đẹp trời sẽ đưa ra phơi nắng, còn thời tiết xấu thì đem vào nhà, nâng niu như trứng.
Chúng tôi quay lại chính điện, lần nữa gặp Ma Xuyên và các tín đồ đang cầu nguyện ngay trước cửa điện. Mặt mũi bà lão nhuốm đầy phong sương, không biết từ đâu tới mà vừa nhìn thấy Ma Xuyên đã xúc động vô cùng, hai tay bà siết chặt vạt áo, nước mắt lưng tròng.
Như thể chỉ cần nhìn thấy Ma Xuyên thì thánh thần trên cao sẽ nghe thấy điều bà cầu nguyện.
Lê Ương ra hiệu giữ im lặng rồi dẫn chúng tôi đi vòng qua bọn họ để vào trong điện.
Vừa bước vào cửa điện tôi đã thấy nơi này tù mù. Sau khi hai mắt dần thích ứng, tôi trông thấy một bức tượng đầu hươu khổng lồ đang đứng sừng sững trước mặt.
Tượng thần cao khoảng ba mét, toàn thân dát vàng, ngồi trong tư thế "bán già phu tọa", tay trái buông thõng bên người, giấu trong ống tay áo dày nặng, tay phải đặt tự nhiên trên đầu gối, để lộ phần ngực trần và cổ tay phải với một chiếc vòng tay và chuỗi ngọc tinh xảo bên trên.
Một tia nắng từ giếng trời trên mái nhà rọi xuống, phản chiếu lên những ngọn đèn bơ trên bàn thờ, càng làm tấm thân vàng óng của thần hươu thêm chói mắt.
Tôi nhìn Ngài, Ngài nhìn tôi. Rõ ràng là một vật chết, thế nhưng dường như tôi lại nhìn thấy sự thương xót và từ bi ở trong mắt Ngài.
Đây là...thần của tộc Tằng Lộc, Sơn thần của núi tuyết Thương Lan, cũng là vợ, là chồng, là chủ nhân của Ma Xuyên.
"Hằng ngày Tần Già sẽ tu hành và tiếp khách ở đây, dùng cơm cũng dùng ở đây, bên cạnh còn có một gian phòng nhỏ, là nơi thầy nghỉ ngơi vào ban tối, bên đấy không có gì đặc biệt nên cháu không đưa hai chú qua xem." Vừa bước vào chính điện, Lê Ương đã giảm âm lượng xuống, bất giác trở nên thận trọng.
Mặc dù bản thân tôi không mê tín dị đoan, nhưng nhờ Giang Tuyết Hàn mà từ bé tôi đã đọc rất nhiều sách về tôn giáo. Trong bích họa Đôn Hoàng có một bức 《Lộc Vương Bổn Sinh Đồ》, ghi lại câu chuyện Cửu Sắc Lộc bị con người lấy oán báo ơn, không biết đó có phải là thần hươu của Tằng Lộc hay không.
Một lúc lâu sau, tôi thu hồi tầm mắt rồi nhìn quanh toàn điện, thấy bên cạnh pho tượng thần có một chiếc bàn thấp, bên trên bày đủ loại văn phòng tứ bảo, ở giữa trải giấy tuyên thành nên bèn lại gần quan sát.
Trên trang giấy tuyên trắng phớ là những dòng chữ Khải xinh đẹp, nét bút có lực, kết cấu tao nhã, bố cục tự nhiên, hình như là chép lại một đoạn trong 《Kinh Kim Cương》.
Tôi còn muốn xem kỹ hơn một chút thì một bàn tay nhợt nhạt mảnh khảnh đã xuất hiện trước mắt, cầm tờ giấy tuyên thành mỏng tang lên gấp làm đôi rồi kẹp vào cuốn kinh bên cạnh.
"Nhìn gì đấy?" Chẳng biết Ma Xuyên đi vào từ lúc nào, cậu ta vẫn mang bộ dáng thánh khiết không màng thế tục kia, nhưng nụ cười trên môi đã tắt, nhìn tôi bằng đôi mắt đen láy thâm sâu.
Cách đó không xa, Nghiêm Sơ Văn đang nhỏ giọng thảo luận gì đó với Lê Ương, không ai chú ý đến bên này.
Tôi rất muốn khua chiêng gõ trống để bọn họ nhìn sang, coi xem thần tử núi tuyết của họ là kẻ lật mặt như lật sách thế nào.
"Xin lỗi." Tôi thoải mái nhận lỗi, nhún vai bảo: "Tôi đâu ngờ đồ riêng tư của cậu lại bày ra ở nơi lắm người ra vào như vậy."
Cậu ta không có ý tiếp tục đấu võ mồm với tôi, chỉ liếc sang nhóm Lê Ương rồi hỏi: "Tham quan xong chưa?"
Tôi cười cười: "Trừ khuê phòng của cậu ra thì xong hết rồi."
Cậu ta đưa mắt nhìn ra ngoài chính điện: "Tham quan xong thì về sớm đi, bậc thang xuống núi vừa cao vừa dốc, trời tối là khó đi lắm."
Rõ là đuổi khách rồi.
Tôi hiểu ý nên cũng không nói thêm gì, gọi Nghiêm Sơ Văn giục nó đi về.
Nghiêm Sơ Văn vẫn còn vài câu muốn hỏi, nhưng bị tôi giục quá nên cũng chỉ đành vội vàng chạy theo.
"Sao thế?" Hơn hai mươi năm tình nghĩa huynh đệ, dù nó có đần đến mấy cũng nhìn ra được sự bất thường của tôi: "Mày lại cãi nhau với Ma Xuyên à?"
Chúng tôi đã ra khỏi đền được một lúc, thấy xung quanh không có ai, tôi đứng xịch lại tại chỗ, hít một hơi thật sâu. Không khí lạnh tràn vào phổi khiến tôi đông cứng cả người, ngọn lửa trong lòng cũng dịu đi không ít.
"Thằng đấy kì thị đồng tính." Tôi vùi nửa khuôn mặt vào chiếc khăn quàng cổ, lầm bầm chửi một câu: "Cái đồ cặn bã hủ lậu."
Nghiêm Sơ Văn bất đắc dĩ lắc đầu: "Cậu ấy là 'Tần Già' đầu tiên được ra ngoài học và học lên đại học. Trước cậu ấy, ngôn quan bao đời của Tằng Lộc luôn cố thủ ở Thố Nham Tung, thậm chí còn chưa đi máy bay bao giờ. Lớn lên trong môi trường bảo thủ, cộng với việc từ bé đã tu tập phạm hạnh mà cậu ấy vẫn có thể nói chuyện hòa nhã với mày là đã được ảnh hưởng của nền giáo dục hiện đại rồi, chẳng lẽ mày còn muốn người ta chúc phúc cho mày à?"
(*) Phạm Hạnh (Brahmacarya) là những người tu theo Giới Hạnh (Đức Hạnh) của Đức Phạm Thiên (Brahman), là Đấng Thượng Đế Tối Cao theo đạo Bà La Môn (Ấn Độ giáo) ngày nay. Giữ lối sống trong sạch, thanh tịnh, minh triết của các đệ tử Thế Tôn.
Tôi nhớ Nghiêm Sơ Văn từng kể với mình rằng trước đây tộc Tằng Lộc lạc hậu và cô lập hơn bây giờ nhiều, trẻ con chỉ được học văn hóa Tằng Lộc, chẳng mấy ai nói được tiếng Hạ. Ma Xuyên được ra ngoài đi học cũng nhờ cán bộ xóa đói giảm nghèo lúc bấy giờ thuyết phục vị ngôn quan cũ mãi mới được.
Tôi liếc Nghiêm Sơ Văn, đút tay vào túi rồi từ từ bước xuống bậc thang, sửa lưng nói: "Bỏ học. Cậu ta vẫn chưa tốt nghiệp đại học, hiện tại chỉ có bằng cấp ba thôi."
Nghiêm Sơ Văn sững người, sau đó mỉm cười nói với tôi: "Phần lớn thời gian cậu ấy đều ở trong đền, nếu mày không muốn gặp cậu ấy thì đừng sang đây là được."
Tôi gật đầu, không nói thêm gì nữa, nhưng trong đầu bất giác nhớ lại lần đầu tiên gặp Ma Xuyên ở trường đại học.
__
《Lời mị hoặc》 có mốc thời gian trước 1 năm so với 《Không hợp》.
Comment bên Trung: Thử làm toán phát, Hạ Nam Diên 16 tuổi tức là đang học lớp 10 ở Sơn Nam, cậu ấy bảo mình biết mối quan hệ giữa cậu và mợ trong kỳ nghỉ hè, nhưng bây giờ đang là mùa đông, vậy là hai người sẽ yêu nhau trong vòng nửa năm nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.