Quyển 4 - Chương 81
Thụy Căn
17/04/2013
So sánh với việc kinh doanh, Triệu Quốc Đống thấy cuộc sống tình cảm và con đường chính trị của mình khó khăn hơn nhiều. Mặc dù hắn cố gắng nhưng vẫn không giảng hòa được với Khổng Nguyệt, điều này làm Triệu Quốc Đống rất buồn bực. Có đôi khi hắn còn muốn bỏ tình cảm này đi, nhưng cuối cùng lại không thể quyết định.
Hắn không biết Khổng Nguyệt nghĩ ra sao về mình. Trên thực tế hắn cũng không làm chuyện gì quá mà, sao cô lại phản ứng mạnh như vậy?
Phụ nữ là gì? Là hổ? Triệu Quốc Đống nhớ đến câu nói này. Đường Cẩn có lẽ chính là bóng ma trong cuộc sống tình cảm của hắn, luôn làm hắn nghĩ tới. Mà Khổng Nguyệt có lẽ chính là điềm báo.
Triệu Quốc Đống nhớ đến lời nhắc của Hùng Chính Lâm với hắn. Chẳng qua Triệu Quốc Đống lại là người không nóng lòng muốn nói chuyện hôn nhân, hoặc là kẻ ăn bát nhìn nồi, có cô này nghĩ cô khác.
Còn trẻ thì phải dành nhiều thời gian mà phấn đấu. Phụ nữ trời sinh là thứ phụ thuộc người mạnh. Phụ nữ xuất sắc là tài nguyên hiếm thấy, nếu muốn được trái tim các cô thì phải thể hiện thực lực của mình.
So với động vật trong tự nhiên thi thoảng cũng lộ sự dũng mãnh, bộ lông, tiếng hót của mình; như vậy đàn ông nếu muốn được phụ nữ, nhất là trái tim phụ nữ xuất sắc thì càng phải thể hiện mình. Sự nghiệp thành công hay không là yếu tố cơ bản nhất xác định đàn ông xuất sắc ở thời đại này. Còn phải có bạn bè, quan hệ rộng rãi, như vậy đàn ông mới gọi là thỏi nam châm. Triệu Quốc Đống cười cười và nghĩ vậy mình thì sao?
Công ty Xây dựng số 2 đã chính thức cải cách, phương án cuối cùng đưa ra là chín mươi sáu nhân viên nắm giữ 5000 cổ phiếu, 20 nhân viên kỹ thuật và quản lý mặc dù phản đối kịch liệt, cũng kiệt lên chính quyền thị trấn, huyện, Huyện ủy nhưng cuối cùng vẫn chỉ đối xử ngang nhau.
Nhưng thật ra một triệu ba trăm ngàn của chính quyền liền được bán theo cách công khai. Chẳng qua nhân viên Công ty Xây dựng số 2 đều muốn bán cổ phần của mình ra khiến việc bán ra của chính quyền kém đi nhiều. Ngay cả nhân viên cũng không muốn cổ phần của công ty, như vậy sức hấp dẫn đối với bên ngoài đã giảm đi nhiều.
So sánh với mấy công ty khác như Nhà máy cơ khí Lợi Đạt, nhà máy thịt lợn Giang Khẩu, xí nghiệp vận chuyển Giang Khẩu, Nhà máy thực phẩm và công ty sợi Hoa Liên, nhà máy sản xuất thiết bị Hoa Liên thì Công ty Xây dựng số 2 đúng là không có gì đáng chú ý.
Cuối cùng một đám lãnh đạo chính quyền không ngừng đến làm công tác với Dương Thiên Bồi, yêu cầu y dẫn đầu mua một khoản cổ phần, cũng tỏ vẻ thị trấn sẽ hỗ trợ khoản vay. Lúc này mới làm đám người Dương Thiên Bồi cùng nhân viên kỹ thuật, quản lý mua một chút. Nhưng vẫn còn hơn 700 ngàn cổ phần không ai mua. Cuối cùng do Triệu Phu Vọng và Cổ Chí Thường để Dương Thiên Bồi ra mặt mua lấy toàn bộ. Công ty Xây dựng số 2 cuối cùng đã cải cách thành công.
Cứ như vậy cổ phần của Công ty Xây dựng số 2 theo tỷ lệ tính toán một tệ một cổ phiếu, Dương Thiên Bồi nắm giữ 300 ngàn cổ phiếu, Triệu Phu Vọng nắm 500 ngàn, Cổ Chí Thường nắm 150 ngàn, nhân viên kỹ thuật và quản lý nắm giữ tổng số 150 ngàn, nhân viên bình thường nắm giữ khoảng 300 ngàn cổ phiếu.
Sau đó rất nhiều nhân viên muốn bán lại cổ phiếu, điều này làm Dương Thiên Bồi và Triệu Phu Vọng lấy giá lúc trước mua lại được hơn 100 ngàn cổ phiếu. Cổ Chí Thường cũng bỏ thêm tầm 50 ngàn, mấy nhân viên kỹ thuật và quản lý khác cũng mua lại của nhân viên bình thường. Nhân viên bình thường chỉ nắm giữ không đến 50 ngàn cổ phiếu.
Cuối cùng kết luận Dương Thiên Bồi lấy quyền mình là cổ đông lớn nhất quyết định đổi tên Công ty Xây dựng số 2 thành Công ty xây dựng Thiên Phu An Đô.
Cả quá trình cải cách tiến hành một tháng. Cũng may công trình thi công Quốc lộ An Lam của Công ty Xây dựng số 2 đã kết thúc, công tác chủ yếu chỉ là thu hồi tiền. Điều này không ảnh hưởng mấy tới hoạt động đối với Công ty Thiên Phu.
Việc cải cách các công ty ở Huyện Giang Khẩu hoàn thành khá tốt. Nhất là trước đó Mao Đạo Lâm và Lương Kiến Hoằng đã chuẩn bị rất đầy đủ, hầu hết các công ty đều cải cách thành công. Điển hình là Nhà máy Cơ khí Lợi Đạt trong quá trình cải cách, nhân viên kỹ thuật và kinh doanh hợp sức mua cổ phần, đuổi đi Bí thư đảng ủy và giám đốc nhà máy, nhanh chóng cứu lại công ty đang sống dở chết dở.
Mà công ty Vận tải Giang Khẩu cũng được một nhà đầu tư từ An Đô tới mua lại tất cả cổ phiếu của công ty với giá một triệu hai, cũng lập tức thay đổi toàn bộ xe cộ, nhanh chóng lũng đoạn thị trường vận chuyển hành khách từ Giang Khẩu đến An Đô, Bình Xuyên, thậm chí Lam Sơn, thoáng cái cứu lại Công ty Vận chuyển Giang Khẩu.
Ngoài một bộ phận công nhân trước đó đã xin về hưu, các nhân viên, công nhân còn lại đều vui mừng ra mặt. Khi phóng viên Nhật báo An Đô tới phỏng vấn, bọn họ dù mệt nhưng đáng, thu nhập cũng tăng lên nhiều. Điều này có sức hấp dẫn lớn đối với các nhân viên có thu nhập quá thấp trong thời gian dài.
Đương nhiên cũng có một số không như ý người ta. Ví dụ như nhà máy thực phẩm Kiều Quan, cùng với xí nghiệp kinh doanh thịt Giang Khẩu không ai hỏi mua, nhân viên của bọn họ cũng không muốn lấy cổ phần. Ngay cả giám đốc, phó giám đốc nhà máy cũng không có hứng thú.
Việc cải cách các xí nghiệp, nhà máy tập thể của Giang Khẩu hầu hết đạt thành công mang tới ảnh hưởng rất lớn. Cả tháng sáu, tháng bảy, điều mà dân chúng Giang Khẩu thảo luận nhiều nhất là cải cách. Dân chúng quan tâm tới việc cải cách sẽ khiến thu nhập của mọi người như thế nào? Nhưng làm bọn họ vui mừng là hầu như tất cả các công ty cải cách cũng không khiến thu nhập giảm đi, có một bộ phận công ty còn tăng lên thu nhập của nhân viên. Điều này làm một số người vốn phản đối hoặc do dự đã chuyển sang ủng hộ cải cách.
Mà chính quyền quan tâm nhất là việc luân chuyển tài chính cùng với hoạt động kinh doanh của các công ty sau cải cách. Khoản tài chính lớn quay về đã giảm nhẹ gánh nặng cho các chính quyền xã, thị trấn. Ví dụ như huyện thành vốn chi không thu, nhưng sau khi bán lại nhà máy cơ khí Lợi Đạt và Vận chuyển Giang Khẩu thì đã thu được trên ba triệu rưỡi tiền mặt.
Thị trấn Kiều Quan và Hoa Liên cũng cải cách thành công, mặc dù giá thấp hơn hai công ty ở huyện thành nhưng cũng khiến hai thị trấn này thu được hơn một triệu. Tiền này vào túi khiến thị trấn giảm bớt áp lực rất nhiều.
Công ty sản xuất thiết bị Vĩnh Hòa có hiệu quả kinh doanh tốt, mặc dù có một bộ phận cổ phần được nhân viên công ty giữ lại, nhưng chính quyền thị trấn lại nắm giữ cổ phần của công ty vì thấy việc kinh doanh vẫn tốt.
Huyện ủy, Ủy ban Giang Khẩu cũng không ra quyết định yêu cầu các chính quyền địa phương phải bán tất cả cổ phần nắm trong tay. Chỉ là trong văn bản yêu cầu chính quyền địa phương tích cực, chủ động hoàn thành việc cải cách, hoàn thành việc chuyển biến. Điều này cũng khiến chính quyền thị trấn Vĩnh Hòa quyết định giữ lại Chu Phàm.
Quyết định không bán cổ phần của chính quyền thị trấn Vĩnh Hòa lúc này là khá sáng suốt. Nhưng bọn họ đâu có ngờ hai ba năm sau kinh doanh của công ty trở nên khó khăn. Nhân viên bình thường và nhân viên quản lý rất nhanh bán cổ phần của mình đi, điều này làm cho công ty này rất nhanh suy sụp.
Cơn sóng cải cách không chỉ ở riêng Huyện Giang Khẩu. Thành phố An Đô lựa chọn thí điểm cải cách ở hai huyện, một quận. Một là Huyện Mai, một là quận Hương Hải cũng đạt tiếng vang trong cải cách.
Huyện Mai cải cách rất triệt để, tất cả cổ phần của các công ty cải cách đều được bán ra, hoặc nửa mua nửa tặng cho nhân viên quản lý, hoặc là lôi kéo các nhà đầu tư. Các công ty sau khi cải cách không có quan hệ đến chính quyền, nhưng hiệu quả lại khác nhau.
Bên Hương Hải có chút đặc biệt. Chính quyền vì đảm bảo các công ty phát triển thuận lợi nên tích cực kêu gọi bộ phận quản lý của các công ty mua cổ phần, cũng chủ động ủng hộ tài chính cho bộ phận quản lý. Điều này làm việc cải cách của Quận Hương Hải về cơ bản vẫn khống chế được các công ty trong tay, không rơi vào tay người ngoài, việc kinh doanh của các công ty cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Mà các công ty sau khi cải cách cũng đạt được thành công đáng mong đợi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.