Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn
Chương 19: Tâm Sở Hữu Pháp: Đại Tùy Phiền Não
Bồ Tát Thiên Thân Soạn - Dịch giả Lê Hồng Sơn
17/09/2021
TÂM SỞ HỮU PHÁP: ĐẠI TÙY PHIỀN NÃO
Sao gọi là Đại Tùy Phiền Não? Đại là chỉ phạm vi sanh trưởng của nó to lớn, có mặt khắp hai loại nhiễm tâm: Bất Thiện và Hữu Phú Vô Ký. Tùy là nói đến sự liên hệ giữa nó và Căn Bản Phiền Não. Nghĩa là tám thứ Đại tùy phiền não hoặc giống nhau hoặc một phần của căn bản phiền não.
A. Bất Tín
Bất Tín là trái nghĩa với tín. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Bất Tín? Đối với các pháp thế và xuất thế, đối với Nhị Đế và đối với đức của Tam Bảo, không nhịn được sự ham muốn khoái lạc bởi tâm ô uế. Đó là tánh của Bất Tín. Ngăn cản Tịnh Tín, lười nhác
dựa dẫm, đó là nghiệp của Bất Tín
Ý đoạn văn trên có 4 điểm sau đây:
1. Căn cứ của Bất Tín
Bất tín dựa vào cái gì mà sanh? Vào ba thứ:
a) Thật: Chỉ sự và lý chân thật của tất cả các pháp. Sự chân thật của các pháp, tức Tục Đế (thật sự ) chỉ sự, tướng của thế gian. Với cái thấy thông thường của phàm phu cho là đúng đắn, xác đáng. Đó gọi là Tục Đế. Lý chân thật của các pháp, tức là Chân Đế, chỉ lý tánh chân thật mà trí huệ của thánh nhân cho là đúng đắn, xác đáng. Đó là Chân Đế.
Nếu nói đến Phật pháp là nói rõ về nghĩa Nhân Duyên Sinh của các pháp, gọi đó là Tục Đế. Vì sao như thế? Là vì kẻ phàm phu ở đời chưa ngộ được bản tánh, thay đổi nên chạy theo tướng. Phật pháp bảo cho họ biết về tất cả các pháp chỉ là Duyên Sanh nên có mà chẳng phải thật có. Điều ấy chắc chắn, nên gọi là Tục Đế. Khi đã nói rõ nghĩa của Duyên Sanh tức là Không, thì gọi là Chân Đế. Vì sao như thế? Là vì trí huệ của thánh nhân đã thấu suốt, ở ngay nơi tướng hư vọng mà thấy được tánh chân thật của nó. Vì vậy, trí huệ của thánh nhân thấu suốt tất cả các pháp một cách rõ ràng: chẳng phải thật có mà có, chính cái có ấy là không. Nghĩa ấy chắc chắn nên gọi là Chân Đế. Sự ra đời của mười phương chư Phật vì chúng sanh mà nói pháp, tuy rất nhiều, tóm lại, chỉ có Hai Đế này thôi. Tục Đế và Chân Đế bao quát tất cả Phật pháp. Nếu có khả năng thấu triệt hai đế thì Trung Đạo tự nhiên sáng tỏ hoàn toàn.
b) Đức: chỉ cho đức chân thật và thanh tịnh của Tam Bảo:
Đức chân thật và thanh tịnh của Phật là lìa xa lầm lạc và ô nhiễm. Với bốn Đức: Chân Thường, Chân Lạc, Chân Ngã, Chân Tịnh, hướng dẫn chúng sanh ra khỏi đường mê, quay về nẻo giác.
Đức chân thật và thanh tịnh của Pháp, chính là vô số pháp môn tu tập, có đặc tính soi thấu si mê, tối tăm. Ba đời chư Phật đều nương vào phương pháp tu hành này mà thành Bậc Chánh Giác.
Đức chân thật và thanh tịnh của Tăng, chính là trang nghiêm thân thể bằng giới, định, huệ và lục hòa đầy đủ, hoằng dương giáo pháp, làm vững mạnh tông phong, nuôi lớn giống Phật cho đời này và đời sau.
Đoạn trên Phật, Pháp, Tăng đều gọi là bảo (quý báu), vì không bị các pháp thế gian lấn át, cướp lấy, vì không bị phiền não làm ô uế. Bảy thứ báu ở đời, tuy gọi là báu, chỉ có thể hưởng thọ trong một thời gian, cuối cùng hoàn tay trắng, chỉ có thể nuôi nấng lúc sống, mà không thể tiễn đưa khi chết. Nếu nói về Tam Bảo thì có thể dứt bặt vạn lần sống, chết, xa lìa tất cả sợ hãi, tự chủ, tự tại, sau cùng được an vui vĩnh viễn. Cổ đức có câu:
茫 茫 長 夜 中三 寶 為 燈 明舀 舀 苦 海 内 Âm:
Mang mang trường dạ trung
Tam bảo vi đăng minh Thao thao khổ hải nội
Tam bảo tác chu hàng
三 寶 作 舟 航
Nghĩa:
Trong đêm dài mờ mịt
Tam Bảo là ngọn đèn sáng
Mênh mông trong biển khổ
Tam Bảo là chiếc thuyền nan
c) Năng: Chỉ cho pháp lành thế và xuất thế. Thiện pháp ở thế gian có Năm Giới, Mười Việc Thiện,
Tứ Thiền, Bát Định có thể đưa chúng sanh vượt qua bốn châu lên đến thượng giới. Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên có thể đưa chúng sanh ra khỏi Ba Cõi đến Niết Bàn hữu dư và vô dư, thành A
La Hán và Bích Chi Phật. Lục Độ, Tứ Nhiếp Pháp có thể đưa chúng sanh qua khỏi Ba Cõi, hai thừa đến Vô Thượng Bồ Đề và đến bờ kia Đại Bát Niết Bàn.
2. Hành tướng của bất tín
Hành tướng (cái tướng của đối tượng hiện trong tâm) của Bất Tín, tức là không nhịn được sự ham muốn, khoái lạc:
a) Ở trong thật sự, thật lý (các pháp do duyên
sanh gọi là sự. Các pháp không do duyên sanh gọi là lý) mà không muốn tùy thuận, nhẫn khả.
b) Ở trong chân, tịnh, đức mà không thể vui
mừng, sung sướng.
c) Đối với việc lành thế và xuất thế mà không
chịu mong mỏi, hy vọng.
3. Thể tánh của Bất Tín
Tâm ô uế nghĩa là tự tướng bẩn thỉu của Bất Tín, lại còn làm cho tâm, tâm sở nhơ nhuốc, như vật rất nhơ bẩn, tự mình nhơ nhuốc, còn làm cho người khác nhơ nhuốc (không chỉ mình Bất Tín, mà còn phá hoại Tín Tâm của người khác). Vì vậy, nói tánh của Bất Tín là tâm ô uế. Duy Thức Tâm Yếu nói: Nếu người có nghi ngờ thì còn có thể sanh Tín Tâm. Nếu thật sự không
có niềm tin thì Phật cũng không làm gì được, nên Bất Tín là cực dơ.
4. Nghiệp dụng của Bất Tín
a) Hay gây cản trở Tịnh Tín (Chánh Tín). Tịnh Tín
là gì? Du Già, quyển 38, nói: nghe công đức, oai lực và trí huệ tuyệt vời của người kia, ở chỗ sở đắc Phật pháp của người ấy mà khởi tâm tùy thuận đi vào Phật lý, nên gọi là Tịnh Tín. Nhờ đó, tín được tăng lên, râu tóc dựng ngược, buồn thương rơi lệ. Tất cả những việc như thế là tướng của Chánh Tín.
b) Chỗ nương tựa của lười biếng. Vì người không
có đức tin thì nhiều lười biếng, nằm dài suốt ngày như thây ma, không thể trừ ác, tu thiện, không mong nghe pháp Phật. Nếu có nghe cũng không suy nghĩ. Nếu có suy nghĩ cũng không thực tập. Gặp cảnh trái ngang, đổi thay thì lúc tu, lúc ngừng, không chút chuyên cần.
Đó là tướng lười biếng.
B. Lười Biếng
Lười Biếng là trái lại với Siêng Năng, là tên gọi khác của nhác nhớn. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Lười Biếng? Đối với việc thiện, việc ác, Lười Biếng tu tập và dứt trừ. Đó là tánh của Giãi Đãi. Còn nghiệp của Giãi Đãi là làm chướng ngại siêng năng và ô nhiễm tăng lên. Đoạn văn này có ba ý:
1) Thể tánh của Lười Biếng
Thể tánh của Lười Biếng là đối với thiện pháp không siêng tu, đối với pháp ác không siêng trừ. Đó là thể tánh của Lười Biếng. Du Già, quyển 62, nói: Sao gọi là Lười Biếng? Vì ưa ngủ nghỉ, nhàn tản ngày đêm, hoang phí thời gian, bỏ qua nhiều việc lành. Hiển Dương, quyển 1, cũng nói: Người Lười Biếng thì ưa ngủ nghỉ, rảnh rỗi vui chơi, sợ tiến bộ, vì tự xem thường mình. Tâm không nỗ lực. Đó là thể của Lười Biếng. Do đó đặc trưng của Lười Biếng, gồm:
a) Ham mê ngủ nghỉ. Tâm tối tăm, thân nặng nề,
thiền định, thiền pháp không thể phát sanh, chìm sâu trong ba cõi, uổng phí thời giờ.
b) Buông thả vui chơi. Thân tâm phóng túng,
nằm dật, nằm dựa, tiêu phí thời gian. Người đời đều cho tu hành là khổ, buông thả là vui. Hoàn toàn không biết siêng năng, khổ, sở tu tập chỉ là tạm thời mà sự an lạc có được rất lâu dài. Buông thả, thảnh thơi là an vui nhất thời, mà chịu khổ thì nhiều đời.
c) Lo sợ sự tiến bộ. Học Phật đạo lâu dài, tâm
sanh thoái lui, khiếp sợ, thấy chúng sanh khó độ sanh lòng chán nản, mỏi mệt.
d) Sai lầm tự xem thường mình. Thật là ngu si
đối với tâm Vô Thượng Bồ Đề, tâm không quy hướng, hoặc vì căn tánh cạn cợt, đối với Đại Bát Niết Bàn, cho mình quê mùa không có phần.
e) Tâm không nổ lực. Đối với việc trừ ác, tu
thiện không mạnh dạn, do dự, lần lữa, theo thói cũ, qua loa nên lỗi lầm càng tăng trưởng.
2) Nghiệp dụng của Lười Biếng
a) Hay cản trở Tinh Tấn. Luận Nhập A Tỳ Đạt Ma nói: Tâm không mạnh dạn gọi là Lười Biếng, so với Siêng Năng thì trái ngược nhau.
b) Thấm đượm pháp ô nhiễm. Vì người lười
biếng thì mặc cho tham, sân, si…thấm nhuần tăng trưởng, lan rộng vô hạn.
3) Giản lược sự khác nhau tính chất của Lười
Biếng
Hoặc có người nói: Có người cực nhọc ngày đêm, đau đáu vào danh lợi, thậm chí nếu cần làm ác cũng làm, đó không phải là Siêng Năng sao? Xin giản biệt như sau:
a) Đối với các Pháp Lành như Năm Giới, Mười Việc Thiện, Lục Độ, Tứ Nhiếp Pháp mà siêng năng tu tập mới gọi là Tinh Tấn.
b) Đối với pháp nhiễm ô, như sát, đạo, dâm,
vọng mà siêng năng thì gọi là Lười Biếng. Vì sao? Vì từ chối pháp lành.
c) Đối với các Pháp Vô Ký (không thiện, không
ác) như vẽ, điêu khắc hoặc co duỗi mà siêng năng thì thuộc vào dục, thắng giải. Vì lý do gì? Vì đối với các pháp lành không tiến cũng không lùi.
C. Phóng dật
Là điều thứ ba của Đại Tùy Phiền Não, ngược lại với Không Buông Lung. Buông Lung chính là phóng túng thân, tâm, mê say cảnh dục, không biết quay lại chính mình với ý thức hồi quang phản chiếu.
Có ba điểm cần nghiên cứu sau đây:
1) Thể tánh của Buông Lung
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Phóng Dật? Vì đối với pháp nhiễm ô không đề phòng, đối với pháp tịnh không tu tập, buông thả, tùy ý. Đó là tánh của Phóng Dật. Vì người buông lung, đối với nhiễm pháp như tham, sân, si… không thể đề phòng, mà để cho chúng sanh ra, hiện ra, đối với thiện pháp như giữ giới, niệm Phật…không thể thích thú, ưa chuộng. Người Buông Lung có tâm buông thả, tánh và thức chuyển biến tùy theo căn, không đứng yên trong một niệm, như con voi điên, không có móc sắt, con vượn gặp cây to nhảy nhót, tung tăng, khó bề ngăn cản.
Do đó, thể tánh của Phóng Dật cốt ở chỗ không đề phòng, không tu tập. Luận Quảng Ngũ Uẩn, cũng nói: Sao gọi là Phóng Dật? Vì đối với phiền não, tâm không đề phòng, đối với các thiện pháp không thể tu tập. Đó là tánh của Phóng Dật.
2) Nghiệp dụng của Phóng Dật
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Cản trở tâm sở Bất Phóng Dật, tăng ác, giảm thiện. Đó là nghiệp của Buông Lung. Bất Phóng Dật là một pháp lành. Nghĩa là không phóng túng thân, tâm, không đam mê cảnh dục. Ví như người chăn trâu cầm roi trông coi không để trâu giẫm đạp, quấy phá ruộng nương của người. Do đó, Bất Phóng Dật là pháp lành, còn Phóng Dật là pháp ác, ngược nhau.
Lại nữa, Phóng Dật hay tăng điều ác, giảm điều thiện. Phóng Dật đối với con đường học Phật, tăng thiện, giảm ác tương phản rất nhiều. Do đó Phật nói: Nếu không giữ kĩ Năm Giới mà tung hoành thoả thích theo Năm Dục, không chỉ tổn hại đến Pháp Thân, giết chết Huệ Mạng, mà còn hụp lặn trong biển khổ không biết đâu là bờ bến. Nếu Buông Thả Năm Căn như bị giặc cướp. Nhưng giặc cướp ở thế gian chỉ mất tài sản và đau khổ trong một đời. Nếu giặc là Năm Căn thì cướp mất Công Đức và Chánh Pháp. Tai hại này kéo dài đến nhiều đời. Đối với người tu hành, đối với giặc là Năm Căn, không thể không lưu tâm, cẩn thận, đề phòng cẩn mật. Vì vậy phải nêu rõ phải, trái, biết lợi, hại. Người trí phải ngăn ngừa Năm Căn, không chạy theo Trần Cảnh và trông chừng nó như giặc cướp, không được lơi lỏng. Giả sử có Buông Lung, lơi lỏng, đắm chìm trong Năm Căn, tham lam không ngưng thì đau khổ ấy còn có lời nào để nói hết
3) Nói rõ vị trí của Phóng Dật
Vì Phóng Dật lấy lười biếng và bốn pháp giãi đãi, tham, sân, si làm thể, không có thể riêng, có người hỏi: các pháp mạn, si…đều không thể đề phòng nhiễm pháp và tu tập tịnh pháp, tại sao lại không dựa vào chúng mà lập ra Phóng Dật? Giải thích rằng: Tuy các pháp mạn, si cũng có khả năng này nhưng trái với bốn pháp kia (giãi đãi, tham, sân, si) nên thế lực và công dụng yếu kém. Chỉ có bốn pháp ấy làm chướng ngại căn lành và phương pháp sách tấn (thúc đẩy, nhắc nhở tu tập)
D. Hôn Trầm
Hôn trầm là điều thứ tư trong Đại Tùy Phiền
Não, cũng là phản diện của thiện pháp khinh an. Hôn Trầm chính là thần trí tối tăm trầm trọng, không rõ sự lý. Có ba ý cần bàn:
1) Thể tánh của Hôn Trầm
Thành Duy Thức Luận, quyển 6, nói: Sao gọi là Hôn Trầm? Đối với cảnh, khiến cho con người không tiếp nhận được. Đó là tánh của Hôn Trầm. Nghĩa là với Hôn Trầm có thể làm cho tâm chúng ta, đối với cánh sở quán, mơ hồ không biết gì, không thể tiếp nhận. Như khi tu trì danh hiệu niệm Phật vốn phải nhiếp tâm lắng nghe danh hiệu mới là đúng pháp niệm Phật. Nhưng mà hiện tại có một số người tâm niệm như thế không có cách nào chuyên chú vào danh hiệu Phật, đó gọi là Hôn Trầm.
2) Nghiệp dụng của Hôn Trầm
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Hôn Trầm hay cản trở Khinh An và Tỳ Bát Xá Na. Đó là nghiệp của Hôn Trầm. Khinh An là một pháp lành.
Nghĩa là nó xa lìa các nhiễm ô như tham, sân, si… và bức bách của các pháp hữu lậu, khiến cho trong tâm có cảm giác như vừa buông xuống một gánh nặng. Nhờ thân tâm điều hòa, thoải mái, nên đối với các thiện pháp như giữ giới, niệm Phật thực tập có hiệu quả. Gọi đó là Khinh An. Vì vậy, Khinh An và Hôn Trầm là hai pháp trái ngược nhau.
Lại nữa, Hôn Trầm hay cản trở Tỳ Bát Xá Na, tiếng Phạn, dịch là Quán, tức là Trí Huệ vậy. Vì dùng Trí Huệ vắng lặng quán sát căn, trần rõ ràng sáng tỏ, khiến cho thành tựu Tam Muội, tiến đến Vô Thượng Bồ Đề. Gọi đó là Quán.
Tất cả pháp Phật nói đến việc tu tập có muôn ngàn pháp môn đều không lìa xa một chữ Quán. Tuy nói Chỉ Quán, thật ra chỉ là Quán thôi. Do hai chữ này (chỉ, quán) có liên quan đến một sự kiện. Chỉ là dừng lại vọng niệm. Quán là quán chiếu (soi thấu) pháp đang tu tập. Như tu theo pháp môn Tịnh Độ, bước đầu tu tập, cốt là quên hết mọi duyên (chỉ), tập trung tất cả tinh thần cột vào lục tự Di Đà. Miệng niệm, tai nghe, tự niệm, tự nghe (quán). Luyện tập lâu dần vọng tưởng rơi rụng, trí huệ phát sanh. Nếu như bước đầu nhiếp tâm về một chỗ, tất cả tác ý mới có thể gom lại được thì Trong Chỉ Có Quán. Vì vậy, chỉ có một chữ Quán thôi. Pháp niệm Phật của tông Tịnh Độ là vừa niệm vừa quán. Nếu vọng tưởng, tối tăm, niệm Phật không có kết quả thì phải miệng niệm, tai nghe. Niệm được như thế, vọng tưởng không còn từ đâu khởi lên nữa, hôn trầm không do đâu sanh ra. Như thế chính là quán. Căn cứ vào ý này có thể nói tu tập không có gì quan trọng hơn Tu Quán. Hôn Trầm là chướng ngại đến Pháp Tu Quán.
3) Luận về những điểm khác nhau
Có người hỏi: Hôn Trầm và Si có gì khác nhau?
Giải thích rằng: Si là tướng tối tăm, lầm lạc khi đối cảnh, làm chướng ngại Vô Si mà không mờ tối nhiều. Hôn Trầm là tướng mê mờ nặng khi đối cảnh, làm chướng ngại Khinh An và Không Tối Tăm. Tướng của mê ám là không hay không biết. Tướng của mờ tối chẳng phải là không hay không biết. Mờ tối chỉ loạng choạng như người mới ngủ dậy, thấy không rõ ràng. Từ đây nhận ra Hôn Trầm cùng loại với Si và có tự tánh riêng, không phải là một phần của Si.
E. Trạo cử
Sao gọi là Trạo Cử? Trạo là giao động (lung lay). Cử là cao cử (giơ lên cao). Đưa một vật gì lên cao rồi lung lay, gọi là trạo cử. Duy Thức Luận nói: Hành tướng của Trạo Cử là lăn xăn, ồn ào, xáo động, sôi nổi. Gọi đó là Trạo Cử. Bách Pháp Luận Toản nói: Trạo Cử có ba, thân Trạo Cử (làm càn), Khẩu Trạo Cử (nói bậy), Ý Trạo Cử (nghĩa sai). Như thế đủ biết Trạo Cử có nghĩa là bộp chộp, cợt nhả, không trang trọng, không oai nghi.
Thành Duy Thức Luận, quyển 6, nói: Sao gọi là Trạo Cử? Đối với cảnh, tâm không thể vắng lặng. Đó là tánh của Trạo Cử, hay cản trở Hành Xả và Xa Ma Tha.
1) Thể tánh của Trạo Cử
Vì nhớ lại các việc vui mừng, luận bàn những gì đã xảy ra trong quá khứ, khiến cho tâm chúng ta xúc động, nhảy cẩng lên. Đối với cảnh giới đang quán, như Phật hiện,… tâm không thể an định chuyên chú vào được. Đó là thể tánh của Trạo Cử.
2) Nghiệp dụng của trạo cử
a) Hay làm trở ngại thiện pháp Hành Xả. Hành Xả chỉ nội tâm an lành, chánh trực, an trụ một cách tự nhiên nơi đạo pháp đang tu tập. Giờ thì Trạo Cử khiến cho tâm, đối với cảnh sở quán, không vắng lặng được.
Vì vậy, hai tâm sở này đối trị nhau.
b) Hay làm trở ngại Xa Ma Tha.
Xa Ma Tha la tiếng Phạn, dịch là Chỉ, tức ngừng dứt vọng niệm. Chỉ là phương pháp trước nhất trong tất cả các phương pháp tu hành. Ví như pháp môn niệm Phật thì mong cầu niệm Phật nhiếp tâm. Nhiếp là biến mất, gom lại một chỗ, vọng tâm biến mất, chú ý tâm vào danh hiệu Phật, gọi là nhiếp tâm niệm Phật. Nhiếp tâm chính là Chỉ, cũng gọi là Xa Ma Tha. Trạo Cử làm cho tâm, đối với cảnh, không vắng lặng và ngừng dứt vọng niệm thì trái ngược nhau, nên hai tâm sở này đối trị lẫn nhau.
Tóm lại, Trạo Cử là một khuyết điểm lớn của người tu hành. Nếu mắc phải pháp nhiễm ô này thì việc tu hành không thể thành tựu. Giờ muốn đối trị trạo cử thì phải học tập pháp lành Hành Xả và Phát Tâm Bình Đẳng, Tâm Chánh Trực, dần dần nội tâm an định, vắng lặng. Người tu theo Tịnh Độ, niệm Phật dễ dàng được nhất tâm một cách tự nhiên.
F. Thất Niệm
Sao gọi là Thất Niệm? Thất Niệm là quên mất Chánh Niệm. Chánh Niệm là gì? Nương theo Phật pháp mà nói: Nếu người tu hành thông minh, mẫn tiệp, phân biệt rõ ràng, đối với pháp môn đang tu, không bị dục trần trước mắt che mờ, thì gọi đó là Chánh Niệm. Như người tu theo Tịnh Độ hoặc niệm thật tướng của Chân Như, hoặc niệm công đức, tướng tốt của Phật, hoặc niệm Phật quốc trang nghiêm, hoặc niệm Vạn Đức Hồng Danh rõ ràng không mờ mịt, rạch ròi, sáng tỏ, gọi đó là Chánh Niệm. Ngược lại là Thất Niệm.
Thành Duy Thức Luận, quyển 6, nói: Sao gọi là Thất Niệm? Đối với các sở duyên không thể ghi nhớ rõ ràng, đó là tánh. Hay chướng ngại chánh niệm, tán loạn sở y, đó là nghiệp. Lại nói: Thất Niệm bao gồm một phần của niệm và si. Đoạn văn trên có ba ý:
1) Thể tánh của Thất Niệm.
Đối với cảnh giới của các sở duyên, như người tu quán Tứ Niệm Xứ, đối với bốn loại sở quán: Thân, Thọ, Tâm, Pháp không thể làm, không trong sạch.
Quán Khổ, Vô Thường, Vô Ngã mà lại khởi lên
Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, ngược lại. Gọi đó là Thất Niệm. Như người tu Tứ Đế pháp. Đối với Khổ mà không thể tư duy tánh bức bách của nó. Đối với Tập mà không thể tư duy tánh chiêu cảm của nó.đối với Diệt mà không thể tư duy tánh khả chứng của nó. Đối với Đạo mà không thể tư duy tánh khả tu của nó. Như thế không thể nhớ rõ, quên lý của Tứ Đế, gọi là Thất Niệm.
2) Nghiệp dụng của Thất Niệm
a) Hay chướng ngại Chánh Niệm. Du Già, quyển
83, nói: Chánh niệm là không quên lời thầy dạy dỗ. Giờ thất niệm là quên mất Đế Lý Chân Thật của thầy, bạn dạy dỗ như Tứ Niệm Xứ và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo. Hai tâm sở này đối trị lẫn nhau.
b) Nơi nương tựa của tán loạn. Nếu mất chánh
niệm thì giặc phiền não thừa cơ xâm nhập, nhiễu loạn nội tâm, nên gọi là tán loạn sở y.
c) Phần vị. Căn cứ nghĩa chính thì thất niệm gồm
có một phần của niệm và si. Vì sao như thế? Do si và niệm tương ứng cho nên khiến cho niệm không nhớ rõ ràng, cũng không quên mất.
G. Tán Loạn
Sao gọi là Tán Loạn? Luận Duy Thức nói: Hành tướng của Tán Loạn là quấy nhiễu, gây loạn và nóng nảy, không điềm tĩnh. Tâm của phàm phu trôi nổi trong ngũ dục và sáu trần, không dừng lại một sát na, nên gọi là Tán Loạn.
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Tán Loạn? Đối với sở duyên làm cho tâm xao lãng. Đó là tánh của Tán Loạn. Hay gây ra chướng ngại cho Chánh Định là chỗ ác huệ nương vào. Đó là nghiệp của Tán Loạn. Đoạn văn này có hai ý:
1) Thể tánh của tán loạn.
Ví như khi người tu hành niệm Phật mà tâm rong ruổi, bám víu vào các cảnh giới của năm dục, sáu trần; giống như dòng nước chảy không quay lại; như sóng bập bềnh không ngừng nghỉ. Gọi đó là Tán Loạn. Luận Trí Độ, quyển 17, nói: Tâm loạn là tâm phiêu bồng, bay bổng hơn cả lông hồng, rong ruổi khắp nơi không dừng, nhanh như gió, không thể chế ngự ngừng lại, tung tăng nhảy nhót còn hơn cả khỉ, vượn, hiện đây mất kia, nhanh hơn điện chớp.
Có người hỏi: tác dụng giữa Trạo Cử và Tán Loạn, có gì không giống nhau?
Đáp: Trạo Cử khiến cho tâm dễ cởi mở, tức là khi một cảnh đang hiện trong tâm thì khả năng nhận biết cũng luôn luôn thay đổi dễ dàng, nên gọi là một cảnh mà có nhiều cách hiểu. Cảnh tuy một, nhưng khả năng nhận biết thì luôn luôn thay đổi một cách dễ dàng. Còn Tán Loạn thì khiến tâm thay đổi theo sở duyên. Tức trong một sát na (sát na là thời gian của một ý nghĩ. Khoảng thời gian của một cái khảy móng tay có đến 60 sát na) tâm biến đổi cảnh giới sở duyên, nên gọi tâm thay đổi theo cảnh. Như khi niệm Phật, tâm không vắng lặng, đó là Trạo Cử. Khi tâm vin theo cảnh duyên trần, đó là Tán Loạn. Tóm lại, Trạo Cử là theo tâm, Tán Loạn là theo cảnh, nên hai tâm sở này khác nhau.
2) Nghiệp dụng của Tán Loạn
a) Hay cản trở Chánh Định: Chánh Định là người
tu nương theo lời dạy của Phật, tư duy đúng như lý để tâm an trụ vào chân lý, lìa xa bất định, tà định và thiền hữu lậu, nên gọi là Chánh Định. Giờ tâm Tán Loạn, xáo động, rối loạn, rong ruổi khắp nơi, không sao dừng lại. So nó với Chánh Định thì hoàn toàn trái ngược.
b) Chỗ nương tựa là ác huệ. Ác huệ chính là
chọn lựa điều sai trái. Vì chúng ta dùng tâm tán loạn, xao động thì khi hợp duyên, gặp cảnh, chắc chắn không thể tư duy đúng lý và chọn lựa đúng pháp. Nếu có tư duy, chọn lựa thì cũng vướng mắc vào tình cảm và kiến giải chủ quan, rồi tự cho là đúng nên gọi ác huệ nương nơi tâm chánh niệm mà sanh ra.
H. Bất Chánh Tri
Sao gọi là Bất Chánh Tri (biết không đúng)? Bất Chánh là tà vạy. Bất Chánh Tri là Tà Tri. Hạng người này không phải hoàn toàn ngu dại., ngược lại còn rất thông minh. Gọi là thế trí biện thông, đáng tiếc không hiểu rõ chân lý, nhận giặc làm cha, cho sai là đúng. Đó là Bất Chánh Tri.
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Bất Chánh Tri? Đối với cảnh sở quán, hiểu sai hoàn toàn. Đó là tánh của Bất Chánh Tri. Hay chướng ngại và hủy báng Chánh Tri. Đoạn văn trên có hai ý:
1) Thể tánh của Bất Chánh Tri.
Đối với cảnh giới sở quán sanh ra kiến giải sai lầm, điên đảo. Như xem vạn pháp, theo Duy Thần Luận, cho rằng tất cả đều do thần sáng tạo. Thần là chủ tể. Người theo Duy Vật Luận cho rằng chủ thể của vạn pháp chỉ là vật chất. Đó là Bất Chánh Tri.
Hiển Dương Luận, nói: Bất Chánh Tri lấy huệ nhiễm ô làm thể.
Quảng Ngũ Uẩn Luận thì nói: Bất Chánh Tri là huệ tương ứng với phiền não.
Đại Tỳ Bà Sa Luận thì nói: Bất Chánh Tri là huệ dẫn dắt đến phi lý.
Thành Duy Thức Luận thì nói: Bất Chánh Tri lấy một phần của huệ và si làm thể. (sai lầm là si, tà giải, tà kiến là huệ).
2) Nghiệp dụng của Bất Chánh Tri
a) Hay cản trở Chánh Tri. Giỏi am tường pháp
chân thật gọi là Chánh Tri. Như có khả năng hiểu Tam Giới Duy Tâm, Vạn Pháp Duy Thức, thì đó là Chánh Tri. Bất Chánh Tri thì trái lại, nên gọi là hay cản trở Chánh Tri.
b) Đa số chê bai, phạm giới. Do Bất Chánh Tri liền khởi lên Bất Chánh về thân, ngữ, về ý, về hành thường đưa đến phá hoại và vi phạm giới điều, oai nghi. Như có người biết sai, hiểu lầm về Lý Không nên nói: Uống rượu, ăn thịt, không trở ngại đường dẫn đến Bồ Đề, hoặc nói: Phật ở trong tim, rượu thịt đi ngang qua ruột, sao phải giữ giới. Tất cả những sai trái này đều do không hiểu rõ pháp chân thật mà sai lầm đến như vậy.
Sao gọi là Đại Tùy Phiền Não? Đại là chỉ phạm vi sanh trưởng của nó to lớn, có mặt khắp hai loại nhiễm tâm: Bất Thiện và Hữu Phú Vô Ký. Tùy là nói đến sự liên hệ giữa nó và Căn Bản Phiền Não. Nghĩa là tám thứ Đại tùy phiền não hoặc giống nhau hoặc một phần của căn bản phiền não.
A. Bất Tín
Bất Tín là trái nghĩa với tín. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Bất Tín? Đối với các pháp thế và xuất thế, đối với Nhị Đế và đối với đức của Tam Bảo, không nhịn được sự ham muốn khoái lạc bởi tâm ô uế. Đó là tánh của Bất Tín. Ngăn cản Tịnh Tín, lười nhác
dựa dẫm, đó là nghiệp của Bất Tín
Ý đoạn văn trên có 4 điểm sau đây:
1. Căn cứ của Bất Tín
Bất tín dựa vào cái gì mà sanh? Vào ba thứ:
a) Thật: Chỉ sự và lý chân thật của tất cả các pháp. Sự chân thật của các pháp, tức Tục Đế (thật sự ) chỉ sự, tướng của thế gian. Với cái thấy thông thường của phàm phu cho là đúng đắn, xác đáng. Đó gọi là Tục Đế. Lý chân thật của các pháp, tức là Chân Đế, chỉ lý tánh chân thật mà trí huệ của thánh nhân cho là đúng đắn, xác đáng. Đó là Chân Đế.
Nếu nói đến Phật pháp là nói rõ về nghĩa Nhân Duyên Sinh của các pháp, gọi đó là Tục Đế. Vì sao như thế? Là vì kẻ phàm phu ở đời chưa ngộ được bản tánh, thay đổi nên chạy theo tướng. Phật pháp bảo cho họ biết về tất cả các pháp chỉ là Duyên Sanh nên có mà chẳng phải thật có. Điều ấy chắc chắn, nên gọi là Tục Đế. Khi đã nói rõ nghĩa của Duyên Sanh tức là Không, thì gọi là Chân Đế. Vì sao như thế? Là vì trí huệ của thánh nhân đã thấu suốt, ở ngay nơi tướng hư vọng mà thấy được tánh chân thật của nó. Vì vậy, trí huệ của thánh nhân thấu suốt tất cả các pháp một cách rõ ràng: chẳng phải thật có mà có, chính cái có ấy là không. Nghĩa ấy chắc chắn nên gọi là Chân Đế. Sự ra đời của mười phương chư Phật vì chúng sanh mà nói pháp, tuy rất nhiều, tóm lại, chỉ có Hai Đế này thôi. Tục Đế và Chân Đế bao quát tất cả Phật pháp. Nếu có khả năng thấu triệt hai đế thì Trung Đạo tự nhiên sáng tỏ hoàn toàn.
b) Đức: chỉ cho đức chân thật và thanh tịnh của Tam Bảo:
Đức chân thật và thanh tịnh của Phật là lìa xa lầm lạc và ô nhiễm. Với bốn Đức: Chân Thường, Chân Lạc, Chân Ngã, Chân Tịnh, hướng dẫn chúng sanh ra khỏi đường mê, quay về nẻo giác.
Đức chân thật và thanh tịnh của Pháp, chính là vô số pháp môn tu tập, có đặc tính soi thấu si mê, tối tăm. Ba đời chư Phật đều nương vào phương pháp tu hành này mà thành Bậc Chánh Giác.
Đức chân thật và thanh tịnh của Tăng, chính là trang nghiêm thân thể bằng giới, định, huệ và lục hòa đầy đủ, hoằng dương giáo pháp, làm vững mạnh tông phong, nuôi lớn giống Phật cho đời này và đời sau.
Đoạn trên Phật, Pháp, Tăng đều gọi là bảo (quý báu), vì không bị các pháp thế gian lấn át, cướp lấy, vì không bị phiền não làm ô uế. Bảy thứ báu ở đời, tuy gọi là báu, chỉ có thể hưởng thọ trong một thời gian, cuối cùng hoàn tay trắng, chỉ có thể nuôi nấng lúc sống, mà không thể tiễn đưa khi chết. Nếu nói về Tam Bảo thì có thể dứt bặt vạn lần sống, chết, xa lìa tất cả sợ hãi, tự chủ, tự tại, sau cùng được an vui vĩnh viễn. Cổ đức có câu:
茫 茫 長 夜 中三 寶 為 燈 明舀 舀 苦 海 内 Âm:
Mang mang trường dạ trung
Tam bảo vi đăng minh Thao thao khổ hải nội
Tam bảo tác chu hàng
三 寶 作 舟 航
Nghĩa:
Trong đêm dài mờ mịt
Tam Bảo là ngọn đèn sáng
Mênh mông trong biển khổ
Tam Bảo là chiếc thuyền nan
c) Năng: Chỉ cho pháp lành thế và xuất thế. Thiện pháp ở thế gian có Năm Giới, Mười Việc Thiện,
Tứ Thiền, Bát Định có thể đưa chúng sanh vượt qua bốn châu lên đến thượng giới. Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên có thể đưa chúng sanh ra khỏi Ba Cõi đến Niết Bàn hữu dư và vô dư, thành A
La Hán và Bích Chi Phật. Lục Độ, Tứ Nhiếp Pháp có thể đưa chúng sanh qua khỏi Ba Cõi, hai thừa đến Vô Thượng Bồ Đề và đến bờ kia Đại Bát Niết Bàn.
2. Hành tướng của bất tín
Hành tướng (cái tướng của đối tượng hiện trong tâm) của Bất Tín, tức là không nhịn được sự ham muốn, khoái lạc:
a) Ở trong thật sự, thật lý (các pháp do duyên
sanh gọi là sự. Các pháp không do duyên sanh gọi là lý) mà không muốn tùy thuận, nhẫn khả.
b) Ở trong chân, tịnh, đức mà không thể vui
mừng, sung sướng.
c) Đối với việc lành thế và xuất thế mà không
chịu mong mỏi, hy vọng.
3. Thể tánh của Bất Tín
Tâm ô uế nghĩa là tự tướng bẩn thỉu của Bất Tín, lại còn làm cho tâm, tâm sở nhơ nhuốc, như vật rất nhơ bẩn, tự mình nhơ nhuốc, còn làm cho người khác nhơ nhuốc (không chỉ mình Bất Tín, mà còn phá hoại Tín Tâm của người khác). Vì vậy, nói tánh của Bất Tín là tâm ô uế. Duy Thức Tâm Yếu nói: Nếu người có nghi ngờ thì còn có thể sanh Tín Tâm. Nếu thật sự không
có niềm tin thì Phật cũng không làm gì được, nên Bất Tín là cực dơ.
4. Nghiệp dụng của Bất Tín
a) Hay gây cản trở Tịnh Tín (Chánh Tín). Tịnh Tín
là gì? Du Già, quyển 38, nói: nghe công đức, oai lực và trí huệ tuyệt vời của người kia, ở chỗ sở đắc Phật pháp của người ấy mà khởi tâm tùy thuận đi vào Phật lý, nên gọi là Tịnh Tín. Nhờ đó, tín được tăng lên, râu tóc dựng ngược, buồn thương rơi lệ. Tất cả những việc như thế là tướng của Chánh Tín.
b) Chỗ nương tựa của lười biếng. Vì người không
có đức tin thì nhiều lười biếng, nằm dài suốt ngày như thây ma, không thể trừ ác, tu thiện, không mong nghe pháp Phật. Nếu có nghe cũng không suy nghĩ. Nếu có suy nghĩ cũng không thực tập. Gặp cảnh trái ngang, đổi thay thì lúc tu, lúc ngừng, không chút chuyên cần.
Đó là tướng lười biếng.
B. Lười Biếng
Lười Biếng là trái lại với Siêng Năng, là tên gọi khác của nhác nhớn. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Lười Biếng? Đối với việc thiện, việc ác, Lười Biếng tu tập và dứt trừ. Đó là tánh của Giãi Đãi. Còn nghiệp của Giãi Đãi là làm chướng ngại siêng năng và ô nhiễm tăng lên. Đoạn văn này có ba ý:
1) Thể tánh của Lười Biếng
Thể tánh của Lười Biếng là đối với thiện pháp không siêng tu, đối với pháp ác không siêng trừ. Đó là thể tánh của Lười Biếng. Du Già, quyển 62, nói: Sao gọi là Lười Biếng? Vì ưa ngủ nghỉ, nhàn tản ngày đêm, hoang phí thời gian, bỏ qua nhiều việc lành. Hiển Dương, quyển 1, cũng nói: Người Lười Biếng thì ưa ngủ nghỉ, rảnh rỗi vui chơi, sợ tiến bộ, vì tự xem thường mình. Tâm không nỗ lực. Đó là thể của Lười Biếng. Do đó đặc trưng của Lười Biếng, gồm:
a) Ham mê ngủ nghỉ. Tâm tối tăm, thân nặng nề,
thiền định, thiền pháp không thể phát sanh, chìm sâu trong ba cõi, uổng phí thời giờ.
b) Buông thả vui chơi. Thân tâm phóng túng,
nằm dật, nằm dựa, tiêu phí thời gian. Người đời đều cho tu hành là khổ, buông thả là vui. Hoàn toàn không biết siêng năng, khổ, sở tu tập chỉ là tạm thời mà sự an lạc có được rất lâu dài. Buông thả, thảnh thơi là an vui nhất thời, mà chịu khổ thì nhiều đời.
c) Lo sợ sự tiến bộ. Học Phật đạo lâu dài, tâm
sanh thoái lui, khiếp sợ, thấy chúng sanh khó độ sanh lòng chán nản, mỏi mệt.
d) Sai lầm tự xem thường mình. Thật là ngu si
đối với tâm Vô Thượng Bồ Đề, tâm không quy hướng, hoặc vì căn tánh cạn cợt, đối với Đại Bát Niết Bàn, cho mình quê mùa không có phần.
e) Tâm không nổ lực. Đối với việc trừ ác, tu
thiện không mạnh dạn, do dự, lần lữa, theo thói cũ, qua loa nên lỗi lầm càng tăng trưởng.
2) Nghiệp dụng của Lười Biếng
a) Hay cản trở Tinh Tấn. Luận Nhập A Tỳ Đạt Ma nói: Tâm không mạnh dạn gọi là Lười Biếng, so với Siêng Năng thì trái ngược nhau.
b) Thấm đượm pháp ô nhiễm. Vì người lười
biếng thì mặc cho tham, sân, si…thấm nhuần tăng trưởng, lan rộng vô hạn.
3) Giản lược sự khác nhau tính chất của Lười
Biếng
Hoặc có người nói: Có người cực nhọc ngày đêm, đau đáu vào danh lợi, thậm chí nếu cần làm ác cũng làm, đó không phải là Siêng Năng sao? Xin giản biệt như sau:
a) Đối với các Pháp Lành như Năm Giới, Mười Việc Thiện, Lục Độ, Tứ Nhiếp Pháp mà siêng năng tu tập mới gọi là Tinh Tấn.
b) Đối với pháp nhiễm ô, như sát, đạo, dâm,
vọng mà siêng năng thì gọi là Lười Biếng. Vì sao? Vì từ chối pháp lành.
c) Đối với các Pháp Vô Ký (không thiện, không
ác) như vẽ, điêu khắc hoặc co duỗi mà siêng năng thì thuộc vào dục, thắng giải. Vì lý do gì? Vì đối với các pháp lành không tiến cũng không lùi.
C. Phóng dật
Là điều thứ ba của Đại Tùy Phiền Não, ngược lại với Không Buông Lung. Buông Lung chính là phóng túng thân, tâm, mê say cảnh dục, không biết quay lại chính mình với ý thức hồi quang phản chiếu.
Có ba điểm cần nghiên cứu sau đây:
1) Thể tánh của Buông Lung
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Phóng Dật? Vì đối với pháp nhiễm ô không đề phòng, đối với pháp tịnh không tu tập, buông thả, tùy ý. Đó là tánh của Phóng Dật. Vì người buông lung, đối với nhiễm pháp như tham, sân, si… không thể đề phòng, mà để cho chúng sanh ra, hiện ra, đối với thiện pháp như giữ giới, niệm Phật…không thể thích thú, ưa chuộng. Người Buông Lung có tâm buông thả, tánh và thức chuyển biến tùy theo căn, không đứng yên trong một niệm, như con voi điên, không có móc sắt, con vượn gặp cây to nhảy nhót, tung tăng, khó bề ngăn cản.
Do đó, thể tánh của Phóng Dật cốt ở chỗ không đề phòng, không tu tập. Luận Quảng Ngũ Uẩn, cũng nói: Sao gọi là Phóng Dật? Vì đối với phiền não, tâm không đề phòng, đối với các thiện pháp không thể tu tập. Đó là tánh của Phóng Dật.
2) Nghiệp dụng của Phóng Dật
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Cản trở tâm sở Bất Phóng Dật, tăng ác, giảm thiện. Đó là nghiệp của Buông Lung. Bất Phóng Dật là một pháp lành. Nghĩa là không phóng túng thân, tâm, không đam mê cảnh dục. Ví như người chăn trâu cầm roi trông coi không để trâu giẫm đạp, quấy phá ruộng nương của người. Do đó, Bất Phóng Dật là pháp lành, còn Phóng Dật là pháp ác, ngược nhau.
Lại nữa, Phóng Dật hay tăng điều ác, giảm điều thiện. Phóng Dật đối với con đường học Phật, tăng thiện, giảm ác tương phản rất nhiều. Do đó Phật nói: Nếu không giữ kĩ Năm Giới mà tung hoành thoả thích theo Năm Dục, không chỉ tổn hại đến Pháp Thân, giết chết Huệ Mạng, mà còn hụp lặn trong biển khổ không biết đâu là bờ bến. Nếu Buông Thả Năm Căn như bị giặc cướp. Nhưng giặc cướp ở thế gian chỉ mất tài sản và đau khổ trong một đời. Nếu giặc là Năm Căn thì cướp mất Công Đức và Chánh Pháp. Tai hại này kéo dài đến nhiều đời. Đối với người tu hành, đối với giặc là Năm Căn, không thể không lưu tâm, cẩn thận, đề phòng cẩn mật. Vì vậy phải nêu rõ phải, trái, biết lợi, hại. Người trí phải ngăn ngừa Năm Căn, không chạy theo Trần Cảnh và trông chừng nó như giặc cướp, không được lơi lỏng. Giả sử có Buông Lung, lơi lỏng, đắm chìm trong Năm Căn, tham lam không ngưng thì đau khổ ấy còn có lời nào để nói hết
3) Nói rõ vị trí của Phóng Dật
Vì Phóng Dật lấy lười biếng và bốn pháp giãi đãi, tham, sân, si làm thể, không có thể riêng, có người hỏi: các pháp mạn, si…đều không thể đề phòng nhiễm pháp và tu tập tịnh pháp, tại sao lại không dựa vào chúng mà lập ra Phóng Dật? Giải thích rằng: Tuy các pháp mạn, si cũng có khả năng này nhưng trái với bốn pháp kia (giãi đãi, tham, sân, si) nên thế lực và công dụng yếu kém. Chỉ có bốn pháp ấy làm chướng ngại căn lành và phương pháp sách tấn (thúc đẩy, nhắc nhở tu tập)
D. Hôn Trầm
Hôn trầm là điều thứ tư trong Đại Tùy Phiền
Não, cũng là phản diện của thiện pháp khinh an. Hôn Trầm chính là thần trí tối tăm trầm trọng, không rõ sự lý. Có ba ý cần bàn:
1) Thể tánh của Hôn Trầm
Thành Duy Thức Luận, quyển 6, nói: Sao gọi là Hôn Trầm? Đối với cảnh, khiến cho con người không tiếp nhận được. Đó là tánh của Hôn Trầm. Nghĩa là với Hôn Trầm có thể làm cho tâm chúng ta, đối với cánh sở quán, mơ hồ không biết gì, không thể tiếp nhận. Như khi tu trì danh hiệu niệm Phật vốn phải nhiếp tâm lắng nghe danh hiệu mới là đúng pháp niệm Phật. Nhưng mà hiện tại có một số người tâm niệm như thế không có cách nào chuyên chú vào danh hiệu Phật, đó gọi là Hôn Trầm.
2) Nghiệp dụng của Hôn Trầm
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Hôn Trầm hay cản trở Khinh An và Tỳ Bát Xá Na. Đó là nghiệp của Hôn Trầm. Khinh An là một pháp lành.
Nghĩa là nó xa lìa các nhiễm ô như tham, sân, si… và bức bách của các pháp hữu lậu, khiến cho trong tâm có cảm giác như vừa buông xuống một gánh nặng. Nhờ thân tâm điều hòa, thoải mái, nên đối với các thiện pháp như giữ giới, niệm Phật thực tập có hiệu quả. Gọi đó là Khinh An. Vì vậy, Khinh An và Hôn Trầm là hai pháp trái ngược nhau.
Lại nữa, Hôn Trầm hay cản trở Tỳ Bát Xá Na, tiếng Phạn, dịch là Quán, tức là Trí Huệ vậy. Vì dùng Trí Huệ vắng lặng quán sát căn, trần rõ ràng sáng tỏ, khiến cho thành tựu Tam Muội, tiến đến Vô Thượng Bồ Đề. Gọi đó là Quán.
Tất cả pháp Phật nói đến việc tu tập có muôn ngàn pháp môn đều không lìa xa một chữ Quán. Tuy nói Chỉ Quán, thật ra chỉ là Quán thôi. Do hai chữ này (chỉ, quán) có liên quan đến một sự kiện. Chỉ là dừng lại vọng niệm. Quán là quán chiếu (soi thấu) pháp đang tu tập. Như tu theo pháp môn Tịnh Độ, bước đầu tu tập, cốt là quên hết mọi duyên (chỉ), tập trung tất cả tinh thần cột vào lục tự Di Đà. Miệng niệm, tai nghe, tự niệm, tự nghe (quán). Luyện tập lâu dần vọng tưởng rơi rụng, trí huệ phát sanh. Nếu như bước đầu nhiếp tâm về một chỗ, tất cả tác ý mới có thể gom lại được thì Trong Chỉ Có Quán. Vì vậy, chỉ có một chữ Quán thôi. Pháp niệm Phật của tông Tịnh Độ là vừa niệm vừa quán. Nếu vọng tưởng, tối tăm, niệm Phật không có kết quả thì phải miệng niệm, tai nghe. Niệm được như thế, vọng tưởng không còn từ đâu khởi lên nữa, hôn trầm không do đâu sanh ra. Như thế chính là quán. Căn cứ vào ý này có thể nói tu tập không có gì quan trọng hơn Tu Quán. Hôn Trầm là chướng ngại đến Pháp Tu Quán.
3) Luận về những điểm khác nhau
Có người hỏi: Hôn Trầm và Si có gì khác nhau?
Giải thích rằng: Si là tướng tối tăm, lầm lạc khi đối cảnh, làm chướng ngại Vô Si mà không mờ tối nhiều. Hôn Trầm là tướng mê mờ nặng khi đối cảnh, làm chướng ngại Khinh An và Không Tối Tăm. Tướng của mê ám là không hay không biết. Tướng của mờ tối chẳng phải là không hay không biết. Mờ tối chỉ loạng choạng như người mới ngủ dậy, thấy không rõ ràng. Từ đây nhận ra Hôn Trầm cùng loại với Si và có tự tánh riêng, không phải là một phần của Si.
E. Trạo cử
Sao gọi là Trạo Cử? Trạo là giao động (lung lay). Cử là cao cử (giơ lên cao). Đưa một vật gì lên cao rồi lung lay, gọi là trạo cử. Duy Thức Luận nói: Hành tướng của Trạo Cử là lăn xăn, ồn ào, xáo động, sôi nổi. Gọi đó là Trạo Cử. Bách Pháp Luận Toản nói: Trạo Cử có ba, thân Trạo Cử (làm càn), Khẩu Trạo Cử (nói bậy), Ý Trạo Cử (nghĩa sai). Như thế đủ biết Trạo Cử có nghĩa là bộp chộp, cợt nhả, không trang trọng, không oai nghi.
Thành Duy Thức Luận, quyển 6, nói: Sao gọi là Trạo Cử? Đối với cảnh, tâm không thể vắng lặng. Đó là tánh của Trạo Cử, hay cản trở Hành Xả và Xa Ma Tha.
1) Thể tánh của Trạo Cử
Vì nhớ lại các việc vui mừng, luận bàn những gì đã xảy ra trong quá khứ, khiến cho tâm chúng ta xúc động, nhảy cẩng lên. Đối với cảnh giới đang quán, như Phật hiện,… tâm không thể an định chuyên chú vào được. Đó là thể tánh của Trạo Cử.
2) Nghiệp dụng của trạo cử
a) Hay làm trở ngại thiện pháp Hành Xả. Hành Xả chỉ nội tâm an lành, chánh trực, an trụ một cách tự nhiên nơi đạo pháp đang tu tập. Giờ thì Trạo Cử khiến cho tâm, đối với cảnh sở quán, không vắng lặng được.
Vì vậy, hai tâm sở này đối trị nhau.
b) Hay làm trở ngại Xa Ma Tha.
Xa Ma Tha la tiếng Phạn, dịch là Chỉ, tức ngừng dứt vọng niệm. Chỉ là phương pháp trước nhất trong tất cả các phương pháp tu hành. Ví như pháp môn niệm Phật thì mong cầu niệm Phật nhiếp tâm. Nhiếp là biến mất, gom lại một chỗ, vọng tâm biến mất, chú ý tâm vào danh hiệu Phật, gọi là nhiếp tâm niệm Phật. Nhiếp tâm chính là Chỉ, cũng gọi là Xa Ma Tha. Trạo Cử làm cho tâm, đối với cảnh, không vắng lặng và ngừng dứt vọng niệm thì trái ngược nhau, nên hai tâm sở này đối trị lẫn nhau.
Tóm lại, Trạo Cử là một khuyết điểm lớn của người tu hành. Nếu mắc phải pháp nhiễm ô này thì việc tu hành không thể thành tựu. Giờ muốn đối trị trạo cử thì phải học tập pháp lành Hành Xả và Phát Tâm Bình Đẳng, Tâm Chánh Trực, dần dần nội tâm an định, vắng lặng. Người tu theo Tịnh Độ, niệm Phật dễ dàng được nhất tâm một cách tự nhiên.
F. Thất Niệm
Sao gọi là Thất Niệm? Thất Niệm là quên mất Chánh Niệm. Chánh Niệm là gì? Nương theo Phật pháp mà nói: Nếu người tu hành thông minh, mẫn tiệp, phân biệt rõ ràng, đối với pháp môn đang tu, không bị dục trần trước mắt che mờ, thì gọi đó là Chánh Niệm. Như người tu theo Tịnh Độ hoặc niệm thật tướng của Chân Như, hoặc niệm công đức, tướng tốt của Phật, hoặc niệm Phật quốc trang nghiêm, hoặc niệm Vạn Đức Hồng Danh rõ ràng không mờ mịt, rạch ròi, sáng tỏ, gọi đó là Chánh Niệm. Ngược lại là Thất Niệm.
Thành Duy Thức Luận, quyển 6, nói: Sao gọi là Thất Niệm? Đối với các sở duyên không thể ghi nhớ rõ ràng, đó là tánh. Hay chướng ngại chánh niệm, tán loạn sở y, đó là nghiệp. Lại nói: Thất Niệm bao gồm một phần của niệm và si. Đoạn văn trên có ba ý:
1) Thể tánh của Thất Niệm.
Đối với cảnh giới của các sở duyên, như người tu quán Tứ Niệm Xứ, đối với bốn loại sở quán: Thân, Thọ, Tâm, Pháp không thể làm, không trong sạch.
Quán Khổ, Vô Thường, Vô Ngã mà lại khởi lên
Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, ngược lại. Gọi đó là Thất Niệm. Như người tu Tứ Đế pháp. Đối với Khổ mà không thể tư duy tánh bức bách của nó. Đối với Tập mà không thể tư duy tánh chiêu cảm của nó.đối với Diệt mà không thể tư duy tánh khả chứng của nó. Đối với Đạo mà không thể tư duy tánh khả tu của nó. Như thế không thể nhớ rõ, quên lý của Tứ Đế, gọi là Thất Niệm.
2) Nghiệp dụng của Thất Niệm
a) Hay chướng ngại Chánh Niệm. Du Già, quyển
83, nói: Chánh niệm là không quên lời thầy dạy dỗ. Giờ thất niệm là quên mất Đế Lý Chân Thật của thầy, bạn dạy dỗ như Tứ Niệm Xứ và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo. Hai tâm sở này đối trị lẫn nhau.
b) Nơi nương tựa của tán loạn. Nếu mất chánh
niệm thì giặc phiền não thừa cơ xâm nhập, nhiễu loạn nội tâm, nên gọi là tán loạn sở y.
c) Phần vị. Căn cứ nghĩa chính thì thất niệm gồm
có một phần của niệm và si. Vì sao như thế? Do si và niệm tương ứng cho nên khiến cho niệm không nhớ rõ ràng, cũng không quên mất.
G. Tán Loạn
Sao gọi là Tán Loạn? Luận Duy Thức nói: Hành tướng của Tán Loạn là quấy nhiễu, gây loạn và nóng nảy, không điềm tĩnh. Tâm của phàm phu trôi nổi trong ngũ dục và sáu trần, không dừng lại một sát na, nên gọi là Tán Loạn.
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Tán Loạn? Đối với sở duyên làm cho tâm xao lãng. Đó là tánh của Tán Loạn. Hay gây ra chướng ngại cho Chánh Định là chỗ ác huệ nương vào. Đó là nghiệp của Tán Loạn. Đoạn văn này có hai ý:
1) Thể tánh của tán loạn.
Ví như khi người tu hành niệm Phật mà tâm rong ruổi, bám víu vào các cảnh giới của năm dục, sáu trần; giống như dòng nước chảy không quay lại; như sóng bập bềnh không ngừng nghỉ. Gọi đó là Tán Loạn. Luận Trí Độ, quyển 17, nói: Tâm loạn là tâm phiêu bồng, bay bổng hơn cả lông hồng, rong ruổi khắp nơi không dừng, nhanh như gió, không thể chế ngự ngừng lại, tung tăng nhảy nhót còn hơn cả khỉ, vượn, hiện đây mất kia, nhanh hơn điện chớp.
Có người hỏi: tác dụng giữa Trạo Cử và Tán Loạn, có gì không giống nhau?
Đáp: Trạo Cử khiến cho tâm dễ cởi mở, tức là khi một cảnh đang hiện trong tâm thì khả năng nhận biết cũng luôn luôn thay đổi dễ dàng, nên gọi là một cảnh mà có nhiều cách hiểu. Cảnh tuy một, nhưng khả năng nhận biết thì luôn luôn thay đổi một cách dễ dàng. Còn Tán Loạn thì khiến tâm thay đổi theo sở duyên. Tức trong một sát na (sát na là thời gian của một ý nghĩ. Khoảng thời gian của một cái khảy móng tay có đến 60 sát na) tâm biến đổi cảnh giới sở duyên, nên gọi tâm thay đổi theo cảnh. Như khi niệm Phật, tâm không vắng lặng, đó là Trạo Cử. Khi tâm vin theo cảnh duyên trần, đó là Tán Loạn. Tóm lại, Trạo Cử là theo tâm, Tán Loạn là theo cảnh, nên hai tâm sở này khác nhau.
2) Nghiệp dụng của Tán Loạn
a) Hay cản trở Chánh Định: Chánh Định là người
tu nương theo lời dạy của Phật, tư duy đúng như lý để tâm an trụ vào chân lý, lìa xa bất định, tà định và thiền hữu lậu, nên gọi là Chánh Định. Giờ tâm Tán Loạn, xáo động, rối loạn, rong ruổi khắp nơi, không sao dừng lại. So nó với Chánh Định thì hoàn toàn trái ngược.
b) Chỗ nương tựa là ác huệ. Ác huệ chính là
chọn lựa điều sai trái. Vì chúng ta dùng tâm tán loạn, xao động thì khi hợp duyên, gặp cảnh, chắc chắn không thể tư duy đúng lý và chọn lựa đúng pháp. Nếu có tư duy, chọn lựa thì cũng vướng mắc vào tình cảm và kiến giải chủ quan, rồi tự cho là đúng nên gọi ác huệ nương nơi tâm chánh niệm mà sanh ra.
H. Bất Chánh Tri
Sao gọi là Bất Chánh Tri (biết không đúng)? Bất Chánh là tà vạy. Bất Chánh Tri là Tà Tri. Hạng người này không phải hoàn toàn ngu dại., ngược lại còn rất thông minh. Gọi là thế trí biện thông, đáng tiếc không hiểu rõ chân lý, nhận giặc làm cha, cho sai là đúng. Đó là Bất Chánh Tri.
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Bất Chánh Tri? Đối với cảnh sở quán, hiểu sai hoàn toàn. Đó là tánh của Bất Chánh Tri. Hay chướng ngại và hủy báng Chánh Tri. Đoạn văn trên có hai ý:
1) Thể tánh của Bất Chánh Tri.
Đối với cảnh giới sở quán sanh ra kiến giải sai lầm, điên đảo. Như xem vạn pháp, theo Duy Thần Luận, cho rằng tất cả đều do thần sáng tạo. Thần là chủ tể. Người theo Duy Vật Luận cho rằng chủ thể của vạn pháp chỉ là vật chất. Đó là Bất Chánh Tri.
Hiển Dương Luận, nói: Bất Chánh Tri lấy huệ nhiễm ô làm thể.
Quảng Ngũ Uẩn Luận thì nói: Bất Chánh Tri là huệ tương ứng với phiền não.
Đại Tỳ Bà Sa Luận thì nói: Bất Chánh Tri là huệ dẫn dắt đến phi lý.
Thành Duy Thức Luận thì nói: Bất Chánh Tri lấy một phần của huệ và si làm thể. (sai lầm là si, tà giải, tà kiến là huệ).
2) Nghiệp dụng của Bất Chánh Tri
a) Hay cản trở Chánh Tri. Giỏi am tường pháp
chân thật gọi là Chánh Tri. Như có khả năng hiểu Tam Giới Duy Tâm, Vạn Pháp Duy Thức, thì đó là Chánh Tri. Bất Chánh Tri thì trái lại, nên gọi là hay cản trở Chánh Tri.
b) Đa số chê bai, phạm giới. Do Bất Chánh Tri liền khởi lên Bất Chánh về thân, ngữ, về ý, về hành thường đưa đến phá hoại và vi phạm giới điều, oai nghi. Như có người biết sai, hiểu lầm về Lý Không nên nói: Uống rượu, ăn thịt, không trở ngại đường dẫn đến Bồ Đề, hoặc nói: Phật ở trong tim, rượu thịt đi ngang qua ruột, sao phải giữ giới. Tất cả những sai trái này đều do không hiểu rõ pháp chân thật mà sai lầm đến như vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.