Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn
Chương 10: Thứ Tư 100 Pháp
Bồ Tát Thiên Thân Soạn - Dịch giả Lê Hồng Sơn
16/09/2021
THỨ TƯ 100 PHÁP
Đã trình bày sơ lược năm vị, 100 pháp. Giờ giải thích lý do thứ tư của 100 pháp. Trước hết thứ tự của 5 vị.
Bài 1
一 切 最 勝 故
與 此 相 應 故
二 所 現 影 故
三 位 差 別 故
四 所 現 示 故
如 是 次 第 Âm:
Nhất thiết tối thắng cố,
Dữ thử tương ưng cố,
Nhị sở hiện ảnh cố,
Tam vị sai biệt cố,
Tứ sở hiển thị cố, Như thị thứ đệ.
Nghĩa:
Vì vượt trội hơn tất cả (tâm vương)
Vì cùng với tâm này tương ưng (tâm sở)
Vì hai hình ảnh được hiển hiện (sắc pháp)
Vì ba vị khác nhau (tâm bất tương ứng)
Vì bốn biểu hiện rõ ràng (vô vi pháp)
Nên thứ tự phải như thế.
A.Vì Vượt Trội Hơn Tất Cả (Tâm Vương)
Câu trên xác định rằng tâm pháp ở trong tất cả pháp hữu vi, công dụng của nó vượt hẵn những pháp khác, nên để nó thứ nhất. Tâm pháp còn gọi là tâm vương. Đại sư Từ Ân nói: Tâm pháp có tám thứ, làm lành làm ác, lưu chuyển trong sáu nẻo, cho đến thành Phật từ tâm này, trong các pháp hữu vi, tâm này là hơn hết, cho nên nói đến nó trước tiên. Câu này có nghĩa là: vốn là một tâm, nhưng dựa vào công năng thô, tế, khác nhau của nó mà có tám tên gọi. Tâm này có thể làm nghiệp lành, có thể làm nghiệp ác. Như luận Khởi Tín nói: Tâm động thì có tên là nghiệp. Ví như có người ngồi tịnh ở đây, tuy là thân, miệng không động, có thể tâm đang đánh tan vọng tưởng, đánh tan động niệm, đây chính là tạo nghiệp. Động niệm thiện thì tạo nghiệp thiện, đi lên tam thiện đạo. Động niệm ác thì tạo ác nghiệp, đi xuống tam ác đạo. Con người của ta, tâm niệm lúc thiện, lúc ác, nên có thể lên, có thể xuống, vĩnh viễn ở trong sáu đường khổ đau, luân hồi lặn hụp trong biển khổ không ngừng. Nhưng mà, đâu chỉ lục phàm luân hồi bởi cái tâm biến chuyển ấy, mà thành tựu tứ thánh cũng từ sự hẹp hòi hay rộng rãi của cái tâm ấy. Tại sao như thế? Nếu phát tâm chán ghét, xa lìa thì đó là Thinh Văn, Duyên Giác của Tiểu Thừa. Nếu phát tâm Bồ Đề thì đó là Bồ Tát của Đại Thừa. Chỉ có phát tâm Bồ Đề mới có thể thành tựu quả Phật vô thượng. Đây chính là chỗ mà tông Thiên Thai gọi là Nhất niệm thập pháp giới (trong niệm có đủ 10 pháp giới). Pháp giới tức là tứ thánh, lục phàm. Hễ chúng ta khởi tâm một niệm thì rơi vào trong một pháp giới. Mười pháp giới dựa vào y báo và chánh báo, nghĩa là đầy đủ, ngay tức thì, trong một niệm. Sự diễn biến của loại tâm pháp này không thể suy nghĩ, luận bàn.
Với sự trình bày trên có thể biết một tâm niệm của chúng ta có đầy đủ tác dụng to lớn như thế, cho nên nói siêu việt hơn tất cả.
B. Vì Cùng Tâm Này Tương Ưng (Tâm Sở) Câu trên xác định vị thứ hai trong năm vị là tâm sở hữu pháp, dùng để giải thích lý do vì sao tâm sở hữu pháp ở ngôi thứ hai trong câu: Vì cùng tâm này tương ưng. Tâm này là tâm vương. Vì tâm sở hữu pháp cùng với tâm vương tương ưng, luôn luôn là người bạn đi theo tâm vương và được tâm vương ôm chặt, nên xếp đặt ở sau tâm vương. Như:
34 tâm sở cùng tương ưng với tâm vương của
5 thức trước (5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện, 2 trung tùy, 8 đại tùy, tham, sân, si = 34 tâm sở).
51 tâm sở tương ưng với tâm vương của thức thứ sáu.
18 tâm sở tương ưng với tâm vương của thức thứ bảy 8 Đại tùy, 5 Biến hành, Huệ của Biệt cảnh, tham, si, ngã kiến, ngã mạn. 5 tâm sở biến hành tương ưng với tâm vương của thức thứ tám.
Tương ưng như thế nào? Tương ưng có nghĩa là khế hợp. Luận Tịnh Độ giải thích: Tương ưng ví như cái nắp đậy khít khao một đồ dùng. Các nhà duy thức thì nói tương ưng là cùng lúc tâm vương, tâm sở găp nhau khởi lên. Có bốn nghĩa giống nhau nên gọi là tương ưng. 1) Thời giống nhau: Tâm vương và tâm sở khởi lên cùng lúc, cùng trong một sát na, không có trước sau.
2) Chỗ nương tựa giống nhau: Tâm vương nương nơi nhãn căn, tâm sở cùng nương nơi nhãn căn, chỗ nương giống nhau thì hiện hành khởi lên.
3) Cảnh sở duyên giống nhau: Tâm vương duyên cảnh màu xanh thì tâm sở cùng duyên cảnh màu xanh, cảnh sở duyên giống nhau, không chút sai khác.
4) Sự giống nhau: Sự là tự thể, chỉ cho tự thể của tâm vương, tâm sở. Nghĩa là tự thể của tâm vương và tự thể của tâm sở phải cùng môt sự kiện. Nếu một tâm vương cùng lúc với hai thọ (khổ, vui) khế hợp thì chẳng phải tương ưng.
Tóm lại, sự quan hệ của Tâm sở và Tâm vương giống như vua với tôi: giúp đỡ, bảo vệ, cùng làm ra sự nghiệp, nên gọi là tương ưng.
C. Vì Hai (Tâm Vương, Tâm Sở) Mà Hình ảnh Được Biểu Hiện. (Sắc Pháp)
Câu trên là nói về sắc pháp. Dùng câu ấy để giải thích lý do vì sao sắc pháp đặt ở vị trí thứ ba. Sắc pháp không thể tự nó biểu hiện, cốt nương vào sự tương ưng của tâm vương, tâm sở mới có thể biến hiện. Tâm vương, tâm sở là năng biến. Sắc pháp là sở biến, nên sắc pháp đặt ở vị trí thứ ba.
Trong câu này, đặc biệt nghiền ngẫm về từ
“ảnh”. Vì sao có hình chất? Vì sự đối ngại của sắc chất. Ảnh có nghĩa là hư ảo, không thật, không thể giải thích được. Đối với các pháp hữu vi sanh diệt trong ba cõi, Kinh Kim Cang có đưa sáu ví dụ: mộng, huyễn, bào, ảnh, lộ, điện. Ảnh là một trong sáu ví dụ ấy. Thế nào tất cả pháp hữu vi như ảnh? Đại sư Đàm Hư giải thích: Ảnh là hình ảnh, nương hình mà có. Đó là tánh y tha khởi, đều là giả danh, nên gọi là như ảnh.
Do trình bày ở trên có thể biết: 1-Tất cả sắc pháp đều nương vào tâm, là cái biến hiện của tâm. Giống ảnh của người nương vào hình thể mà có. 2- Tất cả sắc pháp, trong là thân tâm, ngoài là thế giới. Cả hai đều biến đổi nhanh chóng không lường, những gì của quá khứ đã đi qua. Như triết gia Heraclide nói: Rửa chân ở dòng sông, rút chân lên khỏi nước rồi đưa xuống trở lại thì không phải dòng nước lúc đầu. Khổng Tử cũng nói: Chảy mãi như thế sao, bất kể ngày đêm. Tất cả sắc pháp đều tuần tự trãi qua hành trình cố định: sanh, trụ, dị, diệt trong từng sát na.
D: Vì Ba Vị Khác Nhau (Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp).
Vị thứ tư là Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp. Giải thích lý do vì sao Tâm bất tương ưng hành đặt ở vị trí thứ tư? Luận văn lấy pháp này là mượn ba vị sai biệt ở trước mà lập ra, cho nên đặt ở vị trí thứ tư. Nói sai biệt (khác nhau) là đối lập với bình đẳng (giống nhau) mà nói. Bình đẳng (giống nhau) là trước sau như một, không khác nhau. Sai biệt (khác nhau) là so le không bằng nhau, mỗi thứ không giống nhau. Nghĩa là Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp này vay mượn Tâm pháp, Tâm sở hữu pháp cho đến Sắc pháp, nên nói là ba vị khác nhau. Cư sĩ Đường Đại Viên nói: ví như ba người Thanh, Hằng và Thủy, lấy tướng đầu của Thanh, tướng thân của Hằng, tướng chân tay của Thủy rồi hợp lại vẽ ra tướng của một người, cho nên nói ba vị khác nhau. Dưới đây sẽ nói rõ hai điểm:
1) Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp và pháp của ba vị trước không phải một không phải khác, giống sóng và nước. Sóng nương nước mà có (giả có). Sóng và nước không phải một không phải khác. Luận Thành Duy Thức, quyển 2, nói: Bất Tương Ưng Hành không giống như Sắc, Tâm và các Tâm Sở; thể và tướng có thể có, chẳng khác với sắc, tâm, các tâm sở; Tác dụng có thể có. 2) Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp là pháp giả, gọi là phần vị giả. Phần vị giả là gì? Tướng Tông Cương Yếu Tục Biên nói: giả có ba thứ:
a) Tụ tập giả: khi đã mượn bốn đại, năm uẩn tụ hợp lại để làm thành một cái gì đó thì đều là giả pháp.
Ví như cái bình, cái chậu, chiếc thuyền, chiếc xe vân vân được làm bằng sắc pháp thì thuộc tụ tập giả.
b)Tương tục giả: khi một cái gì biến hóa thay đổi liên tục, không đứt quãng thì đó là giả pháp. Ý muốn nói mỗi giai đoạn sinh mạng của chúng sanh trãi qua thời gian, rồi nhìn lại, thì đúng là giả pháp hư ảo, không thật. Bởi vì sinh mạng của chúng sanh không phải sau một năm mới có, cũng không phải, sau khi chết, trở thành không, sống chết, chết sống, chẳng qua, là dòng chảy của sinh mạng không có bắt đầu, không có kết thúc, mà là giả tướng biến đổi tạm thời mà thôi. Giống như một nghệ sĩ diễn xuất, nhiều vai, trên sân khấu.
Tóm lại, hiện tượng sinh mạng của chúng sanh, trong một khoảng thời gian, như bánh xe lăn nhanh, luôn luôn thay đổi hình dạng, đó là tương tục giả.
c) Phần vị giả: là chỉ Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp, vì tâm này nương vào ba vị trước, mỗi vị một phần, hòa hợp mà lập nên giả pháp. Lấy “Đắc” là một Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp làm ví dụ, thì Đắc là bao gồm có được, thành tựu, không mất. Vì lý do này mà một pháp Đắc (của bất tương ưng hành) tuyệt đối lìa xa Sắc pháp và Tâm pháp. Nói đến Đắc là lìa mà không xa năng và sở. Như nói được tiền (đắc tiền) là lời nói của người được. Đó là Tâm Pháp hay Tâm Sở?. Còn nói được tiền là sắc pháp, chỉ có một sắc pháp đắc mà không phải là sắc pháp (tiền), cũng không phải là tâm pháp (tâm, tâm sở). Chỉ vì ba pháp Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp là pháp giả lập. Dựa vào ba pháp Tâm, Tâm Sở, và Sắc là ba pháp biến hóa, khó lường. Như nói: có (được) máy điều hòa không khí của một người sống ở xứ nóng (nhiệt đới) thì máy ấy có giá trị, vì máy ấy sẽ giúp cho chúng sinh hoạt thoải mái. Nhưng người ở xứ lạnh (hàn đới) thì có thể nói máy ấy không có chút giá trị gì. Trong trường hợp ấy, chúng ta không thể nói là không được (có) chiếc máy ấy mà, thật sự, là một vật dư thừa.
Tóm lại, những pháp mà trên thế gian gọi là Được, hoàn toàn là trạng thái tâm lý chủ quan, biến hóa trong từng sát na, đó là phần vị giả. Rõ ràng Đắc là một pháp giả lập dựa vào Sắc, Tâm và Phần Vị. Hai mươi ba Tâm Bất Tương Ưng Hành pháp khác cũng như thế.
D: Vì Bốn Biểu Hiện Rõ Ràng (Vô Vi Pháp)
Vô Vi Pháp là một trong 100 vị của pháp, dùng để giải thích lý do vì sao Vô Vi Pháp sắp ở vị trí thứ năm. Pháp Vô Vi này chính là vay mượn bốn Pháp Hữu Vi Tâm, Tâm Sở, Sắc và Bất Tương Ưng Hành mới được biểu thị rõ ràng; cùng với bốn Pháp Hữu Vi không phải một không phải khác. Nên đặt ở vị trí thứ năm. Ví như núi, sông, cây, cỏ đều bị tuyết phủ khắp nơi, đó là bốn vị pháp hữu vi ở trước. Nếu mặt trời mọc lên, khắp nơi tuyết tan không còn nữa, vô vi pháp biểu hiện rõ ràng.
Vì Vô Vi Pháp phải nhờ Pháp Hữu Vi mới hiển thị được. Chúng ta có thể có được một điểm hé lộ, đó là chúng ta cần thiết tự chứng được chân lý của Pháp Vô Vi, phải xuất phát từ Pháp Hữu Vi. Đó cũng là mục đích của Pháp Vô Vi là lấy Pháp Hữu Vi làm nấc thang đi lên, mới có Thể thân chứng được tánh của Pháp Vô Vi. Lục Tổ Đàn Kinh nói:
Phật pháp tại thế gian, Bất ly thế gian giác, Ly thế mích Bồ đề,
Kháp như cầu thố giác. Nghĩa:
Phật pháp ở thế gian,
Không lìa thế giác ngộ, Lìa thế tìm Bồ đề,
Giống như tìm sừng thỏ.
Vậy, Phật pháp ở đâu? Có một số người hiểu nhầm, lấy việc ẩn thân nơi rừng hoang, hang lạnh, ăn trái cây, mặc bằng cỏ dại, lìa xa trần thế tầm thường, tu riêng một mình thì đó là Phật pháp. Đâu có biết rằng Phật pháp ở trong Pháp Hữu Vi của thế gian, tại bên ta, ngay trước mắt. Chúng ta,, đối với tất cả sự vật của thế gian, chỉ cần luôn luôn tỉnh thức mọi lúc, mọi nơi thì đó là Phật pháp. Không tỉnh thức là không có Phật pháp. Chính vì vậy, điều kiện tiên quyết chứng ngộ Pháp Vô Vi là thực hành các Pháp Hữu Vi nhỏ như ngăn cấm sát hại lại còn phóng sanh, giữ giới niệm Phật, hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận với anh em, thành thật với mọi người, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
Nếu xa lìa bổn phận làm người ở đời mà đi tìm Phật pháp, mong cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng khác nào người ngu tìm sừng trên đầu con thỏ. Thỏ không có sừng, giống như lìa Pháp Hữu Vi ở thế gian thì tìm Bồ Đề ở đâu có.
Tóm lại, Pháp Vô Vi biểu hiện như thế nào? Đó là tu tập theo Pháp Hữu Vi mà không vướng mắc (chấp trước), đó là Pháp Vô Vi. Ngoài cách này ra, thì không có Pháp Vô Vi đâu. kinh Kim Cang nói: dùng tâm Bồ đề cứu độ chúng sanh suốt ngày (đây là Pháp Hữu Vi), mà không có chúng sanh được diệt độ (đây là Pháp Vô Vi).
Đã trình bày sơ lược năm vị, 100 pháp. Giờ giải thích lý do thứ tư của 100 pháp. Trước hết thứ tự của 5 vị.
Bài 1
一 切 最 勝 故
與 此 相 應 故
二 所 現 影 故
三 位 差 別 故
四 所 現 示 故
如 是 次 第 Âm:
Nhất thiết tối thắng cố,
Dữ thử tương ưng cố,
Nhị sở hiện ảnh cố,
Tam vị sai biệt cố,
Tứ sở hiển thị cố, Như thị thứ đệ.
Nghĩa:
Vì vượt trội hơn tất cả (tâm vương)
Vì cùng với tâm này tương ưng (tâm sở)
Vì hai hình ảnh được hiển hiện (sắc pháp)
Vì ba vị khác nhau (tâm bất tương ứng)
Vì bốn biểu hiện rõ ràng (vô vi pháp)
Nên thứ tự phải như thế.
A.Vì Vượt Trội Hơn Tất Cả (Tâm Vương)
Câu trên xác định rằng tâm pháp ở trong tất cả pháp hữu vi, công dụng của nó vượt hẵn những pháp khác, nên để nó thứ nhất. Tâm pháp còn gọi là tâm vương. Đại sư Từ Ân nói: Tâm pháp có tám thứ, làm lành làm ác, lưu chuyển trong sáu nẻo, cho đến thành Phật từ tâm này, trong các pháp hữu vi, tâm này là hơn hết, cho nên nói đến nó trước tiên. Câu này có nghĩa là: vốn là một tâm, nhưng dựa vào công năng thô, tế, khác nhau của nó mà có tám tên gọi. Tâm này có thể làm nghiệp lành, có thể làm nghiệp ác. Như luận Khởi Tín nói: Tâm động thì có tên là nghiệp. Ví như có người ngồi tịnh ở đây, tuy là thân, miệng không động, có thể tâm đang đánh tan vọng tưởng, đánh tan động niệm, đây chính là tạo nghiệp. Động niệm thiện thì tạo nghiệp thiện, đi lên tam thiện đạo. Động niệm ác thì tạo ác nghiệp, đi xuống tam ác đạo. Con người của ta, tâm niệm lúc thiện, lúc ác, nên có thể lên, có thể xuống, vĩnh viễn ở trong sáu đường khổ đau, luân hồi lặn hụp trong biển khổ không ngừng. Nhưng mà, đâu chỉ lục phàm luân hồi bởi cái tâm biến chuyển ấy, mà thành tựu tứ thánh cũng từ sự hẹp hòi hay rộng rãi của cái tâm ấy. Tại sao như thế? Nếu phát tâm chán ghét, xa lìa thì đó là Thinh Văn, Duyên Giác của Tiểu Thừa. Nếu phát tâm Bồ Đề thì đó là Bồ Tát của Đại Thừa. Chỉ có phát tâm Bồ Đề mới có thể thành tựu quả Phật vô thượng. Đây chính là chỗ mà tông Thiên Thai gọi là Nhất niệm thập pháp giới (trong niệm có đủ 10 pháp giới). Pháp giới tức là tứ thánh, lục phàm. Hễ chúng ta khởi tâm một niệm thì rơi vào trong một pháp giới. Mười pháp giới dựa vào y báo và chánh báo, nghĩa là đầy đủ, ngay tức thì, trong một niệm. Sự diễn biến của loại tâm pháp này không thể suy nghĩ, luận bàn.
Với sự trình bày trên có thể biết một tâm niệm của chúng ta có đầy đủ tác dụng to lớn như thế, cho nên nói siêu việt hơn tất cả.
B. Vì Cùng Tâm Này Tương Ưng (Tâm Sở) Câu trên xác định vị thứ hai trong năm vị là tâm sở hữu pháp, dùng để giải thích lý do vì sao tâm sở hữu pháp ở ngôi thứ hai trong câu: Vì cùng tâm này tương ưng. Tâm này là tâm vương. Vì tâm sở hữu pháp cùng với tâm vương tương ưng, luôn luôn là người bạn đi theo tâm vương và được tâm vương ôm chặt, nên xếp đặt ở sau tâm vương. Như:
34 tâm sở cùng tương ưng với tâm vương của
5 thức trước (5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện, 2 trung tùy, 8 đại tùy, tham, sân, si = 34 tâm sở).
51 tâm sở tương ưng với tâm vương của thức thứ sáu.
18 tâm sở tương ưng với tâm vương của thức thứ bảy 8 Đại tùy, 5 Biến hành, Huệ của Biệt cảnh, tham, si, ngã kiến, ngã mạn. 5 tâm sở biến hành tương ưng với tâm vương của thức thứ tám.
Tương ưng như thế nào? Tương ưng có nghĩa là khế hợp. Luận Tịnh Độ giải thích: Tương ưng ví như cái nắp đậy khít khao một đồ dùng. Các nhà duy thức thì nói tương ưng là cùng lúc tâm vương, tâm sở găp nhau khởi lên. Có bốn nghĩa giống nhau nên gọi là tương ưng. 1) Thời giống nhau: Tâm vương và tâm sở khởi lên cùng lúc, cùng trong một sát na, không có trước sau.
2) Chỗ nương tựa giống nhau: Tâm vương nương nơi nhãn căn, tâm sở cùng nương nơi nhãn căn, chỗ nương giống nhau thì hiện hành khởi lên.
3) Cảnh sở duyên giống nhau: Tâm vương duyên cảnh màu xanh thì tâm sở cùng duyên cảnh màu xanh, cảnh sở duyên giống nhau, không chút sai khác.
4) Sự giống nhau: Sự là tự thể, chỉ cho tự thể của tâm vương, tâm sở. Nghĩa là tự thể của tâm vương và tự thể của tâm sở phải cùng môt sự kiện. Nếu một tâm vương cùng lúc với hai thọ (khổ, vui) khế hợp thì chẳng phải tương ưng.
Tóm lại, sự quan hệ của Tâm sở và Tâm vương giống như vua với tôi: giúp đỡ, bảo vệ, cùng làm ra sự nghiệp, nên gọi là tương ưng.
C. Vì Hai (Tâm Vương, Tâm Sở) Mà Hình ảnh Được Biểu Hiện. (Sắc Pháp)
Câu trên là nói về sắc pháp. Dùng câu ấy để giải thích lý do vì sao sắc pháp đặt ở vị trí thứ ba. Sắc pháp không thể tự nó biểu hiện, cốt nương vào sự tương ưng của tâm vương, tâm sở mới có thể biến hiện. Tâm vương, tâm sở là năng biến. Sắc pháp là sở biến, nên sắc pháp đặt ở vị trí thứ ba.
Trong câu này, đặc biệt nghiền ngẫm về từ
“ảnh”. Vì sao có hình chất? Vì sự đối ngại của sắc chất. Ảnh có nghĩa là hư ảo, không thật, không thể giải thích được. Đối với các pháp hữu vi sanh diệt trong ba cõi, Kinh Kim Cang có đưa sáu ví dụ: mộng, huyễn, bào, ảnh, lộ, điện. Ảnh là một trong sáu ví dụ ấy. Thế nào tất cả pháp hữu vi như ảnh? Đại sư Đàm Hư giải thích: Ảnh là hình ảnh, nương hình mà có. Đó là tánh y tha khởi, đều là giả danh, nên gọi là như ảnh.
Do trình bày ở trên có thể biết: 1-Tất cả sắc pháp đều nương vào tâm, là cái biến hiện của tâm. Giống ảnh của người nương vào hình thể mà có. 2- Tất cả sắc pháp, trong là thân tâm, ngoài là thế giới. Cả hai đều biến đổi nhanh chóng không lường, những gì của quá khứ đã đi qua. Như triết gia Heraclide nói: Rửa chân ở dòng sông, rút chân lên khỏi nước rồi đưa xuống trở lại thì không phải dòng nước lúc đầu. Khổng Tử cũng nói: Chảy mãi như thế sao, bất kể ngày đêm. Tất cả sắc pháp đều tuần tự trãi qua hành trình cố định: sanh, trụ, dị, diệt trong từng sát na.
D: Vì Ba Vị Khác Nhau (Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp).
Vị thứ tư là Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp. Giải thích lý do vì sao Tâm bất tương ưng hành đặt ở vị trí thứ tư? Luận văn lấy pháp này là mượn ba vị sai biệt ở trước mà lập ra, cho nên đặt ở vị trí thứ tư. Nói sai biệt (khác nhau) là đối lập với bình đẳng (giống nhau) mà nói. Bình đẳng (giống nhau) là trước sau như một, không khác nhau. Sai biệt (khác nhau) là so le không bằng nhau, mỗi thứ không giống nhau. Nghĩa là Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp này vay mượn Tâm pháp, Tâm sở hữu pháp cho đến Sắc pháp, nên nói là ba vị khác nhau. Cư sĩ Đường Đại Viên nói: ví như ba người Thanh, Hằng và Thủy, lấy tướng đầu của Thanh, tướng thân của Hằng, tướng chân tay của Thủy rồi hợp lại vẽ ra tướng của một người, cho nên nói ba vị khác nhau. Dưới đây sẽ nói rõ hai điểm:
1) Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp và pháp của ba vị trước không phải một không phải khác, giống sóng và nước. Sóng nương nước mà có (giả có). Sóng và nước không phải một không phải khác. Luận Thành Duy Thức, quyển 2, nói: Bất Tương Ưng Hành không giống như Sắc, Tâm và các Tâm Sở; thể và tướng có thể có, chẳng khác với sắc, tâm, các tâm sở; Tác dụng có thể có. 2) Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp là pháp giả, gọi là phần vị giả. Phần vị giả là gì? Tướng Tông Cương Yếu Tục Biên nói: giả có ba thứ:
a) Tụ tập giả: khi đã mượn bốn đại, năm uẩn tụ hợp lại để làm thành một cái gì đó thì đều là giả pháp.
Ví như cái bình, cái chậu, chiếc thuyền, chiếc xe vân vân được làm bằng sắc pháp thì thuộc tụ tập giả.
b)Tương tục giả: khi một cái gì biến hóa thay đổi liên tục, không đứt quãng thì đó là giả pháp. Ý muốn nói mỗi giai đoạn sinh mạng của chúng sanh trãi qua thời gian, rồi nhìn lại, thì đúng là giả pháp hư ảo, không thật. Bởi vì sinh mạng của chúng sanh không phải sau một năm mới có, cũng không phải, sau khi chết, trở thành không, sống chết, chết sống, chẳng qua, là dòng chảy của sinh mạng không có bắt đầu, không có kết thúc, mà là giả tướng biến đổi tạm thời mà thôi. Giống như một nghệ sĩ diễn xuất, nhiều vai, trên sân khấu.
Tóm lại, hiện tượng sinh mạng của chúng sanh, trong một khoảng thời gian, như bánh xe lăn nhanh, luôn luôn thay đổi hình dạng, đó là tương tục giả.
c) Phần vị giả: là chỉ Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp, vì tâm này nương vào ba vị trước, mỗi vị một phần, hòa hợp mà lập nên giả pháp. Lấy “Đắc” là một Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp làm ví dụ, thì Đắc là bao gồm có được, thành tựu, không mất. Vì lý do này mà một pháp Đắc (của bất tương ưng hành) tuyệt đối lìa xa Sắc pháp và Tâm pháp. Nói đến Đắc là lìa mà không xa năng và sở. Như nói được tiền (đắc tiền) là lời nói của người được. Đó là Tâm Pháp hay Tâm Sở?. Còn nói được tiền là sắc pháp, chỉ có một sắc pháp đắc mà không phải là sắc pháp (tiền), cũng không phải là tâm pháp (tâm, tâm sở). Chỉ vì ba pháp Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp là pháp giả lập. Dựa vào ba pháp Tâm, Tâm Sở, và Sắc là ba pháp biến hóa, khó lường. Như nói: có (được) máy điều hòa không khí của một người sống ở xứ nóng (nhiệt đới) thì máy ấy có giá trị, vì máy ấy sẽ giúp cho chúng sinh hoạt thoải mái. Nhưng người ở xứ lạnh (hàn đới) thì có thể nói máy ấy không có chút giá trị gì. Trong trường hợp ấy, chúng ta không thể nói là không được (có) chiếc máy ấy mà, thật sự, là một vật dư thừa.
Tóm lại, những pháp mà trên thế gian gọi là Được, hoàn toàn là trạng thái tâm lý chủ quan, biến hóa trong từng sát na, đó là phần vị giả. Rõ ràng Đắc là một pháp giả lập dựa vào Sắc, Tâm và Phần Vị. Hai mươi ba Tâm Bất Tương Ưng Hành pháp khác cũng như thế.
D: Vì Bốn Biểu Hiện Rõ Ràng (Vô Vi Pháp)
Vô Vi Pháp là một trong 100 vị của pháp, dùng để giải thích lý do vì sao Vô Vi Pháp sắp ở vị trí thứ năm. Pháp Vô Vi này chính là vay mượn bốn Pháp Hữu Vi Tâm, Tâm Sở, Sắc và Bất Tương Ưng Hành mới được biểu thị rõ ràng; cùng với bốn Pháp Hữu Vi không phải một không phải khác. Nên đặt ở vị trí thứ năm. Ví như núi, sông, cây, cỏ đều bị tuyết phủ khắp nơi, đó là bốn vị pháp hữu vi ở trước. Nếu mặt trời mọc lên, khắp nơi tuyết tan không còn nữa, vô vi pháp biểu hiện rõ ràng.
Vì Vô Vi Pháp phải nhờ Pháp Hữu Vi mới hiển thị được. Chúng ta có thể có được một điểm hé lộ, đó là chúng ta cần thiết tự chứng được chân lý của Pháp Vô Vi, phải xuất phát từ Pháp Hữu Vi. Đó cũng là mục đích của Pháp Vô Vi là lấy Pháp Hữu Vi làm nấc thang đi lên, mới có Thể thân chứng được tánh của Pháp Vô Vi. Lục Tổ Đàn Kinh nói:
Phật pháp tại thế gian, Bất ly thế gian giác, Ly thế mích Bồ đề,
Kháp như cầu thố giác. Nghĩa:
Phật pháp ở thế gian,
Không lìa thế giác ngộ, Lìa thế tìm Bồ đề,
Giống như tìm sừng thỏ.
Vậy, Phật pháp ở đâu? Có một số người hiểu nhầm, lấy việc ẩn thân nơi rừng hoang, hang lạnh, ăn trái cây, mặc bằng cỏ dại, lìa xa trần thế tầm thường, tu riêng một mình thì đó là Phật pháp. Đâu có biết rằng Phật pháp ở trong Pháp Hữu Vi của thế gian, tại bên ta, ngay trước mắt. Chúng ta,, đối với tất cả sự vật của thế gian, chỉ cần luôn luôn tỉnh thức mọi lúc, mọi nơi thì đó là Phật pháp. Không tỉnh thức là không có Phật pháp. Chính vì vậy, điều kiện tiên quyết chứng ngộ Pháp Vô Vi là thực hành các Pháp Hữu Vi nhỏ như ngăn cấm sát hại lại còn phóng sanh, giữ giới niệm Phật, hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận với anh em, thành thật với mọi người, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
Nếu xa lìa bổn phận làm người ở đời mà đi tìm Phật pháp, mong cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng khác nào người ngu tìm sừng trên đầu con thỏ. Thỏ không có sừng, giống như lìa Pháp Hữu Vi ở thế gian thì tìm Bồ Đề ở đâu có.
Tóm lại, Pháp Vô Vi biểu hiện như thế nào? Đó là tu tập theo Pháp Hữu Vi mà không vướng mắc (chấp trước), đó là Pháp Vô Vi. Ngoài cách này ra, thì không có Pháp Vô Vi đâu. kinh Kim Cang nói: dùng tâm Bồ đề cứu độ chúng sanh suốt ngày (đây là Pháp Hữu Vi), mà không có chúng sanh được diệt độ (đây là Pháp Vô Vi).
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.