Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp Minh Môn
Chương 22: Vị Thứ Tư Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp P1
Bồ Tát Thiên Thân Soạn - Dịch giả Lê Hồng Sơn
17/09/2021
TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP
略 有 二 十 四 種
一 得, 二 命 根, 三 衆 同 分, 四 異 生 性, 五 無 想定, 六 滅 盡 定, 七 無 想 報, 八 名 身, 九 句 身, 十文 身, 十 一 生, 十 二 住, 十 三 老, 十 四 無 常, 十五 流 轉, 十 六 定 異, 十 七 相 應, 十 八 勢 速, 十九 次 第, 二 十 時, 二 十 一 方, 二 十 二 數, 二 十
三 和 合 性, 二 十 四 不 和 合 性.
ÂM: Lược hữu nhị thập tứ chủng.
Nhất đắc, nhị mạng căn, tam chúng đồng phận, tứ dị sanh tánh, ngũ vô tưởng định, lục diệt tận định, thất vô tưởng báo, bát danh thân, cửu cú thân, thập văn thân, thập nhất sanh, thập nhị trụ, thập tam lão, thập tứ vô thường, thập ngũ lưu chuyển, thập lục định dị, thập thất tương ưng, thập bát thế tốc, thập cửu thứ đệ, nhị thập thời, nhị thập nhất phương, nhị thập nhị số, nhị thập tam hòa hợp tánh, nhị thập tứ bất hòa hợp tánh.
Nghĩa: Nói sơ lược về pháp bất tương ưng hành có 24 thứ:
Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Dị sanh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thân, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu chuyển, Định dị, Tương ưng, Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, Hòa hợp tánh, Bất hòa hợp tánh.
Sao gọi là Tâm Bất Tương Ưng Hành?
Đây là vị thứ tư trong ngũ vị của Bách Pháp, gọi là Pháp Tâm Bất Tương Ưng Hành. Ý nghĩa này là gì? Xin chia ba đoạn để trình bày:
1) Tâm
Đắc và Mạng Căn là hai trong 24 pháp Bất Tương Ưng Hành, đều không lìa tâm. Là vì sao? Tức là 24 pháp này tuy nương vào Tâm, Tâm Sở, sắc ở trước mới có thể lập ra được, nhưng Sắc Pháp ở trong đó là bóng dáng biểu hiện của Tâm và Tâm Sở, mà Tâm Sở lại cùng tương ưng với Tâm. Chính vì vậy, đắc…24
Pháp Bất Tương Ưng cũng không thể lìa Tâm được, mà đều đi theo Tâm, đều dựa vào sự chuyển biến của Tâm, nên tâm đặc biệt phải nêu ra.
2) Bất tương ưng.
Trước nói nghĩa của Tương Ưng. Tương Ưng là hòa thuận đi theo, kẻ gọi người thưa giúp đỡ nhau. Như cái chén và cái nắp tương xứng nhau gọi là tương ứng. Sự tương ứng của Tâm và Tâm Sở cũng như thế.
Sao 24 pháp này gọi là Bất Tương Ưng? Tất cả có ba nghĩa:
a. Vì không thể duyên. Không tương ưng cùng
với Tâm và Tâm Sở. Tức là Tâm và Tâm Sở có thể duyên lự (vướng víu suy nghĩ), còn 24 pháp này không thể duyên lự, nên Không Tương Ưng.
b. Vì không có chất ngại. Không Tương Ưng
cùng với Sắc Pháp. Tức là Sắc Pháp thì có chất ngại, còn 24 thứ pháp này không có chất ngại, nên Không Tương Ưng.
c. Vì có sanh diệt. Không Tương Ưng với pháp Vô Vi. Tức là Vô Vi Pháp không sanh không diệt, còn 24 pháp này có sanh có diệt, nên Không Tương Ưng.
3) Hành
Hành nghĩa là thay đổi, biến hóa, sanh diệt không ngừng. Đó là Hành Uẩn trong Ngũ Uẩn.
Nhưng Hành Uẩn lại chia ra hai loại:
a) Tương ưng hành. Nghĩa là tâm vương tương
ứng với hành uẩn. Tức là trong 51 tâm sở trừ tưởng và thọ, còn lại 49 thứ tâm sở đều gọi là tương ưng hành, vì tương ưng cùng với tâm.
b) Bất tương ưng hành. Tức là đắc…24 thứ pháp,
chúng là pháp bất tương ưng.
Không luận tương ưng hành hay bất tương ưng hành, 73 pháp ở trên đều thu vào Hành Uẩn, đều là Pháp Hữu Vi thay đổi, biến hóa, sanh diệt, vô thường. Vì vậy đặc biệt nêu lên hành pháp.
Bất Tương Ưng Hành, các nhà Tiểu Thừa lập ra 14 thứ: đắc, phi đắc, đồng thuận, vô tưởng quả, vô tưởng định, diệt tận định, mạng căn, sanh, trụ, dị,diệt, danh thân, cú thân, văn thân và đều chấp là thật có. Các nhà Đại Thừa thì giả lập 24 thứ và đều: không phải là pháp thật có ở ngoài thức. Vì vậy, Luận Thành Duy Thức, quyển 1, nói: Bất Tương Ưng Hành cũng không phải thật có. Vì lý do gì? Đắc, phi đắc…chẳng phải là Sắc, Tâm và các Tâm Sở, tác dụng có thể có. Do đây, nên biết chắc chắn chẳng phải thật có mà chỉ dựa vào sắc…giả lập phần vị.
Tóm lại, 24 loại pháp này cùng ba vị trước chẳng một chẳng khác.
Chẳng phải một. Ba vị trước có thể tướng, 24 pháp này không có thể tướng, nên gọi là chẳng phải một.
Chẳng phải khác. 24 pháp này tuy là pháp giả lập, không có thể tướng, nhưng vẫn có tác dụng biểu hiện ra. Chỉ có điều là tác dụng này cũng chưa lìa khỏi tác dụng của ba vị trước, nên gọi là chẳng khác.
24 pháp này đã dựa vào ba vị trước lập ra, tự nó cũng không có thể tướng, nên nói: Phần vị giả pháp (pháp không thật). Ví như sóng nương nước mà có, sóng chưa từng rời nước. Sóng là giả pháp, nước là thật pháp. Sóng và nước không phải một, không phải khác. Năm vị trong 100 pháp lấy 4 vị đầu mà nói thì ba vị trước là thật pháp, vị thứ tư là giả pháp. Sau đây nói rõ từng điều một:
I. Đắc
Bách Pháp Trực Giải nói: Nương vào tất cả pháp giả lập ra có tạo tác, thành tựu cũng gọi là Đắc có nghĩa là thành tựu không mất. Nương vào thân, khẩu, ý của chúng sanh hữu tình mà làm ra (tạo tác) các pháp được thành tựu, còn chưa tiêu diệt, phá hoại. Gọi đó là Đắc. Đắc là một pháp không lìa xa năng và sở. Như nói đắc tiền (được tiền). Năng đắc là người, là tâm, tâm sở. Sở đắc là tiền là sắc pháp. Một pháp Đắc tuy không phải là sắc pháp (tiền), cũng không phải là tâm pháp (tâm, tâm sở), nhưng cũng không lìa hẳn sắc pháp và tâm pháp. Tuy có sắc pháp hoặc tâm pháp dựng lên thông qua Đắc, nên nói: Một pháp Đắc chính là dựa vào tâm, tâm sở, sắc. Ba pháp này, như trên đã nói, là pháp giả lập.
Một pháp Đắc, tuy dựa vào ba pháp giả lập, nhưng điểm quan trọng chính là dựa vào sự chuyển biến của tâm.
Nội dung câu chuyện Tái ông thất mã trong sách Hoài Nam Tử ở Thiên Gia Huấn có thể cho ta biết rằng sanh không ngừng là cái tự nhiên lớn nhất, trôi chảy không thôi. Một sự việc phát sinh là được hay mất? là tốt hay xấu? là cùng hay thông? Là tiêu hay trưởng? sự biến hóa trong một sát na, chưa từng cố định. Vì rằng được mất, tốt xấu, cùng thông, tiêu trưởng căn bản chính là pháp giả lập, tùy theo sự chuyển biến của tâm không có nhất định.
Nếu một con ngựa, ai ai cũng cho là Mất, chỉ có Tái Ông cho là Được.
Dẫn về thêm một con tuấn mã, ai ai cũng cho là được, chỉ có Tái Ông cho là Mất.
Gãy một chân, ai ai cũng cho là Mất, chỉ có Tái Ông cho là Được.
Thật ra được mất, họa phước hoàn toàn là trạng thái tâm lý chủ quan. Đạo lý ấy ẩn tàng thăm thẳm, sâu xa khó lường. Há có thể nào vì biểu tướng của nó nhất thời mà vội vàng phán đoán sai lầm. Tất cả pháp hữu vi mất chưa chắc là mất, được chưa chắc là được. Đây mất mà kia được và ngược lại. Nghiên cứu đến đó, chúng ta đâu cần quan tâm đến giả pháp, đắc thất, họa phúc và kể cả mừng giận, buồn vui cũng đổi thay không chừng.
II. Mạng Căn
Mạng Căn tức là căn bản của mạng sống. Căn bản mạng sống của chúng sanh là gì? Thông thường đều nói Thức Thứ Tám. Thuyết này, tuy vậy, không sai. Nếu nói một cách thận trọng hơn thì nên nói là cái chính của Thức Thứ Tám sinh ra là Chủng Tử. Chỉ có Chủng Tử Danh Ngôn này là loại chủng tử vô ký yếu ớt, tự nó không có sức sanh ra quả mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của nghiệp thiện, ác của đời trước do chủng tử nghiệp thiện, ác được huân tập mà thành (vắn tắt là Chủng Tử Nghiệp) thì Chủng Tử Danh Ngôn của Thức Thứ Tám yếu đuối này mới có thể thể sanh ra quả hiện hành của nó.
Thức Thứ Tám hiện hành có mục đích duy trì Sắc và Tâm của con người chúng ta trong một thời kỳ của sinh mạng để cho công năng của sắc thân không hư hoại. Nếu nói chính xác thì nguyên nhân có thể quan hệ sắc thân của thức hiện hành thứ tám để giữ thân xác không tan hoại lại là do ở chỗ quan hệ Chủng Tử Danh Ngôn mà chính thức thứ tám sanh ra. Duy Thức Luận, nói: Chính chủng tử của thức thứ tám có hai công dụng;
1) Công Dụng Sanh Thức. Tức là tác dụng của quả hiện hành chính Thức Thứ Tám sanh ra.
2) Công dụng giữ gìn sắc thân. Tức là tác dụng duy trì sắc thân của thức hiện hành thứ tám không cho sắc thân hư hoại.
Giờ chọn lấy tác dụng duy trì sắc thân của
Thức Thứ Tám, nên gọi là Mạng Căn. Bách Pháp
Trực Giải nói: Dựa vào sự duy trì liên tục của Sắc và Tâm giả lập ra pháp Mạng Căn. Đây chính là chủng tử của Thức Thứ Tám có tác dụng duy trì sắc thân mà lập thuyết này.
Tưởng Tông Cương Yếu Mạng Căn Tế Biện có ghi:
Hỏi: Do thức hiện hành giữ gìn thân xác một cách thầm lặng nên thân không hư hoại. Đó là công năng của thức hiện hành, mà sao không gọi hiện hành thức là mạng căn lại gọi chủng tử là mạng căn?
Đáp: Vì do sức của chủng tử mà bản thức hiện hành, mới có thể sanh khởi, vì do sức của chủng tử mà duyên ra ba loại cảnh, vì do sức của chủng tử mà duy trì năm căn. Vì vậy hiện hành không thể gọi là mạng căn, do không phải là căn bản vậy.
Hoặc nói: công năng hiện hành của Thức Thứ Tám là duy trì, giữ gìn sắc thân không hư hoại. Như vậy, thức ấy có thể duy trì được bao lâu?
Đáp:
1) Trước hết phải biết: Thức Thứ Tám tùy theo sự dẫn dắt của nghiệp lực thiện, ác đời trước của chúng ta, mà ở trong ba cõi, sáu đường, luân hồi không ngưng. Từ vô thỉ đến giờ, Thức Thứ Tám đầu thai, đổi xác thân không thể dừng lại ở chỗ nào lâu.
2) Kế đến phải biết: Nếu đời trước chúng ta tạo nghiệp lực mạnh, có thể khiến cho Thức Thứ Tám duy trì một căn thân lâu dài, thọ mạng, nhờ đó dài lâu. Ngược lại, nếu đời trước chúng ta tạo nghiệp lực yếu, có thể khiến cho Thức Thứ Tám duy trì một căn thân ngắn ngủi, thọ mạng cũng do đó không trường thọ. Một ngày kia, Thức Thứ Tám đã hoàn thành nghiệp quả thì lìa bỏ căn thân, rồi lại tùy theo nghiệp lực thiện, ác khác dẫn đến sáu nẻo luân hồi.
III. Chúng Đồng Phận
Chúng có nghĩa là chủng loại. Đồng: giống nhau. Phận (phần) có nghĩa tương tợ. Tức là chủng loại tương đồng, tương tợ gọi là chúng đồng phận.
Phải biết vạn pháp trong vũ trụ, tuy sai khác nhau, nhưng trong riêng có chung, trong khác có giống. Ở trong bao la phức tạp ấy của vạn pháp tìm ra đặc trưng tương đồng, thuộc tính tương tự, rồi phân loại, đặt tên. Đó gọi là Chúng Đồng Phận.
Một pháp Chúng Đồng Phận có thể thu vào hết thảy vạn pháp của vũ trụ, tình và vô tình, nhưng sách vở Duy Thức Luận, phần nhiều chỉ dựa vào loại hữu tình lập ra Chúng Đồng Phận. Như Luận Thành Duy Thức nói: Dựa vào sự sai biệt tương tợ về thân và tâm sở của loài hữu tình giả lập đồng phận (sự giống nhau, tương tợ). Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận nói: Các loài hữu tình cùng làm một sự nghiệp, cùng ham cái nhân dục thì gọi là Chúng Đồng Phận.
Bách Pháp Trực Giải nói: Chúng Đồng Phận là như người với người giống nhau, trời với trời giống nhau, nương vào chỗ tương tợ mà lập ra. Câu này ý nói: thân, tâm của người này và người kia giống nhau, gọi là người đồng phận. Thân, tâm của trời, người tương tợ nên gọi là thiên đồng phận, cho đến quỷ đồng phận, súc sanh đồng phận…nên mới có sự sai biệt trong sáu nẻo.
Trong xã hội Ấn Độ thời xưa dựa vào thân, tâm giống nhau mà chia bốn giai cấp:
Bà La Môn: giai cấp tăng lữ.
Sát Đế Lợi: giai cấp vương hầu.
Tỳ Xá: giai cấp thứ dân.
Thủ Đà: giai cấp nô lệ.
Trong kinh Thí Dụ nói: Người ngoại đạo cho rằng: Phạm vương sanh ra bốn chủng tánh: Bà La Môn sanh từ miệng của Phạm vương, Sát Đế Lợi sanh ra từ cánh tay (từ vai đến cổ tay) của Phạm vương, Tỳ Xá Sanh ra từ hông của Phạm vương, Thủ Đà sanh ra từ chân của Phạm vương. Do đó, có bốn tánh khác nhau, cũng là một thí dụ về Chúng Đồng Phận.
Trong thế giới loài người ngày nay, dựa vào cốt cách, màu da, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và các thuộc tính khác rồi phân loại đặt tên: người da màu, người da trắng, người da đen…Hoặc phân loại theo địa lý: người châu Á, người châu Âu, người châu Phi, người châu Mỹ…các chủng tộc khác nhau cũng là một thí dụ về Chúng Đồng Phận.
Tiểu Thừa Câu Xá Luận cho Chúng Đồng Phận là pháp thật có. Do pháp thật có này khiến cho vật giống nhau. Còn Đại Thừa Duy Thức Luận cho đó là pháp giả lập. Nghĩa là dựa vào thân, tâm của loài hữu tình tương tự mà giả lập sự khác nhau về địa vị.
IV. Dị Sanh Tánh
Tánh sanh ra khác nhau gọi là Dị Sanh Tánh.Thuật ký, quyển 9, nói “ Dị sanh tức khác với đồng sanh”. Khai Tông Nghĩa Kí nói: “Các Bậc Thánh đều gọi là đồng sanh, nhưng phàm phu ngu si thì gọi là dị sanh”. Câu này ý nói tất cả Thánh Nhân đều đã thấy rõ Lí Chân Không, không khởi lên ngã kiến nên gọi là Đồng Sanh. Phàm phu đều ngu si tăm tối, không có trí tuệ, chỉ khởi lên tà kiến, đó là sự khác nhau giữa Thánh Nhân và chúng sanh, nên gọi là Dị Sanh.
Bách Pháp Trực Giải nói: “Dị sanh tánh là lầm cho có ngã, có pháp, không giống với Trí Tánh Nhị không của Thánh Nhân, dựa vào đây mà tương đối giả lập ra Thánh và Phàm”. Đại ý nói rằng phàm phu mê hoặc điên đảo, lầm cho có thật ngã, thật pháp. Từ đây khởi lên tham, sân, si, (tức khởi lên loại phiền não khác) rồi tạo ra sát, đạo, dâm (tức tạo loại nghiệp khác) và nhận lấy vô vàn khổ não khác nhau trong sáu nẻo luân hồi (tức thọ nhận loại quả khác), nên gọi là Dị Sanh. Nay nương vào thánh phàm tương đối này, giả lập ra một pháp Dị Sanh Tánh.
Thám Huyền Kí nói: Dị sanh là do giữ lấy kiến giải khác lạ mà sanh ra, xưa gọi là phàm phu. Đại Nhật Kinh Sớ cũng nói: Phàm Phu mà dịch chính xác là Dị Sanh. Nghĩa là do vô minh theo nghiệp thọ báo, không được tự tại, rơi vào trong muôn ngàn cõi, cùng loại sắc, tâm kết hợp nhưng mỗi loài khác nhau nên gọi là Dị Sanh.
Giờ nghiên cứu về tánh của Dị Sanh Tánh. Tánh là tánh phần, nghĩa là không thể thay đổi.
Không chỉ tánh của Phật Tánh, mà chỉ cho Tánh Tập Luyện mà thành (tập quán nuôi dưỡng mà thành tựu, như nghĩa bản tánh), như sách xưa nói: Tập tành điều bất nghĩa sẽ thành tánh bất nghĩa). Tánh là chỉ nơi xuất phát ra Dị Sanh và là nguồn gốc căn bản của Dị Sanh. Nhưng tánh của Dị Sanh là gì? Trước hết phải biết dựa vào thành Duy Thức Luận, quyển 1, nói: Việc lập ra Dị Sanh Tánh là từ Phi Đắc mà ra. Sao gọi là Phi Đắc: trước đã nói Đắc tức là thành tựu. ngược lại Phi Đắc là không thành tựu. Loại không thành tựu tuy là rất nhiều nhưng giờ tạm đề cập chúng sanh chưa kiến đạo (chưa dứt bỏ hai chướng phiền não và sở tri), trở về trước, chưa dứt hết chủng tử kiến hoặc, phiền não trong ba cõi, chưa thành tựu các pháp vô lậu của Bậc Thánh, mới giả lập tên gọi Dị Sanh Tánh. Do đây, tánh của dị sanh, tức chỉ chủng tử của cái thấy về ba cõi đã bị dứt trừ, tức tại chủng tử này khiến cho sáu đường, mười hai loại không giống nhau, nên gọi là Dị Sanh Tánh. Nói cho dễ hiểu tức là chủng tử phiền não và kiến hoặc trong ba cõi này khiến cho chúng sanh khởi ra Dị Loại Kiến (cái thấy những loại khác nhau), tạo ra Dị Loại Nghiệp (nghiệp khác nhau), nên gọi là Dị Sanh Tánh. Ngược lại, nếu dứt trừ hết chủng tử phiền não và kiến hoặc trong ba cõi đã thấy được Lý Chân Không, nên chứng sơ quả Tu Đà Hoàn (nhập lưu quả) và xa lìa phàm phu (dị sanh) thẳng nhập vào dòng thánh.
V. Vô Tưởng Định
Đây là một trong hai Thứ Vô Tâm Định (Vô
Tưởng Định và Diệt Tưởng Định). Sao gọi là Vô Tâm Định? Duy Thức Tâm Yếu, quyển 7, nói: Vì cả hai định đều không có Sáu Thức Trước, nên gọi là Vô Tâm. Lúc ấy, vì không có Tâm và Tâm Sở Sáu Thức Trước thô động khiến cho thân an ổn, vui vẻ. Như hữu tâm định (thức thứ sáu và định tâm sở tương ưng khiến cho tâm lắng trong, vắng lặng nên gọi là hữu tâm định) cũng gọi là định. Nay nghiên cứu Vô Tưởng Định, trước dùng mười hai môn (cách) phân biệt định này.
1) Hiển Đắc Nhân
Người tu Vô Tưởng Định là ai? Là phàm phu, ngoại đạo chấp dị kiến mà con người sanh ra.
2) Hiển Ly Dục
Người tu Vô Tưởng Định chỉ hàng phục được cái Tham Câu Sanh của Thiền Thứ Ba ở cõi trời Biến Tịnh, nhưng chưa hàng phục được Nhiễm Tâm của
Thiền Thứ Tư trở lên. Thành Duy Thức Luận, quyển 7, nói: Chế ngự được Tham Dục ở cõi trời Biến Tịnh, nhưng chưa chế ngự được Nhiễm Tâm của các cõi trời ở trên.
3) Hiển Hành Tướng
Tức là nói rõ về Tâm Thái Tu Định, vì người tu Vô Tưởng Định ngộ nhận Trời Vô Tưởng là Niết Bàn. Dựa vào quan niệm sai lầm này (chẳng diệt cho là diệt) dẫn dắt mà tu tập thiền định diệt trừ tất cả tâm tưởng. Luận Thành Duy Thức, quyển 7, nói: Do ra khỏi tưởng nên Tác Ý dẫn đầu. Xuất li (ra khỏi) tức chỉ Niết Bàn. Vì chứng được Niết Bàn, tức ra khỏi sanh tử. Ra khỏi tưởng mà tưởng rằng đó là Niết Bàn.
4) Hiển Sở Diệt Thức Đa Thiểu
Người tu Vô Tưởng Định, đối định gia hành, thường suy nghĩ như vầy: các tưởng suy tư cực nhọc làm cho tinh thần không thể tập trung, làm cho suy nghĩ không được chuyên nhất. Các tưởng ấy giống như bịnh, như ngẹt mũi, như trúng tên. Ở trong vô số tưởng được sanh ra mà quay lưng lại nói là không có tưởng, vắng lặng vi diệu. Vì thế khởi lên sự hứa hẹn và mong muốn một loại thù thắng: Ước muốn ta trong một ngày đến bảy ngày, trong một kiếp đến hơn một kiếp có thể ngăn chặn được Tâm, Tâm Sở, diệt trừ tất cả Tâm Tưởng. Nhờ áp chế tâm tưởng lo toan này làm cho tâm và tâm sở từ thô đến tế, từ tế đến tinh (đây là lìa xa gia hành với định), đến khẳng định trong một sát na. Tâm tinh tế lại càng tinh tế, huân tập thức dị thục ấy, thành tựu chủng tử áp chế cùng cực tâm. (các vị ở trước, tuy có huân tập chủng tử, nhưng chỉ là trung, hạ phẩm, chưa gọi là định). Do chủng tử bị áp chế cùng cực, thế lực suy giảm, với lý do này Tâm và Tâm Sở của Sáu Thức Trước tạm thời không khởi lên hiện hành (Tâm, Tâm Sở vi tế của Thức Thứ Tám, Thứ Bảy còn khởi lên hiện hành) tức là dựa vào chủng tử đã bị áp chế này giả lập Vô Tưởng Định.
5) Chánh Thích Định Danh
Người tu định này (Vô Tưởng Định) tiêu diệt tưởng là trước hết, khi nhập định tâm tưởng không khởi, như cá kẹt trong băng, côn trùng nắp ở dưới đất nên đặt ra Tâm Vô Tưởng. Đã được vô tưởng làm cho thân an ổn, điều hòa, nên tuy không cùng với định tâm sở tương ưng mà cũng gọi là định.
6) Tam Phẩm Tu Biệt
Người tu tập Vô Tưởng Định, do căn nhanh nhẹn hay chậm chạp mà tu tập có siêng năng hay lười biếng, nên có ba phẩm thượng, trung, hạ khác nhau.
Người tu hạ phẩm đối với Thiền Vị chứng được, chắc sẽ thoái thất. Một khi đã thoái lui và giảm sút thì không thể nhanh chóng trở lại ngay. Kiếp sau tuy có thể sanh lên trời Vô Tưởng nhưng ở cõi trời ấy không đủ sáng tỏ, sạch sẽ, hình sắc cũng không thể to lớn và chắc chắn, tuổi thọ không đến 500 đại kiếp, cuối cùng chết yểu.
Người tu trung phẩm, đối với Thiền Vị chứng được không hẳn phải thoái thất. Nếu có thoái thất cũng có thể trở lại ngay, kiếp sau sanh lên trời Vô Tưởng, ở cõi trời ấy, có thể sáng tỏ, sạch sẽ, hình sắc cũng có thể to lớn. Chỉ có mức độ ánh sáng to lớn của những vị trời ấy lại không được hết mức, tuy nhiên cũng có nguy hiểm chết yểu, chứ không phải không có.
Người tu thượng phẩm, đối với Thiền Vị chứng được nhất định không thoái lui. Kiếp sau sanh lên cõi trời Vô Tưởng, trời ấy rất sáng tỏ và sạch sẽ, hình sắc cũng rất to lớn và sống hết 500 đại kiếp, nhất định không rơi vào con đường chết yểu. Sau 500 kiếp mới chết.
7) Giới Địa Phán
Đây là Vô Tưởng Định chỉ liên hệ với Thiền Thứ Tư.
8) Tam Tánh Phán
Định này chỉ thu vào pháp lành, vì nó được dẫn dắt, sanh ra do thiện tâm gia hạnh.
9) Tứ Nghiệp Phán
Những gì là 4 nghiệp?
a) Thuận hiện thọ nghiệp: Bằng tâm chắc chắn mạnh mẽ, ở đời này tạo ra các nghiệp thiện và ác nên làm cho thọ nhận quả báo lành dữ ngay trong đời này. b) Thuận sanh thọ nghiệp: Bằng tâm thượng phẩm, ở đời này tạo ra các nghiệp thiện và ác nên đời sau thọ nhận quả báo khổ hay vui.
c) Thuận hậu thọ nghiệp: Bằng tâm trung phẩm, ở đời này tạo ra các nghiệp thiện và ác, sinh lần thứ 3 cho đến trăm ngàn lần sanh sau mới thọ nhận quả báo khổ hay vui.
d) Bất định thọ nghiệp: Bằng tâm hạ phẩm, ở đời
này tạo ra các nghiệp thiện hay ác. Các nghiệp này vì sức quá yếu, sau khi sanh ra thọ nhận hoặc không thọ nhận quả báo khổ hay vui.
Nay người tu Vô Tưởng Định, đời này tu định, nếu người tu ở bậc thượng phẩm, hoặc ở kiếp sau sanh vào cõi trời Vô Tưởng. Nếu người tu ở bậc trung phẩm, hoặc ở đời sau, hoặc ở đời thứ ba, cho đến trăm ngàn đời sau sanh vào cõi trời Vô Tưởng. Nếu người ở tu ở bậc hạ phẩm, hoặc không chắc chắn sanh vào cõi trời Vô Tưởng, hoặc ở đời sau, hoặc ở đời thứ 3, cho đến trăm ngàn đời sau sanh vào cõi trời Vô Tưởng. Luận Thành Duy Thức, quyển 7, nói: Trong 4 nghiệp thì 3 nghiệp thông nhau, trừ nghiệp thuận hiện thọ.
10) Khởi Định Chi Xứ
Có 2 thuyết, xin trình bày lần lượt:
Thuyết thứ nhất nói chỉ ở cõi Dục mới khởi ra định. Chỉ ở cõi Dục mới sanh ra định vì sao? Bởi định Vô Tưởng này là do sức thuyết pháp của ngoại đạo, lại thêm tâm con người lý giải rất mạnh mẽ, nhanh chóng, mới có thể sanh ra, cho đến sức lý giải của chúng sanh ở 2 cõi trên không giống như con người ở cõi Dục. Lại không có ngoại đạo thuyết pháp nên 2 cõi trên không sinh ra định Vô Tưởng. Lại nữa, 6 tầng trời trong cõi Dục lý giải không giống nhau cũng không thể sinh ra định này.
Thuyết thứ hai nói định này sanh ra ở cõi Dục và cõi Sắc. Tức là ở trong nhân đạo của cõi Dục, trước tu tập định này, đời sau sanh lên thiền thứ tư ở cõi Sắc (tứ thiền ở trên 3 tầng trời: Vô Vân, Phước Sanh, Quảng Quả, là chỗ phàm phu sanh ra), và sanh ra thiền này tức khắc. Chỉ cần trừ đi tầng trời thứ tư của thiền thứ tư (Vô Tưởng Thiên). Vì rằng trời Vô Tưởng là quả của định này hướng tới. Định này tu thành tựu mới có thể sanh lên trời Vô Tưởng, nếu không ở cõi trời Vô Tưởng mà bắt đầu tu định này nên không thể sanh khởi định này được. Cho đến 5 tầng trời sau tầng trời thứ tư (trời Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh) gọi là trời Ngũ Tịnh Cư. Nếu như chứng A Na Hàm là nơi quả thánh sinh ra, do đó cũng không khởi lên định này.
11) Lậu, Vô Lậu Phán
Vô Tưởng Định thuộc định hữu lậu. Vì sao? Vì định này phàm phu và ngoại đạo chán ghét thô tưởng, ham muốn quả vô tưởng nên vào định này. Do ngộ nhận trời Vô Tưởng là Niết Bàn chân chánh, không cho là diệt, nên là hữu lậu, nên 2 bậc thánh nhân hữu học và vô học không sanh ra định này.
VI. Diệt Tận Định
Sao gọi là Diệt Tận Định? Định này và Định Vô
Tưởng ở trước gọi chung là Nhị Vô Tâm Định. Do Hai Định Vô Tâm này giống nhau, vì đều chán ghét loại tâm ở trên (tâm thô) và cả hai gây chướng ngại cho công năng chuyển thức không sanh ra mà kiến lập nên.
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Chán ghét là đối với cảnh giới mà chán ghét, không khởi lên mắc míu. Chán ghét (yếm) và thiện huệ cùng khởi là một phần của Vô Tham. Nếu loại yếm tâm này chỉ khuất phục Tâm, Tâm Sở của Sáu Thức Trước không khởi ra hiện hành thì gọi là Vô Tưởng Định. Nếu loại yếm tâm này, không chịu khuất phục Tâm, Tâm Sở của Sáu Thức Trước không khởi lên hiện hành, mà còn diệt hết câu sanh ngã chấp và tâm sở của nó thì gọi là Diệt Tận Định.
Bách Pháp Trực Giải nói: Bậc thánh từ ba quả trở lên, vừa mới ngưng bặt thọ tưởng, suy tư cực nhọc, nương vào định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, rong chơi quan sát các pháp vô lậu để làm gia hạnh mới đi vào các cõi định. Khi đã vào các cõi định này rồi thì Sáu Thức Trước và tất cả Tâm Sở không hoạt động nữa. Câu Sanh Ngã chấp của Thức Thứ 7 và Thức Thứ 8 vẫn còn không xa lìa căn thân, nương vào thân, tâm này giả lập ra từng vị trí khác nhau.
Đoạn văn trên chia ra năm đoạn:
1) Người Đã Được Định
Thánh nhân ba quả trở lên: ba quả là quả vị Thanh Văn chứng được là dựa vào tu hành dứt hoặc (phiền não) nhiều hay ít chia ra 4 bậc: quả đầu tiên Tu Đà Hoàn dứt hết kiến hoặc và 88 sử trong ba cõi, nên được dự vào dòng thánh. Quả thứ hai là Tư Đà Hàm dứt được sáu phẩm trước trong chín phẩm tư hoặc (từ thượng thượng đến trung hạ là sáu phẩm). Quả thứ ba A Na Hàm dứt được ba phẩm sau trong chín phẩm tư hoặc (hạ thượng, hạ trung, hạ hạ là ba phẩm). Quả thứ tư A La Hán dứt hết 72 phẩm tư hoặc của hai cõi trên, ra khỏi ba cõi và chứng quả Niết Bàn.
2) Động Cơ Tu Định.
Vừa chấm dứt thọ, tưởng cực nhọc: Phải biết định này còn có tên là Diệt Thọ Tưởng Định. Vì sao gọi thế? Bởi vì tất cả thánh nhân trước khi vào định, đều chán ghét hai Tâm Sở Thọ và Tưởng một cách đặc biệt và chỉ lo tìm cách chế phục, diệt trừ chúng, cho nên từ gia hạnh (gia công tu hành trước khi vào định) mà đặt tên định này như thế.
Phật pháp Đại Thừa nói: Thọ, tưởng chỉ là hai thứ tâm sở trong 51 tâm sở. Tại sao tất cả thánh nhân đều không ưa chúng ( thọ, tưởng)? xin căn cứ vào Luận Câu Xá, để nói, bằng cách nêu lên hai lý do đặc biệt sau:
a) Thọ, Tưởng là nhân căn bản của phiền não, hay làm tổn hại mình và người, nên đặc tánh của chúng luôn luôn có tướng sai trái. Đã là loại hữu tình , không từ giai cấp nào, đều đầy ắp phiền não. Nếu không có phiền não thì không thành hữu tình chúng sanh. Sự sản sinh của phiền não chắc chắn có lý do. Nếu không có lý do thì phiền não không sanh khởi. Nhưng lý do gì để phiền não sanh ra? Dựa vào kinh và luận trong Thánh Giáo thì đó là Các Dục và Các Kiến ( năm dục, sáu trần; những kiến thức sai lầm). Luận Câu Xá, quyển 1, nói: Phiền não có hai: dính mắc vào Các Dục và dính mắc vào Các Kiến Thức Sai Lầm. Đi sâu vào một tầng nữa nghiên cứu: Các Dục và Các Kiến, thì nguyên động lực nào làm cho chúng sanh ra? Nguyên nhân chính là Thế Lực Thọ và Tưởng. Luận Đại Tỳ Bà Sa, quyển 74, nói: Thọ có khả năng phát khởi Căn
Bản Phiền Não Ái, Tưởng có khả năng phát khởi Căn Bản Phiền Não Kiến. Có nghĩa là nhờ vào lực lượng của Thọ, loài hữu tình mới phát sinh Phiền Não Tham Lam, vướng mắc vào Năm Dục. Chính nhờ vào lực lượng của Tưởng, loài hữu tình mới phát sinh Phiền Não Thấy Biết Điên Đảo, Chấp Trước. Hai thứ Thọ, Tưởng là động lực chính sanh ra tất cả phiền não, nên gọi Thọ, Tưởng là nguyên nhân căn bản của phiền não.
Nhưng căn cứ vào Phật pháp thì phát sanh ra Phiền Não Ái hầu hết chỉ cho người phàm tục, phát sanh Phiền Não Kiến đa số chỉ cho người xuất gia. Từ xuất gia không chỉ có chúng xuất gia của Phật giáo. Ở Ấn Độ ngày xưa, những tín đồ các tông giáo khác phần nhiều là xuất gia. Những người xuất gia ấy gọi là sa môn. Vì vậy, sớ kinh Giải Thâm Mật có dẫn lời giải thích của tam tạng Chân Đế: có hai thứ đấu tranh:
1) Tại gia: tiếp xúc với năm trần cảnh, do tư duy phiền não nên khởi lên đấu tranh.
2) Xuất gia: do kiến thức trái ngược nhau nên khởi lên đấu tranh.
Khi nghiên cứu về Thọ có khả năng phát khởi Căn Bản Phiền Não, đặc biệt thọ nhận về ái của người tại gia rất nặng nề và quan hệ mật thiết với hoàn cảnh. Bởi những người ấy sanh sống ở thế gian, đối với việc hưởng thọ Năm Dục, Sáu Trần hoàn toàn tự do, không giới hạn. Lấy cái hữu hạn lấp đầy cái vô cùng, chắc chắn không thể thoả mãn. Từ đó, dẫn đến muôn vàn đau khổ, bất hòa, tranh giành, chém giết. Phẩm Thí Dụ trong kinh Pháp Hoa nói: Nguyên nhân của khổ đau có gốc từ Dục. Kinh Tạp A Hàm cũng nói: Nếu chúng sanh có những khổ đau, tất cả đều có gốc từ Dục. Trái lại, nếu dứt trừ Ái Dục thì đau khổ không còn. Vì vậy, nghiệp của Thọ phát sinh từ Ái. Luận Du Già Sư Địa, quyển 55, nói: Thọ là gì? Thọ do ba yếu tố hòa hợp và có nghĩa là Thọ Nhận. Nghĩa là Thọ do Căn, Cảnh, Thức hòa hợp sanh ra rồi tiếp nhận cảnh giới khách quan thọ nạp vào tâm chủ quan. Thọ có ba thứ: Lạc thọ, khổ thọ, xả thọ.
Trên đã biện giải thọ có khả năng phát sinh Căn Bản Phiền Não Ái Dục. Giờ bàn đến tưởng có khả năng phát sinh Căn Bản Phiền Não Nhận Thức Sai Lầm (kiến). Vì kiến thức sai lầm nên đưa đến tranh biện do tư tưởng, kiến giải, không giống nhau. Xã hội Ấn Độ xưa, khi Phật còn tại thế có 96 thứ ngoại đạo. mỗi ngoại đạo đều sở hữu một kiến giải.
Đó là bản chất của nhiễm huệ. Đối với lý chân thật có những ác kiến sai lầm, điên đảo. Như đối với Chân Lý Nhị Không lại lầm chấp là Thật Ngã, Thật Pháp, đó là kiến giải của ngoại đạo. Trong Phật pháp nói kiến tương tự như tư tưởng hay chủ nghĩa mà người đời nói đến. Mỗi ngoại đạo đều lập ra kiến giải của riêng mình rồi ôm chặt lấy và cho là hay nhất có thể dẫn đến thanh tịnh, giải thoát. Tự nhận đó là chân lý duy nhất, những tư tưởng khác đều sai, không đúng. Vì thế, ở xã hội Ấn Độ xưa luôn có những cuộc đấu tranh tư tưởng, xung đột chủ thuyết. Phẩm Thắng Nghĩa Đế Tướng trong kinh Giải Thâm Mật đã từng miêu tả 77000 ngoại đạo tập trung tại một nơi để tọa đàm, thảo luận cố tìm Tướng Chân Thật Của Các Pháp. Nhưng cuối cùng tìm kiếm không được, do đó có ngoại đạo dùng vô số các pháp làm thắng nghĩa (diệu lý tột cùng) không khác chân như (tính chân thật không thay đổi). Hoặc có ngoại đạo thừa nhận xa lìa các pháp, có thắng nghĩa riêng biệt, so với tất cả pháp, nhất định có cái riêng biệt khác. Hoặc có ngoại đạo thừa nhận thắng nghĩa của các pháp đổi khác và không phải là thường còn. Tóm lại, kiến giải của các ngoại đạo chống đối lẫn nhau, nên đưa đến cãi cọ nhau, ai giữ lập trường nấy không thể giải hòa.
Còn Tưởng, sao gọi là Tưởng? Bách Pháp nói khi tiếp xúc với cảnh Giữ Lấy Hình Bóng. Đối với cảnh giới giữ chặt tướng trạng sai khác, như lớn, nhỏ, vuông, tròn, …Luận Du Già, quyển 55, nói: Tưởng lấy gì làm nghiệp, đối với sở duyên(cảnh) khiến tâm vẽ vời tô điểm, nói năng. Đó là nghiệp của Tưởng. Tác dụng của Tưởng là cùng tương ưng với Tâm, làm cho Tâm tiếp xúc với Cảnh Sở Duyên. Nhờ đó mà suy luận, so sánh, toan tính, kế hoạch, sau đó thiết lập danh ngôn cho từng đối tượng. Trái lại, nếu không có suy luận, so sánh, toan tính, kế hoạch của Tưởng, thế thì bao nhiêu danh ngôn không từ đâu để kiến lập. Không những chúng ta không thể mở miệng nói năng gì được, mà tất cả đầu mối đưa đến tranh luận từ những kiến giải sai lầm cũng không do đâu mà sanh ra. Vì vậy có thể biết: Nếu không có tranh cãi về kiến thức thì trước hết giải quyết được nguyên động lực đưa đến tranh cãi. Tưởng, nguyên nhân khi Phật nói về pháp Ngũ Uẩn, đặc biệt đề xuất ra từ các tâm sở, là một uẩn riêng biệt (thọ cũng vậy) để làm cho chúng sanh khi tiếp xúc với Nguyên Nhân Căn Bản Phiền Não này luôn luôn đề cao cảnh giác, không bị Tưởng lừa gạt trong một thời gian dài.
b) Thọ, Tưởng là nguyên nhân của sanh, tử.
Sanh, tử là nghiệp quả của sinh mạng. Có quả ắt có nhân. Nguyên nhân, động lực dẫn đến nghiệp quả này là cái gì? Chính là Hai Tâm Sở Thọ và Tưởng. Nói cho dễ hiểu việc sống, chết của chúng sinh hữu tình là do sự chi phối của Thọ và Tưởng. Luận Câu Xá, quyển 1, nói: Pháp sanh, tử lấy Thọ và Tưởng làm nhân tối thắng. Do đam mê Thọ, Tưởng khởi lên luân hồi, sanh, tử. Ý muốn nói là lý do sanh tử cực nhọc của chúng sanh hữu tình, không có phút giây gián đoạn, thứ nhất là nam nữ chiếm hữu lẫn nhau, đam mê hưởng thụ dục lạc; thứ hai là do từ khi bắt đầu sanh mạng, xuất phát từ Tưởng Điên Đảo của Một Niệm Đầu Tiên Sanh Ra lúc đầu thai vào bụng mẹ. Con trai hay con gái cùng ở chỗ của cha, mẹ, rồi nổi lên tham dục, giận hờn và duyên vào việc bất tịnh của cha, mẹ cho đó là của mình nên sanh ra tham ái.
Do chúng sanh điên đảo và ham mê hai thứ nhân duyên tưởng và hưởng thọ dục lạc, cho nên từ vô thỉ đến nay ở trong vòng sanh, tử, chịu thống khổ vô cùng. Đức Thế Tôn thị hiện ở cõi đời, giảng kinh, nói pháp, chỉ có mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh lìa xa ràng buộc của sinh tử và chứng được giải thoát, Niết Bàn. Đức Thế Tôn đã biết Hai Tâm Sở Thọ, Tưởng là nhân tố chủ yếu của sanh, tử khổ đau. Vì vậy, khi Ngài nói pháp về Năm Uẩn, đã đặc biệt đề xuất Thọ và Tưởng từ trong các tâm sở và lọc riêng Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn để cho chúng sanh hiểu rõ hai tâm sở này. Từ vô thỉ đến nay, chúng ta bị khốn khổ, quấy nhiễu, cột chặt vào vòng luân hồi, sống chết. Kẻ thù lớn nhất để chúng ta lìa khổ được vui chính là Thọ và Tưởng, nên phải cẩn thận đề phòng tai nạn, biết cách đối trị mới được.
Sở dĩ Đức Thế Tôn, vì những người tu tập đời sau, chỉ bảo thực hành các định này; nếu có thể theo những chỉ dạy của Ngài, như pháp tu hành thì có khả năng khắc chế Thọ, Tưởng, ngưng hết những Hưởng Thọ Dục Lạc, xa lìa Vọng Tưởng Điên Đảo. Nhờ đó vượt ra khỏi sanh tử, tự mình chứng được Niết Bàn.
3) Phương Pháp Tu Định
Dựa vào định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, thay đổi quán sát các pháp vô lậu để chuẩn bị thực hành (gia hành) thì được vào cõi định ấy. Đó là Phật tử muốn tu Định Diệt Tận thì phải dựa vào thứ lớp mà tu. Thứ lớp là từ cạn đến sâu, từ một thiền định này tiến vào một thiền định khác, tâm tâm nối tiếp, không sanh ra niệm khác, nghĩa là không gián đoạn không xen tạp. Có thể chia chín bước như sau:
a) Trước dùng Giác Quán (tân dịch là Tầm Tứ), trừ sạch ham muốn, nhiễm ô (năm dục hay làm nhiễm ô Chân Tánh nên gọi là dục nhiễm), Ly Sanh Hỷ Lạc Địa mà vào sơ thiền (đây là nơi lìa các phiền não xấu ác ở cõi Dục nên sinh vui mừng).
b) Kế tiếp Nội Tịnh. Nội là Tâm. Tịnh là Tin. Do tín lực khiến cho nội tâm tin tưởng nên gọi là Nội Tịnh. Xa lìa Giác Quán (Tầm Tứ xáo động, định tâm rối loạn, tín có thể trừ được điều ấy và khiến cho tâm yên ắng, như sóng đào êm lặng nước liền trong veo), Định Sanh Hỷ Lạc và đi vào Nhị Thiền. (đã không còn Giác Quán, nhiếp tâm tại định thì sanh hỷ lạc).
c) Xả khí hỷ động, lìa bỏ hỷ diệu lạc và đi vào Tam Thiền.
d) Song vong khổ, lạc, lìa niệm được thanh tịnh và đi vào Tứ Thiền. (bỏ hỷ của Nhị Thiền và lạc của Tam Thiền, tâm không còn yêu, ghét, một niệm bình đẳng trong veo, thuần khiết),
e) Diệt sắc, duyên không, vào Định Vô Biên Không Xứ. (đã chứng được Tứ Thiền nhưng còn chán sự trở ngại sắc chất ở cõi Sắc, không được tự tại, nên gia công dụng hạnh diệt tất cả sắc tướng và vào Định Hư Không Xứ).
f) Diệt không, duyên thức, vào Định Vô Biên Thức Xứ. (đã chứng được Định Vô Biên Thức Xứ, tâm duyên hư không. Vì hư không vô biên, duyên nhiều dễ tán loạn có thể phá hoại định, bỏ hư không chuyển Tâm Duyên Thức, vì tâm và thức tương ứng).
g) Diệt thức, duyên vô sở hữu, đi vào Định Vô Sở Hữu Xứ. Không duyên cảnh giới trong, ngoài. Trong là thức xứ. Ngoài là không xứ. Bỏ hai xứ ấy chuyển Duyên Vô Sở Hữu Xứ. Ở trong định này vui mừng, vắng vẻ và các tưởng không khởi lên.
h) Diệt vô sở hữu, duyên vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, vào Định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Đã chứng được Định Vô Sở Hữu Xứ, thấy rõ hữu tưởng của thức xứ ở trước như ghẻ, như chóc. Trước vô tưởng của vô sở hữu xứ như si, như dại, nên bỏ vô tưởng ấy và vào Định Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
i) Biết rõ hoại tưởng này rất vi tế, nhưng vẫn là loại hữu lậu, hữu vi, liền dựa vào định này để thay đổi sự quán sát vào Lý Vô Ngã, chân thật, vắng lặng dùng làm gia hạnh để đi vào Định Diệt Tận này. Một trong 9 thứ tự của định và cuối cùng ở đây, không nương nào Hữu Đỉnh (trời thứ tư trong Vô Sắc Giới: trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng thiên. Đây là vị cao nhất trong ba cõi thế gian hữu lậu), không thể không gia hạnh mà chứng được. Tuy dựa vào trời Hữu Đỉnh, nhưng không phải hữu lậu nên phải chuyển sang quán sát vô lậu, mới có thể vào cõi trời này được. Nếu tu tập đến thuần thục thì vào, ra cõi trời ấy tùy ý, tự tại hoặc tâm đạt đến Vô Sở Hữu, sau đó mới vào trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Hoặc tâm đạt đến Địa Ly Sanh Hỷ Lạc, sau đó mới vào được cõi trời ấy hoặc tâm ở Dục Giới Tán Địa, sau đó vào thẳng cõi Hữu đỉnh.
4) Diệt Thức Đa Thiểu
Đã vào định này (Diệt Tận Định), Sáu Thức Trước và Tất Cả Tâm Sở không hoạt động, kể cả Thức Thứ Bảy và Tâm Sở Của Nó cũng không hoạt động. Nghĩa là nguyên nhân sáu thức không thường xuyên hoạt động là tâm, tâm sở của thức thứ bảy đều không còn. 5) Chánh Hiển Giả Lập
Đã vào định này (Diệt Tận Định), chỉ còn có Câu
Sanh Pháp Chấp của Thức Thứ Bảy và Thức Thứ Tám vẫn còn, không rời khỏi căn thân, nương vào thân, tâm này tạm đặt ra địa vị.
Sự Khác Nhau Giữa Hai Định
Hỏi: Diệt Tận Định và Vô Tưởng Định đều gọi là Định Vô Tâm. Hai định có gì khác nhau? Đáp: có bốn nghĩa không giống nhau:
1. Người Chứng Được Khác Nhau: Diệt Tận Định thì thánh nhân chứng được. Vô Tưởng Định thì phàm phu chứng được.
2. Mong Cầu Khác Nhau: Vào Định Diệt Tận thì tưởng ngưng bặt, cầu mong được công đức. Định Vô Tưởng thì được giải thoát. (tức là ra khỏi tưởng, chẳng phải diệt mà cho là diệt).
3. Khác Nhau Về Cảm Quả Và Không Cảm Quả: Định Vô Tưởng là hữu lậu có thể cảm được quả báo đặc biệt của cõi trời Vô Tưởng. Định Diệt Tận là vô lậu không cảm được quả báo của ba cõi.
4. Thức Còn Nhiều, Ít Khác Nhau: Định Diệt Tận thức còn rất ít và diệt luôn thức nhiễm ô mạt na. Định Vô Tưởng thức còn nhiều, chỉ diệt sáu thức trước.
VII. Vô Tưởng Báo
Ở trước là Định Vô Tưởng của ngoại đạo tu, quả báo thành tựu được gọi là Vô Tưởng Báo. Giờ dựa vào Luận Thành Duy Thức, quyển 7, lập ra biểu đồ
sau và sẽ nghiên cứu từng điều một
1) Giải Thích Vô Tưởng
Ngoại đạo tu Vô Tưởng Định, họ biết thô tưởng của 6 Thức Trước là cái nhân của sanh tử. Đó là nguyên nhân họ chán ghét nó.(Tưởng vi tế Của Thức Thứ 7, Thứ 8, họ không thể biết được, nên không diệt nó). Nhờ vào sức chán ghét xa lìa thô tưởng này mà sau khi chết sanh vào tầng trời Vô Tưởng của Thiền Thứ Tư, gây trở ngại cho hiện hành của tâm và tâm sở không thường xuyên hoạt động ( chỉ cho tâm và tâm sở của 6 Thức Trước), chỉ lấy diệt tưởng làm chủ yếu trước hết, nên gọi là quả báo vô tưởng, còn gọi là trời Vô Tưởng.
2) Giải Thích Có Hay Không Của Thức
a) Lúc đầu thường không có Sáu Thức:
Chúng sanh sanh ra ở trời Vô Tưởng, từ khi mới sanh đến lúc chết trong 500 kiếp, thường không có 6 Thức Trước. Vì sao như thế? Vì theo Thánh Giáo nói trời ấy không có chuyển thức(7 thức trước). Tức là trong 12 nhân duyên chỉ có Sắc(hình thể), không có Danh (tâm thức). Thánh Giáo còn nói cõi trời ấy không có tâm địa.
b) Trước không sau có:
Vì người ở cõi trời Vô Tưởng, khi chết, chuyển thức là sanh khởi trước tiên, sau đó mới chết. Đồng thời trong 500 kiếp, thường không có chuyển thức. Vì sao? Vì người của cõi trời Vô Tưởng ấy, lúc sắp sanh đến hạ địa, nhất định trước tiên phải có nhuận sanh ái của cõi hạ địa (cõi kém nhất) sanh khởi (ái có khả năng tưới tẩm nghiệp để dẫn sanh quả vị lai, nên gọi là nhuận sanh ái). Lúc chết khởi lên 3 loại ái: 1/ Tự thể ái: lúc chết đối với thân thể của mình sanh tâm luyến ái. 2/ Cảnh giới ái: Lúc chết đối với quyến thuộc, của cải sanh tâm luyến ái. 3/ Đương sanh ái: Lúc chết đối với nơi sắp sanh sanh tâm luyến ái. Nhờ nước ái nhiễm này tưới tẩm chủng tử trong ruộng tâm thức, mới có thể sanh đến cõi hạ địa (cõi thấp kém nhất).
Vì vậy luận Du Già Sư Địa, quyển 56, nói: Sau khi tưởng đã sanh ra thì các loài hữu tình trong cõi trời ấy không còn nữa. Câu này có nghĩa người ở trong cõi trời Vô Tưởng, khi chết sanh khởi ra tưởng trước nhất, rồi sau đó mới từ Vô Tưởng thiên mất dần. Ban đầu, người ở cõi trời Vô Tưởng, thọ mạng trong 500 kiếp, thường không có 6 Thức là dựa vào trước khi chết của người ở cõi trời ấy một khoảng thời gian dài mà nói. Có thể nói một cách chắc chắn rằng người ở cõi trời Vô Tưởng ấy không phải chỉ có thời gian một đời sống mà toàn bộ thời gian đều không có 6 Chuyển Thức.
c) Trước, sau đều có:
Người ở cõi trời Vô Tưởng, không chỉ lúc chết mà ngay khi mới sanh lên đó cũng có 6 chuyển thức. Vì sao? Bởi vì thân trung hữu khi sắp sanh lên cõi trời Vô Tưởng cũng phải khởi lên nhuận sanh phiền não; nghĩa là nam hay nữ quấn quýt nhau ở chỗ ấy của cha mẹ (lúc ấy) rồi nổi giận và tham, lại vướng víu vào chỗ bất tịnh của cha mẹ cho là của mình mà sanh tham lam, luyến ái(thân trung hữu cũng gọi là thân trung ấm: chết đây, sanh kia, hình thể thọ lãnh trong thời gian khoảng giữa ấy). Do đây, cùng với các Thiền Thiên còn lại giống nhau, vì lúc đầu Bổn Hữu cần phải có chuyển thức (Bổn Hữu là sau lúc sống trước lúc chết gọi là Bổn; quả báo sống chết không phải là không có nên gọi là Hữu.
Sau đây dẫn chứng Luận Du Già để làm sáng tỏ ý nghĩ ở trên:
Ý nghĩa lúc đầu “không” phải là không.
Luận Du Già, quyển 12 nói: Nếu sanh lên cõi trời ấy, chỉ có ở trong định, không ra khỏi định, tưởng của họ; nếu có sanh ra thì vào trời ấy không còn, nghĩa là nếu sanh lên trời Vô Tưởng rồi thì tưởng tâm, do vậy, vào định mà không sanh khởi. Sau khi ra khỏi định, tưởng tâm khởi lại vì nó theo trời Vô Tưởng mà ẩn tàng không xuất hiện. Từ đoạn văn này có thể biết vị trí ban đầu của Bổn Hữu ở trời Vô Tưởng chắc chắn có 6 Chuyển Thức. Lúc mới sanh, nếu không Chuyển Thức làm sao gọi là nhập định? Vì thế, trước có tâm sau không có tâm, mới có thể gọi là vào Định Vô Tưởng chứ!
Ý nghĩa về diệt để làm sáng tỏ nghĩa “có” khi mới nhập định.
Luận Du Già, quyển 53 nói: Các Tâm và Tâm Sở chỉ vắng lặng thôi, chỉ không chuyển thôi, nên gọi là Định Vô Tưởng. Ý nghĩa câu này là chỉ rõ Bổn Hữu của trời Vô Tưởng. Lúc mới sanh ra thì Tâm, Tâm Sở hiện ra tạm thời (gọi là 6 Chuyển Thức do Dị Thục sanh ra), chỉ nhờ tu tập nhiều kiếp về nhân duyên lực cuả Định Vô Tưởng. Sau sơ vị của Bổn
Hữu, 6 Chuyển Thức mới không sanh ra trở lại.
3) Địa Vị Liên Hệ
Quả báo vô tưởng trong ba cõi chín địa, nó ở chỗ nào? Dựa vào Luận Thành Duy Thức, quyển 7 nói: Cõi trời Vô Tưởng ấy chỉ liên hệ với Thiền Thứ Tư. Vì từ dưới Sơ là Nhị, Tam Thiền, tưởng tâm thô động khó dứt trừ. Ở trên là Ngũ Tịnh Cư Thiên, chỉ bậc thánh ở đó, không phải chỗ ngoại đạo sống. Lại nữa, trong Tứ Không Thiên (Tứ Không Xứ hay Tứ Vô Sắc: Không Vô
Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thì Sắc hết còn Tâm), cũng chẳng phải là chỗ của quả báo vô tưởng(hết tâm còn sắc).
Nhờ vào đây có thể biết: Quả báo vô tưởng ở cõi Đệ Tứ Thiền Thiên, chỉ cõi trời này mới có thể phát sanh Tư của Định Vô Tưởng. Tư Tâm Sở này có thể khiến cho tâm tạo tác định nghiệp vô tưởng và được huân tập thành chủng tử làm nhân của nó, mới có thể chiêu cảm quả báo của Trời Vô Tưởng.
Tóm lại, quả báo thọ mạng của Trời Vô Tưởng 500 kiếp, trừ bớt nửa kiếp khi mới sanh thì Tưởng Tâm vẫn còn, cho đến nửa kiếp sau cùng, mới lẩn mất, Tưởng lại khởi lên; trong khoảng 499 kiếp Tưởng Tâm không hoạt động. Ở trong
499 kiếp chỉ có Câu Sanh Ngã Chấp của Mạt Na
Thức và Thức Thứ Tám vẫn còn níu chặt Thiền Thứ Tư ấy, lấy sắc chất làm thân (sắc chất vi tế này là tướng phần của thức thứ tám hiện ra). Nương vào sắc, tâm này mà giả lập vị riêng một pháp là Quả Báo Vô Tưởng.
略 有 二 十 四 種
一 得, 二 命 根, 三 衆 同 分, 四 異 生 性, 五 無 想定, 六 滅 盡 定, 七 無 想 報, 八 名 身, 九 句 身, 十文 身, 十 一 生, 十 二 住, 十 三 老, 十 四 無 常, 十五 流 轉, 十 六 定 異, 十 七 相 應, 十 八 勢 速, 十九 次 第, 二 十 時, 二 十 一 方, 二 十 二 數, 二 十
三 和 合 性, 二 十 四 不 和 合 性.
ÂM: Lược hữu nhị thập tứ chủng.
Nhất đắc, nhị mạng căn, tam chúng đồng phận, tứ dị sanh tánh, ngũ vô tưởng định, lục diệt tận định, thất vô tưởng báo, bát danh thân, cửu cú thân, thập văn thân, thập nhất sanh, thập nhị trụ, thập tam lão, thập tứ vô thường, thập ngũ lưu chuyển, thập lục định dị, thập thất tương ưng, thập bát thế tốc, thập cửu thứ đệ, nhị thập thời, nhị thập nhất phương, nhị thập nhị số, nhị thập tam hòa hợp tánh, nhị thập tứ bất hòa hợp tánh.
Nghĩa: Nói sơ lược về pháp bất tương ưng hành có 24 thứ:
Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Dị sanh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thân, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu chuyển, Định dị, Tương ưng, Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, Hòa hợp tánh, Bất hòa hợp tánh.
Sao gọi là Tâm Bất Tương Ưng Hành?
Đây là vị thứ tư trong ngũ vị của Bách Pháp, gọi là Pháp Tâm Bất Tương Ưng Hành. Ý nghĩa này là gì? Xin chia ba đoạn để trình bày:
1) Tâm
Đắc và Mạng Căn là hai trong 24 pháp Bất Tương Ưng Hành, đều không lìa tâm. Là vì sao? Tức là 24 pháp này tuy nương vào Tâm, Tâm Sở, sắc ở trước mới có thể lập ra được, nhưng Sắc Pháp ở trong đó là bóng dáng biểu hiện của Tâm và Tâm Sở, mà Tâm Sở lại cùng tương ưng với Tâm. Chính vì vậy, đắc…24
Pháp Bất Tương Ưng cũng không thể lìa Tâm được, mà đều đi theo Tâm, đều dựa vào sự chuyển biến của Tâm, nên tâm đặc biệt phải nêu ra.
2) Bất tương ưng.
Trước nói nghĩa của Tương Ưng. Tương Ưng là hòa thuận đi theo, kẻ gọi người thưa giúp đỡ nhau. Như cái chén và cái nắp tương xứng nhau gọi là tương ứng. Sự tương ứng của Tâm và Tâm Sở cũng như thế.
Sao 24 pháp này gọi là Bất Tương Ưng? Tất cả có ba nghĩa:
a. Vì không thể duyên. Không tương ưng cùng
với Tâm và Tâm Sở. Tức là Tâm và Tâm Sở có thể duyên lự (vướng víu suy nghĩ), còn 24 pháp này không thể duyên lự, nên Không Tương Ưng.
b. Vì không có chất ngại. Không Tương Ưng
cùng với Sắc Pháp. Tức là Sắc Pháp thì có chất ngại, còn 24 thứ pháp này không có chất ngại, nên Không Tương Ưng.
c. Vì có sanh diệt. Không Tương Ưng với pháp Vô Vi. Tức là Vô Vi Pháp không sanh không diệt, còn 24 pháp này có sanh có diệt, nên Không Tương Ưng.
3) Hành
Hành nghĩa là thay đổi, biến hóa, sanh diệt không ngừng. Đó là Hành Uẩn trong Ngũ Uẩn.
Nhưng Hành Uẩn lại chia ra hai loại:
a) Tương ưng hành. Nghĩa là tâm vương tương
ứng với hành uẩn. Tức là trong 51 tâm sở trừ tưởng và thọ, còn lại 49 thứ tâm sở đều gọi là tương ưng hành, vì tương ưng cùng với tâm.
b) Bất tương ưng hành. Tức là đắc…24 thứ pháp,
chúng là pháp bất tương ưng.
Không luận tương ưng hành hay bất tương ưng hành, 73 pháp ở trên đều thu vào Hành Uẩn, đều là Pháp Hữu Vi thay đổi, biến hóa, sanh diệt, vô thường. Vì vậy đặc biệt nêu lên hành pháp.
Bất Tương Ưng Hành, các nhà Tiểu Thừa lập ra 14 thứ: đắc, phi đắc, đồng thuận, vô tưởng quả, vô tưởng định, diệt tận định, mạng căn, sanh, trụ, dị,diệt, danh thân, cú thân, văn thân và đều chấp là thật có. Các nhà Đại Thừa thì giả lập 24 thứ và đều: không phải là pháp thật có ở ngoài thức. Vì vậy, Luận Thành Duy Thức, quyển 1, nói: Bất Tương Ưng Hành cũng không phải thật có. Vì lý do gì? Đắc, phi đắc…chẳng phải là Sắc, Tâm và các Tâm Sở, tác dụng có thể có. Do đây, nên biết chắc chắn chẳng phải thật có mà chỉ dựa vào sắc…giả lập phần vị.
Tóm lại, 24 loại pháp này cùng ba vị trước chẳng một chẳng khác.
Chẳng phải một. Ba vị trước có thể tướng, 24 pháp này không có thể tướng, nên gọi là chẳng phải một.
Chẳng phải khác. 24 pháp này tuy là pháp giả lập, không có thể tướng, nhưng vẫn có tác dụng biểu hiện ra. Chỉ có điều là tác dụng này cũng chưa lìa khỏi tác dụng của ba vị trước, nên gọi là chẳng khác.
24 pháp này đã dựa vào ba vị trước lập ra, tự nó cũng không có thể tướng, nên nói: Phần vị giả pháp (pháp không thật). Ví như sóng nương nước mà có, sóng chưa từng rời nước. Sóng là giả pháp, nước là thật pháp. Sóng và nước không phải một, không phải khác. Năm vị trong 100 pháp lấy 4 vị đầu mà nói thì ba vị trước là thật pháp, vị thứ tư là giả pháp. Sau đây nói rõ từng điều một:
I. Đắc
Bách Pháp Trực Giải nói: Nương vào tất cả pháp giả lập ra có tạo tác, thành tựu cũng gọi là Đắc có nghĩa là thành tựu không mất. Nương vào thân, khẩu, ý của chúng sanh hữu tình mà làm ra (tạo tác) các pháp được thành tựu, còn chưa tiêu diệt, phá hoại. Gọi đó là Đắc. Đắc là một pháp không lìa xa năng và sở. Như nói đắc tiền (được tiền). Năng đắc là người, là tâm, tâm sở. Sở đắc là tiền là sắc pháp. Một pháp Đắc tuy không phải là sắc pháp (tiền), cũng không phải là tâm pháp (tâm, tâm sở), nhưng cũng không lìa hẳn sắc pháp và tâm pháp. Tuy có sắc pháp hoặc tâm pháp dựng lên thông qua Đắc, nên nói: Một pháp Đắc chính là dựa vào tâm, tâm sở, sắc. Ba pháp này, như trên đã nói, là pháp giả lập.
Một pháp Đắc, tuy dựa vào ba pháp giả lập, nhưng điểm quan trọng chính là dựa vào sự chuyển biến của tâm.
Nội dung câu chuyện Tái ông thất mã trong sách Hoài Nam Tử ở Thiên Gia Huấn có thể cho ta biết rằng sanh không ngừng là cái tự nhiên lớn nhất, trôi chảy không thôi. Một sự việc phát sinh là được hay mất? là tốt hay xấu? là cùng hay thông? Là tiêu hay trưởng? sự biến hóa trong một sát na, chưa từng cố định. Vì rằng được mất, tốt xấu, cùng thông, tiêu trưởng căn bản chính là pháp giả lập, tùy theo sự chuyển biến của tâm không có nhất định.
Nếu một con ngựa, ai ai cũng cho là Mất, chỉ có Tái Ông cho là Được.
Dẫn về thêm một con tuấn mã, ai ai cũng cho là được, chỉ có Tái Ông cho là Mất.
Gãy một chân, ai ai cũng cho là Mất, chỉ có Tái Ông cho là Được.
Thật ra được mất, họa phước hoàn toàn là trạng thái tâm lý chủ quan. Đạo lý ấy ẩn tàng thăm thẳm, sâu xa khó lường. Há có thể nào vì biểu tướng của nó nhất thời mà vội vàng phán đoán sai lầm. Tất cả pháp hữu vi mất chưa chắc là mất, được chưa chắc là được. Đây mất mà kia được và ngược lại. Nghiên cứu đến đó, chúng ta đâu cần quan tâm đến giả pháp, đắc thất, họa phúc và kể cả mừng giận, buồn vui cũng đổi thay không chừng.
II. Mạng Căn
Mạng Căn tức là căn bản của mạng sống. Căn bản mạng sống của chúng sanh là gì? Thông thường đều nói Thức Thứ Tám. Thuyết này, tuy vậy, không sai. Nếu nói một cách thận trọng hơn thì nên nói là cái chính của Thức Thứ Tám sinh ra là Chủng Tử. Chỉ có Chủng Tử Danh Ngôn này là loại chủng tử vô ký yếu ớt, tự nó không có sức sanh ra quả mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của nghiệp thiện, ác của đời trước do chủng tử nghiệp thiện, ác được huân tập mà thành (vắn tắt là Chủng Tử Nghiệp) thì Chủng Tử Danh Ngôn của Thức Thứ Tám yếu đuối này mới có thể thể sanh ra quả hiện hành của nó.
Thức Thứ Tám hiện hành có mục đích duy trì Sắc và Tâm của con người chúng ta trong một thời kỳ của sinh mạng để cho công năng của sắc thân không hư hoại. Nếu nói chính xác thì nguyên nhân có thể quan hệ sắc thân của thức hiện hành thứ tám để giữ thân xác không tan hoại lại là do ở chỗ quan hệ Chủng Tử Danh Ngôn mà chính thức thứ tám sanh ra. Duy Thức Luận, nói: Chính chủng tử của thức thứ tám có hai công dụng;
1) Công Dụng Sanh Thức. Tức là tác dụng của quả hiện hành chính Thức Thứ Tám sanh ra.
2) Công dụng giữ gìn sắc thân. Tức là tác dụng duy trì sắc thân của thức hiện hành thứ tám không cho sắc thân hư hoại.
Giờ chọn lấy tác dụng duy trì sắc thân của
Thức Thứ Tám, nên gọi là Mạng Căn. Bách Pháp
Trực Giải nói: Dựa vào sự duy trì liên tục của Sắc và Tâm giả lập ra pháp Mạng Căn. Đây chính là chủng tử của Thức Thứ Tám có tác dụng duy trì sắc thân mà lập thuyết này.
Tưởng Tông Cương Yếu Mạng Căn Tế Biện có ghi:
Hỏi: Do thức hiện hành giữ gìn thân xác một cách thầm lặng nên thân không hư hoại. Đó là công năng của thức hiện hành, mà sao không gọi hiện hành thức là mạng căn lại gọi chủng tử là mạng căn?
Đáp: Vì do sức của chủng tử mà bản thức hiện hành, mới có thể sanh khởi, vì do sức của chủng tử mà duyên ra ba loại cảnh, vì do sức của chủng tử mà duy trì năm căn. Vì vậy hiện hành không thể gọi là mạng căn, do không phải là căn bản vậy.
Hoặc nói: công năng hiện hành của Thức Thứ Tám là duy trì, giữ gìn sắc thân không hư hoại. Như vậy, thức ấy có thể duy trì được bao lâu?
Đáp:
1) Trước hết phải biết: Thức Thứ Tám tùy theo sự dẫn dắt của nghiệp lực thiện, ác đời trước của chúng ta, mà ở trong ba cõi, sáu đường, luân hồi không ngưng. Từ vô thỉ đến giờ, Thức Thứ Tám đầu thai, đổi xác thân không thể dừng lại ở chỗ nào lâu.
2) Kế đến phải biết: Nếu đời trước chúng ta tạo nghiệp lực mạnh, có thể khiến cho Thức Thứ Tám duy trì một căn thân lâu dài, thọ mạng, nhờ đó dài lâu. Ngược lại, nếu đời trước chúng ta tạo nghiệp lực yếu, có thể khiến cho Thức Thứ Tám duy trì một căn thân ngắn ngủi, thọ mạng cũng do đó không trường thọ. Một ngày kia, Thức Thứ Tám đã hoàn thành nghiệp quả thì lìa bỏ căn thân, rồi lại tùy theo nghiệp lực thiện, ác khác dẫn đến sáu nẻo luân hồi.
III. Chúng Đồng Phận
Chúng có nghĩa là chủng loại. Đồng: giống nhau. Phận (phần) có nghĩa tương tợ. Tức là chủng loại tương đồng, tương tợ gọi là chúng đồng phận.
Phải biết vạn pháp trong vũ trụ, tuy sai khác nhau, nhưng trong riêng có chung, trong khác có giống. Ở trong bao la phức tạp ấy của vạn pháp tìm ra đặc trưng tương đồng, thuộc tính tương tự, rồi phân loại, đặt tên. Đó gọi là Chúng Đồng Phận.
Một pháp Chúng Đồng Phận có thể thu vào hết thảy vạn pháp của vũ trụ, tình và vô tình, nhưng sách vở Duy Thức Luận, phần nhiều chỉ dựa vào loại hữu tình lập ra Chúng Đồng Phận. Như Luận Thành Duy Thức nói: Dựa vào sự sai biệt tương tợ về thân và tâm sở của loài hữu tình giả lập đồng phận (sự giống nhau, tương tợ). Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận nói: Các loài hữu tình cùng làm một sự nghiệp, cùng ham cái nhân dục thì gọi là Chúng Đồng Phận.
Bách Pháp Trực Giải nói: Chúng Đồng Phận là như người với người giống nhau, trời với trời giống nhau, nương vào chỗ tương tợ mà lập ra. Câu này ý nói: thân, tâm của người này và người kia giống nhau, gọi là người đồng phận. Thân, tâm của trời, người tương tợ nên gọi là thiên đồng phận, cho đến quỷ đồng phận, súc sanh đồng phận…nên mới có sự sai biệt trong sáu nẻo.
Trong xã hội Ấn Độ thời xưa dựa vào thân, tâm giống nhau mà chia bốn giai cấp:
Bà La Môn: giai cấp tăng lữ.
Sát Đế Lợi: giai cấp vương hầu.
Tỳ Xá: giai cấp thứ dân.
Thủ Đà: giai cấp nô lệ.
Trong kinh Thí Dụ nói: Người ngoại đạo cho rằng: Phạm vương sanh ra bốn chủng tánh: Bà La Môn sanh từ miệng của Phạm vương, Sát Đế Lợi sanh ra từ cánh tay (từ vai đến cổ tay) của Phạm vương, Tỳ Xá Sanh ra từ hông của Phạm vương, Thủ Đà sanh ra từ chân của Phạm vương. Do đó, có bốn tánh khác nhau, cũng là một thí dụ về Chúng Đồng Phận.
Trong thế giới loài người ngày nay, dựa vào cốt cách, màu da, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và các thuộc tính khác rồi phân loại đặt tên: người da màu, người da trắng, người da đen…Hoặc phân loại theo địa lý: người châu Á, người châu Âu, người châu Phi, người châu Mỹ…các chủng tộc khác nhau cũng là một thí dụ về Chúng Đồng Phận.
Tiểu Thừa Câu Xá Luận cho Chúng Đồng Phận là pháp thật có. Do pháp thật có này khiến cho vật giống nhau. Còn Đại Thừa Duy Thức Luận cho đó là pháp giả lập. Nghĩa là dựa vào thân, tâm của loài hữu tình tương tự mà giả lập sự khác nhau về địa vị.
IV. Dị Sanh Tánh
Tánh sanh ra khác nhau gọi là Dị Sanh Tánh.Thuật ký, quyển 9, nói “ Dị sanh tức khác với đồng sanh”. Khai Tông Nghĩa Kí nói: “Các Bậc Thánh đều gọi là đồng sanh, nhưng phàm phu ngu si thì gọi là dị sanh”. Câu này ý nói tất cả Thánh Nhân đều đã thấy rõ Lí Chân Không, không khởi lên ngã kiến nên gọi là Đồng Sanh. Phàm phu đều ngu si tăm tối, không có trí tuệ, chỉ khởi lên tà kiến, đó là sự khác nhau giữa Thánh Nhân và chúng sanh, nên gọi là Dị Sanh.
Bách Pháp Trực Giải nói: “Dị sanh tánh là lầm cho có ngã, có pháp, không giống với Trí Tánh Nhị không của Thánh Nhân, dựa vào đây mà tương đối giả lập ra Thánh và Phàm”. Đại ý nói rằng phàm phu mê hoặc điên đảo, lầm cho có thật ngã, thật pháp. Từ đây khởi lên tham, sân, si, (tức khởi lên loại phiền não khác) rồi tạo ra sát, đạo, dâm (tức tạo loại nghiệp khác) và nhận lấy vô vàn khổ não khác nhau trong sáu nẻo luân hồi (tức thọ nhận loại quả khác), nên gọi là Dị Sanh. Nay nương vào thánh phàm tương đối này, giả lập ra một pháp Dị Sanh Tánh.
Thám Huyền Kí nói: Dị sanh là do giữ lấy kiến giải khác lạ mà sanh ra, xưa gọi là phàm phu. Đại Nhật Kinh Sớ cũng nói: Phàm Phu mà dịch chính xác là Dị Sanh. Nghĩa là do vô minh theo nghiệp thọ báo, không được tự tại, rơi vào trong muôn ngàn cõi, cùng loại sắc, tâm kết hợp nhưng mỗi loài khác nhau nên gọi là Dị Sanh.
Giờ nghiên cứu về tánh của Dị Sanh Tánh. Tánh là tánh phần, nghĩa là không thể thay đổi.
Không chỉ tánh của Phật Tánh, mà chỉ cho Tánh Tập Luyện mà thành (tập quán nuôi dưỡng mà thành tựu, như nghĩa bản tánh), như sách xưa nói: Tập tành điều bất nghĩa sẽ thành tánh bất nghĩa). Tánh là chỉ nơi xuất phát ra Dị Sanh và là nguồn gốc căn bản của Dị Sanh. Nhưng tánh của Dị Sanh là gì? Trước hết phải biết dựa vào thành Duy Thức Luận, quyển 1, nói: Việc lập ra Dị Sanh Tánh là từ Phi Đắc mà ra. Sao gọi là Phi Đắc: trước đã nói Đắc tức là thành tựu. ngược lại Phi Đắc là không thành tựu. Loại không thành tựu tuy là rất nhiều nhưng giờ tạm đề cập chúng sanh chưa kiến đạo (chưa dứt bỏ hai chướng phiền não và sở tri), trở về trước, chưa dứt hết chủng tử kiến hoặc, phiền não trong ba cõi, chưa thành tựu các pháp vô lậu của Bậc Thánh, mới giả lập tên gọi Dị Sanh Tánh. Do đây, tánh của dị sanh, tức chỉ chủng tử của cái thấy về ba cõi đã bị dứt trừ, tức tại chủng tử này khiến cho sáu đường, mười hai loại không giống nhau, nên gọi là Dị Sanh Tánh. Nói cho dễ hiểu tức là chủng tử phiền não và kiến hoặc trong ba cõi này khiến cho chúng sanh khởi ra Dị Loại Kiến (cái thấy những loại khác nhau), tạo ra Dị Loại Nghiệp (nghiệp khác nhau), nên gọi là Dị Sanh Tánh. Ngược lại, nếu dứt trừ hết chủng tử phiền não và kiến hoặc trong ba cõi đã thấy được Lý Chân Không, nên chứng sơ quả Tu Đà Hoàn (nhập lưu quả) và xa lìa phàm phu (dị sanh) thẳng nhập vào dòng thánh.
V. Vô Tưởng Định
Đây là một trong hai Thứ Vô Tâm Định (Vô
Tưởng Định và Diệt Tưởng Định). Sao gọi là Vô Tâm Định? Duy Thức Tâm Yếu, quyển 7, nói: Vì cả hai định đều không có Sáu Thức Trước, nên gọi là Vô Tâm. Lúc ấy, vì không có Tâm và Tâm Sở Sáu Thức Trước thô động khiến cho thân an ổn, vui vẻ. Như hữu tâm định (thức thứ sáu và định tâm sở tương ưng khiến cho tâm lắng trong, vắng lặng nên gọi là hữu tâm định) cũng gọi là định. Nay nghiên cứu Vô Tưởng Định, trước dùng mười hai môn (cách) phân biệt định này.
1) Hiển Đắc Nhân
Người tu Vô Tưởng Định là ai? Là phàm phu, ngoại đạo chấp dị kiến mà con người sanh ra.
2) Hiển Ly Dục
Người tu Vô Tưởng Định chỉ hàng phục được cái Tham Câu Sanh của Thiền Thứ Ba ở cõi trời Biến Tịnh, nhưng chưa hàng phục được Nhiễm Tâm của
Thiền Thứ Tư trở lên. Thành Duy Thức Luận, quyển 7, nói: Chế ngự được Tham Dục ở cõi trời Biến Tịnh, nhưng chưa chế ngự được Nhiễm Tâm của các cõi trời ở trên.
3) Hiển Hành Tướng
Tức là nói rõ về Tâm Thái Tu Định, vì người tu Vô Tưởng Định ngộ nhận Trời Vô Tưởng là Niết Bàn. Dựa vào quan niệm sai lầm này (chẳng diệt cho là diệt) dẫn dắt mà tu tập thiền định diệt trừ tất cả tâm tưởng. Luận Thành Duy Thức, quyển 7, nói: Do ra khỏi tưởng nên Tác Ý dẫn đầu. Xuất li (ra khỏi) tức chỉ Niết Bàn. Vì chứng được Niết Bàn, tức ra khỏi sanh tử. Ra khỏi tưởng mà tưởng rằng đó là Niết Bàn.
4) Hiển Sở Diệt Thức Đa Thiểu
Người tu Vô Tưởng Định, đối định gia hành, thường suy nghĩ như vầy: các tưởng suy tư cực nhọc làm cho tinh thần không thể tập trung, làm cho suy nghĩ không được chuyên nhất. Các tưởng ấy giống như bịnh, như ngẹt mũi, như trúng tên. Ở trong vô số tưởng được sanh ra mà quay lưng lại nói là không có tưởng, vắng lặng vi diệu. Vì thế khởi lên sự hứa hẹn và mong muốn một loại thù thắng: Ước muốn ta trong một ngày đến bảy ngày, trong một kiếp đến hơn một kiếp có thể ngăn chặn được Tâm, Tâm Sở, diệt trừ tất cả Tâm Tưởng. Nhờ áp chế tâm tưởng lo toan này làm cho tâm và tâm sở từ thô đến tế, từ tế đến tinh (đây là lìa xa gia hành với định), đến khẳng định trong một sát na. Tâm tinh tế lại càng tinh tế, huân tập thức dị thục ấy, thành tựu chủng tử áp chế cùng cực tâm. (các vị ở trước, tuy có huân tập chủng tử, nhưng chỉ là trung, hạ phẩm, chưa gọi là định). Do chủng tử bị áp chế cùng cực, thế lực suy giảm, với lý do này Tâm và Tâm Sở của Sáu Thức Trước tạm thời không khởi lên hiện hành (Tâm, Tâm Sở vi tế của Thức Thứ Tám, Thứ Bảy còn khởi lên hiện hành) tức là dựa vào chủng tử đã bị áp chế này giả lập Vô Tưởng Định.
5) Chánh Thích Định Danh
Người tu định này (Vô Tưởng Định) tiêu diệt tưởng là trước hết, khi nhập định tâm tưởng không khởi, như cá kẹt trong băng, côn trùng nắp ở dưới đất nên đặt ra Tâm Vô Tưởng. Đã được vô tưởng làm cho thân an ổn, điều hòa, nên tuy không cùng với định tâm sở tương ưng mà cũng gọi là định.
6) Tam Phẩm Tu Biệt
Người tu tập Vô Tưởng Định, do căn nhanh nhẹn hay chậm chạp mà tu tập có siêng năng hay lười biếng, nên có ba phẩm thượng, trung, hạ khác nhau.
Người tu hạ phẩm đối với Thiền Vị chứng được, chắc sẽ thoái thất. Một khi đã thoái lui và giảm sút thì không thể nhanh chóng trở lại ngay. Kiếp sau tuy có thể sanh lên trời Vô Tưởng nhưng ở cõi trời ấy không đủ sáng tỏ, sạch sẽ, hình sắc cũng không thể to lớn và chắc chắn, tuổi thọ không đến 500 đại kiếp, cuối cùng chết yểu.
Người tu trung phẩm, đối với Thiền Vị chứng được không hẳn phải thoái thất. Nếu có thoái thất cũng có thể trở lại ngay, kiếp sau sanh lên trời Vô Tưởng, ở cõi trời ấy, có thể sáng tỏ, sạch sẽ, hình sắc cũng có thể to lớn. Chỉ có mức độ ánh sáng to lớn của những vị trời ấy lại không được hết mức, tuy nhiên cũng có nguy hiểm chết yểu, chứ không phải không có.
Người tu thượng phẩm, đối với Thiền Vị chứng được nhất định không thoái lui. Kiếp sau sanh lên cõi trời Vô Tưởng, trời ấy rất sáng tỏ và sạch sẽ, hình sắc cũng rất to lớn và sống hết 500 đại kiếp, nhất định không rơi vào con đường chết yểu. Sau 500 kiếp mới chết.
7) Giới Địa Phán
Đây là Vô Tưởng Định chỉ liên hệ với Thiền Thứ Tư.
8) Tam Tánh Phán
Định này chỉ thu vào pháp lành, vì nó được dẫn dắt, sanh ra do thiện tâm gia hạnh.
9) Tứ Nghiệp Phán
Những gì là 4 nghiệp?
a) Thuận hiện thọ nghiệp: Bằng tâm chắc chắn mạnh mẽ, ở đời này tạo ra các nghiệp thiện và ác nên làm cho thọ nhận quả báo lành dữ ngay trong đời này. b) Thuận sanh thọ nghiệp: Bằng tâm thượng phẩm, ở đời này tạo ra các nghiệp thiện và ác nên đời sau thọ nhận quả báo khổ hay vui.
c) Thuận hậu thọ nghiệp: Bằng tâm trung phẩm, ở đời này tạo ra các nghiệp thiện và ác, sinh lần thứ 3 cho đến trăm ngàn lần sanh sau mới thọ nhận quả báo khổ hay vui.
d) Bất định thọ nghiệp: Bằng tâm hạ phẩm, ở đời
này tạo ra các nghiệp thiện hay ác. Các nghiệp này vì sức quá yếu, sau khi sanh ra thọ nhận hoặc không thọ nhận quả báo khổ hay vui.
Nay người tu Vô Tưởng Định, đời này tu định, nếu người tu ở bậc thượng phẩm, hoặc ở kiếp sau sanh vào cõi trời Vô Tưởng. Nếu người tu ở bậc trung phẩm, hoặc ở đời sau, hoặc ở đời thứ ba, cho đến trăm ngàn đời sau sanh vào cõi trời Vô Tưởng. Nếu người ở tu ở bậc hạ phẩm, hoặc không chắc chắn sanh vào cõi trời Vô Tưởng, hoặc ở đời sau, hoặc ở đời thứ 3, cho đến trăm ngàn đời sau sanh vào cõi trời Vô Tưởng. Luận Thành Duy Thức, quyển 7, nói: Trong 4 nghiệp thì 3 nghiệp thông nhau, trừ nghiệp thuận hiện thọ.
10) Khởi Định Chi Xứ
Có 2 thuyết, xin trình bày lần lượt:
Thuyết thứ nhất nói chỉ ở cõi Dục mới khởi ra định. Chỉ ở cõi Dục mới sanh ra định vì sao? Bởi định Vô Tưởng này là do sức thuyết pháp của ngoại đạo, lại thêm tâm con người lý giải rất mạnh mẽ, nhanh chóng, mới có thể sanh ra, cho đến sức lý giải của chúng sanh ở 2 cõi trên không giống như con người ở cõi Dục. Lại không có ngoại đạo thuyết pháp nên 2 cõi trên không sinh ra định Vô Tưởng. Lại nữa, 6 tầng trời trong cõi Dục lý giải không giống nhau cũng không thể sinh ra định này.
Thuyết thứ hai nói định này sanh ra ở cõi Dục và cõi Sắc. Tức là ở trong nhân đạo của cõi Dục, trước tu tập định này, đời sau sanh lên thiền thứ tư ở cõi Sắc (tứ thiền ở trên 3 tầng trời: Vô Vân, Phước Sanh, Quảng Quả, là chỗ phàm phu sanh ra), và sanh ra thiền này tức khắc. Chỉ cần trừ đi tầng trời thứ tư của thiền thứ tư (Vô Tưởng Thiên). Vì rằng trời Vô Tưởng là quả của định này hướng tới. Định này tu thành tựu mới có thể sanh lên trời Vô Tưởng, nếu không ở cõi trời Vô Tưởng mà bắt đầu tu định này nên không thể sanh khởi định này được. Cho đến 5 tầng trời sau tầng trời thứ tư (trời Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh) gọi là trời Ngũ Tịnh Cư. Nếu như chứng A Na Hàm là nơi quả thánh sinh ra, do đó cũng không khởi lên định này.
11) Lậu, Vô Lậu Phán
Vô Tưởng Định thuộc định hữu lậu. Vì sao? Vì định này phàm phu và ngoại đạo chán ghét thô tưởng, ham muốn quả vô tưởng nên vào định này. Do ngộ nhận trời Vô Tưởng là Niết Bàn chân chánh, không cho là diệt, nên là hữu lậu, nên 2 bậc thánh nhân hữu học và vô học không sanh ra định này.
VI. Diệt Tận Định
Sao gọi là Diệt Tận Định? Định này và Định Vô
Tưởng ở trước gọi chung là Nhị Vô Tâm Định. Do Hai Định Vô Tâm này giống nhau, vì đều chán ghét loại tâm ở trên (tâm thô) và cả hai gây chướng ngại cho công năng chuyển thức không sanh ra mà kiến lập nên.
Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Chán ghét là đối với cảnh giới mà chán ghét, không khởi lên mắc míu. Chán ghét (yếm) và thiện huệ cùng khởi là một phần của Vô Tham. Nếu loại yếm tâm này chỉ khuất phục Tâm, Tâm Sở của Sáu Thức Trước không khởi ra hiện hành thì gọi là Vô Tưởng Định. Nếu loại yếm tâm này, không chịu khuất phục Tâm, Tâm Sở của Sáu Thức Trước không khởi lên hiện hành, mà còn diệt hết câu sanh ngã chấp và tâm sở của nó thì gọi là Diệt Tận Định.
Bách Pháp Trực Giải nói: Bậc thánh từ ba quả trở lên, vừa mới ngưng bặt thọ tưởng, suy tư cực nhọc, nương vào định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, rong chơi quan sát các pháp vô lậu để làm gia hạnh mới đi vào các cõi định. Khi đã vào các cõi định này rồi thì Sáu Thức Trước và tất cả Tâm Sở không hoạt động nữa. Câu Sanh Ngã chấp của Thức Thứ 7 và Thức Thứ 8 vẫn còn không xa lìa căn thân, nương vào thân, tâm này giả lập ra từng vị trí khác nhau.
Đoạn văn trên chia ra năm đoạn:
1) Người Đã Được Định
Thánh nhân ba quả trở lên: ba quả là quả vị Thanh Văn chứng được là dựa vào tu hành dứt hoặc (phiền não) nhiều hay ít chia ra 4 bậc: quả đầu tiên Tu Đà Hoàn dứt hết kiến hoặc và 88 sử trong ba cõi, nên được dự vào dòng thánh. Quả thứ hai là Tư Đà Hàm dứt được sáu phẩm trước trong chín phẩm tư hoặc (từ thượng thượng đến trung hạ là sáu phẩm). Quả thứ ba A Na Hàm dứt được ba phẩm sau trong chín phẩm tư hoặc (hạ thượng, hạ trung, hạ hạ là ba phẩm). Quả thứ tư A La Hán dứt hết 72 phẩm tư hoặc của hai cõi trên, ra khỏi ba cõi và chứng quả Niết Bàn.
2) Động Cơ Tu Định.
Vừa chấm dứt thọ, tưởng cực nhọc: Phải biết định này còn có tên là Diệt Thọ Tưởng Định. Vì sao gọi thế? Bởi vì tất cả thánh nhân trước khi vào định, đều chán ghét hai Tâm Sở Thọ và Tưởng một cách đặc biệt và chỉ lo tìm cách chế phục, diệt trừ chúng, cho nên từ gia hạnh (gia công tu hành trước khi vào định) mà đặt tên định này như thế.
Phật pháp Đại Thừa nói: Thọ, tưởng chỉ là hai thứ tâm sở trong 51 tâm sở. Tại sao tất cả thánh nhân đều không ưa chúng ( thọ, tưởng)? xin căn cứ vào Luận Câu Xá, để nói, bằng cách nêu lên hai lý do đặc biệt sau:
a) Thọ, Tưởng là nhân căn bản của phiền não, hay làm tổn hại mình và người, nên đặc tánh của chúng luôn luôn có tướng sai trái. Đã là loại hữu tình , không từ giai cấp nào, đều đầy ắp phiền não. Nếu không có phiền não thì không thành hữu tình chúng sanh. Sự sản sinh của phiền não chắc chắn có lý do. Nếu không có lý do thì phiền não không sanh khởi. Nhưng lý do gì để phiền não sanh ra? Dựa vào kinh và luận trong Thánh Giáo thì đó là Các Dục và Các Kiến ( năm dục, sáu trần; những kiến thức sai lầm). Luận Câu Xá, quyển 1, nói: Phiền não có hai: dính mắc vào Các Dục và dính mắc vào Các Kiến Thức Sai Lầm. Đi sâu vào một tầng nữa nghiên cứu: Các Dục và Các Kiến, thì nguyên động lực nào làm cho chúng sanh ra? Nguyên nhân chính là Thế Lực Thọ và Tưởng. Luận Đại Tỳ Bà Sa, quyển 74, nói: Thọ có khả năng phát khởi Căn
Bản Phiền Não Ái, Tưởng có khả năng phát khởi Căn Bản Phiền Não Kiến. Có nghĩa là nhờ vào lực lượng của Thọ, loài hữu tình mới phát sinh Phiền Não Tham Lam, vướng mắc vào Năm Dục. Chính nhờ vào lực lượng của Tưởng, loài hữu tình mới phát sinh Phiền Não Thấy Biết Điên Đảo, Chấp Trước. Hai thứ Thọ, Tưởng là động lực chính sanh ra tất cả phiền não, nên gọi Thọ, Tưởng là nguyên nhân căn bản của phiền não.
Nhưng căn cứ vào Phật pháp thì phát sanh ra Phiền Não Ái hầu hết chỉ cho người phàm tục, phát sanh Phiền Não Kiến đa số chỉ cho người xuất gia. Từ xuất gia không chỉ có chúng xuất gia của Phật giáo. Ở Ấn Độ ngày xưa, những tín đồ các tông giáo khác phần nhiều là xuất gia. Những người xuất gia ấy gọi là sa môn. Vì vậy, sớ kinh Giải Thâm Mật có dẫn lời giải thích của tam tạng Chân Đế: có hai thứ đấu tranh:
1) Tại gia: tiếp xúc với năm trần cảnh, do tư duy phiền não nên khởi lên đấu tranh.
2) Xuất gia: do kiến thức trái ngược nhau nên khởi lên đấu tranh.
Khi nghiên cứu về Thọ có khả năng phát khởi Căn Bản Phiền Não, đặc biệt thọ nhận về ái của người tại gia rất nặng nề và quan hệ mật thiết với hoàn cảnh. Bởi những người ấy sanh sống ở thế gian, đối với việc hưởng thọ Năm Dục, Sáu Trần hoàn toàn tự do, không giới hạn. Lấy cái hữu hạn lấp đầy cái vô cùng, chắc chắn không thể thoả mãn. Từ đó, dẫn đến muôn vàn đau khổ, bất hòa, tranh giành, chém giết. Phẩm Thí Dụ trong kinh Pháp Hoa nói: Nguyên nhân của khổ đau có gốc từ Dục. Kinh Tạp A Hàm cũng nói: Nếu chúng sanh có những khổ đau, tất cả đều có gốc từ Dục. Trái lại, nếu dứt trừ Ái Dục thì đau khổ không còn. Vì vậy, nghiệp của Thọ phát sinh từ Ái. Luận Du Già Sư Địa, quyển 55, nói: Thọ là gì? Thọ do ba yếu tố hòa hợp và có nghĩa là Thọ Nhận. Nghĩa là Thọ do Căn, Cảnh, Thức hòa hợp sanh ra rồi tiếp nhận cảnh giới khách quan thọ nạp vào tâm chủ quan. Thọ có ba thứ: Lạc thọ, khổ thọ, xả thọ.
Trên đã biện giải thọ có khả năng phát sinh Căn Bản Phiền Não Ái Dục. Giờ bàn đến tưởng có khả năng phát sinh Căn Bản Phiền Não Nhận Thức Sai Lầm (kiến). Vì kiến thức sai lầm nên đưa đến tranh biện do tư tưởng, kiến giải, không giống nhau. Xã hội Ấn Độ xưa, khi Phật còn tại thế có 96 thứ ngoại đạo. mỗi ngoại đạo đều sở hữu một kiến giải.
Đó là bản chất của nhiễm huệ. Đối với lý chân thật có những ác kiến sai lầm, điên đảo. Như đối với Chân Lý Nhị Không lại lầm chấp là Thật Ngã, Thật Pháp, đó là kiến giải của ngoại đạo. Trong Phật pháp nói kiến tương tự như tư tưởng hay chủ nghĩa mà người đời nói đến. Mỗi ngoại đạo đều lập ra kiến giải của riêng mình rồi ôm chặt lấy và cho là hay nhất có thể dẫn đến thanh tịnh, giải thoát. Tự nhận đó là chân lý duy nhất, những tư tưởng khác đều sai, không đúng. Vì thế, ở xã hội Ấn Độ xưa luôn có những cuộc đấu tranh tư tưởng, xung đột chủ thuyết. Phẩm Thắng Nghĩa Đế Tướng trong kinh Giải Thâm Mật đã từng miêu tả 77000 ngoại đạo tập trung tại một nơi để tọa đàm, thảo luận cố tìm Tướng Chân Thật Của Các Pháp. Nhưng cuối cùng tìm kiếm không được, do đó có ngoại đạo dùng vô số các pháp làm thắng nghĩa (diệu lý tột cùng) không khác chân như (tính chân thật không thay đổi). Hoặc có ngoại đạo thừa nhận xa lìa các pháp, có thắng nghĩa riêng biệt, so với tất cả pháp, nhất định có cái riêng biệt khác. Hoặc có ngoại đạo thừa nhận thắng nghĩa của các pháp đổi khác và không phải là thường còn. Tóm lại, kiến giải của các ngoại đạo chống đối lẫn nhau, nên đưa đến cãi cọ nhau, ai giữ lập trường nấy không thể giải hòa.
Còn Tưởng, sao gọi là Tưởng? Bách Pháp nói khi tiếp xúc với cảnh Giữ Lấy Hình Bóng. Đối với cảnh giới giữ chặt tướng trạng sai khác, như lớn, nhỏ, vuông, tròn, …Luận Du Già, quyển 55, nói: Tưởng lấy gì làm nghiệp, đối với sở duyên(cảnh) khiến tâm vẽ vời tô điểm, nói năng. Đó là nghiệp của Tưởng. Tác dụng của Tưởng là cùng tương ưng với Tâm, làm cho Tâm tiếp xúc với Cảnh Sở Duyên. Nhờ đó mà suy luận, so sánh, toan tính, kế hoạch, sau đó thiết lập danh ngôn cho từng đối tượng. Trái lại, nếu không có suy luận, so sánh, toan tính, kế hoạch của Tưởng, thế thì bao nhiêu danh ngôn không từ đâu để kiến lập. Không những chúng ta không thể mở miệng nói năng gì được, mà tất cả đầu mối đưa đến tranh luận từ những kiến giải sai lầm cũng không do đâu mà sanh ra. Vì vậy có thể biết: Nếu không có tranh cãi về kiến thức thì trước hết giải quyết được nguyên động lực đưa đến tranh cãi. Tưởng, nguyên nhân khi Phật nói về pháp Ngũ Uẩn, đặc biệt đề xuất ra từ các tâm sở, là một uẩn riêng biệt (thọ cũng vậy) để làm cho chúng sanh khi tiếp xúc với Nguyên Nhân Căn Bản Phiền Não này luôn luôn đề cao cảnh giác, không bị Tưởng lừa gạt trong một thời gian dài.
b) Thọ, Tưởng là nguyên nhân của sanh, tử.
Sanh, tử là nghiệp quả của sinh mạng. Có quả ắt có nhân. Nguyên nhân, động lực dẫn đến nghiệp quả này là cái gì? Chính là Hai Tâm Sở Thọ và Tưởng. Nói cho dễ hiểu việc sống, chết của chúng sinh hữu tình là do sự chi phối của Thọ và Tưởng. Luận Câu Xá, quyển 1, nói: Pháp sanh, tử lấy Thọ và Tưởng làm nhân tối thắng. Do đam mê Thọ, Tưởng khởi lên luân hồi, sanh, tử. Ý muốn nói là lý do sanh tử cực nhọc của chúng sanh hữu tình, không có phút giây gián đoạn, thứ nhất là nam nữ chiếm hữu lẫn nhau, đam mê hưởng thụ dục lạc; thứ hai là do từ khi bắt đầu sanh mạng, xuất phát từ Tưởng Điên Đảo của Một Niệm Đầu Tiên Sanh Ra lúc đầu thai vào bụng mẹ. Con trai hay con gái cùng ở chỗ của cha, mẹ, rồi nổi lên tham dục, giận hờn và duyên vào việc bất tịnh của cha, mẹ cho đó là của mình nên sanh ra tham ái.
Do chúng sanh điên đảo và ham mê hai thứ nhân duyên tưởng và hưởng thọ dục lạc, cho nên từ vô thỉ đến nay ở trong vòng sanh, tử, chịu thống khổ vô cùng. Đức Thế Tôn thị hiện ở cõi đời, giảng kinh, nói pháp, chỉ có mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh lìa xa ràng buộc của sinh tử và chứng được giải thoát, Niết Bàn. Đức Thế Tôn đã biết Hai Tâm Sở Thọ, Tưởng là nhân tố chủ yếu của sanh, tử khổ đau. Vì vậy, khi Ngài nói pháp về Năm Uẩn, đã đặc biệt đề xuất Thọ và Tưởng từ trong các tâm sở và lọc riêng Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn để cho chúng sanh hiểu rõ hai tâm sở này. Từ vô thỉ đến nay, chúng ta bị khốn khổ, quấy nhiễu, cột chặt vào vòng luân hồi, sống chết. Kẻ thù lớn nhất để chúng ta lìa khổ được vui chính là Thọ và Tưởng, nên phải cẩn thận đề phòng tai nạn, biết cách đối trị mới được.
Sở dĩ Đức Thế Tôn, vì những người tu tập đời sau, chỉ bảo thực hành các định này; nếu có thể theo những chỉ dạy của Ngài, như pháp tu hành thì có khả năng khắc chế Thọ, Tưởng, ngưng hết những Hưởng Thọ Dục Lạc, xa lìa Vọng Tưởng Điên Đảo. Nhờ đó vượt ra khỏi sanh tử, tự mình chứng được Niết Bàn.
3) Phương Pháp Tu Định
Dựa vào định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, thay đổi quán sát các pháp vô lậu để chuẩn bị thực hành (gia hành) thì được vào cõi định ấy. Đó là Phật tử muốn tu Định Diệt Tận thì phải dựa vào thứ lớp mà tu. Thứ lớp là từ cạn đến sâu, từ một thiền định này tiến vào một thiền định khác, tâm tâm nối tiếp, không sanh ra niệm khác, nghĩa là không gián đoạn không xen tạp. Có thể chia chín bước như sau:
a) Trước dùng Giác Quán (tân dịch là Tầm Tứ), trừ sạch ham muốn, nhiễm ô (năm dục hay làm nhiễm ô Chân Tánh nên gọi là dục nhiễm), Ly Sanh Hỷ Lạc Địa mà vào sơ thiền (đây là nơi lìa các phiền não xấu ác ở cõi Dục nên sinh vui mừng).
b) Kế tiếp Nội Tịnh. Nội là Tâm. Tịnh là Tin. Do tín lực khiến cho nội tâm tin tưởng nên gọi là Nội Tịnh. Xa lìa Giác Quán (Tầm Tứ xáo động, định tâm rối loạn, tín có thể trừ được điều ấy và khiến cho tâm yên ắng, như sóng đào êm lặng nước liền trong veo), Định Sanh Hỷ Lạc và đi vào Nhị Thiền. (đã không còn Giác Quán, nhiếp tâm tại định thì sanh hỷ lạc).
c) Xả khí hỷ động, lìa bỏ hỷ diệu lạc và đi vào Tam Thiền.
d) Song vong khổ, lạc, lìa niệm được thanh tịnh và đi vào Tứ Thiền. (bỏ hỷ của Nhị Thiền và lạc của Tam Thiền, tâm không còn yêu, ghét, một niệm bình đẳng trong veo, thuần khiết),
e) Diệt sắc, duyên không, vào Định Vô Biên Không Xứ. (đã chứng được Tứ Thiền nhưng còn chán sự trở ngại sắc chất ở cõi Sắc, không được tự tại, nên gia công dụng hạnh diệt tất cả sắc tướng và vào Định Hư Không Xứ).
f) Diệt không, duyên thức, vào Định Vô Biên Thức Xứ. (đã chứng được Định Vô Biên Thức Xứ, tâm duyên hư không. Vì hư không vô biên, duyên nhiều dễ tán loạn có thể phá hoại định, bỏ hư không chuyển Tâm Duyên Thức, vì tâm và thức tương ứng).
g) Diệt thức, duyên vô sở hữu, đi vào Định Vô Sở Hữu Xứ. Không duyên cảnh giới trong, ngoài. Trong là thức xứ. Ngoài là không xứ. Bỏ hai xứ ấy chuyển Duyên Vô Sở Hữu Xứ. Ở trong định này vui mừng, vắng vẻ và các tưởng không khởi lên.
h) Diệt vô sở hữu, duyên vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, vào Định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Đã chứng được Định Vô Sở Hữu Xứ, thấy rõ hữu tưởng của thức xứ ở trước như ghẻ, như chóc. Trước vô tưởng của vô sở hữu xứ như si, như dại, nên bỏ vô tưởng ấy và vào Định Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
i) Biết rõ hoại tưởng này rất vi tế, nhưng vẫn là loại hữu lậu, hữu vi, liền dựa vào định này để thay đổi sự quán sát vào Lý Vô Ngã, chân thật, vắng lặng dùng làm gia hạnh để đi vào Định Diệt Tận này. Một trong 9 thứ tự của định và cuối cùng ở đây, không nương nào Hữu Đỉnh (trời thứ tư trong Vô Sắc Giới: trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng thiên. Đây là vị cao nhất trong ba cõi thế gian hữu lậu), không thể không gia hạnh mà chứng được. Tuy dựa vào trời Hữu Đỉnh, nhưng không phải hữu lậu nên phải chuyển sang quán sát vô lậu, mới có thể vào cõi trời này được. Nếu tu tập đến thuần thục thì vào, ra cõi trời ấy tùy ý, tự tại hoặc tâm đạt đến Vô Sở Hữu, sau đó mới vào trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Hoặc tâm đạt đến Địa Ly Sanh Hỷ Lạc, sau đó mới vào được cõi trời ấy hoặc tâm ở Dục Giới Tán Địa, sau đó vào thẳng cõi Hữu đỉnh.
4) Diệt Thức Đa Thiểu
Đã vào định này (Diệt Tận Định), Sáu Thức Trước và Tất Cả Tâm Sở không hoạt động, kể cả Thức Thứ Bảy và Tâm Sở Của Nó cũng không hoạt động. Nghĩa là nguyên nhân sáu thức không thường xuyên hoạt động là tâm, tâm sở của thức thứ bảy đều không còn. 5) Chánh Hiển Giả Lập
Đã vào định này (Diệt Tận Định), chỉ còn có Câu
Sanh Pháp Chấp của Thức Thứ Bảy và Thức Thứ Tám vẫn còn, không rời khỏi căn thân, nương vào thân, tâm này tạm đặt ra địa vị.
Sự Khác Nhau Giữa Hai Định
Hỏi: Diệt Tận Định và Vô Tưởng Định đều gọi là Định Vô Tâm. Hai định có gì khác nhau? Đáp: có bốn nghĩa không giống nhau:
1. Người Chứng Được Khác Nhau: Diệt Tận Định thì thánh nhân chứng được. Vô Tưởng Định thì phàm phu chứng được.
2. Mong Cầu Khác Nhau: Vào Định Diệt Tận thì tưởng ngưng bặt, cầu mong được công đức. Định Vô Tưởng thì được giải thoát. (tức là ra khỏi tưởng, chẳng phải diệt mà cho là diệt).
3. Khác Nhau Về Cảm Quả Và Không Cảm Quả: Định Vô Tưởng là hữu lậu có thể cảm được quả báo đặc biệt của cõi trời Vô Tưởng. Định Diệt Tận là vô lậu không cảm được quả báo của ba cõi.
4. Thức Còn Nhiều, Ít Khác Nhau: Định Diệt Tận thức còn rất ít và diệt luôn thức nhiễm ô mạt na. Định Vô Tưởng thức còn nhiều, chỉ diệt sáu thức trước.
VII. Vô Tưởng Báo
Ở trước là Định Vô Tưởng của ngoại đạo tu, quả báo thành tựu được gọi là Vô Tưởng Báo. Giờ dựa vào Luận Thành Duy Thức, quyển 7, lập ra biểu đồ
sau và sẽ nghiên cứu từng điều một
1) Giải Thích Vô Tưởng
Ngoại đạo tu Vô Tưởng Định, họ biết thô tưởng của 6 Thức Trước là cái nhân của sanh tử. Đó là nguyên nhân họ chán ghét nó.(Tưởng vi tế Của Thức Thứ 7, Thứ 8, họ không thể biết được, nên không diệt nó). Nhờ vào sức chán ghét xa lìa thô tưởng này mà sau khi chết sanh vào tầng trời Vô Tưởng của Thiền Thứ Tư, gây trở ngại cho hiện hành của tâm và tâm sở không thường xuyên hoạt động ( chỉ cho tâm và tâm sở của 6 Thức Trước), chỉ lấy diệt tưởng làm chủ yếu trước hết, nên gọi là quả báo vô tưởng, còn gọi là trời Vô Tưởng.
2) Giải Thích Có Hay Không Của Thức
a) Lúc đầu thường không có Sáu Thức:
Chúng sanh sanh ra ở trời Vô Tưởng, từ khi mới sanh đến lúc chết trong 500 kiếp, thường không có 6 Thức Trước. Vì sao như thế? Vì theo Thánh Giáo nói trời ấy không có chuyển thức(7 thức trước). Tức là trong 12 nhân duyên chỉ có Sắc(hình thể), không có Danh (tâm thức). Thánh Giáo còn nói cõi trời ấy không có tâm địa.
b) Trước không sau có:
Vì người ở cõi trời Vô Tưởng, khi chết, chuyển thức là sanh khởi trước tiên, sau đó mới chết. Đồng thời trong 500 kiếp, thường không có chuyển thức. Vì sao? Vì người của cõi trời Vô Tưởng ấy, lúc sắp sanh đến hạ địa, nhất định trước tiên phải có nhuận sanh ái của cõi hạ địa (cõi kém nhất) sanh khởi (ái có khả năng tưới tẩm nghiệp để dẫn sanh quả vị lai, nên gọi là nhuận sanh ái). Lúc chết khởi lên 3 loại ái: 1/ Tự thể ái: lúc chết đối với thân thể của mình sanh tâm luyến ái. 2/ Cảnh giới ái: Lúc chết đối với quyến thuộc, của cải sanh tâm luyến ái. 3/ Đương sanh ái: Lúc chết đối với nơi sắp sanh sanh tâm luyến ái. Nhờ nước ái nhiễm này tưới tẩm chủng tử trong ruộng tâm thức, mới có thể sanh đến cõi hạ địa (cõi thấp kém nhất).
Vì vậy luận Du Già Sư Địa, quyển 56, nói: Sau khi tưởng đã sanh ra thì các loài hữu tình trong cõi trời ấy không còn nữa. Câu này có nghĩa người ở trong cõi trời Vô Tưởng, khi chết sanh khởi ra tưởng trước nhất, rồi sau đó mới từ Vô Tưởng thiên mất dần. Ban đầu, người ở cõi trời Vô Tưởng, thọ mạng trong 500 kiếp, thường không có 6 Thức là dựa vào trước khi chết của người ở cõi trời ấy một khoảng thời gian dài mà nói. Có thể nói một cách chắc chắn rằng người ở cõi trời Vô Tưởng ấy không phải chỉ có thời gian một đời sống mà toàn bộ thời gian đều không có 6 Chuyển Thức.
c) Trước, sau đều có:
Người ở cõi trời Vô Tưởng, không chỉ lúc chết mà ngay khi mới sanh lên đó cũng có 6 chuyển thức. Vì sao? Bởi vì thân trung hữu khi sắp sanh lên cõi trời Vô Tưởng cũng phải khởi lên nhuận sanh phiền não; nghĩa là nam hay nữ quấn quýt nhau ở chỗ ấy của cha mẹ (lúc ấy) rồi nổi giận và tham, lại vướng víu vào chỗ bất tịnh của cha mẹ cho là của mình mà sanh tham lam, luyến ái(thân trung hữu cũng gọi là thân trung ấm: chết đây, sanh kia, hình thể thọ lãnh trong thời gian khoảng giữa ấy). Do đây, cùng với các Thiền Thiên còn lại giống nhau, vì lúc đầu Bổn Hữu cần phải có chuyển thức (Bổn Hữu là sau lúc sống trước lúc chết gọi là Bổn; quả báo sống chết không phải là không có nên gọi là Hữu.
Sau đây dẫn chứng Luận Du Già để làm sáng tỏ ý nghĩ ở trên:
Ý nghĩa lúc đầu “không” phải là không.
Luận Du Già, quyển 12 nói: Nếu sanh lên cõi trời ấy, chỉ có ở trong định, không ra khỏi định, tưởng của họ; nếu có sanh ra thì vào trời ấy không còn, nghĩa là nếu sanh lên trời Vô Tưởng rồi thì tưởng tâm, do vậy, vào định mà không sanh khởi. Sau khi ra khỏi định, tưởng tâm khởi lại vì nó theo trời Vô Tưởng mà ẩn tàng không xuất hiện. Từ đoạn văn này có thể biết vị trí ban đầu của Bổn Hữu ở trời Vô Tưởng chắc chắn có 6 Chuyển Thức. Lúc mới sanh, nếu không Chuyển Thức làm sao gọi là nhập định? Vì thế, trước có tâm sau không có tâm, mới có thể gọi là vào Định Vô Tưởng chứ!
Ý nghĩa về diệt để làm sáng tỏ nghĩa “có” khi mới nhập định.
Luận Du Già, quyển 53 nói: Các Tâm và Tâm Sở chỉ vắng lặng thôi, chỉ không chuyển thôi, nên gọi là Định Vô Tưởng. Ý nghĩa câu này là chỉ rõ Bổn Hữu của trời Vô Tưởng. Lúc mới sanh ra thì Tâm, Tâm Sở hiện ra tạm thời (gọi là 6 Chuyển Thức do Dị Thục sanh ra), chỉ nhờ tu tập nhiều kiếp về nhân duyên lực cuả Định Vô Tưởng. Sau sơ vị của Bổn
Hữu, 6 Chuyển Thức mới không sanh ra trở lại.
3) Địa Vị Liên Hệ
Quả báo vô tưởng trong ba cõi chín địa, nó ở chỗ nào? Dựa vào Luận Thành Duy Thức, quyển 7 nói: Cõi trời Vô Tưởng ấy chỉ liên hệ với Thiền Thứ Tư. Vì từ dưới Sơ là Nhị, Tam Thiền, tưởng tâm thô động khó dứt trừ. Ở trên là Ngũ Tịnh Cư Thiên, chỉ bậc thánh ở đó, không phải chỗ ngoại đạo sống. Lại nữa, trong Tứ Không Thiên (Tứ Không Xứ hay Tứ Vô Sắc: Không Vô
Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thì Sắc hết còn Tâm), cũng chẳng phải là chỗ của quả báo vô tưởng(hết tâm còn sắc).
Nhờ vào đây có thể biết: Quả báo vô tưởng ở cõi Đệ Tứ Thiền Thiên, chỉ cõi trời này mới có thể phát sanh Tư của Định Vô Tưởng. Tư Tâm Sở này có thể khiến cho tâm tạo tác định nghiệp vô tưởng và được huân tập thành chủng tử làm nhân của nó, mới có thể chiêu cảm quả báo của Trời Vô Tưởng.
Tóm lại, quả báo thọ mạng của Trời Vô Tưởng 500 kiếp, trừ bớt nửa kiếp khi mới sanh thì Tưởng Tâm vẫn còn, cho đến nửa kiếp sau cùng, mới lẩn mất, Tưởng lại khởi lên; trong khoảng 499 kiếp Tưởng Tâm không hoạt động. Ở trong
499 kiếp chỉ có Câu Sanh Ngã Chấp của Mạt Na
Thức và Thức Thứ Tám vẫn còn níu chặt Thiền Thứ Tư ấy, lấy sắc chất làm thân (sắc chất vi tế này là tướng phần của thức thứ tám hiện ra). Nương vào sắc, tâm này mà giả lập vị riêng một pháp là Quả Báo Vô Tưởng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.