Chương 141: Dò ác bá giũa đường nhận con gái nuôi Anh hồ đồ ra tay dẹp chuyện bất bình
Chân Tàng Bản
28/03/2014
Lại nói chuyện nhà Thanh thống nhất đất nước, đời đời sinh thánh đế,
thời nào cũng đều có hiền thần phò giúp, do đó đất nước ngày càng lớn
mạnh, thiên địa thuận hòa, nước giàu binh mạnh, thực là hạnh phúc thái
bình. Mưa thuận gió hòa, ăn no mặc đủ. Hoàng đế Thuận Trị trấn giữ Bắc
Kinh, ngồi trên ngai vàng mười tám năm rồi bỏ ngôi lên Ngũ Đài Sơn tu
hành. Nhị đế Khang Hy lên ngôi sáu mươi mốt năm rồi băng hà. Hoàng đế
Ung Chính giữ ngôi mươi ba năm. Hoàng đế Càn Long giữ ngôi sáu mươi năm
rồi truyền lại cho Hoàng đế Gia Khánh. Hoàng đế Gia Khánh trị vì giang
sơn hai mươi lăm năm, tới hành cung Nhiệt Hà săn bắn rồi quy tiên. Tuyên Tông Thành hoàng đế lên ngôi, lấy quốc hiệu là Đạo Quang. Từ sau khi
lên ngôi, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, chỉ có lời khen, không có tiếng chê. Ngày hai mươi sáu tháng mười một năm Đạo Quang thứ mười lăm, sau ba tiếng roi hiệu, bá quan văn võ hành lễ tham kiến xong xuôi, đứng thành hai hàng. Hoàng đế duyệt tấu chương các tỉnh gửi về xong, chợt
thấy trong hàng bên trái có một vị đại thần tiến ra, tay cầm bản tấu,
quỳ xuống trước điện Thái Hòa, nói:
- Bẩm thánh thượng, thần có bản tấu.
Rồi dâng lên. Hoàng thượng đưa mắt nhìn xuống, thì ra là cháu của Lưu Dung tên gọi Lưu Hoán Chỉ, liền sai thái giám nhận lấy bản tấu, để lên ngự án, mở ra xem. Xem xong, trong lòng không vui, nghĩ thầm:
- Người bị tố cáo chính là anh em của Hoàng Sĩ Công. Lẽ nào hắn không biết họ đều là quốc thích, là quốc cữu của trẫm? Chắc hẳn hai nhà có chuyện bất hòa với nhau nên mới dâng tấu vạch tội cưỡng chiếm gái dân. Đây hẳn là bản tấu càn. Không chuẩn.
Lưu Hoán Chỉ chẳng biết làm sao, đành phải lui xuống khỏi điện trong lòng nóng nảy. Chợt thấy Đông Lộ vương TriệuTrương Thanh cầm cố triều châu trên tay bước lên điện, chắp tay thi lễ. Hoàng thượng nói:
- Hoàng huynh, miễn lễ, mời ngồi. Không biết hoàng huynh lên điện có việc lớn gì muốn bàn?
Đông Lộ vương nói:
- Bẩm Thánh thượng. Nhũng điều Lưu Hoán Chỉ vạch tội anh em Hoàng Sĩ Công không hề sai trá. Mong Thánh thượng hãy học theo các vị tiên đế, đi vi hành một chuyến. Năm xưa, lão tổ Khang Hy từng vi hành tới lầu Nguyệt Minh, Vu Thành Long từng tới Mai Hoa, thiên ty cung và Hồng Môn tự vi hành. Thi Sĩ Luân vi hành vùng Hoài An, Lưu Dung vi hành Sơn Đông tra xét rõ vụ án gió xoáy cản kiệu. Tiên đế Gia Khánh vi hành Thông Châu. Sao nay Thánh thượng không xuất cung vi hành Song Quan phố tìm hiểu hành vi của anh em họ Hoàng. Ai phải, ai quấy, tự khắc chúa thượng sẽ rõ.
Hoàng thượng nghe tấu, nói:
- Hoàng huynh xuống điện đợi chỉ.
Rồi hạ lệnh bãi triều.
Hoàng thượng về cung, cải trang thành một vị thầy bói rong, đầu đội mũ viền, mình mặc áo bào màu xanh da trời, ngoài khoác mã bốc màu sáng, gói một cuốn "Bách Trung Kinh" và một cuốn "Ma Y tướng" cùng bút, nghiên, giấy, mực vào tay nải, lại lén giấu một quả chùy đồng bên hông đề phòng bất trắc. Hoàng đế Đạo Quang vốn là một ông vua sống trên lưng ngựa, sức mạnh vô cùng, có tài bắn cung, võ nghệ siêu quần. Thu xếp xong xuôi dặn dò thái giám trực ban:
- Khoảng giờ ngọ trẫm sẽ hồi cung. Nếu quá ngọ chưa thấy trẫm trở về, hãy lệnh cho các đại thần, vương công Mãn, Hán dẫn binh sĩ đi tiếp giá.
Nói xong, rời khỏi cung điện.
Không lâu sau đã tới ngõ Giao Dân, tới đương lớn Cổ Lâu, móc đôi phách trúc ra gõ một hồi, cao giọng rao:
- Xem quẻ, xem tướng, đoán chữ, giảng tử bình. Hãy tới đây xem quẻ giữ mình, khi họa giáng xuống rồi có hỏi cũng đã muộn. Một quẻ giá tám tiền, đoán không chuẩn trả lại hai trăm tiền.
Lại thấy hai tên du đãng đi tới. Một đứa tên Lý Quế, một đứa tên Ngô Thiệu Anh. Suốt ngày chúng chỉ làm việc xấu, lừa người kiếm ăn. Hôm ấy, chúng uống rượu say túy lúy, đang đi chơi qua. Lý Quế nói:
- Người anh em, hãy nhìn vị thầy bói kia ăn mặc rất sang trọng ông ta nói xem một quẻ giá tám tiền, xem không chuẩn bồi thường hai trăm? Giờ chúng ta bảo ông ấy bói cho một quẻ, xem chuẩn ta cũng nói là không chuẩn, kiếm của lão hai trăm tiền, ta đi ăn điểm tâm chẳng phải thú lắm sao?
Ngô Thiệu Anh nói:
- Anh nói có lý lắm.
Liền cao giọng gọi:
- Tiên sinh chớ đi, anh em tôi muốn xem một quẻ.
Hoàng thượng nghe gọi, ngẩng đầu lên nhìn, thấy có hai người tiến lại. Người đi trước quấn bím tóc quanh cổ, chiếc mũ trên đầu nghiêng nghiêng, vẹo vẹo, mình mặc áo chèn màu lục, chân giận giày vảy cá, đầu nhỏ, cổ dài, mày thưa, mắt nhỏ, tuổi độ ba mươi. Người đi sau để đầu trần, mình mặc tấm áo da, bím tóc nhỏ, chân đi giày vẩy cá, đầu to, mình nhỏ, mày rậm, mắt to, tuổi độ hai mươi - Tên đi đầu chính là Lý Quế, tên đi sau là Ngô Thiệu Anh. Lý Quế nói:
- Tiên sinh thử đoán xem tôi đã ăn cơm chưa?
Ngô Thiệu Anh nói:
- Tiên sinh thử đoán xem tôi đã uống trà chưa?
Hai tên vô lại luôn đã say mèm, nói toàn lời ngớ ngẩn. Hoàng đế Đạo Quang nổi giận đùng đùng, nói:
- Lũ nô tài đáng chết! Hai đứa các người không cần xem làm gì. Chúng bay không thể sống nổi quá hai hôm nữa.
Hai tên vô lại nghe vậy, nổi giận đùng đùng, nói:
- Giỏi cho tên thầy bói to gan. Mở miệng ra là xúc phạm người. Coi như hôm nay ngươi gặp hạn rồi! Ngươi thử đi khắp thành Bắc Kinh này hỏi xem, hai anh em ta đâu phải loại dễ bị ăn hiếp. Hai anh em ta sẽ đánh cho người một trận!
Hoàng đế Đạo Quang nổi giận, nói:
- Nếu các người dám đánh ta, ta sẽ bắt cả nhà các người phải chết. Tru di cả chín họ chúng bay.
Hai tên vô lại càng giận dữ, xông tới, vung quyền đánh bừa. Hoàng thượng dùng chiêu thuận tay dắt đê, đánh cho Lý Quế ngã sấp mặt xuống đất. Ngô Thiệu Anh thấy tình hình không ổn vội co giò bỏ chảy. Hoàng thượng hỏi:
- Tên nô tài đáng chết, còn dám đứng đậy đánh nhau với ta nữa thôi?Lý Quế bị Hoàng thượng đánh cho một phát, bị ngã rất đau,. chỉ còn biết nằm trên mặt đất rên hừ hừ. Hoàng thượng nói:
- Ta đâu rảnh để ở đây đùa với chúng bay?
Rồi xoay mình, đi tiếp, trong lòng nghĩ thầm: Không biết Song Quan phố ở đâu? Ta làm sao dò la được tội lỗi của đám hung đồ, ác bá?
Bèn cúi đầu lầm lũi nước tiếp. Tới lầu hiệu Đông Tây, ngẩng đầu lên, chợt thấy một cô gái tóc tai bỏ xõa, nước mắt lắng tròng, dáng vẻ vội vã, tới trước mặt Hoàng thượng chúc câu "vạn phúc", nói:
- Tiên sinh, xin ngài chậm bước, chỉ cho oan nữ này biết đường nào tới vương phủ?
Hoàng thượng hỏi:
- Bắc Kinh này có chín cổng, chín ngõ, có vô số ngõ đều ăn thông với nhau, xin hỏi vị cô nương này định tìm tới phủ của ai? Có việc gì?
Cô gái trả lời, nói:
- Nô gia muốn tới phủ Đông Lộ vương kêu oan.
Hoàng thượng nói:
- Vương phủ rộng lớn, lại có quân canh cửa, cô không thể vào đó kiện được. Sao không tới nha môn bộ hình hoặc đô sát viện mà kêu oan?
Cô gái trả lời:
- Các nha môn khác đều không dám nhận đơn kiện. Nếu tới phủ Đông Lộ vương mà vẫn không kêu oan được, cha, mẹ của nô gia sẽ bị người ta hại chết mất thời.
Nói xong, khóc rống lên. Hoàng thượng hỏi:
- Cha, mẹ cô bị kẻ nào hại chết? Hãy kể cho ta nghe, ta sẽ giúp cô nghĩ kế báo thù.
Cô gái nín khóc, nói:
- Nếu nô gia nói ra đây thì cũng chỉ uổng công mà thôi. Ngài vẫn không thể nào giúp nổi.
Hoàng thượng nói:
- Người ta thường nói, nhìn nhận người không thể thông qua tướng mạo bề ngoài, không thể lấy đấu để đong nước biển. Cô chớ thấy ta chỉ là một lão thầy bói dạo mà xem thưởng. Ta thường xuyên qua lại ngũ phủ, lục bộ cùng các phủ công bá, vương hầu coi bói cho họ. Tới lúc ấy, ta sẽ thay cô kể lại nỗi oan này, có thể họ sẽ giúp cô báo thù rửa hận.
Cô gái nghe xong, "à" một tiếng, nói:
- Nô gia sống trong ngõ Thảo Mạo, huyện Uyển Bình, Bắc Kinh, cha là Thang Minh Quý, đỗ cử nhân khoa thi năm Giáp Tý thời Gia Khánh, năm ất Sửu đỗ tiến sĩ, được phong cho chức tri phủ Sơn Tây, năm nay đã gần bảy mươi tuổi, không có con trai, cáo lão về quê. Cha nô gia làm quan thanh liêm, yêu dân, trọng tài nên gia cảnh vẫn rất nghèo khó. Mẹ nô gia là Nhạc thị sinh ra một mình nô gia, đặt cho tên gọi Mĩ Dung, chỉ trông vào nô gia sống qua ngày.
Hoàng thượng nói:
- Chỉ trông vào cô để sống ư? Ta không tin. Cô không phải là đứa con trai mười bảy, mười tám tuổi hay bán chút hàng hóa kiếm tiền. Cô là một cô gái, vậy thực là kỳ.
Thang Mĩ Dung nói:
- Đây là nói tới sự khéo tay của nô gia.
Hoàng thượng nói:
- Cô có khéo tay cũng chỉ là cắm hoa, thêu thùa, mỗi ngày liệu kiếm được mấy tiền?
Thang Mĩ Dung nói:
- Những công việc thấp liền ấy nô gia không làm. Nô gia vẽ tranh bán, kiếm tiền qua ngày.
Hoàng thượng hỏi:
- Cô vẽ tranh liệu kiếm được mấy tiền?
Thang Mĩ Dung nói:
- Một bức tranh bán được một lượng.
Hoàng thượng nghe vậy, gật đầu, nói:
- Vậy mới phải.
Thang Mĩ Dung nói:
- Hôm qua cha nô gia ra phố bán tranh, mẹ nô gia ra giếng lấy nước. Những giếng khác nước không ngọt, duy chỉ có giếng ở Song Quan phố nước ngọt. Cái giếng ấy vốn do anh em ác bá Hoàng Sĩ Công, Hoàng Sĩ Long đào ra. Chúng đào giếng ấy bên cạnh cửa phủ, không cho đàn ông tới lấy nước. Nếu có cô gái trẻ nào tới lấy nước, có chút dung mạo là chúng lại bắt về nhà, ép phải thành thân. Cũng tại nô gia theo mẹ ra đó lấy nước, chúng liền bắt nô gia vào phủ. Cha, mẹ nô gia tìm tới phủ của chúng, liều mạng đòi nô gia, bị hai tên ác bá sai lũ ác nô dùng gậy gộc đánh chết, ném xác xuống giếng tưới hoa trong vườn rồi tiếp tục ép nô gia phải thành thân với chúng. Nô gia luôn miệng chửi mắng. Hai tên giặc ấy nổi giận, sai trói nô gia lại, treo lên để đánh. Chúng đánh nô gia đến nỗi thâm tím khắp hành, không chỗ nào không bị thương, chỉ còn biết nhắm mắt chờ chết. Tới khoảng canh hai hôm ấy, đám ác nô đã rút đi hết, may sao em gái của hai tên ác bá là Hoàng Quế Anh cứu nô gia xuống. Cô ta với nô gia nói chuyện rất hợp nhau, hai người bèn kết nghĩa chị em, sáng sớm nay đã thả nô gia khỏi chốn hầm lửa vạc dầu. Nô gia bèn tìm tới phủ Đông Lộ vương kêu oan, báo thù cho cha mẹ. Nạn nữ không biết phủ Đông Lộ vương ở đâu nên mới phải hỏi tiên sinh. Những lời vừa kể đây toàn là sự thực , không chút dối lừa. Ngài có thể giúp nô gia báo thù không?
Hoàng đế Đạo Quang nghe xong, bất giác nổi giận đùng đùng chửi thầm:
- Hoàng Sĩ Công, Hoàng Sĩ Long, chúng cậy là quốc cữu của trẫm nên dám hoành hành bá đạo, hại khổ lê dân, dám đánh chết quan tứ phẩm của triều đình! Nay trẫm đã nắm được tội ác của chúng, khi trở về cung sẽ phải cho bắt cả nhà họ Hoàng mới được.
Bèn nói:
- Thì ra là thù giết cha. Đáng kiện lắm. Cô cứ đi kiện. Đi dọc theo con đường lớn này, rẽ về phía tây là tới phủ Đông Lộ vương.
Thang Mĩ Dung nghe vậy, sa sầm mặt xuống, nói:
- Tôi không kể thì ông một mực bắt tôi phải kể. Tôi kể rồi, ông nghe tôi thế lực của nhà họ Hoàng nên không dám nhúng tay vào nữa phải không?
Hoàng thượng nói:
- Ngươi và ta vốn không quen biết, chẳng họ hàng thân thích, ai dám thay cô lên quan kiện vụ án liên quan tới mạng người này.
Thang tiểu thư nghe tới câu không thân không thích, có ý muốn mặc kệ mình, trong lòng nghĩ thầm:
- Vị tiên sinh này nhân phẩm đứng đắn, không phải loại người xấu, chi bằng ta nhận ông ấy làm cha nuôi cho xong.
Thang Mĩ Dung vốn là sao Hồng Loan giáng trần, phải chịu chút khổ sở rồi sau này mới huy hoàng, hưởng vinh hoa phú quý. Nghĩ tới đây, tiểu thư nói luôn:
- Cha nuôi, con xin khấu đầu lạy cha.
Hoàng thượng nói:
- Hãy khoan! Ta từ nhỏ tới giờ không thích nhận con nuôi.
Tiểu thư mắt ngấn lệ, nói:
- Cha nuôi, người nhận đi. Nếu không nhận con làm con nuôi, con xin quỳ mãi ở đây.
Hoàng thượng nhất thời động lòng trắc ẩn, nói:
- Thôi đi Ta nhận con rồi. Con quỳ dưới đất khóc lóc như vậy, người ta nhìn vào e bất nhã. Mau đứng dậy.
Tiểu thư dập đầu lay xong mới đúng dậy, nói:
- Cha nuôi, con gái gặp nạn, giờ chẳng biết nương thân vào đâu? Cha hãy dẫn con về nhà, con còn phải dập đầu lạy mẹ nữa, với lại về cho biết cửa biết nhà. Sau đó con sẽ đi kiện.
Hoàng thượng nói:
- Nhà ta rất dễ tìm. Đó là khu nhà lớn nhất thành Bắc Kinh này. Hãy theo ta về gặp mẹ nuôi của con.
Nói xong, hai cha con dẫn nhau đi.
Lại nói chuyện trong ngõ Thái Bình huyện Uyển Các, Bắc Kinh có một vị hảo hán sức khỏe vô cùng, họ Lý tên Vinh Hỷ, bày vai thứ ba. Người này hay ra tay can thiệp chuyện bất bình, người ta gọi anh ta là Lý Tam Lăng. Ngày thường anh ta làm nghề bán đậu phụ kiếm sống, hôm ấy gánh hàng ngang qua, ngẩng đầu lên, thấy phía chính Bắc có một vị tiên sinh, theo sau là một cô gái đang khóc thút thít, bất giác trong lòng buồn , bực, nghĩ thầm:
- Chắc hẳn tên thầy bói kia không thực thà, cướp con gái nhà người ta. Nếu không cũng là đứa hầu gái, a hoàn. Nay đã gặp phải ta, Lý Tam ta lẽ nào chịu bỏ qua.
Rồi đặt đòn gánh xuống, chưa đặt hẳn xuống đất đã vội rút đòn gánh ra khiến hai thùng đậu phụ đổ lênh láng nhưng anh ta cũng không thèm bận tâm, tay cầm đòn gánh, hùng hục lao tới đánh Hoàng thượng. Hoàng thượng nghiêng người, tránh qua một bên. Đòn gánh quật trượt, đập xuống đất, khoét thành một cái hố sâu, gãy cả đòn gánh. Anh ta lại cầm nửa khúc đòn gánh trên tay tiếp tục lao tới đánh Hoàng thượng. Hoàng thượng nổi giận, vứt tay nải sang bên đường, thấy nửa cây đòn gánh sắp đánh tới nghiêng mình né tránh, tung một đá trúng ngay cổ tay đại hán, đá văng nửa khúc đòn gánh đi. Chân phải vòng một cú đá tảo đường thoái, đá Lý Tam Lăng ngã lăn ra đất.
Hoàng thượng nói:
- Giỏi cho tên nô tài này. Giữa thanh thiên bạch nhật người dám chặn đường đánh ngươi cướp của ư?
Lý Tam Lăng nói:
- Ngươi ngờ ta đánh ngươi cướp của, còn ngươi giả làm thầy bói rong, thực ra là cướp con cái nhà người ta. Ngươi cướp cô gái này, gặp Lý Tam Lăng, ta phải đánh cho người một trận.
Hoàng thượng nghe vậy, nói:
- Người đúng là một tên ngớ ngẩn! Tại sao người không chịu hỏi cho rõ trước rồi hãy đánh cũng đâu có muộn. Đây là con gái nuôi của ta, vậy mà ngươi lại nghĩ ta lừa đảo để chiếm đoạt, chẳng nói chẳng rằng, vác đòn gánh xông vào đánh ngay. Nếu là người ta đi đón dâu, đang đi trên đường, người cũng xông vào đánh chết người ta hay sao?
Lý Tam Lăng nói:
- Ngươi đưa đón con gái, tại sao không sớm nói cho ta biết, ta đâu có đánh.
Hoàng thượng nói:
- Hai cha con ta đang đi, ngươi vác đòn gánh xông vào đánh, ngươi còn nói gì nữa.
Còn đang nói chuyện, Thang Mĩ Dung tiến lại, nói:
- Cha, chúng ta đi thôi, chớ nên đứng đây tranh cãi nữa.
Lý Tam Lăng nói:
- Hôm nay thục xui xẻo? Cha con nhà người ta, tại sao tôi lại khổ thế này? Đòn gánh thì gãy, đậu cũng đổ đầy đất, không thể thu lại được. Tiền vốn vậy là hết sạch. Ta không còn làm ăn được nữa rồi.
Rồi đứng ngây người ra.
Không biết câu chuyện rồi sẽ ra sao, mời quý vị xem tiếp hồi sau sẽ rõ.
- Bẩm thánh thượng, thần có bản tấu.
Rồi dâng lên. Hoàng thượng đưa mắt nhìn xuống, thì ra là cháu của Lưu Dung tên gọi Lưu Hoán Chỉ, liền sai thái giám nhận lấy bản tấu, để lên ngự án, mở ra xem. Xem xong, trong lòng không vui, nghĩ thầm:
- Người bị tố cáo chính là anh em của Hoàng Sĩ Công. Lẽ nào hắn không biết họ đều là quốc thích, là quốc cữu của trẫm? Chắc hẳn hai nhà có chuyện bất hòa với nhau nên mới dâng tấu vạch tội cưỡng chiếm gái dân. Đây hẳn là bản tấu càn. Không chuẩn.
Lưu Hoán Chỉ chẳng biết làm sao, đành phải lui xuống khỏi điện trong lòng nóng nảy. Chợt thấy Đông Lộ vương TriệuTrương Thanh cầm cố triều châu trên tay bước lên điện, chắp tay thi lễ. Hoàng thượng nói:
- Hoàng huynh, miễn lễ, mời ngồi. Không biết hoàng huynh lên điện có việc lớn gì muốn bàn?
Đông Lộ vương nói:
- Bẩm Thánh thượng. Nhũng điều Lưu Hoán Chỉ vạch tội anh em Hoàng Sĩ Công không hề sai trá. Mong Thánh thượng hãy học theo các vị tiên đế, đi vi hành một chuyến. Năm xưa, lão tổ Khang Hy từng vi hành tới lầu Nguyệt Minh, Vu Thành Long từng tới Mai Hoa, thiên ty cung và Hồng Môn tự vi hành. Thi Sĩ Luân vi hành vùng Hoài An, Lưu Dung vi hành Sơn Đông tra xét rõ vụ án gió xoáy cản kiệu. Tiên đế Gia Khánh vi hành Thông Châu. Sao nay Thánh thượng không xuất cung vi hành Song Quan phố tìm hiểu hành vi của anh em họ Hoàng. Ai phải, ai quấy, tự khắc chúa thượng sẽ rõ.
Hoàng thượng nghe tấu, nói:
- Hoàng huynh xuống điện đợi chỉ.
Rồi hạ lệnh bãi triều.
Hoàng thượng về cung, cải trang thành một vị thầy bói rong, đầu đội mũ viền, mình mặc áo bào màu xanh da trời, ngoài khoác mã bốc màu sáng, gói một cuốn "Bách Trung Kinh" và một cuốn "Ma Y tướng" cùng bút, nghiên, giấy, mực vào tay nải, lại lén giấu một quả chùy đồng bên hông đề phòng bất trắc. Hoàng đế Đạo Quang vốn là một ông vua sống trên lưng ngựa, sức mạnh vô cùng, có tài bắn cung, võ nghệ siêu quần. Thu xếp xong xuôi dặn dò thái giám trực ban:
- Khoảng giờ ngọ trẫm sẽ hồi cung. Nếu quá ngọ chưa thấy trẫm trở về, hãy lệnh cho các đại thần, vương công Mãn, Hán dẫn binh sĩ đi tiếp giá.
Nói xong, rời khỏi cung điện.
Không lâu sau đã tới ngõ Giao Dân, tới đương lớn Cổ Lâu, móc đôi phách trúc ra gõ một hồi, cao giọng rao:
- Xem quẻ, xem tướng, đoán chữ, giảng tử bình. Hãy tới đây xem quẻ giữ mình, khi họa giáng xuống rồi có hỏi cũng đã muộn. Một quẻ giá tám tiền, đoán không chuẩn trả lại hai trăm tiền.
Lại thấy hai tên du đãng đi tới. Một đứa tên Lý Quế, một đứa tên Ngô Thiệu Anh. Suốt ngày chúng chỉ làm việc xấu, lừa người kiếm ăn. Hôm ấy, chúng uống rượu say túy lúy, đang đi chơi qua. Lý Quế nói:
- Người anh em, hãy nhìn vị thầy bói kia ăn mặc rất sang trọng ông ta nói xem một quẻ giá tám tiền, xem không chuẩn bồi thường hai trăm? Giờ chúng ta bảo ông ấy bói cho một quẻ, xem chuẩn ta cũng nói là không chuẩn, kiếm của lão hai trăm tiền, ta đi ăn điểm tâm chẳng phải thú lắm sao?
Ngô Thiệu Anh nói:
- Anh nói có lý lắm.
Liền cao giọng gọi:
- Tiên sinh chớ đi, anh em tôi muốn xem một quẻ.
Hoàng thượng nghe gọi, ngẩng đầu lên nhìn, thấy có hai người tiến lại. Người đi trước quấn bím tóc quanh cổ, chiếc mũ trên đầu nghiêng nghiêng, vẹo vẹo, mình mặc áo chèn màu lục, chân giận giày vảy cá, đầu nhỏ, cổ dài, mày thưa, mắt nhỏ, tuổi độ ba mươi. Người đi sau để đầu trần, mình mặc tấm áo da, bím tóc nhỏ, chân đi giày vẩy cá, đầu to, mình nhỏ, mày rậm, mắt to, tuổi độ hai mươi - Tên đi đầu chính là Lý Quế, tên đi sau là Ngô Thiệu Anh. Lý Quế nói:
- Tiên sinh thử đoán xem tôi đã ăn cơm chưa?
Ngô Thiệu Anh nói:
- Tiên sinh thử đoán xem tôi đã uống trà chưa?
Hai tên vô lại luôn đã say mèm, nói toàn lời ngớ ngẩn. Hoàng đế Đạo Quang nổi giận đùng đùng, nói:
- Lũ nô tài đáng chết! Hai đứa các người không cần xem làm gì. Chúng bay không thể sống nổi quá hai hôm nữa.
Hai tên vô lại nghe vậy, nổi giận đùng đùng, nói:
- Giỏi cho tên thầy bói to gan. Mở miệng ra là xúc phạm người. Coi như hôm nay ngươi gặp hạn rồi! Ngươi thử đi khắp thành Bắc Kinh này hỏi xem, hai anh em ta đâu phải loại dễ bị ăn hiếp. Hai anh em ta sẽ đánh cho người một trận!
Hoàng đế Đạo Quang nổi giận, nói:
- Nếu các người dám đánh ta, ta sẽ bắt cả nhà các người phải chết. Tru di cả chín họ chúng bay.
Hai tên vô lại càng giận dữ, xông tới, vung quyền đánh bừa. Hoàng thượng dùng chiêu thuận tay dắt đê, đánh cho Lý Quế ngã sấp mặt xuống đất. Ngô Thiệu Anh thấy tình hình không ổn vội co giò bỏ chảy. Hoàng thượng hỏi:
- Tên nô tài đáng chết, còn dám đứng đậy đánh nhau với ta nữa thôi?Lý Quế bị Hoàng thượng đánh cho một phát, bị ngã rất đau,. chỉ còn biết nằm trên mặt đất rên hừ hừ. Hoàng thượng nói:
- Ta đâu rảnh để ở đây đùa với chúng bay?
Rồi xoay mình, đi tiếp, trong lòng nghĩ thầm: Không biết Song Quan phố ở đâu? Ta làm sao dò la được tội lỗi của đám hung đồ, ác bá?
Bèn cúi đầu lầm lũi nước tiếp. Tới lầu hiệu Đông Tây, ngẩng đầu lên, chợt thấy một cô gái tóc tai bỏ xõa, nước mắt lắng tròng, dáng vẻ vội vã, tới trước mặt Hoàng thượng chúc câu "vạn phúc", nói:
- Tiên sinh, xin ngài chậm bước, chỉ cho oan nữ này biết đường nào tới vương phủ?
Hoàng thượng hỏi:
- Bắc Kinh này có chín cổng, chín ngõ, có vô số ngõ đều ăn thông với nhau, xin hỏi vị cô nương này định tìm tới phủ của ai? Có việc gì?
Cô gái trả lời, nói:
- Nô gia muốn tới phủ Đông Lộ vương kêu oan.
Hoàng thượng nói:
- Vương phủ rộng lớn, lại có quân canh cửa, cô không thể vào đó kiện được. Sao không tới nha môn bộ hình hoặc đô sát viện mà kêu oan?
Cô gái trả lời:
- Các nha môn khác đều không dám nhận đơn kiện. Nếu tới phủ Đông Lộ vương mà vẫn không kêu oan được, cha, mẹ của nô gia sẽ bị người ta hại chết mất thời.
Nói xong, khóc rống lên. Hoàng thượng hỏi:
- Cha, mẹ cô bị kẻ nào hại chết? Hãy kể cho ta nghe, ta sẽ giúp cô nghĩ kế báo thù.
Cô gái nín khóc, nói:
- Nếu nô gia nói ra đây thì cũng chỉ uổng công mà thôi. Ngài vẫn không thể nào giúp nổi.
Hoàng thượng nói:
- Người ta thường nói, nhìn nhận người không thể thông qua tướng mạo bề ngoài, không thể lấy đấu để đong nước biển. Cô chớ thấy ta chỉ là một lão thầy bói dạo mà xem thưởng. Ta thường xuyên qua lại ngũ phủ, lục bộ cùng các phủ công bá, vương hầu coi bói cho họ. Tới lúc ấy, ta sẽ thay cô kể lại nỗi oan này, có thể họ sẽ giúp cô báo thù rửa hận.
Cô gái nghe xong, "à" một tiếng, nói:
- Nô gia sống trong ngõ Thảo Mạo, huyện Uyển Bình, Bắc Kinh, cha là Thang Minh Quý, đỗ cử nhân khoa thi năm Giáp Tý thời Gia Khánh, năm ất Sửu đỗ tiến sĩ, được phong cho chức tri phủ Sơn Tây, năm nay đã gần bảy mươi tuổi, không có con trai, cáo lão về quê. Cha nô gia làm quan thanh liêm, yêu dân, trọng tài nên gia cảnh vẫn rất nghèo khó. Mẹ nô gia là Nhạc thị sinh ra một mình nô gia, đặt cho tên gọi Mĩ Dung, chỉ trông vào nô gia sống qua ngày.
Hoàng thượng nói:
- Chỉ trông vào cô để sống ư? Ta không tin. Cô không phải là đứa con trai mười bảy, mười tám tuổi hay bán chút hàng hóa kiếm tiền. Cô là một cô gái, vậy thực là kỳ.
Thang Mĩ Dung nói:
- Đây là nói tới sự khéo tay của nô gia.
Hoàng thượng nói:
- Cô có khéo tay cũng chỉ là cắm hoa, thêu thùa, mỗi ngày liệu kiếm được mấy tiền?
Thang Mĩ Dung nói:
- Những công việc thấp liền ấy nô gia không làm. Nô gia vẽ tranh bán, kiếm tiền qua ngày.
Hoàng thượng hỏi:
- Cô vẽ tranh liệu kiếm được mấy tiền?
Thang Mĩ Dung nói:
- Một bức tranh bán được một lượng.
Hoàng thượng nghe vậy, gật đầu, nói:
- Vậy mới phải.
Thang Mĩ Dung nói:
- Hôm qua cha nô gia ra phố bán tranh, mẹ nô gia ra giếng lấy nước. Những giếng khác nước không ngọt, duy chỉ có giếng ở Song Quan phố nước ngọt. Cái giếng ấy vốn do anh em ác bá Hoàng Sĩ Công, Hoàng Sĩ Long đào ra. Chúng đào giếng ấy bên cạnh cửa phủ, không cho đàn ông tới lấy nước. Nếu có cô gái trẻ nào tới lấy nước, có chút dung mạo là chúng lại bắt về nhà, ép phải thành thân. Cũng tại nô gia theo mẹ ra đó lấy nước, chúng liền bắt nô gia vào phủ. Cha, mẹ nô gia tìm tới phủ của chúng, liều mạng đòi nô gia, bị hai tên ác bá sai lũ ác nô dùng gậy gộc đánh chết, ném xác xuống giếng tưới hoa trong vườn rồi tiếp tục ép nô gia phải thành thân với chúng. Nô gia luôn miệng chửi mắng. Hai tên giặc ấy nổi giận, sai trói nô gia lại, treo lên để đánh. Chúng đánh nô gia đến nỗi thâm tím khắp hành, không chỗ nào không bị thương, chỉ còn biết nhắm mắt chờ chết. Tới khoảng canh hai hôm ấy, đám ác nô đã rút đi hết, may sao em gái của hai tên ác bá là Hoàng Quế Anh cứu nô gia xuống. Cô ta với nô gia nói chuyện rất hợp nhau, hai người bèn kết nghĩa chị em, sáng sớm nay đã thả nô gia khỏi chốn hầm lửa vạc dầu. Nô gia bèn tìm tới phủ Đông Lộ vương kêu oan, báo thù cho cha mẹ. Nạn nữ không biết phủ Đông Lộ vương ở đâu nên mới phải hỏi tiên sinh. Những lời vừa kể đây toàn là sự thực , không chút dối lừa. Ngài có thể giúp nô gia báo thù không?
Hoàng đế Đạo Quang nghe xong, bất giác nổi giận đùng đùng chửi thầm:
- Hoàng Sĩ Công, Hoàng Sĩ Long, chúng cậy là quốc cữu của trẫm nên dám hoành hành bá đạo, hại khổ lê dân, dám đánh chết quan tứ phẩm của triều đình! Nay trẫm đã nắm được tội ác của chúng, khi trở về cung sẽ phải cho bắt cả nhà họ Hoàng mới được.
Bèn nói:
- Thì ra là thù giết cha. Đáng kiện lắm. Cô cứ đi kiện. Đi dọc theo con đường lớn này, rẽ về phía tây là tới phủ Đông Lộ vương.
Thang Mĩ Dung nghe vậy, sa sầm mặt xuống, nói:
- Tôi không kể thì ông một mực bắt tôi phải kể. Tôi kể rồi, ông nghe tôi thế lực của nhà họ Hoàng nên không dám nhúng tay vào nữa phải không?
Hoàng thượng nói:
- Ngươi và ta vốn không quen biết, chẳng họ hàng thân thích, ai dám thay cô lên quan kiện vụ án liên quan tới mạng người này.
Thang tiểu thư nghe tới câu không thân không thích, có ý muốn mặc kệ mình, trong lòng nghĩ thầm:
- Vị tiên sinh này nhân phẩm đứng đắn, không phải loại người xấu, chi bằng ta nhận ông ấy làm cha nuôi cho xong.
Thang Mĩ Dung vốn là sao Hồng Loan giáng trần, phải chịu chút khổ sở rồi sau này mới huy hoàng, hưởng vinh hoa phú quý. Nghĩ tới đây, tiểu thư nói luôn:
- Cha nuôi, con xin khấu đầu lạy cha.
Hoàng thượng nói:
- Hãy khoan! Ta từ nhỏ tới giờ không thích nhận con nuôi.
Tiểu thư mắt ngấn lệ, nói:
- Cha nuôi, người nhận đi. Nếu không nhận con làm con nuôi, con xin quỳ mãi ở đây.
Hoàng thượng nhất thời động lòng trắc ẩn, nói:
- Thôi đi Ta nhận con rồi. Con quỳ dưới đất khóc lóc như vậy, người ta nhìn vào e bất nhã. Mau đứng dậy.
Tiểu thư dập đầu lay xong mới đúng dậy, nói:
- Cha nuôi, con gái gặp nạn, giờ chẳng biết nương thân vào đâu? Cha hãy dẫn con về nhà, con còn phải dập đầu lạy mẹ nữa, với lại về cho biết cửa biết nhà. Sau đó con sẽ đi kiện.
Hoàng thượng nói:
- Nhà ta rất dễ tìm. Đó là khu nhà lớn nhất thành Bắc Kinh này. Hãy theo ta về gặp mẹ nuôi của con.
Nói xong, hai cha con dẫn nhau đi.
Lại nói chuyện trong ngõ Thái Bình huyện Uyển Các, Bắc Kinh có một vị hảo hán sức khỏe vô cùng, họ Lý tên Vinh Hỷ, bày vai thứ ba. Người này hay ra tay can thiệp chuyện bất bình, người ta gọi anh ta là Lý Tam Lăng. Ngày thường anh ta làm nghề bán đậu phụ kiếm sống, hôm ấy gánh hàng ngang qua, ngẩng đầu lên, thấy phía chính Bắc có một vị tiên sinh, theo sau là một cô gái đang khóc thút thít, bất giác trong lòng buồn , bực, nghĩ thầm:
- Chắc hẳn tên thầy bói kia không thực thà, cướp con gái nhà người ta. Nếu không cũng là đứa hầu gái, a hoàn. Nay đã gặp phải ta, Lý Tam ta lẽ nào chịu bỏ qua.
Rồi đặt đòn gánh xuống, chưa đặt hẳn xuống đất đã vội rút đòn gánh ra khiến hai thùng đậu phụ đổ lênh láng nhưng anh ta cũng không thèm bận tâm, tay cầm đòn gánh, hùng hục lao tới đánh Hoàng thượng. Hoàng thượng nghiêng người, tránh qua một bên. Đòn gánh quật trượt, đập xuống đất, khoét thành một cái hố sâu, gãy cả đòn gánh. Anh ta lại cầm nửa khúc đòn gánh trên tay tiếp tục lao tới đánh Hoàng thượng. Hoàng thượng nổi giận, vứt tay nải sang bên đường, thấy nửa cây đòn gánh sắp đánh tới nghiêng mình né tránh, tung một đá trúng ngay cổ tay đại hán, đá văng nửa khúc đòn gánh đi. Chân phải vòng một cú đá tảo đường thoái, đá Lý Tam Lăng ngã lăn ra đất.
Hoàng thượng nói:
- Giỏi cho tên nô tài này. Giữa thanh thiên bạch nhật người dám chặn đường đánh ngươi cướp của ư?
Lý Tam Lăng nói:
- Ngươi ngờ ta đánh ngươi cướp của, còn ngươi giả làm thầy bói rong, thực ra là cướp con cái nhà người ta. Ngươi cướp cô gái này, gặp Lý Tam Lăng, ta phải đánh cho người một trận.
Hoàng thượng nghe vậy, nói:
- Người đúng là một tên ngớ ngẩn! Tại sao người không chịu hỏi cho rõ trước rồi hãy đánh cũng đâu có muộn. Đây là con gái nuôi của ta, vậy mà ngươi lại nghĩ ta lừa đảo để chiếm đoạt, chẳng nói chẳng rằng, vác đòn gánh xông vào đánh ngay. Nếu là người ta đi đón dâu, đang đi trên đường, người cũng xông vào đánh chết người ta hay sao?
Lý Tam Lăng nói:
- Ngươi đưa đón con gái, tại sao không sớm nói cho ta biết, ta đâu có đánh.
Hoàng thượng nói:
- Hai cha con ta đang đi, ngươi vác đòn gánh xông vào đánh, ngươi còn nói gì nữa.
Còn đang nói chuyện, Thang Mĩ Dung tiến lại, nói:
- Cha, chúng ta đi thôi, chớ nên đứng đây tranh cãi nữa.
Lý Tam Lăng nói:
- Hôm nay thục xui xẻo? Cha con nhà người ta, tại sao tôi lại khổ thế này? Đòn gánh thì gãy, đậu cũng đổ đầy đất, không thể thu lại được. Tiền vốn vậy là hết sạch. Ta không còn làm ăn được nữa rồi.
Rồi đứng ngây người ra.
Không biết câu chuyện rồi sẽ ra sao, mời quý vị xem tiếp hồi sau sẽ rõ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.