Chương 8
Jane Austen
03/08/2020
Bà Jennings là một góa phụ có sự sản lớn do chồng để lại. Bà chỉ có hai người con gái, cả hai đều lập gia đình theo quan hệ trọng vọng, vì thế giờ đây bà không còn việc gì để làm ngoại trừ lo chuyện hôn nhân cho cả nhân loại còn lại. Bà tỏ ra tích cực sốt sắng khi tiến hành mục tiêu này theo khả năng cho phép; bà không bỏ lỡ cơ hội nào để dự kiến chuyện hôn nhân trong số những người trẻ mà bà quen biết. Bà nhậy bén đặc biệt khi nhìn ra những mối dây tình cảm, vui thích vì lợi thế tạo bối rối và tính phù phiếm của nhiều phụ nữ khi nói bóng gió đến mãnh lực của họ đối với trai trẻ.
Bà vận dụng khả năng sâu sắc này sau khi đến Barton để tuyên bố cả quyết rằng Đại tá Bradon đã phải lòng Marianne Daswood, vào buổi tối đầu tiên mọi người gặp nhau. Bà rất tin như thế qua việc ông chăm chú nghe cô hát; và khi nhà Middleton đáp lại lời mời đến dùng bữa tại nhà nghỉ mát, sự kiện được xác nhận lần nữa khi ông lại chăm chú nghe cô hát. Hẳn phải là thế. Bà hoàn toàn tin như thế. Hai người sẽ rất xứng đôi với nhau, vì ông ấy giàu có còn cô ấy thì xinh đẹp. Bà Jennings nóng lòng muốn thấy Đại tá Bradon có cuộc hôn nhân tốt đẹp kể từ lúc quan hệ giữa bà và Ngài John giúp bà quen biết ông. Bà luôn luôn nôn nóng muốn tìm một người chồng tốt cho mỗi thiếu nữa xinh đẹp.
Thuận lợi của bà không hề suy kém, vì bà có vô số chuyện trêu ghẹo hai người. Tại gia cư Barton bà trêu ông Đại tá, tại nhà nghỉ mát bà trêu Marianne. Ông hoàn toàn dửng dưng với trò giễu cợt của bà nếu đấy chỉ liên quan đến ông thôi; nhưng đối với cô ban đầu cảm thấy khó hiểu, và khi cô hiểu ra, cô không rõ mình có nên chế nhạo sự vô lý hoặc chê trách tính xấc xược, vì cô xem thái độ của bà là vô cảm với tuổi tác của ông Đại tá và với tình cảnh cô đơn của một ông già độc thân.
Bà Daswood không thể nghĩ một người đàn ông nào kém bà 5 tuổi, trông cực kỳ cổ lỗ như ông, lại đi yêu cô gái trẻ trung của bà, nên cố lèo lái bà Jennings tránh khỏi việc đùa cợt về tuổi tác của ông.
Marianne nói:
- Nhưng, mẹ ạ, dù mẹ có thể không nghĩ ức đoán này chỉ là vô tình tuy khó chịu, mẹ không thể phủ nhận nó là phi lý. Chắc chắn Đại tá Bradon trẻ hơn bà Jennings, nhưng ông ấy đã đủ tuổi để làm cha của con; và nếu ông ấy có khi nào trở nên sinh động để đem lòng yêu ai, thì ông đã sống quá tuổi cho mọi loại cảm xúc. Thật là điều quá buồn cười! Tại sao một người đàn ông cứ bị chế giễu kiểu này, trong khi đáng lẽ người ta phải giữ tế nhị với ông vì lý do tuổi tác và thể chất già lão?
Elinor nói:
- Già lão à? Ý em muốn nói Đại tá Bradon đã già lão sao? Chị có thể dễ dàng nghĩ rằng ông ấy chỉ lớn tuổi chứ không già hơn mẹ, nhưng em không thể tự lừa dối mình rằng ông ấy không thể sự dụng chân tay!
Bà mẹ cười to:
- Con yêu à, nếu cứ xét như thế con sẽ phải luôn hãi hùng về vẻ tàn tạ của mẹ; và dường như là phép lạ đối với co khi đời mẹ đã được kéo dài đến tuổi 40.
- Mẹ ạ, mẹ không công tâm với con. Con biết rõ rằng Đại tá Brandon chưa già đến nỗi phải khiến bạn hữu ông lo sợ sẽ bị mất ông do quá trình lão hóa tự nhiên. Ông ấy có thể còn sống thêm 20 năm nữa. Nhưng tuổi 35 không can dự gì đến hôn nhân.
Elinor nói:
- Có lẽ hai tuổi 35 và 17 không nên dính dáng đến hôn nhân với nhau. Nhưng nếu cơ may xảy đến cho một phụ nữ còn độc thân ở tuôi 27, chị không nghĩ Đại tá Brandon ở tuổi 35 từ chối cưới cô ấy.
Marianne ngập ngừng một chút, rồi nói:
- Một phụ nữ tuôi 27 không còn bao giờ có thể hy vọng hoặc khơi dậy tình yêu, và nếu gia cảnh cô ấy không được thoải mái hoặc tài sản nhỏ nhoi, em nghĩ cô ta có thể tự mang mình đến phòng điều dưỡng, để được sự cung ứng và an thân của một người vợ. Vì thế, không có gì thích hợp cho ông ấy khi cưới một phụ nữ như thế. Đấy chỉ là một khế ước do tiện lợi, và thế gian sẽ hài lòng. Trong mắt em, đấy không phải là hôn nhân; nó không là gì cả. Đối với em, đấy chỉ là trao đổi thương mại, trong đó mỗi người đều muốn hưởng phần lợi từ người kia.
Elinor đáp;
- Chị biết không thể thuyết phục em tin rằng một phụ nữ tuổi 27 có thể cảm nhận điều gì đấy gần như là tình yêu nơi một người đàn ông tuổi 35, để biến ông thành một người bạn đời đáng ao ước. Nhưng chị không đồng ý việc em muốn đày đọa Đại tá Brandon và cô vợ của ông vào một phòng bệnh hạn hẹp chỉ vì ông ấy vô tình than phiền ngày hôm qua (một ngày rất ẩm lạnh) về chứng nhức mỏi phong thấp nhẹ ở vai ông.
Marianne nói:
- Nhưng ông ấy nói về mấy áo choàng bằng vải fla-nen, và đối với em một áo choàng bằng vải fla-nen luôn liên quan đến những chứng nhức mỏi, chuột rút, phong thấp, cùng mọi chứng bệnh có thể xảy ra cho người già yếu.
- Nếu ông ấy chỉ bị một cơn sốt cao, hẳn em sẽ không khinh khi ông ấy đến phân nửa như thế. Marianne, em nên nhìn nhận rằng có một cái gì đấy đáng cho em quan tâm trong má ửng hồng, mắt lõm và nhịp mạch nhanh của cơn sốt, không phải hay sao?
- Ngay sau đấy, khi Elinor đã ra khỏi phòng, Marianne nói:
- Mẹ ạ, con lo ngại chuyện bệnh tật mà không thể giấu mẹ. Con nghĩ anh Edward Ferrars không được khỏe. Chúng ta đã ở đây được gần nửa tháng rồi mà anh ấy vẫn chưa đến thăm. Không có lý do gì ngoài vấn đền sức khỏe khiến có sự chậm trễ này. Có việc gì khác lưu anh lại ở Norland cơ chứ?
Bà Daswood đáp:
- Con nghĩ anh ấy sẽ chóng đến đây như thế hay sao? Mẹ không có ý nghĩ gì. Ngược lại, nếu mẹ có lo lắng gì về việc này, đấy chỉ là nhớ lại rằng đôi lúc anh không tỏ ra vui vẻ và sẵn lòng chấp thuận lời mời của mẹ, khi mẹ nói đến việc anh đến thăm Barton. Liệu Elinor có mong anh đến không?
- Con chưa từng đề cập việc này với chị ấy, nhưng dĩ nhiên là chị ấy mong.
- Mẹ muốn nghĩ con đã nhầm, vì hôm qua khi mẹ nói chuyện với chị con về việc mua vỉ lò sưởi trong phòng ngủ cho khách, nó bảo rằng khong cần gấp vì có lẽ một thời gian nữa mới có khách đến ngụ.
- Thật là lạ! Điều này có nghĩa gì đấy! Nhưng không thể lý giải cho thái độ của cả hai người! Cuộc chia tay lần cuối giữa hai người trông lạnh nhạt, điềm đạm như thế nào ấy! Họ trò chuyện với nhau trong buổi tối cùng theo cách uể oải làm sao! Theo cách Edward giã từ, không có sự khác biệt giữa Elinor và con: chỉ là mấy lời chúc tốt lành của một người anh trìu mến dành cho cả hai. Hai lần con cố ý để cho hai người được riêng tư với nhau trong buổi sáng cuối cùng, mỗi lần anh đều đi theo con ra khỏi phòng một cách khó hiểu. Và Elinor,khi rời xa Norland và Edward, đã không khóc như con. Ngay cả bây giờ chị ấy vẫn luôn tự kiềm chế. Có khi nào chị ấy muốn lánh mặt mọi người, hoặc tỏ ra bồn chồn hoặc bất mãn vì họ không?
Bà vận dụng khả năng sâu sắc này sau khi đến Barton để tuyên bố cả quyết rằng Đại tá Bradon đã phải lòng Marianne Daswood, vào buổi tối đầu tiên mọi người gặp nhau. Bà rất tin như thế qua việc ông chăm chú nghe cô hát; và khi nhà Middleton đáp lại lời mời đến dùng bữa tại nhà nghỉ mát, sự kiện được xác nhận lần nữa khi ông lại chăm chú nghe cô hát. Hẳn phải là thế. Bà hoàn toàn tin như thế. Hai người sẽ rất xứng đôi với nhau, vì ông ấy giàu có còn cô ấy thì xinh đẹp. Bà Jennings nóng lòng muốn thấy Đại tá Bradon có cuộc hôn nhân tốt đẹp kể từ lúc quan hệ giữa bà và Ngài John giúp bà quen biết ông. Bà luôn luôn nôn nóng muốn tìm một người chồng tốt cho mỗi thiếu nữa xinh đẹp.
Thuận lợi của bà không hề suy kém, vì bà có vô số chuyện trêu ghẹo hai người. Tại gia cư Barton bà trêu ông Đại tá, tại nhà nghỉ mát bà trêu Marianne. Ông hoàn toàn dửng dưng với trò giễu cợt của bà nếu đấy chỉ liên quan đến ông thôi; nhưng đối với cô ban đầu cảm thấy khó hiểu, và khi cô hiểu ra, cô không rõ mình có nên chế nhạo sự vô lý hoặc chê trách tính xấc xược, vì cô xem thái độ của bà là vô cảm với tuổi tác của ông Đại tá và với tình cảnh cô đơn của một ông già độc thân.
Bà Daswood không thể nghĩ một người đàn ông nào kém bà 5 tuổi, trông cực kỳ cổ lỗ như ông, lại đi yêu cô gái trẻ trung của bà, nên cố lèo lái bà Jennings tránh khỏi việc đùa cợt về tuổi tác của ông.
Marianne nói:
- Nhưng, mẹ ạ, dù mẹ có thể không nghĩ ức đoán này chỉ là vô tình tuy khó chịu, mẹ không thể phủ nhận nó là phi lý. Chắc chắn Đại tá Bradon trẻ hơn bà Jennings, nhưng ông ấy đã đủ tuổi để làm cha của con; và nếu ông ấy có khi nào trở nên sinh động để đem lòng yêu ai, thì ông đã sống quá tuổi cho mọi loại cảm xúc. Thật là điều quá buồn cười! Tại sao một người đàn ông cứ bị chế giễu kiểu này, trong khi đáng lẽ người ta phải giữ tế nhị với ông vì lý do tuổi tác và thể chất già lão?
Elinor nói:
- Già lão à? Ý em muốn nói Đại tá Bradon đã già lão sao? Chị có thể dễ dàng nghĩ rằng ông ấy chỉ lớn tuổi chứ không già hơn mẹ, nhưng em không thể tự lừa dối mình rằng ông ấy không thể sự dụng chân tay!
Bà mẹ cười to:
- Con yêu à, nếu cứ xét như thế con sẽ phải luôn hãi hùng về vẻ tàn tạ của mẹ; và dường như là phép lạ đối với co khi đời mẹ đã được kéo dài đến tuổi 40.
- Mẹ ạ, mẹ không công tâm với con. Con biết rõ rằng Đại tá Brandon chưa già đến nỗi phải khiến bạn hữu ông lo sợ sẽ bị mất ông do quá trình lão hóa tự nhiên. Ông ấy có thể còn sống thêm 20 năm nữa. Nhưng tuổi 35 không can dự gì đến hôn nhân.
Elinor nói:
- Có lẽ hai tuổi 35 và 17 không nên dính dáng đến hôn nhân với nhau. Nhưng nếu cơ may xảy đến cho một phụ nữ còn độc thân ở tuôi 27, chị không nghĩ Đại tá Brandon ở tuổi 35 từ chối cưới cô ấy.
Marianne ngập ngừng một chút, rồi nói:
- Một phụ nữ tuôi 27 không còn bao giờ có thể hy vọng hoặc khơi dậy tình yêu, và nếu gia cảnh cô ấy không được thoải mái hoặc tài sản nhỏ nhoi, em nghĩ cô ta có thể tự mang mình đến phòng điều dưỡng, để được sự cung ứng và an thân của một người vợ. Vì thế, không có gì thích hợp cho ông ấy khi cưới một phụ nữ như thế. Đấy chỉ là một khế ước do tiện lợi, và thế gian sẽ hài lòng. Trong mắt em, đấy không phải là hôn nhân; nó không là gì cả. Đối với em, đấy chỉ là trao đổi thương mại, trong đó mỗi người đều muốn hưởng phần lợi từ người kia.
Elinor đáp;
- Chị biết không thể thuyết phục em tin rằng một phụ nữ tuổi 27 có thể cảm nhận điều gì đấy gần như là tình yêu nơi một người đàn ông tuổi 35, để biến ông thành một người bạn đời đáng ao ước. Nhưng chị không đồng ý việc em muốn đày đọa Đại tá Brandon và cô vợ của ông vào một phòng bệnh hạn hẹp chỉ vì ông ấy vô tình than phiền ngày hôm qua (một ngày rất ẩm lạnh) về chứng nhức mỏi phong thấp nhẹ ở vai ông.
Marianne nói:
- Nhưng ông ấy nói về mấy áo choàng bằng vải fla-nen, và đối với em một áo choàng bằng vải fla-nen luôn liên quan đến những chứng nhức mỏi, chuột rút, phong thấp, cùng mọi chứng bệnh có thể xảy ra cho người già yếu.
- Nếu ông ấy chỉ bị một cơn sốt cao, hẳn em sẽ không khinh khi ông ấy đến phân nửa như thế. Marianne, em nên nhìn nhận rằng có một cái gì đấy đáng cho em quan tâm trong má ửng hồng, mắt lõm và nhịp mạch nhanh của cơn sốt, không phải hay sao?
- Ngay sau đấy, khi Elinor đã ra khỏi phòng, Marianne nói:
- Mẹ ạ, con lo ngại chuyện bệnh tật mà không thể giấu mẹ. Con nghĩ anh Edward Ferrars không được khỏe. Chúng ta đã ở đây được gần nửa tháng rồi mà anh ấy vẫn chưa đến thăm. Không có lý do gì ngoài vấn đền sức khỏe khiến có sự chậm trễ này. Có việc gì khác lưu anh lại ở Norland cơ chứ?
Bà Daswood đáp:
- Con nghĩ anh ấy sẽ chóng đến đây như thế hay sao? Mẹ không có ý nghĩ gì. Ngược lại, nếu mẹ có lo lắng gì về việc này, đấy chỉ là nhớ lại rằng đôi lúc anh không tỏ ra vui vẻ và sẵn lòng chấp thuận lời mời của mẹ, khi mẹ nói đến việc anh đến thăm Barton. Liệu Elinor có mong anh đến không?
- Con chưa từng đề cập việc này với chị ấy, nhưng dĩ nhiên là chị ấy mong.
- Mẹ muốn nghĩ con đã nhầm, vì hôm qua khi mẹ nói chuyện với chị con về việc mua vỉ lò sưởi trong phòng ngủ cho khách, nó bảo rằng khong cần gấp vì có lẽ một thời gian nữa mới có khách đến ngụ.
- Thật là lạ! Điều này có nghĩa gì đấy! Nhưng không thể lý giải cho thái độ của cả hai người! Cuộc chia tay lần cuối giữa hai người trông lạnh nhạt, điềm đạm như thế nào ấy! Họ trò chuyện với nhau trong buổi tối cùng theo cách uể oải làm sao! Theo cách Edward giã từ, không có sự khác biệt giữa Elinor và con: chỉ là mấy lời chúc tốt lành của một người anh trìu mến dành cho cả hai. Hai lần con cố ý để cho hai người được riêng tư với nhau trong buổi sáng cuối cùng, mỗi lần anh đều đi theo con ra khỏi phòng một cách khó hiểu. Và Elinor,khi rời xa Norland và Edward, đã không khóc như con. Ngay cả bây giờ chị ấy vẫn luôn tự kiềm chế. Có khi nào chị ấy muốn lánh mặt mọi người, hoặc tỏ ra bồn chồn hoặc bất mãn vì họ không?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.