Chương 2: Lân Tiêu
Ciel Mu
19/10/2020
Trước khi xem, hãy chắc chắn bạn đã đọc phần mô tả truyện nhé.
"ĐÚNG LÚC TA NGANG QUA ĐÂY, TRỐN Ở TRÊN CÂY CAO NGHE CẬU ĐỌC SÁCH. GIỌNG CẬU ĐỌC NGHE HAY QUÁ."
--- ---------
Vào một ngày mùa xuân hai năm sau khi Trịnh Uyên tới Ngụy quốc, cậu đang lên lớp cùng lão sư như thường lệ trong điện Tá Minh. Điện Tá Minh là một trong các thiên điện ở đàng tây của Ngụy Cung, tên lấy từ ý "Phụ tá minh chủ", là nơi chốn học hành của các công tử con nhà quý tộc, quan lớn trước khi chính thức nhập sĩ. Có người nói rằng ngay cả tâm phúc của thái tử nước Ngụy, Bình Loạn hầu thế tử Viên Duẫn Đàn luôn được Ngụy vương yêu chiều, cũng đã từng sống và học hành bên trong điện Tá Minh này.
Con tin do nước bại trận đưa tới cầu hòa như Trịnh Uyên lẽ ra vạn lần cũng không có tư cách bước chân qua cửa điện Tá Minh. Vốn cậu nên cùng ba bốn người tùy tùng thân cận bị giam lỏng trong lãnh cung heo hút dựa lưng vào vách núi, ngắm nhìn tơ liễu phất phơ ngoài song cửa để đếm những ngày sống sót còn lại, khẩn cầu đến lúc đó Ngụy vương sẽ mở lòng từ bi cho cậu được trở về quê hương trong vẹn toàn thi cốt. Nhưng lúc vào cung, cậu bé Trịnh Uyên mười một tuổi vô cùng thông minh, khiến người yêu mến. Cậu không mở nửa lời oán hận, cũng không dính dáng gì đến các sự thị đầy rẫy. Nhìn thấy ai cũng nhẹ nhàng cúi đầu, mỉm một nụ cuời theo kiểu dù phận có kém nhưng thân không hèn, do đó mà chiếm được sự chiếu cố phá lệ của cung quan chưởng sự. Nửa năm sau khi cậu vào Ngụy Cung, được cung quan mớm lời đề đạt, Ngụy Thiên Kỳ đế đồng ý cử hành một lần tiếp kiến tượng trưng đối với con tin của nước Trịnh. Hôm ấy Trịnh Uyên vận Trịnh phục long trọng cao quý màu tía sẫm, tay áo buông dài, viền hoa văn thanh long thương hổ, nhìn rất đỗi lạc lõng bên trong đại điện. Cậu đứng nắm tay im lặng cho Ngụy vương dùng ánh mắt ngời sáng xét soi, làn mi khẽ rung động ấy lại khiến thiếu niên thanh tú đứng giữa khung cảnh nghiêm trang này trông như một đóa sen trắng đang lặng lẽ nở xòe trong hồ nước. Ngụy vương nhìn cậu mỉm cười mà nói, khá lắm bé con sáng dạ, cứ để cho ngày sau đọc sách ở điện Tá Minh đi. Trong khoảnh khắc khi Trịnh Uyên nghe được lời tuyên phán số phận của mình, cậu cảm kích quỳ sụp xuống lần nữa, đầu càng cúi gằm thêm vì sợ hãi vô cùng.
Nhất cử nhất động đó thật lâu về sau sẽ trở thành đề tài đồn tại giữa các cung nhân, rằng một lần cúi đầu năm ấy của công tử Trịnh quốc còn quý hơn ngàn vạn lời tạ ân, rất đẹp lòng bệ hạ.
Quãng ấy đương là năm Ngụy Thiên Kỳ thứ mười hai. Như bao con cháu thế gia khác của Ngụy quốc, Trịnh Uyên mặc trang phục nước Ngụy, tay áo cắt hẹp vai ôm sát, bước im lặng vào trong điện Tá Minh mà lẽ ra đối với cậu rất xa vời.
Được thầy dạy cầm tay chỉ viết, Trịnh Uyên trình lên cho Thiên Kỳ đế một tấm thiếp tạ ân. Thiếp viết bản thân cậu vốn là thần tử đại nghịch, ngu dốt có thừa, bệ hạ cho phép cậu được vào học tập trong Tá Minh điện là lòng nhân hậu của bậc thánh quân của thời xa xưa. Nay nguyện xin được cùng tiên sinh theo cùng mình tụng kinh niệm Phật hằng ngày, trên khấn cho đại nguyện của thiên tử được đạt thành, dưới khấn cho phụ mẫu dược an khang, lấy cuộc đời đầy tội nghiệt này ra cùng Trịnh Uyên phụng dưỡng Ngụy quốc.
Thiên Kỳ đế nhìn thấy trong tấm thiếp tạ ơn của Trịnh Uyên một thứ nịnh hót vô hình vô dạng, cũng thấy rằng Trịnh Uyên nhân cơ hội này tỏ rõ mình cam chịu ở lại nước Ngụy dài lâu. Ông nhớ lại ngày hôm ấy khuôn mặt nhỏ bé thất kinh cúi gằm của Trịnh Uyên, bèn nghĩ rằng bức thư này xuất phát mưu đơm kế đặt từ một kẻ khác. Ông thuận tay đẩy nét mực còn non nớt qua một bên, vỗ tay mà cười: "Đứa trẻ này..."
Phàm những việc tầm phào như vậy, Thiên Kỳ đế kể ra như chuyện đùa vui cho chốn hậu cung, các sử quan không thể nào ghi chép lại xác thực. Bẵng đến rất nhiều năm sau khi nước Ngụy diệt vong, đám văn nhân mới moi được câu chuyện này ra từ đống bí sử vớ vẩn lỗi thời thực hư không phân biệt được của Ngụy Cung. Biết được câu chuyện đồn đại ấy rồi, họ đem ra phân tích mổ xẻ, để chứng minh rằng lúc vừa mới bước chân đến Ngụy Cung, Tĩnh Hoài đế Trịnh Uyên đã che giấu một tâm cơ rất khác thường. Còn Thiên Kỳ đế thông minh cơ trí của Ngụy quốc từ lúc đó đã có điềm báo rằng y chính là kiếp nạn đang tới gần Ngụy quốc.
Sau khi vào điện Tá Minh, Trịnh Uyên vẫn gìn giữ vẻ ngoan hiền trầm mặc trước sau không đổi khác. Giống hệt như trong thiếp tạ ân mà cậu viết, cùng với lão sư từ nước Trịnh đi cùng cậu sang đây mỗi ngày đều đọc kinh Phật. Bình thường hễ chạm trán đám công tử Ngụy quốc khoác áo lông trắng muốt, cậu luôn rũ làn mi xuống hành lễ rất sâu, cũng không mở miệng trò chuyện câu nào. Dần dà rồi tất cả mọi người đều chú ý thấy rằng đứa trẻ đến từ nước Trịnh ấy có một sự mỹ lệ khiến họ nao núng cả cõi lòng, thế nhưng cứ ôm khư khư lấy không cho phép để lộ ra ngoài. Đôi khi ngẫu nhiên cũng có đôi ba người đối đáp với cậu được mấy câu, nhưng chỉ loáng thoáng cũng mau chóng rời đi mất, sau đó bị chúng đồng bạn hè nhau trêu ghẹo. Cứ như vậy, Trịnh Uyên tồn tại một cách lặng lẽ mà lạ kỳ trong một ngóc ngách nào đó ở điện Tá Minh, như một bông hoa mùa rét nở dưới chân tường, lặng nở rồi lặng tàn.
Thật ra, Trịnh Uyên không hề thích nếp sống nặng nề như vậy. Cậu thường xuyên nhớ nhung lúc còn ở nước Trịnh, có hôm thay đến bốn con ngựa một mạch phi không ngừng nghỉ lên ngọn Mân Thương xa xôi ngoài trăm dặm, chỉ vì một nhành quỳnh hoa mọc heo hút bên rìa đá sẽ nở ra dưới bóng trăng thâu. Cuộc sống tẻ nhạt này làm cậu uể oải chán chường, khiến cậu dần dần có một thói quen phải dùng đến trí tưởng tượng mơ đến thiên mã hành không để giết thời gian. Cậu đã từng ao ước, rằng một ngày xuân gió ấm rạt rào kia sẽ có Viên Duẫn Đàn cao quý mà cậu không thể nào với tới bay vút qua bên cửa sổ phòng cậu. Sẽ nghe thấy tiếng bước chân vang dồn của hắn chầm chậm đến gần mình. Cậu không biết gặp gỡ như vậy rồi sẽ được điều gì, chỉ là một kỳ tích thơ ngây như vậy đã đủ để trở thành ước ao chợt bừng lên trong chớp mắt, rồi từ đó mà cảnh ngộ cả đời này sẽ chuyển vần, thay đổi in hệt như khoảnh khắc cậu đứng trong đại diện của Ngụy vương ngày ấy.
Trịnh Uyên có biết, mọi nơi mọi chỗ trong thành Lân Tiêu lúc đó đang vang lừng một khúc dân ca:
"Đàn khẩu chu
Thúy mi thiển
Tiêm thủ nhược lưu tố
Thu thủy như lũng yên.
Thú hương thổ
Ngọc tranh nhàn
Duyến quân nhất hồi cố
Vi quân ngộ Phật huyền."
(Môi son thơm thơm, nhạt mi biêng biếc
Tay mềm suối lụa, mắt lúng liếng sương
Lò thú thơm hương, đàn ngọc rỗi thì,
Cớ sao người ngoảnh lại chi
Hạt tràng tôi sai nhịp vì người thôi)
Khúc ca này chắc chắn phải được sinh ra từ thành Lân Tiêu, tòa thành được xưng tụng là kinh đô đệ nhất Lục quốc. Bài ca cũng như thành, là mộng cũ phù du xa hoa như vẽ, đồng thời cũng biểu hiện rất rõ rệt địa vị và quyền thế vô tiền khoáng hậu của gia tộc họ Viên tại Ngụy đô. "Viên" quân ngoảnh đầu nhìn, "Ngụy" quân lạc Phật chuỗi, chính là biện pháp trào phúng mà chân chất nhất theo lề thói của đám văn nhân nhà quê để đề cập đến sự ảnh hưởng không thể nào bỏ qua của Viên thị đối với quân vương nước Ngụy. Khúc ca đó truyền khắp hang cùng ngõ hẻm của thành Lân Tiêu, cho đến sau này khi Viên Duẫn Đàn ra đi vẫn còn râm ran mãi.
Nhưng Trịnh Uyên cũng có nghe nói tới, Viên Duẫn Đàn chỉ ở lại Đông cung đọc sách cùng Thái tử. Số lần hắn xuất hiện trong điện Tá Minh chỉ đếm được trên đầu ngón tay, điều này chỉ càng tỏ rõ thêm rằng cách biệt quân thần là quá lớn. Nghĩ tới quý nhân khả dĩ nhất đối với sinh mệnh của mình cách xa như mây trời tít tắp, một lần nữa Trịnh Uyên xác tín rằng mình không thể thay đổi cảnh ngộ này được gì. Cậu bèn quay ra ngoài cửa sổ ngắm rừng đào đang lún phún trổ hoa như phấn, tiếp tục đọc những dòng Diệu pháp liên hoa kinh đã thuộc nằm lòng: "Có bốn vị Ca lâu la vương, Đại uy đức Ca lâu la vương, Đại thân Ca lâu la vương, Đại mãn Ca lâu la vương, Như ý Ca lâu la vương, đều cùng bao nhiêu trăm nghìn quyến thuộc..."
Gió xuân hây hẩy cành đào, cơ hồ thổi đến tiếng huyên náo râm ran bên ngoài. Lão tiên sinh trong phòng cau mày, buông sách đi tới mở cửa sổ ra, sau đó nhoài người ra khản giọng kêu: "Công tử nhà tôi ở trong này chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp, là người phương nào tới đây quậy phá?"
Dù đang trách móc nhưng trong giọng nói cũng hàm chứa đôi phần khiêm nhường. Ông lão từng chịu trọng ân của Trịnh vương, lần này tình nguyện đi theo nhị công tử đến nước Ngụy. Lòng ông đã nghĩ chắc chắn mình sẽ chết từ lâu, chỉ mong sao có thể giúp cho công tử được chu toàn. Không ngờ công tử lại lọt vào trong mắt xanh của Ngụy vương, đặc cấp cho được vào học trong điện Tá Minh. Dù chính ông là người đã dạy cho Trịnh Uyên viết tấm thiếp tạ ân, nhưng từ tận đáy lòng ông vẫn hận rằng thật sự công tử không nề nuôi ý định phải trở về Trịnh quốc, ngược lại chỉ thanh thản đọc kinh mỗi ngày. Chuyện này đã trở thành trò đùa giữa bọn vương công nước Ngụy, tất cả đều giễu rằng con tin nước Trịnh trời sinh đã nhu nhược kém hèn, chỉ biết mỗi chuyện đọc kinh lánh đời. Chuyện có đám người vô công rỗi nghề, ăn chơi trác táng núp ngoài phòng để nghe lén cũng không phải là lần đầu tiên. Tuy nói rằng nước Trịnh yếu ớt thế cô, nhưng dù thế nào cũng không thể để mặc cho người rẻ rúng. Hôm nay lão tiên sinh phải cất lời như vậy thì thật sự đã không còn nén nhịn được nữa rồi.
Trịnh Uyên ngay ngắn ngồi im, mắt cũng không ngước, tiếp tục chăm chú đọc kinh Phật của cậu. Nghe thấy tiếng ngọn cây bên ngoài soàn soạt rung lên, khác hẳn âm thanh của gió lùa. Lại nghe thấy tiếng lão tiên sinh kinh ngạc hô lên, lùi lại khỏi cửa số mấy bước. Trịnh Uyên sợ sệt trong lòng, rốt cuộc vẫn ngước lên nhìn ra bên ngoài, trong miệng vân còn thì thầm kinh Liên hoa.
"Khi đó trời mưa hoa Mạn đà la, hoa Ma ha Mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha Mạn thù sa, để rải trên đức Phật cùng hàng đại chúng, khắp cõi Phật sáu điệu vang động."
Lúc đó cậu đã không trông thấy rõ ràng bất cứ điều gì. Cậu chỉ cảm nhận rằng cả đất trời bỗng nhiên đã bị trùm phủ bên dưới một bóng rèm hồng rất nhạt. Tầm mắt có những vùng rõ nét không gì sánh được, nhưng trong lòng hoàn toàn mịt mờ. Nhìn kỹ lại, thì ra là cánh hoa đào túa xuống như mưa hồng, nhưng chúng thong thả bập bềnh trôi đi không chịu rơi xuống mặt đất, thời khắc đó thời gian phảng phất như kéo dài ra vô tận. Mãi nhiều năm sau bóng rèm hồng phấn nhẹ hẫng đến vô cùng ấy hãy còn xuất hiện trong những giấc mơ cả khi tỉnh khi say của Trịnh Uyên, rồi từng chút một, bợt bạt thành sắc trắng tro tàn.
Sau đó, Trịnh Uyên thấy một chiếc bóng trắng nhảy lên cao rồi đáp xuống, đúng ngay tại vị trí mà tiên sinh lúc nãy đã đứng. Rõ như ban ngày, đó là một thiếu niên, nom tuổi tác cũng không hơn kém Trịnh Uyên là mấy. Không rõ vì sao, Trịnh Uyên lại không thể nào nhìn rõ được khuôn mặt của cậu ta, chỉ thấy búi tóc đen mun vấn lại sau đầu của cậu, và một cặp chân mày nhếch cao đĩnh đạc, tóc và chân mày một chút cũng không hề trông xứng thành đôi.
Thiếu niên ấy rướn cao mày, đôi mắt không che giấu được vẻ hào hứng: "Khi đó trời mưa hoa Mạn đà la, hoa Ma ha Mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha Mạn thù sa. Có giống không hở?"
"Giống."
"Thế ta có giống đức Phật không?"
Trịnh Uyên thảng thốt, chằm chặp nhìn người thiếu niên kia nói không thành lời. Lão tiên sinh ở cạnh bên cũng thở dồn dập, cũng không hay biết thiếu niên này có thật sự là không biết gì nên mới dám lớn can nói bừa hay không. Những cánh đào ngay lúc ấy vừa chớm tan đi, và sau đó, khuôn mặt của thiếu niên ấy đã ghim sâu vào lòng Trịnh Uyên. Một khuôn mặt tuấn mỹ không gì khả dĩ so sánh, vóc người hẵng chưa thật trưởng thành, tướng mạo còn đó đôi phần khả ái. Nhưng trên nét môi lại cất giấu vài phần kiêu hãnh, nửa phần lạnh bạc.
Thiếu niên nói xong thì cười thỏa mãn. Lúc cậu ta cười lên càng thấy nét con trẻ còn chưa tan đi. Cậu ta lùi lại phía sau hai bước nhìn Trịnh Uyên, "Cậu là Trịnh quốc công tử à? Mặc trang phục người Ngụy trông vừa vặn lắm đấy."
Trịnh Uyên đỏ mặt, theo nếp quen cúi mắt xuống. Từ lúc còn thơ dại đến nay, mỗi khi cậu không biết phải làm sao, đều giấu diếm bằng cách thức rất giấu đầu mà hở đuôi này. Thiếu niên áo trắng lại nói, "Đúng lúc ta ngang qua đây, trốn ở trên cây cao nghe cậu đọc sách. Giọng cậu đọc nghe hay quá."
Trịnh Uyên có chút nóng nảy. Cậu không thích bị người ta buông những lời khen tựa như khen cậu là con chim họa mi trong Ngụy cung, nhưng cậu cũng chẳng buồn chú ý. Chỉ hướng mắt lên một chút, thận trọng hành lễ như trước giờ: "Tội thần Trịnh Uyên, không biết...."
"Uyên trong Ngư dược vu uyên?"
"Uyên trong Thiên uyên chi biệt."
Thiếu niên lại nhìn cậu mà cười rộ lên, trong nụ cười lần này đã có thêm đôi phần hiểu rằng phải thận trọng - "Sao cậu lại phải xưng là tội thần!" - Cậu ta dừng bước, nói thêm - "Vậy thì cậu cứ gọi ta là Tiểu Viên đi."
Lòng Trịnh Uyên run rẩy dữ dội, nhưng mặt mũi vẫn không dám có biểu lộ gì. Lúc cậu còn đang nghĩ cậu ta chỉ là tìm một âm nào đó đọc gần giống âm Uyên, vị tất đã thật sự họ Viên thì Tiểu Viên lại nói: "Cậu đừng nói cho ai khác rằng đã gặp ta nhé, sau này ta rảnh rỗi sẽ thường ghé qua nghe cậu đọc sách."
Trịnh Uyên gật đầu, lòng đã hiểu được thiếu niên này tất nhiên có địa vị rất tôn quý, bằng không thần thái sẽ chẳng thể nào tự nhiên được vậy mà đùa cợt trong điện Tá Minh. Cậu nghĩ ngợi một hồi rồi hỏi cậu ta: "Vậy sau này huynh đến có nói cho ta biết không?"
Tiểu Viên bĩu môi: "Nếu nói sớm cho cậu, vậy thì không phải là Thiên nữ tán hoa nữa rồi, tới lúc đó cậu đừng hối hận."
Trịnh Uyên nghe cậu ta nói mà nóng nảy: "Ta cũng không phải là ông cụ đọc kinh Liên hoa." Nói rồi thì nghe chừng mấy lời này như hờn dỗi vậy, nên bèn thêm một câu: "Hoa đào nở đẹp như vậy, không phải mùa nào cũng có nhỉ."
Tiểu Viên không cho là phải, cậu ta cười: "Thế này có gì đâu. Tới lúc đó ta sẽ hái cánh đào để dành lại. Chỉ cần ta thích, mỗi ngày đều có thể cho cậu xem Thiên nữ tán hoa!"
Nói xong lời này, cậu ta hiếng mắt nhìn bóng nắng ngoài thềm điện, nhíu mày: "Nhưng phải đi rồi." Cậu ta ngoảnh lại trừng to mắt nhìn Trịnh Uyên: "Ai cũng nói Trịnh công tử hiểu đạo lý đối nhân xử thế nhất. Sao cậu nãy giờ không mời ta vào ngồi hử?" Trịnh Uyên vừa nghe đã giật mình như tỉnh khỏi một giấc mơ, cậu biết thiếu niên này mình không thể đắc tội, mồ hôi lạnh ứa ra trên trán. Đang định mở miệng mời, Tiểu Viên lại nhìn cậu: "Nhưng mà ta không có giận cậu."
Cậu ta nhướn đôi chân mày rất đẹp của mình lên, phất phất tay áo, xoay người lúc la lúc lắc chạy đi mất.
Đợi cậu ta đi rõ xa rồi, lão tiên sinh mới thở dài: "Công tử, ngài xem đấy chính là Bình Loạn Hầu..."
Trịnh Uyên không đáp. Cậu tò mò nghĩ, những cánh đào này có thể để dành được mà không héo sao?
"ĐÚNG LÚC TA NGANG QUA ĐÂY, TRỐN Ở TRÊN CÂY CAO NGHE CẬU ĐỌC SÁCH. GIỌNG CẬU ĐỌC NGHE HAY QUÁ."
--- ---------
Vào một ngày mùa xuân hai năm sau khi Trịnh Uyên tới Ngụy quốc, cậu đang lên lớp cùng lão sư như thường lệ trong điện Tá Minh. Điện Tá Minh là một trong các thiên điện ở đàng tây của Ngụy Cung, tên lấy từ ý "Phụ tá minh chủ", là nơi chốn học hành của các công tử con nhà quý tộc, quan lớn trước khi chính thức nhập sĩ. Có người nói rằng ngay cả tâm phúc của thái tử nước Ngụy, Bình Loạn hầu thế tử Viên Duẫn Đàn luôn được Ngụy vương yêu chiều, cũng đã từng sống và học hành bên trong điện Tá Minh này.
Con tin do nước bại trận đưa tới cầu hòa như Trịnh Uyên lẽ ra vạn lần cũng không có tư cách bước chân qua cửa điện Tá Minh. Vốn cậu nên cùng ba bốn người tùy tùng thân cận bị giam lỏng trong lãnh cung heo hút dựa lưng vào vách núi, ngắm nhìn tơ liễu phất phơ ngoài song cửa để đếm những ngày sống sót còn lại, khẩn cầu đến lúc đó Ngụy vương sẽ mở lòng từ bi cho cậu được trở về quê hương trong vẹn toàn thi cốt. Nhưng lúc vào cung, cậu bé Trịnh Uyên mười một tuổi vô cùng thông minh, khiến người yêu mến. Cậu không mở nửa lời oán hận, cũng không dính dáng gì đến các sự thị đầy rẫy. Nhìn thấy ai cũng nhẹ nhàng cúi đầu, mỉm một nụ cuời theo kiểu dù phận có kém nhưng thân không hèn, do đó mà chiếm được sự chiếu cố phá lệ của cung quan chưởng sự. Nửa năm sau khi cậu vào Ngụy Cung, được cung quan mớm lời đề đạt, Ngụy Thiên Kỳ đế đồng ý cử hành một lần tiếp kiến tượng trưng đối với con tin của nước Trịnh. Hôm ấy Trịnh Uyên vận Trịnh phục long trọng cao quý màu tía sẫm, tay áo buông dài, viền hoa văn thanh long thương hổ, nhìn rất đỗi lạc lõng bên trong đại điện. Cậu đứng nắm tay im lặng cho Ngụy vương dùng ánh mắt ngời sáng xét soi, làn mi khẽ rung động ấy lại khiến thiếu niên thanh tú đứng giữa khung cảnh nghiêm trang này trông như một đóa sen trắng đang lặng lẽ nở xòe trong hồ nước. Ngụy vương nhìn cậu mỉm cười mà nói, khá lắm bé con sáng dạ, cứ để cho ngày sau đọc sách ở điện Tá Minh đi. Trong khoảnh khắc khi Trịnh Uyên nghe được lời tuyên phán số phận của mình, cậu cảm kích quỳ sụp xuống lần nữa, đầu càng cúi gằm thêm vì sợ hãi vô cùng.
Nhất cử nhất động đó thật lâu về sau sẽ trở thành đề tài đồn tại giữa các cung nhân, rằng một lần cúi đầu năm ấy của công tử Trịnh quốc còn quý hơn ngàn vạn lời tạ ân, rất đẹp lòng bệ hạ.
Quãng ấy đương là năm Ngụy Thiên Kỳ thứ mười hai. Như bao con cháu thế gia khác của Ngụy quốc, Trịnh Uyên mặc trang phục nước Ngụy, tay áo cắt hẹp vai ôm sát, bước im lặng vào trong điện Tá Minh mà lẽ ra đối với cậu rất xa vời.
Được thầy dạy cầm tay chỉ viết, Trịnh Uyên trình lên cho Thiên Kỳ đế một tấm thiếp tạ ân. Thiếp viết bản thân cậu vốn là thần tử đại nghịch, ngu dốt có thừa, bệ hạ cho phép cậu được vào học tập trong Tá Minh điện là lòng nhân hậu của bậc thánh quân của thời xa xưa. Nay nguyện xin được cùng tiên sinh theo cùng mình tụng kinh niệm Phật hằng ngày, trên khấn cho đại nguyện của thiên tử được đạt thành, dưới khấn cho phụ mẫu dược an khang, lấy cuộc đời đầy tội nghiệt này ra cùng Trịnh Uyên phụng dưỡng Ngụy quốc.
Thiên Kỳ đế nhìn thấy trong tấm thiếp tạ ơn của Trịnh Uyên một thứ nịnh hót vô hình vô dạng, cũng thấy rằng Trịnh Uyên nhân cơ hội này tỏ rõ mình cam chịu ở lại nước Ngụy dài lâu. Ông nhớ lại ngày hôm ấy khuôn mặt nhỏ bé thất kinh cúi gằm của Trịnh Uyên, bèn nghĩ rằng bức thư này xuất phát mưu đơm kế đặt từ một kẻ khác. Ông thuận tay đẩy nét mực còn non nớt qua một bên, vỗ tay mà cười: "Đứa trẻ này..."
Phàm những việc tầm phào như vậy, Thiên Kỳ đế kể ra như chuyện đùa vui cho chốn hậu cung, các sử quan không thể nào ghi chép lại xác thực. Bẵng đến rất nhiều năm sau khi nước Ngụy diệt vong, đám văn nhân mới moi được câu chuyện này ra từ đống bí sử vớ vẩn lỗi thời thực hư không phân biệt được của Ngụy Cung. Biết được câu chuyện đồn đại ấy rồi, họ đem ra phân tích mổ xẻ, để chứng minh rằng lúc vừa mới bước chân đến Ngụy Cung, Tĩnh Hoài đế Trịnh Uyên đã che giấu một tâm cơ rất khác thường. Còn Thiên Kỳ đế thông minh cơ trí của Ngụy quốc từ lúc đó đã có điềm báo rằng y chính là kiếp nạn đang tới gần Ngụy quốc.
Sau khi vào điện Tá Minh, Trịnh Uyên vẫn gìn giữ vẻ ngoan hiền trầm mặc trước sau không đổi khác. Giống hệt như trong thiếp tạ ân mà cậu viết, cùng với lão sư từ nước Trịnh đi cùng cậu sang đây mỗi ngày đều đọc kinh Phật. Bình thường hễ chạm trán đám công tử Ngụy quốc khoác áo lông trắng muốt, cậu luôn rũ làn mi xuống hành lễ rất sâu, cũng không mở miệng trò chuyện câu nào. Dần dà rồi tất cả mọi người đều chú ý thấy rằng đứa trẻ đến từ nước Trịnh ấy có một sự mỹ lệ khiến họ nao núng cả cõi lòng, thế nhưng cứ ôm khư khư lấy không cho phép để lộ ra ngoài. Đôi khi ngẫu nhiên cũng có đôi ba người đối đáp với cậu được mấy câu, nhưng chỉ loáng thoáng cũng mau chóng rời đi mất, sau đó bị chúng đồng bạn hè nhau trêu ghẹo. Cứ như vậy, Trịnh Uyên tồn tại một cách lặng lẽ mà lạ kỳ trong một ngóc ngách nào đó ở điện Tá Minh, như một bông hoa mùa rét nở dưới chân tường, lặng nở rồi lặng tàn.
Thật ra, Trịnh Uyên không hề thích nếp sống nặng nề như vậy. Cậu thường xuyên nhớ nhung lúc còn ở nước Trịnh, có hôm thay đến bốn con ngựa một mạch phi không ngừng nghỉ lên ngọn Mân Thương xa xôi ngoài trăm dặm, chỉ vì một nhành quỳnh hoa mọc heo hút bên rìa đá sẽ nở ra dưới bóng trăng thâu. Cuộc sống tẻ nhạt này làm cậu uể oải chán chường, khiến cậu dần dần có một thói quen phải dùng đến trí tưởng tượng mơ đến thiên mã hành không để giết thời gian. Cậu đã từng ao ước, rằng một ngày xuân gió ấm rạt rào kia sẽ có Viên Duẫn Đàn cao quý mà cậu không thể nào với tới bay vút qua bên cửa sổ phòng cậu. Sẽ nghe thấy tiếng bước chân vang dồn của hắn chầm chậm đến gần mình. Cậu không biết gặp gỡ như vậy rồi sẽ được điều gì, chỉ là một kỳ tích thơ ngây như vậy đã đủ để trở thành ước ao chợt bừng lên trong chớp mắt, rồi từ đó mà cảnh ngộ cả đời này sẽ chuyển vần, thay đổi in hệt như khoảnh khắc cậu đứng trong đại diện của Ngụy vương ngày ấy.
Trịnh Uyên có biết, mọi nơi mọi chỗ trong thành Lân Tiêu lúc đó đang vang lừng một khúc dân ca:
"Đàn khẩu chu
Thúy mi thiển
Tiêm thủ nhược lưu tố
Thu thủy như lũng yên.
Thú hương thổ
Ngọc tranh nhàn
Duyến quân nhất hồi cố
Vi quân ngộ Phật huyền."
(Môi son thơm thơm, nhạt mi biêng biếc
Tay mềm suối lụa, mắt lúng liếng sương
Lò thú thơm hương, đàn ngọc rỗi thì,
Cớ sao người ngoảnh lại chi
Hạt tràng tôi sai nhịp vì người thôi)
Khúc ca này chắc chắn phải được sinh ra từ thành Lân Tiêu, tòa thành được xưng tụng là kinh đô đệ nhất Lục quốc. Bài ca cũng như thành, là mộng cũ phù du xa hoa như vẽ, đồng thời cũng biểu hiện rất rõ rệt địa vị và quyền thế vô tiền khoáng hậu của gia tộc họ Viên tại Ngụy đô. "Viên" quân ngoảnh đầu nhìn, "Ngụy" quân lạc Phật chuỗi, chính là biện pháp trào phúng mà chân chất nhất theo lề thói của đám văn nhân nhà quê để đề cập đến sự ảnh hưởng không thể nào bỏ qua của Viên thị đối với quân vương nước Ngụy. Khúc ca đó truyền khắp hang cùng ngõ hẻm của thành Lân Tiêu, cho đến sau này khi Viên Duẫn Đàn ra đi vẫn còn râm ran mãi.
Nhưng Trịnh Uyên cũng có nghe nói tới, Viên Duẫn Đàn chỉ ở lại Đông cung đọc sách cùng Thái tử. Số lần hắn xuất hiện trong điện Tá Minh chỉ đếm được trên đầu ngón tay, điều này chỉ càng tỏ rõ thêm rằng cách biệt quân thần là quá lớn. Nghĩ tới quý nhân khả dĩ nhất đối với sinh mệnh của mình cách xa như mây trời tít tắp, một lần nữa Trịnh Uyên xác tín rằng mình không thể thay đổi cảnh ngộ này được gì. Cậu bèn quay ra ngoài cửa sổ ngắm rừng đào đang lún phún trổ hoa như phấn, tiếp tục đọc những dòng Diệu pháp liên hoa kinh đã thuộc nằm lòng: "Có bốn vị Ca lâu la vương, Đại uy đức Ca lâu la vương, Đại thân Ca lâu la vương, Đại mãn Ca lâu la vương, Như ý Ca lâu la vương, đều cùng bao nhiêu trăm nghìn quyến thuộc..."
Gió xuân hây hẩy cành đào, cơ hồ thổi đến tiếng huyên náo râm ran bên ngoài. Lão tiên sinh trong phòng cau mày, buông sách đi tới mở cửa sổ ra, sau đó nhoài người ra khản giọng kêu: "Công tử nhà tôi ở trong này chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp, là người phương nào tới đây quậy phá?"
Dù đang trách móc nhưng trong giọng nói cũng hàm chứa đôi phần khiêm nhường. Ông lão từng chịu trọng ân của Trịnh vương, lần này tình nguyện đi theo nhị công tử đến nước Ngụy. Lòng ông đã nghĩ chắc chắn mình sẽ chết từ lâu, chỉ mong sao có thể giúp cho công tử được chu toàn. Không ngờ công tử lại lọt vào trong mắt xanh của Ngụy vương, đặc cấp cho được vào học trong điện Tá Minh. Dù chính ông là người đã dạy cho Trịnh Uyên viết tấm thiếp tạ ân, nhưng từ tận đáy lòng ông vẫn hận rằng thật sự công tử không nề nuôi ý định phải trở về Trịnh quốc, ngược lại chỉ thanh thản đọc kinh mỗi ngày. Chuyện này đã trở thành trò đùa giữa bọn vương công nước Ngụy, tất cả đều giễu rằng con tin nước Trịnh trời sinh đã nhu nhược kém hèn, chỉ biết mỗi chuyện đọc kinh lánh đời. Chuyện có đám người vô công rỗi nghề, ăn chơi trác táng núp ngoài phòng để nghe lén cũng không phải là lần đầu tiên. Tuy nói rằng nước Trịnh yếu ớt thế cô, nhưng dù thế nào cũng không thể để mặc cho người rẻ rúng. Hôm nay lão tiên sinh phải cất lời như vậy thì thật sự đã không còn nén nhịn được nữa rồi.
Trịnh Uyên ngay ngắn ngồi im, mắt cũng không ngước, tiếp tục chăm chú đọc kinh Phật của cậu. Nghe thấy tiếng ngọn cây bên ngoài soàn soạt rung lên, khác hẳn âm thanh của gió lùa. Lại nghe thấy tiếng lão tiên sinh kinh ngạc hô lên, lùi lại khỏi cửa số mấy bước. Trịnh Uyên sợ sệt trong lòng, rốt cuộc vẫn ngước lên nhìn ra bên ngoài, trong miệng vân còn thì thầm kinh Liên hoa.
"Khi đó trời mưa hoa Mạn đà la, hoa Ma ha Mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha Mạn thù sa, để rải trên đức Phật cùng hàng đại chúng, khắp cõi Phật sáu điệu vang động."
Lúc đó cậu đã không trông thấy rõ ràng bất cứ điều gì. Cậu chỉ cảm nhận rằng cả đất trời bỗng nhiên đã bị trùm phủ bên dưới một bóng rèm hồng rất nhạt. Tầm mắt có những vùng rõ nét không gì sánh được, nhưng trong lòng hoàn toàn mịt mờ. Nhìn kỹ lại, thì ra là cánh hoa đào túa xuống như mưa hồng, nhưng chúng thong thả bập bềnh trôi đi không chịu rơi xuống mặt đất, thời khắc đó thời gian phảng phất như kéo dài ra vô tận. Mãi nhiều năm sau bóng rèm hồng phấn nhẹ hẫng đến vô cùng ấy hãy còn xuất hiện trong những giấc mơ cả khi tỉnh khi say của Trịnh Uyên, rồi từng chút một, bợt bạt thành sắc trắng tro tàn.
Sau đó, Trịnh Uyên thấy một chiếc bóng trắng nhảy lên cao rồi đáp xuống, đúng ngay tại vị trí mà tiên sinh lúc nãy đã đứng. Rõ như ban ngày, đó là một thiếu niên, nom tuổi tác cũng không hơn kém Trịnh Uyên là mấy. Không rõ vì sao, Trịnh Uyên lại không thể nào nhìn rõ được khuôn mặt của cậu ta, chỉ thấy búi tóc đen mun vấn lại sau đầu của cậu, và một cặp chân mày nhếch cao đĩnh đạc, tóc và chân mày một chút cũng không hề trông xứng thành đôi.
Thiếu niên ấy rướn cao mày, đôi mắt không che giấu được vẻ hào hứng: "Khi đó trời mưa hoa Mạn đà la, hoa Ma ha Mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha Mạn thù sa. Có giống không hở?"
"Giống."
"Thế ta có giống đức Phật không?"
Trịnh Uyên thảng thốt, chằm chặp nhìn người thiếu niên kia nói không thành lời. Lão tiên sinh ở cạnh bên cũng thở dồn dập, cũng không hay biết thiếu niên này có thật sự là không biết gì nên mới dám lớn can nói bừa hay không. Những cánh đào ngay lúc ấy vừa chớm tan đi, và sau đó, khuôn mặt của thiếu niên ấy đã ghim sâu vào lòng Trịnh Uyên. Một khuôn mặt tuấn mỹ không gì khả dĩ so sánh, vóc người hẵng chưa thật trưởng thành, tướng mạo còn đó đôi phần khả ái. Nhưng trên nét môi lại cất giấu vài phần kiêu hãnh, nửa phần lạnh bạc.
Thiếu niên nói xong thì cười thỏa mãn. Lúc cậu ta cười lên càng thấy nét con trẻ còn chưa tan đi. Cậu ta lùi lại phía sau hai bước nhìn Trịnh Uyên, "Cậu là Trịnh quốc công tử à? Mặc trang phục người Ngụy trông vừa vặn lắm đấy."
Trịnh Uyên đỏ mặt, theo nếp quen cúi mắt xuống. Từ lúc còn thơ dại đến nay, mỗi khi cậu không biết phải làm sao, đều giấu diếm bằng cách thức rất giấu đầu mà hở đuôi này. Thiếu niên áo trắng lại nói, "Đúng lúc ta ngang qua đây, trốn ở trên cây cao nghe cậu đọc sách. Giọng cậu đọc nghe hay quá."
Trịnh Uyên có chút nóng nảy. Cậu không thích bị người ta buông những lời khen tựa như khen cậu là con chim họa mi trong Ngụy cung, nhưng cậu cũng chẳng buồn chú ý. Chỉ hướng mắt lên một chút, thận trọng hành lễ như trước giờ: "Tội thần Trịnh Uyên, không biết...."
"Uyên trong Ngư dược vu uyên?"
"Uyên trong Thiên uyên chi biệt."
Thiếu niên lại nhìn cậu mà cười rộ lên, trong nụ cười lần này đã có thêm đôi phần hiểu rằng phải thận trọng - "Sao cậu lại phải xưng là tội thần!" - Cậu ta dừng bước, nói thêm - "Vậy thì cậu cứ gọi ta là Tiểu Viên đi."
Lòng Trịnh Uyên run rẩy dữ dội, nhưng mặt mũi vẫn không dám có biểu lộ gì. Lúc cậu còn đang nghĩ cậu ta chỉ là tìm một âm nào đó đọc gần giống âm Uyên, vị tất đã thật sự họ Viên thì Tiểu Viên lại nói: "Cậu đừng nói cho ai khác rằng đã gặp ta nhé, sau này ta rảnh rỗi sẽ thường ghé qua nghe cậu đọc sách."
Trịnh Uyên gật đầu, lòng đã hiểu được thiếu niên này tất nhiên có địa vị rất tôn quý, bằng không thần thái sẽ chẳng thể nào tự nhiên được vậy mà đùa cợt trong điện Tá Minh. Cậu nghĩ ngợi một hồi rồi hỏi cậu ta: "Vậy sau này huynh đến có nói cho ta biết không?"
Tiểu Viên bĩu môi: "Nếu nói sớm cho cậu, vậy thì không phải là Thiên nữ tán hoa nữa rồi, tới lúc đó cậu đừng hối hận."
Trịnh Uyên nghe cậu ta nói mà nóng nảy: "Ta cũng không phải là ông cụ đọc kinh Liên hoa." Nói rồi thì nghe chừng mấy lời này như hờn dỗi vậy, nên bèn thêm một câu: "Hoa đào nở đẹp như vậy, không phải mùa nào cũng có nhỉ."
Tiểu Viên không cho là phải, cậu ta cười: "Thế này có gì đâu. Tới lúc đó ta sẽ hái cánh đào để dành lại. Chỉ cần ta thích, mỗi ngày đều có thể cho cậu xem Thiên nữ tán hoa!"
Nói xong lời này, cậu ta hiếng mắt nhìn bóng nắng ngoài thềm điện, nhíu mày: "Nhưng phải đi rồi." Cậu ta ngoảnh lại trừng to mắt nhìn Trịnh Uyên: "Ai cũng nói Trịnh công tử hiểu đạo lý đối nhân xử thế nhất. Sao cậu nãy giờ không mời ta vào ngồi hử?" Trịnh Uyên vừa nghe đã giật mình như tỉnh khỏi một giấc mơ, cậu biết thiếu niên này mình không thể đắc tội, mồ hôi lạnh ứa ra trên trán. Đang định mở miệng mời, Tiểu Viên lại nhìn cậu: "Nhưng mà ta không có giận cậu."
Cậu ta nhướn đôi chân mày rất đẹp của mình lên, phất phất tay áo, xoay người lúc la lúc lắc chạy đi mất.
Đợi cậu ta đi rõ xa rồi, lão tiên sinh mới thở dài: "Công tử, ngài xem đấy chính là Bình Loạn Hầu..."
Trịnh Uyên không đáp. Cậu tò mò nghĩ, những cánh đào này có thể để dành được mà không héo sao?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.