Chương 12: Tam Đô | 3
Ciel Mu
19/10/2020
MỘT ĐẠO
CHIẾU THƯ TỪ TUYÊN MINH ĐẾ, THỨ SẼ XOAY CHUYỂN TRIỆT ĐỂ CHIẾN CUỘC NGÀY
SAU, ĐÃ KHOAN THAI MÀ ĐẾN TRONG CƠN MƯA TUYẾT TẦM TÃ ĐẦU TIÊN CỦA MÙA
ĐÔNG NĂM ẤY.
_________
Nước Ngụy tiếp giáp biển đông, quanh năm không có tuyết. Dù giữa mùa đông, ngẫu nhiên cũng chỉ có đôi ba cơn mưa phùn lạnh lẽo rơi kín áo mặc rét của những người đi đường, đông cứng những hạt trai, sau đó cũng không tan đi. Thời niên thiếu, Ngụy Ly thích xem trời như thế là mưa tuyết. Có lần hắn từng kéo Trịnh Uyên và Viên Duẫn Đàn dạo bước trong vườn mai ở Đông Cung, vịn một cành cây xanh thẫm đọng những hạt nước đông cứng xuống ngắm nghía, sau đó nghiêng đầu nhìn hai người kia, bảo ai nói rằng Ngụy quốc trước giờ cũng không có tuyết? Đây chính là tuyết của Ngụy quốc chúng ta! Viên Duẫn Đàn chỉ cười, không đáp. Nhưng Trịnh Uyên vẫn còn nhớ màu xanh lụa là thuở ấy, quầng sáng bạc quanh nhánh cây xoắn xuýt, cành thưa thớt, nhụy lặng yên, trên chồi hoa nhọn là một màu xanh dập dờn chực nở, làn nền cho những nụ hoa vừa xòe ra trắng ngần, cô độc, đẹp đẽ, nhưng đó không phải là màu trắng xóa của tuyết.
Nhưng Ngụy Ly cứ đứng đó, dưới gốc hàn mai như tuyết.
Từ đó về sau, Trịnh Uyên cũng quen gọi khí trời như thế là "mưa tuyết". Mà một đạo chiếu thư từ Tuyên Minh Đế, thứ sẽ xoay chuyển triệt để chiến cuộc ngày sau, đã khoan thai mà đến trong cơn mưa tuyết tầm tã đầu tiên của mùa đông năm ấy.
-
Mồng tám tháng mười một, năm Tề Tuyên Minh thứ bảy, trong lúc liên quân Tề - Trịnh lâm vào cảnh không còn đường xoay sở, bất ngờ Thiệu Dương nhận được ý chỉ từ Tuyên Minh Đế, ra lệnh cho hoàng thúc Tề Hoàn Duyên dẫn Khinh kỵ Niễn Trần đến La Độ khao quân.
Nếu khắp Lục Quốc có một đội quân nào khả dĩ đơn độc đối kháng với quân Báo Đằng dũng mãnh của nước Ngụy, đó chỉ có thể là Khinh kỵ Niễn Trần, do ba ngàn kị binh hình thành, từ xa xưa đã do vương thất nhà Tề tự mình thống lĩnh. Khinh kỵ Niễn Trần là bộ phận binh mã duy nhất ở nước Tề nằm ngoài phạm vi quản hạt của Thiệu Dương. Trong lịch sử quân sự nước Tề, mỗi lần đội kị binh tinh nhuệ này xuất hiện, thông thường đều gắn liền với việc đế vương nhà Tề ngự giá thân chinh.
Cũng tương tự, nếu nói rằng tại nước Tề còn có một ai đó đủ khả năng làm lung lay hay thay thế được vị trí của Thiệu Dương ở trong quân, cũng chỉ có thể là hoàng thúc của Tuyên Minh Đế, người quản hạt quân Khinh kỵ Niễn Trần đến tận nay - Hoàn vương Tề Hoàn Duyên.
Sau khi Thiệu Dương rơi vào thế giằng co với quân Ngụy được vài tháng, Tuyên Minh đế đã huy động những lực lượng cuối cùng, sai sử Hoàn vương đang đóng ở Dao Kinh đến La Độ. Quyết định được ăn cả, ngã về không này trông có vẻ hợp tình hợp lý, thực chất lại nằm ngoài dự liệu của tất cả mọi người. Không ai chắc chắn được rằng ba ngàn khinh kỵ dũng mãnh phi thường như thiên binh thiên tướng được người ta đồn thổi sẽ có thể hoán chuyển thế cờ như thế nào ngoài chiến trận. Mà quan hệ song phương cùng thống suất cân bằng một cách mỏng manh của hai bên Tề - Trịnh, vì sự việc Hoàn vương sắp nhập cuộc mà nảy sinh những vấn đề đáng suy ngẫm.
-
Hôm ấy, vào buổi xế chiều mờ nắng, mưa tuyết lất phất rơi, phủ một lớp màng mềm mại lên toàn bộ chiến trường, cũng chắn ngang giữa quân đội hai nước Ngụy - Trịnh không đội trời chung. Theo tin tức gốc, vào buổi tinh mơ ngày Hoàn vương đến, khi trời còn chưa hửng sáng, Thiệu Dương đã rời khỏi đại trướng, duyệt quân ngũ thêm một lần nữa. Đối với việc Hoàn vương đang đến, Thiệu Dương vẫn theo nếp cũ, không hề tỏ biểu lộ nào thừa thãi, lặng lẽ thao luyện đại quân Tề - Trịnh đến khi đạt tình trạng thỏa mãn nhất mới thôi. Nhìn bề ngoài, hành động này chẳng qua cũng chỉ là theo thói quen mà làm. Nhưng quân lính dù có mông muội tới mức nào đi nữa đều có thể cảm giác được việc Hoàn vương dẫn Khinh kỵ Niễn Trần đến chắc chắn sẽ phá vỡ được trạng thái giằng co giữa hai bờ chiến tuyến hiện nay. Và dễ như trở bàn tay, việc này sẽ lập tức cuốn bốn mươi vạn đại quân vào cơn lũ chiến tranh dữ dội đến phong vân biến sắc. Còn việc Thiệu Dương làm hôm nay, chính là chuẩn bị lần cuối cùng cho trận tinh phong huyết vũ sắp sửa ập tới.
Tuy nhiên, suy luận đơn giản này từ lâu đã trở nên phức tạp, là vì mối quan hệ đặc biệt giữa Thiệu Dương và Hoàn vương. Thiệu Dương sinh ra là thường dân, mười hai tuổi vào Dao Kinh, mười lăm tuổi theo quân ra trận, trong ba năm ấy y đều ở trong phủ Giám quốc học tập quân thư binh pháp. Có người còn nói do đích thân Hoàn vương dạy dỗ y. Dù sau này Thiệu Dương được phong tướng, được tự dẫn quân đánh trận, mối quan hệ giữa y và Hoàn vương - tức kẻ nắm thực quyền chi phối vào thời điểm đó, còn sâu sắc hơn so với Tuyên Minh đế bội phần. Tình trạng này đã bắt đầu thay đổi từ sau khi Hoàn vương giao trả triều chính, vì Tuyên Minh đế quá khôn ngoan. Vào thời điểm đó, Thiệu Dương cũng trưởng thành, là một đại tướng quân có thể tự mình cáng đáng công việc, vì nước Tề lập xiết bao chiến công huy hoàng. Có thể nói rằng chính Hoàn vương đã đem toàn bộ tâm huyết ra một tay bồi dưỡng Thiệu Dương, cho y trưởng thành dưới sự che chở của mình, để rồi khi y vừa đủ lông đủ cánh thì trở thành vũ khí lợi hại nhất mà Tuyên Minh đế dùng để khắc chế Hoàn vương.
Điều có thể chắc chắn được, là Thiệu Dương không hề mong muốn nhìn thấy kết quả như thế. Trong thời kỳ tôn sư trọng đạo như Lục Quốc, một người chính trực, lễ nghĩa như Thiệu Dương, dù có cảm kích trọng thị Tuyên Minh đế đến đâu chăng nữa cũng nhất quyết không muốn đứng ở phía chống đối lại người thầy đã dạy dỗ mình. Y không muốn dùng bất cứ một phương cách gì có thể gây bất lợi đến Hoàn vương. Nhưng cũng như biết bao người từng bị cuốn vào vòng xoáy chốn cung đình, vị tướng quân trẻ tuổi trên lưng gánh vác biết bao kỳ vọng và tín nhiệm của Tuyên Minh đế, vẫn luôn thân bất do kỷ.
Vì vậy, Trịnh Uyên cố gắng phỏng đoán suy nghĩ của Thiệu Dương lúc này. Một mặt, Hoàn vương không thể nghi ngờ gì chính là người mà Thiệu Dương kính trọng, tôn sùng nhất thời niên thiếu. Dù Thiệu Dương có đồng ý thừa nhận hay không, sự tham dự của Hoàn vương vào chiến cuộc chắc chắn sẽ đem tới cho hắn lòng tin, cũng như khát khao chiến thắng. Mặt khác, việc này cũng gây ra xung đột trực tiếp, tranh đoạt quyền lực với Hoàn vương, cũng trở thành thách thức lớn nhất mà y phải đối mặt trên con đường hoạn lộ cho đến tận bây giờ vẫn thênh thang thuận lợi.
Trịnh Uyên nhẹ thở dài. Cậu tò mò, hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào mới có thể tôi luyện cho một Tề Tuyên Minh chưa đầy mười tám tuổi một tâm cơ đảm phách nhường vậy. Tuyên Minh đế hiểu rất rõ nhược điểm trọng tình trọng nghĩa của Thiệu Dương, do đó hắn cố tình mượn cơ hội này để sắp xếp một sự đối kháng thoạt nhìn qua tưởng rất cân bằng, hợp lý giữa Hoàn vương và Thiệu Dương, khiến cho y không thể lùi bước được nữa. Tuyên Minh đế thấu rõ lòng người, hắn hiểu được rằng chỉ khi Thiệu Dương có thể thắng trong vòng vây tranh đấu trực diện và không nhân nhượng này, y mới có đủ tài cán để hoàn toàn thay đế địa vị huyền thoại của Hoàn vương trong quân đội cũng như trong lòng dân chúng. Cùng lúc đó, tuy hắn để Hoàn vương mang toàn bộ quân Khinh kỵ Niễn Trần đến trợ chiến, nhưng chỉ trên danh nghĩa khao quân. Có như vậy, Thiệu Dương mới duy trì được địa vị thống suất quân đội không thể bài bác, còn có thể mượn lực lượng không thể khinh thường của Hoàn vương mà vẫn khống chế được Hoàn vương mọi nơi, mọi lúc. Tuyên Minh đế Tề Hiển Dương, sau rất nhiều nhẫn nại tìm phương cách, cuối cùng quyết định lợi dụng cuộc chiến tranh liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của nước Tề, để trừ khử triệt để người hoàng thúc mà hắn từng dựa dẫm vào hơn bất kỳ ai khác, để một tay trục bỏ Hoàn vương Tề Hoàn Duyên ra khỏi nước Tề một thời thịnh thế.
Ngặt nỗi, trên chiến trường thắng hay thua phân định chỉ trong khoảnh khắc, trí tuệ chỉ quyết định ba phần, còn lại phải dựa vào bảy phần vận khí. C ũng có khi đây chính là cơ hội cho Hoàn vương tái xác lập uy vọng của hắn. Nếu thực là Hoàn vương nghĩ được cách phá trận quân Ngụy, lập nên công lao sự nghiệp của cả đời người, như vậy mấy năm vất vả trù tính, hao tâm tổn trí đề bạt Thiệu Dương của Tuyên Minh đế sẽ bị hủy hoại chỉ trong tích tắc.
Đây là một ván cá cược để làm chủ giang sơn xã tắc. Thứ đem ra đặc cược, không gì khác chính là anh danh ngàn đời của một con người.
Tuyên Minh đế là như thế. Mà Ngụy Ly, cũng như thế.
Còn cậu, Trịnh Uyên, cho đến cùng có là gì đâu?
Lồng ngực Trịnh Uyên run lên, cậu theo thói quen định lấy chiếc khăn lụa trong lòng ra. Đúng lúc này, nghe thấy có ai đó bẩm báo từ ngoài trướng, nói Hoàn vương nước Tề đã dẫn quân tới, không thấy Thiệu Tướng quân, bấy giờ đang đứng hầu bên ngoài lều chủ soái.
Trịnh Uyên cười mai mỉa. Về binh pháp chiến lược, Thiệu Dương chắc chắn đã trò giỏi hơn thầy. Nhưng luận về lòng dạ thủ đoạn, thiếu niên quanh năm chinh chiến bên ngoài há có thể nào đọ được Hoàn vương? Tề Hoàn Duyên thông minh như vậy, cớ gì không hiểu được ý định ngoan tuyệt của Tuyên Minh đế? Những nước cờ trong quá khứ của Tuyên Minh Đế, hắn đều lần lượt lùi bước nhượng bộ. Hôm nay, hắn phụng chiếu lĩnh binh đến đây, nửa phần là vì sự tồn vong của nước nhà, nữa phần là vì muốn lùi cũng chẳng còn đường lùi nữa. Hoàn vương là thân vương, địa vị tôn quý phi thường. Thiệu Dương án theo lễ mà sắp xếp cho hắn chờ ở giữa đại doanh. Hôm nay hắn biết rõ Thiệu Dương đang ở bên ngoài đốc quân thao diễn, nhưng vẫn cương quyết muốn tới sớm đến nửa ngày, rõ ràng là muốn để cho vị tướng quân kia xấu hổ không kịp trở tay.
Trịnh Uyên tất nhiên còn nhớ rõ, năm xưa điều cốt lõi khiến Ngụy Ly quyết tâm đoạt Trịnh diệt Tề chính là Hoàn vương nước Tề. Ngụy Ly từng nói với hắn, nếu Tề Hoàn Duyên tồn tại, nước Ngụy không thể nào không lo lắng. Chưa đầy mười năm, nếu không phải Ngụy diệt Tề, sẽ là Tề diệt Ngụy. Cân nhắc lợi hại, chẳng bằng cứ đánh phủ đầu trước. Mà phụ hoàng Ninh Vũ đế luôn luôn thận trọng của cậu, khi xưa gặp gỡ Tề Hoàn Duyên, cũng ngay lập tức hạ quyết tâm đính hôn liên Tề chống Ngụy, không chút do dự nào.
Một Tề Hoàn Duyên như thế, rốt cuộc hôm nay Trịnh Uyên cũng gặp được rồi.
Trịnh Uyên dẫn theo bộ hạ kéo cửa lều ra ngoài, mưa cũng vừa ngớt hạt, trời hửng sáng lạnh lẽo. Cậu thấy một vùng đầy ngựa trắng hùng dũng nghiêm nghị đang đứng phía trước, hoàn toàn im lặng. Bên hông ngựa đeo những chiếc trường cung bằng tử sam sơn đen bóng, hắt loang loáng cái nắng hanh hao yếu ớt của mùa đông. Sau một ngày có mưa tuyết rơi tầm tã, trên mặt đất từ sớm đã trở nên lầy lội không chịu được. Khinh kỵ Niễn Trần hành quân ngay cả trong đêm tối, nhưng trên thân ngựa không có lấy một vết bùn. Ba ngàn kị binh cũng không đứng chơi, tất cả đều đeo túi qua vai, đứng nghiêm trang bên cạnh ngựa. Bọn họ thấy Trịnh Uyên, biết cậu là hoàng đế nước Trịnh nhưng không buồn hành lễ, chỉ đồng loạt lùi về sau ba bước, cả người lẫn ngựa đều im lìm như cũ.
Tề Hoàn Duyên đứng trước đội quân, cũng mặc áo trắng, đi giày nhẹ như bọn họ. Không ngờ hắn còn trẻ tuổi như vậy, nom chắc cũng xấp xỉ tuổi Ngụy Ly, nhiều nhất cũng chỉ lớn hơn Thiệu Dương chừng bảy, tám tuổi là cùng. Ngũ quan của hắn không phải là quá phô trương, nét mặt cũng rất đỗi bình thản, nhưng hắn có một đôi mắt phượng sắc lạnh vô cùng, một đôi mắt có thể thu hút mọi người phải chú ý. Đôi đồng tử ấy uyên thanh ngọc khiết, trong sự tinh tường để lộ cái tôn quý ưu nhã bậc nhất. Điều này khiến hắn không giống một võ tướng lĩnh binh đánh trận, cũng không giống văn thần chữ nghĩa nhanh như rồng rắn, thậm chí còn không có vết tích của kẻ đã tắm mình chốn quan trường nhiều năm. Ngược lại, hắn khiến Trịnh Uyên nhớ tới một vầng trăng soi sáng núi non, nơi không một bóng người, bên trong cái đạm nhạt xa xôi ấy ẩn chứa khí độ có thể tùy ý giữ hay buông thiên hạ.
Trịnh Uyên chỉ nghe thấy có một viên tướng quân Trịnh than thở phía sau: Giỏi cho một nam tử thanh ngạo, toàn thân khí phách.
Tề Hoàn Duyên hành lễ, ân cần thăm hỏi Trịnh Uyên. Trịnh Uyên cũng đáp lễ hắn. Tất cả chỉ như diễn dịch trên đài, được Hoàn vương diễn ra một màn khéo léo như nước chảy mây trôi, lại khiến người ta không thể đến gần. Sau vài câu trò chuyện, hắn liền bảo ba ngàn khinh kỵ tự sắp xếp cho sớm, hắn một mình đến đại trướng quân Tề chờ Thiệu Dương.
Trịnh Uyên cười nhẹ, rốt cuộc cũng hiểu được suy nghĩ mà Tuyên Minh đế không thể né tránh. Muốn nắm giữ hay buông nước Tề, bất quá cũng chỉ nằm trong lòng bàn tay của Hoàn vương. Tề Hoàn Duyên như vậy, nếu thật sự có ý định đoạt quyền thì hà cớ gì phải chừa lại cho ấu đế nửa phần cơ hội? Tiếc thay, lòng hắn không nuôi chí hướng khác. Nhưng với tài năng hừng hực ấy, dù đế vương có bao dung đến đâu đi nữa đều không thể nào cho phép một nhân vật như vậy tồn tại bên cạnh mình.
Sau đó, Trịnh Uyên nghe kể rằng, thứ khiến chư tướng nhà Tề âu lo nhất, là trong lần đầu tiên Thiệu Dương ganh đấu với Hoàn vương, là kết cuộc y sẽ thoái nhượng không hề sợ hãi, không màng bất cứ thứ gì. Sau khi hay tin Hoàn vương đến, Thiệu Dương cởi bỏ chiến giáp thay bằng thường phục, lấy thái độ học trò đến yết kiến lão sư, đồng thời dâng lên phượng phù cai quản toàn quân. Điều khiến cho những người ủng hộ Hộ Quốc Tướng quân đặc biệt bất mãn, chính là Thiệu Dương đối đãi với Hoàn vương cực kỳ cung kính cẩn thận, rất ít khi lên tiếng, thậm chí ít khi dám ngẩng đầu, hoàn toàn không có khí thế của một thống suất. Nhưng việc Thiệu Dương tự hạ thân phận, cư xử rất phải phép không khiến Hoàn vương tiếp nhận mảy may. Hắn chỉ cười nhạt bảo, tướng quân cứ cất phượng phù đi. Bản phiên đến phen này là phụng chỉ khao quân, chứ nào phải đốc quân. Những lời này biểu lộ lập trường của hắn, cũng dễ dàng vạch trần khả năng có ý đồ đằng sau sự cung kính thái quá của Thiệu Dương, khiến cho một vài tướng Tề chán nản. Thiệu Dương không hề nghĩ tới việc Hoàn vương có thái độ nể nang như thế. Y run người, thì thào nói, sở học của Thiệu Dương chẳng bì một phần vạn của điện hạ. Điện hạ nay đã đến, tất nhiên lĩnh binh. Những lời này y nói rất thành khẩn, ngay cả hai viên tướng quân Niễn Trần theo bên cạnh Hoàn vương cũng không thể không nảy sinh hảo cảm đối với người thiếu niên này. Nhưng Hoàn vương vẫn đạm nhạt nói, bệ hạ đã ra ý chỉ, tướng quân nếu thấy có việc gì hữu dụng, toàn bộ ba ngàn quân Niễn Trần đều tùy ý sai phái.
Hoàn vương nói như vậy thực ra là một sự ngầm thừa nhận với Thiệu Dương rằng hắn không có ý định đoạt quyền tranh công, cũng tiện thể ám chỉ tính chất hoàn toàn độc lập của quân khinh kỵ Niễn Trần. Kết quả, sóng to gió lớn thay đổi quyền chỉ huy toàn quân đã không xảy ra như mọi người dự liệu, việc Hoàn vương đến cũng nhẹ nhõm đi, hai bên đều tự động nhượng bộ, khiến liên quân Tề - Trịnh tiếp tục duy trì sự cân bằng. Ban đêm cùng ngày hôm đó, Trịnh Uyên cùng Vương Khải và cả Thiệu Dương đến đại trướng quân Tề thảo luận việc quân.
Sau khi bọn họ ngồi xuống, Hoàn vương mới tung cửa lều vào trong, thần thái vẫn điềm đạm như cũ. Trịnh Uyên nhác thấy so với ban ngày đứng trước ba quân, bây giờ nom hắn dễ thân cận hơn nhiều, chẳng biết là vì sao. Lúc Hoàn vương vào, ánh mắt hắn vô tình lướt qua thanh kiếm khắc hoa văn lưu vũ phượng văn trong tích tắc rồi dời đi nơi khác. Chỉ tích tắc đó thôi mà Thiệu Dương có chút quẫn bách, lặng lẽ lấy thanh kiếm khỏi án kỷ, lại đặt ở bên cạnh chân mình.
Thiệu Dương là thành tựu do chính một tay Hoàn vương bồi đắp, từ sở học cho đến suy nghĩ họ đều tương thông, lúc đàm luận tình hình chiến sự đều có sự ăn ý mà người ngoài không bì kịp. Nhưng bên dưới sự ăn ý đó ẩn giấu sự câu nệ và hổ thẹn của Thiệu Dương và sự thận trọng cẩn mật của Hoàn vương. Trịnh Uyên nhìn thấy tất cả, cậu khẽ ngạc nhiên rằng Thiệu Dương đứng trước mặt Hoàn vương so với tướng quân nghiêm túc, dũng mãnh phi thường hằng ngày có phải chăng là một? Cậu nghĩ đến thời gian Thiệu Dương ở phủ Giám quốc, Hoàn vương bận bịu chính vụ, e rằng bình thường phải tới khuya mới có chút ít rỗi rãi. Nói như vậy, hai người cũng từng đốt đuốc trò chuyện thâu đêm, dạy bao nhiêu cổ kim binh pháp. Hoàn vương ở nước Tề dù được lòng đông đảo dân chúng, nhưng hắn không phải người dễ gần. Hắn đem một đứa trẻ từ dân gian về phủ nhọc lòng dạy dỗ, có thể thấy được hắn tán tưởng Thiệu Dương đến cực điểm. Mà giờ đây, khi rốt cuộc phượng hoàng nhỏ đã sải cánh bay cao, trong lòng hai người lại ôm khúc mắc mà dò xét lòng nhau. Thay đổi như vậy, dù đạm nhạt thanh lãnh như Hoàn vương, chắc cũng đành có đôi ba phần thất vọng.
Lúc tan họp, Thiệu Dương vẫn như ngày xưa, đứng lên tiễn Hoàn vương ra khỏi trướng. Trước khi bỏ đi, Hoàn vương chợt bước chậm lại, quay sang Thiệu Dương bảo, "Ngươi nghỉ ngơi cho sớm."
Cái kẻ trước mặt người khác luôn gọi Thiệu Dương trước sau như một là "tướng quân", nay chợt sửa gọi "ngươi" lần đầu tiên. Thiệu Dương nghe mà lẩy bẩy, ngước mắt nhìn lên, thoảng chừng cũng muốn bảo điện hạ cũng nên nghỉ ngơi sớm các thứ. Nhưng cuối cùng, y chỉ gật đầu buông một tiếng, "Vâng."
Trịnh Uyên không thể không khâm phục thủ đoạn thao túng lòng người của Hoàn vương. Chỉ một câu nói nghe hời hợt như vậy liền khôi phục lại được sự tin tưởng không hề ngăn cách giữa thầy và trò, lại bộc lộ kèm theo đó sự đồng cảm quan tâm. Bất luận hai người họ từng có oán hận bất mãn, mưu ma chước quỷ gì trong quá khứ, từ nay về sau trên chốn sa trường, là nương tựa nhau mà sống chết.
-
Tảng sáng hôm sau, quân Tề mở đợt tập kích bất ngờ vào tây doanh quân ngụy. Quân Ngụy đồn trú bên sông, doanh trại phía tây ở gần liên quân Tề - Trịnh nhất, do Ninh Quốc hầu Hạ Viễn cầm quân trấn thủ. Hạ Viễn là một lão thần của nước Ngụy, từng lập không ít công trạng dưới thời Thiên Kỳ đế, từ đó được phong quan tước. Lão dụng binh trầm ổn, không ưng biến hóa, mà vì vậy lại thích hợp cứng đối kháng cứng, trường kỳ phòng thủ. Nên Ngụy Ly mới ủy nhiệm lão chưởng quản trực tiếp đại doanh phía tây, nơi đối mặt với liên quân Tề - Trịnh. Thiệu Dương dụng binh, lấy tốc độ và bất ngờ mà thành danh, nay đụng độ với Hạ Viễn lão luyện thành thục, lâm trận thì bày quân theo đội hình phương trận, lấy bất biến ứng vạn biến. Lão lại tận dụng giới hạn địa thế không thể công kích theo đường vòng, phản kháng cứng cỏi khiến không kế sách nào phá được.
Với Hạ Viễn, đợt tập kích này của quân Tề không khiến lão quá mức sợ hãi, cho rằng đó chỉ là cách nhiễu dân thường thấy lúc trước, lão chỉ dặn dò quân sĩ không được náo loạn ở đầu trận tuyến. Không ngờ, lão chưa dặn dò xong, đã nghe thấy tiếng la hét nổi lên bốn phía, khắp nơi hỗn loạn. Lão rét run, cuống cuồng ra khỏi trướng, đã thấy cơn mưa tên không biết xuất phát từ nơi nào đang trút tới, rào rào dày đặc rơi xuống từ không trung. Toàn bộ quân lính ở tây doanh đều mặc áo giáp dày trước ngực, cung tên bình thường không bắn thủng. Tuy nhiên những mũi tên từ trên trời rơi xuống này to hơn hẳn loại tên bình thường, đầu mũi tên được mài dẹp cực kỳ sắc nhọn, hơn nữa lại tăng tốc nhanh dần khi rơi từ trên trời xuống, đơn giản là đủ để xuyên qua phần mũ trụ và giáp vai khá yếu. Thực ra, quân Ngụy đã dọ thám được tin quân Tề đột kích, nhưng nghĩ rằng bọn họ phải một lúc nữa mới tới, nên bấy giờ còn đang bận bịu chuẩn bị chiến đấu. Không ngờ, quân Tề lại có thứ cung nỏ kì lạ có tầm bắn xa như vậy. Nhất thời quân Ngụy bị bắn cho tan tác, trở tay không kịp.
Quân của Hạ Viễn có kỷ luật cực nghiêm, dù tình hình đột biến đến mấy vẫn duy trì đội hình hoàn chỉnh. Có điều, cơn mưa tên dày đặc trút xuống hôm nay tựa hồ đang che kín cả một mảng trời, vun vút trút xuống, khiến họ không thể nào tránh né, cũng không biết nấp vào đâu. Cơn mưa này nom không giống do người làm ra mà cứ như dùng tà thuật. Chỉ trong chốc lát, lòng quân đại loạn, đội hình phương trận vốn là đắc ý của Hạ Viễn nay trở thành một đống hỗn độn giẫm đạp, giày xéo lên nhau. Qua chốc lát nữa, mấy ngàn kỵ binh nước Tề hất đất bụi dưới vó ngựa ập tới, quân Ngụy trong cơn hoản loạn bị đánh đến tan tác trận địa. Bộ binh nước Tề theo ngay đằng sau, nhất tề ồ ạt lao lên, say sưa chém giết.
Trong vòng chưa đầy hai canh giờ, tây doanh quân Ngụy hầu như bị nhổ cỏ tận gốc. Ninh Quốc hầu Hạ Viễn dẫn tàn quân bỏ chạy về đông. Sau bốn tháng dằng dai, cuối cùng liên quân Tề - Trịnh dựa vào trận thắng huyền thoại này mà đẩy đại quân về phía trước tận hơn hai mươi dặm, đánh cho nát bấy vòng phòng thủ phía ngoài, để bây giờ trực tiếp đối chọi với lực lượng trung tâm của quân Ngụy.
-
Cẩn Hâm đế Ngụy Ly lắng nghe Ninh Quốc hầu đứt quãng kể lại, mày khẽ chau lên. Dưới nắng sớm hanh hao, ánh mắt hắn lạnh như băng, cùng với sống mũi thẳng kéo dài đến khóe môi mỏng lạnh, khiến hắn trông như một bức tượng thần đang bừng cháy lên trong băng giá. Hắn đưa ánh mắt đang nhìn vào Hạ Viễn dời ra xa xôi, sau lại hướng về phía Viên Duẫn Đàn ở phía này, buông lời như tùy tiện: "Ngươi thấy sao?"
Viên Duẫn Đàn tựa hồ như cũng kinh sợ vì sự hoảng loạn của Hạ Viễn, im lặng một lúc mới đáp: "Thần từng nghe qua, khinh kỵ Niễn Trần nước Tề, ngoài cung tên bình thường ra còn có trường cung đặc thù, thân cung phía trước tròn, phía sau thẳng, dùng gỗ tử sam được chặt đầu mùa đông cùng một miếng gỗ tô tạo thành hai mặt trong ngoài. Cung thủ khổ luyện từ nhỏ, khi lâm trận sẽ chĩa cung lên trời mà bắn, bắn tầm xa có thể thủng cả chiến mã. Nay xem ra, quả thật có việc này ư?"
"Khinh kỵ Niễn Trần?" Ngụy Ly lặp lại lời của Viên Duẫn Đàn, trên khuôn mặt tuấn lãng không ai sánh bằng lại hiện ra một nụ cười nhẹ nhàng khiến lòng người rét lạnh, "Nói như vậy, Tề Hoàn Duyên cũng đến rồi."
Hắn đứng dậy, phất tay bảo Ninh Quốc hầu đang ứa nước mắt đầm đìa lui ra nghỉ ngơi, "Nếu đã là khinh kỵ Niễn Trần, trẫm không trách ngươi. Lão tướng quân mau chóng nghỉ ngơi đi."
Bóng dáng chật vật của Hạ Viễn dần biến mất khỏi tầm mắt, Ngụy Ly mới thu nụ cười lại, quay sang hỏi Viên Duẫn Đàn, "Ngươi có biện pháp nào phá được khinh kỵ Niễn Trần hay không?"
Viên Duẫn Đàn thảng thốt. Y biết, một khi bệ hạ đã hỏi như vậy, bình thường đã có cách phá địch. Nên y chỉ nhẹ nhàng lắc đầu, "Không có."
Một chút ý cười lóe lên trong đôi mắt Ngụy Ly, càng để lộ ra đôi ngươi màu xanh mực bình thường chẳng nhìn thấy được, "Thật ư? Trẫm cũng không có."
Không đợi Viên Duẫn Đàn đón lời, hắn lại tự ngâm nga, "Chẳng phải đã có câu "kỳ mưu diệu kế chớ xưng thần, thiên quân vạn mã sợ Niễn Trần" đó sao."
Viên Duẫn Đàn không nói gì,lẳng lặng chờ đợi Ngụy Ly chốt hạ một câu. Lòng Ngụy Ly run lên, hắn cảm thấyViên Duẫn Đàn sao mà hiểu mình quá đỗi, vì vậy nên có gì đó đáng sợ. Hắn khôngnói nhiều hơn, chỉ bước thong thả về phía cửa lều, "Một đội quân thì bất khảđánh bại. Nhưng một người, thì có thể dễ dàng chết." Hắn khựng lại giâylát, đưa tay về phía góc lều mân mê túi đựng tên, rút từ đó ra một chiếc tênđuôi lông vũ, mỉm cười nhìn về phía Viên Duẫn Đàn. Giọng hắn chỉ đều đều, màđôi mắt thì buốt sắc như băng, "Nếu Tề Hoàn Duyên chết, Niễn Trần tự bại."
_________
Nước Ngụy tiếp giáp biển đông, quanh năm không có tuyết. Dù giữa mùa đông, ngẫu nhiên cũng chỉ có đôi ba cơn mưa phùn lạnh lẽo rơi kín áo mặc rét của những người đi đường, đông cứng những hạt trai, sau đó cũng không tan đi. Thời niên thiếu, Ngụy Ly thích xem trời như thế là mưa tuyết. Có lần hắn từng kéo Trịnh Uyên và Viên Duẫn Đàn dạo bước trong vườn mai ở Đông Cung, vịn một cành cây xanh thẫm đọng những hạt nước đông cứng xuống ngắm nghía, sau đó nghiêng đầu nhìn hai người kia, bảo ai nói rằng Ngụy quốc trước giờ cũng không có tuyết? Đây chính là tuyết của Ngụy quốc chúng ta! Viên Duẫn Đàn chỉ cười, không đáp. Nhưng Trịnh Uyên vẫn còn nhớ màu xanh lụa là thuở ấy, quầng sáng bạc quanh nhánh cây xoắn xuýt, cành thưa thớt, nhụy lặng yên, trên chồi hoa nhọn là một màu xanh dập dờn chực nở, làn nền cho những nụ hoa vừa xòe ra trắng ngần, cô độc, đẹp đẽ, nhưng đó không phải là màu trắng xóa của tuyết.
Nhưng Ngụy Ly cứ đứng đó, dưới gốc hàn mai như tuyết.
Từ đó về sau, Trịnh Uyên cũng quen gọi khí trời như thế là "mưa tuyết". Mà một đạo chiếu thư từ Tuyên Minh Đế, thứ sẽ xoay chuyển triệt để chiến cuộc ngày sau, đã khoan thai mà đến trong cơn mưa tuyết tầm tã đầu tiên của mùa đông năm ấy.
-
Mồng tám tháng mười một, năm Tề Tuyên Minh thứ bảy, trong lúc liên quân Tề - Trịnh lâm vào cảnh không còn đường xoay sở, bất ngờ Thiệu Dương nhận được ý chỉ từ Tuyên Minh Đế, ra lệnh cho hoàng thúc Tề Hoàn Duyên dẫn Khinh kỵ Niễn Trần đến La Độ khao quân.
Nếu khắp Lục Quốc có một đội quân nào khả dĩ đơn độc đối kháng với quân Báo Đằng dũng mãnh của nước Ngụy, đó chỉ có thể là Khinh kỵ Niễn Trần, do ba ngàn kị binh hình thành, từ xa xưa đã do vương thất nhà Tề tự mình thống lĩnh. Khinh kỵ Niễn Trần là bộ phận binh mã duy nhất ở nước Tề nằm ngoài phạm vi quản hạt của Thiệu Dương. Trong lịch sử quân sự nước Tề, mỗi lần đội kị binh tinh nhuệ này xuất hiện, thông thường đều gắn liền với việc đế vương nhà Tề ngự giá thân chinh.
Cũng tương tự, nếu nói rằng tại nước Tề còn có một ai đó đủ khả năng làm lung lay hay thay thế được vị trí của Thiệu Dương ở trong quân, cũng chỉ có thể là hoàng thúc của Tuyên Minh Đế, người quản hạt quân Khinh kỵ Niễn Trần đến tận nay - Hoàn vương Tề Hoàn Duyên.
Sau khi Thiệu Dương rơi vào thế giằng co với quân Ngụy được vài tháng, Tuyên Minh đế đã huy động những lực lượng cuối cùng, sai sử Hoàn vương đang đóng ở Dao Kinh đến La Độ. Quyết định được ăn cả, ngã về không này trông có vẻ hợp tình hợp lý, thực chất lại nằm ngoài dự liệu của tất cả mọi người. Không ai chắc chắn được rằng ba ngàn khinh kỵ dũng mãnh phi thường như thiên binh thiên tướng được người ta đồn thổi sẽ có thể hoán chuyển thế cờ như thế nào ngoài chiến trận. Mà quan hệ song phương cùng thống suất cân bằng một cách mỏng manh của hai bên Tề - Trịnh, vì sự việc Hoàn vương sắp nhập cuộc mà nảy sinh những vấn đề đáng suy ngẫm.
-
Hôm ấy, vào buổi xế chiều mờ nắng, mưa tuyết lất phất rơi, phủ một lớp màng mềm mại lên toàn bộ chiến trường, cũng chắn ngang giữa quân đội hai nước Ngụy - Trịnh không đội trời chung. Theo tin tức gốc, vào buổi tinh mơ ngày Hoàn vương đến, khi trời còn chưa hửng sáng, Thiệu Dương đã rời khỏi đại trướng, duyệt quân ngũ thêm một lần nữa. Đối với việc Hoàn vương đang đến, Thiệu Dương vẫn theo nếp cũ, không hề tỏ biểu lộ nào thừa thãi, lặng lẽ thao luyện đại quân Tề - Trịnh đến khi đạt tình trạng thỏa mãn nhất mới thôi. Nhìn bề ngoài, hành động này chẳng qua cũng chỉ là theo thói quen mà làm. Nhưng quân lính dù có mông muội tới mức nào đi nữa đều có thể cảm giác được việc Hoàn vương dẫn Khinh kỵ Niễn Trần đến chắc chắn sẽ phá vỡ được trạng thái giằng co giữa hai bờ chiến tuyến hiện nay. Và dễ như trở bàn tay, việc này sẽ lập tức cuốn bốn mươi vạn đại quân vào cơn lũ chiến tranh dữ dội đến phong vân biến sắc. Còn việc Thiệu Dương làm hôm nay, chính là chuẩn bị lần cuối cùng cho trận tinh phong huyết vũ sắp sửa ập tới.
Tuy nhiên, suy luận đơn giản này từ lâu đã trở nên phức tạp, là vì mối quan hệ đặc biệt giữa Thiệu Dương và Hoàn vương. Thiệu Dương sinh ra là thường dân, mười hai tuổi vào Dao Kinh, mười lăm tuổi theo quân ra trận, trong ba năm ấy y đều ở trong phủ Giám quốc học tập quân thư binh pháp. Có người còn nói do đích thân Hoàn vương dạy dỗ y. Dù sau này Thiệu Dương được phong tướng, được tự dẫn quân đánh trận, mối quan hệ giữa y và Hoàn vương - tức kẻ nắm thực quyền chi phối vào thời điểm đó, còn sâu sắc hơn so với Tuyên Minh đế bội phần. Tình trạng này đã bắt đầu thay đổi từ sau khi Hoàn vương giao trả triều chính, vì Tuyên Minh đế quá khôn ngoan. Vào thời điểm đó, Thiệu Dương cũng trưởng thành, là một đại tướng quân có thể tự mình cáng đáng công việc, vì nước Tề lập xiết bao chiến công huy hoàng. Có thể nói rằng chính Hoàn vương đã đem toàn bộ tâm huyết ra một tay bồi dưỡng Thiệu Dương, cho y trưởng thành dưới sự che chở của mình, để rồi khi y vừa đủ lông đủ cánh thì trở thành vũ khí lợi hại nhất mà Tuyên Minh đế dùng để khắc chế Hoàn vương.
Điều có thể chắc chắn được, là Thiệu Dương không hề mong muốn nhìn thấy kết quả như thế. Trong thời kỳ tôn sư trọng đạo như Lục Quốc, một người chính trực, lễ nghĩa như Thiệu Dương, dù có cảm kích trọng thị Tuyên Minh đế đến đâu chăng nữa cũng nhất quyết không muốn đứng ở phía chống đối lại người thầy đã dạy dỗ mình. Y không muốn dùng bất cứ một phương cách gì có thể gây bất lợi đến Hoàn vương. Nhưng cũng như biết bao người từng bị cuốn vào vòng xoáy chốn cung đình, vị tướng quân trẻ tuổi trên lưng gánh vác biết bao kỳ vọng và tín nhiệm của Tuyên Minh đế, vẫn luôn thân bất do kỷ.
Vì vậy, Trịnh Uyên cố gắng phỏng đoán suy nghĩ của Thiệu Dương lúc này. Một mặt, Hoàn vương không thể nghi ngờ gì chính là người mà Thiệu Dương kính trọng, tôn sùng nhất thời niên thiếu. Dù Thiệu Dương có đồng ý thừa nhận hay không, sự tham dự của Hoàn vương vào chiến cuộc chắc chắn sẽ đem tới cho hắn lòng tin, cũng như khát khao chiến thắng. Mặt khác, việc này cũng gây ra xung đột trực tiếp, tranh đoạt quyền lực với Hoàn vương, cũng trở thành thách thức lớn nhất mà y phải đối mặt trên con đường hoạn lộ cho đến tận bây giờ vẫn thênh thang thuận lợi.
Trịnh Uyên nhẹ thở dài. Cậu tò mò, hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào mới có thể tôi luyện cho một Tề Tuyên Minh chưa đầy mười tám tuổi một tâm cơ đảm phách nhường vậy. Tuyên Minh đế hiểu rất rõ nhược điểm trọng tình trọng nghĩa của Thiệu Dương, do đó hắn cố tình mượn cơ hội này để sắp xếp một sự đối kháng thoạt nhìn qua tưởng rất cân bằng, hợp lý giữa Hoàn vương và Thiệu Dương, khiến cho y không thể lùi bước được nữa. Tuyên Minh đế thấu rõ lòng người, hắn hiểu được rằng chỉ khi Thiệu Dương có thể thắng trong vòng vây tranh đấu trực diện và không nhân nhượng này, y mới có đủ tài cán để hoàn toàn thay đế địa vị huyền thoại của Hoàn vương trong quân đội cũng như trong lòng dân chúng. Cùng lúc đó, tuy hắn để Hoàn vương mang toàn bộ quân Khinh kỵ Niễn Trần đến trợ chiến, nhưng chỉ trên danh nghĩa khao quân. Có như vậy, Thiệu Dương mới duy trì được địa vị thống suất quân đội không thể bài bác, còn có thể mượn lực lượng không thể khinh thường của Hoàn vương mà vẫn khống chế được Hoàn vương mọi nơi, mọi lúc. Tuyên Minh đế Tề Hiển Dương, sau rất nhiều nhẫn nại tìm phương cách, cuối cùng quyết định lợi dụng cuộc chiến tranh liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của nước Tề, để trừ khử triệt để người hoàng thúc mà hắn từng dựa dẫm vào hơn bất kỳ ai khác, để một tay trục bỏ Hoàn vương Tề Hoàn Duyên ra khỏi nước Tề một thời thịnh thế.
Ngặt nỗi, trên chiến trường thắng hay thua phân định chỉ trong khoảnh khắc, trí tuệ chỉ quyết định ba phần, còn lại phải dựa vào bảy phần vận khí. C ũng có khi đây chính là cơ hội cho Hoàn vương tái xác lập uy vọng của hắn. Nếu thực là Hoàn vương nghĩ được cách phá trận quân Ngụy, lập nên công lao sự nghiệp của cả đời người, như vậy mấy năm vất vả trù tính, hao tâm tổn trí đề bạt Thiệu Dương của Tuyên Minh đế sẽ bị hủy hoại chỉ trong tích tắc.
Đây là một ván cá cược để làm chủ giang sơn xã tắc. Thứ đem ra đặc cược, không gì khác chính là anh danh ngàn đời của một con người.
Tuyên Minh đế là như thế. Mà Ngụy Ly, cũng như thế.
Còn cậu, Trịnh Uyên, cho đến cùng có là gì đâu?
Lồng ngực Trịnh Uyên run lên, cậu theo thói quen định lấy chiếc khăn lụa trong lòng ra. Đúng lúc này, nghe thấy có ai đó bẩm báo từ ngoài trướng, nói Hoàn vương nước Tề đã dẫn quân tới, không thấy Thiệu Tướng quân, bấy giờ đang đứng hầu bên ngoài lều chủ soái.
Trịnh Uyên cười mai mỉa. Về binh pháp chiến lược, Thiệu Dương chắc chắn đã trò giỏi hơn thầy. Nhưng luận về lòng dạ thủ đoạn, thiếu niên quanh năm chinh chiến bên ngoài há có thể nào đọ được Hoàn vương? Tề Hoàn Duyên thông minh như vậy, cớ gì không hiểu được ý định ngoan tuyệt của Tuyên Minh đế? Những nước cờ trong quá khứ của Tuyên Minh Đế, hắn đều lần lượt lùi bước nhượng bộ. Hôm nay, hắn phụng chiếu lĩnh binh đến đây, nửa phần là vì sự tồn vong của nước nhà, nữa phần là vì muốn lùi cũng chẳng còn đường lùi nữa. Hoàn vương là thân vương, địa vị tôn quý phi thường. Thiệu Dương án theo lễ mà sắp xếp cho hắn chờ ở giữa đại doanh. Hôm nay hắn biết rõ Thiệu Dương đang ở bên ngoài đốc quân thao diễn, nhưng vẫn cương quyết muốn tới sớm đến nửa ngày, rõ ràng là muốn để cho vị tướng quân kia xấu hổ không kịp trở tay.
Trịnh Uyên tất nhiên còn nhớ rõ, năm xưa điều cốt lõi khiến Ngụy Ly quyết tâm đoạt Trịnh diệt Tề chính là Hoàn vương nước Tề. Ngụy Ly từng nói với hắn, nếu Tề Hoàn Duyên tồn tại, nước Ngụy không thể nào không lo lắng. Chưa đầy mười năm, nếu không phải Ngụy diệt Tề, sẽ là Tề diệt Ngụy. Cân nhắc lợi hại, chẳng bằng cứ đánh phủ đầu trước. Mà phụ hoàng Ninh Vũ đế luôn luôn thận trọng của cậu, khi xưa gặp gỡ Tề Hoàn Duyên, cũng ngay lập tức hạ quyết tâm đính hôn liên Tề chống Ngụy, không chút do dự nào.
Một Tề Hoàn Duyên như thế, rốt cuộc hôm nay Trịnh Uyên cũng gặp được rồi.
Trịnh Uyên dẫn theo bộ hạ kéo cửa lều ra ngoài, mưa cũng vừa ngớt hạt, trời hửng sáng lạnh lẽo. Cậu thấy một vùng đầy ngựa trắng hùng dũng nghiêm nghị đang đứng phía trước, hoàn toàn im lặng. Bên hông ngựa đeo những chiếc trường cung bằng tử sam sơn đen bóng, hắt loang loáng cái nắng hanh hao yếu ớt của mùa đông. Sau một ngày có mưa tuyết rơi tầm tã, trên mặt đất từ sớm đã trở nên lầy lội không chịu được. Khinh kỵ Niễn Trần hành quân ngay cả trong đêm tối, nhưng trên thân ngựa không có lấy một vết bùn. Ba ngàn kị binh cũng không đứng chơi, tất cả đều đeo túi qua vai, đứng nghiêm trang bên cạnh ngựa. Bọn họ thấy Trịnh Uyên, biết cậu là hoàng đế nước Trịnh nhưng không buồn hành lễ, chỉ đồng loạt lùi về sau ba bước, cả người lẫn ngựa đều im lìm như cũ.
Tề Hoàn Duyên đứng trước đội quân, cũng mặc áo trắng, đi giày nhẹ như bọn họ. Không ngờ hắn còn trẻ tuổi như vậy, nom chắc cũng xấp xỉ tuổi Ngụy Ly, nhiều nhất cũng chỉ lớn hơn Thiệu Dương chừng bảy, tám tuổi là cùng. Ngũ quan của hắn không phải là quá phô trương, nét mặt cũng rất đỗi bình thản, nhưng hắn có một đôi mắt phượng sắc lạnh vô cùng, một đôi mắt có thể thu hút mọi người phải chú ý. Đôi đồng tử ấy uyên thanh ngọc khiết, trong sự tinh tường để lộ cái tôn quý ưu nhã bậc nhất. Điều này khiến hắn không giống một võ tướng lĩnh binh đánh trận, cũng không giống văn thần chữ nghĩa nhanh như rồng rắn, thậm chí còn không có vết tích của kẻ đã tắm mình chốn quan trường nhiều năm. Ngược lại, hắn khiến Trịnh Uyên nhớ tới một vầng trăng soi sáng núi non, nơi không một bóng người, bên trong cái đạm nhạt xa xôi ấy ẩn chứa khí độ có thể tùy ý giữ hay buông thiên hạ.
Trịnh Uyên chỉ nghe thấy có một viên tướng quân Trịnh than thở phía sau: Giỏi cho một nam tử thanh ngạo, toàn thân khí phách.
Tề Hoàn Duyên hành lễ, ân cần thăm hỏi Trịnh Uyên. Trịnh Uyên cũng đáp lễ hắn. Tất cả chỉ như diễn dịch trên đài, được Hoàn vương diễn ra một màn khéo léo như nước chảy mây trôi, lại khiến người ta không thể đến gần. Sau vài câu trò chuyện, hắn liền bảo ba ngàn khinh kỵ tự sắp xếp cho sớm, hắn một mình đến đại trướng quân Tề chờ Thiệu Dương.
Trịnh Uyên cười nhẹ, rốt cuộc cũng hiểu được suy nghĩ mà Tuyên Minh đế không thể né tránh. Muốn nắm giữ hay buông nước Tề, bất quá cũng chỉ nằm trong lòng bàn tay của Hoàn vương. Tề Hoàn Duyên như vậy, nếu thật sự có ý định đoạt quyền thì hà cớ gì phải chừa lại cho ấu đế nửa phần cơ hội? Tiếc thay, lòng hắn không nuôi chí hướng khác. Nhưng với tài năng hừng hực ấy, dù đế vương có bao dung đến đâu đi nữa đều không thể nào cho phép một nhân vật như vậy tồn tại bên cạnh mình.
Sau đó, Trịnh Uyên nghe kể rằng, thứ khiến chư tướng nhà Tề âu lo nhất, là trong lần đầu tiên Thiệu Dương ganh đấu với Hoàn vương, là kết cuộc y sẽ thoái nhượng không hề sợ hãi, không màng bất cứ thứ gì. Sau khi hay tin Hoàn vương đến, Thiệu Dương cởi bỏ chiến giáp thay bằng thường phục, lấy thái độ học trò đến yết kiến lão sư, đồng thời dâng lên phượng phù cai quản toàn quân. Điều khiến cho những người ủng hộ Hộ Quốc Tướng quân đặc biệt bất mãn, chính là Thiệu Dương đối đãi với Hoàn vương cực kỳ cung kính cẩn thận, rất ít khi lên tiếng, thậm chí ít khi dám ngẩng đầu, hoàn toàn không có khí thế của một thống suất. Nhưng việc Thiệu Dương tự hạ thân phận, cư xử rất phải phép không khiến Hoàn vương tiếp nhận mảy may. Hắn chỉ cười nhạt bảo, tướng quân cứ cất phượng phù đi. Bản phiên đến phen này là phụng chỉ khao quân, chứ nào phải đốc quân. Những lời này biểu lộ lập trường của hắn, cũng dễ dàng vạch trần khả năng có ý đồ đằng sau sự cung kính thái quá của Thiệu Dương, khiến cho một vài tướng Tề chán nản. Thiệu Dương không hề nghĩ tới việc Hoàn vương có thái độ nể nang như thế. Y run người, thì thào nói, sở học của Thiệu Dương chẳng bì một phần vạn của điện hạ. Điện hạ nay đã đến, tất nhiên lĩnh binh. Những lời này y nói rất thành khẩn, ngay cả hai viên tướng quân Niễn Trần theo bên cạnh Hoàn vương cũng không thể không nảy sinh hảo cảm đối với người thiếu niên này. Nhưng Hoàn vương vẫn đạm nhạt nói, bệ hạ đã ra ý chỉ, tướng quân nếu thấy có việc gì hữu dụng, toàn bộ ba ngàn quân Niễn Trần đều tùy ý sai phái.
Hoàn vương nói như vậy thực ra là một sự ngầm thừa nhận với Thiệu Dương rằng hắn không có ý định đoạt quyền tranh công, cũng tiện thể ám chỉ tính chất hoàn toàn độc lập của quân khinh kỵ Niễn Trần. Kết quả, sóng to gió lớn thay đổi quyền chỉ huy toàn quân đã không xảy ra như mọi người dự liệu, việc Hoàn vương đến cũng nhẹ nhõm đi, hai bên đều tự động nhượng bộ, khiến liên quân Tề - Trịnh tiếp tục duy trì sự cân bằng. Ban đêm cùng ngày hôm đó, Trịnh Uyên cùng Vương Khải và cả Thiệu Dương đến đại trướng quân Tề thảo luận việc quân.
Sau khi bọn họ ngồi xuống, Hoàn vương mới tung cửa lều vào trong, thần thái vẫn điềm đạm như cũ. Trịnh Uyên nhác thấy so với ban ngày đứng trước ba quân, bây giờ nom hắn dễ thân cận hơn nhiều, chẳng biết là vì sao. Lúc Hoàn vương vào, ánh mắt hắn vô tình lướt qua thanh kiếm khắc hoa văn lưu vũ phượng văn trong tích tắc rồi dời đi nơi khác. Chỉ tích tắc đó thôi mà Thiệu Dương có chút quẫn bách, lặng lẽ lấy thanh kiếm khỏi án kỷ, lại đặt ở bên cạnh chân mình.
Thiệu Dương là thành tựu do chính một tay Hoàn vương bồi đắp, từ sở học cho đến suy nghĩ họ đều tương thông, lúc đàm luận tình hình chiến sự đều có sự ăn ý mà người ngoài không bì kịp. Nhưng bên dưới sự ăn ý đó ẩn giấu sự câu nệ và hổ thẹn của Thiệu Dương và sự thận trọng cẩn mật của Hoàn vương. Trịnh Uyên nhìn thấy tất cả, cậu khẽ ngạc nhiên rằng Thiệu Dương đứng trước mặt Hoàn vương so với tướng quân nghiêm túc, dũng mãnh phi thường hằng ngày có phải chăng là một? Cậu nghĩ đến thời gian Thiệu Dương ở phủ Giám quốc, Hoàn vương bận bịu chính vụ, e rằng bình thường phải tới khuya mới có chút ít rỗi rãi. Nói như vậy, hai người cũng từng đốt đuốc trò chuyện thâu đêm, dạy bao nhiêu cổ kim binh pháp. Hoàn vương ở nước Tề dù được lòng đông đảo dân chúng, nhưng hắn không phải người dễ gần. Hắn đem một đứa trẻ từ dân gian về phủ nhọc lòng dạy dỗ, có thể thấy được hắn tán tưởng Thiệu Dương đến cực điểm. Mà giờ đây, khi rốt cuộc phượng hoàng nhỏ đã sải cánh bay cao, trong lòng hai người lại ôm khúc mắc mà dò xét lòng nhau. Thay đổi như vậy, dù đạm nhạt thanh lãnh như Hoàn vương, chắc cũng đành có đôi ba phần thất vọng.
Lúc tan họp, Thiệu Dương vẫn như ngày xưa, đứng lên tiễn Hoàn vương ra khỏi trướng. Trước khi bỏ đi, Hoàn vương chợt bước chậm lại, quay sang Thiệu Dương bảo, "Ngươi nghỉ ngơi cho sớm."
Cái kẻ trước mặt người khác luôn gọi Thiệu Dương trước sau như một là "tướng quân", nay chợt sửa gọi "ngươi" lần đầu tiên. Thiệu Dương nghe mà lẩy bẩy, ngước mắt nhìn lên, thoảng chừng cũng muốn bảo điện hạ cũng nên nghỉ ngơi sớm các thứ. Nhưng cuối cùng, y chỉ gật đầu buông một tiếng, "Vâng."
Trịnh Uyên không thể không khâm phục thủ đoạn thao túng lòng người của Hoàn vương. Chỉ một câu nói nghe hời hợt như vậy liền khôi phục lại được sự tin tưởng không hề ngăn cách giữa thầy và trò, lại bộc lộ kèm theo đó sự đồng cảm quan tâm. Bất luận hai người họ từng có oán hận bất mãn, mưu ma chước quỷ gì trong quá khứ, từ nay về sau trên chốn sa trường, là nương tựa nhau mà sống chết.
-
Tảng sáng hôm sau, quân Tề mở đợt tập kích bất ngờ vào tây doanh quân ngụy. Quân Ngụy đồn trú bên sông, doanh trại phía tây ở gần liên quân Tề - Trịnh nhất, do Ninh Quốc hầu Hạ Viễn cầm quân trấn thủ. Hạ Viễn là một lão thần của nước Ngụy, từng lập không ít công trạng dưới thời Thiên Kỳ đế, từ đó được phong quan tước. Lão dụng binh trầm ổn, không ưng biến hóa, mà vì vậy lại thích hợp cứng đối kháng cứng, trường kỳ phòng thủ. Nên Ngụy Ly mới ủy nhiệm lão chưởng quản trực tiếp đại doanh phía tây, nơi đối mặt với liên quân Tề - Trịnh. Thiệu Dương dụng binh, lấy tốc độ và bất ngờ mà thành danh, nay đụng độ với Hạ Viễn lão luyện thành thục, lâm trận thì bày quân theo đội hình phương trận, lấy bất biến ứng vạn biến. Lão lại tận dụng giới hạn địa thế không thể công kích theo đường vòng, phản kháng cứng cỏi khiến không kế sách nào phá được.
Với Hạ Viễn, đợt tập kích này của quân Tề không khiến lão quá mức sợ hãi, cho rằng đó chỉ là cách nhiễu dân thường thấy lúc trước, lão chỉ dặn dò quân sĩ không được náo loạn ở đầu trận tuyến. Không ngờ, lão chưa dặn dò xong, đã nghe thấy tiếng la hét nổi lên bốn phía, khắp nơi hỗn loạn. Lão rét run, cuống cuồng ra khỏi trướng, đã thấy cơn mưa tên không biết xuất phát từ nơi nào đang trút tới, rào rào dày đặc rơi xuống từ không trung. Toàn bộ quân lính ở tây doanh đều mặc áo giáp dày trước ngực, cung tên bình thường không bắn thủng. Tuy nhiên những mũi tên từ trên trời rơi xuống này to hơn hẳn loại tên bình thường, đầu mũi tên được mài dẹp cực kỳ sắc nhọn, hơn nữa lại tăng tốc nhanh dần khi rơi từ trên trời xuống, đơn giản là đủ để xuyên qua phần mũ trụ và giáp vai khá yếu. Thực ra, quân Ngụy đã dọ thám được tin quân Tề đột kích, nhưng nghĩ rằng bọn họ phải một lúc nữa mới tới, nên bấy giờ còn đang bận bịu chuẩn bị chiến đấu. Không ngờ, quân Tề lại có thứ cung nỏ kì lạ có tầm bắn xa như vậy. Nhất thời quân Ngụy bị bắn cho tan tác, trở tay không kịp.
Quân của Hạ Viễn có kỷ luật cực nghiêm, dù tình hình đột biến đến mấy vẫn duy trì đội hình hoàn chỉnh. Có điều, cơn mưa tên dày đặc trút xuống hôm nay tựa hồ đang che kín cả một mảng trời, vun vút trút xuống, khiến họ không thể nào tránh né, cũng không biết nấp vào đâu. Cơn mưa này nom không giống do người làm ra mà cứ như dùng tà thuật. Chỉ trong chốc lát, lòng quân đại loạn, đội hình phương trận vốn là đắc ý của Hạ Viễn nay trở thành một đống hỗn độn giẫm đạp, giày xéo lên nhau. Qua chốc lát nữa, mấy ngàn kỵ binh nước Tề hất đất bụi dưới vó ngựa ập tới, quân Ngụy trong cơn hoản loạn bị đánh đến tan tác trận địa. Bộ binh nước Tề theo ngay đằng sau, nhất tề ồ ạt lao lên, say sưa chém giết.
Trong vòng chưa đầy hai canh giờ, tây doanh quân Ngụy hầu như bị nhổ cỏ tận gốc. Ninh Quốc hầu Hạ Viễn dẫn tàn quân bỏ chạy về đông. Sau bốn tháng dằng dai, cuối cùng liên quân Tề - Trịnh dựa vào trận thắng huyền thoại này mà đẩy đại quân về phía trước tận hơn hai mươi dặm, đánh cho nát bấy vòng phòng thủ phía ngoài, để bây giờ trực tiếp đối chọi với lực lượng trung tâm của quân Ngụy.
-
Cẩn Hâm đế Ngụy Ly lắng nghe Ninh Quốc hầu đứt quãng kể lại, mày khẽ chau lên. Dưới nắng sớm hanh hao, ánh mắt hắn lạnh như băng, cùng với sống mũi thẳng kéo dài đến khóe môi mỏng lạnh, khiến hắn trông như một bức tượng thần đang bừng cháy lên trong băng giá. Hắn đưa ánh mắt đang nhìn vào Hạ Viễn dời ra xa xôi, sau lại hướng về phía Viên Duẫn Đàn ở phía này, buông lời như tùy tiện: "Ngươi thấy sao?"
Viên Duẫn Đàn tựa hồ như cũng kinh sợ vì sự hoảng loạn của Hạ Viễn, im lặng một lúc mới đáp: "Thần từng nghe qua, khinh kỵ Niễn Trần nước Tề, ngoài cung tên bình thường ra còn có trường cung đặc thù, thân cung phía trước tròn, phía sau thẳng, dùng gỗ tử sam được chặt đầu mùa đông cùng một miếng gỗ tô tạo thành hai mặt trong ngoài. Cung thủ khổ luyện từ nhỏ, khi lâm trận sẽ chĩa cung lên trời mà bắn, bắn tầm xa có thể thủng cả chiến mã. Nay xem ra, quả thật có việc này ư?"
"Khinh kỵ Niễn Trần?" Ngụy Ly lặp lại lời của Viên Duẫn Đàn, trên khuôn mặt tuấn lãng không ai sánh bằng lại hiện ra một nụ cười nhẹ nhàng khiến lòng người rét lạnh, "Nói như vậy, Tề Hoàn Duyên cũng đến rồi."
Hắn đứng dậy, phất tay bảo Ninh Quốc hầu đang ứa nước mắt đầm đìa lui ra nghỉ ngơi, "Nếu đã là khinh kỵ Niễn Trần, trẫm không trách ngươi. Lão tướng quân mau chóng nghỉ ngơi đi."
Bóng dáng chật vật của Hạ Viễn dần biến mất khỏi tầm mắt, Ngụy Ly mới thu nụ cười lại, quay sang hỏi Viên Duẫn Đàn, "Ngươi có biện pháp nào phá được khinh kỵ Niễn Trần hay không?"
Viên Duẫn Đàn thảng thốt. Y biết, một khi bệ hạ đã hỏi như vậy, bình thường đã có cách phá địch. Nên y chỉ nhẹ nhàng lắc đầu, "Không có."
Một chút ý cười lóe lên trong đôi mắt Ngụy Ly, càng để lộ ra đôi ngươi màu xanh mực bình thường chẳng nhìn thấy được, "Thật ư? Trẫm cũng không có."
Không đợi Viên Duẫn Đàn đón lời, hắn lại tự ngâm nga, "Chẳng phải đã có câu "kỳ mưu diệu kế chớ xưng thần, thiên quân vạn mã sợ Niễn Trần" đó sao."
Viên Duẫn Đàn không nói gì,lẳng lặng chờ đợi Ngụy Ly chốt hạ một câu. Lòng Ngụy Ly run lên, hắn cảm thấyViên Duẫn Đàn sao mà hiểu mình quá đỗi, vì vậy nên có gì đó đáng sợ. Hắn khôngnói nhiều hơn, chỉ bước thong thả về phía cửa lều, "Một đội quân thì bất khảđánh bại. Nhưng một người, thì có thể dễ dàng chết." Hắn khựng lại giâylát, đưa tay về phía góc lều mân mê túi đựng tên, rút từ đó ra một chiếc tênđuôi lông vũ, mỉm cười nhìn về phía Viên Duẫn Đàn. Giọng hắn chỉ đều đều, màđôi mắt thì buốt sắc như băng, "Nếu Tề Hoàn Duyên chết, Niễn Trần tự bại."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.