Chương 13: Hứa gia
Phong Hoa Tuyết Nguyệt
01/03/2020
- Chú H, tre nhà
chú đúng là tre tốt. Có hai " tôi " này về đóng giàn, thì cứ phải gọi
là đến đời con của con của cháu chắc vẫn còn như mới. Ha ha!.
- Cậu cứ nói quá!. Chủ tốt đương nhiên tre phải tốt rồi. Khà khà!. - ông cười tít mắt lại.
Khanh đặt hai cây tre nước vỏ xanh biếc xuống sân, đưa tay áo quệt mồ hôi. Thấy vậy, ông vẫy anh ta vào nhà ngồi nghỉ. Hai người, một già một trẻ ngồi bên bàn nước, trên bàn chỉ có ấm nước chè khô, đó vậy mà trông thi vị vô cùng. Khanh ngồi dựa lưng vào thành ghế, nhìn thấy bộ ấm chén, bèn với tay ra nhấc lên xtôi. Vẻ mặt thích thú. Cậu ta vừa quan sát vừa nói:
- Ái chà, chú H có bộ chén trà đẹp quá!.
- À, cái này là của ông cụ thân sinh ra bà nhà tôi để lại. Tôi cũng không rõ lắm, thấy bà nó kể là đồ của ông cụ, cụ dặn là để dùng trong nhà, giữ gìn cẩn thận. Còn một cái bình cắm hoa nữa, kia kìa. - ông vừa kể vừa chỉ tay về phía kệ tủ gỗ để cái tivi. Một cái bình củ tỏi cỡ vừa màu trắng được đặt bên cạnh.
Khanh ngoái cổ lại nhìn theo. Cậu ta càng tỏ ra hứng thú hơn, liền đứng dậy ra tận chỗ cái bình nhấc nó lên xtôi. kì thực bề ngoài cái bình khá đơn giản. Dáng củ tỏi, thân phình to, bầu bầu, thắt dần lại về phía miệng. Nước men của nó không quá bóng, không quá mịn và trơn như đồ gốm sứ thông thường. Lại không phải một màu trắng ngà mà là trắng hơi xám, điểm li ti những đốm đen. Trên thân bình vẽ màu một vị cổ nhân Trung Hoa. Khanh xoay ngang xoay dọc cái bình rồi luyên thuyên nói:
- Ông nội cháu khoái mấy món đồ cổ này lắm, nhất là những đồ nguồn gốc từ Trung Quốc xưa, quê nội của cháu. Hình như hình vẽ vị cổ nhân này cháu có xtôi qua trong nhật ký của ông nội rồi. Để xtôi nào, là Hán Chung Ly!. Đúng rồi, Hán Chung Ly trong sách của cụ Vương Hồng Sển. Còn gọi là Chung Ly Quyền, một trong Bát tiên. Tay cầm phất chủ là bảo bối, khi vượt biển thả xuống nước đi thoăn thoắt. Ha ha. Nét vẽ thanh thoát, bay bổng quá. Đúng là đồ quý!.
Ông nội tôi nghe cậu ta giải thích thì lắc đầu cười phào:
- Hà, tôi không sành mấy lĩnh vực này lắm. Tiện cái là, có cái bình cắm hoa ngày rằm, ngày lễ cho nó tươm tất cậu ạ.
Quả thực, cả nhà tôi, đời các cố nội, ngoại thì tôi không rõ, chứ từ đời ông nội tôi trở đi thì hiểu biết về văn hoá Trung Hoa không được rộng lắm. Sử mình chưa tinh huống hồ sử nước khác. Tôi chỉ biết một chuyện, là cố nội tôi khi dựng nhà cho ông bà thì có dùng chữ nho hay chữ hán gì đấy, đại loại là không phải chữ quốc ngữ, để viết lên một số mái kèo, dui, mè của ngôi nhà. Tôi đoán là để đánh dấu hoặc ghi mốc thời gian ngôi nhà được xây nên. Còn mục đích và công dụng cụ thể ra sao thì tôi không được biết. Tuy nhiên, cũng xin nói trước cho các bác biết là chuyện này có liên quan đến " vụ việc " li kì mà ông Bà nội đang gặp phải. Sau này sẽ rõ.
Lúc này, Khanh đã quay lại bàn nước, đang từ từ nhấp một ngụm chè. Cậu ta đột nhiên im lặng, ánh mắt thâm sâu, rồi quay ra nhìn về phía vườn cây. Sau đó mới đằng hắng:
- Chú H này, nhà chú T đi đâu sao nãy cháu ngó qua, thấy cửa nẻo khoá im lìm thế chú nhỉ?.
- À, hai người nhà bên đó mới đi xuống tỉnh khám bệnh chiều qua rồi. Nghe bà nhà tôi nói chú T bị đau lưng, sưng một cục thì phải.
- Vậy ạ?. Thế cô P thì sao chú?. Có đau ốm gì không?.
- Hả?. À, tôi cũng không rõ, dạo nay không thấy hai cô chú đó ra ngõ chơi, nhà tôi thì cũng bận, thành thử... Haizz, " gần nhà xa ngõ " là thế.
Ông tôi vừa phân trần vừa rót thêm nước chè vào chén của Khanh. không hiểu tại sao cậu ta lại hỏi như vậy. Khanh không nói gì chỉ khẽ gật đầu. Anh ta chỉnh tư thế, ngồi nghiêm chỉnh lại, hai tay đan vào nhau chống trên đùi rồi tiếp lời:
- Chú H này, hơi đường đột nhưng cho cháu hỏi là dạo gần đây, trong nhà chú có xảy ra việc gì không bình thường không?. - Khanh hơi nheo mắt, giọng nhỏ nhẹ thăm dò.
- Hả...?. Sao… tự nhiên cậu lại hỏi tôi thế???.
Ông tôi nghe xong thì ngớ người, dẫu biết rằng cậu ta có " khả năng " cảm nhận được chuyện tâm linh kì bí nhưng vẫn không khỏi có phần ngạc nhiên. Khanh hơi cúi đầu, cười mỉm rồi đáp:
- " Điêu trùng tiểu kĩ ", cháu đây tài cán nhỏ mọn, linh tính chẳng biết có chính xác hay không...cháu chỉ lo, chú và cô, nhà neo người lỡ có chuyện gì xảy ra, không có ai giúp đỡ kịp thời thì biết xử lý ra sao???. Chú cháu ta tuy cách biệt tuổi tác nhưng nói là tri kỷ e cũng không quá lời. Thôi thì, nếu có chuyện gì khó khăn cháu có thể giúp, chú cứ qua gặp cháu. Giờ cũng muộn rồi, cháu xin phép về, để cho chú còn ăn cơm.
Khanh nói xong, liền đứng ngay dậy, cười cười rồi bước ra sân, vác hai cây tre lên vai. Ông tôi ra mở cửa cho cậu ta rồi trở vào nhà. Cậu ta vừa ra khỏi cổng thì hơi nghiêng mặt, mắt sắc liếc lại phía sân nhà. Rồi khẽ lắc đầu, miệng lầm bầm mấy chữ:
" sao phải trốn! "...
Khanh đã về được một dạo, ông tôi đang ngồi một mình ở gian giữa, trầm ngâm suy nghĩ. Chốc chốc lại thở dài. Cậu thanh niên tên Khanh ấy ông còn lạ gì. Ông biết cậu ta từ khi cậu ta còn là một đứa trẻ. Về lai lịch nhà họ Hứa thì ông không rõ lắm, chỉ biết là, Hứa Yên - ông nội của Khanh, đã định cư ở vùng quê này từ rất lâu rồi. Cũng chẳng rõ vì cớ gì lại rời quê hương xa xôi lưu lạc sang tận đây.
Hồi trẻ, cụ Yên hành nghề khám bệnh và bốc thuốc, kiêm cả cúng bái, ma chay, lễ lạc cho người dân trong vùng. Ông cụ là người nho nhã, tính cách khiêm nhường, khẳng khái. Những nhà nào khó khăn về kinh tế, cụ thường khám bệnh, cho thuốc miễn phí, hoặc làm lễ lạc không lấy công, coi như làm công tích đức cho đời con cháu. Hơn nữa, cái nghề của ông cụ không được phép tham lam, lợi dụng để mưu cầu danh lợi, ắt hoạ hại thân. Cụ Yên hay nói câu đó mỗi khi muốn từ chối nhận tiền bạc từ khách.
Khi gia đình ông tôi mua mảnh đất này rồi dựng nhà sinh sống, đã thấy căn nhà họ Hứa nho nhỏ nằm ở mặt đường, dẫn vào khu nhà tôi, thường hay có người lui tới. Anh chàng Khanh lúc đó mới là một đứa nhóc độ năm mười tuổi, thường hay chạy ra ngoài đường chơi. Bà nội cũng có mấy lần ghé nhà nhờ cụ Yên khám bệnh bốc thuốc rồi làm vài ba cái lễ lạt. Sau này, khi lớn hơn, đám trẻ cũng thường hay qua lại, chơi đùa với nhau.
Dần dần vì tuổi cao sức yếu, cụ Yên để ông B tức ba của Khanh tiếp tục hành nghề chữa bệnh bốc thuốc, còn cái nghề đạo sĩ hay thầy bà kia thì ông B nhất quyết không chịu học, và cũng cấm luôn cậu con trai. Nào ngờ, nó lại yêu thích cái nghề nguy hiểm đó của ông nội. Hồi bé mỗi khi cụ Yên thi lễ hay làm phép, cậu nhóc thường bám theo xem và học mót. Lớn thêm chút nữa thì xin ông dạy và chỉ bảo qua sách cổ.
Chính bản thân Khanh cũng từng không ít lần đối mặt với ma, quỷ từ khi còn là thiếu niên. Cậu nhóc gọi đó là "những cuộc phiêu lưu kỳ thú", rất đáng để trải nghiệm. Và cũng từ những cuộc phiêu lưu kỳ thú đó mà trên khắp cơ thể của Khanh, đầy những vết sẹo to, nhỏ như là minh chứng về tuổi thơ dữ dội của anh chàng. Chính vì vậy mà ông B ngăn cản việc đứa con trai yêu quý dấn thân vào cái nghiệp trừ ma diệt quỷ. Nguy hiểm đầu tiên, bản thân người thầy hay đạo sĩ để có thể trừ tà, ma, vong hồn, ác quỷ, ngoài tinh thông đạo, bùa, chú, ấn, quyết... vv..vv, còn tốn rất nhiều sức lực, nếu nghiêm trọng thì hao tổn nguyên khí, chưa kể, nếu gặp phải trường hợp khó nhằn, còn bị nó quật lại, phản tác dụng hoặc vận nghiệp vào thân, ảnh hưởng đến cả đời con cháu sau này.
Khanh là đứa con trai duy nhất của ông và là " đích tôn " của cả dòng họ Hứa, ông không thể để con trai gặp cơ sự gì được. Đó vậy mà, thằng nhóc vẫn lén lút giấu người lớn tham gia ít nhiều về mấy vụ tâm linh trong vùng, và đến giờ vẫn vậy. Những câu chuyện ly kì này tôi xin phép kể riêng ở phần ngoại truyện.
Đang ngồi suy nghĩ lan man về gia đình nhà hàng xóm. Một cái bóng lù lù từ trong gian buồng đi ra, khiến ông giật thót mình.
"Cái con chó này, đi đâu nãy giờ?. Sao lại chui từ trong đấy ra, hả ?".
Con Vàng nghe tiếng ông, nhướn mắt lên nhìn một cái rồi lại cụp xuống, lững thững đứng ở mé cửa, đưa mặt ra cổng nhìn, nó khịt khịt mũi như thể thám thính động tĩnh, sau đó, chừng đã yên tâm, nó mới khẽ khàng nhảy qua bậu cửa đi ra sân.
Thoáng cái đã 5 rưỡi chiều. Ông tôi lúc này đã lại cơm nước xong xuôi. Nhà có mỗi một mình, cũng chả có việc gì làm, mấy hôm nay toàn gặp chuyện đau đầu nên ông cũng chẳng còn tâm trí nào mà đi ra làng ra ngõ. Cứ quanh quẩn ở trong nhà, đến cái vườn quen thuộc ngày thường vẫn hay xuống dọn dẹp, làm lặt vặt bây giờ cũng chẳng buồn bước chân xuống nữa.
Giờ đây mỗi khi nhớ đến nó là trong đầu ông lại hiện lên cái gốc cây dừa bị chặt nham nhở, cái võng đong đưa và cái miệng trắng đang ngoác ra cười bí hiểm. Ông muốn bà đi khỏi nhà mấy hôm là vì lo cho bà, sức khoẻ vốn đã yếu, lại bị " nó " đùa cợt mấy hôm nay, nếu " nó " còn chưa dừng lại, e là bà tự đổ bệnh mà nằm liệt giường. Thôi thì đẩy bà đi chơi mấy hôm rồi ở nhà từ từ ông sẽ tính. Cùng lắm là tìm người giúp đỡ. Bằng cách nào đấy phải đuổi cổ chúng nó ra khỏi mảnh đất của cái nhà này. không thể để nó tác quai tác quái như vào chốn không chủ được.
Ông ngồi trên bậc hè dưới mái hiên, trầm ngâm suy nghĩ, nhìn lên bầu trời lúc này đã chuyển từ màu xanh thăm thẳm sang một màu vàng hơi ửng hồng, mà người ta hay gọi là " ráng chiều ". Mặt trời hầu như đã lặn hẳn chỉ còn vương lại chút vầng hào quang nhợt nhạt. Đêm tối lại sắp sửa kéo về bao trùm lên mọi thứ, như người ta thường hay quan niệm rằng: âm thịnh thì dương suy. Những điều ma quái, dị thường như những cái rễ cây gai góc xương xẩu cứ theo cái đà đó mà sinh sôi nảy nở, lây lan phát triển không ngừng, quấn lấy và nuốt chửng tâm trí người sống đi vào hoang mang, lo sợ và bế tắc.
Chợt từ trên trời vọng xuống những tiếng: quác...quác..., ngửa mặt lên nhìn thì không thấy gì. Đó là tiếng con chim lợn, còn nghe bảo rằng, mỗi khi có tiếng chim lợn kêu mà nó đậu lên nóc nhà ai thì nay mai trong nhà đó sẽ có người chết. Bà mà ở nhà giờ này là thể nào cũng đứng dưới hiên ngửa mặt lên mà quát: " phỉ phui cái mồm mày đi!". Con Vàng đang nằm trên bờ tường, nghe tiếng đó thì ngửa mõm lên, hai tai dựng đứng.
Lúc này ông mới chống tay đứng dậy, phủi đít quay vào nhà để chuẩn bị ra khoá cổng rồi đóng cửa nẻo vào nằm nghe đài một lát rồi ngủ. Giờ cũng chẳng còn biết làm gì nữa. Chỉ mong có thể ngủ được trọn vẹn một đêm, không bị thứ gì quấy phá.
- Cậu cứ nói quá!. Chủ tốt đương nhiên tre phải tốt rồi. Khà khà!. - ông cười tít mắt lại.
Khanh đặt hai cây tre nước vỏ xanh biếc xuống sân, đưa tay áo quệt mồ hôi. Thấy vậy, ông vẫy anh ta vào nhà ngồi nghỉ. Hai người, một già một trẻ ngồi bên bàn nước, trên bàn chỉ có ấm nước chè khô, đó vậy mà trông thi vị vô cùng. Khanh ngồi dựa lưng vào thành ghế, nhìn thấy bộ ấm chén, bèn với tay ra nhấc lên xtôi. Vẻ mặt thích thú. Cậu ta vừa quan sát vừa nói:
- Ái chà, chú H có bộ chén trà đẹp quá!.
- À, cái này là của ông cụ thân sinh ra bà nhà tôi để lại. Tôi cũng không rõ lắm, thấy bà nó kể là đồ của ông cụ, cụ dặn là để dùng trong nhà, giữ gìn cẩn thận. Còn một cái bình cắm hoa nữa, kia kìa. - ông vừa kể vừa chỉ tay về phía kệ tủ gỗ để cái tivi. Một cái bình củ tỏi cỡ vừa màu trắng được đặt bên cạnh.
Khanh ngoái cổ lại nhìn theo. Cậu ta càng tỏ ra hứng thú hơn, liền đứng dậy ra tận chỗ cái bình nhấc nó lên xtôi. kì thực bề ngoài cái bình khá đơn giản. Dáng củ tỏi, thân phình to, bầu bầu, thắt dần lại về phía miệng. Nước men của nó không quá bóng, không quá mịn và trơn như đồ gốm sứ thông thường. Lại không phải một màu trắng ngà mà là trắng hơi xám, điểm li ti những đốm đen. Trên thân bình vẽ màu một vị cổ nhân Trung Hoa. Khanh xoay ngang xoay dọc cái bình rồi luyên thuyên nói:
- Ông nội cháu khoái mấy món đồ cổ này lắm, nhất là những đồ nguồn gốc từ Trung Quốc xưa, quê nội của cháu. Hình như hình vẽ vị cổ nhân này cháu có xtôi qua trong nhật ký của ông nội rồi. Để xtôi nào, là Hán Chung Ly!. Đúng rồi, Hán Chung Ly trong sách của cụ Vương Hồng Sển. Còn gọi là Chung Ly Quyền, một trong Bát tiên. Tay cầm phất chủ là bảo bối, khi vượt biển thả xuống nước đi thoăn thoắt. Ha ha. Nét vẽ thanh thoát, bay bổng quá. Đúng là đồ quý!.
Ông nội tôi nghe cậu ta giải thích thì lắc đầu cười phào:
- Hà, tôi không sành mấy lĩnh vực này lắm. Tiện cái là, có cái bình cắm hoa ngày rằm, ngày lễ cho nó tươm tất cậu ạ.
Quả thực, cả nhà tôi, đời các cố nội, ngoại thì tôi không rõ, chứ từ đời ông nội tôi trở đi thì hiểu biết về văn hoá Trung Hoa không được rộng lắm. Sử mình chưa tinh huống hồ sử nước khác. Tôi chỉ biết một chuyện, là cố nội tôi khi dựng nhà cho ông bà thì có dùng chữ nho hay chữ hán gì đấy, đại loại là không phải chữ quốc ngữ, để viết lên một số mái kèo, dui, mè của ngôi nhà. Tôi đoán là để đánh dấu hoặc ghi mốc thời gian ngôi nhà được xây nên. Còn mục đích và công dụng cụ thể ra sao thì tôi không được biết. Tuy nhiên, cũng xin nói trước cho các bác biết là chuyện này có liên quan đến " vụ việc " li kì mà ông Bà nội đang gặp phải. Sau này sẽ rõ.
Lúc này, Khanh đã quay lại bàn nước, đang từ từ nhấp một ngụm chè. Cậu ta đột nhiên im lặng, ánh mắt thâm sâu, rồi quay ra nhìn về phía vườn cây. Sau đó mới đằng hắng:
- Chú H này, nhà chú T đi đâu sao nãy cháu ngó qua, thấy cửa nẻo khoá im lìm thế chú nhỉ?.
- À, hai người nhà bên đó mới đi xuống tỉnh khám bệnh chiều qua rồi. Nghe bà nhà tôi nói chú T bị đau lưng, sưng một cục thì phải.
- Vậy ạ?. Thế cô P thì sao chú?. Có đau ốm gì không?.
- Hả?. À, tôi cũng không rõ, dạo nay không thấy hai cô chú đó ra ngõ chơi, nhà tôi thì cũng bận, thành thử... Haizz, " gần nhà xa ngõ " là thế.
Ông tôi vừa phân trần vừa rót thêm nước chè vào chén của Khanh. không hiểu tại sao cậu ta lại hỏi như vậy. Khanh không nói gì chỉ khẽ gật đầu. Anh ta chỉnh tư thế, ngồi nghiêm chỉnh lại, hai tay đan vào nhau chống trên đùi rồi tiếp lời:
- Chú H này, hơi đường đột nhưng cho cháu hỏi là dạo gần đây, trong nhà chú có xảy ra việc gì không bình thường không?. - Khanh hơi nheo mắt, giọng nhỏ nhẹ thăm dò.
- Hả...?. Sao… tự nhiên cậu lại hỏi tôi thế???.
Ông tôi nghe xong thì ngớ người, dẫu biết rằng cậu ta có " khả năng " cảm nhận được chuyện tâm linh kì bí nhưng vẫn không khỏi có phần ngạc nhiên. Khanh hơi cúi đầu, cười mỉm rồi đáp:
- " Điêu trùng tiểu kĩ ", cháu đây tài cán nhỏ mọn, linh tính chẳng biết có chính xác hay không...cháu chỉ lo, chú và cô, nhà neo người lỡ có chuyện gì xảy ra, không có ai giúp đỡ kịp thời thì biết xử lý ra sao???. Chú cháu ta tuy cách biệt tuổi tác nhưng nói là tri kỷ e cũng không quá lời. Thôi thì, nếu có chuyện gì khó khăn cháu có thể giúp, chú cứ qua gặp cháu. Giờ cũng muộn rồi, cháu xin phép về, để cho chú còn ăn cơm.
Khanh nói xong, liền đứng ngay dậy, cười cười rồi bước ra sân, vác hai cây tre lên vai. Ông tôi ra mở cửa cho cậu ta rồi trở vào nhà. Cậu ta vừa ra khỏi cổng thì hơi nghiêng mặt, mắt sắc liếc lại phía sân nhà. Rồi khẽ lắc đầu, miệng lầm bầm mấy chữ:
" sao phải trốn! "...
Khanh đã về được một dạo, ông tôi đang ngồi một mình ở gian giữa, trầm ngâm suy nghĩ. Chốc chốc lại thở dài. Cậu thanh niên tên Khanh ấy ông còn lạ gì. Ông biết cậu ta từ khi cậu ta còn là một đứa trẻ. Về lai lịch nhà họ Hứa thì ông không rõ lắm, chỉ biết là, Hứa Yên - ông nội của Khanh, đã định cư ở vùng quê này từ rất lâu rồi. Cũng chẳng rõ vì cớ gì lại rời quê hương xa xôi lưu lạc sang tận đây.
Hồi trẻ, cụ Yên hành nghề khám bệnh và bốc thuốc, kiêm cả cúng bái, ma chay, lễ lạc cho người dân trong vùng. Ông cụ là người nho nhã, tính cách khiêm nhường, khẳng khái. Những nhà nào khó khăn về kinh tế, cụ thường khám bệnh, cho thuốc miễn phí, hoặc làm lễ lạc không lấy công, coi như làm công tích đức cho đời con cháu. Hơn nữa, cái nghề của ông cụ không được phép tham lam, lợi dụng để mưu cầu danh lợi, ắt hoạ hại thân. Cụ Yên hay nói câu đó mỗi khi muốn từ chối nhận tiền bạc từ khách.
Khi gia đình ông tôi mua mảnh đất này rồi dựng nhà sinh sống, đã thấy căn nhà họ Hứa nho nhỏ nằm ở mặt đường, dẫn vào khu nhà tôi, thường hay có người lui tới. Anh chàng Khanh lúc đó mới là một đứa nhóc độ năm mười tuổi, thường hay chạy ra ngoài đường chơi. Bà nội cũng có mấy lần ghé nhà nhờ cụ Yên khám bệnh bốc thuốc rồi làm vài ba cái lễ lạt. Sau này, khi lớn hơn, đám trẻ cũng thường hay qua lại, chơi đùa với nhau.
Dần dần vì tuổi cao sức yếu, cụ Yên để ông B tức ba của Khanh tiếp tục hành nghề chữa bệnh bốc thuốc, còn cái nghề đạo sĩ hay thầy bà kia thì ông B nhất quyết không chịu học, và cũng cấm luôn cậu con trai. Nào ngờ, nó lại yêu thích cái nghề nguy hiểm đó của ông nội. Hồi bé mỗi khi cụ Yên thi lễ hay làm phép, cậu nhóc thường bám theo xem và học mót. Lớn thêm chút nữa thì xin ông dạy và chỉ bảo qua sách cổ.
Chính bản thân Khanh cũng từng không ít lần đối mặt với ma, quỷ từ khi còn là thiếu niên. Cậu nhóc gọi đó là "những cuộc phiêu lưu kỳ thú", rất đáng để trải nghiệm. Và cũng từ những cuộc phiêu lưu kỳ thú đó mà trên khắp cơ thể của Khanh, đầy những vết sẹo to, nhỏ như là minh chứng về tuổi thơ dữ dội của anh chàng. Chính vì vậy mà ông B ngăn cản việc đứa con trai yêu quý dấn thân vào cái nghiệp trừ ma diệt quỷ. Nguy hiểm đầu tiên, bản thân người thầy hay đạo sĩ để có thể trừ tà, ma, vong hồn, ác quỷ, ngoài tinh thông đạo, bùa, chú, ấn, quyết... vv..vv, còn tốn rất nhiều sức lực, nếu nghiêm trọng thì hao tổn nguyên khí, chưa kể, nếu gặp phải trường hợp khó nhằn, còn bị nó quật lại, phản tác dụng hoặc vận nghiệp vào thân, ảnh hưởng đến cả đời con cháu sau này.
Khanh là đứa con trai duy nhất của ông và là " đích tôn " của cả dòng họ Hứa, ông không thể để con trai gặp cơ sự gì được. Đó vậy mà, thằng nhóc vẫn lén lút giấu người lớn tham gia ít nhiều về mấy vụ tâm linh trong vùng, và đến giờ vẫn vậy. Những câu chuyện ly kì này tôi xin phép kể riêng ở phần ngoại truyện.
Đang ngồi suy nghĩ lan man về gia đình nhà hàng xóm. Một cái bóng lù lù từ trong gian buồng đi ra, khiến ông giật thót mình.
"Cái con chó này, đi đâu nãy giờ?. Sao lại chui từ trong đấy ra, hả ?".
Con Vàng nghe tiếng ông, nhướn mắt lên nhìn một cái rồi lại cụp xuống, lững thững đứng ở mé cửa, đưa mặt ra cổng nhìn, nó khịt khịt mũi như thể thám thính động tĩnh, sau đó, chừng đã yên tâm, nó mới khẽ khàng nhảy qua bậu cửa đi ra sân.
Thoáng cái đã 5 rưỡi chiều. Ông tôi lúc này đã lại cơm nước xong xuôi. Nhà có mỗi một mình, cũng chả có việc gì làm, mấy hôm nay toàn gặp chuyện đau đầu nên ông cũng chẳng còn tâm trí nào mà đi ra làng ra ngõ. Cứ quanh quẩn ở trong nhà, đến cái vườn quen thuộc ngày thường vẫn hay xuống dọn dẹp, làm lặt vặt bây giờ cũng chẳng buồn bước chân xuống nữa.
Giờ đây mỗi khi nhớ đến nó là trong đầu ông lại hiện lên cái gốc cây dừa bị chặt nham nhở, cái võng đong đưa và cái miệng trắng đang ngoác ra cười bí hiểm. Ông muốn bà đi khỏi nhà mấy hôm là vì lo cho bà, sức khoẻ vốn đã yếu, lại bị " nó " đùa cợt mấy hôm nay, nếu " nó " còn chưa dừng lại, e là bà tự đổ bệnh mà nằm liệt giường. Thôi thì đẩy bà đi chơi mấy hôm rồi ở nhà từ từ ông sẽ tính. Cùng lắm là tìm người giúp đỡ. Bằng cách nào đấy phải đuổi cổ chúng nó ra khỏi mảnh đất của cái nhà này. không thể để nó tác quai tác quái như vào chốn không chủ được.
Ông ngồi trên bậc hè dưới mái hiên, trầm ngâm suy nghĩ, nhìn lên bầu trời lúc này đã chuyển từ màu xanh thăm thẳm sang một màu vàng hơi ửng hồng, mà người ta hay gọi là " ráng chiều ". Mặt trời hầu như đã lặn hẳn chỉ còn vương lại chút vầng hào quang nhợt nhạt. Đêm tối lại sắp sửa kéo về bao trùm lên mọi thứ, như người ta thường hay quan niệm rằng: âm thịnh thì dương suy. Những điều ma quái, dị thường như những cái rễ cây gai góc xương xẩu cứ theo cái đà đó mà sinh sôi nảy nở, lây lan phát triển không ngừng, quấn lấy và nuốt chửng tâm trí người sống đi vào hoang mang, lo sợ và bế tắc.
Chợt từ trên trời vọng xuống những tiếng: quác...quác..., ngửa mặt lên nhìn thì không thấy gì. Đó là tiếng con chim lợn, còn nghe bảo rằng, mỗi khi có tiếng chim lợn kêu mà nó đậu lên nóc nhà ai thì nay mai trong nhà đó sẽ có người chết. Bà mà ở nhà giờ này là thể nào cũng đứng dưới hiên ngửa mặt lên mà quát: " phỉ phui cái mồm mày đi!". Con Vàng đang nằm trên bờ tường, nghe tiếng đó thì ngửa mõm lên, hai tai dựng đứng.
Lúc này ông mới chống tay đứng dậy, phủi đít quay vào nhà để chuẩn bị ra khoá cổng rồi đóng cửa nẻo vào nằm nghe đài một lát rồi ngủ. Giờ cũng chẳng còn biết làm gì nữa. Chỉ mong có thể ngủ được trọn vẹn một đêm, không bị thứ gì quấy phá.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.