Quyển 6 - Chương 24: Không lối ra
Thiên Hạ Bá Xướng
11/07/2020
Âm hỏa cuối cùng cũng xuất hiện rồi. Nghe thấy tiếng gọi của Minh Thúc trong ống truyền âm, tôi vội ba chân bốn cẳng chạy ra phía mũi tàu, chỉ thấy trên biển mù mịt mây đen, mưa lớn vẫn đổ sầm sập như trút, cách chỗ chúng tôi không xa lắm, nước biển đen nghịt bỗng nhiên sôi trào cuồn cuộn, đáy biển bừng lên, ánh sáng chói lóa cả mắt. Dưới đáy biển, ngọn lửa chia làm mấy đường, những cuộn khói đen nghìn nghịt xông lên tận trời cao. Nước biển ở những chỗ có âm hỏa bị đốt sôi sùng sục, bọn thủy tộc bị lửa thiêu đốt chết vô số, xác nổi lềnh phềnh trên mặt nước.
Khói đen của long hỏa dưới đáy biển làm bầu trời vốn đã u ám càng thêm tối tăm mù mịt. Trái lại, dưới mặt nước ánh lửa lấp lóa, từng quầng âm hỏa nóng bỏng, tựa như dưới đáy biển cùng lúc dâng lên mấy vầng trăng, chiếu sáng cả một vùng âm u tăm tối. Bọn tôi ở trên tàu, trông thấy cảnh tượng như thế giới sắp bị hủy diệt ấy, lông tóc dựng ngược hết cả, trong lòng dâng lên một cảm giác lạnh lẽo khôn cùng.
Để lợi dụng lúc nước triều dâng, tiến vào vực xoáy San Hô, chúng tôi đã chọn thời gian vào khoảng trước sau ngày mười lăm Âm lịch, chính là lúc trăng tròn, không ngờ thời cơ xảo hợp thế nào, lại được tận mắt trông thấy long hỏa như ngọn lửa chốn luyện ngục A Tỳ thiêu đốt đáy biển. Những quả cầu lửa dưới đáy biển dâng lên nuốt chửng mọi đàn cá ở xung quanh chúng, những con may mắn sống sót thì cũng bị bỏng rát, quằn quại nhảy lên khỏi mặt nước, cả một vùng biển chìm trong bóng đen chết chóc.
Long hỏa chỉ cháy dưới biển, rời nước là lập tức tắt ngay, vả lại, thứ âm hỏa còn được gọi là “long đăng” trong thuật phong thủy này, tuy thế lớn kinh người, nhưng xưa nay thoắt đến thoắt đi, trong nháy mắt là biến mất ngay. Tôi biết, loại dị tượng này chỉ có ở những nơi dư mạch của Nam Long, là do hải khí của Nam Long ngưng kết mà thành, những hiện tượng kiểu như núi lửa hay khí đốt phun trào dưới đáy biển không thể so sánh nổi. Cứ nhìn thế lửa dưới đáy biển này là biết người thủy thủ may mắn sống sót trên tàu Mariana kia nói không sai, con tàu đắm mang theo Tần Vương Chiếu Cốt kính ấy nhất định là chỉ ở quanh đây mà thôi.
Những điều chúng tôi biết về âm hỏa chẳng qua chỉ là cái vỏ bề ngoài, đấy mới là lần đầu tiên được tận mắt trông thấy, căn bản không biết nó lợi hại thế nào. Có điều, lúc này tuy tình thế kinh hiểm vạn phần, song cũng chính là cơ hội nghìn năm khó gặp, tôi vội lấy Ti thiên ngư Khôi tinh bàn ra, ghi lại vị trí của mấy ngọn âm hỏa, bên trên khoang lái, Minh Thúc cũng đang liều cái mạng già, cố gắng lái tàu tránh xa vùng biển lửa cháy rừng rực.
Âm hỏa ở vực xoáy San Hô này đa phần tập trung ở mé Đông đảo u linh, tàu chúng tôi ở mé phía Tây nên tương đối an toàn, mà rừng san hô cũng đều tập trung ở mé phía Tây này cả. Trải qua thăm dò sơ bộ, tình hình đáy biển bên mé Đông phức tạp hơn rất nhiều, độ sâu ít nhất cũng gấp đôi khu vực rừng san hô, lại có nhiều động biển, rãnh biển, chúng tôi vẫn chưa kịp dùng chuông lặn xuống thăm dò kỹ hơn, phỏng chừng, mười phần đã chắc đến tám chín là tàu Mariana bị đắm ở phía mé Đông đảo u linh rồi.
Ánh lửa cháy ngầm quả nhiên chỉ như hoa quỳnh thoáng nở đã tàn, vừa bùng lên được giây lát đã ảm đạm đi, rồi trở về với hư không. Một vùng trời nước mênh mang mất đi ánh lửa âm lạnh, lập tức trở nên tối đen như mực, chỉ có mưa lớn vẫn cứ trút rào rào. Tôi hỏi Minh Thúc và Nguyễn Hắc, nếu phán đoán dựa trên kinh nghiệm đi biển của họ thì hải tượng đêm nay sẽ thế nào?
Hai người đó đều là thủy thủ dạn dày kinh nghiệm, một mực khẳng định, đừng nhìn âm hỏa thiêu đốt đáy biển mà nhầm, tình hình không có dấu hiệu gì của gió thế này, đảm bảo trong hai ngày tuyệt đối không thể có sóng to gió lớn, tàu ở trong vùng biển này vẫn tương đối an toàn. Shirley Dương cũng nhận định tạm thời không sợ trời nổi gió lớn, không có gió dĩ nhiên không có sóng lớn, những con sóng khổng lồ có thể quật vỡ cả thân tàu là sát tinh của ngành hàng hải, nhưng vẫn phải đề phòng những hiện tượng đặc thù như nước biển đột nhiên dâng trào cục bộ, hay bắt gặp ảo ảnh do nhiệt độ nước và không khí chênh lệch quá lớn gây ra, chẳng hạn như nhìn thấy những hòn đảo và tàu bè lơ lửng trên không.
Tôi bàn bạc với cả hội một lúc, mọi người đều cho rằng đây là cơ hội cực tốt, cuối cùng quyết định cho tàu chạy vòng qua đảo u linh sang mé phía Đông vực xoáy San Hô thăm dò tung tích của con tàu đắm. Vậy là, toàn bộ đèn pha công suất lớn trên tàu Chĩa Ba được bật sáng rực, con tàu lừng lững tiến lên giữa vùng biển tối đen, chầm chậm vòng qua đảo đá ngầm màu đen. Hòn đảo này trông như cái bát úp, đỉnh núi hình chóp tù lộ lên khỏi mặt nước cao chưa đến mười mét, nhưng dốc nghiêng thì rất rộng, nhìn như sống lưng của một con cá voi khổng lồ đang nổi lên mặt nước. Khi tàu lại gần, ánh đèn pha chiếu lên, đảo đá trông càng uy thế bội phần, đè nặng lên tâm trí chúng tôi một cảm giác vô cùng tăm tối.
Tôi đang định kéo bọn Cổ Thái, Tuyền béo ra phía sau chuẩn bị chuông lặn thì đột nhiên thân tàu rung lên một chặp. Mặt biển lặng gió, không nổi sóng, đột nhiên lại rung lắc dữ dội thì thật bất bình thường. Minh Thúc và Nguyễn Hắc vội bỏ mũ áo mưa ra, thò đầu ra ngoài mạn thuyền, cầm đèn pin kiểm tra tình hình, lo nhất là nước triều xuống thấp quá, tàu va phải đám đá ngầm.
Bọn tôi còn chưa kịp xem rõ rốt cuộc xảy ra chuyện gì, phía trước bỗng sáng bừng, tầm nhìn rộng mở, cơn mưa lớn thình lình tạnh ngắt. Thì ra, long hỏa dưới đáy biển bốc lên đã làm tan biến mây mưa. Một vầng trăng rờ rỡ hiện giữa không trung, lơ lửng ngay trên đỉnh đầu chúng tôi. Trăng sáng như ban ngày, chiếu rọi khắp vùng biển lớn. Trong khu rừng dưới đáy biển phía sau tàu chúng tôi, hằng hà sa số con trai đã hé mở hai mảnh vỏ cứng, nhả minh châu, tranh thủ hấp thu khí âm tinh của ánh trăng.
Ánh trăng trên trời hòa lẫn cùng ánh sáng của minh châu dưới đáy biển. Trong ánh sáng bàng bạc thấm đẫm không gian ấy, vô số xác cá vừa bị long hỏa đốt cháy nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Một bầu không khí kỳ dị bao trùm lên tất thảy. Tàu của chúng tôi vẫn lắc lư không ngừng, liên tục trồi lên hụp xuống khiến ai nấy càng thêm căng thẳng. Linh cảm sắp xảy ra tai họa dâng ngập trong tâm thức tôi. Shirley Dương phát hiện ra tình huống đầu tiên: “Mau lùi lại! Hải lưu ở đây rất dị thường!”
Shirley Dương vừa dứt lời, một cảnh tượng cực kỳ đáng sợ đã đập ngay vào mắt cả bọn. Hằng hà sa số hải động lớn nhỏ hiện trên mặt biển, vầng trăng sáng rực rỡ cũng không cách nào soi tỏ tận đáy những xoáy nước đen ngòm. Tàu Chĩa Ba đang đi giữa hai xoáy nước, rung lắc dữ dội do sức tác động của hai luồng nước ngầm từ hai hướng khác nhau xô tới.
“Hải động” hay còn được dân chài và dân mò ngọc gọi là “lỗ biển”, là hiện tượng những hố sâu lớn đột nhiên sinh ra dưới đáy biển, tạo thành các xoáy nước đổ ngược xuống dưới, tàu bè vô ý bị cuốn vào trong xưa nay đều khó thoát đại nạn.
Hải động và hải nhãn là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Tương truyền, hải nhãn, hay còn được gọi bằng tên “Quy Khư”, là một hang động khổng lồ giữa trời đất. Nước trong thiên hạ cuối cùng đều đổ về nơi này. Hải nhãn là thứ tồn tại cố định vĩnh hằng, nhưng không ai biết nó có thực đúng như mô tả trong truyền thuyết hay không. Còn hải động thì có thể lớn, có thể nhỏ, lúc có lúc không, là hiện tượng xoáy nước hình thành sau khi hải khí ngưng tụ bốc lên, nước biển dồn vào bù lấp khoảng chân không vừa sinh ra. Hải động cũng có thể sinh ra do động đất hay nứt lở, sụt lún dưới đáy biển.
Chúng tôi nhìn những xoáy nước liên tiếp xuất hiện trên mặt biển, hoa hết cả mắt, nào có thể đếm kỹ xem rốt cuộc trước mắt có mấy chục hay mấy trăm cái hải động, ai nấy đều như bị giội cho một thùng nước đá, toàn thân run lên một chặp, rồi mới sực tỉnh. Nhân lúc hải động vừa hình thành, xoáy nước vẫn chưa mạnh lắm, phải mau mau quay tàu lùi lại, bằng không, chỉ cần chậm nửa bước, đã bị cuốn vào hải động rồi thì đừng nói là tàu Chĩa Ba này, dẫu có là hàng không mẫu hạm cũng bị hút xuống vực sâu dưới đáy biển, xé nát tan tành.
Âm thanh ầm ầm dưới hải động tựa như từng hồi chuông báo tử vẳng lên từng đợt từng đợt, nước biển cuộn dữ dội, chỉ dựa vào các công cụ hàng hải do con người chế tạo này, chúng tôi thực sự không có một chút khả năng kháng cự nào trước sức mạnh hủy thiên diệt địa của thiên nhiên. Chúng tôi biết không thể lấy trứng chọi đá, nào còn dám nghĩ gì đến Tần Vương Chiếu Cốt kính nữa, vội vàng kéo cho động cơ chạy hết mức, liều mạng xoay mũi tàu chạy về mé Tây, chỉ mong rời khỏi những hải động đen ngòm ấy càng xa càng tốt, xa thêm một mét là thêm một phần hy vọng thoát khỏi tai họa bị biển lớn nuốt chửng. Dưới ánh trăng vằng vặc, mọi thứ rõ mồn một, chỉ thấy các dòng hải lưu xoay tròn, vô số xoáy nước vẫn đang hình thành, ầm ầm vang động điếc cả lỗ tai. Hải động và long thượng thủy là hai tai họa lớn trên biển, một do nước bị hút xuống, còn một do nước dâng trào. Có điều, chỉ nhìn những hiện tượng trước mắt cũng đủ thấy, uy lực của hải động còn đáng sợ hơn long thượng thủy nhiều. Cũng may, chúng tôi cũng kịp nhận ra, hải động thực sự vẫn chưa xuất hiện, tàu Chĩa Ba tuy bị dòng nước xô đập dữ dội, song vẫn còn khống chế được phương hướng. Trong giây phút sinh tử, điều duy nhất có thể làm chính là cấp tốc rời khỏi chốn hung hiểm này.
Chúng tôi không biết quy mô hải động sau khi hình thành lớn chừng nào, vì sự an toàn của cả bọn, lúc này chỉ có thể lựa chọn rời vùng biển vực xoáy San Hô, chờ dịp khác quay lại tìm xác tàu đắm. Tôi giương ống nhòm hướng về phía Đông, do tác động của mặt trăng, thủy triều hỗn hợp đang lên, vệt đen nơi đường chân trời lúc ban ngày vẫn còn lờ mờ trông thấy nay đã bị che khuất, hòn đảo u linh đen kịt từ từ biến mất, nước biển dâng trào. Đây chính là thời cơ tốt nhất để thoát ra khỏi vực xoáy San Hô.
Minh Thúc đang ở trên khoang lái, con tàu như mũi tên rời khỏi dây cung lao vút trên mặt biển. Nguyễn Hắc và hai đồ đệ đứng ở mũi tàu vẫy tay loạn xạ, miệng gào thét gì đó, nhưng âm thanh bị tiếng nước xung quanh át hết. Tôi không nghe ra bọn họ đang hét cái gì, còn tưởng mấy người họ bị hải động vừa xuất hiện làm cho kinh hoảng, nhưng ngay sau đó, lập tức phát giác ra có điều không ổn: dường như họ đang cố gắng nói với chúng tôi, trước mui tàu xuất hiện một thứ cực kỳ đáng sợ.
Tôi vội nhìn ra phía ấy, mồ hôi lạnh bất giác túa ra đầm đìa. Dưới nước đã lù lù hiện ra một vật thể khổng lồ nhờ nhờ trắng đang nhanh chóng áp sát đến tàu chúng tôi. Mặt biển bị vật kia dẫn động, liên tiếp cuộn sóng, rồi tan ngay trong nháy mắt. Chúng tôi chưa kịp phản ứng gì đã thấy hoa nước bắn tóe, vật ấy đã ở sát bên, con tàu đang lao hết tốc lực khựng lại như húc phải bức tường sắt.
Mũi tàu suýt vỡ toang. Đa Linh ở boong trước định chộp sợi thừng cố định thân thể, không ngờ mất thăng bằng, loạng choạng chộp vào khoảng không, tức khắc bị chấn động hất văng lên cao.
Mắt thấy cô bé sắp rơi xuống mặt biển sôi trào, Nguyễn Hắc vội bất chấp tất cả tóm lấy một sợi thừng nhảy vù ra ngoài mạn tàu. Đa Linh bị hất lên cao rồi mới rơi xuống, Nguyễn Hắc tranh thủ được khoảng chênh lệch độ cao, vừa nhảy ra khỏi tàu may là kịp chộp được trước khi cô chạm mặt nước. Song chính Nguyễn Hắc bị đà rơi của Đa Linh kéo theo, cũng rơi tòm xuống biển.
Nguyễn Hắc thu nạp Đa Linh làm đồ đệ từ trước khi rời khỏi Việt Nam, nhiều năm nay cùng nhau ra biển đánh cá mò ngọc, tình cảm thân thiết như cha con, thấy Đa Linh sắp rơi xuống biển, lập tức không nghĩ ngợi, liều mạng xông ra cứu. Mặc dù lúc nhảy ra khỏi tàu, Nguyễn Hắc tóm được sợi dây thừng, nhưng sợi thừng ấy lại không buộc cố định trên boong, bị hai thầy trò kéo, liền cứ thế tuồn tuột trượt khỏi tàu như một con rắn sống.
Lúc này chỉ có mình tôi đứng gần cuộn thừng nhất, trong lòng ngoại trừ ý nghĩ cứu người khẩn cấp ra thì không còn nghĩ đến gì khác. Tôi vội loạng choạng nhảy lên một bước, nắm chặt đoạn thừng còn chưa bị tuột, trong lúc cuống cuồng không biết quấn vào đâu, đành xoay người một vòng, quấn sợi thừng to bằng cánh tay trẻ con quanh eo hai vòng.
Đột nhiên, sợi thừng bị kéo giật một cái, khiến tôi cơ hồ muốn tắc thở, huyết khí trong lồng ngực cuộn trào lên, chân mềm nhũn, mắt tối đen, suýt chút nữa thì bị đà rơi của Nguyễn Hắc và Đa Linh kéo văng ra khỏi tàu. Đúng lúc ấy, Tuyền béo ở phía sau tôi xông lên, tóm sợi dây, giậm mạnh chân xuống sàn tàu. Thân thể như con bò mộng của cậu ta vận sức gồ hết cơ căng hết bắp, khó khăn lắm mới giữ được hai người đang sắp chìm xuống đáy biển kia lại.
Tôi như kẻ lĩnh án tử hình rồi được đại xá, vội lăn tròn một vòng dưới đất, gỡ sợi thừng khỏi phần eo hông đã bầm tím vết lằn, tranh thủ liếc xuống mặt biển một cái, thì ra tàu Chĩa Ba của chúng tôi vừa húc phải con rắn biển lớn gặp dưới đáy sâu lúc nãy. Con rắn biển trông như con rồng trắng này trời sinh đã sợ ánh sáng, vốn chỉ sống ở vùng biển sâu trên trăm mét, những lúc đêm tối, khi mây mờ trăng khuất mới nổi lên. Theo lý mà nói, trăng sáng đang lơ lửng giữa trời thế này không phải thời điểm nó hoạt động, khốn nỗi, vừa nãy âm hỏa bừng bừng dưới đáy nước, giờ lại thêm lũ trai nhả ngọc, ánh sáng phản chiếu, khiến đáy biển còn rạng rỡ hơn trên trời, mới làm nó không thể yên thân, buộc phải nổi lên mặt nước. Giờ con quái vật biển ấy đang nổi giận, định quẫy nước lật chìm tàu chúng tôi cho hả cơn tức đây.
Nếu tàu Chĩa Ba không được gia cố thêm ván đồng, e rằng chỉ cần bị con rắn tông cho một cú đã thủng toác. Đòn tấn công đầu tiên vừa qua, chỉ thấy dưới biển như thể có một dải lụa trắng cuồn cuộn lướt qua, thoắt cái con rắn đã quay đầu quật đuôi quét ngang thân thuyền. Tàu đóng bằng gỗ liễu biển tuy cực kỳ kiên cố, nhưng cái đuôi của con rắn biển khổng lồ phải to bằng thân cây san hô trong suốt dưới đáy biển, không phải mãnh long không quá giang, sức mạnh của cú quét đuôi ấy hoàn toàn có thể quật thân tàu vỡ tan thành mảnh vụn.
Con tàu trồi lên hụp xuống, tôi và Tuyền béo giữ chặt dây thừng không dám buông ra, Nguyễn Hắc thì ôm chặt Đa Linh, treo mình lơ lửng giữa không trung, văng qua văng lại theo chuyển động của thân tàu, tình thế hết sức nguy hiểm. Shirley Dương và Cổ Thái nhanh chóng chạy đến sau lưng tôi ôm chặt. Vậy là, từ trong khoang ra đến bên ngoài tàu, sáu người nối thành một chuỗi dài trên con tàu đang bị sóng dữ quăng quật như phiến lá mỏng manh, chỉ cần một người không chịu nổi buông tay, sẽ có người lập tức rơi xuống biển sâu làm mồi cho cá.
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí, chúng tôi đang phải gắng gượng chống chọi trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan như thế, dưới biển lại cuộn lên một cơn sóng trắng xóa. Cái đuôi con rắn biển khổng lồ kia bất thình lình từ trên không quật ngược xuống thân tàu. Tôi đang nghiến răng nghiến lợi dồn hết sức vào sợi dây thừng, không dám lơ là dù chỉ một giây, chỉ còn biết mở mắt trừng trừng nhìn cái đuôi rắn to tướng cỡ bằng cả cái ang nước cuộn đến, ngoài ra chẳng có thể làm gì được nữa.
Vừa khéo đúng lúc ấy, sóng biển quăng con tàu của chúng tôi lên cao rồi đột ngột thả xuống, thân tàu rơi tận đáy ngọn sóng, một làn gió tanh tưởi ộc vào mặt, lồng ngực tôi tức nghẹn như bị giáng cho một cú, mắt thấy con rắn biển khổng lồ cuộn một vòng bay vọt trên không trung. Trong khoảnh khắc chỉ bằng một cái chớp mắt ấy, con tàu đã thoát khỏi một đòn trí mạng.
Con rắn đập xuống mặt biển làm hoa nước ào ào văng lên, rồi lặn mất hút vào tấm màn nước khổng lồ. Tôi biết, nó bị trăng tròn làm kinh động, tuyệt đối sẽ không chịu dừng lại ở đây. Quả nhiên, chỉ qua một thoáng, nước biển phía sau thân tàu đã cuộn sôi, con hải thú khổng lồ màu trắng lại nổi lên lần nữa. Tôi chẳng kịp thở lấy hơi, cũng chẳng kịp vui mừng vì con tàu không bị phá hỏng, vội dồn hết sức kéo sợi thừng, cứu hai thầy trò Nguyễn Hắc trở lại tàu. Nguyễn Hắc và Đa Linh ướt sũng, mặt tái nhợt vì kinh hãi quá độ, cắt không còn hột máu. Bọn tôi vội chia nhau vừa dìu vừa đẩy, đưa hai kẻ mò ngọc đại nạn không chết ấy vào trong khoang tàu.
Vì số trân châu và cái xác nhân ngư, Minh Thúc không ngờ lại kiên trì giữ vững vị trí, nghiến răng kèn kẹt quyết một lòng tranh đấu với trời cao biển rộng, sắc mặt cực kỳ hung hãn và kiên định, toát lên phong độ của gã sói biển hào hùng. Tôi chửi thầm trong bụng, tự nhủ: “Lão nông dân Hồng Kông chết tiệt, đúng là thấy tiền mới mở mắt, mơ phát tài mà quên cả chuyện sống chết. Có điều lúc nguy cấp này được như thế lại thành ra quý hóa.” Nghĩ đoạn, tôi khua tay múa chân, ra hiệu cho lão biết con rắn biển kia lại nổi lên rồi, mau lùi lại, cố gắng lách vào góc nào có thể nổ pháo được. Trong tình hình trước mắt, xem ra chỉ có thể nhờ cậy pháo Chấn hải đẩy con ôn vật kia trở về biển sâu mà thôi.
Mấy cú va đập vừa rồi khiến tàu Chĩa Ba dù tính năng ưu việt cũng tổn thương khá nặng, chưa đến nỗi thủng tàu, nhưng sự việc chết người nhất đã xảy ra rồi: bánh lái mất tác dụng, con tàu chỉ có thể không ngừng tiến lên theo một hướng nhất định. Con rắn biển vẫn cuồn cuộn bám riết không tha. Mặt biển vằng vặc ánh trăng, cuộc đuổi bắt sinh tử giữa con hải quái và tàu của chúng tôi càng lúc càng thêm quyết liệt.
Tôi đang cuống lên giúp Minh Thúc xử lý cái bánh lái, chợt phát hiện lão già Hồng Kông đang ngoác miệng chửi mắng bánh lái không điều khiển được bỗng im bặt, mặt đờ ra như phỗng đá, cũng ngẩng lên nhìn theo ánh mắt lão. Ngay lập tức, toàn thân tôi thoắt cũng lạnh cứng từ trong ra ngoài. Vừa nãy tình hình quá hỗn loạn, tàu Chĩa Ba của chúng tôi như thể bị quỷ thần sai khiến, đã quay ngoặt trở lại khu vực phía Đông vực xoáy San Hô, chỉ thấy vô số hải động đang từ từ hợp lại, hình thành một xoáy nước khổng lồ sâu không biết đâu mà kể... Có lẽ, đó chính là hải nhãn trong truyền thuyết... Quy Khư.
Biển lớn rốt cuộc cũng phơi ra gương mặt cuồng dại đáng sợ, nước biển vô cùng vô tận cuồn cuộn bị hút vào Quy Khư, cả con rắn biển lẫn tàu của chúng tôi cũng bị dòng loạn lưu cuốn tới. Nước trong hải động dựng đứng như vách tường, khí thế muốn hút cả trời đất vào trong. Tình hình đã đến nước này, e là có mọc thêm đôi cánh, sợ cũng khó lòng thoát nổi.
Khói đen của long hỏa dưới đáy biển làm bầu trời vốn đã u ám càng thêm tối tăm mù mịt. Trái lại, dưới mặt nước ánh lửa lấp lóa, từng quầng âm hỏa nóng bỏng, tựa như dưới đáy biển cùng lúc dâng lên mấy vầng trăng, chiếu sáng cả một vùng âm u tăm tối. Bọn tôi ở trên tàu, trông thấy cảnh tượng như thế giới sắp bị hủy diệt ấy, lông tóc dựng ngược hết cả, trong lòng dâng lên một cảm giác lạnh lẽo khôn cùng.
Để lợi dụng lúc nước triều dâng, tiến vào vực xoáy San Hô, chúng tôi đã chọn thời gian vào khoảng trước sau ngày mười lăm Âm lịch, chính là lúc trăng tròn, không ngờ thời cơ xảo hợp thế nào, lại được tận mắt trông thấy long hỏa như ngọn lửa chốn luyện ngục A Tỳ thiêu đốt đáy biển. Những quả cầu lửa dưới đáy biển dâng lên nuốt chửng mọi đàn cá ở xung quanh chúng, những con may mắn sống sót thì cũng bị bỏng rát, quằn quại nhảy lên khỏi mặt nước, cả một vùng biển chìm trong bóng đen chết chóc.
Long hỏa chỉ cháy dưới biển, rời nước là lập tức tắt ngay, vả lại, thứ âm hỏa còn được gọi là “long đăng” trong thuật phong thủy này, tuy thế lớn kinh người, nhưng xưa nay thoắt đến thoắt đi, trong nháy mắt là biến mất ngay. Tôi biết, loại dị tượng này chỉ có ở những nơi dư mạch của Nam Long, là do hải khí của Nam Long ngưng kết mà thành, những hiện tượng kiểu như núi lửa hay khí đốt phun trào dưới đáy biển không thể so sánh nổi. Cứ nhìn thế lửa dưới đáy biển này là biết người thủy thủ may mắn sống sót trên tàu Mariana kia nói không sai, con tàu đắm mang theo Tần Vương Chiếu Cốt kính ấy nhất định là chỉ ở quanh đây mà thôi.
Những điều chúng tôi biết về âm hỏa chẳng qua chỉ là cái vỏ bề ngoài, đấy mới là lần đầu tiên được tận mắt trông thấy, căn bản không biết nó lợi hại thế nào. Có điều, lúc này tuy tình thế kinh hiểm vạn phần, song cũng chính là cơ hội nghìn năm khó gặp, tôi vội lấy Ti thiên ngư Khôi tinh bàn ra, ghi lại vị trí của mấy ngọn âm hỏa, bên trên khoang lái, Minh Thúc cũng đang liều cái mạng già, cố gắng lái tàu tránh xa vùng biển lửa cháy rừng rực.
Âm hỏa ở vực xoáy San Hô này đa phần tập trung ở mé Đông đảo u linh, tàu chúng tôi ở mé phía Tây nên tương đối an toàn, mà rừng san hô cũng đều tập trung ở mé phía Tây này cả. Trải qua thăm dò sơ bộ, tình hình đáy biển bên mé Đông phức tạp hơn rất nhiều, độ sâu ít nhất cũng gấp đôi khu vực rừng san hô, lại có nhiều động biển, rãnh biển, chúng tôi vẫn chưa kịp dùng chuông lặn xuống thăm dò kỹ hơn, phỏng chừng, mười phần đã chắc đến tám chín là tàu Mariana bị đắm ở phía mé Đông đảo u linh rồi.
Ánh lửa cháy ngầm quả nhiên chỉ như hoa quỳnh thoáng nở đã tàn, vừa bùng lên được giây lát đã ảm đạm đi, rồi trở về với hư không. Một vùng trời nước mênh mang mất đi ánh lửa âm lạnh, lập tức trở nên tối đen như mực, chỉ có mưa lớn vẫn cứ trút rào rào. Tôi hỏi Minh Thúc và Nguyễn Hắc, nếu phán đoán dựa trên kinh nghiệm đi biển của họ thì hải tượng đêm nay sẽ thế nào?
Hai người đó đều là thủy thủ dạn dày kinh nghiệm, một mực khẳng định, đừng nhìn âm hỏa thiêu đốt đáy biển mà nhầm, tình hình không có dấu hiệu gì của gió thế này, đảm bảo trong hai ngày tuyệt đối không thể có sóng to gió lớn, tàu ở trong vùng biển này vẫn tương đối an toàn. Shirley Dương cũng nhận định tạm thời không sợ trời nổi gió lớn, không có gió dĩ nhiên không có sóng lớn, những con sóng khổng lồ có thể quật vỡ cả thân tàu là sát tinh của ngành hàng hải, nhưng vẫn phải đề phòng những hiện tượng đặc thù như nước biển đột nhiên dâng trào cục bộ, hay bắt gặp ảo ảnh do nhiệt độ nước và không khí chênh lệch quá lớn gây ra, chẳng hạn như nhìn thấy những hòn đảo và tàu bè lơ lửng trên không.
Tôi bàn bạc với cả hội một lúc, mọi người đều cho rằng đây là cơ hội cực tốt, cuối cùng quyết định cho tàu chạy vòng qua đảo u linh sang mé phía Đông vực xoáy San Hô thăm dò tung tích của con tàu đắm. Vậy là, toàn bộ đèn pha công suất lớn trên tàu Chĩa Ba được bật sáng rực, con tàu lừng lững tiến lên giữa vùng biển tối đen, chầm chậm vòng qua đảo đá ngầm màu đen. Hòn đảo này trông như cái bát úp, đỉnh núi hình chóp tù lộ lên khỏi mặt nước cao chưa đến mười mét, nhưng dốc nghiêng thì rất rộng, nhìn như sống lưng của một con cá voi khổng lồ đang nổi lên mặt nước. Khi tàu lại gần, ánh đèn pha chiếu lên, đảo đá trông càng uy thế bội phần, đè nặng lên tâm trí chúng tôi một cảm giác vô cùng tăm tối.
Tôi đang định kéo bọn Cổ Thái, Tuyền béo ra phía sau chuẩn bị chuông lặn thì đột nhiên thân tàu rung lên một chặp. Mặt biển lặng gió, không nổi sóng, đột nhiên lại rung lắc dữ dội thì thật bất bình thường. Minh Thúc và Nguyễn Hắc vội bỏ mũ áo mưa ra, thò đầu ra ngoài mạn thuyền, cầm đèn pin kiểm tra tình hình, lo nhất là nước triều xuống thấp quá, tàu va phải đám đá ngầm.
Bọn tôi còn chưa kịp xem rõ rốt cuộc xảy ra chuyện gì, phía trước bỗng sáng bừng, tầm nhìn rộng mở, cơn mưa lớn thình lình tạnh ngắt. Thì ra, long hỏa dưới đáy biển bốc lên đã làm tan biến mây mưa. Một vầng trăng rờ rỡ hiện giữa không trung, lơ lửng ngay trên đỉnh đầu chúng tôi. Trăng sáng như ban ngày, chiếu rọi khắp vùng biển lớn. Trong khu rừng dưới đáy biển phía sau tàu chúng tôi, hằng hà sa số con trai đã hé mở hai mảnh vỏ cứng, nhả minh châu, tranh thủ hấp thu khí âm tinh của ánh trăng.
Ánh trăng trên trời hòa lẫn cùng ánh sáng của minh châu dưới đáy biển. Trong ánh sáng bàng bạc thấm đẫm không gian ấy, vô số xác cá vừa bị long hỏa đốt cháy nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Một bầu không khí kỳ dị bao trùm lên tất thảy. Tàu của chúng tôi vẫn lắc lư không ngừng, liên tục trồi lên hụp xuống khiến ai nấy càng thêm căng thẳng. Linh cảm sắp xảy ra tai họa dâng ngập trong tâm thức tôi. Shirley Dương phát hiện ra tình huống đầu tiên: “Mau lùi lại! Hải lưu ở đây rất dị thường!”
Shirley Dương vừa dứt lời, một cảnh tượng cực kỳ đáng sợ đã đập ngay vào mắt cả bọn. Hằng hà sa số hải động lớn nhỏ hiện trên mặt biển, vầng trăng sáng rực rỡ cũng không cách nào soi tỏ tận đáy những xoáy nước đen ngòm. Tàu Chĩa Ba đang đi giữa hai xoáy nước, rung lắc dữ dội do sức tác động của hai luồng nước ngầm từ hai hướng khác nhau xô tới.
“Hải động” hay còn được dân chài và dân mò ngọc gọi là “lỗ biển”, là hiện tượng những hố sâu lớn đột nhiên sinh ra dưới đáy biển, tạo thành các xoáy nước đổ ngược xuống dưới, tàu bè vô ý bị cuốn vào trong xưa nay đều khó thoát đại nạn.
Hải động và hải nhãn là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Tương truyền, hải nhãn, hay còn được gọi bằng tên “Quy Khư”, là một hang động khổng lồ giữa trời đất. Nước trong thiên hạ cuối cùng đều đổ về nơi này. Hải nhãn là thứ tồn tại cố định vĩnh hằng, nhưng không ai biết nó có thực đúng như mô tả trong truyền thuyết hay không. Còn hải động thì có thể lớn, có thể nhỏ, lúc có lúc không, là hiện tượng xoáy nước hình thành sau khi hải khí ngưng tụ bốc lên, nước biển dồn vào bù lấp khoảng chân không vừa sinh ra. Hải động cũng có thể sinh ra do động đất hay nứt lở, sụt lún dưới đáy biển.
Chúng tôi nhìn những xoáy nước liên tiếp xuất hiện trên mặt biển, hoa hết cả mắt, nào có thể đếm kỹ xem rốt cuộc trước mắt có mấy chục hay mấy trăm cái hải động, ai nấy đều như bị giội cho một thùng nước đá, toàn thân run lên một chặp, rồi mới sực tỉnh. Nhân lúc hải động vừa hình thành, xoáy nước vẫn chưa mạnh lắm, phải mau mau quay tàu lùi lại, bằng không, chỉ cần chậm nửa bước, đã bị cuốn vào hải động rồi thì đừng nói là tàu Chĩa Ba này, dẫu có là hàng không mẫu hạm cũng bị hút xuống vực sâu dưới đáy biển, xé nát tan tành.
Âm thanh ầm ầm dưới hải động tựa như từng hồi chuông báo tử vẳng lên từng đợt từng đợt, nước biển cuộn dữ dội, chỉ dựa vào các công cụ hàng hải do con người chế tạo này, chúng tôi thực sự không có một chút khả năng kháng cự nào trước sức mạnh hủy thiên diệt địa của thiên nhiên. Chúng tôi biết không thể lấy trứng chọi đá, nào còn dám nghĩ gì đến Tần Vương Chiếu Cốt kính nữa, vội vàng kéo cho động cơ chạy hết mức, liều mạng xoay mũi tàu chạy về mé Tây, chỉ mong rời khỏi những hải động đen ngòm ấy càng xa càng tốt, xa thêm một mét là thêm một phần hy vọng thoát khỏi tai họa bị biển lớn nuốt chửng. Dưới ánh trăng vằng vặc, mọi thứ rõ mồn một, chỉ thấy các dòng hải lưu xoay tròn, vô số xoáy nước vẫn đang hình thành, ầm ầm vang động điếc cả lỗ tai. Hải động và long thượng thủy là hai tai họa lớn trên biển, một do nước bị hút xuống, còn một do nước dâng trào. Có điều, chỉ nhìn những hiện tượng trước mắt cũng đủ thấy, uy lực của hải động còn đáng sợ hơn long thượng thủy nhiều. Cũng may, chúng tôi cũng kịp nhận ra, hải động thực sự vẫn chưa xuất hiện, tàu Chĩa Ba tuy bị dòng nước xô đập dữ dội, song vẫn còn khống chế được phương hướng. Trong giây phút sinh tử, điều duy nhất có thể làm chính là cấp tốc rời khỏi chốn hung hiểm này.
Chúng tôi không biết quy mô hải động sau khi hình thành lớn chừng nào, vì sự an toàn của cả bọn, lúc này chỉ có thể lựa chọn rời vùng biển vực xoáy San Hô, chờ dịp khác quay lại tìm xác tàu đắm. Tôi giương ống nhòm hướng về phía Đông, do tác động của mặt trăng, thủy triều hỗn hợp đang lên, vệt đen nơi đường chân trời lúc ban ngày vẫn còn lờ mờ trông thấy nay đã bị che khuất, hòn đảo u linh đen kịt từ từ biến mất, nước biển dâng trào. Đây chính là thời cơ tốt nhất để thoát ra khỏi vực xoáy San Hô.
Minh Thúc đang ở trên khoang lái, con tàu như mũi tên rời khỏi dây cung lao vút trên mặt biển. Nguyễn Hắc và hai đồ đệ đứng ở mũi tàu vẫy tay loạn xạ, miệng gào thét gì đó, nhưng âm thanh bị tiếng nước xung quanh át hết. Tôi không nghe ra bọn họ đang hét cái gì, còn tưởng mấy người họ bị hải động vừa xuất hiện làm cho kinh hoảng, nhưng ngay sau đó, lập tức phát giác ra có điều không ổn: dường như họ đang cố gắng nói với chúng tôi, trước mui tàu xuất hiện một thứ cực kỳ đáng sợ.
Tôi vội nhìn ra phía ấy, mồ hôi lạnh bất giác túa ra đầm đìa. Dưới nước đã lù lù hiện ra một vật thể khổng lồ nhờ nhờ trắng đang nhanh chóng áp sát đến tàu chúng tôi. Mặt biển bị vật kia dẫn động, liên tiếp cuộn sóng, rồi tan ngay trong nháy mắt. Chúng tôi chưa kịp phản ứng gì đã thấy hoa nước bắn tóe, vật ấy đã ở sát bên, con tàu đang lao hết tốc lực khựng lại như húc phải bức tường sắt.
Mũi tàu suýt vỡ toang. Đa Linh ở boong trước định chộp sợi thừng cố định thân thể, không ngờ mất thăng bằng, loạng choạng chộp vào khoảng không, tức khắc bị chấn động hất văng lên cao.
Mắt thấy cô bé sắp rơi xuống mặt biển sôi trào, Nguyễn Hắc vội bất chấp tất cả tóm lấy một sợi thừng nhảy vù ra ngoài mạn tàu. Đa Linh bị hất lên cao rồi mới rơi xuống, Nguyễn Hắc tranh thủ được khoảng chênh lệch độ cao, vừa nhảy ra khỏi tàu may là kịp chộp được trước khi cô chạm mặt nước. Song chính Nguyễn Hắc bị đà rơi của Đa Linh kéo theo, cũng rơi tòm xuống biển.
Nguyễn Hắc thu nạp Đa Linh làm đồ đệ từ trước khi rời khỏi Việt Nam, nhiều năm nay cùng nhau ra biển đánh cá mò ngọc, tình cảm thân thiết như cha con, thấy Đa Linh sắp rơi xuống biển, lập tức không nghĩ ngợi, liều mạng xông ra cứu. Mặc dù lúc nhảy ra khỏi tàu, Nguyễn Hắc tóm được sợi dây thừng, nhưng sợi thừng ấy lại không buộc cố định trên boong, bị hai thầy trò kéo, liền cứ thế tuồn tuột trượt khỏi tàu như một con rắn sống.
Lúc này chỉ có mình tôi đứng gần cuộn thừng nhất, trong lòng ngoại trừ ý nghĩ cứu người khẩn cấp ra thì không còn nghĩ đến gì khác. Tôi vội loạng choạng nhảy lên một bước, nắm chặt đoạn thừng còn chưa bị tuột, trong lúc cuống cuồng không biết quấn vào đâu, đành xoay người một vòng, quấn sợi thừng to bằng cánh tay trẻ con quanh eo hai vòng.
Đột nhiên, sợi thừng bị kéo giật một cái, khiến tôi cơ hồ muốn tắc thở, huyết khí trong lồng ngực cuộn trào lên, chân mềm nhũn, mắt tối đen, suýt chút nữa thì bị đà rơi của Nguyễn Hắc và Đa Linh kéo văng ra khỏi tàu. Đúng lúc ấy, Tuyền béo ở phía sau tôi xông lên, tóm sợi dây, giậm mạnh chân xuống sàn tàu. Thân thể như con bò mộng của cậu ta vận sức gồ hết cơ căng hết bắp, khó khăn lắm mới giữ được hai người đang sắp chìm xuống đáy biển kia lại.
Tôi như kẻ lĩnh án tử hình rồi được đại xá, vội lăn tròn một vòng dưới đất, gỡ sợi thừng khỏi phần eo hông đã bầm tím vết lằn, tranh thủ liếc xuống mặt biển một cái, thì ra tàu Chĩa Ba của chúng tôi vừa húc phải con rắn biển lớn gặp dưới đáy sâu lúc nãy. Con rắn biển trông như con rồng trắng này trời sinh đã sợ ánh sáng, vốn chỉ sống ở vùng biển sâu trên trăm mét, những lúc đêm tối, khi mây mờ trăng khuất mới nổi lên. Theo lý mà nói, trăng sáng đang lơ lửng giữa trời thế này không phải thời điểm nó hoạt động, khốn nỗi, vừa nãy âm hỏa bừng bừng dưới đáy nước, giờ lại thêm lũ trai nhả ngọc, ánh sáng phản chiếu, khiến đáy biển còn rạng rỡ hơn trên trời, mới làm nó không thể yên thân, buộc phải nổi lên mặt nước. Giờ con quái vật biển ấy đang nổi giận, định quẫy nước lật chìm tàu chúng tôi cho hả cơn tức đây.
Nếu tàu Chĩa Ba không được gia cố thêm ván đồng, e rằng chỉ cần bị con rắn tông cho một cú đã thủng toác. Đòn tấn công đầu tiên vừa qua, chỉ thấy dưới biển như thể có một dải lụa trắng cuồn cuộn lướt qua, thoắt cái con rắn đã quay đầu quật đuôi quét ngang thân thuyền. Tàu đóng bằng gỗ liễu biển tuy cực kỳ kiên cố, nhưng cái đuôi của con rắn biển khổng lồ phải to bằng thân cây san hô trong suốt dưới đáy biển, không phải mãnh long không quá giang, sức mạnh của cú quét đuôi ấy hoàn toàn có thể quật thân tàu vỡ tan thành mảnh vụn.
Con tàu trồi lên hụp xuống, tôi và Tuyền béo giữ chặt dây thừng không dám buông ra, Nguyễn Hắc thì ôm chặt Đa Linh, treo mình lơ lửng giữa không trung, văng qua văng lại theo chuyển động của thân tàu, tình thế hết sức nguy hiểm. Shirley Dương và Cổ Thái nhanh chóng chạy đến sau lưng tôi ôm chặt. Vậy là, từ trong khoang ra đến bên ngoài tàu, sáu người nối thành một chuỗi dài trên con tàu đang bị sóng dữ quăng quật như phiến lá mỏng manh, chỉ cần một người không chịu nổi buông tay, sẽ có người lập tức rơi xuống biển sâu làm mồi cho cá.
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí, chúng tôi đang phải gắng gượng chống chọi trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan như thế, dưới biển lại cuộn lên một cơn sóng trắng xóa. Cái đuôi con rắn biển khổng lồ kia bất thình lình từ trên không quật ngược xuống thân tàu. Tôi đang nghiến răng nghiến lợi dồn hết sức vào sợi dây thừng, không dám lơ là dù chỉ một giây, chỉ còn biết mở mắt trừng trừng nhìn cái đuôi rắn to tướng cỡ bằng cả cái ang nước cuộn đến, ngoài ra chẳng có thể làm gì được nữa.
Vừa khéo đúng lúc ấy, sóng biển quăng con tàu của chúng tôi lên cao rồi đột ngột thả xuống, thân tàu rơi tận đáy ngọn sóng, một làn gió tanh tưởi ộc vào mặt, lồng ngực tôi tức nghẹn như bị giáng cho một cú, mắt thấy con rắn biển khổng lồ cuộn một vòng bay vọt trên không trung. Trong khoảnh khắc chỉ bằng một cái chớp mắt ấy, con tàu đã thoát khỏi một đòn trí mạng.
Con rắn đập xuống mặt biển làm hoa nước ào ào văng lên, rồi lặn mất hút vào tấm màn nước khổng lồ. Tôi biết, nó bị trăng tròn làm kinh động, tuyệt đối sẽ không chịu dừng lại ở đây. Quả nhiên, chỉ qua một thoáng, nước biển phía sau thân tàu đã cuộn sôi, con hải thú khổng lồ màu trắng lại nổi lên lần nữa. Tôi chẳng kịp thở lấy hơi, cũng chẳng kịp vui mừng vì con tàu không bị phá hỏng, vội dồn hết sức kéo sợi thừng, cứu hai thầy trò Nguyễn Hắc trở lại tàu. Nguyễn Hắc và Đa Linh ướt sũng, mặt tái nhợt vì kinh hãi quá độ, cắt không còn hột máu. Bọn tôi vội chia nhau vừa dìu vừa đẩy, đưa hai kẻ mò ngọc đại nạn không chết ấy vào trong khoang tàu.
Vì số trân châu và cái xác nhân ngư, Minh Thúc không ngờ lại kiên trì giữ vững vị trí, nghiến răng kèn kẹt quyết một lòng tranh đấu với trời cao biển rộng, sắc mặt cực kỳ hung hãn và kiên định, toát lên phong độ của gã sói biển hào hùng. Tôi chửi thầm trong bụng, tự nhủ: “Lão nông dân Hồng Kông chết tiệt, đúng là thấy tiền mới mở mắt, mơ phát tài mà quên cả chuyện sống chết. Có điều lúc nguy cấp này được như thế lại thành ra quý hóa.” Nghĩ đoạn, tôi khua tay múa chân, ra hiệu cho lão biết con rắn biển kia lại nổi lên rồi, mau lùi lại, cố gắng lách vào góc nào có thể nổ pháo được. Trong tình hình trước mắt, xem ra chỉ có thể nhờ cậy pháo Chấn hải đẩy con ôn vật kia trở về biển sâu mà thôi.
Mấy cú va đập vừa rồi khiến tàu Chĩa Ba dù tính năng ưu việt cũng tổn thương khá nặng, chưa đến nỗi thủng tàu, nhưng sự việc chết người nhất đã xảy ra rồi: bánh lái mất tác dụng, con tàu chỉ có thể không ngừng tiến lên theo một hướng nhất định. Con rắn biển vẫn cuồn cuộn bám riết không tha. Mặt biển vằng vặc ánh trăng, cuộc đuổi bắt sinh tử giữa con hải quái và tàu của chúng tôi càng lúc càng thêm quyết liệt.
Tôi đang cuống lên giúp Minh Thúc xử lý cái bánh lái, chợt phát hiện lão già Hồng Kông đang ngoác miệng chửi mắng bánh lái không điều khiển được bỗng im bặt, mặt đờ ra như phỗng đá, cũng ngẩng lên nhìn theo ánh mắt lão. Ngay lập tức, toàn thân tôi thoắt cũng lạnh cứng từ trong ra ngoài. Vừa nãy tình hình quá hỗn loạn, tàu Chĩa Ba của chúng tôi như thể bị quỷ thần sai khiến, đã quay ngoặt trở lại khu vực phía Đông vực xoáy San Hô, chỉ thấy vô số hải động đang từ từ hợp lại, hình thành một xoáy nước khổng lồ sâu không biết đâu mà kể... Có lẽ, đó chính là hải nhãn trong truyền thuyết... Quy Khư.
Biển lớn rốt cuộc cũng phơi ra gương mặt cuồng dại đáng sợ, nước biển vô cùng vô tận cuồn cuộn bị hút vào Quy Khư, cả con rắn biển lẫn tàu của chúng tôi cũng bị dòng loạn lưu cuốn tới. Nước trong hải động dựng đứng như vách tường, khí thế muốn hút cả trời đất vào trong. Tình hình đã đến nước này, e là có mọc thêm đôi cánh, sợ cũng khó lòng thoát nổi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.