Chương 2: Nhạn yểu ngư trầm
Điện Tuyến
29/08/2013
“Gia Gia, từ lúc nào mà cậu đã thích làm nghệ thuật đến quên cả đường về thế hả?” Trong một quán cà phê ngoài trời ở quảng trường Rose, Trần Dự Hi huýt sáo, kéo cổ áo âu phục che mặt, cố gắng che chắn những ánh mắt soi mói lấy bàn họ ngồi làm trung tâm.
Mà đầu sỏ gây chuyện Du Vĩ Gia hoàn toàn không cảm thấy gì bất thường, nửa dựa vào tay vịn của ghế như đang đi vào cõi thần tiên. Trần Dự Hi nổi giận, duỗi chân ra đạp bạn, cuối cùng cũng lôi được thần chí của Du Vĩ Gia trở về: “Ơ? Có việc gì? Cậu vừa nói gì?”
Trần Dự Hi chỉ vào chân Du Vĩ Gia, Du Vĩ Gia cúi đầu nhìn hồi lâu cũng không hiểu duyên cớ làm sao, mông lung hỏi: “Làm sao vậy?”
Trần Dự Hi đưa tay lên trán, cảm thấy vô cùng đau đầu: “Mình không biết hành tinh các cậu có phải chỉ bán giày với tất một chiếc không, nhưng ít nhất ở địa cầu này giày gì thì giày đều bán có đôi có cặp. Cho nên, là một người địa cầu, mình đề nghị cậu “nhập gia tùy tục” nha”.
Hôm nay Du Vĩ Gia mặc một chiếc quần lửng xám lông chuột, kết hợp với chiếc áo kẻ vằn dài tay cùng đôi tất lông kẻ sọc dài quá gối, bên dưới đi một đôi giày da cao gót bóng lộn mốt nhất năm nay của hãng Aee, nếu chỉ có kết hợp như thế này thì cũng không có gì đáng nói. Nhưng vấn đề ở chỗ màu sắc của đôi tất len dài, chân trái là sọc trắng đen, chân phải là sọc xanh lam với xanh lá cây, khủng khiếp hơn nữa là đôi giày cũng không phải là một đôi, chân trái là chiếc giày da bóng đen gót nhọn, chân phải là chiếc giày kẻ caro xám gót to. Giống hệt như một nghệ sĩ hoá trang đang trình diễn nghệ thuật trên đường phố New York vậy.
Một giờ trước, Du Vĩ Gia ăn mặc kinh hoàng như vậy thu hút vô số ánh mắt đã tiến quân thần tốc ngồi xuống phía đối diện cô, lúc ấy cho dù là Họa Thương biết nhiều hiểu rộng ngồi cùng bàn cũng bị nghẹn cà phê, nhìn vẻ mặt đau khổ muốn ho mà không ho nổi của anh ta, Trần Dự Hi đồng cảm sâu sắc đồng thời có một liên tưởng rất kì quái: Nếu Họa Thương mà ho ra, cà phê kia không biết sẽ phun từ lỗ mũi ra hay là sẽ từ lỗ tai mà ra? Đã nói thất khiếu tương thông, vì sao mà chất lỏng có thể từ khí quản ra ngoài lại không thể ra theo đường lỗ tai? Nhưng mà, cô đã phải thất vọng vì bạn Họa Thương cứ thế nuốt xuống ngụm cà phê đã lên tận cổ kia.
Cái gọi là vật họp theo loài, người chơi theo nhóm, đại khái là giống như Du Vĩ Gia và Trần Dự Hi ấy.
Trần Dự Hi là tổng giám nghệ thuật của chuyên mục đang hot nhất của nhà đài, Du Vĩ Gia là một họa sĩ vật lộn ở tận cùng ranh giới của thương mại và nghệ thuật, hai người quen biết vì hai năm rưỡi trước, có một lần, chủ đề tình yêu trong một chuyên mục của đài truyền hình đổi thành tuyên truyền đấu thầu.
Lúc ấy, đương lúc bị vùi dập bởi vô vàn tác phẩm đủ mọi màu sắc, cạnh tranh khốc liệt, Trần Dự Hi liếc mắt nhìn thấy một bức tranh phối ba màu đen, trắng, đỏ, đơn giản mà bắt mắt.
Phông nền là màu đêm đen thâm trầm, vô số lông chim màu trắng bồng bềnh bay xung quanh, vừa có vẻ vui mắt mà lại vừa bao la mờ mịt. Chính giữa vẽ một trái tim màu đỏ, rất sáng sủa đẹp đẽ, dường như chỉ cần chạm tay vào là có thể cảm nhận được nhịp đập và hơi ấm, những chiếc lông chim cứ lẳng lặng nằm dưới – trong suốt, sáng rực, từng đường nét đều rất tinh tế, vẻ đẹp tinh khiết đến nỗi làm cho người ta cảm thấy nhìn chằm chằm vào đó chính là một sự thiếu tôn trọng.
Bức tranh có một cái tên đơn giản – Đúng lúc.
Góc dưới bên phải đề một hàng chữ rất đẹp: “Trong vô số tình yêu trôi nổi giữa thành phố này, chỉ có mình anh đúng lúc bước qua dòng chảy nhung nhớ dừng lại ở trái tim em, duy nhất…” Kí tên – J&Y
Trần Dự Hi chỉ cảm thấy lòng xúc động, vừa đánh nhịp “Chính là bức tranh này!” vừa vung tay căn dặn trợ lý hẹn nói chuyện với tác giả bức tranh.
Ngày hôm sau, vừa bước vào phòng khách đã thấy một thiếu nữ váy trắng bay bay, tóc dài phất phơ, đẹp tĩnh tại như bước ra từ trong tranh cổ, Trần Dự Hi hít thở không thông ba giây, đến giây thứ tư liền quyết định “đời này không phải nàng thì ta nhất định không cưới”. Trần Dự Hi này tuyển bạn gái với một ảo tưởng phi thực tế – hi vọng nàng giống Lâm Đại Ngọc dưới ngòi bút của bác Tào, lông mày lá liễu, hạt sầu khẽ rơi, nhất định phải có vẻ “Thiên hàn thúy tụ bạc, nhật mộ ỷ tu trúc” vừa u buồn vừa thanh cao.
(Thiên hàn thúy tụ bạc, nhật mộ ỷ tu trúc – 1 câu trong bài Giai nhân của Đỗ Phủ. Dịch thơ: Lạnh lùng tay áo mỏng tơi/Trời hôm dựa khóm trúc dài thẩn thơ, bản dịch của Trần Trọng Kim)
Mà cô gái này, cho dù là diện mạo hay khí chất mơ hồ trong ánh mắt đều hoàn toàn ăn khớp với hình ảnh nữ thần trong lòng anh.
Sóng lòng Trần Dự Hi cuộn trào, ngoài mặt lại giả vờ như rất trấn tĩnh thản nhiên bắt tay người trước mặt, rồi tự giới thiệu, trò chuyện mới biết Đại Ngọc muội muội có một cái tên thật kì lạ “Du Vĩ Gia”, lúc ấy phản ứng tâm lý của Trần Dự Hi và tất cả mọi người đều là: “Cá? Vĩ Gia?” Nghe thế nào cũng thấy giống đồ ăn cho mèo. Đương nhiên, anh cũng chỉ dám suy nghĩ trong bụng. Mà chữ J trong bức hoạ kia hẳn là tượng trưng cho chữ “Gia”, Y chắc là chữ “Du”. Về sau, anh mới biết Y là một người khác, mà người đó chính là những chiếc lông chim trong trái tim Du Vĩ Gia. (Du = cá)
Vì bức hoạ này, hai người xa lạ quen biết nhau. Nếu không phải là Trần Dự Hi theo đuổi mãnh liệt hai tháng liên tục, có lẽ Du Vĩ Gia chẳng thể nhớ rõ tên anh là gì, chứ đừng nói là diện mạo. Điều này khiến cho sau này khi Du Vĩ Gia trở thành bạn nhậu của Trần Dự Hi, anh rất là buồn bực, nghĩ bụng Trần thiếu gia anh dù gì cũng là người phong độ lịch thiệp, đẹp trai ngời ngời, thế nào mà Du Vĩ Gia một chút ấn tượng cũng không có.
Nhưng Trần Dự Hi cảm thấy đặc biệt vui mừng là: may mà lúc trước Du Vĩ Gia chẳng đoái hoài gì vệ tinh theo đuổi, kiên quyết từ chối anh, nếu không bây giờ chẳng phải anh hối không kịp sao? Bản chất Du Vĩ Gia so với Lâm muội muội trong lòng anh khác nhau đâu chỉ một quả núi Himalaya. Tuy rằng, Du Vĩ Gia quả thật mang vẻ u buồn lạ lùng, mà ánh mắt cô khi đi vào cõi tiên thỉnh thoảng cũng toát lên nét bi thương mà người ngoài không thể hiểu được, nhưng hơn hai năm tiếp xúc với nhau, Trần Dự Hi hiểu bản tính Du Vĩ Gia chẳng có liên hệ gì với điều này, sự bi thương và u buồn của cô đều xuất phát từ chữ Y thần bí kia, tựa như mái tóc thẳng mượt khiến lòng anh nhộn nhạo vốn không phải là kiểu tóc ban đầu của Du Vĩ Gia. Du Vĩ Gia bẩm sinh đã là tóc xoăn, chẳng qua vì một người nào đó mà cố tình ép thẳng. Cô còn có một thói quen đặc biệt – cô không thích người khác gọi mình là “Tiểu Du” hoặc “Vĩ Gia”, cho nên sau khi thân nhau, Trần Dự Hi luôn gọi là “Gia Gia”
Lúc này, Du Vĩ Gia rốt cuộc đã phát hiện chân mình bất bình thường, mỉm cười không quá lưu tâm, bỏ lại một câu: “Hi Tử, chuyện bức tranh cảm ơn cậu”, Nói xong liền đứng dậy, bỏ chạy lấy người. Trần Dự Hi bực mình giơ nắm đấm nửa ngày trời với bóng lưng nhỏ xinh kia.
Sau khi Du Vĩ Gia đi rồi, cô cứ lang thang không mục đích giữa biển người, bóng lưng cô đơn khiến cô như một con cá nhỏ giữa đầm cạn. Lúc chờ đèn xanh đèn đỏ, Du Vĩ Gia cúi nhìn đôi giày lạc tông vì buổi sáng ra ngoài quá vội, đột nhiên thấy mắt cay cay….
Đào hoa lạc, nhàn trì các. Sơn minh tuy tại, cẩm thư nan thác. Mạc, mạc, mạc.
Giác thanh hàn, dạ lan san. Phạ nhân tầm vấn, yết lệ trang hoan. Man! Man! Man!
(Câu trên là một đoạn trong bài từ Thoa đầu phượng của Lục Du. Bài từ Thoa đầu phượng được Lục Du sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt: ban đầu Lục Du lấy người em họ (con cậu) là Đường Uyển, hai người rất tâm đầu ý hợp, nhưng thân mẫu của Lục Du lại không ưa Đường Uyển, lại nghe thêm những lời gièm pha nên bà buộc hai người phải ly hôn. Về sau, Lục Du lấy Vương Thị, Đường Uyển cũng tái giá, lấy Triệu Sĩ Trình. Mấy năm sau, vào mùa xuân, hai người tình cờ cùng đi chơi vườn Thẩm, ngẫu nhiên gặp nhau. Đường Uyển lấy tình anh em họ, gửi rượu và dã vị mời Lục Du. Lục Du vô cùng thương cảm, vung bút đề lên bức tường trong vườn Thẩm bài Thoa đầu phượng này. Đường Uyển sau khi đọc được bài này trong lòng rất đau khổ, làm một bài từ cũng theo điệu Thoa đầu phượng họa lại. Sau đó nàng đau buồn, lâm trọng bệnh mà qua đời.
Bản dịch thơ của quan4.net:
Hoa đào rơi,
Bến vắng lặng
Núi thề còn đây,
Thư tình khó đề
Đừng! Đừng! Đừng!
Câu dưới là bài từ Thoa đầu phượng của Đường Uyển:
Bản dịch của quan4.net:
Tiếng tù vang,
Đêm sắp tàn
Sợ người vấn hỏi,
Nuốt lệ giả vui
Giấu! Giấu! Giấu!)
Không còn có người kéo cô lại trước khi cô lao ra khỏi nhà, cười nhẹ giúp cô sửa lại cái mũ bị lệch, đi nhầm giày, không cài khuy áo cẩn thận…..Không còn có người dùng bài vè nói với cô: “Màu vàng của lá cây dưới ánh mặt trời” khi cô phân vân không biết nên dùng màu vàng kim hay vàng tươi cho bức hoạ dang dở, không còn có người không uống cà phê nhưng lại thích hôn lên lông mi của cô mỗi khi cô pha cà phê thơm nồng trong bếp….
Ngẩng đầu lần nữa, đèn xanh đèn đỏ đã thay đổi mấy lần, người điều khiển giao thông trên đường giành cho người đi bộ tò mò hỏi cô: “Cô gái trẻ, cô không qua đường à?”
Không còn có người dịu dàng ôm vai cô khi cô đột nhiên có linh cảm sáng tạo mà thất thần, đứng yên kiên nhẫn nhìn đèn giao thông thay đổi hết lần này đến lần khác, mỉm cười bao dung khi cô hoàn hồn mỉm cười hối lỗi, sau đó dặn dò: “Nếu không có anh đi cùng thì lúc qua đường không được nghĩ vẩn vơ thế nữa”…..
“Xin chào, xin hỏi quí khách có mấy người?” Vẻ mặt Du Vĩ Gia hơi hốt hoảng, nhìn thấy nụ cười tươi tắn phóng đại trước mắt mình, khẽ giật mình, ngẩng đầu, tấm biển hiệu kiểu cổ có khắc tên quán màu đỏ thắm – Đại Quan Sơn.
Cô cười khổ, tại sao lại bất tri bất giác đến nơi này? Thì ra bước chân cũng có trí nhớ. Cô quay đầu nói với người phục vụ vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời: “Hai người”
“Vâng, xin mời”. Người phục vụ cười thân thiết, sự huấn luyện chuyên nghiệp khiến cô nhìn xuống đôi giày cổ quái của Du Vĩ Gia cũng coi như không thấy: “Du tiểu thư, vị trí bên này gần cửa sổ, cô xem có thích không?” Du Vĩ Gia gật gật đầu, ngồi xuống chiếc ghế đôi màu đỏ thẫm. Cô, không, phải nói là “họ” từng là khách quen của quán này, thế nên hơn phân nửa nhân viên phục vụ ở đây nhớ mặt cô.
Người phục vụ nhanh nhẹn dọn bàn, đặt một quyển thực đơn vào tay Du Vĩ Gia, Du Vĩ Gia không mở một trang, gọi một vị trà quen thuộc: “Trà túi lọc, nóng, hai ly”
Tuyệt đại hữu giai nhân, u cư tại quan sơn. (Đại loại là: Có cô gái đẹp tuyệt trần, náu thân nơi rừng sâu núi hiểm. Tên cái quán lấy từ đây)
Đèn pha lê treo ngược, đường nét ưu mỹ mềm mại như tảo biển, hình khối và hoa văn đan vào thành một vách ngăn màu vàng tạo nên cảnh tượng cổ kính tranh sáng tranh tối, tiếng nhạc không lời du dương truyền qua tấm bình phong thuý trúc.
Trước mặt Du Vĩ Gia bày một đôi đũa còn chưa bóc nilon, trên đũa có đính một cái mác “Đại nương” , ghế trống phía đối diện cũng đặt một đôi đũa, chữ trên mác ghi là “Quan nhân”
(Quan nhân và đại nương là cách gọi quan và vợ quan một cách trịnh trọng thì phải)
Có lẽ tại một thành phố phồn hoa như thế này, món ăn tại đây cũng không thể coi là quá ngon, nhưng họ lại rất tinh tế trong khâu phục vụ đũa.
Người phục vụ sẽ cẩn thận mang lên cho mỗi vị khách nam một đôi đũa “Quan nhân”, mỗi vị khách nữ một đôi “Đại nương”. Bởi một đôi đũa, cô đã thích quán này.
Du Vĩ Gia lấy túi lọc màu xanh nhạt nổi lềnh bềnh trong ly ra, nâng ly hướng về phía hư không, mỉm cười ấm áp.
Không còn có người chìm vào mộng cảnh, ánh mắt cười rất nhẹ với cô, tay cầm ly trà cùng nhìn về xa xăm…. Cũng không còn có người vì cô mà làm một đôi đũa có khắc chữ Đại nương bằng bạch kim, thấp thỏm hỏi dò: “Gia, gả cho anh, được không?”
Không còn có người…. Không còn…..
Hơn tám trăm năm trước, Lục Du dùng một chiếc trâm phượng làm sính lễ cưới Đường Uyển, vợ chồng hoà hợp nhưng cuối cùng không thể cùng nhau sống nốt quãng đời còn lại.
Ba năm trước, Tô Tử Dịch dùng một đôi đũa bạch kim chế tạo công phụ cầu hôn Du Vĩ Gia, cũng không thể viết nên câu chuyện cổ tích kết thành vợ chồng hạnh phúc mãi mãi về sau.
Sau ngày đính hôn, máy bay chở Tô Tử Dịch gặp tai nạn.
Từ lúc đó, anh nằm lại ở một vùng biển sâu thẳm vô danh nơi Đại Tây Dương, vùi thân mình vào làn nước lạnh băng, gửi linh hồn tại đáy lòng cô.
Trong quán ăn lãng đãng tiếng hát như thở than của cô ca sĩ:
Il ya longtemps que je t’aime (Em yêu anh từ lâu)
Jamais je ne t’oublierai (Vĩnh viễn không thể quên)
Khi em nâng chén
Đối diện với anh
Đọc anh nghe một áng thơ đẹp
Anh chỉ cần để lại cho em tro bụi sau khi anh lụi tàn
Yên giấc trong ánh trăng trôi
Chiêm bao một điệu Waltz tình tứ
Nhớ những bông hồng nở rộ trên cành kia
Yêu từ khi lạ lẫm bước qua nhau đến một lòng một dạ
Tháng sáu mây bay nghiêng đổ
Tháng ba tuyết xuống mấy thì
Ngẩng đầu lên đón một nụ hôn hụt hẫng
Il ya longtemps que je t’aime (Em yêu anh từ lâu)
Jamais je ne t’oublierai (Vĩnh viễn không thể quên)
“Tử Dịch, với em, anh là vĩnh hằng, nếu không phải anh, sẽ không phải bất cứ ai khác”
(Bài hát xxx ở trên là bài A la claire fontaine bản trung, bạn không tìm thấy bản dịch lyric nên bạn chém gió ác liệt, link này có cả tiếng Pháp lẫn tiếng Trung, ai rành thì dịch cho bạn ăn hôi với)
Mà đầu sỏ gây chuyện Du Vĩ Gia hoàn toàn không cảm thấy gì bất thường, nửa dựa vào tay vịn của ghế như đang đi vào cõi thần tiên. Trần Dự Hi nổi giận, duỗi chân ra đạp bạn, cuối cùng cũng lôi được thần chí của Du Vĩ Gia trở về: “Ơ? Có việc gì? Cậu vừa nói gì?”
Trần Dự Hi chỉ vào chân Du Vĩ Gia, Du Vĩ Gia cúi đầu nhìn hồi lâu cũng không hiểu duyên cớ làm sao, mông lung hỏi: “Làm sao vậy?”
Trần Dự Hi đưa tay lên trán, cảm thấy vô cùng đau đầu: “Mình không biết hành tinh các cậu có phải chỉ bán giày với tất một chiếc không, nhưng ít nhất ở địa cầu này giày gì thì giày đều bán có đôi có cặp. Cho nên, là một người địa cầu, mình đề nghị cậu “nhập gia tùy tục” nha”.
Hôm nay Du Vĩ Gia mặc một chiếc quần lửng xám lông chuột, kết hợp với chiếc áo kẻ vằn dài tay cùng đôi tất lông kẻ sọc dài quá gối, bên dưới đi một đôi giày da cao gót bóng lộn mốt nhất năm nay của hãng Aee, nếu chỉ có kết hợp như thế này thì cũng không có gì đáng nói. Nhưng vấn đề ở chỗ màu sắc của đôi tất len dài, chân trái là sọc trắng đen, chân phải là sọc xanh lam với xanh lá cây, khủng khiếp hơn nữa là đôi giày cũng không phải là một đôi, chân trái là chiếc giày da bóng đen gót nhọn, chân phải là chiếc giày kẻ caro xám gót to. Giống hệt như một nghệ sĩ hoá trang đang trình diễn nghệ thuật trên đường phố New York vậy.
Một giờ trước, Du Vĩ Gia ăn mặc kinh hoàng như vậy thu hút vô số ánh mắt đã tiến quân thần tốc ngồi xuống phía đối diện cô, lúc ấy cho dù là Họa Thương biết nhiều hiểu rộng ngồi cùng bàn cũng bị nghẹn cà phê, nhìn vẻ mặt đau khổ muốn ho mà không ho nổi của anh ta, Trần Dự Hi đồng cảm sâu sắc đồng thời có một liên tưởng rất kì quái: Nếu Họa Thương mà ho ra, cà phê kia không biết sẽ phun từ lỗ mũi ra hay là sẽ từ lỗ tai mà ra? Đã nói thất khiếu tương thông, vì sao mà chất lỏng có thể từ khí quản ra ngoài lại không thể ra theo đường lỗ tai? Nhưng mà, cô đã phải thất vọng vì bạn Họa Thương cứ thế nuốt xuống ngụm cà phê đã lên tận cổ kia.
Cái gọi là vật họp theo loài, người chơi theo nhóm, đại khái là giống như Du Vĩ Gia và Trần Dự Hi ấy.
Trần Dự Hi là tổng giám nghệ thuật của chuyên mục đang hot nhất của nhà đài, Du Vĩ Gia là một họa sĩ vật lộn ở tận cùng ranh giới của thương mại và nghệ thuật, hai người quen biết vì hai năm rưỡi trước, có một lần, chủ đề tình yêu trong một chuyên mục của đài truyền hình đổi thành tuyên truyền đấu thầu.
Lúc ấy, đương lúc bị vùi dập bởi vô vàn tác phẩm đủ mọi màu sắc, cạnh tranh khốc liệt, Trần Dự Hi liếc mắt nhìn thấy một bức tranh phối ba màu đen, trắng, đỏ, đơn giản mà bắt mắt.
Phông nền là màu đêm đen thâm trầm, vô số lông chim màu trắng bồng bềnh bay xung quanh, vừa có vẻ vui mắt mà lại vừa bao la mờ mịt. Chính giữa vẽ một trái tim màu đỏ, rất sáng sủa đẹp đẽ, dường như chỉ cần chạm tay vào là có thể cảm nhận được nhịp đập và hơi ấm, những chiếc lông chim cứ lẳng lặng nằm dưới – trong suốt, sáng rực, từng đường nét đều rất tinh tế, vẻ đẹp tinh khiết đến nỗi làm cho người ta cảm thấy nhìn chằm chằm vào đó chính là một sự thiếu tôn trọng.
Bức tranh có một cái tên đơn giản – Đúng lúc.
Góc dưới bên phải đề một hàng chữ rất đẹp: “Trong vô số tình yêu trôi nổi giữa thành phố này, chỉ có mình anh đúng lúc bước qua dòng chảy nhung nhớ dừng lại ở trái tim em, duy nhất…” Kí tên – J&Y
Trần Dự Hi chỉ cảm thấy lòng xúc động, vừa đánh nhịp “Chính là bức tranh này!” vừa vung tay căn dặn trợ lý hẹn nói chuyện với tác giả bức tranh.
Ngày hôm sau, vừa bước vào phòng khách đã thấy một thiếu nữ váy trắng bay bay, tóc dài phất phơ, đẹp tĩnh tại như bước ra từ trong tranh cổ, Trần Dự Hi hít thở không thông ba giây, đến giây thứ tư liền quyết định “đời này không phải nàng thì ta nhất định không cưới”. Trần Dự Hi này tuyển bạn gái với một ảo tưởng phi thực tế – hi vọng nàng giống Lâm Đại Ngọc dưới ngòi bút của bác Tào, lông mày lá liễu, hạt sầu khẽ rơi, nhất định phải có vẻ “Thiên hàn thúy tụ bạc, nhật mộ ỷ tu trúc” vừa u buồn vừa thanh cao.
(Thiên hàn thúy tụ bạc, nhật mộ ỷ tu trúc – 1 câu trong bài Giai nhân của Đỗ Phủ. Dịch thơ: Lạnh lùng tay áo mỏng tơi/Trời hôm dựa khóm trúc dài thẩn thơ, bản dịch của Trần Trọng Kim)
Mà cô gái này, cho dù là diện mạo hay khí chất mơ hồ trong ánh mắt đều hoàn toàn ăn khớp với hình ảnh nữ thần trong lòng anh.
Sóng lòng Trần Dự Hi cuộn trào, ngoài mặt lại giả vờ như rất trấn tĩnh thản nhiên bắt tay người trước mặt, rồi tự giới thiệu, trò chuyện mới biết Đại Ngọc muội muội có một cái tên thật kì lạ “Du Vĩ Gia”, lúc ấy phản ứng tâm lý của Trần Dự Hi và tất cả mọi người đều là: “Cá? Vĩ Gia?” Nghe thế nào cũng thấy giống đồ ăn cho mèo. Đương nhiên, anh cũng chỉ dám suy nghĩ trong bụng. Mà chữ J trong bức hoạ kia hẳn là tượng trưng cho chữ “Gia”, Y chắc là chữ “Du”. Về sau, anh mới biết Y là một người khác, mà người đó chính là những chiếc lông chim trong trái tim Du Vĩ Gia. (Du = cá)
Vì bức hoạ này, hai người xa lạ quen biết nhau. Nếu không phải là Trần Dự Hi theo đuổi mãnh liệt hai tháng liên tục, có lẽ Du Vĩ Gia chẳng thể nhớ rõ tên anh là gì, chứ đừng nói là diện mạo. Điều này khiến cho sau này khi Du Vĩ Gia trở thành bạn nhậu của Trần Dự Hi, anh rất là buồn bực, nghĩ bụng Trần thiếu gia anh dù gì cũng là người phong độ lịch thiệp, đẹp trai ngời ngời, thế nào mà Du Vĩ Gia một chút ấn tượng cũng không có.
Nhưng Trần Dự Hi cảm thấy đặc biệt vui mừng là: may mà lúc trước Du Vĩ Gia chẳng đoái hoài gì vệ tinh theo đuổi, kiên quyết từ chối anh, nếu không bây giờ chẳng phải anh hối không kịp sao? Bản chất Du Vĩ Gia so với Lâm muội muội trong lòng anh khác nhau đâu chỉ một quả núi Himalaya. Tuy rằng, Du Vĩ Gia quả thật mang vẻ u buồn lạ lùng, mà ánh mắt cô khi đi vào cõi tiên thỉnh thoảng cũng toát lên nét bi thương mà người ngoài không thể hiểu được, nhưng hơn hai năm tiếp xúc với nhau, Trần Dự Hi hiểu bản tính Du Vĩ Gia chẳng có liên hệ gì với điều này, sự bi thương và u buồn của cô đều xuất phát từ chữ Y thần bí kia, tựa như mái tóc thẳng mượt khiến lòng anh nhộn nhạo vốn không phải là kiểu tóc ban đầu của Du Vĩ Gia. Du Vĩ Gia bẩm sinh đã là tóc xoăn, chẳng qua vì một người nào đó mà cố tình ép thẳng. Cô còn có một thói quen đặc biệt – cô không thích người khác gọi mình là “Tiểu Du” hoặc “Vĩ Gia”, cho nên sau khi thân nhau, Trần Dự Hi luôn gọi là “Gia Gia”
Lúc này, Du Vĩ Gia rốt cuộc đã phát hiện chân mình bất bình thường, mỉm cười không quá lưu tâm, bỏ lại một câu: “Hi Tử, chuyện bức tranh cảm ơn cậu”, Nói xong liền đứng dậy, bỏ chạy lấy người. Trần Dự Hi bực mình giơ nắm đấm nửa ngày trời với bóng lưng nhỏ xinh kia.
Sau khi Du Vĩ Gia đi rồi, cô cứ lang thang không mục đích giữa biển người, bóng lưng cô đơn khiến cô như một con cá nhỏ giữa đầm cạn. Lúc chờ đèn xanh đèn đỏ, Du Vĩ Gia cúi nhìn đôi giày lạc tông vì buổi sáng ra ngoài quá vội, đột nhiên thấy mắt cay cay….
Đào hoa lạc, nhàn trì các. Sơn minh tuy tại, cẩm thư nan thác. Mạc, mạc, mạc.
Giác thanh hàn, dạ lan san. Phạ nhân tầm vấn, yết lệ trang hoan. Man! Man! Man!
(Câu trên là một đoạn trong bài từ Thoa đầu phượng của Lục Du. Bài từ Thoa đầu phượng được Lục Du sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt: ban đầu Lục Du lấy người em họ (con cậu) là Đường Uyển, hai người rất tâm đầu ý hợp, nhưng thân mẫu của Lục Du lại không ưa Đường Uyển, lại nghe thêm những lời gièm pha nên bà buộc hai người phải ly hôn. Về sau, Lục Du lấy Vương Thị, Đường Uyển cũng tái giá, lấy Triệu Sĩ Trình. Mấy năm sau, vào mùa xuân, hai người tình cờ cùng đi chơi vườn Thẩm, ngẫu nhiên gặp nhau. Đường Uyển lấy tình anh em họ, gửi rượu và dã vị mời Lục Du. Lục Du vô cùng thương cảm, vung bút đề lên bức tường trong vườn Thẩm bài Thoa đầu phượng này. Đường Uyển sau khi đọc được bài này trong lòng rất đau khổ, làm một bài từ cũng theo điệu Thoa đầu phượng họa lại. Sau đó nàng đau buồn, lâm trọng bệnh mà qua đời.
Bản dịch thơ của quan4.net:
Hoa đào rơi,
Bến vắng lặng
Núi thề còn đây,
Thư tình khó đề
Đừng! Đừng! Đừng!
Câu dưới là bài từ Thoa đầu phượng của Đường Uyển:
Bản dịch của quan4.net:
Tiếng tù vang,
Đêm sắp tàn
Sợ người vấn hỏi,
Nuốt lệ giả vui
Giấu! Giấu! Giấu!)
Không còn có người kéo cô lại trước khi cô lao ra khỏi nhà, cười nhẹ giúp cô sửa lại cái mũ bị lệch, đi nhầm giày, không cài khuy áo cẩn thận…..Không còn có người dùng bài vè nói với cô: “Màu vàng của lá cây dưới ánh mặt trời” khi cô phân vân không biết nên dùng màu vàng kim hay vàng tươi cho bức hoạ dang dở, không còn có người không uống cà phê nhưng lại thích hôn lên lông mi của cô mỗi khi cô pha cà phê thơm nồng trong bếp….
Ngẩng đầu lần nữa, đèn xanh đèn đỏ đã thay đổi mấy lần, người điều khiển giao thông trên đường giành cho người đi bộ tò mò hỏi cô: “Cô gái trẻ, cô không qua đường à?”
Không còn có người dịu dàng ôm vai cô khi cô đột nhiên có linh cảm sáng tạo mà thất thần, đứng yên kiên nhẫn nhìn đèn giao thông thay đổi hết lần này đến lần khác, mỉm cười bao dung khi cô hoàn hồn mỉm cười hối lỗi, sau đó dặn dò: “Nếu không có anh đi cùng thì lúc qua đường không được nghĩ vẩn vơ thế nữa”…..
“Xin chào, xin hỏi quí khách có mấy người?” Vẻ mặt Du Vĩ Gia hơi hốt hoảng, nhìn thấy nụ cười tươi tắn phóng đại trước mắt mình, khẽ giật mình, ngẩng đầu, tấm biển hiệu kiểu cổ có khắc tên quán màu đỏ thắm – Đại Quan Sơn.
Cô cười khổ, tại sao lại bất tri bất giác đến nơi này? Thì ra bước chân cũng có trí nhớ. Cô quay đầu nói với người phục vụ vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời: “Hai người”
“Vâng, xin mời”. Người phục vụ cười thân thiết, sự huấn luyện chuyên nghiệp khiến cô nhìn xuống đôi giày cổ quái của Du Vĩ Gia cũng coi như không thấy: “Du tiểu thư, vị trí bên này gần cửa sổ, cô xem có thích không?” Du Vĩ Gia gật gật đầu, ngồi xuống chiếc ghế đôi màu đỏ thẫm. Cô, không, phải nói là “họ” từng là khách quen của quán này, thế nên hơn phân nửa nhân viên phục vụ ở đây nhớ mặt cô.
Người phục vụ nhanh nhẹn dọn bàn, đặt một quyển thực đơn vào tay Du Vĩ Gia, Du Vĩ Gia không mở một trang, gọi một vị trà quen thuộc: “Trà túi lọc, nóng, hai ly”
Tuyệt đại hữu giai nhân, u cư tại quan sơn. (Đại loại là: Có cô gái đẹp tuyệt trần, náu thân nơi rừng sâu núi hiểm. Tên cái quán lấy từ đây)
Đèn pha lê treo ngược, đường nét ưu mỹ mềm mại như tảo biển, hình khối và hoa văn đan vào thành một vách ngăn màu vàng tạo nên cảnh tượng cổ kính tranh sáng tranh tối, tiếng nhạc không lời du dương truyền qua tấm bình phong thuý trúc.
Trước mặt Du Vĩ Gia bày một đôi đũa còn chưa bóc nilon, trên đũa có đính một cái mác “Đại nương” , ghế trống phía đối diện cũng đặt một đôi đũa, chữ trên mác ghi là “Quan nhân”
(Quan nhân và đại nương là cách gọi quan và vợ quan một cách trịnh trọng thì phải)
Có lẽ tại một thành phố phồn hoa như thế này, món ăn tại đây cũng không thể coi là quá ngon, nhưng họ lại rất tinh tế trong khâu phục vụ đũa.
Người phục vụ sẽ cẩn thận mang lên cho mỗi vị khách nam một đôi đũa “Quan nhân”, mỗi vị khách nữ một đôi “Đại nương”. Bởi một đôi đũa, cô đã thích quán này.
Du Vĩ Gia lấy túi lọc màu xanh nhạt nổi lềnh bềnh trong ly ra, nâng ly hướng về phía hư không, mỉm cười ấm áp.
Không còn có người chìm vào mộng cảnh, ánh mắt cười rất nhẹ với cô, tay cầm ly trà cùng nhìn về xa xăm…. Cũng không còn có người vì cô mà làm một đôi đũa có khắc chữ Đại nương bằng bạch kim, thấp thỏm hỏi dò: “Gia, gả cho anh, được không?”
Không còn có người…. Không còn…..
Hơn tám trăm năm trước, Lục Du dùng một chiếc trâm phượng làm sính lễ cưới Đường Uyển, vợ chồng hoà hợp nhưng cuối cùng không thể cùng nhau sống nốt quãng đời còn lại.
Ba năm trước, Tô Tử Dịch dùng một đôi đũa bạch kim chế tạo công phụ cầu hôn Du Vĩ Gia, cũng không thể viết nên câu chuyện cổ tích kết thành vợ chồng hạnh phúc mãi mãi về sau.
Sau ngày đính hôn, máy bay chở Tô Tử Dịch gặp tai nạn.
Từ lúc đó, anh nằm lại ở một vùng biển sâu thẳm vô danh nơi Đại Tây Dương, vùi thân mình vào làn nước lạnh băng, gửi linh hồn tại đáy lòng cô.
Trong quán ăn lãng đãng tiếng hát như thở than của cô ca sĩ:
Il ya longtemps que je t’aime (Em yêu anh từ lâu)
Jamais je ne t’oublierai (Vĩnh viễn không thể quên)
Khi em nâng chén
Đối diện với anh
Đọc anh nghe một áng thơ đẹp
Anh chỉ cần để lại cho em tro bụi sau khi anh lụi tàn
Yên giấc trong ánh trăng trôi
Chiêm bao một điệu Waltz tình tứ
Nhớ những bông hồng nở rộ trên cành kia
Yêu từ khi lạ lẫm bước qua nhau đến một lòng một dạ
Tháng sáu mây bay nghiêng đổ
Tháng ba tuyết xuống mấy thì
Ngẩng đầu lên đón một nụ hôn hụt hẫng
Il ya longtemps que je t’aime (Em yêu anh từ lâu)
Jamais je ne t’oublierai (Vĩnh viễn không thể quên)
“Tử Dịch, với em, anh là vĩnh hằng, nếu không phải anh, sẽ không phải bất cứ ai khác”
(Bài hát xxx ở trên là bài A la claire fontaine bản trung, bạn không tìm thấy bản dịch lyric nên bạn chém gió ác liệt, link này có cả tiếng Pháp lẫn tiếng Trung, ai rành thì dịch cho bạn ăn hôi với)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.