Quyển 1 - Chương 13: Giả mạo?
Thường Yên
31/12/2021
Cả đám chúng tôi hùng hổ kéo tới phủ Kiểm pháp. Được rồi, dùng từ "hùng hổ" không chính xác cho lắm.
Một nhóm năm người, mỗi người một sắc thái. Đi đầu là Đỗ Quân, như đi hành quân, dẫn đầu cả một đại đội. Tiếp theo là Phạm Bân cùng Đỗ Chi, dựa dẫm vào nhau, an ủi nhau. Cuối cùng là tôi, đi bên cạnh Trần Thanh. Anh ta cứ thi thoảng lại quay sang ngó tôi một cái, như thể sợ rằng tôi sẽ trốn đi bất cứ lúc nào.
Đoạn đường từ nhà Đỗ Chi tới phủ Kiểm pháp không hề ngắn. Hiện tại đã là giữa trưa, nhưng may mắn là giữa thu rồi nên nắng không còn gắt nữa. Tôi lê từng bước khó khăn trên đường, bụng réo lên từng hồi.
Người ta nói trời đánh còn tránh bữa ăn, hóa ra ông trời còn thương tôi hơn là cả đám người này. Tôi vừa mới ốm dậy, thân thể không tốt phải nhịn bữa trưa, lại càng không có thời gian mà uống thuốc.
Tôi bắt đầu nghi ngờ ngày trước là họ cố ý khiến tôi trúng tên, muốn hành hạ tôi tới chết mới hả.
"Có chỗ nào không khỏe sao?" Trần Thanh hơi cúi đầu, hỏi tôi.
Anh mù à? Không thấy cành liễu này sắp nằm vật ra đường tới nơi rồi sao?
Tôi mỉm cười, lắc đầu: "Không sao, chỉ hơi ngại về xác chết kia một chút. Dù sao trước giờ tôi cũng chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy."
Trần Thanh liền tỏ vẻ quan tâm: "Vậy thì chút nữa ở ngoài công đường, không vào phía phòng xác là được."
Đầu tôi như sắp bùng cháy đến nơi. Bề ngoài, tôi tỏ ra vô cùng cảm kích trước tấm lòng của Trần Thanh mà cảm ơn rối rít. Anh ta vô cùng hài lòng với dáng vẻ của tôi, trên đường đi cứ cười suốt, nhăn nhở như khỉ. Nhưng bên trong, tôi chỉ muốn gào vào mặt anh ta rằng rốt cuộc tôi phải lê lết cái thân tàn này tới phủ Kiểm pháp để làm cái trò gì?
Tới nơi, chúng tôi bị lính chặn lại nhưng nhờ vào sự ra mặt của Trần Thanh cùng Đỗ Quân, tất cả đều trót lọt đi vào.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy hồi hộp. Ngày bé xem Bao Thanh Thiên xử án, có tập về người vợ chết oan, hồn tới công đường muốn được Bao Công xử án nhưng vừa chui ra thì linh hồn lập tức tiêu tán, có lẽ bởi công đường chính là nơi dương khí mạnh nhất, lại có Kiểm pháp quan là người phân xử trắng đen nơi trần thế ở đó.
Đối với một đứa vừa bị ma trêu như tôi, đây quả là một nơi an toàn.
Trong khi lính gác đưa anh em họ Đỗ cùng thái y Phạm Bân vào phòng xác thì tôi được đặc cách, cùng với Trần Thanh tới phòng tiếp khách ngồi nghỉ ngơi.
Tôi đói tới run rẩy cả hai tay nhưng không dám kêu ca lấy một câu, chỉ bày ra bộ dạng bình tĩnh thưởng thức trà. Trần Thanh chăm chú đọc kết quả khám nghiệm xác chết, thi thoảng ngẩng lên nhìn tôi. Đáp lại anh, tôi mỉm cười thật dịu dàng. Tôi có cảm giác mình đã đạt đến trình độ thượng thừa trong việc chửi thầm người khác rồi.
"Vậy..." Tôi ngập ngừng.
"Không biết đây là chuyện tốt hay xấu đối với Chi nữa." Trần Thanh gấp lại tờ kết quả khám nghiệm, thở dài nói.
Tôi nhận tờ giấy từ anh, vừa mở ra đã thấy hoa mày chóng mặt.
Ngoài cơ thể này, Đoàn Niệm Tâm kia còn để lại cho tôi một điều kỳ diệu nho nhỏ khác nữa. Đó là việc biết đọc biết viết. Tôi không rõ đàn bà con gái thời đại này thế nào, nhưng từ việc em trai của cô là Đoàn Nhữ Hài là một kẻ mọt sách thì hẳn người chị gái song sinh thân thiết cũng biết chút ít gì đó. Chỉ là... điều kỳ diệu cô ấy để lại cho tôi lại chỉ có một nửa. Một tờ giấy chi chít cổ văn, nếu tách từng chữ ra để riêng thì tôi có thể nhận biết được ý nghĩa vài ba từ, nhưng gộp chung vào thì chịu chết.
Từ bé đến giờ tôi không phải một đứa hiếu học gì cho cam, tình trạng vừa nhìn thấy chữ đã buồn ngủ này cũng không có gì lạ lẫm.
Tôi quyết định từ bỏ, đặt tờ khám nghiệm xuống bàn, chống cằm nghe Trần Thanh nói ra những gì mà anh đã đọc được. Có lẽ anh cũng thấy tôi dốt nát lắm nên rất cố gắng diễn tả bằng những từ ngữ dễ hiểu nhất có thể, tôi vô cùng cảm kích.
Bắt đầu bằng câu nói "Hình như người chết không phải là Lưu Bích Thủy", Trần Thanh đã khiến tôi sửng sốt.
"Trong kết quả khám nghiệm không hề nhắc tới vết sẹo nào trên cổ cả. Hơn nữa, vóc dáng của người chết khá nhỏ bé, mà Lưu Bích Thủy kia còn cao hơn cả cô nữa."
Tôi cắn môi, thấp giọng hỏi: "Vậy thì ma nữ xuất hiện trong giấc mơ của tôi không phải là Lưu Bích Thủy?"
Trần Thanh nhấp một ngụm trà, đáp: "Không rõ nữa. Nhưng hẳn ma nữ có quan hệ rất gần gũi với Chi. Phòng cô đang ở hiện tại, vốn là phòng cũ của em ấy. Chỉ gần đây Chi mới chuyển sang phòng khác."
Tôi trợn tròn mắt trước thông tin Trần Thanh mang lại. Chưa nói đến việc vì sao đám người này hoàn toàn tin việc ma nữ "báo mộng" cho tôi, bởi chính tôi thi thoảng còn nghi ngờ. Nhưng mà từ những gì mà Trần Thanh nói, ma nữ thật sự có quen biết với Đỗ Chi, hơn nữa còn thân thiết tới mức biết được cô trước đây ở phòng nào mà báo mộng nhầm người.
"Còn gì đặc biệt nữa không? Nguyên nhân gây nên cái chết chẳng hạn?" Tôi hất hất đầu về phía tờ khám nghiệm, hỏi một cách rất vô tư.
Trần Thanh nhìn tôi với ánh mắt kỳ quặc, khẽ hắng giọng một tiếng rồi nói: "Đầu ngón tay của xác chết có vết chai nhưng không nhắc tới nguyên do. Móng chân sơn đỏ..."
Nghe vậy tôi liền nghĩ: Thật là ăn chơi.
"Xác chết có tổng cộng ba vết đâm ở bụng, quanh vết đâm có dấu hằn, có thể suy ra được hung khí chỉ là dao lưỡi ngắn. Ngoài ra cũng có dấu vết bị bóp cổ, nhưng nguyên nhân cái chết là do bị đâm."
Tôi thốt lên ngạc nhiên: "Vừa đâm lại vừa bóp cổ, hung thủ rảnh rỗi tới vậy sao?"
Trần Thanh liền liếc xéo tôi một cái, hẳn là muốn tặng tôi hai chữ "nói nhảm" lắm đây.
Anh ta hít một hơi dài, biểu hiện như thể sắp ban ơn cho tôi vậy.
"Rất có thể ban đầu hung thủ bóp cổ nạn nhân, đây hoàn toàn là hành động bộc phát. Sau đó phát hiện nạn nhân vẫn chưa chết, lại vì một lý do nào đó liền rút dao đâm người. Cuối cùng mới dùng dao rạch mặt nạn nhân."
"Chính là như vậy." Một giọng nói trầm ổn cất lên từ phía cửa.
Cả tôi và Trần Thanh đều không hẹn mà cùng quay ngoắt đầu sang bên, thấy một người đàn ông chừng hơn bốn mươi tuổi, thân mặc áo sẫm màu, đầu đội mũ Đinh Tự. Mũ này có hình dáng tựa chữ Đinh (丁) nên được gọi như vậy.
Tôi còn đang ngơ ngác, chưa kịp đứng lên thì đã thấy Trần Thanh phóng tới gần người đàn ông kia, chào một tiếng thật to: "Chú Kiến!"
Chú Kiến của anh ta nghe vậy, sắc mặt hơi tái, vội vã đưa tay lên miệng che đi cơn ho ập tới.
"Cháu Thanh mải ăn chơi, giờ mới quay về an phủ, mong chú tha tội." Trần Thanh cười rất tươi, đứng trước ông chú của mình mà cúi đầu chắp tay tạ tội.
Vẻ mặt của ông chú kia nhăn nhúm lại như giẻ lau, mất một lúc mới giãn ra rồi cười xòa, tay vỗ vỗ lên vai Trần Thanh mấy cái đầy gượng gạo: "Cháu tới là chú vui rồi, ở nhà không có chuyện gì chứ?"
Trần Thanh ngoan ngoãn báo cáo chuyện nhà, hai chú cháu nói chuyện rất vui vẻ, tạm thời quên đi một kẻ thừa là tôi đây đang ngồi yên trên ghế. Lúc này, tôi đang cúi đầu suy nghĩ lung tung, không nhận ra Trần Thanh cùng ông chú tên Kiến kia đã đi tới trước mặt mình.
"Ồ, đây...?" Chú Kiến nhìn thẳng vào tôi, cất giọng hỏi.
Tới gần rồi tôi mới thấy khuôn mặt của ông tuy khá nghiêm nghị nhưng khi cười đuôi mắt cũng kéo lên trên, tạo cảm giác vô cùng gần gũi.
Xem ra Trần Thanh tới giờ mới nhớ ra tôi, liền một tay kéo tôi đứng dậy, cười đáp:
"Tiểu thư Niệm Tâm, đây chính là Kiểm pháp quan Đại an phủ sứ Trần Thì Kiến ta đã từng nhắc tới."
Tôi cũng ồ một tiếng, nhất thời trở nên bối rối. Nếu còn ở thời hiện đại, trong tình huống gặp mặt cán bộ cấp cao này thì một đứa như tôi sẽ phải làm gì nhỉ? Thiếu chút nữa tôi đã đưa tay ra bắt tay Đại an phủ Trần Thì Kiến rồi. Sau đó tôi lại nghĩ tới việc quỳ xuống, nhưng cũng lập tức xóa bỏ ý kiến ấy, tôi có tội đâu mà quỳ chứ?
Cuối cùng, tôi lặp lại hành động đã làm với đám người Trần Thanh trước đó: Chắp tay trước ngực, cúi đầu.
Mắt tôi liếc sang bên cạnh, thấy cả người Trần Thanh đang rung lên, đoán chừng anh ta đang nín cười dữ lắm. An phủ Trần Thì Kiến bật cười, tiếng cười sang sảng, giòn giã.
Trần Thanh cũng cười theo, tiếp tục màn giới thiệu: "Cô gái này là Đoàn Niệm Tâm, bạn của cháu."
Trần Thì Kiến gật đầu, cười hiền từ nhìn tôi như cha nhìn con gái. Hai chữ "chú Kiến" thân thiết mà nãy giờ tôi dùng để gọi ông cũng phù hợp đấy chứ nhỉ?
"Mẹ và em trai cháu vẫn khỏe chứ?" Ông hỏi.
Dứt lời cả tôi và Trần Thanh đều thảng thốt. Riêng tôi, cảm giác như sét đánh giữa trời quang.
Chết cha, sao lại có thể gặp người quen của Đoàn Niệm Tâm trong hoàn cảnh thế này chứ? Ít nhất ông trời cũng phải cho tôi cơ hội ăn no trước thì đầu óc mới đủ tỉnh táo mà nghĩ cách, còn hiện tại đang đói tới hoa mày chóng mặt thì lấy đâu ra sức mà nghĩ ngợi.
Tôi không có nhiều thời gian, tỏ ra ngoan ngoãn đáp: "Cảm ơn chú. Việc buôn bán của mẹ cháu vẫn tốt. Còn Hài luôn chăm chỉ học hành, chờ ngày triều đình mở khoa thi."
Đây là tất cả những gì mà tôi biết về gia đình của mình.
"Chú và Tâm có quen biết sao? Thảo nào khi nãy nàng không hề tỏ ra ngạc nhiên chút nào." Trần Thanh cười ha ha hỏi.
Nghe vậy, tôi cũng phì cười. Đâu phải tôi không ngạc nhiên, đó là bởi vì cơ mặt tôi không thể hiện rõ ra mà thôi.
"Ba năm trước ta có dịp tới lộ Hồng Châu, cũng có quen biết sơ với gia đình cháu Tâm. Chỉ ba năm thôi mà ta suýt nữa đã không nhận ra cháu rồi." Trần Thì Kiến cười thân thiết nói.
Tôi cũng cười, nghĩ thầm ban đầu ông hoàn toàn không nhận ra tôi chứ "suýt" gì nữa. Ông chú Trần Thì Kiến còn nhắc tới vài chuyện cũ, tôi không dám mở mồm ra đáp câu nào mà chỉ biết ngoan ngoãn cười.
Cũng may là người quen cũ, không thì hẳn tôi đã bị lôi ra ngoài cho mấy ông thầy phù thủy "xử lý" rồi.
"Đã lên kinh đô được nửa năm mà không một lần tới thăm ta, thật đáng trách tội." Trần Thì Kiến ha ha cười.
"Vậy từ giờ cháu sẽ năng tới thăm chú có được không ạ?" Tôi mặt dày đáp.
Đây là chuyện tốt, tạo dựng quan hệ đặc biệt với cán bộ cấp cao của nhà nước, tạo một nền tảng vững chắc cho hậu phương sau này. Có lẽ giờ tôi còn phải nghĩ thêm cách bồi đắp mối quan hệ thân thiết với ông chú này, tiện cho việc sau này nhờ ông giới thiệu cho mấy anh trai nhà mặt phố bố làm quan.
Dù sao Trần Thanh với Đỗ Quân cũng mới chỉ là hai thí sinh đầu tiên, không có gì chắc chắn cả.
Trần Thì Kiến bỗng vỗ đùi cái bép, như nhớ ra chuyện gì: "Phải rồi, thằng Công gặp lại cháu chắc vui lắm. Nhớ ngày đó hai anh em thân thiết tới mức đòi lấy nhau nữa mà."
Tôi đơ ra, nheo mắt lại: "Công..."
Trần Thanh tốt bụng đáng yêu, ngồi bên cạnh thì thầm: "Trần Thì Công, con trai."
Tôi vội dạ vâng một hồi, trong lòng đau khổ. Thương thay Đoàn Niệm Tâm, được con trai của Kiểm pháp quan An phủ sứ kinh sư yêu thương mà không biết đường, lại đi yêu một thằng mất dạy để rồi chết trong đau khổ làm gì!
Nếu ngày ấy cô biết thân biết phận thì bây giờ tôi đã được sống trong nhung lụa, làm con dâu An phủ sứ kinh sư rồi không?
Tiết mục ôn chuyện cũ cuối cùng cũng đi tới hồi kết. Tôi húp nốt chút trà còn sót lại trong chén, cả người như được giải thoát. Trần Thì Kiến và Trần Thanh bắt đầu quay trở lại chủ đề xác chết nữ bị rạch mặt, tôi cũng dỏng tai lên hóng chuyện.
Theo ý kiến của Trần Thanh từ vài hôm trước, Trần Thì Kiến đã cho người đi điều tra xem có gia đình nào báo mất tích không, tới sáng nay mới có kết quả. Phường hát Nhất Chi Mai phía nam kinh đô quả thật có thiếu mất một con hát.
"Phường hát?" Tôi thốt lên.
Trần Thanh chậm rãi đáp: "Phải, đầu ngón tay của người chết có vết chai hẳn là do gảy đàn. Móng chân sơn màu đỏ son, thường là những con hát được vào cung nhảy múa trong các buổi đại nhạc."
Đoạn, anh lại quay về phía Trần Thì Kiến hỏi: "Thưa chú, không biết người báo mất tích là kẻ nào?"
Ông thấp giọng trả lời: "Là một tên hầu trong phường hát. Nhưng kỳ lạ ở chỗ, ngoại trừ nó thì mọi người đều nói rằng con hát kia đã xin phép về quê thăm cha mẹ. Cả mấy người chị em thân thiết trong phường hát đều khẳng định như vậy."
Trần Thì Kiến còn hỏi lý do vì sao đám chúng tôi lại kéo nhau rồng rắn tới tìm hiểu về vụ án mạng này tới như vậy. Tôi và Trần Thanh nhìn nhau, ngầm quyết định rằng không nên trả lời chi tiết vụ Đỗ Chi nghi ngờ con dâu ông, Lưu Bích Thủy đã chết mà chỉ nói qua loa rằng có thể xác chết kia là người quen của Đỗ Chi mà thôi.
Tạm biệt Trần Thì Kiến, hai chúng tôi gặp lại đám Đỗ Quân bên ngoài an phủ. Đỗ Chi hiện tại phải nói là đang bối rối tới đỏ bừng mặt. Ban đầu cô cứ kiên quyết xác chết bị rạch mặt kia chính là Lưu Bích Thủy, nhưng với kết quả khám nghiệm cùng việc Phạm Bân đích thân kiểm tra thân thể người chết, đã có thể xác định được đó hoàn toàn không phải Lưu Bích Thủy.
Vậy, người trong an phủ kia có phải Lưu Bích Thủy hay không?
Biết xác chết kia không phải người chị em thân thiết, Đỗ Chi hoàn toàn không quan tâm nữa. Phạm Bân vốn là hôn phu của cô, đương nhiên là phải theo vợ chưa cưới. Đỗ Quân thì vốn không liên quan gì tới việc tra án, lại càng dửng dưng. Kết quả còn mỗi mình tôi và Trần Thanh là muốn làm rõ vụ này.
Phạm Bân ngao ngán nói với Trần Thanh: "Bẩm cậu, chuyện này cứ giao lại bên phủ Kiểm pháp, đừng nên lo lắng quá làm gì."
Không ngờ một câu nói của Phạm Bân lại chọc giận Trần Thanh.
Anh trừng mắt nhìn Phạm Bân, gắt lên: "Ta ở trong đó thì coi như mù mắt không thấy, nhưng đã tới mức này rồi liệu có thể bỏ qua được không?"
Tôi mù mịt nhìn anh, cảm giác hiểu lại không hiểu anh đang nói gì.
Đám năm người chúng tôi quyết định chia làm hai nhóm. Nhóm một bao gồm Đỗ Chi cùng Phạm Bân, quay trở lại tìm Lưu Bích Thủy kia xác nhận thật giả. Thực tế tôi muốn đi cùng hai người họ hơn, bởi rất có khả năng cô Bích Thủy ấy cũng là kẻ du hành thời gian như tôi. Nếu đã như vậy, dù không thể quay trở về thì tôi cũng tìm được đồng hương, không phải rất tốt hay sao?
Thế nhưng khi tôi rụt rè đề nghị mình được đi cùng Đỗ Chi và Phạm Bân thì nhận được một cái lườm cháy khét của hắn. Có lẽ hắn rất coi trọng khoảng thời gian riêng tư giữa mình và vợ chưa cưới nên có cơ hội liền đẩy hết mọi người ra xa.
Tôi bĩu môi, lẩm bẩm: "Làm trò! Tới khi cưới nhau về chả có đầy thời gian à?"
"Nói gì đấy?" Dù đã có Trần Thanh đứng ở giữa mà Phạm Bân vẫn hóng được tôi đang chửi mắng hắn, hay lắm!
Đúng là cái đồ xấu xa, nhỏ mọn. Nhớ mấy hôm trước Đỗ Chi tâm sự còn khen hắn hết lời. Nói hắn bình tĩnh, biết suy nghĩ chu đáo, tới tôi ban đầu gặp còn tưởng hắn là kẻ hiền lành, ai ngờ đâu tính khí đáng ghét tới vậy.
Chia tay nhau giữa phố, tôi, Trần Thanh cùng Đỗ Quân hướng tới phía nam kinh đô, đích đến chính là phường hát Nhất Chi Mai.
Không cần phải nhăn nhó thêm, Trần Thanh cuối cùng cũng nhận ra được tôi sắp đói tới ngất xỉu. Chúng tôi chọn một gánh hàng nho nhỏ, gọi mấy chiếc bánh gạo cùng ba bát nước sôi để nguội. Trong khi Trần Thanh và Đỗ Quân ăn uống từ tốn, khí chất ngời ngời khiến không ít các cô gái đi qua phải ngắm nhìn tới đỏ mặt thì tôi ăn như hổ đói, chỉ hận không thể uống một cốc nước ngọt để "Khà..." một tiếng sung sướng.
Trần Thanh nhìn tôi cười: "Cứ bình tĩnh, thiếu ta gọi thêm."
Tôi liền yên lòng, trở về làm thục nữ mà cắn từng miếng một.
Gánh hàng này chỉ cách vài bước chân tới phường hát Nhất Chi Mai, nơi có những con hát xuất sắc nhất kinh đô. Chúng tôi vừa ăn bánh, húp nước, vừa nghe bà chủ gánh hàng buôn chuyện về phường hát.
Nổi tiếng nhất phường hát chính là hoa nương Thục Đoan, có tài ca hát gảy đàn, lại biết nhảy múa, đã từng tiến cung tham dự đại nhạc vài lần. Bà chủ gánh hàng có nói rằng khách tới nghe hoa nương Thục Đoan hát rất đông, cũng bởi vì cô ả còn rất xinh đẹp nữa.
Bà chủ này đúng là người thích buôn chuyện, sau khi kể hết những chuyện mà "ai ai cũng hay" ra, bà bắt đầu nói nhỏ dần, hỏi chúng tôi: "Mấy cô cậu có biết Thục Đoan sắp bị đẩy xuống làm con hát hạng hai hay không?"
Gọi thẳng tên Thục Đoan, không thêm từ "hoa nương" gì đó vào phía trước đã cho tôi thấy rõ thái độ khinh ghét của bà đối với con hát này. Đối với phường chèo con hát, người ta còn dành cho cả mĩ danh "xướng ca vô loài", không hề được tôn trọng.
Bà chủ gánh hàng lại tiếp tục thì thầm kể về một con hát khác có tên là Hoài Đoan, nghe nói là chị em thân thiết từ dưới quê của Thục Đoan. Diện mạo hoa nhường nguyệt thẹn của Thục Đoan đã nổi tiếng, nay người ta còn biết Hoài Đoan kia lại đẹp hơn một bậc. Không chỉ thế, Hoài Đoan gảy đàn êm ả hơn, tiếng hát trong trẻo hơn, nhảy múa điêu luyện hơn cả Thục Đoan. Hiện tại số lần biển diễn của Hoài Đoan chỉ sợ đã vượt qua cả Thục Đoan rồi.
Tôi nhìn Trần Thanh, anh cũng nhìn tôi, cảm giác như có chung một suy nghĩ.
Đỗ Quân lại hỏi bà chủ, tối hai hôm trước bà có thấy chuyện gì kỳ lạ không, rồi bà thường dọn hàng vào canh mấy.
Bà ta ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời: "Đầu canh một tôi mới dọn hàng. Để xem nào... À đúng rồi, bình thường ấy à, Thục Đoan không bao giờ ló mặt ra ngoài đâu. Nhưng hai hôm trước... đúng là hai hôm trước, tôi thấy ả cùng một phu khuân vác to cao cùng đi ra ngoài..."
"Họ đi đâu ạ?" Tôi tò mò.
"Ai mà biết được." Bà ta nhìn tôi. "Trời tối, tôi còn bận dọn dẹp về nhà. Vả lại chúng nó đi nhanh lắm, như sợ cái gì."
Sợ? Sợ bị phát hiện?
Tới một đứa đầu đất như tôi còn nghĩ ra được, có lẽ Trần Thanh cũng hiểu ra rồi. Chỉ còn một nhân chứng quan trọng nữa, chính là tên hầu đã báo Hoài Đoan mất tích. Hẳn là hắn ta cũng biết được chuyện gì đó mới khăng khăng rằng Hoài Đoan mất tích chứ không phải về quê thăm gia đình như mấy người chị em thân thiết kia đã báo cáo với bên an phủ.
Đến lúc này mới nghĩ tới, chúng tôi đã quên không hỏi tên của tên hầu đó rồi. Trời ạ! Đúng là đầu đất thật mà!
Tôi không để ý tới vẻ mặt biến hóa năm mươi sắc thái này của tôi đã lọt vào đôi mắt hoa đào của Trần Thanh. Anh hạ giọng, nói với tôi:
"Là Dần. Ăn nốt đi rồi chúng ta tới phường Nhất Chi Mai."
Miệng tôi vẫn còn đầy vụn bánh, tôi vội vã lau đi rồi hỏi lại xem anh ta vừa nói gì. Trần Thanh thở dài: "Tên hầu đó tên là Dần. Ta đã hỏi thăm từ trước rồi."
Tim tôi bỗng dưng thót một cái. Trần Thanh... anh ta... đọc được suy nghĩ của tôi sao? Thôi chết rồi, mọi mưu kế, mọi nhận xét của tôi anh ta đều biết hết hay sao?
Thấy tôi sửng sốt không nói lên lời, anh nhếch miệng cười: "Cô vừa lẩm bẩm hỏi tên thằng hầu đó còn gì?"
Lúc này tôi mới yên lòng, ăn nốt thêm ba cái bánh nữa.
Giải quyết xong xuôi đống bánh lại uống thêm hai bát nước, tôi vỗ mông đứng dậy, mạnh mẽ chỉ vào Đỗ Quân, cười một cái thật ngọt ngào với bà bán bánh:
"Tính tiền cho người này ạ!"
Trước Trần Thanh, đương nhiên Đỗ Quân không dám mở mồm kêu ca. Tôi vui mừng hết sức.
Đến phường hát Nhất Chi Mai để hỏi thăm về một người hầu nhỏ bé, tất nhiên là ba chúng tôi sẽ không bước vào cửa chính mà vòng tìm cửa phụ phía sau. Khi đi vào con hẻm bên cạnh phường hát, chúng tôi nghe tiếng đấm đá, rồi tiếng van xin tha mạng, cuối cùng là cả giọng một người đàn bà quát mắng.
"Tội mày không tha được. Bà cho mày biết bao nhiêu tiền bạc mà mày dám phản bội bà, đi báo quan cho cái con kia."
Giọng một người con trai yếu ớt đáp lại: "Con lạy cô. Con xin cô. Từ nay con không dám nữa..."
Người đàn bà kia cười lạnh: "Muộn rồi. Mày, đánh chết thằng Dần cho tao!"
Tới câu nói này, tôi sửng sốt quay sang nhìn Trần Thanh. Là tên hầu Dần đã đi báo quan Hoài Đoan mất tích?
Một nhóm năm người, mỗi người một sắc thái. Đi đầu là Đỗ Quân, như đi hành quân, dẫn đầu cả một đại đội. Tiếp theo là Phạm Bân cùng Đỗ Chi, dựa dẫm vào nhau, an ủi nhau. Cuối cùng là tôi, đi bên cạnh Trần Thanh. Anh ta cứ thi thoảng lại quay sang ngó tôi một cái, như thể sợ rằng tôi sẽ trốn đi bất cứ lúc nào.
Đoạn đường từ nhà Đỗ Chi tới phủ Kiểm pháp không hề ngắn. Hiện tại đã là giữa trưa, nhưng may mắn là giữa thu rồi nên nắng không còn gắt nữa. Tôi lê từng bước khó khăn trên đường, bụng réo lên từng hồi.
Người ta nói trời đánh còn tránh bữa ăn, hóa ra ông trời còn thương tôi hơn là cả đám người này. Tôi vừa mới ốm dậy, thân thể không tốt phải nhịn bữa trưa, lại càng không có thời gian mà uống thuốc.
Tôi bắt đầu nghi ngờ ngày trước là họ cố ý khiến tôi trúng tên, muốn hành hạ tôi tới chết mới hả.
"Có chỗ nào không khỏe sao?" Trần Thanh hơi cúi đầu, hỏi tôi.
Anh mù à? Không thấy cành liễu này sắp nằm vật ra đường tới nơi rồi sao?
Tôi mỉm cười, lắc đầu: "Không sao, chỉ hơi ngại về xác chết kia một chút. Dù sao trước giờ tôi cũng chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy."
Trần Thanh liền tỏ vẻ quan tâm: "Vậy thì chút nữa ở ngoài công đường, không vào phía phòng xác là được."
Đầu tôi như sắp bùng cháy đến nơi. Bề ngoài, tôi tỏ ra vô cùng cảm kích trước tấm lòng của Trần Thanh mà cảm ơn rối rít. Anh ta vô cùng hài lòng với dáng vẻ của tôi, trên đường đi cứ cười suốt, nhăn nhở như khỉ. Nhưng bên trong, tôi chỉ muốn gào vào mặt anh ta rằng rốt cuộc tôi phải lê lết cái thân tàn này tới phủ Kiểm pháp để làm cái trò gì?
Tới nơi, chúng tôi bị lính chặn lại nhưng nhờ vào sự ra mặt của Trần Thanh cùng Đỗ Quân, tất cả đều trót lọt đi vào.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy hồi hộp. Ngày bé xem Bao Thanh Thiên xử án, có tập về người vợ chết oan, hồn tới công đường muốn được Bao Công xử án nhưng vừa chui ra thì linh hồn lập tức tiêu tán, có lẽ bởi công đường chính là nơi dương khí mạnh nhất, lại có Kiểm pháp quan là người phân xử trắng đen nơi trần thế ở đó.
Đối với một đứa vừa bị ma trêu như tôi, đây quả là một nơi an toàn.
Trong khi lính gác đưa anh em họ Đỗ cùng thái y Phạm Bân vào phòng xác thì tôi được đặc cách, cùng với Trần Thanh tới phòng tiếp khách ngồi nghỉ ngơi.
Tôi đói tới run rẩy cả hai tay nhưng không dám kêu ca lấy một câu, chỉ bày ra bộ dạng bình tĩnh thưởng thức trà. Trần Thanh chăm chú đọc kết quả khám nghiệm xác chết, thi thoảng ngẩng lên nhìn tôi. Đáp lại anh, tôi mỉm cười thật dịu dàng. Tôi có cảm giác mình đã đạt đến trình độ thượng thừa trong việc chửi thầm người khác rồi.
"Vậy..." Tôi ngập ngừng.
"Không biết đây là chuyện tốt hay xấu đối với Chi nữa." Trần Thanh gấp lại tờ kết quả khám nghiệm, thở dài nói.
Tôi nhận tờ giấy từ anh, vừa mở ra đã thấy hoa mày chóng mặt.
Ngoài cơ thể này, Đoàn Niệm Tâm kia còn để lại cho tôi một điều kỳ diệu nho nhỏ khác nữa. Đó là việc biết đọc biết viết. Tôi không rõ đàn bà con gái thời đại này thế nào, nhưng từ việc em trai của cô là Đoàn Nhữ Hài là một kẻ mọt sách thì hẳn người chị gái song sinh thân thiết cũng biết chút ít gì đó. Chỉ là... điều kỳ diệu cô ấy để lại cho tôi lại chỉ có một nửa. Một tờ giấy chi chít cổ văn, nếu tách từng chữ ra để riêng thì tôi có thể nhận biết được ý nghĩa vài ba từ, nhưng gộp chung vào thì chịu chết.
Từ bé đến giờ tôi không phải một đứa hiếu học gì cho cam, tình trạng vừa nhìn thấy chữ đã buồn ngủ này cũng không có gì lạ lẫm.
Tôi quyết định từ bỏ, đặt tờ khám nghiệm xuống bàn, chống cằm nghe Trần Thanh nói ra những gì mà anh đã đọc được. Có lẽ anh cũng thấy tôi dốt nát lắm nên rất cố gắng diễn tả bằng những từ ngữ dễ hiểu nhất có thể, tôi vô cùng cảm kích.
Bắt đầu bằng câu nói "Hình như người chết không phải là Lưu Bích Thủy", Trần Thanh đã khiến tôi sửng sốt.
"Trong kết quả khám nghiệm không hề nhắc tới vết sẹo nào trên cổ cả. Hơn nữa, vóc dáng của người chết khá nhỏ bé, mà Lưu Bích Thủy kia còn cao hơn cả cô nữa."
Tôi cắn môi, thấp giọng hỏi: "Vậy thì ma nữ xuất hiện trong giấc mơ của tôi không phải là Lưu Bích Thủy?"
Trần Thanh nhấp một ngụm trà, đáp: "Không rõ nữa. Nhưng hẳn ma nữ có quan hệ rất gần gũi với Chi. Phòng cô đang ở hiện tại, vốn là phòng cũ của em ấy. Chỉ gần đây Chi mới chuyển sang phòng khác."
Tôi trợn tròn mắt trước thông tin Trần Thanh mang lại. Chưa nói đến việc vì sao đám người này hoàn toàn tin việc ma nữ "báo mộng" cho tôi, bởi chính tôi thi thoảng còn nghi ngờ. Nhưng mà từ những gì mà Trần Thanh nói, ma nữ thật sự có quen biết với Đỗ Chi, hơn nữa còn thân thiết tới mức biết được cô trước đây ở phòng nào mà báo mộng nhầm người.
"Còn gì đặc biệt nữa không? Nguyên nhân gây nên cái chết chẳng hạn?" Tôi hất hất đầu về phía tờ khám nghiệm, hỏi một cách rất vô tư.
Trần Thanh nhìn tôi với ánh mắt kỳ quặc, khẽ hắng giọng một tiếng rồi nói: "Đầu ngón tay của xác chết có vết chai nhưng không nhắc tới nguyên do. Móng chân sơn đỏ..."
Nghe vậy tôi liền nghĩ: Thật là ăn chơi.
"Xác chết có tổng cộng ba vết đâm ở bụng, quanh vết đâm có dấu hằn, có thể suy ra được hung khí chỉ là dao lưỡi ngắn. Ngoài ra cũng có dấu vết bị bóp cổ, nhưng nguyên nhân cái chết là do bị đâm."
Tôi thốt lên ngạc nhiên: "Vừa đâm lại vừa bóp cổ, hung thủ rảnh rỗi tới vậy sao?"
Trần Thanh liền liếc xéo tôi một cái, hẳn là muốn tặng tôi hai chữ "nói nhảm" lắm đây.
Anh ta hít một hơi dài, biểu hiện như thể sắp ban ơn cho tôi vậy.
"Rất có thể ban đầu hung thủ bóp cổ nạn nhân, đây hoàn toàn là hành động bộc phát. Sau đó phát hiện nạn nhân vẫn chưa chết, lại vì một lý do nào đó liền rút dao đâm người. Cuối cùng mới dùng dao rạch mặt nạn nhân."
"Chính là như vậy." Một giọng nói trầm ổn cất lên từ phía cửa.
Cả tôi và Trần Thanh đều không hẹn mà cùng quay ngoắt đầu sang bên, thấy một người đàn ông chừng hơn bốn mươi tuổi, thân mặc áo sẫm màu, đầu đội mũ Đinh Tự. Mũ này có hình dáng tựa chữ Đinh (丁) nên được gọi như vậy.
Tôi còn đang ngơ ngác, chưa kịp đứng lên thì đã thấy Trần Thanh phóng tới gần người đàn ông kia, chào một tiếng thật to: "Chú Kiến!"
Chú Kiến của anh ta nghe vậy, sắc mặt hơi tái, vội vã đưa tay lên miệng che đi cơn ho ập tới.
"Cháu Thanh mải ăn chơi, giờ mới quay về an phủ, mong chú tha tội." Trần Thanh cười rất tươi, đứng trước ông chú của mình mà cúi đầu chắp tay tạ tội.
Vẻ mặt của ông chú kia nhăn nhúm lại như giẻ lau, mất một lúc mới giãn ra rồi cười xòa, tay vỗ vỗ lên vai Trần Thanh mấy cái đầy gượng gạo: "Cháu tới là chú vui rồi, ở nhà không có chuyện gì chứ?"
Trần Thanh ngoan ngoãn báo cáo chuyện nhà, hai chú cháu nói chuyện rất vui vẻ, tạm thời quên đi một kẻ thừa là tôi đây đang ngồi yên trên ghế. Lúc này, tôi đang cúi đầu suy nghĩ lung tung, không nhận ra Trần Thanh cùng ông chú tên Kiến kia đã đi tới trước mặt mình.
"Ồ, đây...?" Chú Kiến nhìn thẳng vào tôi, cất giọng hỏi.
Tới gần rồi tôi mới thấy khuôn mặt của ông tuy khá nghiêm nghị nhưng khi cười đuôi mắt cũng kéo lên trên, tạo cảm giác vô cùng gần gũi.
Xem ra Trần Thanh tới giờ mới nhớ ra tôi, liền một tay kéo tôi đứng dậy, cười đáp:
"Tiểu thư Niệm Tâm, đây chính là Kiểm pháp quan Đại an phủ sứ Trần Thì Kiến ta đã từng nhắc tới."
Tôi cũng ồ một tiếng, nhất thời trở nên bối rối. Nếu còn ở thời hiện đại, trong tình huống gặp mặt cán bộ cấp cao này thì một đứa như tôi sẽ phải làm gì nhỉ? Thiếu chút nữa tôi đã đưa tay ra bắt tay Đại an phủ Trần Thì Kiến rồi. Sau đó tôi lại nghĩ tới việc quỳ xuống, nhưng cũng lập tức xóa bỏ ý kiến ấy, tôi có tội đâu mà quỳ chứ?
Cuối cùng, tôi lặp lại hành động đã làm với đám người Trần Thanh trước đó: Chắp tay trước ngực, cúi đầu.
Mắt tôi liếc sang bên cạnh, thấy cả người Trần Thanh đang rung lên, đoán chừng anh ta đang nín cười dữ lắm. An phủ Trần Thì Kiến bật cười, tiếng cười sang sảng, giòn giã.
Trần Thanh cũng cười theo, tiếp tục màn giới thiệu: "Cô gái này là Đoàn Niệm Tâm, bạn của cháu."
Trần Thì Kiến gật đầu, cười hiền từ nhìn tôi như cha nhìn con gái. Hai chữ "chú Kiến" thân thiết mà nãy giờ tôi dùng để gọi ông cũng phù hợp đấy chứ nhỉ?
"Mẹ và em trai cháu vẫn khỏe chứ?" Ông hỏi.
Dứt lời cả tôi và Trần Thanh đều thảng thốt. Riêng tôi, cảm giác như sét đánh giữa trời quang.
Chết cha, sao lại có thể gặp người quen của Đoàn Niệm Tâm trong hoàn cảnh thế này chứ? Ít nhất ông trời cũng phải cho tôi cơ hội ăn no trước thì đầu óc mới đủ tỉnh táo mà nghĩ cách, còn hiện tại đang đói tới hoa mày chóng mặt thì lấy đâu ra sức mà nghĩ ngợi.
Tôi không có nhiều thời gian, tỏ ra ngoan ngoãn đáp: "Cảm ơn chú. Việc buôn bán của mẹ cháu vẫn tốt. Còn Hài luôn chăm chỉ học hành, chờ ngày triều đình mở khoa thi."
Đây là tất cả những gì mà tôi biết về gia đình của mình.
"Chú và Tâm có quen biết sao? Thảo nào khi nãy nàng không hề tỏ ra ngạc nhiên chút nào." Trần Thanh cười ha ha hỏi.
Nghe vậy, tôi cũng phì cười. Đâu phải tôi không ngạc nhiên, đó là bởi vì cơ mặt tôi không thể hiện rõ ra mà thôi.
"Ba năm trước ta có dịp tới lộ Hồng Châu, cũng có quen biết sơ với gia đình cháu Tâm. Chỉ ba năm thôi mà ta suýt nữa đã không nhận ra cháu rồi." Trần Thì Kiến cười thân thiết nói.
Tôi cũng cười, nghĩ thầm ban đầu ông hoàn toàn không nhận ra tôi chứ "suýt" gì nữa. Ông chú Trần Thì Kiến còn nhắc tới vài chuyện cũ, tôi không dám mở mồm ra đáp câu nào mà chỉ biết ngoan ngoãn cười.
Cũng may là người quen cũ, không thì hẳn tôi đã bị lôi ra ngoài cho mấy ông thầy phù thủy "xử lý" rồi.
"Đã lên kinh đô được nửa năm mà không một lần tới thăm ta, thật đáng trách tội." Trần Thì Kiến ha ha cười.
"Vậy từ giờ cháu sẽ năng tới thăm chú có được không ạ?" Tôi mặt dày đáp.
Đây là chuyện tốt, tạo dựng quan hệ đặc biệt với cán bộ cấp cao của nhà nước, tạo một nền tảng vững chắc cho hậu phương sau này. Có lẽ giờ tôi còn phải nghĩ thêm cách bồi đắp mối quan hệ thân thiết với ông chú này, tiện cho việc sau này nhờ ông giới thiệu cho mấy anh trai nhà mặt phố bố làm quan.
Dù sao Trần Thanh với Đỗ Quân cũng mới chỉ là hai thí sinh đầu tiên, không có gì chắc chắn cả.
Trần Thì Kiến bỗng vỗ đùi cái bép, như nhớ ra chuyện gì: "Phải rồi, thằng Công gặp lại cháu chắc vui lắm. Nhớ ngày đó hai anh em thân thiết tới mức đòi lấy nhau nữa mà."
Tôi đơ ra, nheo mắt lại: "Công..."
Trần Thanh tốt bụng đáng yêu, ngồi bên cạnh thì thầm: "Trần Thì Công, con trai."
Tôi vội dạ vâng một hồi, trong lòng đau khổ. Thương thay Đoàn Niệm Tâm, được con trai của Kiểm pháp quan An phủ sứ kinh sư yêu thương mà không biết đường, lại đi yêu một thằng mất dạy để rồi chết trong đau khổ làm gì!
Nếu ngày ấy cô biết thân biết phận thì bây giờ tôi đã được sống trong nhung lụa, làm con dâu An phủ sứ kinh sư rồi không?
Tiết mục ôn chuyện cũ cuối cùng cũng đi tới hồi kết. Tôi húp nốt chút trà còn sót lại trong chén, cả người như được giải thoát. Trần Thì Kiến và Trần Thanh bắt đầu quay trở lại chủ đề xác chết nữ bị rạch mặt, tôi cũng dỏng tai lên hóng chuyện.
Theo ý kiến của Trần Thanh từ vài hôm trước, Trần Thì Kiến đã cho người đi điều tra xem có gia đình nào báo mất tích không, tới sáng nay mới có kết quả. Phường hát Nhất Chi Mai phía nam kinh đô quả thật có thiếu mất một con hát.
"Phường hát?" Tôi thốt lên.
Trần Thanh chậm rãi đáp: "Phải, đầu ngón tay của người chết có vết chai hẳn là do gảy đàn. Móng chân sơn màu đỏ son, thường là những con hát được vào cung nhảy múa trong các buổi đại nhạc."
Đoạn, anh lại quay về phía Trần Thì Kiến hỏi: "Thưa chú, không biết người báo mất tích là kẻ nào?"
Ông thấp giọng trả lời: "Là một tên hầu trong phường hát. Nhưng kỳ lạ ở chỗ, ngoại trừ nó thì mọi người đều nói rằng con hát kia đã xin phép về quê thăm cha mẹ. Cả mấy người chị em thân thiết trong phường hát đều khẳng định như vậy."
Trần Thì Kiến còn hỏi lý do vì sao đám chúng tôi lại kéo nhau rồng rắn tới tìm hiểu về vụ án mạng này tới như vậy. Tôi và Trần Thanh nhìn nhau, ngầm quyết định rằng không nên trả lời chi tiết vụ Đỗ Chi nghi ngờ con dâu ông, Lưu Bích Thủy đã chết mà chỉ nói qua loa rằng có thể xác chết kia là người quen của Đỗ Chi mà thôi.
Tạm biệt Trần Thì Kiến, hai chúng tôi gặp lại đám Đỗ Quân bên ngoài an phủ. Đỗ Chi hiện tại phải nói là đang bối rối tới đỏ bừng mặt. Ban đầu cô cứ kiên quyết xác chết bị rạch mặt kia chính là Lưu Bích Thủy, nhưng với kết quả khám nghiệm cùng việc Phạm Bân đích thân kiểm tra thân thể người chết, đã có thể xác định được đó hoàn toàn không phải Lưu Bích Thủy.
Vậy, người trong an phủ kia có phải Lưu Bích Thủy hay không?
Biết xác chết kia không phải người chị em thân thiết, Đỗ Chi hoàn toàn không quan tâm nữa. Phạm Bân vốn là hôn phu của cô, đương nhiên là phải theo vợ chưa cưới. Đỗ Quân thì vốn không liên quan gì tới việc tra án, lại càng dửng dưng. Kết quả còn mỗi mình tôi và Trần Thanh là muốn làm rõ vụ này.
Phạm Bân ngao ngán nói với Trần Thanh: "Bẩm cậu, chuyện này cứ giao lại bên phủ Kiểm pháp, đừng nên lo lắng quá làm gì."
Không ngờ một câu nói của Phạm Bân lại chọc giận Trần Thanh.
Anh trừng mắt nhìn Phạm Bân, gắt lên: "Ta ở trong đó thì coi như mù mắt không thấy, nhưng đã tới mức này rồi liệu có thể bỏ qua được không?"
Tôi mù mịt nhìn anh, cảm giác hiểu lại không hiểu anh đang nói gì.
Đám năm người chúng tôi quyết định chia làm hai nhóm. Nhóm một bao gồm Đỗ Chi cùng Phạm Bân, quay trở lại tìm Lưu Bích Thủy kia xác nhận thật giả. Thực tế tôi muốn đi cùng hai người họ hơn, bởi rất có khả năng cô Bích Thủy ấy cũng là kẻ du hành thời gian như tôi. Nếu đã như vậy, dù không thể quay trở về thì tôi cũng tìm được đồng hương, không phải rất tốt hay sao?
Thế nhưng khi tôi rụt rè đề nghị mình được đi cùng Đỗ Chi và Phạm Bân thì nhận được một cái lườm cháy khét của hắn. Có lẽ hắn rất coi trọng khoảng thời gian riêng tư giữa mình và vợ chưa cưới nên có cơ hội liền đẩy hết mọi người ra xa.
Tôi bĩu môi, lẩm bẩm: "Làm trò! Tới khi cưới nhau về chả có đầy thời gian à?"
"Nói gì đấy?" Dù đã có Trần Thanh đứng ở giữa mà Phạm Bân vẫn hóng được tôi đang chửi mắng hắn, hay lắm!
Đúng là cái đồ xấu xa, nhỏ mọn. Nhớ mấy hôm trước Đỗ Chi tâm sự còn khen hắn hết lời. Nói hắn bình tĩnh, biết suy nghĩ chu đáo, tới tôi ban đầu gặp còn tưởng hắn là kẻ hiền lành, ai ngờ đâu tính khí đáng ghét tới vậy.
Chia tay nhau giữa phố, tôi, Trần Thanh cùng Đỗ Quân hướng tới phía nam kinh đô, đích đến chính là phường hát Nhất Chi Mai.
Không cần phải nhăn nhó thêm, Trần Thanh cuối cùng cũng nhận ra được tôi sắp đói tới ngất xỉu. Chúng tôi chọn một gánh hàng nho nhỏ, gọi mấy chiếc bánh gạo cùng ba bát nước sôi để nguội. Trong khi Trần Thanh và Đỗ Quân ăn uống từ tốn, khí chất ngời ngời khiến không ít các cô gái đi qua phải ngắm nhìn tới đỏ mặt thì tôi ăn như hổ đói, chỉ hận không thể uống một cốc nước ngọt để "Khà..." một tiếng sung sướng.
Trần Thanh nhìn tôi cười: "Cứ bình tĩnh, thiếu ta gọi thêm."
Tôi liền yên lòng, trở về làm thục nữ mà cắn từng miếng một.
Gánh hàng này chỉ cách vài bước chân tới phường hát Nhất Chi Mai, nơi có những con hát xuất sắc nhất kinh đô. Chúng tôi vừa ăn bánh, húp nước, vừa nghe bà chủ gánh hàng buôn chuyện về phường hát.
Nổi tiếng nhất phường hát chính là hoa nương Thục Đoan, có tài ca hát gảy đàn, lại biết nhảy múa, đã từng tiến cung tham dự đại nhạc vài lần. Bà chủ gánh hàng có nói rằng khách tới nghe hoa nương Thục Đoan hát rất đông, cũng bởi vì cô ả còn rất xinh đẹp nữa.
Bà chủ này đúng là người thích buôn chuyện, sau khi kể hết những chuyện mà "ai ai cũng hay" ra, bà bắt đầu nói nhỏ dần, hỏi chúng tôi: "Mấy cô cậu có biết Thục Đoan sắp bị đẩy xuống làm con hát hạng hai hay không?"
Gọi thẳng tên Thục Đoan, không thêm từ "hoa nương" gì đó vào phía trước đã cho tôi thấy rõ thái độ khinh ghét của bà đối với con hát này. Đối với phường chèo con hát, người ta còn dành cho cả mĩ danh "xướng ca vô loài", không hề được tôn trọng.
Bà chủ gánh hàng lại tiếp tục thì thầm kể về một con hát khác có tên là Hoài Đoan, nghe nói là chị em thân thiết từ dưới quê của Thục Đoan. Diện mạo hoa nhường nguyệt thẹn của Thục Đoan đã nổi tiếng, nay người ta còn biết Hoài Đoan kia lại đẹp hơn một bậc. Không chỉ thế, Hoài Đoan gảy đàn êm ả hơn, tiếng hát trong trẻo hơn, nhảy múa điêu luyện hơn cả Thục Đoan. Hiện tại số lần biển diễn của Hoài Đoan chỉ sợ đã vượt qua cả Thục Đoan rồi.
Tôi nhìn Trần Thanh, anh cũng nhìn tôi, cảm giác như có chung một suy nghĩ.
Đỗ Quân lại hỏi bà chủ, tối hai hôm trước bà có thấy chuyện gì kỳ lạ không, rồi bà thường dọn hàng vào canh mấy.
Bà ta ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời: "Đầu canh một tôi mới dọn hàng. Để xem nào... À đúng rồi, bình thường ấy à, Thục Đoan không bao giờ ló mặt ra ngoài đâu. Nhưng hai hôm trước... đúng là hai hôm trước, tôi thấy ả cùng một phu khuân vác to cao cùng đi ra ngoài..."
"Họ đi đâu ạ?" Tôi tò mò.
"Ai mà biết được." Bà ta nhìn tôi. "Trời tối, tôi còn bận dọn dẹp về nhà. Vả lại chúng nó đi nhanh lắm, như sợ cái gì."
Sợ? Sợ bị phát hiện?
Tới một đứa đầu đất như tôi còn nghĩ ra được, có lẽ Trần Thanh cũng hiểu ra rồi. Chỉ còn một nhân chứng quan trọng nữa, chính là tên hầu đã báo Hoài Đoan mất tích. Hẳn là hắn ta cũng biết được chuyện gì đó mới khăng khăng rằng Hoài Đoan mất tích chứ không phải về quê thăm gia đình như mấy người chị em thân thiết kia đã báo cáo với bên an phủ.
Đến lúc này mới nghĩ tới, chúng tôi đã quên không hỏi tên của tên hầu đó rồi. Trời ạ! Đúng là đầu đất thật mà!
Tôi không để ý tới vẻ mặt biến hóa năm mươi sắc thái này của tôi đã lọt vào đôi mắt hoa đào của Trần Thanh. Anh hạ giọng, nói với tôi:
"Là Dần. Ăn nốt đi rồi chúng ta tới phường Nhất Chi Mai."
Miệng tôi vẫn còn đầy vụn bánh, tôi vội vã lau đi rồi hỏi lại xem anh ta vừa nói gì. Trần Thanh thở dài: "Tên hầu đó tên là Dần. Ta đã hỏi thăm từ trước rồi."
Tim tôi bỗng dưng thót một cái. Trần Thanh... anh ta... đọc được suy nghĩ của tôi sao? Thôi chết rồi, mọi mưu kế, mọi nhận xét của tôi anh ta đều biết hết hay sao?
Thấy tôi sửng sốt không nói lên lời, anh nhếch miệng cười: "Cô vừa lẩm bẩm hỏi tên thằng hầu đó còn gì?"
Lúc này tôi mới yên lòng, ăn nốt thêm ba cái bánh nữa.
Giải quyết xong xuôi đống bánh lại uống thêm hai bát nước, tôi vỗ mông đứng dậy, mạnh mẽ chỉ vào Đỗ Quân, cười một cái thật ngọt ngào với bà bán bánh:
"Tính tiền cho người này ạ!"
Trước Trần Thanh, đương nhiên Đỗ Quân không dám mở mồm kêu ca. Tôi vui mừng hết sức.
Đến phường hát Nhất Chi Mai để hỏi thăm về một người hầu nhỏ bé, tất nhiên là ba chúng tôi sẽ không bước vào cửa chính mà vòng tìm cửa phụ phía sau. Khi đi vào con hẻm bên cạnh phường hát, chúng tôi nghe tiếng đấm đá, rồi tiếng van xin tha mạng, cuối cùng là cả giọng một người đàn bà quát mắng.
"Tội mày không tha được. Bà cho mày biết bao nhiêu tiền bạc mà mày dám phản bội bà, đi báo quan cho cái con kia."
Giọng một người con trai yếu ớt đáp lại: "Con lạy cô. Con xin cô. Từ nay con không dám nữa..."
Người đàn bà kia cười lạnh: "Muộn rồi. Mày, đánh chết thằng Dần cho tao!"
Tới câu nói này, tôi sửng sốt quay sang nhìn Trần Thanh. Là tên hầu Dần đã đi báo quan Hoài Đoan mất tích?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.