Mãnh Thê Làm Giàu (Thập Niên 50)
Chương 25: Bị Ganh Ghét
Tứ Gia Gia
07/08/2023
Trường Thanh kéo cái chăn khỏi đống củi, mang ra sân vứt đúng lúc Lan Hạ chạy từ ngoài ruộng về nhà xem cô nấu nướng ra sao. Trông thấy khói mù mịt, chăn bông đen thui ném ngoài sân, Lan Hạ ngã ngồi xuống đất, mặt tái mét.
Mấy bà sồn sồn xúm vào đỡ Lan Hạ, thi nhau kể tội. Trường Thanh vẫn loay hoay trong bếp chọc chọc đống củi, canh nó ra vì sợ lửa lại bùng lên. Lửa trong lò cháy to, nồi cơm khét lẹt nhưng cô không để ý.
Mới thế thôi mà đã la ó hô hoán om sòm. Hồi xưa cô ở Trung Đô, công ty cho đi tập huấn phòng cháy chữa cháy, cảnh sát phòng cháy họ còn mở van bình ga, châm lửa. Ga xì ra đến đâu cháy bùng bùng đến đấy. Cũng chỉ một cái chăn bông lớn thấm nước như thế này trùm lên là dập được lửa. Ga vẫn xì nhưng lửa tắt. Giờ có mỗi đống củi con con cháy một góc, bếp này cũng bằng gạch, dù cũ nhưng không phải loại nhà tranh bắt lửa, có gì mà xoắn xuýt lên.
Lan Hạ chạy vào bếp. Trường Thanh cười gượng, đóng vai tội nhân:
- Chị dâu…
Lan Hạ thấy mùi khét, lập tức rút củi cứu nồi cơm trên sống dưới cháy. Rồi thì cũng chẳng ăn được đâu mà.
Trường Thanh phủi đít đứng dậy, bỏ chạy khỏi nhà.
Nấu nướng gian nan thật đấy. Kiếp trước cô cắm cơm quên bật xuống, đun bếp để xì ga, xào rau bỏ cả thìa muối trắng lớn, nấu canh cháy nồi… Cả nhà cô khiếp sợ, vì hòa bình thế giới, không để cho cô sờ vào bếp. Sau này lớn lên đi làm rồi, cô luyện ra được một thân bản lĩnh nấu ăn. Đó là cắm cơm rồi nấu lẩu. Cho tất cả rau dưa thịt thiếc vào nồi, đun chín, xong.
Chán ăn ở nhà thì ra ngoài hàng quán. Chán quán lại về nhà. Đồ ăn chế biến kiểu gì thì chế biến cuối cùng cũng vào bụng, lộn xộn với nhau trong đó một đống rồi chui ra ngoài thôi mà. Ăn được là tốt rồi.
Trường Thanh chạy ra ruộng, người làng thấy cô thì ngạc nhiên vô cùng. Cô gặp ai chào nấy, mặt lạnh tanh chạy ra ruộng nhà mình vác lúa mà Vạn Khiêm đang bó, chất lên bờ. Ai hỏi gì cũng chỉ cười trừ.
Giữa trưa nhà nhà nghỉ tay, các bà các thím lục tục mang cơm ra cho người ngoài đồng ăn mang câu chuyện nấu cơm đốt bếp của cô truyền đi. Chỉ một lát sau, tiếng cười râm ran vọng tới. Ruộng cách ruộng cũng xa, tận lúc Lan Hạ vội vã đi ra sau cùng mang cơm rau sơ sài tới thì Trường Quang và Vạn Khiêm mới biết chuyện.
Trường Quang vừa cười vừa nhăn nhó:
- Cô hai, mùa đông tính sao?
- Mua chăn mới là được.
Trường Thanh thản nhiên trả lời.
Để Lan Hạ nhận nhiệm vụ trưa về nấu cơm, Trường Thanh phải đồng ý vác xác tàn ra ruộng gặt lúa.
Cô chính thức nhận ra hiện đại mới là thiên đường.
Mệt, mỏi, ngứa…
Cắt xong phải bó lại chuyển lên bờ, gánh về nhà mượn máy tuốt lúa về tuốt. Trường Thanh dúi cho lão Trương hai đồng tiền, mượn được xe trâu trước. Cô đỡ được khâu gánh lúa về nhà. Cũng may đường ra ruộng nhà cô rộng, xe trâu nhỏ đi được. Có những chỗ đường bờ ruộng bé tí, không gánh lúa cũng chẳng còn cách nào.
Nhà lão Trương còn chưa chở lúa về đã cho Trường Thanh mượn xe, hàng xóm nhiều người muốn mượn cũng phải mím môi mà xếp hàng sau. Trường Thanh mang được lúa về trước, mượn máy tuốt lúa của nhà trưởng thôn, ngồi trong sân nhà mình tuốt. Mọi người vẫn đang gặt ngoài đồng.
Thành ra khi 6 mẫu ruộng nhà cô gặt xong, cô cũng đã tuốt được tới 2/3 chỗ lúa. Trường Quang và Vạn Khiêm sớm ngày mang thóc ra sân phơi của làng phơi, các nhà vẫn đang mải miết tuốt lúa.
Hai anh em đang phơi thóc thì Phạm Chí Kim chạy tới đổ ào thóc xuống bên cạnh, lẫn vào thóc nhà họ. Trường Thanh thong thả ra phía sau, trông thấy Phạm Chí Kim đang chỉ vào mặt Trường Quang mắng:
- Mọi năm nhà tao đều phơi ở chỗ này. Năm nay tự nhiên mày chạy ra đổ thóc, có còn biết trên dưới không hả?
- Nhà anh còn chưa tuốt được một góc. Chờ anh tuốt xong, phơi xong thì thóc mốc. Bên kia còn chỗ, sao anh không sang?
Trường Quang cãi lại, giọng vẫn rất bình tĩnh.
Phạm Chí Kim sừng sộ:
- Tao không thích sang đấy. Bên đó còn chỗ sao mày cũng không sang, chiếm chỗ nhà tao hay phơi rồi đuổi tao.
- Tôi nào biết sân phơi của làng lại có nhà anh xí chỗ, mọi năm ai xong trước phơi trước, nhà tôi ở bên kia, cũng chẳng thấy ai tranh. Năm nay tôi và cô hai phân gia mới không phơi chung với cha mẹ nữa, phải ra góc này. Thóc cũng trải hết ra rồi, chẳng lẽ thu vào cho anh phơi một bao của nhà anh?
Trường Quang làm việc mệt mỏi mấy ngày liền, cũng không dễ tính như mọi khi. Bắt đầu to tiếng.
Trường Thanh nhếch mép cười, lững thững đi đến xem. Phạm Chí Kim gào lên:
- Á à… nói nhẹ với mày, mày không ưa? Còn cãi chày cãi cối. Ông hỏi mày, mày có thu vào không?
- Này ông anh, đừng nóng. – Trường Thanh đủng đỉnh chống nẹn đi tới bên cạnh Trường Quang, cười tà. – Sân phơi lớn như thế này, nhiều nhà cũng chưa tuốt xong, chẳng thiếu chỗ, cần gì phải cãi nhau gây mất tình cảm. Thế này đi. Anh mang thóc nhà anh ra phơi, anh phơi tới đâu chúng tôi nhường tới đó.
Mấy bà sồn sồn xúm vào đỡ Lan Hạ, thi nhau kể tội. Trường Thanh vẫn loay hoay trong bếp chọc chọc đống củi, canh nó ra vì sợ lửa lại bùng lên. Lửa trong lò cháy to, nồi cơm khét lẹt nhưng cô không để ý.
Mới thế thôi mà đã la ó hô hoán om sòm. Hồi xưa cô ở Trung Đô, công ty cho đi tập huấn phòng cháy chữa cháy, cảnh sát phòng cháy họ còn mở van bình ga, châm lửa. Ga xì ra đến đâu cháy bùng bùng đến đấy. Cũng chỉ một cái chăn bông lớn thấm nước như thế này trùm lên là dập được lửa. Ga vẫn xì nhưng lửa tắt. Giờ có mỗi đống củi con con cháy một góc, bếp này cũng bằng gạch, dù cũ nhưng không phải loại nhà tranh bắt lửa, có gì mà xoắn xuýt lên.
Lan Hạ chạy vào bếp. Trường Thanh cười gượng, đóng vai tội nhân:
- Chị dâu…
Lan Hạ thấy mùi khét, lập tức rút củi cứu nồi cơm trên sống dưới cháy. Rồi thì cũng chẳng ăn được đâu mà.
Trường Thanh phủi đít đứng dậy, bỏ chạy khỏi nhà.
Nấu nướng gian nan thật đấy. Kiếp trước cô cắm cơm quên bật xuống, đun bếp để xì ga, xào rau bỏ cả thìa muối trắng lớn, nấu canh cháy nồi… Cả nhà cô khiếp sợ, vì hòa bình thế giới, không để cho cô sờ vào bếp. Sau này lớn lên đi làm rồi, cô luyện ra được một thân bản lĩnh nấu ăn. Đó là cắm cơm rồi nấu lẩu. Cho tất cả rau dưa thịt thiếc vào nồi, đun chín, xong.
Chán ăn ở nhà thì ra ngoài hàng quán. Chán quán lại về nhà. Đồ ăn chế biến kiểu gì thì chế biến cuối cùng cũng vào bụng, lộn xộn với nhau trong đó một đống rồi chui ra ngoài thôi mà. Ăn được là tốt rồi.
Trường Thanh chạy ra ruộng, người làng thấy cô thì ngạc nhiên vô cùng. Cô gặp ai chào nấy, mặt lạnh tanh chạy ra ruộng nhà mình vác lúa mà Vạn Khiêm đang bó, chất lên bờ. Ai hỏi gì cũng chỉ cười trừ.
Giữa trưa nhà nhà nghỉ tay, các bà các thím lục tục mang cơm ra cho người ngoài đồng ăn mang câu chuyện nấu cơm đốt bếp của cô truyền đi. Chỉ một lát sau, tiếng cười râm ran vọng tới. Ruộng cách ruộng cũng xa, tận lúc Lan Hạ vội vã đi ra sau cùng mang cơm rau sơ sài tới thì Trường Quang và Vạn Khiêm mới biết chuyện.
Trường Quang vừa cười vừa nhăn nhó:
- Cô hai, mùa đông tính sao?
- Mua chăn mới là được.
Trường Thanh thản nhiên trả lời.
Để Lan Hạ nhận nhiệm vụ trưa về nấu cơm, Trường Thanh phải đồng ý vác xác tàn ra ruộng gặt lúa.
Cô chính thức nhận ra hiện đại mới là thiên đường.
Mệt, mỏi, ngứa…
Cắt xong phải bó lại chuyển lên bờ, gánh về nhà mượn máy tuốt lúa về tuốt. Trường Thanh dúi cho lão Trương hai đồng tiền, mượn được xe trâu trước. Cô đỡ được khâu gánh lúa về nhà. Cũng may đường ra ruộng nhà cô rộng, xe trâu nhỏ đi được. Có những chỗ đường bờ ruộng bé tí, không gánh lúa cũng chẳng còn cách nào.
Nhà lão Trương còn chưa chở lúa về đã cho Trường Thanh mượn xe, hàng xóm nhiều người muốn mượn cũng phải mím môi mà xếp hàng sau. Trường Thanh mang được lúa về trước, mượn máy tuốt lúa của nhà trưởng thôn, ngồi trong sân nhà mình tuốt. Mọi người vẫn đang gặt ngoài đồng.
Thành ra khi 6 mẫu ruộng nhà cô gặt xong, cô cũng đã tuốt được tới 2/3 chỗ lúa. Trường Quang và Vạn Khiêm sớm ngày mang thóc ra sân phơi của làng phơi, các nhà vẫn đang mải miết tuốt lúa.
Hai anh em đang phơi thóc thì Phạm Chí Kim chạy tới đổ ào thóc xuống bên cạnh, lẫn vào thóc nhà họ. Trường Thanh thong thả ra phía sau, trông thấy Phạm Chí Kim đang chỉ vào mặt Trường Quang mắng:
- Mọi năm nhà tao đều phơi ở chỗ này. Năm nay tự nhiên mày chạy ra đổ thóc, có còn biết trên dưới không hả?
- Nhà anh còn chưa tuốt được một góc. Chờ anh tuốt xong, phơi xong thì thóc mốc. Bên kia còn chỗ, sao anh không sang?
Trường Quang cãi lại, giọng vẫn rất bình tĩnh.
Phạm Chí Kim sừng sộ:
- Tao không thích sang đấy. Bên đó còn chỗ sao mày cũng không sang, chiếm chỗ nhà tao hay phơi rồi đuổi tao.
- Tôi nào biết sân phơi của làng lại có nhà anh xí chỗ, mọi năm ai xong trước phơi trước, nhà tôi ở bên kia, cũng chẳng thấy ai tranh. Năm nay tôi và cô hai phân gia mới không phơi chung với cha mẹ nữa, phải ra góc này. Thóc cũng trải hết ra rồi, chẳng lẽ thu vào cho anh phơi một bao của nhà anh?
Trường Quang làm việc mệt mỏi mấy ngày liền, cũng không dễ tính như mọi khi. Bắt đầu to tiếng.
Trường Thanh nhếch mép cười, lững thững đi đến xem. Phạm Chí Kim gào lên:
- Á à… nói nhẹ với mày, mày không ưa? Còn cãi chày cãi cối. Ông hỏi mày, mày có thu vào không?
- Này ông anh, đừng nóng. – Trường Thanh đủng đỉnh chống nẹn đi tới bên cạnh Trường Quang, cười tà. – Sân phơi lớn như thế này, nhiều nhà cũng chưa tuốt xong, chẳng thiếu chỗ, cần gì phải cãi nhau gây mất tình cảm. Thế này đi. Anh mang thóc nhà anh ra phơi, anh phơi tới đâu chúng tôi nhường tới đó.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.