Chương 205: Tàn dư cựu triều?
Thần Long
21/07/2014
Phía Tây Trường An, Bắc Viên, Quốc Tử Giám.
Trời mùa hè nóng nực, đáng ra giữa kinh đô chật chội càng thêm bức bối, chỗ này ngược lại vô cùng dễ chịu, thi thoảng còn nghe cả tiếng chim hót, khung cảnh "như một bài thơ".
Quốc Tử Giám Đại Tống rất quy mô, không như vậy khó lòng nổi tiếng gần xa, khiến văn nhân ngoại quốc cũng tìm đến "du học". Quy hoạch Quốc Tử Giám ngoài 6 dãy nhà thuộc "Lục học", còn có đủ loại kiến trúc khác, nào Nhị quán, Tam xá, Tứ viên lâm, Tứ sảnh, Lục đường, có thể so sánh với Bắc Đại ngày sau.
Bắc Viên là một trong bốn khu vườn quanh Quốc Tử Giám - gọi "Tứ Viên Lâm", này nói trắng ra là công viên cho văn nhăn sĩ tử đi đạo, dễ bề tức cảnh sinh tình mà "cầm kỳ thi họa", chỗ này không biết bao chuyện tình mùi mẫn được sinh ra.
Ở một góc khuôn viên đang có hai nữ tử, một người tuổi ước chừng hai mươi, dung mạo vô cùng xinh đẹp như tiên nữ, khí chất đoan trang, dáng người thướt tha lại cao quý, nàng đang ngồi chăm chú vẽ tranh. Người còn lại ngồi đối diện, ước chừng làm người mẫu, tuy không xinh đẹp bằng nữ họa sĩ nhưng cũng coi như động lòng người, kiếp sau dư sức làm hotgirl.
- Minh Nguyệt, ngươi vẽ xong chưa? Ta cổ mỏi không còn cảm giác nữa rồi a.
- Chút nữa. - Nữ họa sĩ đáp gọn lỏn, mắt vẫn nhìn vào bức tranh.
- Ài, lại một chút ...
Nữ họa sĩ chính là Lý Minh Nguyệt, khuê mật của Lăng Vân. Ngày trước Lăng Vân còn ở kinh, nàng ta chính là người mẫu độc quyền của Lý Minh Nguyệt. Nay Lăng Vân đi mất, Lý Minh Nguyệt chuyển đối tượng sang mấy đồng học trong nữ xá.
Nữ nhân thời nào cũng vậy, chuyện khác không biết, riêng shopping và tạo dáng thì không bao giờ biết chán. Cô người mẫu này ngồi ê cả mông, bình thường đã tru tréo lên rồi, chẳng qua ả nghe nói ngay cả Đế Cơ được Lý Minh Nguyệt vẽ tặng một bức liền xem như báu vặt, Quan Gia cũng tấm tắc khen ngợi, ả đành vì chân dung bản thân mà cố ngồi chờ thành quả.
Đang lúc Lý Minh Nguyệt chăm chú tô vẽ, có tiếng bước chân ai đó lại gần.
- Minh Nguyệt, nàng vẫn khỏe chứ?
Bị người đột ngột làm phiền, Lý Minh Nguyệt dĩ nhiên bực bội. Nhưng chỉ trong chớp mắt nàng đã lấy lại phong thái, đứng lên nhoẻn nụ cười :
- Trương công tử, đã lâu không gặp.
Kẻ này là Trương Huyên, một trong không ít "cây si" trồng cạnh Lý Minh Nguyệt, đang cạnh tranh trực tiếp cùng Dư Minh Sinh.
Trương Huyên trong Quốc Tử Giám cũng có tí tên tuổi. Gã ta cũng là họa gia, nhưng ăn rồi toàn vẽ nữ nhân. Thời gian đầu còn vẽ chân dung đơn thuần, rất được các lão tiên sinh yêu thích. Về sau không biết bị thằng nào khuyên bảo, Trương Huyên quyết định đổi mới "phong cách", dù vẫn vẽ nữ nhân nhưng bỏ hết quần áo. Bây giờ giới "danh sĩ" kinh thành chỉ cần nghe đến "xxx Phu nhân Du xuân Đồ", hay "xxx Nữ sĩ Đồ", không cần nhìn cũng đoán ra chữ ký bên dưới bảy phần là Trương Huyên.
Nhìn nụ cười duyên dáng của mỹ nữ, Trương Huyên tim đập rộn ràng, vội vội vàng vàng nói :
- Ta vừa từ phương nam trở về, có thứ này tặng muội.
Gã đưa ra một chiếc hộp bằng ngọc, bên trong là một cây bút vẽ thân màu trắng ngà, đầu lông bóng mượt, vô cùng tinh xảo, ước chừng tốn không ít tiền.
Không đợi Lý Minh Nguyệt cho ý kiến, Trương Huyên đã thuyết minh :
- Cây bút này thân bằng ngà voi, đầu bút bằng lông sói, đích thân công tượng đại sư họ Ngô làm ra, ta phải tốn bao tâm ý mới có được, muội xem ...
Lý Minh Nguyệt tuy ánh mắt thưởng thức, trong lòng lại không ham muốn lắm. Họa pháp của nàng cần bút đầu cứng, đại khái bút chì đầu than còn được, bút lông sói chứ lông gì đi nữa nàng cũng không cần. Cây bút này nếu đổi ngược lại, đầu bút làm bằng ngà voi thì nàng còn để mắt chút.
- Đa tạ Trương công tử, món quà này quá quý trọng, ta ...
- Ấy, không quý trọng ... a không phải ... có quý trọng ... a cũng không phải. Nói chung, đây là thành ý của ta, nàng ...
Lý Minh Nguyệt vờ như không nghe thấy, quay sang tiếp tục vẽ.
Trương Huyên như mắc phải xương gà, đứng chôn chân không biết phải làm gì. Gã đành liếc mắt nhìn bức tranh của Lý Minh Nguyệt, ngoài miệng xuýt xoa khen, trong lòng lại nghĩ vẽ như thế này có gì là đẹp, lột hết đồ ra mới là chính đạo, còn không quên đánh mắt với người mẫu, làm ả kia đỏ mặt e thẹn mấy lần.
Ngồi lâu ngứa ngáy, còn bị Trương Huyên kích thích, nữ người mẫu không nhịn nổi lả lơi :
- Trương công tử, ngươi đợi một lát đi nha. Đợi Minh Nguyệt vẽ xong, còn nhờ Vương công tử "thẩm định" qua nữa.
- Khục, e hèm. - Lý Minh Nguyệt không khỏi khó chịu nhắc.
Trương Huyên cười méo xệch. Nếu không có Lý Minh Nguyệt ở đây, gã sẵn sàng tiến tới mời nữ sinh kia làm mẫu vẽ "Du xuân Đồ" ngay. Chỉ tiếc có Lý Minh Nguyệt, ả kia như đom đóm so với trăng rằm, Trương Huyên càng nhìn càng thấy xấu.
Đang lúc Trương Huyên bị "mắc kẹt", một giọng trung khí vang lên :
- Minh Nguyệt, họa pháp này do con nghĩ ra sao?
Người đến độ tuổi 40, mặc Nho phục, dáng đi rất lịch thiệp.
Người này Lăng Phong từng gặp qua, họ Trương tên Trạch Đoạn. Còn nhớ lúc Lăng Phong cùng Lăng Vân Từ Nguyên dạo chơi phủ Khai Phong, gần bờ sông gặp một họa gia mải mê vẽ một bức tranh cực lớn gì đó, suốt mấy tháng còn chưa xong, chính là người này.
Bức tranh kia nay Trương Trạch Đoạn đã hoàn thành, ông ta lấy tên "Thanh Minh Thượng Hà Đồ" dâng lên Triệu Cát, Triệu Cát khen ngợi hết lời, phong cho làm "Họa sư", tiếng tăm vang dội khắp nơi.
Trương Huyên nhìn thấy Trương Trạch Đoạn, giọng nói không khỏi có chút khó chịu, đại khái tán gái bị người phá đám :
- Tiên sinh không phải đến Đại Sảnh sao?
- Ta quả thật đã ghé qua Đại Sảnh, chẳng qua gặp Lý Tư nghiệp, nghe nói Minh Nguyệt đang nghiên cứu họa pháp mới, liền muốn qua xem thử. - Trương Trạch Đoạn cười đáp.
Lý Tư nghiệp Lý Thiên Tường là lão cha của Lý Minh Nguyệt. Trương Trạch Đoạn trong Quốc Tử Giám không có chức vụ cụ thể, nhưng lão có danh phận "Họa sư", đi đâu chỉ cần gặp họa sĩ cũng có thể tự xưng là thầy cả.
Lý Minh Nguyệt nghĩ gì đó, chỉ dè dặt chào :
- Gặp qua Trương tiên sinh. Họa pháp này ... tiểu nữ cũng chưa hoàn toàn nắm rõ.
- Ngươi học từ người khác?
Lý Minh Nguyệt nhẹ nhàng gật đầu.
Người không ai không có tư tâm, Lý Minh Nguyệt cũng không phải nữ hài ngây thơ gì. Trương Trạch Đoạn là Đệ Nhất Họa sư, nhưng không phải cứ mang hai chữ Họa sư thì ai cũng tin sợ. Lý Minh Nguyệt chỉ lo Trương Trạch Đoạn ngỏ lời muốn nàng chỉ bí quyết này cho ông ta. Trương Trạch Đoạn đức cao vọng trọng, vừa là chỗ quen biết với cha nàng, về lý thuyết ông ta khó lòng đưa ra yêu cầu "mất mặt" kia. Nhưng nếu ông ta làm thật, nàng không biết phải làm sao.
Họa pháp này chính do Lăng Phong chỉ cho nàng. Kiểu vẽ của hắn có chút đường nét từ manga, hiện thực, tân cổ điển, nói chung không rõ trường phái gì, bởi kiếp trước hắn cũng chỉ tự học theo sở thích. Nhưng dù sao so với họa pháp Đại Tống thì hoàn toàn mới lạ. Lý Minh Nguyệt lâu nay tự mình luyện tập nó, vẫn hy vọng một ngày nổi danh.
Trương Trạch Đoạn càng xem tranh càng lộ vẻ yêu thích :
- Người đó là ai?
- Người này ... là một tên buôn tơ lụa. - Lý Minh Nguyệt đáp vội.
Lần trước Đế Cơ cũng hỏi câu này, lúc đó Lý Minh Nguyệt che dấu không nói ra Lăng Phong, bởi nàng nghĩ tên kia tuy có chút tài mọn vẫn chỉ là một con buôn. Nàng để lộ tên hắn ra, nếu vị công chúa kia vì tò mò cho người tìm đến, chỉ e đưa ít tiền là tên kia gia phả cũng đem ra bán, nói gì thơ với chả họa.
Lần này thì khác, những danh sĩ như Trương tiên sinh hay Trương Huyên xem thân phận rất nặng, càng che dấu càng khiến họ không bỏ, ngược lại nói hắn tên kia chỉ là con buôn, tám phần bọn họ sẽ bĩu môi bỏ qua.
Quả nhiên, Trương Huyên cười ra tiếng :
- Buôn tơ lụa? Haha, Minh Nguyệt muội thật thích đùa. Đám thương nhân mà biết vẽ, chẳng phải Thái học sinh chúng ta phải đi cày ruộng cả sao?
Lý Minh Nguyệt hơi nhíu mày. Ý tứ câu này nàng rất quen. Lúc Triệu Cát ra chiếu chỉ, chấp nhận nữ học sinh vào Quốc Tử Giám, hầu hết đám văn nhân đều phản đối kịch liệt, thái độ cũng y kiểu này, đại khái đàn bà chỉ biết nằm ngửa, làm sao biết "cầm kỳ thi họa".
Trương Huyên không hề biết, câu của gã nhìn qua chẳng liên quan gì Lý Minh Nguyệt, nhưng hóa ra đã mất điểm trầm trọng.
Cũng khó trách được gã, lòng nữ nhân khó dò, ngươi nói một câu nàng nghĩ sâu đến đâu trời cũng bó tay.
Trương Trạch Đoạn đưa tay vuốt chòm râu ngắn cũn, gật gù :
- Không tầm thường. Kiểu vẽ này hình như ta từng thấy qua. Minh Nguyệt nếu đã nói kẻ kia là thương nhân, vậy có thể hắn đã dùng tiền mua lại bí quyết.
Trương Trạch Đoạn tuy không đến mức khinh thường trắng trợn như Trương Huyên, nhưng ý tứ cũng không khác biệt mấy.
Lý Minh Nguyệt vờ gật đầu đồng ý cho xong chuyện.
Hồi đầu Lý Minh Nguyệt cũng từng nghi ngờ như vậy. Nhưng qua mấy ngày Lăng Phong đích thân chỉ cho nàng, còn liên tục mắng nàng vẽ chả ra gì. Một kẻ đi chôm, lại có thể làm thầy kẻ khác rành rành như Lăng Phong, Lý Minh Nguyệt dần dà tin tưởng họa pháp này do chính hắn nghĩ ra. Không biết Lăng Phong biết mỹ nữ nghĩ như vậy sẽ thế nào, Phong ca dù sao cũng là chôm từ thời hiện đại đem về thôi.
Trương Trạch Đoạn đăm chiêu một lát, bỗng vỗ đầu nói :
- Minh Nguyệt, người kia họ gì?
- Họ ... Lăng. - Lý Minh Nguyệt ngập ngừng.
- Họ Lăng sao? Ngươi nói Quan Gia từng xem qua họa pháp này? Quan Gia nói thế nào?
- Quan Gia chỉ nói tiểu nữ nên chăm chỉ luyện tập thêm. - Lý Minh Nguyệt đáp.
Trương Trạch Đoạn nói :
- Nếu ta nhớ không nhầm, họa pháp này không hề mới, mà từ Minh triều đã có. Ta từng xem qua một bức họa cổ tên "Mỹ Nhân Đồ" trong Long Đồ Các của Quan Gia, Quan Gia xem nó như quốc bảo, nét vẽ tương tự thế này. Ngươi có thể vẽ giống như vậy, Quan Gia dĩ nhiên vui mừng.
- Mỹ Nhân Đồ? - Trương Huyên nghe đến "mỹ nhân", phản ứng nhanh nhất.
- Bức họa đó vẽ chân dung tình nhân của Minh đế Chu Xán, chỉ là ông ta chưa kịp xưng đế thì bà ta đã mất tích. Chu Xán từ đó ăn ngủ không ngon, ngay cả lên ngôi xong cũng không tha thiết lập Hậu, nhưng bức Mỹ Nhân Đồ thì luôn giữ bên mình. Về sau khi Đại Tống giành được thiên hạ, bức tranh này cũng chuyển vào kho tàng của chúng ta.
Trương Huyên như chụp được vàng, nói vội :
- Nói như vậy, kẻ kia chính là tàn dư cựu triều? Minh Nguyệt, nàng nhất định phải chỉ ra hắn a.
Minh triều dù đã diệt 300 năm, nhưng bất kỳ thứ gì còn can hệ đến nó vẫn bị xếp vào tội làm phản.
Này mới nói, đem thứ mới lạ về thời cổ cũng không hẳn tốt, hoặc bị xem là tà đạo ma giáo, hoặc bị khép vào tàn dư phản loạn.
Trời mùa hè nóng nực, đáng ra giữa kinh đô chật chội càng thêm bức bối, chỗ này ngược lại vô cùng dễ chịu, thi thoảng còn nghe cả tiếng chim hót, khung cảnh "như một bài thơ".
Quốc Tử Giám Đại Tống rất quy mô, không như vậy khó lòng nổi tiếng gần xa, khiến văn nhân ngoại quốc cũng tìm đến "du học". Quy hoạch Quốc Tử Giám ngoài 6 dãy nhà thuộc "Lục học", còn có đủ loại kiến trúc khác, nào Nhị quán, Tam xá, Tứ viên lâm, Tứ sảnh, Lục đường, có thể so sánh với Bắc Đại ngày sau.
Bắc Viên là một trong bốn khu vườn quanh Quốc Tử Giám - gọi "Tứ Viên Lâm", này nói trắng ra là công viên cho văn nhăn sĩ tử đi đạo, dễ bề tức cảnh sinh tình mà "cầm kỳ thi họa", chỗ này không biết bao chuyện tình mùi mẫn được sinh ra.
Ở một góc khuôn viên đang có hai nữ tử, một người tuổi ước chừng hai mươi, dung mạo vô cùng xinh đẹp như tiên nữ, khí chất đoan trang, dáng người thướt tha lại cao quý, nàng đang ngồi chăm chú vẽ tranh. Người còn lại ngồi đối diện, ước chừng làm người mẫu, tuy không xinh đẹp bằng nữ họa sĩ nhưng cũng coi như động lòng người, kiếp sau dư sức làm hotgirl.
- Minh Nguyệt, ngươi vẽ xong chưa? Ta cổ mỏi không còn cảm giác nữa rồi a.
- Chút nữa. - Nữ họa sĩ đáp gọn lỏn, mắt vẫn nhìn vào bức tranh.
- Ài, lại một chút ...
Nữ họa sĩ chính là Lý Minh Nguyệt, khuê mật của Lăng Vân. Ngày trước Lăng Vân còn ở kinh, nàng ta chính là người mẫu độc quyền của Lý Minh Nguyệt. Nay Lăng Vân đi mất, Lý Minh Nguyệt chuyển đối tượng sang mấy đồng học trong nữ xá.
Nữ nhân thời nào cũng vậy, chuyện khác không biết, riêng shopping và tạo dáng thì không bao giờ biết chán. Cô người mẫu này ngồi ê cả mông, bình thường đã tru tréo lên rồi, chẳng qua ả nghe nói ngay cả Đế Cơ được Lý Minh Nguyệt vẽ tặng một bức liền xem như báu vặt, Quan Gia cũng tấm tắc khen ngợi, ả đành vì chân dung bản thân mà cố ngồi chờ thành quả.
Đang lúc Lý Minh Nguyệt chăm chú tô vẽ, có tiếng bước chân ai đó lại gần.
- Minh Nguyệt, nàng vẫn khỏe chứ?
Bị người đột ngột làm phiền, Lý Minh Nguyệt dĩ nhiên bực bội. Nhưng chỉ trong chớp mắt nàng đã lấy lại phong thái, đứng lên nhoẻn nụ cười :
- Trương công tử, đã lâu không gặp.
Kẻ này là Trương Huyên, một trong không ít "cây si" trồng cạnh Lý Minh Nguyệt, đang cạnh tranh trực tiếp cùng Dư Minh Sinh.
Trương Huyên trong Quốc Tử Giám cũng có tí tên tuổi. Gã ta cũng là họa gia, nhưng ăn rồi toàn vẽ nữ nhân. Thời gian đầu còn vẽ chân dung đơn thuần, rất được các lão tiên sinh yêu thích. Về sau không biết bị thằng nào khuyên bảo, Trương Huyên quyết định đổi mới "phong cách", dù vẫn vẽ nữ nhân nhưng bỏ hết quần áo. Bây giờ giới "danh sĩ" kinh thành chỉ cần nghe đến "xxx Phu nhân Du xuân Đồ", hay "xxx Nữ sĩ Đồ", không cần nhìn cũng đoán ra chữ ký bên dưới bảy phần là Trương Huyên.
Nhìn nụ cười duyên dáng của mỹ nữ, Trương Huyên tim đập rộn ràng, vội vội vàng vàng nói :
- Ta vừa từ phương nam trở về, có thứ này tặng muội.
Gã đưa ra một chiếc hộp bằng ngọc, bên trong là một cây bút vẽ thân màu trắng ngà, đầu lông bóng mượt, vô cùng tinh xảo, ước chừng tốn không ít tiền.
Không đợi Lý Minh Nguyệt cho ý kiến, Trương Huyên đã thuyết minh :
- Cây bút này thân bằng ngà voi, đầu bút bằng lông sói, đích thân công tượng đại sư họ Ngô làm ra, ta phải tốn bao tâm ý mới có được, muội xem ...
Lý Minh Nguyệt tuy ánh mắt thưởng thức, trong lòng lại không ham muốn lắm. Họa pháp của nàng cần bút đầu cứng, đại khái bút chì đầu than còn được, bút lông sói chứ lông gì đi nữa nàng cũng không cần. Cây bút này nếu đổi ngược lại, đầu bút làm bằng ngà voi thì nàng còn để mắt chút.
- Đa tạ Trương công tử, món quà này quá quý trọng, ta ...
- Ấy, không quý trọng ... a không phải ... có quý trọng ... a cũng không phải. Nói chung, đây là thành ý của ta, nàng ...
Lý Minh Nguyệt vờ như không nghe thấy, quay sang tiếp tục vẽ.
Trương Huyên như mắc phải xương gà, đứng chôn chân không biết phải làm gì. Gã đành liếc mắt nhìn bức tranh của Lý Minh Nguyệt, ngoài miệng xuýt xoa khen, trong lòng lại nghĩ vẽ như thế này có gì là đẹp, lột hết đồ ra mới là chính đạo, còn không quên đánh mắt với người mẫu, làm ả kia đỏ mặt e thẹn mấy lần.
Ngồi lâu ngứa ngáy, còn bị Trương Huyên kích thích, nữ người mẫu không nhịn nổi lả lơi :
- Trương công tử, ngươi đợi một lát đi nha. Đợi Minh Nguyệt vẽ xong, còn nhờ Vương công tử "thẩm định" qua nữa.
- Khục, e hèm. - Lý Minh Nguyệt không khỏi khó chịu nhắc.
Trương Huyên cười méo xệch. Nếu không có Lý Minh Nguyệt ở đây, gã sẵn sàng tiến tới mời nữ sinh kia làm mẫu vẽ "Du xuân Đồ" ngay. Chỉ tiếc có Lý Minh Nguyệt, ả kia như đom đóm so với trăng rằm, Trương Huyên càng nhìn càng thấy xấu.
Đang lúc Trương Huyên bị "mắc kẹt", một giọng trung khí vang lên :
- Minh Nguyệt, họa pháp này do con nghĩ ra sao?
Người đến độ tuổi 40, mặc Nho phục, dáng đi rất lịch thiệp.
Người này Lăng Phong từng gặp qua, họ Trương tên Trạch Đoạn. Còn nhớ lúc Lăng Phong cùng Lăng Vân Từ Nguyên dạo chơi phủ Khai Phong, gần bờ sông gặp một họa gia mải mê vẽ một bức tranh cực lớn gì đó, suốt mấy tháng còn chưa xong, chính là người này.
Bức tranh kia nay Trương Trạch Đoạn đã hoàn thành, ông ta lấy tên "Thanh Minh Thượng Hà Đồ" dâng lên Triệu Cát, Triệu Cát khen ngợi hết lời, phong cho làm "Họa sư", tiếng tăm vang dội khắp nơi.
Trương Huyên nhìn thấy Trương Trạch Đoạn, giọng nói không khỏi có chút khó chịu, đại khái tán gái bị người phá đám :
- Tiên sinh không phải đến Đại Sảnh sao?
- Ta quả thật đã ghé qua Đại Sảnh, chẳng qua gặp Lý Tư nghiệp, nghe nói Minh Nguyệt đang nghiên cứu họa pháp mới, liền muốn qua xem thử. - Trương Trạch Đoạn cười đáp.
Lý Tư nghiệp Lý Thiên Tường là lão cha của Lý Minh Nguyệt. Trương Trạch Đoạn trong Quốc Tử Giám không có chức vụ cụ thể, nhưng lão có danh phận "Họa sư", đi đâu chỉ cần gặp họa sĩ cũng có thể tự xưng là thầy cả.
Lý Minh Nguyệt nghĩ gì đó, chỉ dè dặt chào :
- Gặp qua Trương tiên sinh. Họa pháp này ... tiểu nữ cũng chưa hoàn toàn nắm rõ.
- Ngươi học từ người khác?
Lý Minh Nguyệt nhẹ nhàng gật đầu.
Người không ai không có tư tâm, Lý Minh Nguyệt cũng không phải nữ hài ngây thơ gì. Trương Trạch Đoạn là Đệ Nhất Họa sư, nhưng không phải cứ mang hai chữ Họa sư thì ai cũng tin sợ. Lý Minh Nguyệt chỉ lo Trương Trạch Đoạn ngỏ lời muốn nàng chỉ bí quyết này cho ông ta. Trương Trạch Đoạn đức cao vọng trọng, vừa là chỗ quen biết với cha nàng, về lý thuyết ông ta khó lòng đưa ra yêu cầu "mất mặt" kia. Nhưng nếu ông ta làm thật, nàng không biết phải làm sao.
Họa pháp này chính do Lăng Phong chỉ cho nàng. Kiểu vẽ của hắn có chút đường nét từ manga, hiện thực, tân cổ điển, nói chung không rõ trường phái gì, bởi kiếp trước hắn cũng chỉ tự học theo sở thích. Nhưng dù sao so với họa pháp Đại Tống thì hoàn toàn mới lạ. Lý Minh Nguyệt lâu nay tự mình luyện tập nó, vẫn hy vọng một ngày nổi danh.
Trương Trạch Đoạn càng xem tranh càng lộ vẻ yêu thích :
- Người đó là ai?
- Người này ... là một tên buôn tơ lụa. - Lý Minh Nguyệt đáp vội.
Lần trước Đế Cơ cũng hỏi câu này, lúc đó Lý Minh Nguyệt che dấu không nói ra Lăng Phong, bởi nàng nghĩ tên kia tuy có chút tài mọn vẫn chỉ là một con buôn. Nàng để lộ tên hắn ra, nếu vị công chúa kia vì tò mò cho người tìm đến, chỉ e đưa ít tiền là tên kia gia phả cũng đem ra bán, nói gì thơ với chả họa.
Lần này thì khác, những danh sĩ như Trương tiên sinh hay Trương Huyên xem thân phận rất nặng, càng che dấu càng khiến họ không bỏ, ngược lại nói hắn tên kia chỉ là con buôn, tám phần bọn họ sẽ bĩu môi bỏ qua.
Quả nhiên, Trương Huyên cười ra tiếng :
- Buôn tơ lụa? Haha, Minh Nguyệt muội thật thích đùa. Đám thương nhân mà biết vẽ, chẳng phải Thái học sinh chúng ta phải đi cày ruộng cả sao?
Lý Minh Nguyệt hơi nhíu mày. Ý tứ câu này nàng rất quen. Lúc Triệu Cát ra chiếu chỉ, chấp nhận nữ học sinh vào Quốc Tử Giám, hầu hết đám văn nhân đều phản đối kịch liệt, thái độ cũng y kiểu này, đại khái đàn bà chỉ biết nằm ngửa, làm sao biết "cầm kỳ thi họa".
Trương Huyên không hề biết, câu của gã nhìn qua chẳng liên quan gì Lý Minh Nguyệt, nhưng hóa ra đã mất điểm trầm trọng.
Cũng khó trách được gã, lòng nữ nhân khó dò, ngươi nói một câu nàng nghĩ sâu đến đâu trời cũng bó tay.
Trương Trạch Đoạn đưa tay vuốt chòm râu ngắn cũn, gật gù :
- Không tầm thường. Kiểu vẽ này hình như ta từng thấy qua. Minh Nguyệt nếu đã nói kẻ kia là thương nhân, vậy có thể hắn đã dùng tiền mua lại bí quyết.
Trương Trạch Đoạn tuy không đến mức khinh thường trắng trợn như Trương Huyên, nhưng ý tứ cũng không khác biệt mấy.
Lý Minh Nguyệt vờ gật đầu đồng ý cho xong chuyện.
Hồi đầu Lý Minh Nguyệt cũng từng nghi ngờ như vậy. Nhưng qua mấy ngày Lăng Phong đích thân chỉ cho nàng, còn liên tục mắng nàng vẽ chả ra gì. Một kẻ đi chôm, lại có thể làm thầy kẻ khác rành rành như Lăng Phong, Lý Minh Nguyệt dần dà tin tưởng họa pháp này do chính hắn nghĩ ra. Không biết Lăng Phong biết mỹ nữ nghĩ như vậy sẽ thế nào, Phong ca dù sao cũng là chôm từ thời hiện đại đem về thôi.
Trương Trạch Đoạn đăm chiêu một lát, bỗng vỗ đầu nói :
- Minh Nguyệt, người kia họ gì?
- Họ ... Lăng. - Lý Minh Nguyệt ngập ngừng.
- Họ Lăng sao? Ngươi nói Quan Gia từng xem qua họa pháp này? Quan Gia nói thế nào?
- Quan Gia chỉ nói tiểu nữ nên chăm chỉ luyện tập thêm. - Lý Minh Nguyệt đáp.
Trương Trạch Đoạn nói :
- Nếu ta nhớ không nhầm, họa pháp này không hề mới, mà từ Minh triều đã có. Ta từng xem qua một bức họa cổ tên "Mỹ Nhân Đồ" trong Long Đồ Các của Quan Gia, Quan Gia xem nó như quốc bảo, nét vẽ tương tự thế này. Ngươi có thể vẽ giống như vậy, Quan Gia dĩ nhiên vui mừng.
- Mỹ Nhân Đồ? - Trương Huyên nghe đến "mỹ nhân", phản ứng nhanh nhất.
- Bức họa đó vẽ chân dung tình nhân của Minh đế Chu Xán, chỉ là ông ta chưa kịp xưng đế thì bà ta đã mất tích. Chu Xán từ đó ăn ngủ không ngon, ngay cả lên ngôi xong cũng không tha thiết lập Hậu, nhưng bức Mỹ Nhân Đồ thì luôn giữ bên mình. Về sau khi Đại Tống giành được thiên hạ, bức tranh này cũng chuyển vào kho tàng của chúng ta.
Trương Huyên như chụp được vàng, nói vội :
- Nói như vậy, kẻ kia chính là tàn dư cựu triều? Minh Nguyệt, nàng nhất định phải chỉ ra hắn a.
Minh triều dù đã diệt 300 năm, nhưng bất kỳ thứ gì còn can hệ đến nó vẫn bị xếp vào tội làm phản.
Này mới nói, đem thứ mới lạ về thời cổ cũng không hẳn tốt, hoặc bị xem là tà đạo ma giáo, hoặc bị khép vào tàn dư phản loạn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.