Máu Lạnh

Chương 4

Truman Capote

10/11/2017

Có bốn phòng ngủ ở tầng ba, và phòng ngủ của bà là phòng cuối ở đầu cùng của gian đại sảnh trần trụi, gian này chỉ đặt một chiếc giường cũi trẻ con dùngvào dịp các cháu ngoại bà tới thăm. Bà Clutter nghĩ, nếu đưa các cỗ giường nhỏ vào và gian đại sảnh được dùng làm phòng ngủ chung thì nhà bà có thể đủ chỗ cho hai chục người trong dịp lễ Tạ ơn; những người khác sẽ ở khách sạn mini hay nhàhàng xóm. Trong họ hàng nhà Clutter, họp mặt dịp lễ Tạ ơn là luânphiên hằng năm, năm nay đến lượt Herb nên sẽ phải làm, nhưng lại trùng với việc chuẩn bị cho đám cưới Beverly như lúc này, bà Clutter không hy vọng sống sót qua cả hai vụ ấy. Cả haiđòi bà cần phải quyết định - một việc bà luôn không thích, và đã học được để mà biết sợ, vì mỗi khi chồng bà có công chuyện phải đi xa - bà vẫn không ngừng chờ dịp ông vắng nhà - là bà lại phải đưa ra những phán xét trời ơi đất hỡi liên quan đến công việc trang trại, mà cái đó thì không sao kham nổi, một kiểu hành hạ. Nhỡ bà quyết sai thì sao? Nhỡ Herb không thích thì sao? Tốt hơn là khóa cửa phòng ngủ lại, bảo là không nghe thấy, hay nói như bà đôi khi vẫn nói, “Tôi không thể, tôi không biết. Cho xin đi.”

Gian phòng mà bà chẳng mấy khi rời thì nghiêm lạnh; mặc dù giường đệm xếp dọn ngăn nắp, một người khách vẫn có thể nghĩ nó thường xuyên để không. Một chiếc giường gỗ sồi, một bàn giấy hồ đào, một bàn ngủ - không khác ngoài những ngọn đèn, cửa sổ mắc rèm và một bức tranh Giê-su đi trên mặtnước. Tựa hồ giữ cho gian phòng này không có bóng dáng người, bằng cách không đem mỗi đồ dùng riêng tư của bà vào đó mà để chúng trà trộn với các thứ của chồng, bà sẽ làm nhẹ đi được sự xúc phạm là không chung phòng với ông. Chiếc ngăn kéo duy nhất được sử dụng của bàn giấy đựng một bình xịt nước hoa hiệu Vick, giấy vệ sinh Kleenex, một đệm sưởi điện, mộtsố váy ngủ trắng và bít tất sợi bông trắng. Bà luôn luôn đi tất loại nàyđể ngủ vì bà luôn luôn bị lạnh. Và cũng vì lý dođó mà bà quen đóng kín cửa sổ. Mùa hè nămngoái, vào một Chủ nhật tháng Tám, khi bà cấm cung ở đây, một sựcố đã xảy ra. Hôm đó cóliên hoan, bạn bè được mời tới trại để hái dâu tằm, trong số đó có Wilma Kidwell, mẹ của Susan. Giống như phần lớn những người thường được đãi đằng vui vẻ ở nhà Clutter, bà Kidwell chấp nhận mà không bình luận gì về sự vắng mặt của bà chủ, bà cho rằng như lệthường là bà chủ “mệt” hay “đi Wichita”. Chả hiểu sao, đến lúc vào vườn quả thì bà Kidwellthoái thác; là dân thànhphố, dễ mệt, bà muốn được ở lại trong nhà. Sau đó trong khi chờ đám hái dâu tằm trở về, bà nghe thấy tiếng khóc đau đớn, làm tan nát cả lòng. “Bonnie?” bà gọi và chạy lên gác, chạy hết gian đại sảnh tới phòng Bonnie. Khi bà mở cửa, hơi nóng tụ lại ở trong gian phòng như một bàn tay đáng sợ bất chợt bịt lấy miệng bà; bà vội mở cửa sổ. “Đừng,” Bonnie kêu. “Tôi không nóng. Tôi lạnh. Tôi đang chết cóng đây. Lạy Chúa! LạyChúa! Lạy Chúa!” Bà huơ tay. “Xin Chúa đừng để cho người nào nhìn thấy con trong cảnh này.” Bà Kidwell ngồi xuống giường; bà muốn ôm lấy Bonnie, và cuối cùng Bonnie để cho bà ôm. “Wilma,” bà nói. “Tôi vẫn đang nghe bà đấy chứ, Wilma. Nghe tất cả mọi người. Cười. Vui vẻ. Tôi thì đang mất đi tất cả. Những năm đẹp nhất, con cái - tất cả. Ít lâu nữa, ngay Kenyon cũng trưởng thành - một người đàn ông. Nó sẽ nhớ đến tôi như thế nào chứ? Như là một con ma thôi, Wilma ơi.”

Lúc này, vào cái ngày cuối cùng này của đời bà, bà Clutter đem treo trong tủ tường bộ váy mặc ở nhà bằng vải trúcbâu bà đang mặc, rồi mặc vào một chiếc váy ngủ dài lượt thượt và một đôi bít tất sợi bông trắng sạch sẽ. Rồi trước khi lui về phòng, bà thay đôi kính thường, lấy đôi kính lão đọc sách. Tuy bà đặt mua nhiều tạp chí định kỳ (Ladies Home Journal, McCall’s Readers DigestvàTogether: MidmonthMagazine for MethodistFamilies), nhưng khôngcó tờ nào trên bàn cạnhđầu giường - trừ một quyển Kinh Thánh. Một bìa đánh dấu trang nằm giữa sách, một miếng lụa cứng có vân sóng trên đó thêu lời răn bảo: “Con hãy cẩn thận, canh thức và cầu nguyện: bởi vì con không biết lúc nào thời vận đến đâu.”

Hai gã trẻ tuổi ấy ít có chỗ giống nhau nhưng họ không nhận thấy vì cùng có chung một số nét bên ngoài. Chẳng hạn, cả hai đều vẻ khó chiều, rất chú ý đến vệ sinh và tình hình móng tay mình. Sau một buổi sáng làm thợ máy ô tô lấm lem, họ bỏ gần hết một giờ chải chuốt đỏm dáng trong buồng vệ sinh của ga ra. Dick lột trần chỉ còn quần sịp thì không hoàn toàn giống như Dick nguyên vẹn áo quần. Mặc quầnáo, hắn nom có vẻ một thanh niên mảnh dẻ, tóc vàng bẩn, tầm vóc trung bình, không có thịt và có lẽ ngực lép; tụt quần ra thì hắn lại không hề như vậy, mà đúng hơn là một lực sĩ được ép cân thành hạng bán trung. Hình xăm bộ mặt một con mèo màu lam nhoẻn miệng cười che hết bàntay phải hắn; trên một bên vai, một bông hồngmàu lam nở xòe. Nhiều dấu nữa, tự thiết kế và tự tạo, trang điểm cho hai cánh tay và thân người hắn: đầu một conrồng với một sọ người ởgiữa hai hàm răng há to; đàn bà khỏa thân mông to đùng; một con quỷ với một cây đinh ba; chữ HÒA BÌNH kèm theo một chữ thập tóe ra những tia, những tia sáng thiêng liêng dưới dạng những đường thô lậu; và hai món xi rô tình cảm - một là bó hoa tặng BỐ-MẸ, một làquả tim ca ngợi thiên truyện tình của DICK và CAROL, cô gái hắn lấy năm hắn mười chín tuổi và sáu năm sau thì hắn bỏ để “làm điều phải” nhờ một phụ nữ trẻ tuổi khác, mẹ đứa con út của hắn. (“Tôi có ba đứa con mà tôi kiên quyết sẽ chăm sóc,” hắn viết như vậy khi hắn xin tha với lời hứa không tái phạm. “Vợ tôi đã đi lấy chồng. Tôi đã hai lần lấy vợ, có điều là tôi không muốn dính dáng gì với người vợ thứ hai của tôi.”)

Nhưng cả hình thù của Dick lẫn bộ sưu tập tranh xăm bằng mực trang điểm cho nó đều không gây được ấn tượng đáng kể bằng bộ mặt hắn, nó hình như được chắp lại bằng những bộ phận không cân xứng. Đầu hắn tựa hồ đã bị chẻ đôi ra như quả táo rồi chắp lại nhưng hơi chệch nhau. Một cái gì đại loại thế đã xảy ra; những đườngnét chệch choạc không hoàn chỉnh là kết quả vụ đâm xe năm 1950 - tai nạn đã làm cho bộ mặt hẹp có hàm dài ngoẵng của hắn bị nghiêng đi, phía bên trái hơi thấp xuống hơnbên phải, dẫn tới môi hơi lệch, mũi vẹo, và hai con mắt không những không ở trên cùng một đường thẳng mà còn so le về kích chước, mắt trái thật sự là mắt rắn với một cái liếc đảo màu lam ghê rợn, độc địa, cái này tuykhông phải hắn cố ý làm ra nhưng hình như cảnh báo cho thấy lớp trầm tích chua cay ở đáy sâu bản chất hắn. Nhưng Perry đã bảo hắn, “Cái mắt chẳng hề sao cả. Vì cậu có một nụcười tuyệt. Nụ cười thậtsự ăn tiền đấy.” Đúng làtác động co rút của nụ cười đã dồn đẩy khuôn mặt hắn vào tỷ lệ đúng đắn của nó, để người tacó thể nhìn ra một nhân cách bớt gây căng thẳng hơn - một “đứa trẻ nhà lành” kiểu Mỹ với bộ tóc húi đầu đinh chóng dài, đủ trí khôn nhưng không quá xuất sắc. (Thật ra, hắn rất thông minh. Kết quả kiểm tra IQ của hắn ở trong tù là 130; mức của người trung bình, dù trong tù hay ở ngoài,là trong khoảng từ 90 đến 110).

Perry cũng bị tàn tật, các vết thương của hắn do một vụ đâm xe máy, còn nặng hơn của Dick; hắn nằm mất nửa năm trong một bệnh viện của bang Washington và sáu tháng nữa chốngnạng, và tuy tai nạn xảyra vào năm 1952 nhưngđôi chân ngắn ngủn, chắc mập của hắn bị gãy năm chỗ, sứt sẹo lằng nhằng tội nghiệp vẫn còn làm cho hắn đau dữ đến nỗi hắn trở thành một tay ghiền aspirin. Tuy hắn xăm mình ít hơn bạn đồng hành nhưng các hình xăm lại cầu kỳ hơn - không phải công trình tự biên của một tay nghiệp dư mà là nhữngthiên sử thi nghệ thuật do các bậc thầy ở Honolulu và Yokohama thực hiện. COOKIE, tên cô y tá từng thân mật với hắn khi hắn nằm viện, được xăm trên bắp tay phải. Bờm lam, mắt vàng da cam, nanh đỏ, một con cọp gầm gừở trên bắp tay trái; một con rắn phun phè phè, quấn khúc quanh một lưỡi dao găm, bò trườn xuống cánh tay hắn; và khắp nơi khác là nhữngđầu lâu lập lòe, một mộchí đứng lù lù, một bông cúc nở rộ.

TIẾP

“OK, người đẹp. Cất cái lược đi,” Dick nói, lúc này hắn đã mặc quần áo và sửa soạn đi. Cởi bỏ bộ đồ lao động ra, hắn mặc vào bộ kaki xám, áo sơ mi hợp màuvà giống như Perry, đi đôi ủng cao đến mắt cá chân. Không thể tìm ra cái quần nào hợp với cái thân người nửa dưới bị thu ngắn đi của hắn bao giờ, Perry mặc quần jeans lam xắn gấuvà áo chống gió bằng danịt thắt ngang lưng. Tắm rửa kỳ cọ, chải chuốt bảnh chọe tinh tươm như hai gã công tử bột lên đường đến một cuộc hẹn cặp đôi, chúng đi ra xe.

Khoảng cách giữa Olathe, một vùng ngoại ô của Kansas City, và Holcomb, nơi có thể gọi là một ngoại ô của Garden City, xấp xỉ bốn trăm dặm.

Là một thị trấn mười một nghìn dân, Garden City bắt đầu tập hợp được những người sánglập ra nó ngay sau Nội chiến không lâu. Một người săn trâu lưu động, ông C. J (Buffalo) Jones, có liên quan nhiều đến sự bành trướng tiếp theo của nótừ một quần thể túp lềuvà trạm xe ngựa thành ra một trung tâm chăn nuôi trù phú với các quán rượu nhậu nhẹt vui chơi huyên náo, một nhà hát, và khách sạn sang trọng nhất ở bất cứ chỗ nào giữa Kansas City và Denver - tóm lại, một tiêu bản vềsự tân kỳ của vùng biêngiới, có thể so đọ được với một nơi định cư nổi tiếng hơn nữa ở cách đó năm chục dặm về phía Đông, Dodge City. Cùng với Buffalo Jones, người rồi cuối cùng mấthết cả tiền lẫn trí não (những năm chót đời ông dành hết vào việc diễn thuyết trước đám đông đường phố kêu gọi chống tiêu diệt bừa bãi những con thú mà chính ông từng tàn sát lấy lời), những ánh huy hoàng ngày xưa đã chuivào trong mộ. Một vài kỷ niệm còn tồn tại: mộtdãy nhà buôn màu sắc ôn hòa được người ta gọi là khối Buffalo Block, và khách sạn Windsor rực rỡ một thờivới quán rượu trần cao vút hiện vẫn còn rực rỡ,với bầu không khí những ống nhổ và những cây cọ trồng chậu, vẫn bền bỉ đứng giữa các cửa hàng và siêu thị mọi kiểu mọi vẻ, nó như là một mốc địa giới của Phố Chính -một khách sạn tương đối không được bảo trợ,vì các gian phòng đồ sộ,tối tăm kiểu Windsor vàcác hành lang dội tiếng của nó dù gợi cảm đến mấy đi nữa thì cũng không thể cạnh tranh nổi với sự dễ chịu nhờ điều hòa nhiệt độ ở khách sạn Warren xinh xinh ngăn nắp, hay với các cỗ máy ti vi cá nhânvà “Bể bơi nước nóng” của khách sạn mini Wheat Lands.

Ai đi từ bờ biển bên này sang bờ biển bên kia xuyên nước Mỹ, bằng xe lửa hay xe hơi, chắc chắn đều đã qua Garden City, nhưng nếucho rằng chẳng có mấy người qua đường nhớ được chuyện này thì cũng chẳng sai gì lắm. Nó chỉ có vẻ như một thị trấn kích thước trung bình khác nằm ở giữa - gần như chính giữa - nước Mỹ lục địa. Không phải người dân ởđây sẽ dung thứ cho một ý kiến như thế - dùcó thể là đúng. Tuy họ có thể ngoa ngoắt (“Nhìn khắp thế giới màxem, anh sẽ không tìm ra nổi ở đâu có người dân thân mật bằng, có không khí trong lành bằng, có nước uống ngon ngọt bằng ở đây đâu nhé,” và “Đến Denver tôi có thể được lương nhiều gấp ba, nhưng tôi đã có năm đứa nhỏ, và tôi tính chẳng đâu nuôi dạy trẻ tốt được hơn ở đây đâumà. Các trường mở rộng có đủ mọi môn thểthao. Còn có cả trường đại học nữa,” rồi “Hồi xưa tôi đến đây là để thực tập luật. Chỉ nhất thời thôi, tôi chưa bao giờ có ý ở lại. Nhưng khicó dịp để đi thì tôi lại nghĩ, sao phải đi? Để làm cái quỷ gì? Có thể đây không là New York nhưng ai cần New York chứ? Hàng xóm láng giềng tử tế, những con người quan tâm ưu ái với nhau, cái đó mới quan trọng. Còn những thứ mà một người đứngđắn cần đến thì đây chúng tôi có đủ. Nhà thờ đẹp đẽ này. Sân gôn này.”), nhưng ngườimới tới Garden City, một khi đã hòa nhập vào bầu im lặng ban đêm sau tám giờ của Phố Chính thì sẽ phát hiện ra nhiều điều để mà ủng hộ cho những lời huênh hoang khoác lác có tính tự vệ của tinh thần công dân: mộtthư viện làm ăn giỏi, một tờ nhật báo có uy tín, đây đó những quảng trường trồng cỏ xanh râm mát, những con phố im lìm dành cho nhà - mà trẻ con và thú vật tha hồ chạy rông an toàn, một công viên lớn nhiều ngóc ngách được bổ sung một bầy thú xiếc (“Hãy xem Gấu Bắc Cực!” “Hãycoi Chú voi Penny!”), và một bể bơi chiếm nhiềumẫu đất (“Bể bơi KHÔNG MẤT TIỀN lớn nhất thế giới!”)



TIẾP

Những phụ khoản như thế, rồi bụi rồi gió, rồi tiếng còi xe lửa không ngừng rúc gọi, tất cả đã thêm thắt hương vị cho một “thị trấn quê hương” mà chắc hẳn những người rời nó ra đi ắt sẽ phải nhớ mong bồi hồi, còn với những ai ở lại thì chúng đem tới một ý thức về cội nguồn gốc rễ và sự mãn nguyện.Không ngoại lệ, người thành phố Garden phủ nhận cái chuyện có thể đem dân thị trấn ra phân cấp về mặt xã hội (“Không ạ, thưa ngài. Ở đây không có gì giống như thế cả đâu. Tất cả bình đẳng, bất kể giàu nghèo, màu da, tín ngưỡng. Mọi cái đều đúng với cung cách phải thế của một nền dân chủ; chúng tôi là vậy đó”), nhưng, dĩ nhiên, người ta thấy rõ sự phân biệt giai cấp, và cũng dễ dàng thấy rõnhư - bất cứ bầy người nào khác. Ra khỏi phía Tây trăm dặm, người ta sẽ ở ngoài “Vành đai Kinh Thánh” - cái dải lãnh thổ Mỹ bị sách Phúc âm ám kia - ở đó một người, nếu chỉ vì lý do làm ăn, sẽ có thể nóivề tôn giáo của mình bằng bộ mặt trơ lì, nhưng ở hạt Finney người ta vẫn ở trong ranh giới của “Vành đai Kinh Thánh”, do đó quan hệ với nhà thờ của một người là yếu tốquan trọng nhất ảnh hưởng đến địa vị giai cấp của người đó. Khoảng tám chục phần trăm tín đồ của hạt này là hỗn hợp của những người theo dòng Baptist, Giám lý, Cơ đốcRôma, song ở tầng lớp ưu tú - doanh nhân, chủ ngân hàng, luật sư, bác sĩ và chủ trại chăn nuôi trội hơn chiếm lấy ngăn trên - thì dòng Trưởng lão và dòng Tân giáo là nổi nhất. Một tínđồ Giám lý thảng hoặc cũng có được hoan nghênh, và có lần một đảng viên Dân chủ đã lọt vào một thời gian, nhưng về tổng thể thì Bộ máy bao gồm nhữngđảng viên Cộng hòa cánh hữu thuộc dòng Trưởng lão và Tân giáo.

Là người có học, thành đạt trong nghề nghiệp, là một đảng viên Cộng hòa lỗi lạc và người đứng đầu nhà thờ - dù là nhà thờ Giám lý - ôngClutter có đủ tư cách đểđứng vào hàng ngũ những thân hào nhân sĩđịa phương, nhưng chính bởi ông không bao giờ gia nhập Câu lạc bộ Garden City Country cho nên ông không bao giờ tìm cách liên hiệp với nhóm cầmquyền. Trái hẳn lại, vì những thú vui của họ không phải là thú vui của ông; ông không được gì trong trò chơi cờ bạc, đánh gôn, tiệc cốc tai hay những bữa nguội buffet khách tự phục vụ lúc mười giờ tối - hay, đúng vậy, trong những thứ giải trí mà ông cảm thấy “không làm nên một cáigì”. Thế cho nên, thay vìcó chân trong trận đánhgôn bốn người vào ngàythứ Bảy rực nắng này, ông Clutter lại ngồi ghế chủ tọa cuộc họp của Câu lạc bộ 4-H Hạt Finney (4-H là bốn thứ: Head “trí”, Heart “tâm”, Hands “đôi tay” và Health “sức khỏe”, và tôn chỉ của Câu lạc bộ tuyên bố “Chúng ta học làm bằng cách làm”. Đây là một tổ chức quốcgia có chi nhánh ở nướcngoài, mục đích giúp những người sống ở nông thôn - đặc biệt là trẻ con - phát triển các năng lực thực tiễn và tính cách tinh thần. Nancy và Kenyon là thành viên tự nguyện từ năm lên sáu). Đến cuối cuộc mít tinh, ông Clutter nói, “Bây giờ tôi có một điều cần nói liênquan đến một trong cácthành viên của chúng ta.” Mắt ông hướng vào một người đàn bà Nhật mũm mĩm có bốn đứa bé Nhật mũm mĩm vây quanh. “Các bạn đều biết Hideo Ashida. Biết gia đình nhà Ashida từ Colorado chuyển về đâynhư thế nào - họ bắt đâu làm trại ở Holcombhai năm trước. Một gia đình tốt đẹp, kiểu người mà Holcomb maymắn có được. Bất cứ ai cũng sẽ nói với bạn nhưthế. Ai bị ốm là được bàAshida đi bộ đến thăm và chẳng thể tính ra được bà đã đi bao nhiêu dặm đường để mang đến cho họ món xúp tuyệt vời bà nấu. Hoặc những bông hoa bà trồng ở nơi mà bạn không trông chờ nó có thể mọc lên. Và năm ngoái ở chợ phiên hạt bạn sẽ nhớ lại bà đã đóng góp bao nhiêu vàothành công của các triển lãm 4-H. Vậy nên tôi đề nghị chúng ta tônvinh bà Ashida bằng một phần thưởng ở bữatiệc mừng thành tích của chúng ta vào thứ Batới.”

Các con bà dúi, đẩy bà; thằng con lớn nhất kêu to lên. “Hầy, mẹ ơi, họ nói mẹ đấy!” Nhưng bà Ashida lại ngượng; bà đưa hai bàn tay bụ bẫm như đứa trẻ lên dụi mắt rồi cười. Bà là vợ một người chủ trại thuê đất; một cái trại đặc biệt lộng gió và lẻ loi, ở vào quãng giữa Garden City và Holcomb. Sau các cuộc họp 4-H, ông Clutter thường lái xe đưa mẹ con bà Ashida về nhà, hôm nay cũng vậy.

“Trời, tôi đã bị choáng,” bà Ashida nói khi chiếc xe tải nhỏ của ông Clutter chở họ lăn bánhtrên đường số 50. “Có vẻ như lúc nào tôi cũng phải cảm ơn ông, Herb ạ. Nhưng xin cảm ơn ông.” Bà đã gặp ông vàongày thứ hai bà tới hạt Finney, trước lễ Halloween đúng một ngày, và ông cùng Kenyon đã đến thăm mang cho một đống bí với bí ngô. Trong suốt năm đầu tiên gay go đó,quà cáp cứ đến, những thứ mà Ashida chưa trồng được - từng rổ măng tây, rau diếp. Và Nancy thường đem con Babe đến cho bọn trẻ con cưỡi. “Ông biết đấy,đây là nơi tốt nhất chúng tôi từng được sống, ở hầu hết mọi mặt. Hideo cũng nói vậymà. Chắc chắn chúng tôi khó mà nghĩ tới việc bỏ đây đi. Lại bắt đầu cả từ con số không.”

“Bỏ đi ư?” ông Clutter phản đối và cho xe chạychậm lại.

“Vâng, Herb ạ. Bỏ cái trại và những người chúng tôi đang làm lụngcho - Hideo nghĩ chúng tôi có thể làm được tốt hơn nữa. Có thể là ở Nebraska. Nhưng chưa ngã ngũ gì đâu. Mới là nói chuyện dông dài.” Giọng nồng ấm của bà lúc nào cũng như sắp cười, làm cho cái tin buồn thế nào đó mà lại nghe như hớn hở, nhưng thấy ông Clutter buồn, bà lại quay sang chuyện khác. “Herb, hãy cho tôi ý kiến của một người đàn ông nào,” bà nói. “Tôi và lũ trẻ dành dụm được chút ít, chúng tôi muốn tặng Hideo một cái gì lớn nhân dịp lễ Giáng sinh. Cái ông ấy cần là răng. Bây giờ ví như vợ ông cho ông ba cái răngvàng, liệu đó có phải là một tặng vật vô lối khiến ông khó chịu không? Tôi muốn nói là bắt một người qua lễ Giáng sinh ở trên ghế của ông nha sĩ thì nghe có được không?”

“Ông bà làm chúng tôi bối rối đấy. Đừng có thửmà đi khỏi đây. Chúng tôi sẽ trói gô bốn chân tay ông bà lại đấy,” ông Clutter nói. “Vâng, vâng,tất nhiên là răng vàng rồi. Nếu là tôi thì tôi thích đấy.”

Phản ứng của ông làm bà Ashida thích thú, vì bà biết ông sẽ không tán thành dự định của bà trừ phi ông muốn thế; ông là người trang nhã lịch sự. Bà biết ông không bao giờ chơi “lên mặt quan cách” hay tranh thủ kiếm lời hay thất hứa. Bà đánh bạo giật lấy một lời hứa lúc này. “Xem này Herb, ở bữa tiệc - không có diễnvăn, hả? Không phải cho tôi. Ông ấy, ông là khác người lắm. Đấy, cái lối ông đứng lên nói với cả trăm con người. Nghìn ấy chứ. Mà cứ tự nhiên thế - thuyết phụcmọi người bất cứ việc gì. Chả có cái gì làm ôngsợ,” bà nói, luận về mộtđức tính ai cũng biết của ông Clutter: lòng tự tin không biết sợ, nó khiến ông tách biệt với người đời, và tuy tạo ra lòng kính trọng song nó cũng hạn chế chút nào đấy tình cảm của người khác đối với ông. “Tôi không thể tưởng tượng nổi ông sợ đâu đấy nhá.Dù có gì xảy ra, ông cũng chỉ cần nói thôi là thoát được ngay.”

Đến giữa chiều, chiếc xe Chevrolet đen đã tới Emporia, Kansas, thị trấn lớn, gần như một thành phố, và một nơi an toàn, cho nên nhữngngười trên xe quyết định dừng lại mua sắm chút ít. Họ đỗ xe bên đường rồi đi quanh quẩn cho tới khi một cửa hàng tạp hóa đông vừa phải hiện ra.

Đầu tiên mua một đôi găng cao su cho Perry; không giống Dick, hắn đã quên không đem theo đôi cũ của hắn.



Họ đi đến một quầy có hàng dệt kim cho phụ nữ. Sau mấy câu nước đôi lưỡng lự, Perry nói, “Tớ chấm cái này.”

Dick lại không. “Mắt tớ làm sao ấy? Màu quá sáng không che được cái đó đâu.”

“Cô ơi,” Perry đánh động một cô bán hàng. “Cô có bít tất dài đen không?” Khi cô gái nói không, hắn đề nghị đi xem cửa hàng khác. “Đen thì dùng vào việc gì cũng được.”

Tiếp

Nhưng Dick lại nghĩ khác: bít tất màu gì thì cũng không cần, vướng víu, mua uổng tiền mà thôi (“Tớ đã đầu tư khá tiền vào vụ này đấy”), và dẫu sao, bất cứ ai mà chúng gặp thì cũng chẳng sống để làm chứng được đâu. “Không nhân chứng,” hắn nhắc nhở Perry thếhình như là một triệu lần rồi. Cái cách Dick phun ra ba chữ kia, nó day dứt trong hắn, tựa như chúng giải quyết được mọi vấn đề; khôngthừa nhận rằng có thể chúng đã bỏ qua một nhân chứng nào đó thì thật ngu. “Cái điều khó nói mà xảy ra thì sự tình sẽ phải có một bước ngoặt,” hắn nói. Nhưng, mỉm cười một cách hợm hĩnh với vẻ con nít, Dick lại không tán thành: “Lấy hết bọt bong bóng trong máu cậu đi, đừng cẩn thận quá. Chẳng cái gì trục trặc hết.” Không. Vì kế hoạch này là của Dick, và một khi hắn đã thiết kế từ đầu đến cuối thì không thể sơ suất được.

Rồi chúng chú ý đến dây thừng. Perry nghiêncứu đống dây, thử từng sợi. Từng phục vụ một dạo trong ngành tàu buôn, hắn hiểu rõ dây thừng và thạo các kiểu nút. Hắn chọn một sợi ni lông trắng, chắc như dây thép nhưng không dày hơn nhiều lắm. Chúng hỏi nhau cần bao nhiêu mét dây. Câuhỏi làm Dick cáu, bởi nólà một phần của một chuyện còn khó tính khó xử hơn và mặc dù kế hoạch hắn thảo ra coi như đã hoàn hảo, hắn vẫn không thể trả lời chắc chắn được. Cuối cùng, hắn nói, “LạyChúa, tớ biết thế chó nào được?”

“Cậu phải cao thủ hơn chứ.”

Dick thử. “Có tay chồng này. Mụ vợ. Thằng con trai nhỏ và đứa con gái.Và có thể hai đứa con nữa. Nhưng là thứ Bảy. Họ có thể có khách. Ta cứ tính cho là tám đi, thậm chí mười hai đi. Điều chắc chắn duy nhất là dù có mấy thì mấy cũng đều phải đi tong.”

“Chúng nó có vẻ đông. Phải biết thật chắc cái đó.”

“Tớ có hứa với cậu chỗ đó đâu, bồ ơi - nhiều tóc ở trên đầu chúng nólắm - những bức tường kia ấy hử?”

Perry nhún vai. “Thế thìtốt hơn là ta cứ mua cả cuộn.” Nó dài gần trăm mét - khá đủ cho mười hai người. Đăng bởi: admin

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

Nhận xét của độc giả về truyện Máu Lạnh

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook