Chương 28: Làm áo bông
Thái Dương Đích Hỏa Diễm
17/04/2018
Đảo mắt đã đến ngày họp chợ mười ba âm lịch, mẹ chồng kéo bà Trương
chạy ra ngoại ô. Bởi vì không quen đi xe nên lúc ngồi ở trên xe buýt mẹ
chồng hơi say xe, lúc xuống xe đi vào chợ thì mẹ chồng lập tức tỉnh táo
lại.
Dõi mắt nhìn, chợ rộng thật đấy, đâu đâu cũng thấy đầu người, người dân ở các khu lân cận cũng tụ đến nơi này, cảnh này khiến cho mẹ chồng cảm thấy thân thiết giống như trở về quê quán. Ở quê mỗi một tháng cũng có buổi họp chợ như thế này, đó là ngày mẹ chồng vui vẻ nhất, gọi mấy bà già con dâu quen biết, cầm các thứ tự sản xuất đi bán. Lúc đến sớm còn có thể uống một bát tào phớ. Nếu lúc bày hàng ra mà bán tốt thì sẽ buôn chuyện mua bánh ngọt, nếu như không bán được đồ thì cũng không vội, trong túi mình có tiền tiêu vặt do con trai con gái cho thích gì mua nấy. Mấy bà già con dâu khác chỉ vào đồ chỉ mua được ở cửa hàng lâm sản rồi nhìn bà với ánh mắt hâm mộ. Ai lúc đó thật là vui.
Bà Trương kéo mẹ chồng sợ bà lạc đường, mẹ chồng không biết chữ lại nói giọng địa phương khác, nếu tách khỏi thì có khi không biết đường mà về. Mẹ chồng lại không hề sợ tí nào, bà rất quen đi chợ phiên mà.
Hai người theo dòng người đi về phía trước, còn thường dừng lại trước gian hàng có hứng thú hỏi thăm giá cả. Một lúc lâu mới đến cửa hàng vải. Nơi này gần giống chợ tự do nhưng không to bằng cũng không phong phú như chợ tự do, bên trong còn lẫn vài sản phẩm lỗi thời. Mẹ chồng lại như cá gặp nước rất nhanh tìm được vải mình cần: một đỏ thẫm, một xanh lè phía trên còn điểm vài bông cúc tươi tắn. Mẹ chồng tán dóc một tý rồi lại đi sang sạp kim chỉ để mua hai cuộn chỉ đỏ.
Bà Trương hỏi: “Sao không mua chỉ trắng, chỉ trắng dễ phối quần áo.”
Mẹ chồng cười lắc đầu: “Làm cho cháu trai, màu đỏ mới vui vẻ.”
Hai người cầm đồ đã mua vòng vo cả buổi, mãi cho đến khi bà Trương nói muộn sẽ không còn xe về thành phố thì mẹ chồng mới bịn rịn đi theo bà Trương ra trạm xe. Cũng không biết đã quen xe hay vui mừng vì mua được vải mình cần mà mẹ chồng đi về không bị say xe. Dọc đường đi bà cười híp mắt nhìn vải trong tay như đã nhìn thấy cháu trai mặc quần áo nhỏ do mình may, vui vẻ cười với bà.
Về đến nhà, mẹ chồng không thèm rửa ráy chân tay mà phi vào trong phòng mình cầm lấy kéo thước bắt đầu cắt vải. Màu đỏ làm áo, mùa xanh làm quần, chỉ trong chốc lát đã cắt xong, mẹ chồng lại nhồi bông vào, xe chỉ luồn kim bắt đầu may lại.
Dù sao mẹ chồng đã hơn 60 tuổi rồi, người vẫn khỏe mạnh nhưng nhiều năm làm lụng đã khiến thị lực bắt đầu suy giảm, lúc may quần áo đôi khi không nhìn rõ chỗ khâu. Bà ngẩng đầu một thì thấy cha chồng đang đeo kính viễn thị đọc báo, bà dứt khoát lấy kính viễn thị của cha chồng đeo lên, quả nhiên nhìn rõ hơn nhiều. Mẹ chồng đeo kính vui vẻ tiếp tục khâu quần áo, kết quả cha chồng đành bỏ tờ báo xuống đi nghe đài. Mộc Nam thấy thế thì nói: “Cái kính này có độ khác nhau, mẹ dùng của bố không hợp, hôm nào con mua cho mẹ một.”
Mẹ chồng vừa khâu vừa nói: “Độ với không độ gì, mẹ dùng cái này tốt lắm rồi. Vả lại mẹ cũng không hay dùng, phí tiền làm gì?”
Hân Hân lại gần nói: “Không sao, không tốn nhiều, lần trước con mua kính ở cửa hàng tích rất nhiều điểm thưởng, mua kính viễn thị mấy trăm đồng không vấn đề gì.”
Mẹ chồng giật mình hỏi: “Mấy trăm đồng mà lại có thể cho không? Không phải lừa người chứ?”
Mộc Nam cười nói: “Cái kính râm của cô ấy hơn hai ngàn, tặng kính viễn thị mấy trăm thì người ta cũng không thiệt thòi gì.”
Mẹ chồng nghe thấy thế thì trong lòng rất không vui, hừ một tiếng lại cúi đầu làm quần áo. Hân Hân dùng sức bấm Mộc Nam một phát, ngại anh lắm mồm. Nhưng Mộc Nam còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra.
Mẹ chồng có tính nóng nảy rất muốn làm xong quần áo sớm, cho cháu trai mặc lên người. Cho mấy ngày này toàn ở trong phòng may quần áo, ngay cả thím Lý và bà Trương tới mời bà đi dạo cũng từ chối khéo. Mặc dù Hân Hân có mâu thuẫn với mẹ chồng nhưng thấy bà vì con mình ngày đêm may quần áo thì cũng nhìn ra bà thật lòng thương bé con, trong lòng rất cảm động. Mộc Nam vui mừng không thôi, nói khoác không ít về các lợi ích của quần áo bông thủ công với Hân Hân, so tay nghề của mẹ chồng như Chức Nữ hạ phàm. Nhưng nhìn mẹ tóc bạc trắng ngồi trên giường từng đường kim mũi chỉ may quần áo thì không khỏi đau lòng, cho nên không thể không khuyên bà đừng quá mệt mỏi.
Chỉ có bố chồng lại chẳng hỏi thăm đến vì cảm thấy đây là chuyện đương nhiên. Cũng phải, từ lúc mới cưới mẹ chồng thì quần áo của cả nhà đều do mẹ chồng làm hết, thời còn trẻ thậm chí nhà còn có một máy dệt thủ công, khi đó vì tiết kiệm tiền mà mẹ chồng còn ngồi dệt vải rồi mang đến phường nhuộm để nhuộm, xong là có thể may quần áo. Mộc Nam nói cho Hân Hân biết, hồi đó mình toàn mặc lại quần áo của anh chị nhưng đồ vẫn còn rất bền, không rách nhiều. Bởi vì tất cả vải đều do mẹ chồng dệt ra không hề làm qua loa không bị cắt xén nguyên liệu, thậm chí không bị bó người, cho nên vải dệt nhà làm dầy hơn loại bán ở chợ nhiều.
Nghe Mộc Nam kể thì Hân Hân không ngừng gật đầu. Khi Hân Hân còn bé thì cũng được bà ngoại làm quần áo cho. Khi đó váy Hân Hân mặc đến nhà trẻ đều do bà ngoại tận dụng vải người lớn dùng còn thừa may lại, kiểu dáng vừa đẹp vừa tây khiến cho rất nhiều mẹ các bạn nhỏ tới hỏi mẹ Hân Hân mua từ chỗ nào. Đáng tiếc mẹ Hân Hân không thừa kế lại tay nghề này. Cho nên nhìn thấy mẹ chồng làm quần áo thì Hân Hân cũng muốn thử học. Mộc Nam nghe thấy thế lập tức dội một gáo nước lạnh xuống đầu Hân Hân: “Em còn muốn học may quần áo, tỉnh lại đi. Em cứ chăm tốt cho con, đừng kêu khổ kêu mệt là được. Một thời gian nữa em còn phải đi làm mà, làm gì có thời gian học. Vả lại còn có mẹ mà em muốn làm cái gì thì bảo bà làm cho.” Hân Hân nghĩ cũng đúng nên vứt bỏ ý niệm này đi.
Không lâu sau mẹ chồng đã làm xong áo nhỏ. Bà già vui vẻ cầm áo cho mọi người xem. Bố chồng và Mộc Nam luôn miệng nói đẹp còn Hân Hân dù ngoài miệng nói đẹp nhưng trong lòng thót lên: Quần áo này cũng quá dầy đi, nói không ngoa chứ không cần mắc treo cũng dựng thẳng được. Thế này là nhét tận bao nhiêu bông thế. Cô hỏi dò mẹ chồng: “Quần áo rất đẹp nhưng hơi dày thì phải, bé con mặc vào hơi nóng mẹ ạ.”
Mẹ chồng yêu quý vỗ vào quần áo rồi nói: “Không dầy không dầy, đứa trẻ nào mà chả mặc thế.”
Bố chồng cũng nói: “Không sao, là quần yếm, có thể thoáng gió. Có dầy nữa cũng không nóng. Mấy anh em Mộc Nam đều mặc thế mà.”
Hân Hân nghe xong liền biết, trẻ con ở trong quê cũng lạnh như bên ngoài nên phải mặc dày một chút nhưng nhà mình có lò sưởi hơn nữa còn có hai cái. Vì vậy cô nói với mẹ chồng: “Mẹ, mẹ nhìn bố mẹ xem, lúc ở quê bố mẹ đều mặc quần áo dầy nhưng bây giờ ở đây chỉ mặc áo len mỏng là được, có thể thấy ở đây ấm áp hơn ở quê nhiều, không cần quần áo dày như thế.”
Mẹ chồng vẫn giữ vững lập trường: “Không được, không được, mẹ sớm thấy con cho cháu mẹ ăn mặc phong phanh quá, con không biết chứ trẻ con còn nhỏ rất yếu ớt, khác với chúng ta, không thể bị lạnh được.”
Hân Hân nói: “Cô hộ sinh cũng từng nói, chỉ cần sờ tay con thấy ấm áp không lạnh là được, không cần quấn quá dầy, dễ bị bệnh.”
Mẹ chồng vừa nghe xong liền mất vui lập tức đốp một câu: “Hộ sinh, hộ sinh, hộ sinh biết cái gì!”
Nghe thấy câu chửi quen thuộc thì Hân Hân cũng biết tất cả lại đi vào ngõ cụt. Cô mất vui trợn mắt với Mộc Nam rồi tự mình đi về phòng.
Dõi mắt nhìn, chợ rộng thật đấy, đâu đâu cũng thấy đầu người, người dân ở các khu lân cận cũng tụ đến nơi này, cảnh này khiến cho mẹ chồng cảm thấy thân thiết giống như trở về quê quán. Ở quê mỗi một tháng cũng có buổi họp chợ như thế này, đó là ngày mẹ chồng vui vẻ nhất, gọi mấy bà già con dâu quen biết, cầm các thứ tự sản xuất đi bán. Lúc đến sớm còn có thể uống một bát tào phớ. Nếu lúc bày hàng ra mà bán tốt thì sẽ buôn chuyện mua bánh ngọt, nếu như không bán được đồ thì cũng không vội, trong túi mình có tiền tiêu vặt do con trai con gái cho thích gì mua nấy. Mấy bà già con dâu khác chỉ vào đồ chỉ mua được ở cửa hàng lâm sản rồi nhìn bà với ánh mắt hâm mộ. Ai lúc đó thật là vui.
Bà Trương kéo mẹ chồng sợ bà lạc đường, mẹ chồng không biết chữ lại nói giọng địa phương khác, nếu tách khỏi thì có khi không biết đường mà về. Mẹ chồng lại không hề sợ tí nào, bà rất quen đi chợ phiên mà.
Hai người theo dòng người đi về phía trước, còn thường dừng lại trước gian hàng có hứng thú hỏi thăm giá cả. Một lúc lâu mới đến cửa hàng vải. Nơi này gần giống chợ tự do nhưng không to bằng cũng không phong phú như chợ tự do, bên trong còn lẫn vài sản phẩm lỗi thời. Mẹ chồng lại như cá gặp nước rất nhanh tìm được vải mình cần: một đỏ thẫm, một xanh lè phía trên còn điểm vài bông cúc tươi tắn. Mẹ chồng tán dóc một tý rồi lại đi sang sạp kim chỉ để mua hai cuộn chỉ đỏ.
Bà Trương hỏi: “Sao không mua chỉ trắng, chỉ trắng dễ phối quần áo.”
Mẹ chồng cười lắc đầu: “Làm cho cháu trai, màu đỏ mới vui vẻ.”
Hai người cầm đồ đã mua vòng vo cả buổi, mãi cho đến khi bà Trương nói muộn sẽ không còn xe về thành phố thì mẹ chồng mới bịn rịn đi theo bà Trương ra trạm xe. Cũng không biết đã quen xe hay vui mừng vì mua được vải mình cần mà mẹ chồng đi về không bị say xe. Dọc đường đi bà cười híp mắt nhìn vải trong tay như đã nhìn thấy cháu trai mặc quần áo nhỏ do mình may, vui vẻ cười với bà.
Về đến nhà, mẹ chồng không thèm rửa ráy chân tay mà phi vào trong phòng mình cầm lấy kéo thước bắt đầu cắt vải. Màu đỏ làm áo, mùa xanh làm quần, chỉ trong chốc lát đã cắt xong, mẹ chồng lại nhồi bông vào, xe chỉ luồn kim bắt đầu may lại.
Dù sao mẹ chồng đã hơn 60 tuổi rồi, người vẫn khỏe mạnh nhưng nhiều năm làm lụng đã khiến thị lực bắt đầu suy giảm, lúc may quần áo đôi khi không nhìn rõ chỗ khâu. Bà ngẩng đầu một thì thấy cha chồng đang đeo kính viễn thị đọc báo, bà dứt khoát lấy kính viễn thị của cha chồng đeo lên, quả nhiên nhìn rõ hơn nhiều. Mẹ chồng đeo kính vui vẻ tiếp tục khâu quần áo, kết quả cha chồng đành bỏ tờ báo xuống đi nghe đài. Mộc Nam thấy thế thì nói: “Cái kính này có độ khác nhau, mẹ dùng của bố không hợp, hôm nào con mua cho mẹ một.”
Mẹ chồng vừa khâu vừa nói: “Độ với không độ gì, mẹ dùng cái này tốt lắm rồi. Vả lại mẹ cũng không hay dùng, phí tiền làm gì?”
Hân Hân lại gần nói: “Không sao, không tốn nhiều, lần trước con mua kính ở cửa hàng tích rất nhiều điểm thưởng, mua kính viễn thị mấy trăm đồng không vấn đề gì.”
Mẹ chồng giật mình hỏi: “Mấy trăm đồng mà lại có thể cho không? Không phải lừa người chứ?”
Mộc Nam cười nói: “Cái kính râm của cô ấy hơn hai ngàn, tặng kính viễn thị mấy trăm thì người ta cũng không thiệt thòi gì.”
Mẹ chồng nghe thấy thế thì trong lòng rất không vui, hừ một tiếng lại cúi đầu làm quần áo. Hân Hân dùng sức bấm Mộc Nam một phát, ngại anh lắm mồm. Nhưng Mộc Nam còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra.
Mẹ chồng có tính nóng nảy rất muốn làm xong quần áo sớm, cho cháu trai mặc lên người. Cho mấy ngày này toàn ở trong phòng may quần áo, ngay cả thím Lý và bà Trương tới mời bà đi dạo cũng từ chối khéo. Mặc dù Hân Hân có mâu thuẫn với mẹ chồng nhưng thấy bà vì con mình ngày đêm may quần áo thì cũng nhìn ra bà thật lòng thương bé con, trong lòng rất cảm động. Mộc Nam vui mừng không thôi, nói khoác không ít về các lợi ích của quần áo bông thủ công với Hân Hân, so tay nghề của mẹ chồng như Chức Nữ hạ phàm. Nhưng nhìn mẹ tóc bạc trắng ngồi trên giường từng đường kim mũi chỉ may quần áo thì không khỏi đau lòng, cho nên không thể không khuyên bà đừng quá mệt mỏi.
Chỉ có bố chồng lại chẳng hỏi thăm đến vì cảm thấy đây là chuyện đương nhiên. Cũng phải, từ lúc mới cưới mẹ chồng thì quần áo của cả nhà đều do mẹ chồng làm hết, thời còn trẻ thậm chí nhà còn có một máy dệt thủ công, khi đó vì tiết kiệm tiền mà mẹ chồng còn ngồi dệt vải rồi mang đến phường nhuộm để nhuộm, xong là có thể may quần áo. Mộc Nam nói cho Hân Hân biết, hồi đó mình toàn mặc lại quần áo của anh chị nhưng đồ vẫn còn rất bền, không rách nhiều. Bởi vì tất cả vải đều do mẹ chồng dệt ra không hề làm qua loa không bị cắt xén nguyên liệu, thậm chí không bị bó người, cho nên vải dệt nhà làm dầy hơn loại bán ở chợ nhiều.
Nghe Mộc Nam kể thì Hân Hân không ngừng gật đầu. Khi Hân Hân còn bé thì cũng được bà ngoại làm quần áo cho. Khi đó váy Hân Hân mặc đến nhà trẻ đều do bà ngoại tận dụng vải người lớn dùng còn thừa may lại, kiểu dáng vừa đẹp vừa tây khiến cho rất nhiều mẹ các bạn nhỏ tới hỏi mẹ Hân Hân mua từ chỗ nào. Đáng tiếc mẹ Hân Hân không thừa kế lại tay nghề này. Cho nên nhìn thấy mẹ chồng làm quần áo thì Hân Hân cũng muốn thử học. Mộc Nam nghe thấy thế lập tức dội một gáo nước lạnh xuống đầu Hân Hân: “Em còn muốn học may quần áo, tỉnh lại đi. Em cứ chăm tốt cho con, đừng kêu khổ kêu mệt là được. Một thời gian nữa em còn phải đi làm mà, làm gì có thời gian học. Vả lại còn có mẹ mà em muốn làm cái gì thì bảo bà làm cho.” Hân Hân nghĩ cũng đúng nên vứt bỏ ý niệm này đi.
Không lâu sau mẹ chồng đã làm xong áo nhỏ. Bà già vui vẻ cầm áo cho mọi người xem. Bố chồng và Mộc Nam luôn miệng nói đẹp còn Hân Hân dù ngoài miệng nói đẹp nhưng trong lòng thót lên: Quần áo này cũng quá dầy đi, nói không ngoa chứ không cần mắc treo cũng dựng thẳng được. Thế này là nhét tận bao nhiêu bông thế. Cô hỏi dò mẹ chồng: “Quần áo rất đẹp nhưng hơi dày thì phải, bé con mặc vào hơi nóng mẹ ạ.”
Mẹ chồng yêu quý vỗ vào quần áo rồi nói: “Không dầy không dầy, đứa trẻ nào mà chả mặc thế.”
Bố chồng cũng nói: “Không sao, là quần yếm, có thể thoáng gió. Có dầy nữa cũng không nóng. Mấy anh em Mộc Nam đều mặc thế mà.”
Hân Hân nghe xong liền biết, trẻ con ở trong quê cũng lạnh như bên ngoài nên phải mặc dày một chút nhưng nhà mình có lò sưởi hơn nữa còn có hai cái. Vì vậy cô nói với mẹ chồng: “Mẹ, mẹ nhìn bố mẹ xem, lúc ở quê bố mẹ đều mặc quần áo dầy nhưng bây giờ ở đây chỉ mặc áo len mỏng là được, có thể thấy ở đây ấm áp hơn ở quê nhiều, không cần quần áo dày như thế.”
Mẹ chồng vẫn giữ vững lập trường: “Không được, không được, mẹ sớm thấy con cho cháu mẹ ăn mặc phong phanh quá, con không biết chứ trẻ con còn nhỏ rất yếu ớt, khác với chúng ta, không thể bị lạnh được.”
Hân Hân nói: “Cô hộ sinh cũng từng nói, chỉ cần sờ tay con thấy ấm áp không lạnh là được, không cần quấn quá dầy, dễ bị bệnh.”
Mẹ chồng vừa nghe xong liền mất vui lập tức đốp một câu: “Hộ sinh, hộ sinh, hộ sinh biết cái gì!”
Nghe thấy câu chửi quen thuộc thì Hân Hân cũng biết tất cả lại đi vào ngõ cụt. Cô mất vui trợn mắt với Mộc Nam rồi tự mình đi về phòng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.