Chương 4: 24/11/2004
Cửu Bả Đao
29/01/2015
Bây giờ là 5 giờ 38 phút sáng.
Một giờ đồng hồ trước, tôi còn đang mơ một giấc mơ đầy máu me về cuộc quyết đấu trại giam (ai lại có giấc mơ như vậy?) thì đèn trong phòng bỗng sáng trưng, mẹ và tôi bị giọng nói gấp gáp dồn dập của y tá làm tỉnh giấc, sau đó là những tiếng loảng xoảng khiến tinh thần tôi bất an.
Ban đầu tôi tưởng trời đã sáng, bệnh nhân giường bên dự kiến hôm nay ra viện đã đến lúc ra về, nghe kỹ hóa ra tiếng cấp cứu hồi sức, xen lẫn những hỏi han của người nhà bệnh nhân. Nhưng mà, không giống như xem trên ti vi, không thấy các y tá thông báo các số liệu gì cho nhau, và câu hỏi của người nhà bệnh nhân cũng không gấp gáp, mà là mù mờ và ngắt quãng.
Nghe âm thanh, thì là bệnh nhân ở phía góc.
Tôi ngồi dậy trên giường phụ, vừa xoa nắn tay cho mẹ, vừa cầm ảnh Dược sư Phật lên, niệm Dược sư chú.
Dược sư chú thì mọi người trong nhà tôi đều đọc làu làu, từ bé ốm nằm trên giường, mẹ luôn hướng dẫn chúng tôi nhắm mắt niệm chú, sau đó trình bày với Bồ tát. Có lúc, thuốc bột khó uống quá cũng niệm; dường như hễ niệm chú thì mọi đau khổ trong nháy mắt đó đều tan biến.
Tôi niệm đi niệm lại, dần dần, nỗi sợ hãi trong lòng như trút dần ra theo mỗi hơi thở. Đã nghe rõ là tiếng y tá đang kêu gọi gì đó, tôi trèo qua giường của mẹ.
“Mẹ ơi đừng nghĩ nhiều, y tá bảo là khối u đè lên động mạch chủ, sau đó thế nào thế nào mới chảy máu nhiều. Cái này mẹ rành hơn con, không cần phải nói dối thì mẹ cũng đã biết bệnh của mình sẽ không có tình trạng đó. Tình trạng của mình là một trận chiến đấu với tỉ lệ thành phần của máu, và các khả năng lây nhiễm. Hoàn toàn khác với bệnh nhân kia, chuyện đó không xảy ra đâu.” Tôi lo cho tâm trạng của mẹ, nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại.
Sau đó, chuỗi âm thanh loảng xoảng khiến tôi thấp thỏm hồn vía đã dừng lại, mọi âm thanh thừa thãi đều biến mất.
“Hôm nay còn nghe nói ông ấy sẽ làm xét nghiệm gì đó mà.” Mẹ thở dài, rồi chắp tay niệm Phật.
“Mẹ ơi, đừng nghĩ ngợi nhiều mà. Con học nhiều kinh với chú như vậy, nhưng bài này duy nhất không cần ôn tập mà vẫn nhớ rõ rành chính là Dược sư chú. Con thật sự tin là trên đời không có sự trùng hợp ngẫu nhiên, tất cả mọi việc đều khớp nhau như bánh răng, con chỉ thuộc mỗi Dược sư chú, chắc chắn là có nguyên nhân.” Tôi nói đầy tin tưởng. Đây là đức tin cuộc sống, giống như ba mươi sáu hình ảnh cuối cùng trong truyện Hắt hơi vậy.
Bênh nhân ở giường chéo góc cuối cùng đã bị đưa ra ngoài. Có rất nhiều cách để con người rời bỏ thế giới này, bệnh viện chỉ là một nơi trong số đó.
Mẹ vẫn còn hơi bàng hoàng, dù sao sự việc chấn động này cũng đến quá đột ngột.
Tôi nắn bóp lung tung bàn chân mẹ, kể chuyện mấy hôm nay đáng lẽ nhận lời cấu tứ kịch bản của một ông đạo diễn, nhưng bị sự việc đột ngột này làm quên khuấy mất, tận đến tối qua đạo diễn họ Quảng gọi điện trao đổi một việc khác mới sực nhớ ra. Tôi giới thiệu về ông đạo diễn và nguyên nhân tôi không thể nhận lời vụ cấu tứ kịch bản lần này một cách tự nhiên, sau đó bổ sung thêm chuyện chuyển thể tác phẩm thành phim.
“Mẹ cứ nhắm mắt mà nghe là được, đằng nào mẹ cũng chỉ cần nghe đã hình dung ra nét mặt của con rồi.” Tôi cười.
Mẹ dĩ nhiên đồng ý, ngoan ngoãn nhắm mắt lại.
“Nếu thấy sốt mẹ phải nói nhé, chắc chắn mẹ cảm nhận sốt nhanh hơn y tá đo nhiệt độ. Lượng bạch cầu sụt nhanh chắc chắn sẽ sốt, rất bình thường, không được giấu chỉ vì sốt là không tốt. Nếu mẹ bị sốt, mình sẽ tăng cường mức độ cách ly lên ngay.” Tôi nhắc mẹ, mặc dù đã nói nhiều lần.
Mẹ gật đầu, còn hỏi tôi ba và bà nội đến thăm có mang theo mấy hộp khẩu trang không, rõ ràng đã bình tĩnh một cách rất chuyên nghiệp.
Bụng thấy đói, ghi chép lượng thuốc còn lại, 181. Mở hộp sữa đậu có đường, viết lại một đoạn hiện thực rất tiểu thuyết này.
Sáng về đến nhà, đến lượt anh cả ở bệnh viện chăm mẹ.
Nhằm tránh truyền nhiễm vi khuẩn, tôi thay bộ quần áo chuyên để chơi đùa với Puma, ôm nó nằm thoải mái trên giường rồi… ngủ bù. Tôi rất cần Puma, còn nó đã láng máng biết mẹ bị ốm, ngoan hơn rất nhiều.
Ngủ được hai tiếng đồng hồ, tôi lần lượt hoàn thành một số việc lặt vặt, bao gồm chuyển thư của các bạn mạng viết cho bố mẹ của Thác, mua vé tàu ngày mai đi Đài Bắc. Sau đó quyết định buổi tối vẫn để tôi chăm mẹ, cho anh cả thêm chút thời gian nghỉ ngơi.
Tắm xong, thay bộ quần áo vào bệnh viện, Puma kêu vài tiếng đòi ôm, tôi dùng ánh mắt giải thích mấy câu, Puma hiểu ra, bèn thu mình trên ghế thiu thiu ngủ.
Định viết một chút, nhưng không sao viết nổi chuyện Thợ săn mạng sống - vốn đã thỏa thuận từ năm tới sẽ đăng dài kỳ. Tôi nghĩ chắc phải cho đầu óc dãn ra mấy hôm, để có thể chứa thêm những câu chuyện máu me và huyễn tưởng.
Xù gọi điện đến hỏi thăm, dặn dò tôi phải dũng cảm.
Mấy tuần trước, Xù và tôi lại trải qua không ít sóng gió, nhưng cô ấy rất hiểu mẹ quan trọng với tôi thế nào.
“Anh nghĩ những gì hiện tại anh đang viết không phải là truyện ốm đau tật bệnh, mà là truyện đồng hành sẻ chia. Anh cảm thấy khi viết truyện về mẹ, tâm trạng được nguôi ngoai, lòng can đảm không biết từ đâu cũng nảy ra.” Tôi nói, đồng thời nhận thấy thật ra là mẹ đang đồng hành với tôi.
S’TENT
Nhớ đến Châu Đại Quan.
Khi hoạt động sáng tạo con người sẽ mang lại sức mạnh cho bản thân, cũng mang đến sức mạnh cho người xung quanh. Ít nhất là tôi mong đợi ở tác phẩm của mình như thế. Ở bên mẹ và viết hồi ức về gia đình này, ngoài giải tỏa những lo buồn, áp lực nặng nề khôn nguôi cùng nỗi xót xa thương mẹ, tôi càng mong sao chuỗi hồi ức động viên san sẻ lẫn nhau này cũng mang đến thêm sức mạnh cho mẹ.
Đối với một người hết lòng coi trọng gia đình như mẹ, những ghi chép đồng hành này có thể khiến mẹ hiểu được “ý nghĩa” của mình trong lòng mỗi người chúng tôi, chứ không chỉ là sự “quan trọng” một cách mơ hồ và hình thức.
Tiếp theo, tôi nghĩ nên giải thích về cái mà tôi vẫn hay nói đến, xe đạp của mẹ tôi.
Mẹ không biết đi xe máy, không biết lái ô tô, chỉ biết sử dụng phương tiện học được từ thời cắp sách là xe đạp. Vóc dáng mẹ nhỏ bé, chỉ có 1m45, mỗi khi muốn phanh xe phải nhẹ chân nhảy xuống đất, đi trên đường rất dễ nhận ra.
“Mẹ ơi, ngoéo tay nhé. Nếu con thi đậu đại học công lập, mẹ phải tập đi xe máy.” Thằng út là người cuối cùng trong nhà tham gia thi đại học, sức học của nó làng nhàng, khiến cho hứa hẹn giữa mẹ với nó bao gồm rất nhiều thứ: đi xe máy, đánh cờ tướng, chơi bài poker, đánh mạt chược, v.v…
Về sau cậu út đột phá thực lực, đậu vào khoa Giáo dục kỹ thuật trường Sư phạm, mẹ cũng tập đi xe máy thật. Nhưng chính đêm đầu tiên tập xe máy, mẹ đang cố gắng điều khiển chiếc xe Honda 100cc như con robot trên đoạn đường nhỏ trước nhà, không kịp nhấn phanh, từ từ đâm vào một chiếc taxi. Mẹ chỉ bị sây sát nhẹ, nhưng từ đó không bao giờ dám tập xe nữa.
Nên mẹ vẫn chỉ đi chiếc xe đạp của mẹ.
Trong trí nhớ tôi, xe đạp của mẹ chưa bao giờ mới, và thời gian mẹ không ngồi lên yên xe còn nhiều hơn thời gian thật sự đạp xe. Hồi cấp một, hôm nào ba lười, mẹ lại dắt xe đi bộ, thồ anh em tôi đi học. Thật ra nhà tôi cách trường tiểu học Dân Sinh không xa, khoảng 1km. Nhưng mẹ không yên tâm, nhất là dạo đó “vụ án bắt cóc Lục Chính” đã làm kinh hoàng mỗi người mẹ Đài Loan.
Thay nhau ngồi trên xe đạp của mẹ, chúng tôi từ từ đi qua hai tiệm thịt viên nổi tiếng nhất Chương Hóa, đi qua con phố bán quần áo cũ và khu chợ quà vặt gần bến xe. Đi tiếp một lúc, gặp tiệm mì thịt bò thì rẽ trái, sau đó phải cẩn thận băng qua bên kia đường lớn, đi vào hai con ngõ nhỏ gần trường. Cặp sách lóc xóc trong giỏ xe của mẹ, lúc này trong lòng tôi bắt đầu ngượng ngùng.
Hồi đó, hầu hết trẻ con đều không thích bị “mất mặt trước bạn bè”, để cho bố mẹ đưa đón đi học chứng tỏ bị cưng chiều quá, thiếu chững chạc. Càng đi với mẹ đến gần trường, tôi càng sợ bị bạn bè nhìn thấy, bụng dạ thon thót, cho nên nhất quyết không chịu ngồi trên xe khi đã đến gần trường. Mặc dù khó chịu, nhưng tôi rất hiểu mẹ yêu mình, nên không gào thét cự tuyệt sự đưa đón ấm áp của cha mẹ như lũ bạn bè, chỉ xấu hổ đến mức siết chặt nắm tay.
Mâu thuẫn ở chỗ, khi mẹ đưa đến cổng trường, chúng tôi lại rất tự nhiên thơm lên má mẹ một cái.
“Tạm biệt mẹ nhé.” Chúng tôi chào thân thiết.
“Nhớ ngoan nhé, đừng để thầy viết vào sổ liên lạc!” Câu thứ hai của mẹ hầu như là nói với riêng tôi. Cuộc đời tiểu học của tôi trôi qua trong nỗi sợ liên tục bị giáo viên ghi sổ liên lạc.
Tiểu học Dân Sinh có ba cái cổng. Mỗi anh em cách nhau hai tuổi, nên chỗ tạm biệt mẹ cũng khác nhau. Còn nhớ khi tôi mới lên lớp năm không lâu, anh cả đã lên cấp hai, còn thằng út đã vào cái cổng khác của trường. Cái ngày quan trọng đó, một mình mẹ đưa tôi đến cổng chính, dặn dò mấy câu rồi dắt xe chuẩn bị quay đi.
“Mẹ, vẫn chưa thơm mà?” Tôi ngỡ ngàng.
“Lớn rồi đấy, không cần thơm, mau đi vào đi.” Mẹ nói, hơi xấu hổ.
Mắt tôi chợt đỏ hoe, nước mắt nhạt nhòa, đi vào trường mà chực bật khóc.
Bỗng mẹ gọi tôi lại, tôi sải bước tới chỗ mẹ, nước mắt lưng tròng.
“Được được, lại đây.” Mẹ bảo, rồi để tôi “mổ” hai phát lên má.
Về sau, hai cái thơm đó trở thành hình ảnh kinh điển được mẹ không ngừng kể cho họ hàng cô bác nghe, và cũng là thời khắc cảm động nhất trong ký ức của tôi.
Về sau, anh cả lên cấp ba, cho “phục viên” chiếc xe đạp nữ màu xanh nước biển có giỏ trước, mẹ bèn tiếp nhận, và tiếp tục loạng quạng đi lại hơn chục năm. Trong giỏ thường chất đầy thức ăn và đồ dùng hằng ngày, có những lúc nặng đến kinh ngạc.
Nhưng chúng tôi ai cũng cao hơn và nặng hơn mẹ, không còn ngồi trên xe để mẹ từ từ dắt đi nữa.
Hình ảnh đón đưa ấm áp mỗi ngày rất đỗi đời thường đó, mặc dù không có bức ảnh nào ghi lại nhưng tôi đã nói rồi, trên đời này không có gì trùng hợp ngẫu nhiên, tất cả sự việc đều khớp vào nhau như bánh răng, đều có lý do quan trọng để tồn tại. Ký ức của tôi về mẹ cứ tươi roi rói, chắc chắn là để lưu giữ những thời khắc cảm động như vậy.
22 giờ tiệm thuốc đóng cửa. Ba đến rồi.
Ba gặp mẹ rất vui, sau đó cứ từng chập “thỉnh giáo” mẹ vị trí của rất nhiều thứ trong nhà, toát lên vẻ lưu luyến.
“Chỉ muốn đem bà về nhà, làm mẫu một lượt.” Ba than thở, rồi ôm mẹ rất tình cảm.
Mẹ gặp vấn đề sức khỏe lần này, trước khi đi bệnh viện kiểm tra, ba toàn khóc, làm cho mẹ cũng không cầm nổi nước mắt.
Nhưng nước mắt của ba có ý nghĩa to lớn với mẹ, mẹ đã để lại hình bóng vất vả chịu thương chịu khó nhất trong cuộc đời ba.
Lại chỉ còn mình tôi bên mẹ.
Trong ánh sáng yếu ớt, tôi chậm rãi đọc nốt những chương cuối của truyện Tầm Tần Ký.
Lúc này tôi bất giác nghĩ đến thằng út đã về Đài Bắc học, hơi lo cho nó. Một mình nó giữa Đài Bắc trống trải, chắc chắn rất cô đơn. Lúc đi ngủ chắc chắn rất khổ sở.
Đang miên man nghĩ thì thằng út gọi điện thoại chúc mẹ ngủ ngon.
Thằng tôi lúc này, rất mừng cho mình được ở bên cạnh mẹ.
Một giờ đồng hồ trước, tôi còn đang mơ một giấc mơ đầy máu me về cuộc quyết đấu trại giam (ai lại có giấc mơ như vậy?) thì đèn trong phòng bỗng sáng trưng, mẹ và tôi bị giọng nói gấp gáp dồn dập của y tá làm tỉnh giấc, sau đó là những tiếng loảng xoảng khiến tinh thần tôi bất an.
Ban đầu tôi tưởng trời đã sáng, bệnh nhân giường bên dự kiến hôm nay ra viện đã đến lúc ra về, nghe kỹ hóa ra tiếng cấp cứu hồi sức, xen lẫn những hỏi han của người nhà bệnh nhân. Nhưng mà, không giống như xem trên ti vi, không thấy các y tá thông báo các số liệu gì cho nhau, và câu hỏi của người nhà bệnh nhân cũng không gấp gáp, mà là mù mờ và ngắt quãng.
Nghe âm thanh, thì là bệnh nhân ở phía góc.
Tôi ngồi dậy trên giường phụ, vừa xoa nắn tay cho mẹ, vừa cầm ảnh Dược sư Phật lên, niệm Dược sư chú.
Dược sư chú thì mọi người trong nhà tôi đều đọc làu làu, từ bé ốm nằm trên giường, mẹ luôn hướng dẫn chúng tôi nhắm mắt niệm chú, sau đó trình bày với Bồ tát. Có lúc, thuốc bột khó uống quá cũng niệm; dường như hễ niệm chú thì mọi đau khổ trong nháy mắt đó đều tan biến.
Tôi niệm đi niệm lại, dần dần, nỗi sợ hãi trong lòng như trút dần ra theo mỗi hơi thở. Đã nghe rõ là tiếng y tá đang kêu gọi gì đó, tôi trèo qua giường của mẹ.
“Mẹ ơi đừng nghĩ nhiều, y tá bảo là khối u đè lên động mạch chủ, sau đó thế nào thế nào mới chảy máu nhiều. Cái này mẹ rành hơn con, không cần phải nói dối thì mẹ cũng đã biết bệnh của mình sẽ không có tình trạng đó. Tình trạng của mình là một trận chiến đấu với tỉ lệ thành phần của máu, và các khả năng lây nhiễm. Hoàn toàn khác với bệnh nhân kia, chuyện đó không xảy ra đâu.” Tôi lo cho tâm trạng của mẹ, nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại.
Sau đó, chuỗi âm thanh loảng xoảng khiến tôi thấp thỏm hồn vía đã dừng lại, mọi âm thanh thừa thãi đều biến mất.
“Hôm nay còn nghe nói ông ấy sẽ làm xét nghiệm gì đó mà.” Mẹ thở dài, rồi chắp tay niệm Phật.
“Mẹ ơi, đừng nghĩ ngợi nhiều mà. Con học nhiều kinh với chú như vậy, nhưng bài này duy nhất không cần ôn tập mà vẫn nhớ rõ rành chính là Dược sư chú. Con thật sự tin là trên đời không có sự trùng hợp ngẫu nhiên, tất cả mọi việc đều khớp nhau như bánh răng, con chỉ thuộc mỗi Dược sư chú, chắc chắn là có nguyên nhân.” Tôi nói đầy tin tưởng. Đây là đức tin cuộc sống, giống như ba mươi sáu hình ảnh cuối cùng trong truyện Hắt hơi vậy.
Bênh nhân ở giường chéo góc cuối cùng đã bị đưa ra ngoài. Có rất nhiều cách để con người rời bỏ thế giới này, bệnh viện chỉ là một nơi trong số đó.
Mẹ vẫn còn hơi bàng hoàng, dù sao sự việc chấn động này cũng đến quá đột ngột.
Tôi nắn bóp lung tung bàn chân mẹ, kể chuyện mấy hôm nay đáng lẽ nhận lời cấu tứ kịch bản của một ông đạo diễn, nhưng bị sự việc đột ngột này làm quên khuấy mất, tận đến tối qua đạo diễn họ Quảng gọi điện trao đổi một việc khác mới sực nhớ ra. Tôi giới thiệu về ông đạo diễn và nguyên nhân tôi không thể nhận lời vụ cấu tứ kịch bản lần này một cách tự nhiên, sau đó bổ sung thêm chuyện chuyển thể tác phẩm thành phim.
“Mẹ cứ nhắm mắt mà nghe là được, đằng nào mẹ cũng chỉ cần nghe đã hình dung ra nét mặt của con rồi.” Tôi cười.
Mẹ dĩ nhiên đồng ý, ngoan ngoãn nhắm mắt lại.
“Nếu thấy sốt mẹ phải nói nhé, chắc chắn mẹ cảm nhận sốt nhanh hơn y tá đo nhiệt độ. Lượng bạch cầu sụt nhanh chắc chắn sẽ sốt, rất bình thường, không được giấu chỉ vì sốt là không tốt. Nếu mẹ bị sốt, mình sẽ tăng cường mức độ cách ly lên ngay.” Tôi nhắc mẹ, mặc dù đã nói nhiều lần.
Mẹ gật đầu, còn hỏi tôi ba và bà nội đến thăm có mang theo mấy hộp khẩu trang không, rõ ràng đã bình tĩnh một cách rất chuyên nghiệp.
Bụng thấy đói, ghi chép lượng thuốc còn lại, 181. Mở hộp sữa đậu có đường, viết lại một đoạn hiện thực rất tiểu thuyết này.
Sáng về đến nhà, đến lượt anh cả ở bệnh viện chăm mẹ.
Nhằm tránh truyền nhiễm vi khuẩn, tôi thay bộ quần áo chuyên để chơi đùa với Puma, ôm nó nằm thoải mái trên giường rồi… ngủ bù. Tôi rất cần Puma, còn nó đã láng máng biết mẹ bị ốm, ngoan hơn rất nhiều.
Ngủ được hai tiếng đồng hồ, tôi lần lượt hoàn thành một số việc lặt vặt, bao gồm chuyển thư của các bạn mạng viết cho bố mẹ của Thác, mua vé tàu ngày mai đi Đài Bắc. Sau đó quyết định buổi tối vẫn để tôi chăm mẹ, cho anh cả thêm chút thời gian nghỉ ngơi.
Tắm xong, thay bộ quần áo vào bệnh viện, Puma kêu vài tiếng đòi ôm, tôi dùng ánh mắt giải thích mấy câu, Puma hiểu ra, bèn thu mình trên ghế thiu thiu ngủ.
Định viết một chút, nhưng không sao viết nổi chuyện Thợ săn mạng sống - vốn đã thỏa thuận từ năm tới sẽ đăng dài kỳ. Tôi nghĩ chắc phải cho đầu óc dãn ra mấy hôm, để có thể chứa thêm những câu chuyện máu me và huyễn tưởng.
Xù gọi điện đến hỏi thăm, dặn dò tôi phải dũng cảm.
Mấy tuần trước, Xù và tôi lại trải qua không ít sóng gió, nhưng cô ấy rất hiểu mẹ quan trọng với tôi thế nào.
“Anh nghĩ những gì hiện tại anh đang viết không phải là truyện ốm đau tật bệnh, mà là truyện đồng hành sẻ chia. Anh cảm thấy khi viết truyện về mẹ, tâm trạng được nguôi ngoai, lòng can đảm không biết từ đâu cũng nảy ra.” Tôi nói, đồng thời nhận thấy thật ra là mẹ đang đồng hành với tôi.
S’TENT
Nhớ đến Châu Đại Quan.
Khi hoạt động sáng tạo con người sẽ mang lại sức mạnh cho bản thân, cũng mang đến sức mạnh cho người xung quanh. Ít nhất là tôi mong đợi ở tác phẩm của mình như thế. Ở bên mẹ và viết hồi ức về gia đình này, ngoài giải tỏa những lo buồn, áp lực nặng nề khôn nguôi cùng nỗi xót xa thương mẹ, tôi càng mong sao chuỗi hồi ức động viên san sẻ lẫn nhau này cũng mang đến thêm sức mạnh cho mẹ.
Đối với một người hết lòng coi trọng gia đình như mẹ, những ghi chép đồng hành này có thể khiến mẹ hiểu được “ý nghĩa” của mình trong lòng mỗi người chúng tôi, chứ không chỉ là sự “quan trọng” một cách mơ hồ và hình thức.
Tiếp theo, tôi nghĩ nên giải thích về cái mà tôi vẫn hay nói đến, xe đạp của mẹ tôi.
Mẹ không biết đi xe máy, không biết lái ô tô, chỉ biết sử dụng phương tiện học được từ thời cắp sách là xe đạp. Vóc dáng mẹ nhỏ bé, chỉ có 1m45, mỗi khi muốn phanh xe phải nhẹ chân nhảy xuống đất, đi trên đường rất dễ nhận ra.
“Mẹ ơi, ngoéo tay nhé. Nếu con thi đậu đại học công lập, mẹ phải tập đi xe máy.” Thằng út là người cuối cùng trong nhà tham gia thi đại học, sức học của nó làng nhàng, khiến cho hứa hẹn giữa mẹ với nó bao gồm rất nhiều thứ: đi xe máy, đánh cờ tướng, chơi bài poker, đánh mạt chược, v.v…
Về sau cậu út đột phá thực lực, đậu vào khoa Giáo dục kỹ thuật trường Sư phạm, mẹ cũng tập đi xe máy thật. Nhưng chính đêm đầu tiên tập xe máy, mẹ đang cố gắng điều khiển chiếc xe Honda 100cc như con robot trên đoạn đường nhỏ trước nhà, không kịp nhấn phanh, từ từ đâm vào một chiếc taxi. Mẹ chỉ bị sây sát nhẹ, nhưng từ đó không bao giờ dám tập xe nữa.
Nên mẹ vẫn chỉ đi chiếc xe đạp của mẹ.
Trong trí nhớ tôi, xe đạp của mẹ chưa bao giờ mới, và thời gian mẹ không ngồi lên yên xe còn nhiều hơn thời gian thật sự đạp xe. Hồi cấp một, hôm nào ba lười, mẹ lại dắt xe đi bộ, thồ anh em tôi đi học. Thật ra nhà tôi cách trường tiểu học Dân Sinh không xa, khoảng 1km. Nhưng mẹ không yên tâm, nhất là dạo đó “vụ án bắt cóc Lục Chính” đã làm kinh hoàng mỗi người mẹ Đài Loan.
Thay nhau ngồi trên xe đạp của mẹ, chúng tôi từ từ đi qua hai tiệm thịt viên nổi tiếng nhất Chương Hóa, đi qua con phố bán quần áo cũ và khu chợ quà vặt gần bến xe. Đi tiếp một lúc, gặp tiệm mì thịt bò thì rẽ trái, sau đó phải cẩn thận băng qua bên kia đường lớn, đi vào hai con ngõ nhỏ gần trường. Cặp sách lóc xóc trong giỏ xe của mẹ, lúc này trong lòng tôi bắt đầu ngượng ngùng.
Hồi đó, hầu hết trẻ con đều không thích bị “mất mặt trước bạn bè”, để cho bố mẹ đưa đón đi học chứng tỏ bị cưng chiều quá, thiếu chững chạc. Càng đi với mẹ đến gần trường, tôi càng sợ bị bạn bè nhìn thấy, bụng dạ thon thót, cho nên nhất quyết không chịu ngồi trên xe khi đã đến gần trường. Mặc dù khó chịu, nhưng tôi rất hiểu mẹ yêu mình, nên không gào thét cự tuyệt sự đưa đón ấm áp của cha mẹ như lũ bạn bè, chỉ xấu hổ đến mức siết chặt nắm tay.
Mâu thuẫn ở chỗ, khi mẹ đưa đến cổng trường, chúng tôi lại rất tự nhiên thơm lên má mẹ một cái.
“Tạm biệt mẹ nhé.” Chúng tôi chào thân thiết.
“Nhớ ngoan nhé, đừng để thầy viết vào sổ liên lạc!” Câu thứ hai của mẹ hầu như là nói với riêng tôi. Cuộc đời tiểu học của tôi trôi qua trong nỗi sợ liên tục bị giáo viên ghi sổ liên lạc.
Tiểu học Dân Sinh có ba cái cổng. Mỗi anh em cách nhau hai tuổi, nên chỗ tạm biệt mẹ cũng khác nhau. Còn nhớ khi tôi mới lên lớp năm không lâu, anh cả đã lên cấp hai, còn thằng út đã vào cái cổng khác của trường. Cái ngày quan trọng đó, một mình mẹ đưa tôi đến cổng chính, dặn dò mấy câu rồi dắt xe chuẩn bị quay đi.
“Mẹ, vẫn chưa thơm mà?” Tôi ngỡ ngàng.
“Lớn rồi đấy, không cần thơm, mau đi vào đi.” Mẹ nói, hơi xấu hổ.
Mắt tôi chợt đỏ hoe, nước mắt nhạt nhòa, đi vào trường mà chực bật khóc.
Bỗng mẹ gọi tôi lại, tôi sải bước tới chỗ mẹ, nước mắt lưng tròng.
“Được được, lại đây.” Mẹ bảo, rồi để tôi “mổ” hai phát lên má.
Về sau, hai cái thơm đó trở thành hình ảnh kinh điển được mẹ không ngừng kể cho họ hàng cô bác nghe, và cũng là thời khắc cảm động nhất trong ký ức của tôi.
Về sau, anh cả lên cấp ba, cho “phục viên” chiếc xe đạp nữ màu xanh nước biển có giỏ trước, mẹ bèn tiếp nhận, và tiếp tục loạng quạng đi lại hơn chục năm. Trong giỏ thường chất đầy thức ăn và đồ dùng hằng ngày, có những lúc nặng đến kinh ngạc.
Nhưng chúng tôi ai cũng cao hơn và nặng hơn mẹ, không còn ngồi trên xe để mẹ từ từ dắt đi nữa.
Hình ảnh đón đưa ấm áp mỗi ngày rất đỗi đời thường đó, mặc dù không có bức ảnh nào ghi lại nhưng tôi đã nói rồi, trên đời này không có gì trùng hợp ngẫu nhiên, tất cả sự việc đều khớp vào nhau như bánh răng, đều có lý do quan trọng để tồn tại. Ký ức của tôi về mẹ cứ tươi roi rói, chắc chắn là để lưu giữ những thời khắc cảm động như vậy.
22 giờ tiệm thuốc đóng cửa. Ba đến rồi.
Ba gặp mẹ rất vui, sau đó cứ từng chập “thỉnh giáo” mẹ vị trí của rất nhiều thứ trong nhà, toát lên vẻ lưu luyến.
“Chỉ muốn đem bà về nhà, làm mẫu một lượt.” Ba than thở, rồi ôm mẹ rất tình cảm.
Mẹ gặp vấn đề sức khỏe lần này, trước khi đi bệnh viện kiểm tra, ba toàn khóc, làm cho mẹ cũng không cầm nổi nước mắt.
Nhưng nước mắt của ba có ý nghĩa to lớn với mẹ, mẹ đã để lại hình bóng vất vả chịu thương chịu khó nhất trong cuộc đời ba.
Lại chỉ còn mình tôi bên mẹ.
Trong ánh sáng yếu ớt, tôi chậm rãi đọc nốt những chương cuối của truyện Tầm Tần Ký.
Lúc này tôi bất giác nghĩ đến thằng út đã về Đài Bắc học, hơi lo cho nó. Một mình nó giữa Đài Bắc trống trải, chắc chắn rất cô đơn. Lúc đi ngủ chắc chắn rất khổ sở.
Đang miên man nghĩ thì thằng út gọi điện thoại chúc mẹ ngủ ngon.
Thằng tôi lúc này, rất mừng cho mình được ở bên cạnh mẹ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.