Quyển 4 - Chương 47: Hồi 2: Lạc đường
Thiên Hạ Bá Xướng
03/11/2016
Ba người mê man hồi lâu dưới lòng đất, mãi lâu sau họ mới tỉnh dậy bởi cơn đói cồn cào, dẫu sao cũng đã giữ được cái mạng trở về, giờ đây đi bước nào tính tiếp bước ấy vậy.
Hải ngọng nói với Tư Mã Khôi: “Chúng ta đã sống được đến ngày hôm nay thì xem ra trời cao cũng có đức hiếu sinh, ông trời chẳng nỡ để con sẻ mù phải đói khát, bởi vậy bây giờ dẫu gặp khó khăn hơn nữa, thì cũng phải tìm cơ hội trốn thoát, rồi báo cáo hết mọi chuyện với cấp trên, may ra lại được mấy suất liệt sĩ cho những anh em trong đội khảo cổ bị gặp nạn, người xưa có câu ‘vì dân quên mình, tổ quốc ghi công’, chỉ lấy mỗi cái danh hiệu chắc không có gì quá đáng đâu nhỉ?”
Tư Mã Khôi gạt ngay: “Cậu mau đào thải ngay mấy tư tưởng đó di, tiết lộ chuyện này ra ngoài chỉ tổ rước vạ vào thân, nhớ rằng sau này chỉ trời biết, đất biết và ba chúng ta biết mà thôi, không được hé môi với bất kỳ ai, nghe chưa?”
Hải ngọng rầu rĩ: “Không nói thì thôi, nhưng chí ít cũng phải thắp nén nhang, đốt chút tiền giấy cho họ vào tiết Thanh minh chứ, nếu không, còn ai nhớ đến họ nữa?”
Tư Mã Khôi nghe mà lòng không khỏi ngậm ngùi, anh thấy Hải ngọng nói rất đúng, phải có người nhớ đến đội khảo cổ từng thâm nhập thế giới ngầm dưới lòng đất này chứ!
Cao Tư Dương đứng cạnh, thở dài: “Hai anh nghĩ đi đâu thế? Bây giờ chỉ còn mấy ngọn nến xương cá, không nước, không lương thực, không súng ống đạn dược, ngay các vật dụng như đồng hồ cũng bị núi từ hút mất rồi, bị nhốt dưới lòng đất tối như hũ nút thế này làm sao mà thoát ra được?”
Tư Mã Khôi trấn tĩnh, anh ngẩng đầu nhìn ngó tứ phía xung quanh, rồi nói: “Trước tiên phải kiểm tra xem chúng ta còn những vật dụng gì, sau đó sẽ nghĩ cách tiếp!”
Ba người tự kiểm tra ba lô của mình một lượt, hầu như chằng còn thứ gì, chỉ sót lại mặt nạ phòng độc hình mang cá do Liên Xô chế tạo, nửa hộp diêm chống ẩm, hai túi muối, một chiếc la bàn không thể chỉ hướng nam, ngoài thanh kiếm cổ thời Sở ra, thì chẳng còn vật gì đáng giá.
Cao Tư Dương vô cùng tuyệt vọng. Khi đội khảo cổ bước chân vào rừng rậm dưới lòng đất đến biển Âm Dụ, tuy trang thiết bị không mấy hiện đại, nhưng chí ít cũng khá đầy đủ, nào là đèn đuốc, đạn dược, lương thực, pin đèn…, nhưng bây giờ đi ra chỉ có hai bàn tay trắng, lại chẳng thể phân biệt nổi phương hướng, thì làm gi còn hi vọng sống sót thoát khỏi đây?
Tư Mã Khôi từng trải qua bao hành trình gian nan, nguy hiểm, trước đây anh cùng từng vượt cực vực sâu thăm thẳm trở về mặt đất, bởi vậy anh chẳng hề lo lắng trước những khó khăn mà Cao Tư Dương vừa nói. Lòng đất là nơi vào thì khó nhưng ra thì khá dễ dàng, độ dày của lớp vỏ Trái đất áng chừng tám ngàn đến mười ngàn mét, cứ cho nhiều nhất mười kilomet là cùng. Nếu từ mặt đất chui xuống mà không có bản đồ, thì chỉ có cách lần theo các huyệt động bị mạch nước ngầm ăn mòn để đi xuống tầng vỏ, nhưng hệ thống sông ngòi dưới lòng đất phân bố chằng chịt chẳng khác nào mạng nhện, trong quá trình mạch nước ngầm chảy xuống dưới, nó liên tục bị tầng đáy nuốt chửng, nên nếu cứ đi theo mạch nước ngầm thì rất dễ đâm đầu vảo ngõ cụt. Nhưng giờ đây, mọi người đang ở sâu dưới lớp vỏ Trái đất, muốn đi lên lại không đến nỗi khó khăn lắm, bởi dòng thủy thể 30° vĩ Bắc lúc nào cũng cuộn trào chẳng dứt, chắc chắn có rất nhiều dòng sông ngầm ăn thông ra biển, mạch nước ngầm không tự nhiên sinh ra, tất cả đều chảy từ trên mặt đất xuống, chỗ nào có nước thì ắt sẽ thông với các dòng sông ngầm, còn hang động không có nước đa phần cũng đều dược hình thành do từng bị nước ngầm ăn mòn dần dần hết năm này qua năm khác, chỉ cần lần theo những dấu vết ngoằn ngoèo lượn sóng giữa địa mạch và các tầng đá, rồi đi ngược lên trên, thì kiểu gì cũng tìm được lối ra.
Điều đáng lo ngại nhất hiện tại là đội khảo cổ thiếu công cụ chiếu sáng, có điều Tư Mã Khôi lại thông hiểu tướng vật, hơn nữa anh còn đọc khá kỹ cuốn cổ tịch biệt bảo bí mật của Triệu Lão Biệt, nên anh chắc chắn sẽ tìm thấy vài loại nấm dưới lòng đất và đá quặng phát sáng trong lúc đi đường.
Dẫu vậy, dọc dường đi vẫn tiềm ẩn rất nhiều hiểm nguy, đặc biệt là các loại tai nạn địa chất, tần xuất xảy ra tai nạn địa chất ở đây nhiều gấp mấy lần trên mặt đất, nhưng ý chí mưu cầu sinh tồn của ba người rất mãnh liệt nên họ không hề bận tâm đến những trở ngại và hiểm nguy ấy. Lúc này, cả hội chỉ còn nến xương cá dùng để chiếu sáng, họ đứng dậy lần mò dưới lớp vỏ Trái đất để tìm lối ra.
Tư Mã Khôi biết việc đầu tiên cần giải quyết chính là dụng cụ chiếu sáng, nếu nến xương cá mà cháy hết thì chẳng thể hi vọng mò mẫm trong bóng tối mà thoát ra khỏi đây được. Nghĩ vậy, anh không dám chậm trễ, đầu tiên anh cố gắng phân biệt hướng nước ngầm, rồi tìm thấy một huyệt động có nước ngầm chảy qua. Khắp nơi trong động toàn là tinh thể đá vôi hình cầu, nom giống như những cây nắm hóa thạch, chỉ cần giẫm chân lên là chúng nát vụn và chảy ra thứ bột mịn phát sáng, nếu bôi nó lên người hoặc lên xương cá thì có thể dùng làm vật chiếu sáng. Đấy chính là “thạch trùng” được ghi chép trong cổ tịch biệt bảo, nó thường xuất hiện ở tận cùng của những dòng sông ngầm đã hình thành từ hàng vạn năm trước. Anh vội bảo mỗi người bốc lấy một ít, cất trong ba lô dự phòng lúc đi đường cần dùng đến.
Ở sông ngầm, chỉ cần không phải suối nước nóng, thì thông thường đều có từng bầy cá bơi lượn trong làn nước dưới lòng đất, ba người lội xuống lòng sông bắt mấy con lên ăn cho đỡ đói, rồi tiếp tục xuôi theo hang động có sông ngầm chảy qua tiến về phía trước, dọc dường họ hái nấm và bắt cá mù trong hang động làm thức ăn.
Khoáng vật trong lớp vỏ Trái đất rất ít khi tồn tại đơn độc, chúng thường tập hợp lại một chỗ theo quy luật nhất định, trong đó đá vôi chính là thể tổng hợp của khoáng vật thiên nhiên, nó thường được hình thành do một hoặc nhiều loại khoáng vật tập hợp lại, bởi vậy căn cứ vào độ sâu khác nhau trong lớp vỏ Trái đất, thì sự phân bố của tầng đá vôi cũng tồn tại những điểm khác biệt khá rõ rệt, một phần trong số chúng được cấu thành từ thủy tinh núi lửa, chất kết dính và di thế của các loài sinh vật.
Hội Tư Mã Khôi men theo hang động có dòng nước ngẩm chảy qua, từng bước tiến về phía trước. Suốt dọc đường, họ nhìn thấy gần sông ngầm có rất nhiều loại mỏ quặng như mỏ bạch kim thiên nhiên, mỏ đồng thiên nhiên, mỏ than chì, Aourit, pyrit, corundum, mi ca.. Chúng phân bố tầng tầng lớp lớp dưới lòng đất. Sông ngầm thường có nhánh, lúc rộng lúc hẹp, khi êm ả, khi chảy xiết, muốn tìm lối ra cũng không phải chuyện dễ.
Hải ngọng đưa ra ý kiến, cứ men theo nơi tập chung mỏ quặng mà đi, dẫu chết mà có bao nhiêu đá quý làm đồ bồi táng thế này, thì cùng coi như hòa vốn.
Tư Mã Khôi phát hiện, trong dòng sông ngầm có mấy con cá, nom chúng không giống loài cá mù thân mình dải mành, bé nhỏ trong hang tối, loài cá này thân dài, mình dẹt, đầu nhọn, miệng rộng, đuôi bằng, trên người còn có các vân màu đen bất quy tắc, chất thịt tươi ngon, béo mỡ màng, đó là loài cá nước ngọt sống trong các dòng hạ lưu nơi rừng rậm. Anh đoán, con sông ngầm này chảy tới một cánh rừng nào đó trong khe núi. Bây giờ mọi người cứ ngược theo nhánh sông này lên thượng nguồn, nếu lại gặp loài cá mù hang động ở đó, thì quay lại đây tìm đường khác.
Đế giảm bớt sự ảnh hưởng của địa áp, ba người không dám đi quá nhanh, họ thong thả lội ngược dòng nước, lúc đi lúc nghỉ. Dưới lòng đất chẳng thể phân biệt được ngày và đêm, cả hội cũng không rõ mình đã đi bao xa, chỉ biết cuối cùng họ phải lặn qua một hang động bị ngập hoàn toàn trong nước. Sau khi lặn sang đến bờ bên kia, sự ảnh hưởng của địa áp đã giảm đi rõ rệt. Địa hình ở đây trở nên vô cùng khoáng đạt, trong tầm mẳt toàn là cây rừng um tùm, cao to sừng sững, khắp nơi mọc đầy hoa thơm cỏ lạ, các phiến lá to bản đến lạ kỳ, độ cao của các loài thực vật ở đây dễ phải trên mấy
chục mét. Do lượng nước trong rừng vô cùng dồi dào, nên thảm thực vật được chia thành rất nhiều tầng, tầng nọ đan cài và bao trùm lên tầng kia, vô số loài cây rủ chùm rễ hình trụ buông thõng giữa không trung, dây leo đan cài chằng chịt từ gốc cây nọ sang gốc cây kia, tạo thành một bức mành khiến người ta khó lòng xuyên qua nổi. Hai bên bờ sông ngầm đều là loài thực vật tầm gửi hoặc thực vật hủ sinh. Trong bụi cây cách chỗ Tư Mã Khôi đứng không xa bỗng xuất hiện một con rắn lớn, nó thò đầu nhả khí thành mây, khiến lũ chim rừng kinh sợ, chúng vừa kêu inh ỏi vừa túa ra bay tán tác. Tiêng kêu vang vọng mãi bên tai, phá vỡ màn tĩnh lặng vốn có của khu rừng nguyên sinh.
Ba người thấy tình hình quái dị trước mắt, lòng cũng bất giác rờn rợn. Hang động quanh năm không nhìn thấy ánh mặt trời nảy rõ ràng vẫn ở dưới lòng đất, thì làm sao có thể tồn tại cả cánh rừng nguyên sinh rậm rạp dường này được? Chẳng lẽ quanh vành đai 30° vĩ Bắc lại có một nơi như vậy ư?
Tư Mã Khôi cảm thấy không khí trong rừng ẩm ướt, oi nóng, tuy điều kiện nguồn nước và thổ nhưỡng rất phù hợp để thảm thực vật ở đây phát triển sinh sôi, nhưng trong môi trường không có ánh mặt trời, thì các loài thực vật cũng không thể sinh trưởng, lẽ nào mọi người vẫn chưa thoát khỏi ảo ảnh trong động không đáy do Entroypy tạo ra sao? Anh bám vào các sợi dây leo, trèo lên đỉnh ngọn cây, thấy vách đá dựng đứng bao vây tứ phía, ngửa mặt nhìn lên thì thấy một đường chân trời.
Chẳng rõ bao lâu rồi, ba người họ chưa được nhìn thấy bầu trời thực sự, bị nhốt ở dưới này khác gì âm dương cách biệt đâu chứ. Họ đứng trân người hồi lâu, mãi mới nghĩ đến việc phải tìm đường rời khỏi khe núi sâu.
Để tránh côn trùng độc và thú dữ, hội Tư Mã Khôi bện củi khô thành bó đuốc đơn giản, di thể thực vật đã hóa than được chôn ủ ở đầu nguồn con sông ngâm đều là chất dễ cháy, chỉ cần châm lửa là có thể dùng để phòng thân và chiếu sáng. Mọi người mò mẫm đi xuyên qua cánh rừng rậm rạp, họ phát hiện đây là một khe núi sâu bị dòng hà lưu chia cắt, độ sâu của nó phải xấp xỉ ngàn mét, địa hình kiểu thắt cổ chai, trên hẹp dưới rộng. Từ ngàn vạn năm trước, dòng hà lưu ở tầng địa biểu dần dần hạ thấp, rồi trở thành dòng sông ngầm chảy qua khe núi kéo dài ngàn mét như hiện nay. Thêm vào đó, không khí dưới lòng đất nóng ẩm cho phép các loài thực vật từ trên cao rơi xuống tiếp tục sinh sôi nảy nở và hình thành nên cánh rừng rậm rạp um tùm ở nơi này. Do hai vách đá cao vút, chắn sừng sững hai bên, ngay cả chim cùng khó lòng vượt qua, nên các loài dã thú bị dòng khí cuốn vào đây không thể thoát ra ngoài được nữa, chúng buộc phải sinh tồn và sinh sản trong khe núi cách biệt hoàn toàn với thế giới này, cùng nhờ vậy rất nhiều loài động thực vật quý hiếm trong giới tự nhiên được bảo tồn đến tận bây giờ, con người cũng khó lòng mà đặt chân tới đây được.
Khe núi sâu thăm thẳm giống như một cái bẫy của tự nhiên, dòng sông ngầm chảy xuyên qua lòng nó đến mấy dặm, chẳng thấy điểm tận cùng, tầng lá mục nát phủ trên mặt đất tòa ra mùi ngai ngái khiến người ta muốn ngộp thở, trên cao mây sương che kín bầu trời, hội Tư Mã Khôi đành mạo hiểm bám dây leo, trèo lên vách đá dựng đứng, ban đêm lại trú mình trong khe đá. Suốt một thời gian dài, cả hội đã sống trong bóng tối, nếu lập tức để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, thì rất có khả năng sẽ bị mù, bởi vậy bây giờ họ phải sống trong khe núi mấy ngày để làm quen dần với môi trường mới. Tuy coi như đã tìm được con đường sống, nhưng họ vẫn không biết mình đang ở nơi nào, nghĩ đến tiền đồ khó lường trước mắt, lòng dạ ba người lại ngổn ngang những nỗi lo.
Hôm ấy, cuối cùng mọi người cũng trèo ra khỏi khe núi, bầu trời xanh biêng biếc, ngọn núi tuyết phía xa xa sừng sững nguy nga, trải dài liên miên theo hình nhấp nhô lượn sóng, giữa những dãy núi cao là dòng sông băng nằm vắt vẻo, sương mây quấn quanh, nhìn gần thấy cây cối rậm rạp, biển rừng mênh mông và ngọn núi tuyết chọc trời như hòa quyện thành một thể. Mọi người tròn mắt nhìn, lòng chất chứa bao nghi vấn. Đúng lúc còn ngẩn người ngạc nhiên, thì bỗng đâu một con gấu đen từ trong rừng lao ra, người bê bêt máu, kéo theo cả chùm phèo ruột trắng hếu, hai mắt lộ hung quang, nó loạng choạng đứng thẳng bằng hai chân và làm động tác như sắp vồ người.
hiện ở đây, ai nấy giật nảy người, chưa kịp phản ứng gì thì đã nghe thấy hai tiếng “pằng pằng” vang lên, con gấu cao gần hai mét đổ vật xuống đất chẳng khác nào cây gỗ bị đốn ngã nằm im bất động.
Định thần nhìn lại, thì ra là hai tay thợ săn trong rừng tay cầm súng săn đang đuổi theo con gấu, một người là thanh niên cao to lực lưỡng, còn người kia là lão thợ săn đã có tuổi, gương mặt tiều tụy. Hai người bọn họ đều mặc áo choàng den, đầu dội mũ da hươu, trước ngực đeo niệm răng và xương thú, cách ăn vận khá đặc biệt. Trước mũi súng còn lắp thêm mũi đinh ba, khi này chính hai người thợ săn này bắn súng đã hạ gục con gấu từ phía sau, xem ra họ đã đuổi theo con gấu một mạch đến tận đây.
Tư Mã Khôi bước lại gần định đánh tiếng hỏi thăm xem đây rốt cuộc là nơi nào.
Ai ngờ, hai người thợ săn, một già một trẻ vừa nhìn thấy hội Tư Mã Khôi liền hét lên thất thanh, rồi quay đầu bỏ chạy.
Hải ngọng cuống quýt gọi lại: “Ấy, các bác dừng sợ, quân hoàng gia không giết người cướp của, quân hoàng gia chỉ đến xây dựng nhà nước lý tưởng thôi…”
Hai người thợ săn nghe thấy tiếng la hét, thì dần bước chậm lại, rồi dừng hẳn, tay vẫn lăm lăm khẩu súng săn, họ quay đầu lại ngơ ngác nhìn ngó.
Hải ngọng nói với Tư Mã Khôi: “Chúng ta đã sống được đến ngày hôm nay thì xem ra trời cao cũng có đức hiếu sinh, ông trời chẳng nỡ để con sẻ mù phải đói khát, bởi vậy bây giờ dẫu gặp khó khăn hơn nữa, thì cũng phải tìm cơ hội trốn thoát, rồi báo cáo hết mọi chuyện với cấp trên, may ra lại được mấy suất liệt sĩ cho những anh em trong đội khảo cổ bị gặp nạn, người xưa có câu ‘vì dân quên mình, tổ quốc ghi công’, chỉ lấy mỗi cái danh hiệu chắc không có gì quá đáng đâu nhỉ?”
Tư Mã Khôi gạt ngay: “Cậu mau đào thải ngay mấy tư tưởng đó di, tiết lộ chuyện này ra ngoài chỉ tổ rước vạ vào thân, nhớ rằng sau này chỉ trời biết, đất biết và ba chúng ta biết mà thôi, không được hé môi với bất kỳ ai, nghe chưa?”
Hải ngọng rầu rĩ: “Không nói thì thôi, nhưng chí ít cũng phải thắp nén nhang, đốt chút tiền giấy cho họ vào tiết Thanh minh chứ, nếu không, còn ai nhớ đến họ nữa?”
Tư Mã Khôi nghe mà lòng không khỏi ngậm ngùi, anh thấy Hải ngọng nói rất đúng, phải có người nhớ đến đội khảo cổ từng thâm nhập thế giới ngầm dưới lòng đất này chứ!
Cao Tư Dương đứng cạnh, thở dài: “Hai anh nghĩ đi đâu thế? Bây giờ chỉ còn mấy ngọn nến xương cá, không nước, không lương thực, không súng ống đạn dược, ngay các vật dụng như đồng hồ cũng bị núi từ hút mất rồi, bị nhốt dưới lòng đất tối như hũ nút thế này làm sao mà thoát ra được?”
Tư Mã Khôi trấn tĩnh, anh ngẩng đầu nhìn ngó tứ phía xung quanh, rồi nói: “Trước tiên phải kiểm tra xem chúng ta còn những vật dụng gì, sau đó sẽ nghĩ cách tiếp!”
Ba người tự kiểm tra ba lô của mình một lượt, hầu như chằng còn thứ gì, chỉ sót lại mặt nạ phòng độc hình mang cá do Liên Xô chế tạo, nửa hộp diêm chống ẩm, hai túi muối, một chiếc la bàn không thể chỉ hướng nam, ngoài thanh kiếm cổ thời Sở ra, thì chẳng còn vật gì đáng giá.
Cao Tư Dương vô cùng tuyệt vọng. Khi đội khảo cổ bước chân vào rừng rậm dưới lòng đất đến biển Âm Dụ, tuy trang thiết bị không mấy hiện đại, nhưng chí ít cũng khá đầy đủ, nào là đèn đuốc, đạn dược, lương thực, pin đèn…, nhưng bây giờ đi ra chỉ có hai bàn tay trắng, lại chẳng thể phân biệt nổi phương hướng, thì làm gi còn hi vọng sống sót thoát khỏi đây?
Tư Mã Khôi từng trải qua bao hành trình gian nan, nguy hiểm, trước đây anh cùng từng vượt cực vực sâu thăm thẳm trở về mặt đất, bởi vậy anh chẳng hề lo lắng trước những khó khăn mà Cao Tư Dương vừa nói. Lòng đất là nơi vào thì khó nhưng ra thì khá dễ dàng, độ dày của lớp vỏ Trái đất áng chừng tám ngàn đến mười ngàn mét, cứ cho nhiều nhất mười kilomet là cùng. Nếu từ mặt đất chui xuống mà không có bản đồ, thì chỉ có cách lần theo các huyệt động bị mạch nước ngầm ăn mòn để đi xuống tầng vỏ, nhưng hệ thống sông ngòi dưới lòng đất phân bố chằng chịt chẳng khác nào mạng nhện, trong quá trình mạch nước ngầm chảy xuống dưới, nó liên tục bị tầng đáy nuốt chửng, nên nếu cứ đi theo mạch nước ngầm thì rất dễ đâm đầu vảo ngõ cụt. Nhưng giờ đây, mọi người đang ở sâu dưới lớp vỏ Trái đất, muốn đi lên lại không đến nỗi khó khăn lắm, bởi dòng thủy thể 30° vĩ Bắc lúc nào cũng cuộn trào chẳng dứt, chắc chắn có rất nhiều dòng sông ngầm ăn thông ra biển, mạch nước ngầm không tự nhiên sinh ra, tất cả đều chảy từ trên mặt đất xuống, chỗ nào có nước thì ắt sẽ thông với các dòng sông ngầm, còn hang động không có nước đa phần cũng đều dược hình thành do từng bị nước ngầm ăn mòn dần dần hết năm này qua năm khác, chỉ cần lần theo những dấu vết ngoằn ngoèo lượn sóng giữa địa mạch và các tầng đá, rồi đi ngược lên trên, thì kiểu gì cũng tìm được lối ra.
Điều đáng lo ngại nhất hiện tại là đội khảo cổ thiếu công cụ chiếu sáng, có điều Tư Mã Khôi lại thông hiểu tướng vật, hơn nữa anh còn đọc khá kỹ cuốn cổ tịch biệt bảo bí mật của Triệu Lão Biệt, nên anh chắc chắn sẽ tìm thấy vài loại nấm dưới lòng đất và đá quặng phát sáng trong lúc đi đường.
Dẫu vậy, dọc dường đi vẫn tiềm ẩn rất nhiều hiểm nguy, đặc biệt là các loại tai nạn địa chất, tần xuất xảy ra tai nạn địa chất ở đây nhiều gấp mấy lần trên mặt đất, nhưng ý chí mưu cầu sinh tồn của ba người rất mãnh liệt nên họ không hề bận tâm đến những trở ngại và hiểm nguy ấy. Lúc này, cả hội chỉ còn nến xương cá dùng để chiếu sáng, họ đứng dậy lần mò dưới lớp vỏ Trái đất để tìm lối ra.
Tư Mã Khôi biết việc đầu tiên cần giải quyết chính là dụng cụ chiếu sáng, nếu nến xương cá mà cháy hết thì chẳng thể hi vọng mò mẫm trong bóng tối mà thoát ra khỏi đây được. Nghĩ vậy, anh không dám chậm trễ, đầu tiên anh cố gắng phân biệt hướng nước ngầm, rồi tìm thấy một huyệt động có nước ngầm chảy qua. Khắp nơi trong động toàn là tinh thể đá vôi hình cầu, nom giống như những cây nắm hóa thạch, chỉ cần giẫm chân lên là chúng nát vụn và chảy ra thứ bột mịn phát sáng, nếu bôi nó lên người hoặc lên xương cá thì có thể dùng làm vật chiếu sáng. Đấy chính là “thạch trùng” được ghi chép trong cổ tịch biệt bảo, nó thường xuất hiện ở tận cùng của những dòng sông ngầm đã hình thành từ hàng vạn năm trước. Anh vội bảo mỗi người bốc lấy một ít, cất trong ba lô dự phòng lúc đi đường cần dùng đến.
Ở sông ngầm, chỉ cần không phải suối nước nóng, thì thông thường đều có từng bầy cá bơi lượn trong làn nước dưới lòng đất, ba người lội xuống lòng sông bắt mấy con lên ăn cho đỡ đói, rồi tiếp tục xuôi theo hang động có sông ngầm chảy qua tiến về phía trước, dọc dường họ hái nấm và bắt cá mù trong hang động làm thức ăn.
Khoáng vật trong lớp vỏ Trái đất rất ít khi tồn tại đơn độc, chúng thường tập hợp lại một chỗ theo quy luật nhất định, trong đó đá vôi chính là thể tổng hợp của khoáng vật thiên nhiên, nó thường được hình thành do một hoặc nhiều loại khoáng vật tập hợp lại, bởi vậy căn cứ vào độ sâu khác nhau trong lớp vỏ Trái đất, thì sự phân bố của tầng đá vôi cũng tồn tại những điểm khác biệt khá rõ rệt, một phần trong số chúng được cấu thành từ thủy tinh núi lửa, chất kết dính và di thế của các loài sinh vật.
Hội Tư Mã Khôi men theo hang động có dòng nước ngẩm chảy qua, từng bước tiến về phía trước. Suốt dọc đường, họ nhìn thấy gần sông ngầm có rất nhiều loại mỏ quặng như mỏ bạch kim thiên nhiên, mỏ đồng thiên nhiên, mỏ than chì, Aourit, pyrit, corundum, mi ca.. Chúng phân bố tầng tầng lớp lớp dưới lòng đất. Sông ngầm thường có nhánh, lúc rộng lúc hẹp, khi êm ả, khi chảy xiết, muốn tìm lối ra cũng không phải chuyện dễ.
Hải ngọng đưa ra ý kiến, cứ men theo nơi tập chung mỏ quặng mà đi, dẫu chết mà có bao nhiêu đá quý làm đồ bồi táng thế này, thì cùng coi như hòa vốn.
Tư Mã Khôi phát hiện, trong dòng sông ngầm có mấy con cá, nom chúng không giống loài cá mù thân mình dải mành, bé nhỏ trong hang tối, loài cá này thân dài, mình dẹt, đầu nhọn, miệng rộng, đuôi bằng, trên người còn có các vân màu đen bất quy tắc, chất thịt tươi ngon, béo mỡ màng, đó là loài cá nước ngọt sống trong các dòng hạ lưu nơi rừng rậm. Anh đoán, con sông ngầm này chảy tới một cánh rừng nào đó trong khe núi. Bây giờ mọi người cứ ngược theo nhánh sông này lên thượng nguồn, nếu lại gặp loài cá mù hang động ở đó, thì quay lại đây tìm đường khác.
Đế giảm bớt sự ảnh hưởng của địa áp, ba người không dám đi quá nhanh, họ thong thả lội ngược dòng nước, lúc đi lúc nghỉ. Dưới lòng đất chẳng thể phân biệt được ngày và đêm, cả hội cũng không rõ mình đã đi bao xa, chỉ biết cuối cùng họ phải lặn qua một hang động bị ngập hoàn toàn trong nước. Sau khi lặn sang đến bờ bên kia, sự ảnh hưởng của địa áp đã giảm đi rõ rệt. Địa hình ở đây trở nên vô cùng khoáng đạt, trong tầm mẳt toàn là cây rừng um tùm, cao to sừng sững, khắp nơi mọc đầy hoa thơm cỏ lạ, các phiến lá to bản đến lạ kỳ, độ cao của các loài thực vật ở đây dễ phải trên mấy
chục mét. Do lượng nước trong rừng vô cùng dồi dào, nên thảm thực vật được chia thành rất nhiều tầng, tầng nọ đan cài và bao trùm lên tầng kia, vô số loài cây rủ chùm rễ hình trụ buông thõng giữa không trung, dây leo đan cài chằng chịt từ gốc cây nọ sang gốc cây kia, tạo thành một bức mành khiến người ta khó lòng xuyên qua nổi. Hai bên bờ sông ngầm đều là loài thực vật tầm gửi hoặc thực vật hủ sinh. Trong bụi cây cách chỗ Tư Mã Khôi đứng không xa bỗng xuất hiện một con rắn lớn, nó thò đầu nhả khí thành mây, khiến lũ chim rừng kinh sợ, chúng vừa kêu inh ỏi vừa túa ra bay tán tác. Tiêng kêu vang vọng mãi bên tai, phá vỡ màn tĩnh lặng vốn có của khu rừng nguyên sinh.
Ba người thấy tình hình quái dị trước mắt, lòng cũng bất giác rờn rợn. Hang động quanh năm không nhìn thấy ánh mặt trời nảy rõ ràng vẫn ở dưới lòng đất, thì làm sao có thể tồn tại cả cánh rừng nguyên sinh rậm rạp dường này được? Chẳng lẽ quanh vành đai 30° vĩ Bắc lại có một nơi như vậy ư?
Tư Mã Khôi cảm thấy không khí trong rừng ẩm ướt, oi nóng, tuy điều kiện nguồn nước và thổ nhưỡng rất phù hợp để thảm thực vật ở đây phát triển sinh sôi, nhưng trong môi trường không có ánh mặt trời, thì các loài thực vật cũng không thể sinh trưởng, lẽ nào mọi người vẫn chưa thoát khỏi ảo ảnh trong động không đáy do Entroypy tạo ra sao? Anh bám vào các sợi dây leo, trèo lên đỉnh ngọn cây, thấy vách đá dựng đứng bao vây tứ phía, ngửa mặt nhìn lên thì thấy một đường chân trời.
Chẳng rõ bao lâu rồi, ba người họ chưa được nhìn thấy bầu trời thực sự, bị nhốt ở dưới này khác gì âm dương cách biệt đâu chứ. Họ đứng trân người hồi lâu, mãi mới nghĩ đến việc phải tìm đường rời khỏi khe núi sâu.
Để tránh côn trùng độc và thú dữ, hội Tư Mã Khôi bện củi khô thành bó đuốc đơn giản, di thể thực vật đã hóa than được chôn ủ ở đầu nguồn con sông ngâm đều là chất dễ cháy, chỉ cần châm lửa là có thể dùng để phòng thân và chiếu sáng. Mọi người mò mẫm đi xuyên qua cánh rừng rậm rạp, họ phát hiện đây là một khe núi sâu bị dòng hà lưu chia cắt, độ sâu của nó phải xấp xỉ ngàn mét, địa hình kiểu thắt cổ chai, trên hẹp dưới rộng. Từ ngàn vạn năm trước, dòng hà lưu ở tầng địa biểu dần dần hạ thấp, rồi trở thành dòng sông ngầm chảy qua khe núi kéo dài ngàn mét như hiện nay. Thêm vào đó, không khí dưới lòng đất nóng ẩm cho phép các loài thực vật từ trên cao rơi xuống tiếp tục sinh sôi nảy nở và hình thành nên cánh rừng rậm rạp um tùm ở nơi này. Do hai vách đá cao vút, chắn sừng sững hai bên, ngay cả chim cùng khó lòng vượt qua, nên các loài dã thú bị dòng khí cuốn vào đây không thể thoát ra ngoài được nữa, chúng buộc phải sinh tồn và sinh sản trong khe núi cách biệt hoàn toàn với thế giới này, cùng nhờ vậy rất nhiều loài động thực vật quý hiếm trong giới tự nhiên được bảo tồn đến tận bây giờ, con người cũng khó lòng mà đặt chân tới đây được.
Khe núi sâu thăm thẳm giống như một cái bẫy của tự nhiên, dòng sông ngầm chảy xuyên qua lòng nó đến mấy dặm, chẳng thấy điểm tận cùng, tầng lá mục nát phủ trên mặt đất tòa ra mùi ngai ngái khiến người ta muốn ngộp thở, trên cao mây sương che kín bầu trời, hội Tư Mã Khôi đành mạo hiểm bám dây leo, trèo lên vách đá dựng đứng, ban đêm lại trú mình trong khe đá. Suốt một thời gian dài, cả hội đã sống trong bóng tối, nếu lập tức để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, thì rất có khả năng sẽ bị mù, bởi vậy bây giờ họ phải sống trong khe núi mấy ngày để làm quen dần với môi trường mới. Tuy coi như đã tìm được con đường sống, nhưng họ vẫn không biết mình đang ở nơi nào, nghĩ đến tiền đồ khó lường trước mắt, lòng dạ ba người lại ngổn ngang những nỗi lo.
Hôm ấy, cuối cùng mọi người cũng trèo ra khỏi khe núi, bầu trời xanh biêng biếc, ngọn núi tuyết phía xa xa sừng sững nguy nga, trải dài liên miên theo hình nhấp nhô lượn sóng, giữa những dãy núi cao là dòng sông băng nằm vắt vẻo, sương mây quấn quanh, nhìn gần thấy cây cối rậm rạp, biển rừng mênh mông và ngọn núi tuyết chọc trời như hòa quyện thành một thể. Mọi người tròn mắt nhìn, lòng chất chứa bao nghi vấn. Đúng lúc còn ngẩn người ngạc nhiên, thì bỗng đâu một con gấu đen từ trong rừng lao ra, người bê bêt máu, kéo theo cả chùm phèo ruột trắng hếu, hai mắt lộ hung quang, nó loạng choạng đứng thẳng bằng hai chân và làm động tác như sắp vồ người.
Định thần nhìn lại, thì ra là hai tay thợ săn trong rừng tay cầm súng săn đang đuổi theo con gấu, một người là thanh niên cao to lực lưỡng, còn người kia là lão thợ săn đã có tuổi, gương mặt tiều tụy. Hai người bọn họ đều mặc áo choàng den, đầu dội mũ da hươu, trước ngực đeo niệm răng và xương thú, cách ăn vận khá đặc biệt. Trước mũi súng còn lắp thêm mũi đinh ba, khi này chính hai người thợ săn này bắn súng đã hạ gục con gấu từ phía sau, xem ra họ đã đuổi theo con gấu một mạch đến tận đây.
Tư Mã Khôi bước lại gần định đánh tiếng hỏi thăm xem đây rốt cuộc là nơi nào.
Ai ngờ, hai người thợ săn, một già một trẻ vừa nhìn thấy hội Tư Mã Khôi liền hét lên thất thanh, rồi quay đầu bỏ chạy.
Hải ngọng cuống quýt gọi lại: “Ấy, các bác dừng sợ, quân hoàng gia không giết người cướp của, quân hoàng gia chỉ đến xây dựng nhà nước lý tưởng thôi…”
Hai người thợ săn nghe thấy tiếng la hét, thì dần bước chậm lại, rồi dừng hẳn, tay vẫn lăm lăm khẩu súng săn, họ quay đầu lại ngơ ngác nhìn ngó.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.