Quyển 4 - Chương 19: Hồi 9: Tấm bia đá
Thiên Hạ Bá Xướng
03/11/2016
Miếu thần giống như một hang động hình ống, thông đạo bên trong bị những khối đá khổng lồ chắn ngang, mọi người đành chui qua mấy khe hở giữa các khối đá, thâm nhập vào bên trong thạch điện, phần thông đạo nằm ở phía đối điện với thạch điện lại tiếp tục vươn dài xuống dưới.
Mọi người ngẩng đầu, hướng đèn quặng soi lên vách đá, những bức phù điêu của người Bái Xà hiện ra với đủ hình thái quái dị, trong bức phù điêu có vô số hình người xếp thành hàng ngũ nghiêm trang, đứng nghiêng người, mặt hướng theo chiều dốc của thông đạo. Trên mặt đất ngổn ngang toàn chum vò bằng gốm đất, phủ đầy bột đá ráp màu đen, chỉ cần chạm nhẹ là vỡ tan tành, lộ ra cỗ thi thể khô quắt ngồi bên trong và rất nhiều minh khí bằng vàng ngọc, bề mặt chạm khắc các họa tiết cổ phác hình chim bướm, cá rùa…
Hải ngọng nói: ‘‘Mấy món đồ này khá cổ đây, ai từng nói ấy nhỉ – cướp đồ của người chết thì không tính là ăn cướp – tôi nẫng vài món về kính biếu lão Lưu Hoại Thủy mới được…”, nói xong anh liền thò tay định nhặt.
Thắng Hương Lân thấy vậy vội ngăn lại: ‘Trên ngọc có vết máu, tốt nhất anh đừng sờ vào, kẻo rước họa vào thân đấy!”
Tư Mã Khôi ngồi xổm xuống quan sát, phát hiện vân ngọc cổ có sắc hồng tươi, không giống vết máu của tử thi. Thông thường, sau khi ngọc ra khỏi lòng đất, nếu ngâm trong nước thì thường có màu trắng vân sương, nếu chìm trong đất sẽ có màu vàng, nếu ngâm trong thủy ngân sẽ chuyển màu đen, nếu ngâm đồng ngọc sẽ có màu lục, còn nếu nhiễm khí tử thi thì nó sẽ chuyển màu tím đen. Trong thân ngọc có vô số lỗ nhỏ, nếu quanh năm vùi dưới lòng đất hoặc chôn dưới mộ cổ, ngọc sẽ nhiễm sắc theo môi trường xung quanh, đặc biệt là miếng ngọc đeo trên người tử thi.
Trong quá trình tử thi rữa nát, tử khí sẽ truyền nhiễm, xâm lấn, khiến ngọc xuất hiện các vết đốm màu tím thẫm, tục gọi là “thi tẩm”. Nếu trên ngọc khí có màu đỏ, điều đó chứng tỏ xác chết đựng trong vò gốm đều bị trói, đút vào trong vò, rồi bị ai đó dùng dao nhẫn tâm chặt nạn nhân ra làm mấy khúc khi người đó vẫn còn sống, máu tươi chảy ra, thấm vào trong ngọc, và biến mảnh ngọc đó thành loại ngọc “huyết tẩm”. Xem ra, rất nhiều bình trong thạch điện này đều là tế phẩm của miếu thần, họ bị giết chết.
Cao Tư Dương thắc mắc: “Trong ngôi miếu thần này không hề có tượng thần, vậy những đổ tế lễ này dùng để hiến tế cho tấm bia đá sao? Hơn nữa, sao thông đạo trong miếu thần lại sâu thế? Lẽ nào đây là động không đáy?”
Tư Mã Khôi nói: “Cô hỏi thế làm tôi nhớ lại lúc Triệu Lão Biệt trong biển cát ở cực vực từng nói ở đây có một cái động không đáy. Tất nhiên, khi ấy lão ta cũng không biết tường tận, lão chỉ kể lại lời đồn đại không rõ thực hư thế nào mà thôi”.
Nhị Học Sinh nói với hội Tư Mã Khôi, trên đời quả thực có tồn tại “động không đáy”, cậu ta từng đọc một tài liệu trong thư viện nói rằng, Hi Lạp có một hang động lớn trong núi ở gần biển, bên trong sâu không thấy đáy, hàng ngày khi triều dâng, nước biển lại chảy ào ào như trút vào trong miệng dộng. Người ta suy đoán, hàng ngày có khoảng ba, bốn vạn tấn nước biển chảy vào huyệt động. Điều kỳ lạ là, nước biến chảy nhiều như thế, nhưng chưa bao giờ có thể làm đầy miệng động, cũng không thấy nước tràn ra ngoài. Người ta đoán, nơi sâu của hang động này có địa mạo Karst được hình thành bởi đá vôi, địa hình tương tự với động thoát nước hình phễu dựng đứng, bất kể bao nhiêu nước biển cũng không thể đổ đầy.
Có điều thủy hệ trong địa mạo Karst có phức tạp đến đâu, thì chắc chắn cũng tồn tại một lối thoát nước. Vậy rốt cuộc, lượng nước lớn như vậy đổ vào huyệt động đã chảy đi đâu? Để giải đáp nghi vấn này, có một nhà thám trắc đã tạo ra hàng chục ngàn phao tiêu bằng cao su mang theo những kí hiệu đặc biệt, rồi ném xuống biển theo từng đợt, để chúng bị sóng triều cuốn xuống động, chỉ cần một phao tiêu xuất hiện ở một nơi khác, ông sẽ phát hiện thấy lối thoát nước của động không đáy, nhưng hàng chục ngàn phao tiêu kia đi vào dường như đều đã bị động không đáy nuốt chửng, cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể tìm thấy, dẫu chỉ là một cái phao tiêu trong số đó.
Tư Mã Khôi nói: “Kết cấu địa tầng ở đây vô cùng phức tạp, dù là địa mạo Karst cũng có thể tồn tại những vũng mù không có lối thoát ra ngoài, nói không chừng những phao tiêu kia đã trôi đến nơi đó rồi cũng nên. Tất nhiên, điều này chưa thể chứng minh trên thế giới tồn tại động không đáy. Tôi cảm thấy biển Âm Dụ ở vành đai 30 độ vĩ Bắc cũng là động không đáy không có lối ra, nhưng thực ra nó vẫn không hẳn là không có đáy một cách đúng nghĩa, vị trí hiện tại của đội khảo cổ còn nằm bên dưới xung quyền, nếu còn xuống sâu hơn nữa sẽ không thấy nước ngầm và tầng đá nữa, mà chỉ có đại dương mênh mông được hình thành bởi thể khí nóng bỏng, nó có thể biến vạn vật trên đời tan tành thành mây khói, bởi thế miếu thần chắc chắn không thể là động không đáy, có lẽ chỉ cần đi thêm mấy bước nữa là tới đáy thôi”.
Cao Tư Dương gật gù bảo: “Thì ra vậy, tấm bia Bái Xà nằm ở điểm tận cùng của thông đạo. Lẽ nào bao nhiêu bộ xương khô được khâm liệm trong vò gốm là dùng để tế lễ tấm bia đó sao?”
Thắng Hương Lân nói: “Có lẽ trong miếu còn tồn tại thứ gì khác, chỉ như vậy mới có thể giải thích vì sao họ lại lấy đá chặn thông đạo lại, bởi tấm bia đá không thể tự mình mọc chân chạy mất được”.
Cao Tư Dương nghe Thắng Hương Lân giải thích thì bỗng thấy rùng mình, không hiểu ở nơi sâu trong miếu thần còn có thứ gì khác được chứ? Lẽ nào là “xà nữ” mà bức bích họa đã vẽ?
Tư Mã Khôi cũng không dám chắc chuyện xà nữ của Cao Tư Dương có khả năng xảy ra hay không, vì ngay cả việc miếu thần của người Bái Xà cổ đại đã tồn tại bao nhiêu niên đại cũng nào ai biết? Từ trước khi Vũ Vương đúc đỉnh đồng Đồ Sơn đến nay, tộc người Bái Xà đã trải qua hơn 4700 năm, chưa nói đến xà nữ, mà bất kỳ thể loại yêu quái nào cũng không thể sống lâu như vậy được.
Tư Mã Khôi lại không lo sẽ gặp phải nguy hiểm trong miếu thần, bắt đầu từ khi đào thoát khỏi khe cốc khổng lồ trong núi Dã Nhân, những ngày bất thường đối với anh đã trở nên quá đỗi bình thường. Chỉ có điều, sau khi gặp được chân thân của Triệu Lão Biệt dưới lòng đất, mọi sự việc dường như đều tiến triển thuận lợi ngoài sức tưởng tượng của họ, đầu tiên là việc cả hội tìm thấy trang thiết bị vật tư, lương thực bổ sung của một đội thám hiểm khác trên khinh khí cầu nhiệt bị lâm nạn, sau đó đi xuyên qua mê cung với vô số đụn pha lê giao thoa chằng chịt, rồi lại may mắn thoát thân khỏi Tử thành chôn thây của tộc người Bái Xà, tiến vào đường hầm nằm dưới đáy dãy núi rồi đi một mạch đến đây và tìm thấy miếu thần.
Tuy cả hội chịu không ít gian nan vất vả cùng bao phen sợ hãi, hoảng loạn, nhưng so với những gì trải qua trước đây thì như vậy vẫn quá thuận lợi, mà ở nơi đây mọi sự bình thường lại là điều bất thường lớn nhất. Lẽ nào lúc này mọi hành động của đội khảo cổ trong miếu thần đều nằm trong vòng kiểm soát của Nấm mồ xanh? Bởi chẳng ai có thể lường trước được kết quả của định luật Murphy – càng sợ điều gì, điều ấy lại càng dễ xảy ra – trong cuộc đời vĩnh viễn không thể tránh được hai chữ “rủi ro”.
Hải ngọng phản đối: “Không phải! Chúng ta tuy đói nhưng đầu gối chưa bao giờ chịu bò, cũng chưa từng phản bội nhân dân hay phản bội Đảng, chưa bao giờ làm chuyện gì xấu xa, vậy sao kiếp này chúng ta phải chống nạng mò xuống hố quặng bới mấy viên than ghẻ còn sót lại này? Ông trời còn chẳng nỡ để con sẻ mù đói ăn nữa là, ai quy định chúng ta không có ngày gặp vận may? Theo tớ, nhân lúc vận may đang đến, chúng ta đừng chần chừ nữa, mau phá hủy tảng đá đó đi kẻo đêm dài lại lắm mộng!”
Tư Mã Khôi thấy Hải ngọng xách súng định chạy về phía trước, thì lập tức giơ tay giật lại, chửi: “Tiên sư Hải ngọng, cậu vội đi ăn chém thế cơ à? Chốc nữa, tôi chưa đồng ý, cấm ai được động vào tấm bia đá đấy!”
Tư Mã Khôi biết bí mật khắc trên tấm bia Bái Xà là manh mối duy nhất giải đáp vô số ẩn số, nhưng anh thực sự không thể tưởng tưởng nổi trong đó ẩn chứa mối logic cổ quái kỳ dị như thế nào. Giờ đây, hội anh chỉ có thể đi đến đâu hay đến đó. Đầu tiên, anh đi xuyên qua đường hầm của thạch điện, ở nơi sâu hơn lại là một tòa đại điện tương tự như lúc trước, sau đó họ lại đi khoảng trăm bước, trèo qua vài tảng đá đen chắn đường và tiến vào đại điện ở tầng thứ ba phía dưới cổng miếu thần.
Nơi này địa hình lún xuống theo chiều thẳng đứng và chính là hốc macma rỗng sâu nhất trong rốn núi, bên trong đủ sức chứa một sân bóng đá, ở giữa có một thanh xà đá dài chừng trăm mét, có thể đi qua được, ở đầu bên kia là một phiến đá bằng phẳng khổng lồ hình chữ nhật hiện lên sừng sững trên vách, chiều rộng và độ cao đều tầm vài chục mét. Mặt đá xanh thẫm, vân nổi loang lổ, phủ đầy những vết nứt hình mai rùa, nông sâu không đều nhau, xung quanh khắc hình dị thú, đó chính là tấm bia Bái Xà khiến người ta chết khiếp vì sợ.
Quả nhiên hội Tư Mã Khôi đã nhìn thấy tấm bia đá nằm ở nơi sâu trong miếu thần, bí mật cổ xưa đang gần ngay trước mắt, ngón tay ai nấy đều không tự chủ run rẩy từng hồi, cũng chẳng rõ là do lúc này đang kích động hay căng thẳng. Họ chiếu chùm sáng đèn quặng lên tấm bia Bái Xà, nhưng vẫn giữ khoảng cách nhất định để không nhìn rõ dấu vết của các văn tự trên đó, họ không dám bước lại gần nửa bước, mà chỉ dừng lại quan sát từ xa vị trí và hình dáng đại khái của tấm bia đá.
Tấm bia đá của người Bái Xà là phiến đá khổng lồ khắc đầy chữ triện cổ, mỗi chữ to như cái đấu, nét chữ tựa con bọ nhậy, cũng không giống với loại bia đá mà con bí hí cõng trên lưng mà hậu thế vẫn thấy, người xưa chỉ tận dụng phiến đá bằng phẳng có sẵn dưới lòng đất để khắc chữ lên mà thôi, tuy xung quanh cũng trang trí phù điêu mặt thú, nhưng vẻ nguyên thủy bề ngoài cùa phiến đá nham thạch tự nhiên thì vẫn chưa được mài giũa hoàn chỉnh nên trông nó vẫn nặng nề và thô sơ. Do văn tự được khắc rất sâu lên tấm bia, nên nhìn từ xa, nom nó giống vô số hố lõm chi chít, thời gian và đất bụi vẫn chưa thể mài mòn và che phủ lên nó. Thạch điện tối om làm người ta có cảm giác đè nén muốn ngộp thở.
Hải ngọng thấy tấm bia Bái Xà không có điểm gì khác thường, thì soi đèn quặng lên thanh xà đá nhìn ngó, anh phát hiện hài cốt chất đống như núi dưới đáy động đen ngòm, anh rùng mình, hít ngược một hơi lạnh, xem ra phỏng đoán lúc trước của cả hội không sai, tấm bia đá Bái Xà này đúng là tấm bia bị nguyền rủa.
Tư Mã Khôi cũng nhìn xuống theo, anh không thể hiểu tại sao bí mật trên tấm bia đá lại có khả năng tước đi sinh mạng của con người, nhớ thời kỳ đánh nhau ở Miến Điện, nghe Chu Tử Tài, một chiến hữu từng tham gia lao động thời vụ ở khu quặng Vân Nam nói rằng, ở biên giới Vân Nam có một khe núi gọi là khe Đà Mộc với địa mạo rất kỳ quái. Theo tiếng bản địa thì khe Đà Mộc có nghĩa là khe núi mọc nhiều cỏ dại, sau này người ta cho đào một mỏ quặng trong khe núi. Do đãi ngộ công nhân khai thác mỏ khá tốt, một năm phát hai bộ đồng phục, mỗi tháng cho một túi đường trắng với nửa cân thịt lợn gọi là quà bồi dưỡng, không những vậy, công việc ở đây cũng không nặng nhọc lắm, cho nên các thành viên ở nông trường và binh đoàn tranh nhau đi.
Nhưng công việc ở đây không giống với công việc đào than, đối với công việc đào than, bạn chỉ cần nhìn bằng mắt thường là phát hiện thấy tầng than ở dưới giếng quặng, nhưng hố quặng ở khe Đà Mộc thì lại cần dùng một thiết bị hình vuông, đen sì sì đi khắp nơi đo đạc, nghe chiếc hộp phát ra âm thanh cảnh báo tút tút, thì lấy cuốc đào lên, thời gian lâu dần bắt đầu có người xuất hiện hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, rồi rụng tóc, rụng từng nắm một. Lúc đó, người ta đề xướng tinh thần “thứ nhất không sợ khổ, thứ hai không sợ chết”, đàn bà ở nông thôn sinh con không cần đi bệnh viện, thì rụng mấy sợi tóc sao có thể coi là bệnh được? May mà trong những thành viên tham gia khai thác quặng ở khe Đà Mộc còn có một thầy giáo từng giảng dạy ở Học viện địa chất Bắc Kinh, bị đẩy về đó cải tạo lao động.
Ông khá thân thiết với Chu Tử Tài, thường ngày Tài cũng rất quan tâm đến ông, tình cảm của hai người chẳng khác nào tình thầy trò. Một ngày, thầy dạy địa chất kéo Chu Tử Tài ra một chỗ vắng người, thì thầm bảo: “Chỗ này không ở được lâu đâu, nếu cậu có thể đi, thì mau đi đi!”. Chu Tử Tài cũng sớm cảm thấy nơi đây có gì đó bất thường, nhưng không biết cụ thể là ở điểm nào, anh ta bèn hỏi thầy giáo xem tóm lại có chuyện gì. Thầy giáo nói: “Chúng ta đang ở trong hố quặng Uranium, phóng xạ trong giếng cực kỳ mạnh, cho nên cỏ trên mặt đất không thể mọc được nửa cọng, thiết bị thám trắc lúc thường mình hay dùng gọi là thiết bị đo tia
gama, tia xạ gama vượt quá năm mươi, sẽ gây ra nguy hiểm cho cơ thể con người. Chưa nói đến độ phóng xạ trong giếng cao bao nhiêu, chỉ riêng ở giường ngủ dưới lòng đất, thì độ phóng xạ đã vượt quá hai trăm, tiếp tục ở lại trong mỏ quặng nhất định sẽ mất mạng”. Thầy giáo địa chất nọ tuổi đã ngoại ngũ tuần, ông chấp nhận số phận, không muốn chạy trốn, bởi vậy chỉ tiết lộ bí mật cho một mình Chu Tử Tài, ông thấy cậu thanh niên này tuy trẻ tuổi, nhưng chắc sẽ có tiền đồ. Sau khi nghe được thông tin ấy, anh ta liền chạy đến Miến Điện tham gia đội du kích quân Cộng hòa nhân dân, sau đó anh cũng không bao giờ gặp lại người thầy giáo tốt bụng ấy nữa.
Tư Mã Khôi nghĩ đến đây thì nêu nghi vấn với mọi người: Phải chăng tấm bia đá Bái Xà là một loại tầng quặng nằm trong lòng đất giống như mỏ quặng ở khe Đà Mộc? Không những vậy phóng xạ còn cực mạnh, có thể nhanh chóng khiến con người tử vong, đáng tiếc đội khảo cổ không có thiết bị thám trắc đo tia gama ở đây nên không chứng thực được điều này.
Thắng Hương Lân nói: “Anh không cần lo lắng về chi tiết này, phía dưới tấm bia đá có vết rêu mọc, điều đó cho thấy đây không phải tảng đá hàm chứa tia phóng xạ, riêng điểm này tôi có thể bảo đảm”.
Tư Mã Khôi nghe vậy liền gật đầu, lòng thầm nghĩ: “Vậy tấm bia mang đến lời nguyền chết chóc này cũng chỉ là ở bí mật khắc trên nó. Nếu nhìn thấy nó mà lập tức lăn ra chết, thì chúng ta phải thăm dò bí mật ấy bằng cách nào đây?”
Mọi người ngẩng đầu, hướng đèn quặng soi lên vách đá, những bức phù điêu của người Bái Xà hiện ra với đủ hình thái quái dị, trong bức phù điêu có vô số hình người xếp thành hàng ngũ nghiêm trang, đứng nghiêng người, mặt hướng theo chiều dốc của thông đạo. Trên mặt đất ngổn ngang toàn chum vò bằng gốm đất, phủ đầy bột đá ráp màu đen, chỉ cần chạm nhẹ là vỡ tan tành, lộ ra cỗ thi thể khô quắt ngồi bên trong và rất nhiều minh khí bằng vàng ngọc, bề mặt chạm khắc các họa tiết cổ phác hình chim bướm, cá rùa…
Hải ngọng nói: ‘‘Mấy món đồ này khá cổ đây, ai từng nói ấy nhỉ – cướp đồ của người chết thì không tính là ăn cướp – tôi nẫng vài món về kính biếu lão Lưu Hoại Thủy mới được…”, nói xong anh liền thò tay định nhặt.
Thắng Hương Lân thấy vậy vội ngăn lại: ‘Trên ngọc có vết máu, tốt nhất anh đừng sờ vào, kẻo rước họa vào thân đấy!”
Tư Mã Khôi ngồi xổm xuống quan sát, phát hiện vân ngọc cổ có sắc hồng tươi, không giống vết máu của tử thi. Thông thường, sau khi ngọc ra khỏi lòng đất, nếu ngâm trong nước thì thường có màu trắng vân sương, nếu chìm trong đất sẽ có màu vàng, nếu ngâm trong thủy ngân sẽ chuyển màu đen, nếu ngâm đồng ngọc sẽ có màu lục, còn nếu nhiễm khí tử thi thì nó sẽ chuyển màu tím đen. Trong thân ngọc có vô số lỗ nhỏ, nếu quanh năm vùi dưới lòng đất hoặc chôn dưới mộ cổ, ngọc sẽ nhiễm sắc theo môi trường xung quanh, đặc biệt là miếng ngọc đeo trên người tử thi.
Trong quá trình tử thi rữa nát, tử khí sẽ truyền nhiễm, xâm lấn, khiến ngọc xuất hiện các vết đốm màu tím thẫm, tục gọi là “thi tẩm”. Nếu trên ngọc khí có màu đỏ, điều đó chứng tỏ xác chết đựng trong vò gốm đều bị trói, đút vào trong vò, rồi bị ai đó dùng dao nhẫn tâm chặt nạn nhân ra làm mấy khúc khi người đó vẫn còn sống, máu tươi chảy ra, thấm vào trong ngọc, và biến mảnh ngọc đó thành loại ngọc “huyết tẩm”. Xem ra, rất nhiều bình trong thạch điện này đều là tế phẩm của miếu thần, họ bị giết chết.
Cao Tư Dương thắc mắc: “Trong ngôi miếu thần này không hề có tượng thần, vậy những đổ tế lễ này dùng để hiến tế cho tấm bia đá sao? Hơn nữa, sao thông đạo trong miếu thần lại sâu thế? Lẽ nào đây là động không đáy?”
Tư Mã Khôi nói: “Cô hỏi thế làm tôi nhớ lại lúc Triệu Lão Biệt trong biển cát ở cực vực từng nói ở đây có một cái động không đáy. Tất nhiên, khi ấy lão ta cũng không biết tường tận, lão chỉ kể lại lời đồn đại không rõ thực hư thế nào mà thôi”.
Nhị Học Sinh nói với hội Tư Mã Khôi, trên đời quả thực có tồn tại “động không đáy”, cậu ta từng đọc một tài liệu trong thư viện nói rằng, Hi Lạp có một hang động lớn trong núi ở gần biển, bên trong sâu không thấy đáy, hàng ngày khi triều dâng, nước biển lại chảy ào ào như trút vào trong miệng dộng. Người ta suy đoán, hàng ngày có khoảng ba, bốn vạn tấn nước biển chảy vào huyệt động. Điều kỳ lạ là, nước biến chảy nhiều như thế, nhưng chưa bao giờ có thể làm đầy miệng động, cũng không thấy nước tràn ra ngoài. Người ta đoán, nơi sâu của hang động này có địa mạo Karst được hình thành bởi đá vôi, địa hình tương tự với động thoát nước hình phễu dựng đứng, bất kể bao nhiêu nước biển cũng không thể đổ đầy.
Có điều thủy hệ trong địa mạo Karst có phức tạp đến đâu, thì chắc chắn cũng tồn tại một lối thoát nước. Vậy rốt cuộc, lượng nước lớn như vậy đổ vào huyệt động đã chảy đi đâu? Để giải đáp nghi vấn này, có một nhà thám trắc đã tạo ra hàng chục ngàn phao tiêu bằng cao su mang theo những kí hiệu đặc biệt, rồi ném xuống biển theo từng đợt, để chúng bị sóng triều cuốn xuống động, chỉ cần một phao tiêu xuất hiện ở một nơi khác, ông sẽ phát hiện thấy lối thoát nước của động không đáy, nhưng hàng chục ngàn phao tiêu kia đi vào dường như đều đã bị động không đáy nuốt chửng, cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể tìm thấy, dẫu chỉ là một cái phao tiêu trong số đó.
Tư Mã Khôi nói: “Kết cấu địa tầng ở đây vô cùng phức tạp, dù là địa mạo Karst cũng có thể tồn tại những vũng mù không có lối thoát ra ngoài, nói không chừng những phao tiêu kia đã trôi đến nơi đó rồi cũng nên. Tất nhiên, điều này chưa thể chứng minh trên thế giới tồn tại động không đáy. Tôi cảm thấy biển Âm Dụ ở vành đai 30 độ vĩ Bắc cũng là động không đáy không có lối ra, nhưng thực ra nó vẫn không hẳn là không có đáy một cách đúng nghĩa, vị trí hiện tại của đội khảo cổ còn nằm bên dưới xung quyền, nếu còn xuống sâu hơn nữa sẽ không thấy nước ngầm và tầng đá nữa, mà chỉ có đại dương mênh mông được hình thành bởi thể khí nóng bỏng, nó có thể biến vạn vật trên đời tan tành thành mây khói, bởi thế miếu thần chắc chắn không thể là động không đáy, có lẽ chỉ cần đi thêm mấy bước nữa là tới đáy thôi”.
Cao Tư Dương gật gù bảo: “Thì ra vậy, tấm bia Bái Xà nằm ở điểm tận cùng của thông đạo. Lẽ nào bao nhiêu bộ xương khô được khâm liệm trong vò gốm là dùng để tế lễ tấm bia đó sao?”
Thắng Hương Lân nói: “Có lẽ trong miếu còn tồn tại thứ gì khác, chỉ như vậy mới có thể giải thích vì sao họ lại lấy đá chặn thông đạo lại, bởi tấm bia đá không thể tự mình mọc chân chạy mất được”.
Cao Tư Dương nghe Thắng Hương Lân giải thích thì bỗng thấy rùng mình, không hiểu ở nơi sâu trong miếu thần còn có thứ gì khác được chứ? Lẽ nào là “xà nữ” mà bức bích họa đã vẽ?
Tư Mã Khôi cũng không dám chắc chuyện xà nữ của Cao Tư Dương có khả năng xảy ra hay không, vì ngay cả việc miếu thần của người Bái Xà cổ đại đã tồn tại bao nhiêu niên đại cũng nào ai biết? Từ trước khi Vũ Vương đúc đỉnh đồng Đồ Sơn đến nay, tộc người Bái Xà đã trải qua hơn 4700 năm, chưa nói đến xà nữ, mà bất kỳ thể loại yêu quái nào cũng không thể sống lâu như vậy được.
Tư Mã Khôi lại không lo sẽ gặp phải nguy hiểm trong miếu thần, bắt đầu từ khi đào thoát khỏi khe cốc khổng lồ trong núi Dã Nhân, những ngày bất thường đối với anh đã trở nên quá đỗi bình thường. Chỉ có điều, sau khi gặp được chân thân của Triệu Lão Biệt dưới lòng đất, mọi sự việc dường như đều tiến triển thuận lợi ngoài sức tưởng tượng của họ, đầu tiên là việc cả hội tìm thấy trang thiết bị vật tư, lương thực bổ sung của một đội thám hiểm khác trên khinh khí cầu nhiệt bị lâm nạn, sau đó đi xuyên qua mê cung với vô số đụn pha lê giao thoa chằng chịt, rồi lại may mắn thoát thân khỏi Tử thành chôn thây của tộc người Bái Xà, tiến vào đường hầm nằm dưới đáy dãy núi rồi đi một mạch đến đây và tìm thấy miếu thần.
Tuy cả hội chịu không ít gian nan vất vả cùng bao phen sợ hãi, hoảng loạn, nhưng so với những gì trải qua trước đây thì như vậy vẫn quá thuận lợi, mà ở nơi đây mọi sự bình thường lại là điều bất thường lớn nhất. Lẽ nào lúc này mọi hành động của đội khảo cổ trong miếu thần đều nằm trong vòng kiểm soát của Nấm mồ xanh? Bởi chẳng ai có thể lường trước được kết quả của định luật Murphy – càng sợ điều gì, điều ấy lại càng dễ xảy ra – trong cuộc đời vĩnh viễn không thể tránh được hai chữ “rủi ro”.
Hải ngọng phản đối: “Không phải! Chúng ta tuy đói nhưng đầu gối chưa bao giờ chịu bò, cũng chưa từng phản bội nhân dân hay phản bội Đảng, chưa bao giờ làm chuyện gì xấu xa, vậy sao kiếp này chúng ta phải chống nạng mò xuống hố quặng bới mấy viên than ghẻ còn sót lại này? Ông trời còn chẳng nỡ để con sẻ mù đói ăn nữa là, ai quy định chúng ta không có ngày gặp vận may? Theo tớ, nhân lúc vận may đang đến, chúng ta đừng chần chừ nữa, mau phá hủy tảng đá đó đi kẻo đêm dài lại lắm mộng!”
Tư Mã Khôi thấy Hải ngọng xách súng định chạy về phía trước, thì lập tức giơ tay giật lại, chửi: “Tiên sư Hải ngọng, cậu vội đi ăn chém thế cơ à? Chốc nữa, tôi chưa đồng ý, cấm ai được động vào tấm bia đá đấy!”
Tư Mã Khôi biết bí mật khắc trên tấm bia Bái Xà là manh mối duy nhất giải đáp vô số ẩn số, nhưng anh thực sự không thể tưởng tưởng nổi trong đó ẩn chứa mối logic cổ quái kỳ dị như thế nào. Giờ đây, hội anh chỉ có thể đi đến đâu hay đến đó. Đầu tiên, anh đi xuyên qua đường hầm của thạch điện, ở nơi sâu hơn lại là một tòa đại điện tương tự như lúc trước, sau đó họ lại đi khoảng trăm bước, trèo qua vài tảng đá đen chắn đường và tiến vào đại điện ở tầng thứ ba phía dưới cổng miếu thần.
Nơi này địa hình lún xuống theo chiều thẳng đứng và chính là hốc macma rỗng sâu nhất trong rốn núi, bên trong đủ sức chứa một sân bóng đá, ở giữa có một thanh xà đá dài chừng trăm mét, có thể đi qua được, ở đầu bên kia là một phiến đá bằng phẳng khổng lồ hình chữ nhật hiện lên sừng sững trên vách, chiều rộng và độ cao đều tầm vài chục mét. Mặt đá xanh thẫm, vân nổi loang lổ, phủ đầy những vết nứt hình mai rùa, nông sâu không đều nhau, xung quanh khắc hình dị thú, đó chính là tấm bia Bái Xà khiến người ta chết khiếp vì sợ.
Quả nhiên hội Tư Mã Khôi đã nhìn thấy tấm bia đá nằm ở nơi sâu trong miếu thần, bí mật cổ xưa đang gần ngay trước mắt, ngón tay ai nấy đều không tự chủ run rẩy từng hồi, cũng chẳng rõ là do lúc này đang kích động hay căng thẳng. Họ chiếu chùm sáng đèn quặng lên tấm bia Bái Xà, nhưng vẫn giữ khoảng cách nhất định để không nhìn rõ dấu vết của các văn tự trên đó, họ không dám bước lại gần nửa bước, mà chỉ dừng lại quan sát từ xa vị trí và hình dáng đại khái của tấm bia đá.
Tấm bia đá của người Bái Xà là phiến đá khổng lồ khắc đầy chữ triện cổ, mỗi chữ to như cái đấu, nét chữ tựa con bọ nhậy, cũng không giống với loại bia đá mà con bí hí cõng trên lưng mà hậu thế vẫn thấy, người xưa chỉ tận dụng phiến đá bằng phẳng có sẵn dưới lòng đất để khắc chữ lên mà thôi, tuy xung quanh cũng trang trí phù điêu mặt thú, nhưng vẻ nguyên thủy bề ngoài cùa phiến đá nham thạch tự nhiên thì vẫn chưa được mài giũa hoàn chỉnh nên trông nó vẫn nặng nề và thô sơ. Do văn tự được khắc rất sâu lên tấm bia, nên nhìn từ xa, nom nó giống vô số hố lõm chi chít, thời gian và đất bụi vẫn chưa thể mài mòn và che phủ lên nó. Thạch điện tối om làm người ta có cảm giác đè nén muốn ngộp thở.
Hải ngọng thấy tấm bia Bái Xà không có điểm gì khác thường, thì soi đèn quặng lên thanh xà đá nhìn ngó, anh phát hiện hài cốt chất đống như núi dưới đáy động đen ngòm, anh rùng mình, hít ngược một hơi lạnh, xem ra phỏng đoán lúc trước của cả hội không sai, tấm bia đá Bái Xà này đúng là tấm bia bị nguyền rủa.
Tư Mã Khôi cũng nhìn xuống theo, anh không thể hiểu tại sao bí mật trên tấm bia đá lại có khả năng tước đi sinh mạng của con người, nhớ thời kỳ đánh nhau ở Miến Điện, nghe Chu Tử Tài, một chiến hữu từng tham gia lao động thời vụ ở khu quặng Vân Nam nói rằng, ở biên giới Vân Nam có một khe núi gọi là khe Đà Mộc với địa mạo rất kỳ quái. Theo tiếng bản địa thì khe Đà Mộc có nghĩa là khe núi mọc nhiều cỏ dại, sau này người ta cho đào một mỏ quặng trong khe núi. Do đãi ngộ công nhân khai thác mỏ khá tốt, một năm phát hai bộ đồng phục, mỗi tháng cho một túi đường trắng với nửa cân thịt lợn gọi là quà bồi dưỡng, không những vậy, công việc ở đây cũng không nặng nhọc lắm, cho nên các thành viên ở nông trường và binh đoàn tranh nhau đi.
Nhưng công việc ở đây không giống với công việc đào than, đối với công việc đào than, bạn chỉ cần nhìn bằng mắt thường là phát hiện thấy tầng than ở dưới giếng quặng, nhưng hố quặng ở khe Đà Mộc thì lại cần dùng một thiết bị hình vuông, đen sì sì đi khắp nơi đo đạc, nghe chiếc hộp phát ra âm thanh cảnh báo tút tút, thì lấy cuốc đào lên, thời gian lâu dần bắt đầu có người xuất hiện hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, rồi rụng tóc, rụng từng nắm một. Lúc đó, người ta đề xướng tinh thần “thứ nhất không sợ khổ, thứ hai không sợ chết”, đàn bà ở nông thôn sinh con không cần đi bệnh viện, thì rụng mấy sợi tóc sao có thể coi là bệnh được? May mà trong những thành viên tham gia khai thác quặng ở khe Đà Mộc còn có một thầy giáo từng giảng dạy ở Học viện địa chất Bắc Kinh, bị đẩy về đó cải tạo lao động.
Ông khá thân thiết với Chu Tử Tài, thường ngày Tài cũng rất quan tâm đến ông, tình cảm của hai người chẳng khác nào tình thầy trò. Một ngày, thầy dạy địa chất kéo Chu Tử Tài ra một chỗ vắng người, thì thầm bảo: “Chỗ này không ở được lâu đâu, nếu cậu có thể đi, thì mau đi đi!”. Chu Tử Tài cũng sớm cảm thấy nơi đây có gì đó bất thường, nhưng không biết cụ thể là ở điểm nào, anh ta bèn hỏi thầy giáo xem tóm lại có chuyện gì. Thầy giáo nói: “Chúng ta đang ở trong hố quặng Uranium, phóng xạ trong giếng cực kỳ mạnh, cho nên cỏ trên mặt đất không thể mọc được nửa cọng, thiết bị thám trắc lúc thường mình hay dùng gọi là thiết bị đo tia
gama, tia xạ gama vượt quá năm mươi, sẽ gây ra nguy hiểm cho cơ thể con người. Chưa nói đến độ phóng xạ trong giếng cao bao nhiêu, chỉ riêng ở giường ngủ dưới lòng đất, thì độ phóng xạ đã vượt quá hai trăm, tiếp tục ở lại trong mỏ quặng nhất định sẽ mất mạng”. Thầy giáo địa chất nọ tuổi đã ngoại ngũ tuần, ông chấp nhận số phận, không muốn chạy trốn, bởi vậy chỉ tiết lộ bí mật cho một mình Chu Tử Tài, ông thấy cậu thanh niên này tuy trẻ tuổi, nhưng chắc sẽ có tiền đồ. Sau khi nghe được thông tin ấy, anh ta liền chạy đến Miến Điện tham gia đội du kích quân Cộng hòa nhân dân, sau đó anh cũng không bao giờ gặp lại người thầy giáo tốt bụng ấy nữa.
Tư Mã Khôi nghĩ đến đây thì nêu nghi vấn với mọi người: Phải chăng tấm bia đá Bái Xà là một loại tầng quặng nằm trong lòng đất giống như mỏ quặng ở khe Đà Mộc? Không những vậy phóng xạ còn cực mạnh, có thể nhanh chóng khiến con người tử vong, đáng tiếc đội khảo cổ không có thiết bị thám trắc đo tia gama ở đây nên không chứng thực được điều này.
Thắng Hương Lân nói: “Anh không cần lo lắng về chi tiết này, phía dưới tấm bia đá có vết rêu mọc, điều đó cho thấy đây không phải tảng đá hàm chứa tia phóng xạ, riêng điểm này tôi có thể bảo đảm”.
Tư Mã Khôi nghe vậy liền gật đầu, lòng thầm nghĩ: “Vậy tấm bia mang đến lời nguyền chết chóc này cũng chỉ là ở bí mật khắc trên nó. Nếu nhìn thấy nó mà lập tức lăn ra chết, thì chúng ta phải thăm dò bí mật ấy bằng cách nào đây?”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.