Quyển 2 - Chương 20: Hồi hai: Bảo cốt
Thiên Hạ Bá Xướng
02/11/2016
Đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà lúc trước còn bận chăm sóc giáo sư Nông địa cầu, nên không biết hội Tư Mã Khôi đã tìm thấy gì cạnh đống hài cốt, mãi đến lúc này mới phát hiện ra cuốn cổ tịch. Anh chàng sinh ra và lớn lên trong đội lạc đà, thường nghe các bô lão chăn lạc đà kể những sự tích biệt bảo như thế này:
Nghe nói người Hồ Thương ở Tây Vực và người bản địa Giang Tây rất giỏi sử dụng phương thuật, mọi bảo vật trên trời dưới đất, không thứ gì bọn họ không biết lai lịch gốc tích. Tuy vậy, phương thuật sử dụng của dân biệt bảo hai vùng này cũng hoàn toàn khác nhau. Dân Giang Tây có thuật “khai địa nhãn” trong hầm tối, còn người Hồ Tây Vực lại nuôi “huyết châu” trên cơ thể mình. Huyết châu chính là cái u thịt mà con ba ba dưới đáy sông tiết ra từ cơ thể, to như viên thuốc hoàn, không bóng sáng, bởi vậy người xưa còn gọi thuật biệt bảo này là “ba bảo”. Thông thường họ đều dùng dao khoét một lỗ ngay trên cánh tay mình rồi nhét viên ba bảo vào trong thịt, đợi khi vết thương liền miệng thì bất kể muốn tìm bảo vật gì, nó đều phản ứng báo hiệu cho chủ nhân biết.
Loại cổ thuật này đã thất truyền từ lâu, phần lớn chỉ những người có tuổi mới biết đến nó. Đương nhiên trong đó cũng không thiếu những truyền thuyết hư hư thực thực, thực ít hư nhiều. Bởi vì có một số nơi lạc hậu nghèo khó, thương nhân từ ngoài đến làm ăn lại chăm chỉ thực tế, tính toán việc gì đều cẩn thận chi li, dần dần họ trở nên phát tài giàu có, trong khi đó thì người bản địa chỉ biết an phận thủ thường, suốt ngày ôm ấp vợ con trong chăn ấm nệm êm, không có ý chí phấn đấu. Nay thấy người khác kiếm được tiền thì cũng đỏ mắt thèm thuồng, nhưng lại không thể hiểu vì sao nhà mình không ăn nên làm ra như nhà họ, vì sao tất cả tiền bạc đều chảy vào túi bọn ngoại tỉnh? Thế là họ bèn đổ trách nhiệm lên đầu những khách biệt bảo từnơi khác đến kia, nói đám người này đã sử dụng bí thuật để cướp mất bảo vật bí mật khiến linh khí của mạch núi mạch sông khô kiệt, làm hại phong thủy của cả dải đất.
Trên sa mạc Gobi còn lưu truyền một truyền thuyết thế này:
Sa mạc Lopnor trước đây, chỗ nào cũng toàn rừng rậm và hồ bể, dê bò thả khắp cánh đồng, cỏ cây tươi tốt mỡ màng, cá diêu hồng trong hồ bắt mãi không hết, tiếng chuông lạc đà kêu leng keng suốt dọc các con đường cổ. Các sứ thần và dòng khách buôn đến từ Trường An, Quý Sương(1), Parthia(2), Đại Uyên(3) lúc nào cũng nườm nượp không ngớt. Người ta sử dụng tiền tệ của các nước Trung Á và đồng tiền lưu hành thời Hán để giao dịch mua bán các mặt hàng như tơ lụa, hương liệu, gương đồng, lưu ly…
(1) Quý Sương: tức đế quốc Quý Sương, còn gọi là đế quốc Kushan, một vương quốc cổ ở Trung Á. Đế chế này trải dài từ Tajikistan tới biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Quý Sương của dân Nguyệt Chi đến từ Tân Cương. Đó là trung tâm trao đổi giữa phương Đông và phương Tây.
(2) Parthia: tức đế quốc Parthia, là một quốc gia của người Iran ở Trung Đông, trải dài từ từ phía bắc sông Euphrates, nay là phía đông Thổ Nhĩ Kỳ, tới phía đông Iran. Đế quốc này trên tuyến đường tơ lụa giữa Đế chế La Mã ở lưu vực Địa Trung Hải và nhà Hán ở Trung Quốc, là một trung tâm buôn bán và thương mại.
(3) Đai Uyên: là một dân tộc và quốc gia ở Tây Vực Hán. thuộc tộc người Ferghana ở Trung Á.
Mãi đến khi quốc vương nước Thiện Thiện ban bố mệnh lệnh phải xây dựng bằng được tòa thành Vu Nê, nhưng không hiểu sao cứ xây đoạn nào là sụp đoạn đó. Lúc đó, có vị khách thương người Hồ Ba Tư đi qua mới nói: dưới chân thành có “khương kiết”, nên bắt buộc phải đào đất lấy nó lên rồi mới xây thành được.
Sau khi được sự cho phép của quốc vương nước Thiện Thiện, vị thương nhân người Hồ Ba Tư nọ mới khảo sát phương hướng, vị trí rồi đào một cái hố rất sâu, nhưng bên trong không hề có “khương kiết” gì, mà chỉ là chiếc đinh han gỉ đừng trong bình gốm, dài không đến một thốn (1 thốn = 3.3cm), sau khi rửa sạch sẽ thì nó ánh lên màu nửa xanh nửa đỏ như chất ngọc.
Từ đó về sau việc xây dựng thành Vu Nê được tiến hành thuận lợi, không còn bị sụp đổ nữa, thế nhưng đất nước này bắt đầu xuất hiện tình trạng đất lún nước cạn, bão cát xảy ra liên miên. Lúc đó mọi người mới biết cái đinh ngọc mà gã người Hồ Tây Vực đào được, chính là bảo cốt. Người Ba Tư thờ hỏa vương, từng để lại lời nguyền: kẻ nào có được nó, kẻ đó sẽ được bái làm tướng quốc. Vị quốc vương Thiện Thiện làm mất bảo vật quý giá thì rất lấy làm hối hận, nhưng mọi sự đã quá muộn. Cùng với sự đổi dòng chảy của sông Khổng Tước và chặn dòng của sông Tháp Lý Mộc(4), thì các thành trì cổ đại hiển hách phồn hoa bậc nhất Tây Vực như Vu Nê, Lâu Lan cuối cùng cũng bị bỏ hoang phế một cách thần bí ở nơi sâu trong sa mạc, và rồi dần dần trở thành biển cát mênh mang, im lìm đầy chết chóc. Dấu tích con người toàn biến mất, chỉ còn lại thành quách hoang vắng, sừng sững đối chọi với đất trời.
(4) Tháp Lý Mộc: còn gọi là sông Tarim.
Cũng chính vì vậy mà đến tận ngày nay, người ta vẫn có một quan niệm khá phiến diện, cho rằng thuật biệt bảo của khách buôn người Hồ Tây Vực đều là loại tà môn ngoại đạo, chuyên dùng để mê mị hồn người. Nếu kẻ thi triển pháp thuật tham lam quá độ khi nuôi dưỡng huyết châu trong cơ thể, thì cuối cùng sẽ tự rước họa vào thân, trở thành hình nhân giống như con ma sống vậy.
Từ nhỏ, Lưu Giang Hà đã theo đoàn lạc đà hành tẩu trên sa mạc. Anh cũng nghe rất nhiều câu chuyện loại này, tuy cũng biết những quan niệm hủ cựu kiểu đó đáng lẽ phải sớm bị bài trừ khỏi luồng tư tưởng của con người cách mạng mới phải, nhưng không ngờ lại nhìn thấy Tư Mã Khôi mang theo cuốn cổ tịch kia bên mình, lại còn định làm theo các hướng dẫn trong sách, nên anh mới không nhịn được, mà mở lời khuyên can.
Tư Mã Khôi đã sớm nghe đồn về những chuyện tương tự như Lưu Giang Hà vừa kể, nhưng anh không hề bận tâm. Đúng như giáo sư Nông nói: “Nhìn vấn đề phải nhìn thẳng vào bản chất, không nên bị nhiễu loạn bởi các hiện tượng bên ngoài”, huống hồ phương thuật mà Triệu Lão Biệt sử dụng là thổ pháp khai địa nhãn của dân biệt bảo Giang Tây, chứ đâu phải của người Hồ Tây Vực. Mà rốt cục các phương thuật biệt bảo lưu truyền trong truyền thuyết dân gian, tất thảy đều là các phương pháp vô cùng ly kỳ cổ quái, người thường ngay cả nghĩ cũng không thể nghĩ ra, cũng bởi vậy nên nó mới được đồn thổi một cách thần bí khôn lường như vậy. Anh nhận định: trong các hình minh họa mà Triệu Lão Biệt để lại, nhất định phải tồn tại một ám thị gì đó, bốn bức tranh có khả năng là bốn phương pháp biệt bảo khác nhau.
Năm đó, sau khi Tư Mã Khôi chôn thi thể Triệu Lão Biệt ở nghĩa địa khu Hắc Ốc, trong đầu anh thường vẩn vơ nghĩ về ẩn ý của hai câu ám ngữ này. Bây giờ lại nhìn thấy mấy bức tranh minh họa trong cuốn cổ tịch biệt bảo, anh bèn nhớ lại một điển cố mà Văn Võ tiên sinh từng kể trước đây, không chừng nó lại có liên quan đến hai câu trăng trối “Núi đá vàng sinh ra bò vàng, đại kiếp đến ta cưỡi mây ngàn… ” của Triệu Lão Biệt cũng nên.
Tương truyền, trong vách đá cheo leo ở núi sâu Côn Lôn có cao ngọc cốt ngọc(5), nhưng nơi đó khe sâu cốc tối, đường đi hiểm trở chênh vênh khác thường. Vả lại dưới đáy cốc lại mù mịt sương mây, có cả chướng khí chết người, nên không ai có thể leo xuống được dưới đó. Thế là người ta bèn nghĩ ra một kế để lấy bảo vật. Đầu tiên, họ dắt các con thú lớn như bò, ngựa hay con la lên đỉnh núi, sau đó đẩy chúng xuống khe núi sâu thẳm phía dưới.
(5) Cao ngọc cốt ngọc: chỉ nhựa của ngọc, là thuốc tiên trong truyền thuyết.
Các loài thú thân hình to lớn như bò, ngựa – có trọng lượng cơ thể rất nặng, khi rơi tự do từ độ cao hàng nghìn mét xuống, đương nhiên thịt nát xương tan, máu me be bét, sau khi da thịt nó thối rữa sẽ bốc ra mùi hôi thối dẫn dụ các loài mãnh điểu từ nơi khác đến kiếm mồi. Những loài chim này có thân hình rất to lớn, đủ sức quắp cả con bò hoặc dê lên không trung. Bọn chúng có thể trực tiếp bay vào tận trong khe sâu, xé thịt và nội tạng của con mồi sau đó dùng mỏ quắp về tổ. Lúc này, những kẻ săn lùng bảo vật đã mai phục sẵn trên đỉnh núi, sẽ khua chuông gõ mõ khiến lũ chim hoảng hốt bỏ lại miếng thịt thối mà bay đi.
Lúc lũ bò dê rơi xuống khe núi và bị chết, da thịt chúng sẽ bám đầy ngọc cao. Sau khi đánh đuổi lũ chim, những kẻ săn tìm bảo vật có thể nhẹ nhàng thu lượm cao ngọc cốt ngọc dính trên miếng thịt thối. Ngọc dính vào đó ít hay nhiều, còn phải xem vận may ở từng thời điểm. Đây cũng là một môn phương thuật tiềm tàng, người thường không rõ nguyên lý của nó thì khó lòng tưởng tượng được sự thần diệu ẩn chứa bên trong.
Những nhà thám hiểm người Pháp bị chết trước cửa Hắc Môn, trong ba lô đựng rất nhiều bảo vật quý giá của vương triều Lâu Lan, ví dụ như dao găm bằng vàng, bằng ngọc thạch, trên bề mặt các đồ vật này có những tia chấm màu đen, dường như đó là vết máu đông kết lại mà thành.
Giờ đây có thể suy đoán: có lẽ người Pháp cấu kết với dân biệt bảo đã lợi dụng bí thuật cổ truyền này để lấy bảo vât dưới lòng địa máng, chỉ có điều chưa hẳn bọn họ dùng các loài gia súc như bò dê, mà dùng người chết ném xuống vực sâu thì vẫn có thế đạt được hiệu quả tương tự.
Tư Mã Khôi nói: bức tranh minh họa đầu tiên trong cuốn cổ tịch biệt bảo có lẽ muốn mượn điển cố khai quật bảo vật ở núi Côn Lôn, đế ám thị cho chúng ta thấy mối hiểm họa to lớn tiềm tàng trong địa máng. Nếu tranh minh họa vẽ tử thi, thay vì bò, thì có lẽ đã không tối nghĩa khó hiểu thế này. Nhưng dưới lòng đất chắc chắn không thể có loài mãnh điểu nào tồn tại, nên tuy đoàn thám hiểm Pháp cuối cùng đã lấy được bảo vật, nhưng tất cả thành viên vẫn tử nạn trên đường trở về. Vậy xem ra lời gợi ý trong bức tranh chỉ có tác dụng tham khảo, chúng ta không thể không tin, nhưng cũng không thể tin tưởng nó một cách hoàn toàn được.
Thắng Hương Lân gật đầu thừa nhận: “Địa thế của khe địa máng này chạy theo chiều Nam Bắc; cửa động phía dưới cửa sổ núi chính là điểm khởi đầu của cực nam, đồng thời cũng chính là Hắc Môn an táng thi thể của tiên vương Lâu Lan cổ. Từ xưa đến nay, chưa người nào có thể đi sâu vào khu vực bên trong, chúng ta xuống lòng địa máng thì sẽ vô cùng nguy hiểm, vì chỉ cần lơ là một chút là lập tức xảy ra bất trắc. Bởi vậy chúng ta cần phải cố gắng lên tinh thần một trăm hai mươi phần trăm mới được.”
Lúc này Hải ngọng tìm thấy một khe đá nằm lơ lửng phía dưới cửa sổ núi, nó hơi chênh chếch, ăn thong với lòng đất ở mặt cạnh, có điều bắt buộc phải buộc giáo sư vào cáng thì mới khênh đi được.
Tư Mã Khôi thấy vách cheo leo hiểm trở căn bản không thể xoay chuyển được cáng, bèn bảo mọi người vứt bớt một ba lô, rồi từng người lần lượt cõng giáo sư trên lưng, đồng thời lấy khẩu K54 – mà đại đội trưởng Mục để lại, giao cho Thắng Hương Lân phòng thân. Sau đó anh lên quy lát khẩu thần công của mình, rồi cuối cùng anh kết sẵn mấy bó đuốc cất vào trong ba lô.
Lúc này Thắng Hương Lân mới thấy: lúc ở nông trường khai hoang, Tư Mã Khôi cương quyết đòi phân phát vũ khí cho tất cả thành viên trong đội, quả thực là suy nghĩ rất chu toàn. Cô khoác súng chéo qua vai, bật đèn cacbua để thăm dò chất lượng không khí, nhìn sang thấy đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà trông rất căng thẳng, khuôn mặt tái xanh, cô bèn hỏi: “Đội trưởng Hà, anh không sao chứ?”
Tuy Lưu Giang Hà rất thông thuộc địa hình và khí hậu ở sa mạc, nhưng anh lại chưa bao giờ trải qua tình huống với đạn thật súng thật, vì đơn vị liên lạc không dây lại không phải bộ đội tác chiến. Hơn nữa, anh cũng chưa bao giờ đi xuyên qua sơn động, nên cảm giác lạc lõng trong bóng tối sẽ khiến người ta vô cùng hoảng loạn và áp lực, những người không có kinh nghiệm khó tránh khỏi tâm lý sợ hãi khi rơi vào hoàn cảnh ấy. Thế nhưng anh là một người khá sĩ diện, không muốn cho mọi người thấy sự sợ hãi của mình, nên cố gắng ra vẻ cứng cỏi đáp: “Không sao cả, tôi nghe đại đội trưởng Mục nói, nhiệm vu chúng ta chấp hành lần này là một trong những chiến lược vĩ đại của đại Cách mạng Văn hóa giai cấp vô sản. Tôi có quyết tâm…”
Hải ngọng cõng giáo sư trên lưng giục giã: “Tôi hỏi các cậu có muốn đi hay không hả? Con bà nó, đến bây giờ thì cuối cùng tôi cũng ngộ ra: bắt Hải ngọng cậu đây chết vì mệt, khả năng cũng là một trong những chiến lược vĩ đại của đại Cách mạng Văn hóa giai cấp vô sản đấy nhỉ!”
Tư Mã Khôi nghe xong, bỗng nhiên nghĩ đến kế hoạch kính viễn vọng địa cầu, đó là kế hoạch do người Liên Xô thực thi vào những năm năm mươi, nhưng những bí mật họ phát hiện dưới lòng đất cho đến nay dường như vẫn không phát huy được tác dụng gì. Bây giờ đội thám hiểm lại quên mình liều mạng tiến vào cực vực Lopnor, đã chết bao nhiêu người, rồi cho dù lấy được số liệu và mẫu đá mà người Liên Xô để lại, thì e rằng cũng viễn không thể trở về được nữa. Lần hành động này có ý nghĩa gì lớn lao thực sự không? Chẳng lẽ họ sẽ có cái kết, giống như cái kết mà bao tiểu thuyết cổ vẫn thường bình luận trước khi đóng sách: “Từ đó về sau, quốc thái dân an, văn trung võ dũng, thiên ha thái bình”?
Nghĩ đi thì chắc chẳng thể đạt đến được mức ấy, có điều nghĩ lại, kẻ cầm đầu tổ chức Nấm mồ xanh hành sự lén lút vụng trộm, cũng vì muốn giải mã các kí hiệu cổ trong tòa thành Nhện Vàng. Hắn còn nghĩ ra kế hoach quái dị: sử dụng máy móc đặc biệt để thu nhận luồng sóng điện u linh, tư tưởng và hành vi tà mị của hắn dường như không bao giờ cạn, việc gì cũng có thể ra tay được, nên nếu không tìm cách xác minh chân tướng sự việc, thì hậu họa chắc chắn sẽ vô cùng ghê gớm. Nếu đúng như lời giáo sư nói: trong cực vực dưới lòng đất tồn tại mọi bí mật của Nấm mồ xanh, thì cho dù chuyến đi này không có ngày trở về, cho dù phải hi sinh tính mạng, thì mình cũng quyết liều đi đến cùng.
Chính bởi thế nên Tư Mã Khôi không hề nghĩ đến việc rút lui; tuy biết rõ đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà thiếu kinh nghiệm tác chiến, nhưng cũng không thể đuổi anh ta về, cơ sự đã đến nước này thì chỉ còn biết cố hết khả năng của mình, để mắt đến anh ta nhiều hơn một chút. Anh theo sát mọi người bám vào vách núi hiểm trở lần mò xuống dưới. Trong địa máng mịt mù màn sương đen dày nặng, nó được hình thành do hơi nước ngưng tụ, giống như tầng mây quẩn quýt giữa bầu không. Khi cả đội đi xuống độ sâu khoảng năm, sáu ngàn mét so với lớp vỏ Trái Đất, đồng hồ khí áp bắt đầu mất tác dụng.
Nhưng kể cũng lạ. không ai trong đội cảm nhận thấy sức nén mãnh liệt của địa áp, hàm lượng dưỡng khí cũng không hề suy giảm, nhịp tim hơi thở của họ đều bình thường. Trước mắt mọi người bóng tối bủa vây đen đặc, nên không thể phán đoán nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này, mà chỉ suy đoán có lẽ nó liên quan đến cấu tạo địa chất đặc thù ở đây.
Cuối cùng, đội thám hiểm cũng đến tầng đáy của vách đá dựng đứng, nơi chạm đất là bậc thềm bằng phẳng trầm tích hóa vật canxi, khó có thể thăm dò được phạm vi bao trùm, đến đâu cũng toàn là một làn khí lạnh lẽo ẩm ướt nhơm nhớp, mặt đất vương vãi đầy chum vại vàng bạc và xương cốt chất chồng, phần lớn đều là đồ chôn theo của tiên vương Lâu Lan cổ An Quy Ma Nã. Đó đều là những báu vật hiếm có, mà người đời sau mang cúng tế quốc chủ, vật bắt mắt nhất là một cây đại thụ, nhìn trong suốt, được làm bằng san hô khảm ngọc trai. Khi ánh sáng đèn cacbua soi vào, toàn thân nó ánh lên vẻ lung linh rực rỡ khiến người ta phải chói mắt.
Tư Mã Khôi biết về báu vật này, nó chính là cây phong hỏa (6) trong Mậu Lăng của Hán Vũ Đế, cao mười mét, từng là bảo vật trấn tà trong cung nhà Hán. Những năm thời Đông Hán, xã hội loạn lạc nhiễu nhương nên bảo vật này mới bị lưu lạc đến Tây Vực, không ngờ giờ đây lại có thể tận mắt nhìn thấy nó ở Hắc Môn. Anh lại nhìn thấy dưới gốc cây phong hỏa, có một chiếc quan tài lớn đặt trên bệ ngọc màu mỡ dê. Quan tài có dạng mình dê đầu rắn, rất giống với chiếc thuyền rồng. Có lẽ thi hài của tiên vương An Quy Ma Nã được khâm liệm ở bên trong.
Lúc này, mọi người còn đang nóng lòng tìm kiếm nguồn nước, nên không có nhiều thời giờ để ý, chỉ men theo vách đá lần mò về phía trước, rồi dần dần phát hiện phía dưới là hàng bệ đất, cũng chính là phần lồi ra trong địa máng. Vây quanh bệ đất là gỗ hóa thạch với nhiều hình thù kỳ quái, vào sâu hơn nữa là vũng nước tù, dường như đó là đầm nước tích ngầm dưới lòng đất do thiên nhiên hình thành, nhìn kỹ hơn thì thấy trong nước có một vài sinh vật phù du đang bơi lội tung tăng, xem ra đó không phải nước tù mà là nước chảy trong mạch ngầm.
Hải ngọng thấy dưới lòng đất có nước bèn đặt giáo sư đang hôn mê xuống đất, định bụng lấy bình ra múc nước.
Tư Mã Khôi liền vội ngăn anh lại: “Khoan đã! Có gì đó không ổn! Di chỉ Hắc Môn Lâu Lan cổ này hoàn toàn rộng mở, ngoại trừ vị trí nằm sâu trong lòng đất ra, thì không hề nhìn thấy bất kỳ biện pháp phòng bị hiệu quả nào cả. Vậy mà sao bọn thổ tặc lại không dám đến đây? Nguy hiểm mà cuốn cổ tịch biệt bảo ám thị lại không biết nằm ở chỗ nào?”
Hải ngọng nói: “Tớ đã nói với các cậu bao nhiêu lần rồi, bọn thổ tặc mà biết có những nguy hiểm gì thật, thì chúng đã không đến nỗi phải bỏ mạng ở đây, cậu tin mấy lời ma quỷ đó làm gì”. Nói xong anh liền bật đèn quặng, gập người xuống lấy nước, nhưng vừa mới thò tay ra thì đã rụt vội tay lại như bị điện giật. Anh ngửa mặt lên trời ngồi phịch xuống đất, thảng thốt kêu lên: “Ối! Ma!”
Tư Mã Khôi ngạc nhiên hỏi: “Tiên sư Hải ngọng! Lại sợi dây thần kinh nào bị chập mạch rồi à? Làm gì mà la oai oái lên thế? Tớ thấy ở đây chắc chắn có loài sinh vật bí ẩn nào đó đang rình rập trong bóng tối, cậu vặn loa nhỏ một tí cho tớ nhờ, đừng có mà để lộ mục tiêu.”
Hải ngọng ngẩng đầu nhìn lòng bàn tay của mình, hoảng hốt lẩm bẩm: “Các cậu mau lại mà xem! Mẹ kiếp! Nó có phải là tay tớ nữa không nhỉ? Sao giống y chang tay người chết thế này?”
Nghe nói người Hồ Thương ở Tây Vực và người bản địa Giang Tây rất giỏi sử dụng phương thuật, mọi bảo vật trên trời dưới đất, không thứ gì bọn họ không biết lai lịch gốc tích. Tuy vậy, phương thuật sử dụng của dân biệt bảo hai vùng này cũng hoàn toàn khác nhau. Dân Giang Tây có thuật “khai địa nhãn” trong hầm tối, còn người Hồ Tây Vực lại nuôi “huyết châu” trên cơ thể mình. Huyết châu chính là cái u thịt mà con ba ba dưới đáy sông tiết ra từ cơ thể, to như viên thuốc hoàn, không bóng sáng, bởi vậy người xưa còn gọi thuật biệt bảo này là “ba bảo”. Thông thường họ đều dùng dao khoét một lỗ ngay trên cánh tay mình rồi nhét viên ba bảo vào trong thịt, đợi khi vết thương liền miệng thì bất kể muốn tìm bảo vật gì, nó đều phản ứng báo hiệu cho chủ nhân biết.
Loại cổ thuật này đã thất truyền từ lâu, phần lớn chỉ những người có tuổi mới biết đến nó. Đương nhiên trong đó cũng không thiếu những truyền thuyết hư hư thực thực, thực ít hư nhiều. Bởi vì có một số nơi lạc hậu nghèo khó, thương nhân từ ngoài đến làm ăn lại chăm chỉ thực tế, tính toán việc gì đều cẩn thận chi li, dần dần họ trở nên phát tài giàu có, trong khi đó thì người bản địa chỉ biết an phận thủ thường, suốt ngày ôm ấp vợ con trong chăn ấm nệm êm, không có ý chí phấn đấu. Nay thấy người khác kiếm được tiền thì cũng đỏ mắt thèm thuồng, nhưng lại không thể hiểu vì sao nhà mình không ăn nên làm ra như nhà họ, vì sao tất cả tiền bạc đều chảy vào túi bọn ngoại tỉnh? Thế là họ bèn đổ trách nhiệm lên đầu những khách biệt bảo từnơi khác đến kia, nói đám người này đã sử dụng bí thuật để cướp mất bảo vật bí mật khiến linh khí của mạch núi mạch sông khô kiệt, làm hại phong thủy của cả dải đất.
Trên sa mạc Gobi còn lưu truyền một truyền thuyết thế này:
Sa mạc Lopnor trước đây, chỗ nào cũng toàn rừng rậm và hồ bể, dê bò thả khắp cánh đồng, cỏ cây tươi tốt mỡ màng, cá diêu hồng trong hồ bắt mãi không hết, tiếng chuông lạc đà kêu leng keng suốt dọc các con đường cổ. Các sứ thần và dòng khách buôn đến từ Trường An, Quý Sương(1), Parthia(2), Đại Uyên(3) lúc nào cũng nườm nượp không ngớt. Người ta sử dụng tiền tệ của các nước Trung Á và đồng tiền lưu hành thời Hán để giao dịch mua bán các mặt hàng như tơ lụa, hương liệu, gương đồng, lưu ly…
(1) Quý Sương: tức đế quốc Quý Sương, còn gọi là đế quốc Kushan, một vương quốc cổ ở Trung Á. Đế chế này trải dài từ Tajikistan tới biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Quý Sương của dân Nguyệt Chi đến từ Tân Cương. Đó là trung tâm trao đổi giữa phương Đông và phương Tây.
(2) Parthia: tức đế quốc Parthia, là một quốc gia của người Iran ở Trung Đông, trải dài từ từ phía bắc sông Euphrates, nay là phía đông Thổ Nhĩ Kỳ, tới phía đông Iran. Đế quốc này trên tuyến đường tơ lụa giữa Đế chế La Mã ở lưu vực Địa Trung Hải và nhà Hán ở Trung Quốc, là một trung tâm buôn bán và thương mại.
(3) Đai Uyên: là một dân tộc và quốc gia ở Tây Vực Hán. thuộc tộc người Ferghana ở Trung Á.
Mãi đến khi quốc vương nước Thiện Thiện ban bố mệnh lệnh phải xây dựng bằng được tòa thành Vu Nê, nhưng không hiểu sao cứ xây đoạn nào là sụp đoạn đó. Lúc đó, có vị khách thương người Hồ Ba Tư đi qua mới nói: dưới chân thành có “khương kiết”, nên bắt buộc phải đào đất lấy nó lên rồi mới xây thành được.
Sau khi được sự cho phép của quốc vương nước Thiện Thiện, vị thương nhân người Hồ Ba Tư nọ mới khảo sát phương hướng, vị trí rồi đào một cái hố rất sâu, nhưng bên trong không hề có “khương kiết” gì, mà chỉ là chiếc đinh han gỉ đừng trong bình gốm, dài không đến một thốn (1 thốn = 3.3cm), sau khi rửa sạch sẽ thì nó ánh lên màu nửa xanh nửa đỏ như chất ngọc.
Từ đó về sau việc xây dựng thành Vu Nê được tiến hành thuận lợi, không còn bị sụp đổ nữa, thế nhưng đất nước này bắt đầu xuất hiện tình trạng đất lún nước cạn, bão cát xảy ra liên miên. Lúc đó mọi người mới biết cái đinh ngọc mà gã người Hồ Tây Vực đào được, chính là bảo cốt. Người Ba Tư thờ hỏa vương, từng để lại lời nguyền: kẻ nào có được nó, kẻ đó sẽ được bái làm tướng quốc. Vị quốc vương Thiện Thiện làm mất bảo vật quý giá thì rất lấy làm hối hận, nhưng mọi sự đã quá muộn. Cùng với sự đổi dòng chảy của sông Khổng Tước và chặn dòng của sông Tháp Lý Mộc(4), thì các thành trì cổ đại hiển hách phồn hoa bậc nhất Tây Vực như Vu Nê, Lâu Lan cuối cùng cũng bị bỏ hoang phế một cách thần bí ở nơi sâu trong sa mạc, và rồi dần dần trở thành biển cát mênh mang, im lìm đầy chết chóc. Dấu tích con người toàn biến mất, chỉ còn lại thành quách hoang vắng, sừng sững đối chọi với đất trời.
(4) Tháp Lý Mộc: còn gọi là sông Tarim.
Cũng chính vì vậy mà đến tận ngày nay, người ta vẫn có một quan niệm khá phiến diện, cho rằng thuật biệt bảo của khách buôn người Hồ Tây Vực đều là loại tà môn ngoại đạo, chuyên dùng để mê mị hồn người. Nếu kẻ thi triển pháp thuật tham lam quá độ khi nuôi dưỡng huyết châu trong cơ thể, thì cuối cùng sẽ tự rước họa vào thân, trở thành hình nhân giống như con ma sống vậy.
Từ nhỏ, Lưu Giang Hà đã theo đoàn lạc đà hành tẩu trên sa mạc. Anh cũng nghe rất nhiều câu chuyện loại này, tuy cũng biết những quan niệm hủ cựu kiểu đó đáng lẽ phải sớm bị bài trừ khỏi luồng tư tưởng của con người cách mạng mới phải, nhưng không ngờ lại nhìn thấy Tư Mã Khôi mang theo cuốn cổ tịch kia bên mình, lại còn định làm theo các hướng dẫn trong sách, nên anh mới không nhịn được, mà mở lời khuyên can.
Tư Mã Khôi đã sớm nghe đồn về những chuyện tương tự như Lưu Giang Hà vừa kể, nhưng anh không hề bận tâm. Đúng như giáo sư Nông nói: “Nhìn vấn đề phải nhìn thẳng vào bản chất, không nên bị nhiễu loạn bởi các hiện tượng bên ngoài”, huống hồ phương thuật mà Triệu Lão Biệt sử dụng là thổ pháp khai địa nhãn của dân biệt bảo Giang Tây, chứ đâu phải của người Hồ Tây Vực. Mà rốt cục các phương thuật biệt bảo lưu truyền trong truyền thuyết dân gian, tất thảy đều là các phương pháp vô cùng ly kỳ cổ quái, người thường ngay cả nghĩ cũng không thể nghĩ ra, cũng bởi vậy nên nó mới được đồn thổi một cách thần bí khôn lường như vậy. Anh nhận định: trong các hình minh họa mà Triệu Lão Biệt để lại, nhất định phải tồn tại một ám thị gì đó, bốn bức tranh có khả năng là bốn phương pháp biệt bảo khác nhau.
Năm đó, sau khi Tư Mã Khôi chôn thi thể Triệu Lão Biệt ở nghĩa địa khu Hắc Ốc, trong đầu anh thường vẩn vơ nghĩ về ẩn ý của hai câu ám ngữ này. Bây giờ lại nhìn thấy mấy bức tranh minh họa trong cuốn cổ tịch biệt bảo, anh bèn nhớ lại một điển cố mà Văn Võ tiên sinh từng kể trước đây, không chừng nó lại có liên quan đến hai câu trăng trối “Núi đá vàng sinh ra bò vàng, đại kiếp đến ta cưỡi mây ngàn… ” của Triệu Lão Biệt cũng nên.
Tương truyền, trong vách đá cheo leo ở núi sâu Côn Lôn có cao ngọc cốt ngọc(5), nhưng nơi đó khe sâu cốc tối, đường đi hiểm trở chênh vênh khác thường. Vả lại dưới đáy cốc lại mù mịt sương mây, có cả chướng khí chết người, nên không ai có thể leo xuống được dưới đó. Thế là người ta bèn nghĩ ra một kế để lấy bảo vật. Đầu tiên, họ dắt các con thú lớn như bò, ngựa hay con la lên đỉnh núi, sau đó đẩy chúng xuống khe núi sâu thẳm phía dưới.
(5) Cao ngọc cốt ngọc: chỉ nhựa của ngọc, là thuốc tiên trong truyền thuyết.
Các loài thú thân hình to lớn như bò, ngựa – có trọng lượng cơ thể rất nặng, khi rơi tự do từ độ cao hàng nghìn mét xuống, đương nhiên thịt nát xương tan, máu me be bét, sau khi da thịt nó thối rữa sẽ bốc ra mùi hôi thối dẫn dụ các loài mãnh điểu từ nơi khác đến kiếm mồi. Những loài chim này có thân hình rất to lớn, đủ sức quắp cả con bò hoặc dê lên không trung. Bọn chúng có thể trực tiếp bay vào tận trong khe sâu, xé thịt và nội tạng của con mồi sau đó dùng mỏ quắp về tổ. Lúc này, những kẻ săn lùng bảo vật đã mai phục sẵn trên đỉnh núi, sẽ khua chuông gõ mõ khiến lũ chim hoảng hốt bỏ lại miếng thịt thối mà bay đi.
Lúc lũ bò dê rơi xuống khe núi và bị chết, da thịt chúng sẽ bám đầy ngọc cao. Sau khi đánh đuổi lũ chim, những kẻ săn tìm bảo vật có thể nhẹ nhàng thu lượm cao ngọc cốt ngọc dính trên miếng thịt thối. Ngọc dính vào đó ít hay nhiều, còn phải xem vận may ở từng thời điểm. Đây cũng là một môn phương thuật tiềm tàng, người thường không rõ nguyên lý của nó thì khó lòng tưởng tượng được sự thần diệu ẩn chứa bên trong.
Những nhà thám hiểm người Pháp bị chết trước cửa Hắc Môn, trong ba lô đựng rất nhiều bảo vật quý giá của vương triều Lâu Lan, ví dụ như dao găm bằng vàng, bằng ngọc thạch, trên bề mặt các đồ vật này có những tia chấm màu đen, dường như đó là vết máu đông kết lại mà thành.
Giờ đây có thể suy đoán: có lẽ người Pháp cấu kết với dân biệt bảo đã lợi dụng bí thuật cổ truyền này để lấy bảo vât dưới lòng địa máng, chỉ có điều chưa hẳn bọn họ dùng các loài gia súc như bò dê, mà dùng người chết ném xuống vực sâu thì vẫn có thế đạt được hiệu quả tương tự.
Tư Mã Khôi nói: bức tranh minh họa đầu tiên trong cuốn cổ tịch biệt bảo có lẽ muốn mượn điển cố khai quật bảo vật ở núi Côn Lôn, đế ám thị cho chúng ta thấy mối hiểm họa to lớn tiềm tàng trong địa máng. Nếu tranh minh họa vẽ tử thi, thay vì bò, thì có lẽ đã không tối nghĩa khó hiểu thế này. Nhưng dưới lòng đất chắc chắn không thể có loài mãnh điểu nào tồn tại, nên tuy đoàn thám hiểm Pháp cuối cùng đã lấy được bảo vật, nhưng tất cả thành viên vẫn tử nạn trên đường trở về. Vậy xem ra lời gợi ý trong bức tranh chỉ có tác dụng tham khảo, chúng ta không thể không tin, nhưng cũng không thể tin tưởng nó một cách hoàn toàn được.
Thắng Hương Lân gật đầu thừa nhận: “Địa thế của khe địa máng này chạy theo chiều Nam Bắc; cửa động phía dưới cửa sổ núi chính là điểm khởi đầu của cực nam, đồng thời cũng chính là Hắc Môn an táng thi thể của tiên vương Lâu Lan cổ. Từ xưa đến nay, chưa người nào có thể đi sâu vào khu vực bên trong, chúng ta xuống lòng địa máng thì sẽ vô cùng nguy hiểm, vì chỉ cần lơ là một chút là lập tức xảy ra bất trắc. Bởi vậy chúng ta cần phải cố gắng lên tinh thần một trăm hai mươi phần trăm mới được.”
Lúc này Hải ngọng tìm thấy một khe đá nằm lơ lửng phía dưới cửa sổ núi, nó hơi chênh chếch, ăn thong với lòng đất ở mặt cạnh, có điều bắt buộc phải buộc giáo sư vào cáng thì mới khênh đi được.
Tư Mã Khôi thấy vách cheo leo hiểm trở căn bản không thể xoay chuyển được cáng, bèn bảo mọi người vứt bớt một ba lô, rồi từng người lần lượt cõng giáo sư trên lưng, đồng thời lấy khẩu K54 – mà đại đội trưởng Mục để lại, giao cho Thắng Hương Lân phòng thân. Sau đó anh lên quy lát khẩu thần công của mình, rồi cuối cùng anh kết sẵn mấy bó đuốc cất vào trong ba lô.
Lúc này Thắng Hương Lân mới thấy: lúc ở nông trường khai hoang, Tư Mã Khôi cương quyết đòi phân phát vũ khí cho tất cả thành viên trong đội, quả thực là suy nghĩ rất chu toàn. Cô khoác súng chéo qua vai, bật đèn cacbua để thăm dò chất lượng không khí, nhìn sang thấy đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà trông rất căng thẳng, khuôn mặt tái xanh, cô bèn hỏi: “Đội trưởng Hà, anh không sao chứ?”
Tuy Lưu Giang Hà rất thông thuộc địa hình và khí hậu ở sa mạc, nhưng anh lại chưa bao giờ trải qua tình huống với đạn thật súng thật, vì đơn vị liên lạc không dây lại không phải bộ đội tác chiến. Hơn nữa, anh cũng chưa bao giờ đi xuyên qua sơn động, nên cảm giác lạc lõng trong bóng tối sẽ khiến người ta vô cùng hoảng loạn và áp lực, những người không có kinh nghiệm khó tránh khỏi tâm lý sợ hãi khi rơi vào hoàn cảnh ấy. Thế nhưng anh là một người khá sĩ diện, không muốn cho mọi người thấy sự sợ hãi của mình, nên cố gắng ra vẻ cứng cỏi đáp: “Không sao cả, tôi nghe đại đội trưởng Mục nói, nhiệm vu chúng ta chấp hành lần này là một trong những chiến lược vĩ đại của đại Cách mạng Văn hóa giai cấp vô sản. Tôi có quyết tâm…”
Hải ngọng cõng giáo sư trên lưng giục giã: “Tôi hỏi các cậu có muốn đi hay không hả? Con bà nó, đến bây giờ thì cuối cùng tôi cũng ngộ ra: bắt Hải ngọng cậu đây chết vì mệt, khả năng cũng là một trong những chiến lược vĩ đại của đại Cách mạng Văn hóa giai cấp vô sản đấy nhỉ!”
Tư Mã Khôi nghe xong, bỗng nhiên nghĩ đến kế hoạch kính viễn vọng địa cầu, đó là kế hoạch do người Liên Xô thực thi vào những năm năm mươi, nhưng những bí mật họ phát hiện dưới lòng đất cho đến nay dường như vẫn không phát huy được tác dụng gì. Bây giờ đội thám hiểm lại quên mình liều mạng tiến vào cực vực Lopnor, đã chết bao nhiêu người, rồi cho dù lấy được số liệu và mẫu đá mà người Liên Xô để lại, thì e rằng cũng viễn không thể trở về được nữa. Lần hành động này có ý nghĩa gì lớn lao thực sự không? Chẳng lẽ họ sẽ có cái kết, giống như cái kết mà bao tiểu thuyết cổ vẫn thường bình luận trước khi đóng sách: “Từ đó về sau, quốc thái dân an, văn trung võ dũng, thiên ha thái bình”?
Nghĩ đi thì chắc chẳng thể đạt đến được mức ấy, có điều nghĩ lại, kẻ cầm đầu tổ chức Nấm mồ xanh hành sự lén lút vụng trộm, cũng vì muốn giải mã các kí hiệu cổ trong tòa thành Nhện Vàng. Hắn còn nghĩ ra kế hoach quái dị: sử dụng máy móc đặc biệt để thu nhận luồng sóng điện u linh, tư tưởng và hành vi tà mị của hắn dường như không bao giờ cạn, việc gì cũng có thể ra tay được, nên nếu không tìm cách xác minh chân tướng sự việc, thì hậu họa chắc chắn sẽ vô cùng ghê gớm. Nếu đúng như lời giáo sư nói: trong cực vực dưới lòng đất tồn tại mọi bí mật của Nấm mồ xanh, thì cho dù chuyến đi này không có ngày trở về, cho dù phải hi sinh tính mạng, thì mình cũng quyết liều đi đến cùng.
Chính bởi thế nên Tư Mã Khôi không hề nghĩ đến việc rút lui; tuy biết rõ đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà thiếu kinh nghiệm tác chiến, nhưng cũng không thể đuổi anh ta về, cơ sự đã đến nước này thì chỉ còn biết cố hết khả năng của mình, để mắt đến anh ta nhiều hơn một chút. Anh theo sát mọi người bám vào vách núi hiểm trở lần mò xuống dưới. Trong địa máng mịt mù màn sương đen dày nặng, nó được hình thành do hơi nước ngưng tụ, giống như tầng mây quẩn quýt giữa bầu không. Khi cả đội đi xuống độ sâu khoảng năm, sáu ngàn mét so với lớp vỏ Trái Đất, đồng hồ khí áp bắt đầu mất tác dụng.
Nhưng kể cũng lạ. không ai trong đội cảm nhận thấy sức nén mãnh liệt của địa áp, hàm lượng dưỡng khí cũng không hề suy giảm, nhịp tim hơi thở của họ đều bình thường. Trước mắt mọi người bóng tối bủa vây đen đặc, nên không thể phán đoán nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này, mà chỉ suy đoán có lẽ nó liên quan đến cấu tạo địa chất đặc thù ở đây.
Cuối cùng, đội thám hiểm cũng đến tầng đáy của vách đá dựng đứng, nơi chạm đất là bậc thềm bằng phẳng trầm tích hóa vật canxi, khó có thể thăm dò được phạm vi bao trùm, đến đâu cũng toàn là một làn khí lạnh lẽo ẩm ướt nhơm nhớp, mặt đất vương vãi đầy chum vại vàng bạc và xương cốt chất chồng, phần lớn đều là đồ chôn theo của tiên vương Lâu Lan cổ An Quy Ma Nã. Đó đều là những báu vật hiếm có, mà người đời sau mang cúng tế quốc chủ, vật bắt mắt nhất là một cây đại thụ, nhìn trong suốt, được làm bằng san hô khảm ngọc trai. Khi ánh sáng đèn cacbua soi vào, toàn thân nó ánh lên vẻ lung linh rực rỡ khiến người ta phải chói mắt.
Tư Mã Khôi biết về báu vật này, nó chính là cây phong hỏa (6) trong Mậu Lăng của Hán Vũ Đế, cao mười mét, từng là bảo vật trấn tà trong cung nhà Hán. Những năm thời Đông Hán, xã hội loạn lạc nhiễu nhương nên bảo vật này mới bị lưu lạc đến Tây Vực, không ngờ giờ đây lại có thể tận mắt nhìn thấy nó ở Hắc Môn. Anh lại nhìn thấy dưới gốc cây phong hỏa, có một chiếc quan tài lớn đặt trên bệ ngọc màu mỡ dê. Quan tài có dạng mình dê đầu rắn, rất giống với chiếc thuyền rồng. Có lẽ thi hài của tiên vương An Quy Ma Nã được khâm liệm ở bên trong.
Lúc này, mọi người còn đang nóng lòng tìm kiếm nguồn nước, nên không có nhiều thời giờ để ý, chỉ men theo vách đá lần mò về phía trước, rồi dần dần phát hiện phía dưới là hàng bệ đất, cũng chính là phần lồi ra trong địa máng. Vây quanh bệ đất là gỗ hóa thạch với nhiều hình thù kỳ quái, vào sâu hơn nữa là vũng nước tù, dường như đó là đầm nước tích ngầm dưới lòng đất do thiên nhiên hình thành, nhìn kỹ hơn thì thấy trong nước có một vài sinh vật phù du đang bơi lội tung tăng, xem ra đó không phải nước tù mà là nước chảy trong mạch ngầm.
Hải ngọng thấy dưới lòng đất có nước bèn đặt giáo sư đang hôn mê xuống đất, định bụng lấy bình ra múc nước.
Tư Mã Khôi liền vội ngăn anh lại: “Khoan đã! Có gì đó không ổn! Di chỉ Hắc Môn Lâu Lan cổ này hoàn toàn rộng mở, ngoại trừ vị trí nằm sâu trong lòng đất ra, thì không hề nhìn thấy bất kỳ biện pháp phòng bị hiệu quả nào cả. Vậy mà sao bọn thổ tặc lại không dám đến đây? Nguy hiểm mà cuốn cổ tịch biệt bảo ám thị lại không biết nằm ở chỗ nào?”
Hải ngọng nói: “Tớ đã nói với các cậu bao nhiêu lần rồi, bọn thổ tặc mà biết có những nguy hiểm gì thật, thì chúng đã không đến nỗi phải bỏ mạng ở đây, cậu tin mấy lời ma quỷ đó làm gì”. Nói xong anh liền bật đèn quặng, gập người xuống lấy nước, nhưng vừa mới thò tay ra thì đã rụt vội tay lại như bị điện giật. Anh ngửa mặt lên trời ngồi phịch xuống đất, thảng thốt kêu lên: “Ối! Ma!”
Tư Mã Khôi ngạc nhiên hỏi: “Tiên sư Hải ngọng! Lại sợi dây thần kinh nào bị chập mạch rồi à? Làm gì mà la oai oái lên thế? Tớ thấy ở đây chắc chắn có loài sinh vật bí ẩn nào đó đang rình rập trong bóng tối, cậu vặn loa nhỏ một tí cho tớ nhờ, đừng có mà để lộ mục tiêu.”
Hải ngọng ngẩng đầu nhìn lòng bàn tay của mình, hoảng hốt lẩm bẩm: “Các cậu mau lại mà xem! Mẹ kiếp! Nó có phải là tay tớ nữa không nhỉ? Sao giống y chang tay người chết thế này?”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.