Chương 7: Chương 28-30
Lăn
02/02/2018
28. Màu sắc
Đầu cấp Hai vẫn còn học Mỹ thuật, tôi nhận ra rằng mình không giỏi xử lý màu sắc. Đó là khi thầy dạy Mỹ thuật trong trường chấm bài của tôi cực thấp, sau đó bảo là “Tại vì tranh của em trắng đen, không có màu gì cả!”.
Tôi rất bực. Tại sao phải vẽ màu? Tại sao trắng đen thì không được?
Sau này khi quyết định công việc tôi mới buộc mình phải thay đổi. Bởi vì công việc đòi hỏi tôi phải lựa chọn màu sắc cho đúng. Không cần thiết phải chi tiết như một người thiết kế, nhưng vẫn phải quyết định nên chọn màu nào thì hợp lý. Tại sao chuỗi thức ăn thường dùng màu đỏ chủ đạo còn chuỗi thức uống thì dùng màu xanh lá? Một sản phẩm dành cho trẻ em thì phải sử dụng màu nào để bắt mắt cả các bé lẫn các mẹ?
Mỗi màu sắc đều sẽ vô thức ảnh hưởng đến tâm lý người nhìn. Đau đầu hơn cả là sự kết hợp.
Nói tới kết hợp màu sắc, thì cậu là một người cực yêu thích pop-art. Nói tới pop-art, là nói tới chơi màu, đặc biệt là ba màu chủ đạo đỏ-vàng-lam.
Có một người như vậy ở bên cạnh, thế giới của tôi như càng thêm rực rỡ. Trắng-đen trước kia chỉ là do lười biếng và thuận tiện. Các màu liền kề phối hợp với nhau chỉ là chuyện dĩ nhiên.
Tôi có xanh lam kết hợp với cam, xám kết hợp với hồng, nâu kết hợp với xanh lá. Tôi có càng nhiều hơn thế nữa, chỉ cần chấp nhận chúng thôi.
29. Trẻ con vs. Người lớn
Hai không mười tám, cậu chuyển chỗ ở. Lúc trước chúng tôi chỉ cách nhau khoảng mười phút đi xe máy, giờ đã thành ba mươi phút. Cậu báo ngày chuyển nhà, đúng hôm tôi rảnh, hiểu ý rằng cậu muốn tôi tự xử những món đồ của tôi. Tôi mang thùng giữ nhiệt ở nhà bắt taxi sang, để hết những thứ trong tủ lạnh (bao gồm cả bia của cậu) vào trong, rồi gom những thứ còn lại vào thùng giấy.
Cậu thì chỉ có quần áo và vài thứ linh tinh khác. Tổng cộng tất cả mang sang chỗ mới đúng hai thùng giấy và một thùng giữ nhiệt, không tính vali.
Thật ra tôi không hề tiếc thứ gì. Cũng chỉ là một bộ chén dĩa đũa muỗng nĩa nồi niêu xoong chảo, bình siêu tốc, mấy hũ gia vị, vài cái tách, một bình trà, trà cà phê các kiểu, máy sấy tóc hiếm khi nào dùng đến, sữa tắm dầu gội kem bàn chải, hai cái gạt tàn, hai cục tạ tay, vài quyển sách, lỉnh kỉnh linh tinh kèm theo. Vì ngại chủ nhà sẽ không biết làm gì với chúng nó nên mang đi luôn.
Lúc sang tới chỗ mới cũng là một tay tôi xếp đồ lên. Dĩ nhiên, bởi vì cậu cực tệ trong khoản này. Tôi vừa làm vừa nghĩ may phước từ nhỏ đã theo dõi bố mình – người hay để ý tiểu tiết, siêng làm việc nhà, thích mua vật dụng cho gia đình, nếu không chắc chắn sẽ chẳng ai trong hai chúng tôi thèm để ý tới chỗ ở ra sao.
Căn hộ mới có hai phòng ngủ, đơn giản gồm giường và tủ, được gắn sẵn bếp điện. Phòng khách ngoài một tủ sách thì không có gì cả, thậm chí một bộ sofa như nơi ở cũ cũng không có. Cậu lười biếng ngồi dưới sàn nhìn tôi dỡ đồ, không biết nghĩ thế nào mà bảo:
“Anh đúng là một người chồng tốt.”
Tôi: “…”
“Của ai?”
Cậu: “…”
“…ừm…?”
“Em cũng không biết.”
Tôi chạy ra đá vào vai cậu một cái, phủi phủi tay. Cậu cười hì hì.
“Nhiều lúc em thấy anh như bị dở hơi, không khác gì bọn choai choai (teenagers). Nhưng đúng là anh lớn hơn em thật.”
Tôi: “Nhiều lúc tôi cũng thấy cậu rất ngu si.”
Cậu: “…”
“Nhưng…?”
Tôi: “Nhưng cái gì?”
Cậu: “… Em mới khen anh mà?”
Tôi: “Thì sao?”
Cậu: “…”
Tôi: “Chờ chút tôi rửa tay rồi xuống dưới siêu thị mua thêm đồ.”
Cậu đứng dậy mở tủ lạnh nhìn trước ngó sau.
“Cái này còn ăn được không?”
Tôi nhìn trái táo hàng Việt Nam chất lượng cao: “Hình như mua ba tháng trước rồi.”
Cậu: “Sao anh không vứt đi?”
Tôi: “Không biết nữa.”
Cậu: “…”
“Giờ thì em không biết được anh là trẻ con hay người lớn rồi.”
Tôi cười ha ha.
“Tôi cũng đâu biết cậu là cái nào.”
Cậu: “Anh chắc chắn là mình không phải ông chú biến thái thích giả bộ làm con nít đấy chứ?”
Tôi chưa kịp phẩy tay ráo nước, nghe thấy vậy dùng bên bàn tay ướt hơn đập cái bộp vào sau lưng khiến cậu la oai oái.
30. Soái ca
Thật ra cậu với tôi rất ít khi ra ngoài chơi. Nếu có thì sẽ là đi xem phim, hoặc là đi uống với lũ bạn chung.
Chẳng biết từ lúc nào, tự dưng có cái thói quen nếu hai đứa không đi cùng nhau, thì lúc gặp sẽ hôn bên mép môi nhau một cái thay cho lời chào.
Môi đứa nào cũng nhếch lên đón nhận.
Thường thì bọn giặc kia sẽ coi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Có một bữa hẹn ngoài phố Tây, không khí vô cùng ồn ào náo nhiệt, tôi đến sau cúi xuống người đang ngồi hôn chụt một cái.
Quay lại thấy trong đám, có hai con thần người gốc Hoa trố mắt ra nhìn. Đồng loạt nói: “Hảo soái a!”
À thì thật ra chúng nó nói tiếng Quảng cho nên mới đầu nghe cũng không hiểu mấy, sau đó được giải thích mới biết là nó nói như vậy, với mình.
Tôi cười cười, ngồi bắt chước nói “Hảo soái a hảo soái a!”.
Xàm xí một lúc tự dưng một đứa nói: “Ê mà hôm nay mày ngầu thiệt. Sao vậy ta?”.
Đứa còn lại tung hứng rất kịp thời: “Trời nóng mà nó mặc áo cổ cao bây ơi! Mày không nực hả?”
Cười cười cho qua chuyện: “Không tao quen rồi.”
Liếc qua bên cạnh thì thấy cái người nãy giờ ngồi hóng chuyện đang ngồi cười vô cùng gian tà.
Tôi lúc đó chưa có cái áo cổ cao nào, mấy cái cũ đã vứt ở dưới quê hết, mượn áo của cậu ta. Mà không phải tự dưng tiết trời Sài Gòn buổi tối cuối năm mát mẻ chỉ hai mấy độ lại điên khùng đi mặc cái loại áo dành cho tiết trời mười mấy độ này.
Không khỏi cảm thấy mất tự nhiên, dùng tay kéo kéo lên.
Người bên cạnh vừa nói chuyện vớ vẩn gì đó với đám còn lại, vừa vòng tay ra sau lưng vuốt vuốt gáy.
Chính là đồ khốn nạn nhà cậu để lại mấy thứ khó coi trên cổ tôi!
Đầu cấp Hai vẫn còn học Mỹ thuật, tôi nhận ra rằng mình không giỏi xử lý màu sắc. Đó là khi thầy dạy Mỹ thuật trong trường chấm bài của tôi cực thấp, sau đó bảo là “Tại vì tranh của em trắng đen, không có màu gì cả!”.
Tôi rất bực. Tại sao phải vẽ màu? Tại sao trắng đen thì không được?
Sau này khi quyết định công việc tôi mới buộc mình phải thay đổi. Bởi vì công việc đòi hỏi tôi phải lựa chọn màu sắc cho đúng. Không cần thiết phải chi tiết như một người thiết kế, nhưng vẫn phải quyết định nên chọn màu nào thì hợp lý. Tại sao chuỗi thức ăn thường dùng màu đỏ chủ đạo còn chuỗi thức uống thì dùng màu xanh lá? Một sản phẩm dành cho trẻ em thì phải sử dụng màu nào để bắt mắt cả các bé lẫn các mẹ?
Mỗi màu sắc đều sẽ vô thức ảnh hưởng đến tâm lý người nhìn. Đau đầu hơn cả là sự kết hợp.
Nói tới kết hợp màu sắc, thì cậu là một người cực yêu thích pop-art. Nói tới pop-art, là nói tới chơi màu, đặc biệt là ba màu chủ đạo đỏ-vàng-lam.
Có một người như vậy ở bên cạnh, thế giới của tôi như càng thêm rực rỡ. Trắng-đen trước kia chỉ là do lười biếng và thuận tiện. Các màu liền kề phối hợp với nhau chỉ là chuyện dĩ nhiên.
Tôi có xanh lam kết hợp với cam, xám kết hợp với hồng, nâu kết hợp với xanh lá. Tôi có càng nhiều hơn thế nữa, chỉ cần chấp nhận chúng thôi.
29. Trẻ con vs. Người lớn
Hai không mười tám, cậu chuyển chỗ ở. Lúc trước chúng tôi chỉ cách nhau khoảng mười phút đi xe máy, giờ đã thành ba mươi phút. Cậu báo ngày chuyển nhà, đúng hôm tôi rảnh, hiểu ý rằng cậu muốn tôi tự xử những món đồ của tôi. Tôi mang thùng giữ nhiệt ở nhà bắt taxi sang, để hết những thứ trong tủ lạnh (bao gồm cả bia của cậu) vào trong, rồi gom những thứ còn lại vào thùng giấy.
Cậu thì chỉ có quần áo và vài thứ linh tinh khác. Tổng cộng tất cả mang sang chỗ mới đúng hai thùng giấy và một thùng giữ nhiệt, không tính vali.
Thật ra tôi không hề tiếc thứ gì. Cũng chỉ là một bộ chén dĩa đũa muỗng nĩa nồi niêu xoong chảo, bình siêu tốc, mấy hũ gia vị, vài cái tách, một bình trà, trà cà phê các kiểu, máy sấy tóc hiếm khi nào dùng đến, sữa tắm dầu gội kem bàn chải, hai cái gạt tàn, hai cục tạ tay, vài quyển sách, lỉnh kỉnh linh tinh kèm theo. Vì ngại chủ nhà sẽ không biết làm gì với chúng nó nên mang đi luôn.
Lúc sang tới chỗ mới cũng là một tay tôi xếp đồ lên. Dĩ nhiên, bởi vì cậu cực tệ trong khoản này. Tôi vừa làm vừa nghĩ may phước từ nhỏ đã theo dõi bố mình – người hay để ý tiểu tiết, siêng làm việc nhà, thích mua vật dụng cho gia đình, nếu không chắc chắn sẽ chẳng ai trong hai chúng tôi thèm để ý tới chỗ ở ra sao.
Căn hộ mới có hai phòng ngủ, đơn giản gồm giường và tủ, được gắn sẵn bếp điện. Phòng khách ngoài một tủ sách thì không có gì cả, thậm chí một bộ sofa như nơi ở cũ cũng không có. Cậu lười biếng ngồi dưới sàn nhìn tôi dỡ đồ, không biết nghĩ thế nào mà bảo:
“Anh đúng là một người chồng tốt.”
Tôi: “…”
“Của ai?”
Cậu: “…”
“…ừm…?”
“Em cũng không biết.”
Tôi chạy ra đá vào vai cậu một cái, phủi phủi tay. Cậu cười hì hì.
“Nhiều lúc em thấy anh như bị dở hơi, không khác gì bọn choai choai (teenagers). Nhưng đúng là anh lớn hơn em thật.”
Tôi: “Nhiều lúc tôi cũng thấy cậu rất ngu si.”
Cậu: “…”
“Nhưng…?”
Tôi: “Nhưng cái gì?”
Cậu: “… Em mới khen anh mà?”
Tôi: “Thì sao?”
Cậu: “…”
Tôi: “Chờ chút tôi rửa tay rồi xuống dưới siêu thị mua thêm đồ.”
Cậu đứng dậy mở tủ lạnh nhìn trước ngó sau.
“Cái này còn ăn được không?”
Tôi nhìn trái táo hàng Việt Nam chất lượng cao: “Hình như mua ba tháng trước rồi.”
Cậu: “Sao anh không vứt đi?”
Tôi: “Không biết nữa.”
Cậu: “…”
“Giờ thì em không biết được anh là trẻ con hay người lớn rồi.”
Tôi cười ha ha.
“Tôi cũng đâu biết cậu là cái nào.”
Cậu: “Anh chắc chắn là mình không phải ông chú biến thái thích giả bộ làm con nít đấy chứ?”
Tôi chưa kịp phẩy tay ráo nước, nghe thấy vậy dùng bên bàn tay ướt hơn đập cái bộp vào sau lưng khiến cậu la oai oái.
30. Soái ca
Thật ra cậu với tôi rất ít khi ra ngoài chơi. Nếu có thì sẽ là đi xem phim, hoặc là đi uống với lũ bạn chung.
Chẳng biết từ lúc nào, tự dưng có cái thói quen nếu hai đứa không đi cùng nhau, thì lúc gặp sẽ hôn bên mép môi nhau một cái thay cho lời chào.
Môi đứa nào cũng nhếch lên đón nhận.
Thường thì bọn giặc kia sẽ coi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Có một bữa hẹn ngoài phố Tây, không khí vô cùng ồn ào náo nhiệt, tôi đến sau cúi xuống người đang ngồi hôn chụt một cái.
Quay lại thấy trong đám, có hai con thần người gốc Hoa trố mắt ra nhìn. Đồng loạt nói: “Hảo soái a!”
À thì thật ra chúng nó nói tiếng Quảng cho nên mới đầu nghe cũng không hiểu mấy, sau đó được giải thích mới biết là nó nói như vậy, với mình.
Tôi cười cười, ngồi bắt chước nói “Hảo soái a hảo soái a!”.
Xàm xí một lúc tự dưng một đứa nói: “Ê mà hôm nay mày ngầu thiệt. Sao vậy ta?”.
Đứa còn lại tung hứng rất kịp thời: “Trời nóng mà nó mặc áo cổ cao bây ơi! Mày không nực hả?”
Cười cười cho qua chuyện: “Không tao quen rồi.”
Liếc qua bên cạnh thì thấy cái người nãy giờ ngồi hóng chuyện đang ngồi cười vô cùng gian tà.
Tôi lúc đó chưa có cái áo cổ cao nào, mấy cái cũ đã vứt ở dưới quê hết, mượn áo của cậu ta. Mà không phải tự dưng tiết trời Sài Gòn buổi tối cuối năm mát mẻ chỉ hai mấy độ lại điên khùng đi mặc cái loại áo dành cho tiết trời mười mấy độ này.
Không khỏi cảm thấy mất tự nhiên, dùng tay kéo kéo lên.
Người bên cạnh vừa nói chuyện vớ vẩn gì đó với đám còn lại, vừa vòng tay ra sau lưng vuốt vuốt gáy.
Chính là đồ khốn nạn nhà cậu để lại mấy thứ khó coi trên cổ tôi!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.