Chương 485: Sử Khả Pháp Tập Kích. (3)
Kiết Dữ 2
04/05/2023
Sử Khả Pháp đã tới, từ khi ông ta tới Đồng Quan là đã bị mạng lưới tình báo nội bộ của Vân Tiêu phát hiện ra rồi, quan viên cấp bậc như Giải Trại tất nhiên cũng biết, chỉ là không biết tới đây có mục đích gì, còn dò hỏi nơi ở của mẫu thân mình.
Đại Minh đã chém Lô Tượng Thăng của Đại Minh, giờ lại đi tìm Lô Tượng Thăng huyện Lam Điền.
Vân Chiêu lúc này đang không biết phải dùng thái độ gì để đối diện với Sử Khả pháp.
Các nhà sử học đời sau tán dương người này, các nhà văn thì dùng đủ mỹ từ ca tụng người này, còn các chính trị gia lại khinh miệt người này.
Ông ta là một văn nhân thuần túy đã thông làu điển tịch Nho gia, cũng là người đọc sách đã bồi dưỡng được chút chính khí ngời ngời.
Có điều trong mắt Vân Chiêu người này chỉ nên đảm nhận lễ quan của Hồng Lư Tự, hoặc là làm tế tửu của Quốc Tử Giám cũng là lựa chọn không tệ, hoặc là những công việc cần kiên trì bền bì như soạn sách, vì nghị lực của ông ta không thể thiếu.
Duy chỉ không thể làm quan viên cấp cao quản lý chính sự, vì ông ta quá cứng nhắc, quá cổ hủ, quá coi trọng thể diện.
Thời thịnh thế thì người như ông ta chính là quan viên tốt nhất, đáng tiếc, khi ông ta trúng tiến sĩ thì đã là năm Sùng Trinh thứ nhất rồi.
Khi đó mở màn cuộc chiến giữa Đại Minh và Kiến Nô, tặc khấu kéo dài làm vô số anh kiệt ngã xuống, đợi khi giang sơn Đại Minh giao hi vọng cuối cùng vào tay ông ta thì ông ta ngoại trừ lấy mạng ra để liều thì chẳng còn cách nào khác.
Nỗ lực của ông ta thành sự kiện có một không hai trên sử sách Đại Minh, để Đại Minh bị hủy diệt không quá khó coi, để sử quan sau này có thể dùng bút viết lên khúc bi ca.
“ Lấy lễ đối xử, tùy ông ta.” Vân Chiêu suy nghĩ rất lâu, cuối cùng đưa ra quyết định:
………. …………
Trải qua thiên tai liên tiếp, huyện Lam Điền chẳng những không tiêu điều mà còn phồn vinh hơn, ai nấy nếu nỗ lực gấp bội để khôi phục lại cuộc sống trước kia:” Không ngờ huyện Lam Điền lại phồn hoa tới mức này.”
Đó là lời cảm khái đầu tiên của Sử Khả Pháp khi đặt chân tới huyện Lam Điền, sau đó ông ta chỉ dùng mắt nhìn mảnh đất mới mẻ này, không nói thêm gì được nữa, mỗi bước chân tăng thêm một phần kinh ngạc.
Đó gần như là phản ứng chung của quan viên Đại Minh khi lần đầu tới huyện Lam Điền rồi, trước đó Sử Khả Pháp còn cho rằng, huyện Lam Điền vừa trải qua hai thiên tai lớn, tuy không tới nỗi chết đói đầy đường thì hẳn cũng bốn bề tan hoang.
Vết tích nước lũ trên tường thành Tây An vẫn còn đó, đường xá chỉ vừa được khôi phục, đê vừa mới đắp lại, bằng chứng rõ ràng của trận lũ lụt từng tàn phá nơi đây, thậm chí có những nơi nước còn chưa rút hẳn, để lại ao vũng mênh mông. Thế nhưng trong ao nước đó toàn là bóng dáng những đứa bé cởi truồng nô đùa bắt cá, tiếng cười trong trẻo của bọn chúng đã lặng lẽ xòa mờ hình bóng thiên tai.
Nhìn đâu cũng có thể thấy nhà cửa mới tinh, những căn nhà đó đều rất đẹp, có thể nhìn ra vài căn nhà còn chưa khô hẳn, song nông phu ngồi ở chân tường chẳng có vẻ gì là sốt ruột, dù sao tới mùa đông, những căn nhà này nhất định sẽ khô để vào sống.
Trên Bá Kiều đó đây vẫn còn vết nứt, những cái cây đổ bị cưa gốc, chỏi nghỉ chưa được xây lại, một cây cầu mới đang được khẩn trương xây dựng, cây cầu cũ có nha lại đứng canh không cho xe ngựa chở hàng quá nặng đi qua, cây cầu nổi do vô số chiếc thuyền nối liền nhau tạo thành đang đảm nhận vai trò vận chuyển hàng hóa qua sông.
Cuộc sống vẫn đều đặn đâu vào đó, chẳng thấy dấu hiệu sự hỗn loạn đói kém.
Trước khi tới huyện Lam Điền, có nhiều người từng cảnh báo ông ta phải hết sức cẩn thận, Vân Chiêu là một tên cường đạo bất học vô thuật, chẳng khác gì đám Lý Hồng Cơ, Trương Bình Trung, loại người thô tục không tả nổi.
Nhưng nhìn huyện Lam Điền trật tự ổn định thế này, ông ta bắt đầu có thay đổi.
Ông ta tới đây không phải để gặp Vân Chiêu, càng không phải vì huyện Lam Điền mà tới, trong mắt ông ta, nơi này là cái ổ tặc, là chỗ hổ lang hoành hành.
Từ khi biết Lô Tượng Thăng còn chưa chết, mà ẩn náu chỗ này, ông ta một lòng muốn gặp Lô Tượng Thăng, hai người bọn họ từng cộng sự với nhau ở Sơn Đông, bất kể tài hoa hay phẩm hạnh của Lô Tượng Thăng, đều khiến người ta phải cảm phục.
Khi Lô Tượng Thăng bị đầy vào giám ngục, Sử Khả Pháp nhiều lần dâng tấu, cấu xin cho Lô Tượng Thăng, đáng tiếc tấu chương của ông ta chẳng có được chút tác dụng nào.
Không mấy ai biết, khi Lô Tượng Thăng tóc dài quá mặt, y phục bẩn thỉu rách nát bị chặt đầu giữa chợ, có một nam tử gần như gục xuống trong một gian tửu lâu, khóc lớn vì trang quân tử ít ỏi của Đại Minh không còn.
Song một thiêm sự hộ bộ nho nhỏ còn cách nào ngoài trơ mắt nhìn trụ cột của Đại Minh bị chôn vùi.
“ Mỗ gia nghe nói huyện Lam Điền nay chỉ còn một phú hộ là Vân thị, cả huyện đều mắc nợ y có phải không?” Đi vào huyện thành Lam Điền không có tường thành, Sử Khả Pháp nhìn một đại viện tường cao kín mít, hỏi xa phu:
“ Vân thị không phải nhà có tiền nhất huyện Lam Điền, nhà giàu có hơn Vân thị đếm không hết, đâu ra chuyện cả huyện mắc nợ huyện tôn chứ? “ Xa phu nhìn Sử Khả Pháp với ánh mắt cổ quái, thậm chí hơi khó chịu:
“ Không phải Vân thị thì nhà ai giàu có nhất?”
“ Có Lưu thị Đông Hương, vải nhà người ta nhiều tới mức phủ kín được huyện Lam Điền, mặc dù mấy năm trước gia chủ của họ vì tội tham ô mà bị huyện tôn chặt đầu, gia thế không được như trước nữa, song vẫn rất giàu có ít ai bì nổi. “ Xa phu đi đây đi đó, tiếp xúc cũng nhiều, chuyện trong huyện chẳng lạ gì: “ Nam Hương cũng có đại hộ là Hà thị, nổi tiếng nhiều ruộng nhất huyện, nhưng người ta giờ không làm ruộng nữa, chuyên môn thuê người đào than, cái đại trạch có tường còn cao hơn tường thành mà chúng ta vừa đi qua là nhà họ đấy, nhưng chưa phải là chủ trạch của họ đâu, chủ trạch ở Nam Hương còn to lớn hơn nữa.”
“ Rồi lại còn Chương thị ở Bắc Hương, gia chủ họ vào sĩ đồ, gia nghiệp do hai nhi tử cùng lèo lái, rất lợi hại, huynh đệ không tranh giành gia nghiệp mà cùng giúp đỡ nhau, có cả một con phố trong huyện thành là của nhà họ.”
Vậy mà vừa rồi Sử Khả Pháp đinh ninh trạch viện lớn kia là của Vân thị:” Vậy những đại hộ ban đầu của huyện Lam Điền bây giờ ra sao, ngươi có biết không?”
“ Chính là họ chứ ai?” Xa phu chửi bậy mấy câu: “ Lão trời già thiên vị, người có tiền vẫn có tiền, cái gì mà không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, toàn lừa người, nhà người ta giàu có mấy trăm năm rồi.”
“ Chính là họ sao? “ Sử Khả Pháp vốn đoán chắc Vân thị đã phải cướp bóc của đại hộ để xây dựng huyện Lam Điền như ngày nay, té ra không phải:” Họ giàu có hơn Vân thị, vậy Vân thị là cái gì?”
“ Là ông trời chứ là cái gì, đã là ông trời rồi còn cần tiền làm gì, Vân thị còn cho lưu dân vay tiền để an gia lạc nghiệp. Nghe nói Vân thị lão nãi nãi có đầy một phòng toàn là giấy nợ thi thoảng đem đốt bớt.”
“ Cái gì, đốt giấy nợ, ngươi nghe ai nói chứ, hàm hồ, làm gì có chuyện như vậy!”
Xa phu bĩu môi:” Đã bảo Vân thị là trời mà, chuyện đó có gì mà lạ, huyện tôn nhà ta năm 8 tuổi đã làm như thế, vay tiền của Vân thị một hai năm có thể trả được thì trả, đều không trả nổi thì là họ không gặp may rồi, đòi tiền họ làm gì nữa.”
“ Chỉ thế thôi sao, không trả được tiền không bị giam vào nhà lao à? “ Sử Khả Pháp càng nghe càng hoang đường, nhất định là thủ đoạn mị dân của Vân thị thôi, bới móc:
“ Nhốt vào lao còn chẳng phải vẫn phải cho hắn ăn lương thực do bách tính làm ra à, dại gì mà làm thế. Song cũng không phải không có kẻ lợi dụng vay tiền Vân thị, sau đó dù có tiền cũng quịt không thèm trả .. phì, những kẻ đó thật mất mặt tổ tông, hương thân không qua lại với nhà đó nữa, sau này đừng nói là vay tiền người khác, có xin làm nô phó cũng chẳng ai thèm, loại người đó chẳng còn mặt mũi nào sống trong huyện. Có nhà thì được miễn nợ rồi càng cần cù làm ăn, sau đó trả nợ được thật, lão nãi nãi rất thích những người như thế ....”
Đại Minh đã chém Lô Tượng Thăng của Đại Minh, giờ lại đi tìm Lô Tượng Thăng huyện Lam Điền.
Vân Chiêu lúc này đang không biết phải dùng thái độ gì để đối diện với Sử Khả pháp.
Các nhà sử học đời sau tán dương người này, các nhà văn thì dùng đủ mỹ từ ca tụng người này, còn các chính trị gia lại khinh miệt người này.
Ông ta là một văn nhân thuần túy đã thông làu điển tịch Nho gia, cũng là người đọc sách đã bồi dưỡng được chút chính khí ngời ngời.
Có điều trong mắt Vân Chiêu người này chỉ nên đảm nhận lễ quan của Hồng Lư Tự, hoặc là làm tế tửu của Quốc Tử Giám cũng là lựa chọn không tệ, hoặc là những công việc cần kiên trì bền bì như soạn sách, vì nghị lực của ông ta không thể thiếu.
Duy chỉ không thể làm quan viên cấp cao quản lý chính sự, vì ông ta quá cứng nhắc, quá cổ hủ, quá coi trọng thể diện.
Thời thịnh thế thì người như ông ta chính là quan viên tốt nhất, đáng tiếc, khi ông ta trúng tiến sĩ thì đã là năm Sùng Trinh thứ nhất rồi.
Khi đó mở màn cuộc chiến giữa Đại Minh và Kiến Nô, tặc khấu kéo dài làm vô số anh kiệt ngã xuống, đợi khi giang sơn Đại Minh giao hi vọng cuối cùng vào tay ông ta thì ông ta ngoại trừ lấy mạng ra để liều thì chẳng còn cách nào khác.
Nỗ lực của ông ta thành sự kiện có một không hai trên sử sách Đại Minh, để Đại Minh bị hủy diệt không quá khó coi, để sử quan sau này có thể dùng bút viết lên khúc bi ca.
“ Lấy lễ đối xử, tùy ông ta.” Vân Chiêu suy nghĩ rất lâu, cuối cùng đưa ra quyết định:
………. …………
Trải qua thiên tai liên tiếp, huyện Lam Điền chẳng những không tiêu điều mà còn phồn vinh hơn, ai nấy nếu nỗ lực gấp bội để khôi phục lại cuộc sống trước kia:” Không ngờ huyện Lam Điền lại phồn hoa tới mức này.”
Đó là lời cảm khái đầu tiên của Sử Khả Pháp khi đặt chân tới huyện Lam Điền, sau đó ông ta chỉ dùng mắt nhìn mảnh đất mới mẻ này, không nói thêm gì được nữa, mỗi bước chân tăng thêm một phần kinh ngạc.
Đó gần như là phản ứng chung của quan viên Đại Minh khi lần đầu tới huyện Lam Điền rồi, trước đó Sử Khả Pháp còn cho rằng, huyện Lam Điền vừa trải qua hai thiên tai lớn, tuy không tới nỗi chết đói đầy đường thì hẳn cũng bốn bề tan hoang.
Vết tích nước lũ trên tường thành Tây An vẫn còn đó, đường xá chỉ vừa được khôi phục, đê vừa mới đắp lại, bằng chứng rõ ràng của trận lũ lụt từng tàn phá nơi đây, thậm chí có những nơi nước còn chưa rút hẳn, để lại ao vũng mênh mông. Thế nhưng trong ao nước đó toàn là bóng dáng những đứa bé cởi truồng nô đùa bắt cá, tiếng cười trong trẻo của bọn chúng đã lặng lẽ xòa mờ hình bóng thiên tai.
Nhìn đâu cũng có thể thấy nhà cửa mới tinh, những căn nhà đó đều rất đẹp, có thể nhìn ra vài căn nhà còn chưa khô hẳn, song nông phu ngồi ở chân tường chẳng có vẻ gì là sốt ruột, dù sao tới mùa đông, những căn nhà này nhất định sẽ khô để vào sống.
Trên Bá Kiều đó đây vẫn còn vết nứt, những cái cây đổ bị cưa gốc, chỏi nghỉ chưa được xây lại, một cây cầu mới đang được khẩn trương xây dựng, cây cầu cũ có nha lại đứng canh không cho xe ngựa chở hàng quá nặng đi qua, cây cầu nổi do vô số chiếc thuyền nối liền nhau tạo thành đang đảm nhận vai trò vận chuyển hàng hóa qua sông.
Cuộc sống vẫn đều đặn đâu vào đó, chẳng thấy dấu hiệu sự hỗn loạn đói kém.
Trước khi tới huyện Lam Điền, có nhiều người từng cảnh báo ông ta phải hết sức cẩn thận, Vân Chiêu là một tên cường đạo bất học vô thuật, chẳng khác gì đám Lý Hồng Cơ, Trương Bình Trung, loại người thô tục không tả nổi.
Nhưng nhìn huyện Lam Điền trật tự ổn định thế này, ông ta bắt đầu có thay đổi.
Ông ta tới đây không phải để gặp Vân Chiêu, càng không phải vì huyện Lam Điền mà tới, trong mắt ông ta, nơi này là cái ổ tặc, là chỗ hổ lang hoành hành.
Từ khi biết Lô Tượng Thăng còn chưa chết, mà ẩn náu chỗ này, ông ta một lòng muốn gặp Lô Tượng Thăng, hai người bọn họ từng cộng sự với nhau ở Sơn Đông, bất kể tài hoa hay phẩm hạnh của Lô Tượng Thăng, đều khiến người ta phải cảm phục.
Khi Lô Tượng Thăng bị đầy vào giám ngục, Sử Khả Pháp nhiều lần dâng tấu, cấu xin cho Lô Tượng Thăng, đáng tiếc tấu chương của ông ta chẳng có được chút tác dụng nào.
Không mấy ai biết, khi Lô Tượng Thăng tóc dài quá mặt, y phục bẩn thỉu rách nát bị chặt đầu giữa chợ, có một nam tử gần như gục xuống trong một gian tửu lâu, khóc lớn vì trang quân tử ít ỏi của Đại Minh không còn.
Song một thiêm sự hộ bộ nho nhỏ còn cách nào ngoài trơ mắt nhìn trụ cột của Đại Minh bị chôn vùi.
“ Mỗ gia nghe nói huyện Lam Điền nay chỉ còn một phú hộ là Vân thị, cả huyện đều mắc nợ y có phải không?” Đi vào huyện thành Lam Điền không có tường thành, Sử Khả Pháp nhìn một đại viện tường cao kín mít, hỏi xa phu:
“ Vân thị không phải nhà có tiền nhất huyện Lam Điền, nhà giàu có hơn Vân thị đếm không hết, đâu ra chuyện cả huyện mắc nợ huyện tôn chứ? “ Xa phu nhìn Sử Khả Pháp với ánh mắt cổ quái, thậm chí hơi khó chịu:
“ Không phải Vân thị thì nhà ai giàu có nhất?”
“ Có Lưu thị Đông Hương, vải nhà người ta nhiều tới mức phủ kín được huyện Lam Điền, mặc dù mấy năm trước gia chủ của họ vì tội tham ô mà bị huyện tôn chặt đầu, gia thế không được như trước nữa, song vẫn rất giàu có ít ai bì nổi. “ Xa phu đi đây đi đó, tiếp xúc cũng nhiều, chuyện trong huyện chẳng lạ gì: “ Nam Hương cũng có đại hộ là Hà thị, nổi tiếng nhiều ruộng nhất huyện, nhưng người ta giờ không làm ruộng nữa, chuyên môn thuê người đào than, cái đại trạch có tường còn cao hơn tường thành mà chúng ta vừa đi qua là nhà họ đấy, nhưng chưa phải là chủ trạch của họ đâu, chủ trạch ở Nam Hương còn to lớn hơn nữa.”
“ Rồi lại còn Chương thị ở Bắc Hương, gia chủ họ vào sĩ đồ, gia nghiệp do hai nhi tử cùng lèo lái, rất lợi hại, huynh đệ không tranh giành gia nghiệp mà cùng giúp đỡ nhau, có cả một con phố trong huyện thành là của nhà họ.”
Vậy mà vừa rồi Sử Khả Pháp đinh ninh trạch viện lớn kia là của Vân thị:” Vậy những đại hộ ban đầu của huyện Lam Điền bây giờ ra sao, ngươi có biết không?”
“ Chính là họ chứ ai?” Xa phu chửi bậy mấy câu: “ Lão trời già thiên vị, người có tiền vẫn có tiền, cái gì mà không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, toàn lừa người, nhà người ta giàu có mấy trăm năm rồi.”
“ Chính là họ sao? “ Sử Khả Pháp vốn đoán chắc Vân thị đã phải cướp bóc của đại hộ để xây dựng huyện Lam Điền như ngày nay, té ra không phải:” Họ giàu có hơn Vân thị, vậy Vân thị là cái gì?”
“ Là ông trời chứ là cái gì, đã là ông trời rồi còn cần tiền làm gì, Vân thị còn cho lưu dân vay tiền để an gia lạc nghiệp. Nghe nói Vân thị lão nãi nãi có đầy một phòng toàn là giấy nợ thi thoảng đem đốt bớt.”
“ Cái gì, đốt giấy nợ, ngươi nghe ai nói chứ, hàm hồ, làm gì có chuyện như vậy!”
Xa phu bĩu môi:” Đã bảo Vân thị là trời mà, chuyện đó có gì mà lạ, huyện tôn nhà ta năm 8 tuổi đã làm như thế, vay tiền của Vân thị một hai năm có thể trả được thì trả, đều không trả nổi thì là họ không gặp may rồi, đòi tiền họ làm gì nữa.”
“ Chỉ thế thôi sao, không trả được tiền không bị giam vào nhà lao à? “ Sử Khả Pháp càng nghe càng hoang đường, nhất định là thủ đoạn mị dân của Vân thị thôi, bới móc:
“ Nhốt vào lao còn chẳng phải vẫn phải cho hắn ăn lương thực do bách tính làm ra à, dại gì mà làm thế. Song cũng không phải không có kẻ lợi dụng vay tiền Vân thị, sau đó dù có tiền cũng quịt không thèm trả .. phì, những kẻ đó thật mất mặt tổ tông, hương thân không qua lại với nhà đó nữa, sau này đừng nói là vay tiền người khác, có xin làm nô phó cũng chẳng ai thèm, loại người đó chẳng còn mặt mũi nào sống trong huyện. Có nhà thì được miễn nợ rồi càng cần cù làm ăn, sau đó trả nợ được thật, lão nãi nãi rất thích những người như thế ....”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.