Chương 28: Tử thi lên tiếng
Phúng Phính
20/06/2023
Ánh nắng bình minh vẫn lên cao như mọi buổi sáng khác, chỉ là hôm nay thì
không thể chiếu tan được sự u ám trong cửa nhà họ Lâm nữa. Cái đêm kinh
hoàng vừa qua vẫn còn đang ám ảnh tất cả mọi người trong nhà. Một ngọn
lửa quỷ bừng cháy báo hiệu con quỷ đã thật sự tới, nó đã hấp thụ được
hết linh hồn của mợ tư và đang trở nên đáng sợ hơn nữa. Ngọn lửa lụi tắt để lại một đống tro tàn chưa dọn xong, trong đó có cả niềm hy vọng có
thể trấn áp con quỷ của bà, của tất cả mọi người trong nhà đã bị thiêu
rụi. Dẫu sao thì vẫn phải sớm lo cho xong xuôi việc tang lễ và chôn cất
cho mợ tư, vì cũng chẳng ai ngủ được gì nên từ sớm trong nhà đã bắt đầu
chuẩn bị.
---
Tại huyện đường
Ánh nắng của buổi sáng sớm từ khe cửa sổ rọi tới làm quan huyện thức giấc. Đêm qua sau khi về đến huyện đường, quan không về phòng nghỉ ngay mà đã ghé qua thư phòng, vốn chỉ định đọc sách một lúc, nhưng sau đó lại nhớ đến vụ án lúc trưa, quan lại trầm ngâm suy nghĩ đến lúc ngủ thiếp ra bàn khi nào không hay.
Quan ra vườn để dạo và để thực hiện vài động tác cho dãn gân cốt, đó cũng là thói quen hằng ngày của quan. Vì đang tập nên quan không để ý từ xa đang có một dáng người khá thấp với cái lưng hơi khom đang tiến tới, không ai khác, đó chính là thầy lang. Tuy vậy, khi tiếng bước chân trở nên gần hơn, dù không cần quay người lại quan vẫn có thể đoán đúng: “Thầy lang đó à? Lão có việc gì mà đến tìm ta sớm vậy?” Thầy lang đáp: “Bẩm, lão có vài thông tin cho quan liên quan tới vụ án hôm qua.” Nghe thấy vậy quan liền đáp: “Chúng ta lại chỗ kia ngồi hẳn nói.” Nói rồi cả hai đi đến chỗ cái bàn bằng đá, có ghế và sẵn một ấm trà nóng hổi dậy hương thơm ngào ngạt giữa khung cảnh cỏ cây yên bình.
Thầy lang ít khi ở hay lên huyện đường mà chỉ ở nhà riêng là một cái nhà tranh, vì với lão thường quen tới để là Quan huyện rót trà mời thầy lang, lão kính cẩn nhận tách trà và nói: “Quầng thâm mờ dưới mắt do ngủ không đủ, khớp cổ phát ra những âm thanh do tư thế ngủ sai cách. Bẩm, có phải đêm qua quan suy tư chuyện vì đến mức mất ngủ phải không ạ?” Quan huyện thở dài một tiếng rồi đáp: “Vụ án ở nhà họ Lâm, với ta thật sự đang còn rất nhiều khúc mắc.” Thầy lang vừa uống xong ngụm trà cũng liền vội bảo: “Bẩm quan, lão đến từ sớm cũng chính vì chuyện đó. Đêm qua lão đã tổng hợp và có được thêm vài điều có thể giúp ích cho quan.” Nghe thấy vậy nét mặt quan liền khởi sắc: “Hay lắm! Sao? Lão có gì nói ta nghe xem?”
“Bẩm, từ những dấu vết lưu lại trên cổ của tử thi, mẫu da trong móng tay, ta xác định được mợ tư nhà họ Lâm thật sự chết là do bị cánh tay siết chứ không phải do dây. Có lẽ vào hôm qua quan để rõ tới đây.” Thầy lang nhấc ly trà lên để nhấp, quan huyện thì gật gù: “Phải. Nhưng ta không tài nào xác định được kẻ nó là nam hay nữ, tướng tá, hình thù ra sao thì cũng khó nói.” Một ngụm trà là đủ để thầy lang có thể tiếp tục trình bày, lão cười lên: “Lão làm sao mà để công sức quan đôi co với tên thầy pháp lãng phí được chứ. Quan biết rõ mục đích của tên thầy pháp tới là quấy rối nên đã cố tình đôi co với hắn để lão có thời gian xem xét tử thi thêm.” Quan huyện mỉm cười và đáp: “Quả không qua mặt được lão. Nhưng khoan hẳn nói về tên thầy pháp. Lão thấy thêm được gì từ tử thi?”
“Phần vết bầm được xác định là đã siết chết mợ tư là xương cánh tay. Qua tính toán trừ đi thời gian từ lúc phát hiện cái xác, biến đổi dấu vết do cơn mưa, lão phát hiện kích thước để phần xương cánh tay tạo ra được dấu vết đó hoàn toàn trùng khớp với kích thước xương cánh một người đàn ông trưởng thành có bắp tay khá lớn.” Thầy lang được quan huyện mời thêm một tách trà nữa trước khi tiếp tục, nhấp xong một ngụm lão mới bảo tiếp: “Lão con tìm thấy thêm một vết bầm khác trên lưng của tử thi, ở vị cao hơn thắt lưng khoảng một tấc, khá lớn và có dạng gần giống hình tròn. Theo phỏng đoán của lão, vết bầm được tạo ra từ đầu gối của kẻ đó.” Quan huyện ngạc nhiên bảo: “Đầu gối sao?”
Ngay sau đó, nét mặt quan lại trở nên trầm ngâm, từ tốn bảo: “Ý lão có phải là, kẻ đó đã dùng đầu gối để làm điểm tựa hồng tiếp sức thêm cho cú siết của hắn.” Thầy lang gật đầu bảo: “Bẩm, đó cũng chính là phỏng đoán của lão. Nhưng với một kẻ có bắp tay lớn như vậy, thân hình và sức lực cũng không phải là yếu nên lí do để hắn cần tạo điểm tựa để thêm sức có lẽ là…” Thầy lang chậm một nhịp để quan tiếp lời: “Có lẽ… hắn ta đang bị thương ở tay mà hắn dùng để siết chết mợ tư, chính vì thế hắn mới cần điểm tựa để tạo thêm lực.”
“Không sai thưa quan.”
---
Tại huyện đường
Ánh nắng của buổi sáng sớm từ khe cửa sổ rọi tới làm quan huyện thức giấc. Đêm qua sau khi về đến huyện đường, quan không về phòng nghỉ ngay mà đã ghé qua thư phòng, vốn chỉ định đọc sách một lúc, nhưng sau đó lại nhớ đến vụ án lúc trưa, quan lại trầm ngâm suy nghĩ đến lúc ngủ thiếp ra bàn khi nào không hay.
Quan ra vườn để dạo và để thực hiện vài động tác cho dãn gân cốt, đó cũng là thói quen hằng ngày của quan. Vì đang tập nên quan không để ý từ xa đang có một dáng người khá thấp với cái lưng hơi khom đang tiến tới, không ai khác, đó chính là thầy lang. Tuy vậy, khi tiếng bước chân trở nên gần hơn, dù không cần quay người lại quan vẫn có thể đoán đúng: “Thầy lang đó à? Lão có việc gì mà đến tìm ta sớm vậy?” Thầy lang đáp: “Bẩm, lão có vài thông tin cho quan liên quan tới vụ án hôm qua.” Nghe thấy vậy quan liền đáp: “Chúng ta lại chỗ kia ngồi hẳn nói.” Nói rồi cả hai đi đến chỗ cái bàn bằng đá, có ghế và sẵn một ấm trà nóng hổi dậy hương thơm ngào ngạt giữa khung cảnh cỏ cây yên bình.
Thầy lang ít khi ở hay lên huyện đường mà chỉ ở nhà riêng là một cái nhà tranh, vì với lão thường quen tới để là Quan huyện rót trà mời thầy lang, lão kính cẩn nhận tách trà và nói: “Quầng thâm mờ dưới mắt do ngủ không đủ, khớp cổ phát ra những âm thanh do tư thế ngủ sai cách. Bẩm, có phải đêm qua quan suy tư chuyện vì đến mức mất ngủ phải không ạ?” Quan huyện thở dài một tiếng rồi đáp: “Vụ án ở nhà họ Lâm, với ta thật sự đang còn rất nhiều khúc mắc.” Thầy lang vừa uống xong ngụm trà cũng liền vội bảo: “Bẩm quan, lão đến từ sớm cũng chính vì chuyện đó. Đêm qua lão đã tổng hợp và có được thêm vài điều có thể giúp ích cho quan.” Nghe thấy vậy nét mặt quan liền khởi sắc: “Hay lắm! Sao? Lão có gì nói ta nghe xem?”
“Bẩm, từ những dấu vết lưu lại trên cổ của tử thi, mẫu da trong móng tay, ta xác định được mợ tư nhà họ Lâm thật sự chết là do bị cánh tay siết chứ không phải do dây. Có lẽ vào hôm qua quan để rõ tới đây.” Thầy lang nhấc ly trà lên để nhấp, quan huyện thì gật gù: “Phải. Nhưng ta không tài nào xác định được kẻ nó là nam hay nữ, tướng tá, hình thù ra sao thì cũng khó nói.” Một ngụm trà là đủ để thầy lang có thể tiếp tục trình bày, lão cười lên: “Lão làm sao mà để công sức quan đôi co với tên thầy pháp lãng phí được chứ. Quan biết rõ mục đích của tên thầy pháp tới là quấy rối nên đã cố tình đôi co với hắn để lão có thời gian xem xét tử thi thêm.” Quan huyện mỉm cười và đáp: “Quả không qua mặt được lão. Nhưng khoan hẳn nói về tên thầy pháp. Lão thấy thêm được gì từ tử thi?”
“Phần vết bầm được xác định là đã siết chết mợ tư là xương cánh tay. Qua tính toán trừ đi thời gian từ lúc phát hiện cái xác, biến đổi dấu vết do cơn mưa, lão phát hiện kích thước để phần xương cánh tay tạo ra được dấu vết đó hoàn toàn trùng khớp với kích thước xương cánh một người đàn ông trưởng thành có bắp tay khá lớn.” Thầy lang được quan huyện mời thêm một tách trà nữa trước khi tiếp tục, nhấp xong một ngụm lão mới bảo tiếp: “Lão con tìm thấy thêm một vết bầm khác trên lưng của tử thi, ở vị cao hơn thắt lưng khoảng một tấc, khá lớn và có dạng gần giống hình tròn. Theo phỏng đoán của lão, vết bầm được tạo ra từ đầu gối của kẻ đó.” Quan huyện ngạc nhiên bảo: “Đầu gối sao?”
Ngay sau đó, nét mặt quan lại trở nên trầm ngâm, từ tốn bảo: “Ý lão có phải là, kẻ đó đã dùng đầu gối để làm điểm tựa hồng tiếp sức thêm cho cú siết của hắn.” Thầy lang gật đầu bảo: “Bẩm, đó cũng chính là phỏng đoán của lão. Nhưng với một kẻ có bắp tay lớn như vậy, thân hình và sức lực cũng không phải là yếu nên lí do để hắn cần tạo điểm tựa để thêm sức có lẽ là…” Thầy lang chậm một nhịp để quan tiếp lời: “Có lẽ… hắn ta đang bị thương ở tay mà hắn dùng để siết chết mợ tư, chính vì thế hắn mới cần điểm tựa để tạo thêm lực.”
“Không sai thưa quan.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.