Chương 9: Biện Kinh
Nhất Lộ Phương Phi
21/08/2021
Xe chậm rãi đi, Lâm Dịch vén một góc cửa sổ, nhìn cổng thành cao ngất phía trước. Đây là... đến Biện Kinh rồi sao?
Kiếp trước Lâm Dịch cũng đã từng đến nơi này, giờ là Biện Kinh. Cổng Đại Lương (1) của Khai Phong chính là một nơi nổi tiếng, nó đã từng ở đó chụp không ít ảnh. Hiện tại đây là Bắc Tống, cổng Đại Lương không gọi là Đại Lương, mà gọi là Xương Hạp Môn, độ lớn cũng không khác so với hiện đại là mấy. Tường thành trùng điệp, loang lỗ rêu phong, còn đâm ra phía ngoài bờ thành. Nền móng cổng thành sử dụng kết cấu bằng gạch đá màu xanh lục, bố trí kiểu hình vòm ba vòng như cổng tò vò. Cửa ô là Trọng diêm hiết sơn (2) bố cục hai tầng lầu, trong đó, cửa thành gọi là thạch biển, viền đá bên ngoài, bên trong làm bằng gỗ. Chữ viết được dùng là phông chữ viết từ trái sang phải, thể theo cách viết của Nhan Chân Khanh (3) thời nhà Đường, là hai chữ "Vĩnh Phong" được mạ vàng. Phong cách này so với đời sau càng cổ xưa hơn, trang trọng thanh nhã. Trãi qua quá trình lịch sử dâu bể như bao người, sau này mãi đến năm 1998, cổng Đại Lương mới được trùng tu lại, so với Xương Hạp Môn hiện tại này mà nói, quả nhiên là còn rất trẻ tuổi.
(1) : một cổng thành nổi tiếng ở thuộc huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cổng Đại Lương được xây dựng năm 781 dưới thời nhà Đường, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử vẫn tồn tại đến ngày nay. Đến năm 1998 thì được chính phủ Trung Quốc chính thức trùng tu lại toàn diện.
(2) Trọng diêm hiết sơn: một mô hình kiến trúc rất phổ biến ở Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Bố cục như mô tả của tác giả, thường là kiểu kiến trúc hai tầng lầu, mái ngói có hình cong bốn góc thường đi kèm các họa tiết tứ tượng. Các kiến trúc ở Kinh thành Huế cũng là mô hình kiến trúc này.
(3) : Một nhà thư pháp, một vị quan dưới thời nhà Đường. Ông làm quan qua 4 đời vua Đường, sống qua thời kỳ Loạn An Sử, là người cương liệt, ngay thẳng, song cuối cùng bị gian thần hãm hại mà chết.
Buông màn xe xuống, Lâm Dịch nội tâm ngũ vị tạp trần. Hôm nay nhìn cổng thành Biện Kinh liền nghĩ đến cổng Đại Lương sau này, toàn bộ đều ở đây, giật mình như tỉnh mộng. Trong nháy mắt mà kiếp trước, kiếp này đều lần lượt thay đổi, làm cho nó không phân biệt được nơi nào là mộng, nơi nào là thật?
"Tam đệ, đệ không sao chứ?" Nhìn thấy sắc mặt Lâm Dịch bất thường, Tô Bác Nhã lo lắng hỏi.
Lâm Dịch nhìn nàng cười thoải mái, "Không có gì, chỉ là nghĩ thế này mà đi gặp hai vị ca ca, liền có chút khẩn trương."
"Hai vị ca ca đều là người rất tốt, Tam đệ không cần khẩn trương." Ngoài miệng Tô Bác Nhã an ủi, trong lòng lại cảm giác vẻ mặt của đệ đệ vừa rồi hoàn toàn không phải là khẩn trương, chẳng qua cũng không nói ra, vì thế cũng không truy hỏi đến cùng. Nàng dù sao cũng mang tính cách thiếu niên, làm sao mà hiểu tâm trạng tang thương này của Lâm Dịch được.
Xe ngựa vào thành đi rất lâu mới dừng lại. Lâm Dịch xuống xe, thấy phía trước là đại môn màu đỏ thẫm, còn có hai con thạch sư (4) đứng hai bên. Trên hai cánh cửa lớn của đại môn khảm hai cái đầu hổ bằng đồng thau riêng biệt. Mãnh thú trợn mắt, nhe răng ngậm vòng xuyến. Ngay chính giữa đại môn nhìn lên là một cái biển màu xanh lam, ở trên có hai chữ to mạ vàng: TÔ PHỦ.
(4) Thạch sư: sư tử đá.
Lâm Dịch còn chưa kịp đánh giá tường tận cấu trúc của Tô phủ, từ bên trong đã chạy ra 50 người mặc trang phục hạ nhân, bao gồm nam tử cùng nha hoàn và mấy người sai vặt, vây quanh khi bọn họ tiến vào.
Lâm Dịch được Tô phu nhân nắm tay dẫn vào chính đường. Trong phòng có mười người mặc quan phục hoa lệ đang ngồi, bao gồm cả nam lẫn nữ, già lẫn trẻ, khiến Lâm Dịch nhìn hoa cả mắt. Dọc đường đi, Tô phu nhân cũng đã nói qua cho nó biết sơ về các nhân vật ở Tô phủ Biện Kinh.
Tô lão phu nhân sinh được tổng cộng hai nam hai nữ. Trong bốn người, Tô Minh Kiệt đứng hàng thứ ba, trước có một ca ca và một tỷ tỷ, sau còn có một muội muội nhỏ tuổi hơn. Tô Minh Kiệt và đại ca nhiều năm trước đã được Tô lão thái gia làm chủ cho phân nhà. Hai lão nhân thì sống cùng với cháu đích tôn. Con trưởng hiện ở viện phía đông, Tô Minh Kiệt ở viện phía tây, hai cụ thì ở chính đường. Đại ca Tô Minh Kiệt cưới vợ là Ngô thị, Ngô Thị Dục, sinh được hai nam một nữ. Bởi vì ở riêng, phòng của hai đứa nhỏ thứ bậc không giống nhau, đều được tự sắp xếp. Chính xác thì đại phòng cũng là của Đại công tử, mà nhị phòng cũng của Đại công tử. Ngoài ra, Tô Minh Anh còn có hai vợ bé và hai thứ nữ. Còn tiểu thiếp linh tinh gì đó thì Tô phu nhân cũng chưa nói cho nó biết, chỉ là xác thực không phải là một chủ tử đứng đắn. Nguyên nhân chính đường không có thiếp thất hay di nương ở đây là vì các phòng đều được sắp xếp cho phu nhân và tiểu thư, đồng thời, Vân Nương sau khi vào phủ liền được dẫn đến viện phía tây, chỉ có Bác Huệ được bà vú ôm trên người thì ở lại.
Nói đến đây, Lâm Dịch cảm thấy kỳ quái, Tô Minh Kiệt hình như không có huynh đệ tỷ muội con thiếp thất gì cả. Hơn nữa, Tô lão thái gia hình như chỉ có một vị chính thê là Tô lão phu nhân, cũng không có thiếp thất gì khác. Lâm Dịch nghe thế thì không thể không kinh ngạc. Quan viên Đại Tống chơi gái thịnh hành, người nào làm quan nếu không có một hai thiếp thất thì sẽ bị chê cười. Trước kia còn nghe nói qua chuyện thê tử của Vương An Thạch lừa gạt trượng phu, giúp ông nạp thiếp, mà Tô lão thái gia vậy chỉ có một vị chính thê, không biết là vì cụ giữ mình quá trong sạch hay là vì lão phu nhân quá lợi hại? Lúc ấy, Lâm Dịch còn muốn hỏi thăm một chút về chuyện của hai vị lão nhân, chỉ tiếc là Tô phu nhân nói xong liền chuyển qua việc oán hận chuyện Tô Minh Kiệt nạp thiếp, vì thế nó cũng không hỏi nữa, chỉ ở bên cạnh, khi bà càu nhàu thì thỉnh thoảng phụ họa một hai câu mà thôi. Mặc kệ thế nào đi nữa, đối với hai lão nhân, trong lòng Lâm Dịch đã có chút ấn tượng khá tốt.
<break>
"Lại đây, Tam nhi, đến ra mắt tổ phụ tổ mẫu của con." Tô phu nhân lôi kéo nó đến trước hai vị lão nhân, ước chừng khoảng hơn sáu mươi tuổi, sau đó hướng hai vị lão nhân nói, "Cha, nương, đây là Tam nhi, lão gia gọi là Tô Bác Nghệ, năm nay sáu tuổi, hai người vẫn chưa gặp qua!"
Quỳ lạy dập đầu gì đó Lâm Dịch cũng không phải là lần đầu tiên làm, mà ngay từ đầu đã không tình nguyện, đến bây giờ cũng không lưu tâm, vì thế nó rất tự nhiên khép chân quỳ xuống, đồng thời hai tay đặt xuống cạnh nhau, dập đầu ba cái, hành đại lễ xong, nói, "Tôn nhi Tô Bác Nghệ ra mắt tổ phụ, tổ mẫu! Chúc tổ phụ tổ mẫu phúc lộc vĩnh trú, trường thọ an khang (5)!"
(5) Phúc Lộc Vĩnh Trú, Trường Thọ An Khang – 福禄永驻, 长寿安康: Phúc lộc lâu dài, sống lâu vui vẻ.
Vừa nói xong, Lâm Dịch liền cảm giác mình được một bàn tay đỡ đứng lên, thì ra là Tô lão phu nhân.
"Ôi, cháu ngoan của ta, hành đại lễ làm gì chứ! Nghe nói trên đường gặp đạo phỉ, có làm tôn tử bảo bối của ta hoảng sợ không?" Nói xong đem nó nhìn tới nhìn lui, ánh mắt dán trên người đánh giá. Lâm Dịch tính cả kiếp trước lẫn kiếp này thì đã hơn hai mươi tuổi, mà lại bị một người mới gặp lần đầu ôm vào ngực như vậy thật có chút không quen, còn hơi xấu hổ, chỉ là không biểu hiện ra ngoài mà thôi.
Lão phu nhân thoạt nhìn rất nhanh nhẹn, tóc chải chỉnh tề, được búi cao, khuôn mặt hiền lành, không ngừng ân cần hỏi han nó. Tình huống thế này sao mà giống Lâm Đại Ngọc Tiến Giả Phủ (6) vậy ta? Nếu lão phu nhân khi nói nhỏ thêm vài giọt lệ nữa thì càng giống hơn.
(6) "Lâm Đại Ngọc Tiến Giả Phủ": Tập đầu tiên trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, kể lại lần đầu lão phu nhân gặp Lâm Đại Ngọc.
Suy nghĩ bâng quơ, Lâm Dịch đột nhiên nghe thấy âm thanh của Tô lão thái gia. Thì ra là hỏi nó đã đọc qua sách gì. Đây là khảo cứu học vấn này. Lâm Dịch không dám thả lỏng, vội từ lồng ngực Tô lão phu nhân đi xuống, cung kính đáp, "Hồi tổ phụ, chỉ đọc bộ sách vỡ lòng Kinh Thi (7), giờ đang đọc Luận Ngữ (8) và Lễ Ký (9).
(7) Kinh Thi: xem chú thích (10) ở .
(8) Luận ngữ – : Sách do Khổng Tử và các đệ tử biên soạn, nằm trong bộ Tứ Thư. Luận ngữ hiểu nôm na chính là lời dạy của Không Tử được các học trò ghi chép lại, qua đó người đời có thể đánh giá được phẩm chất và tính tình của ông, cũng như quan điểm giáo dục mà ông muốn truyền đạt cho các học trò, và cho thế hệ sau này.
(9) Lễ Ký – : Kinh Lễ hay Lễ Ký, là một cuốn sách nằm trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, do các đệ tử của ông viết, nhằm ghi chép lại các lễ nghi thời trước. Tìm hiểu thêm tại .
Tô lão thái gia dáng vẻ không cao, béo lùn chắc nịt, nhìn qua có chút giống tượng phật Di Lặc. Cụ vuốt chòm râu hoa râm, bộ dạng híp mắt suy nghĩ, việc Tô Minh Kiệt có thói quen vuốt chòm râu thì ra là di truyền a, mà thần sắc cũng không đoán được là vừa lòng hay không. Lâm Dịch thầm nghĩ, học vấn của nó đã trải qua hơn nửa tuổi đời hiện tại, chắc không sao đâu!
"Ta hỏi cháu, tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ * giải thích như thế nào?" Cái này là kiểm tra sao?
*Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ – 修身齐家治国平天下: thuộc Bát mục trong , một chương thuộc Lễ Ký của Khổng Tử.
Nghe thế, Lâm Dịch chau mày. Câu này hỏi một đứa trẻ sáu tuổi thì thích hợp à? Lén ngẩn đầu đã nhìn thấy hai mắt Tô lão thái gia đang theo dõi, chờ đáp án của nó. Lâm Dịch nhanh chóng cúi đầu, đối với lão nhân béo mập trước mắt đã thanh minh, hình như không gì là có thể qua mắt được cụ.
Lâm Dịch cảm thấy khó khăn, có nên nói hay không?
Kỳ thực, chỉ cần Lâm Dịch quay đầu lại là có thể nhìn thấy bộ dạng trầm tư suy nghĩ của một đám ca ca trưởng thành. Khẳng định, câu này không nên dùng để hỏi một hài đồng sáu tuổi chỉ mới học vỡ lòng vài năm. Đáng tiếc là sau ót nó không có con mắt nào cả.
Cuối cùng, Lâm Dịch ngập ngừng mở miệng, "Hồi tổ phụ, câu này nằm trong cuốn Lễ Ký – chương Đại Học (10): chính là cổ chỉ dục minh minh, đức vu thiên hạ giả, tiên tri kì quốc; dục tri kì quốc giả, tiên tề kỳ gia; dục tề kì gia giả, tiên tu kì thân; dục tu kì thân giả, tiên chính kì tâm; dục chính kì tâm giả, tiên thành kì ý; dục thành kì ý giả, tiên trí kì tri; trí tại cách vật. Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chính, tâm chính nhi hậu thân tu, thân tu nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu quốc trì, quốc trì nhi hậu thiên hạ bình (11)."
(10) Đại học – : một chương thuộc Lễ Ký của Khổng Tử. Đại học phần lớn do học trò Tăng Tử ghi chép lại, gồm có Tam cương Bát mục. Cuốn này nổi tiếng với tư tưởng, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ, được các nhà Nho lấy làm cương lĩnh sống đương thời.
(11) Đại ý nói là: Thời xưa phải dùng đạo đức để chứng minh nhân cách khắp thiên hạ, trước tiên phải thống trị tốt quốc gia của mình; phải cai quản tốt người của quốc gia mình, phải chỉnh đốn tốt đẹp gia đình của mình, phải kỷ luật tốt người trong nhà, phải không ngừng tu dưỡng bản thân, muốn tu dưỡng một người, trước hết cần thay đổi tư tưởng của người đó... Suy nghĩ đoan chính thì bản thân mới tu dưỡng trọn vẹn; bản thân tu dưỡng trọn vẹn thì gia đình sẽ tự kỷ luật nề nếp; gia đình kỷ luật nề nếp, thì quốc gia mới yên ổn phồn vinh; quốc gia yên ổn phồn vinh, thì sau đó thiên hạ mới thái bình.
Không biết có phải Lâm Dịch mắc lỗi gì không, nó cảm thấy sau khi nó nói xong thì Tô lão thái gia hình như lộ ra nét cười, mà đến khi nó nhìn kỹ thì lại thấy cụ vẫn giữ bộ dạng nghiêm trang như cũ.
"Vậy như thế nào là 'tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ'?" Tô lão thái gia lại vuốt chòm râu bạc hỏi.
"Cái gọi là tu thân chính là tâm trí đoan chính; nếu trong lòng có oán hận thì sẽ không được công bình; có điều sợ hãi, thì không gần được với chính trực; có điều yêu thích thì không đạt được sự công tâm; có điều cực khổ thì không có được sự thuần khiết. Không yên lòng thì sẽ nhìn mà không thấy, có tai như điếc, ăn mà không biết vị. Tu thân này chính là ở tâm mà ra."
"Cái gọi là tề gia chính là kỷ luật người thân; có người là hướng tới sự yêu thương mà tìm kiếm sự bình yên; hướng tới sự ti tiện độc ác mà tìm kiếm sự bình yên; hướng tới sự kính nể mà tìm kiếm sự bình yên; hướng tới sự thương hại mà tìm kiếm sự bình yên; hướng tới sự biếng nhác mà tìm kiếm sự bình yên; nhưng phải hiểu nguyên nhân đâu mới chính là tội ác. Nếu tội ác ăn mòn con người thì thiên hạ sẽ thay đổi. Ngạn ngữ có viết: Nhân mạc chi kỳ tử ác, mạc tri kì miêu chi thạc (12)." Điều này không thể nói là tu thân, nên không thể chỉnh đốn gia đình."
(12) Nhân mạc chi kỳ tử ác, mạc tri kì miêu chi thạc: Một câu trong Tứ Thư, trích trong Đại học. Đại ý là người bình thường vì cưng chiều không biết tốt xấu mà không biết con mình thiếu hụt, bởi vì sự nghèo túng không hài lòng mà không cảm thấy được mạ non vẫn đang tươi tốt.
"Cái gọi là..."
"..."
Lâm Dịch nói xong có chút không yên tâm nhìn Tô lão thái gia, không biết như vậy có được xem là qua được không nhỉ?
"Được rồi, được rồi! Tam nhi mới vừa về, ông không cần phải dọa cháu! Chỉ biết khoe khoang, ông không xót cháu nó mệt mỏi à?" Không đợi Tô lão thái gia lên tiếng, Tô lão phu nhân đã cắt ngang. Lâm Dịch trong lòng rên rỉ, bà nội à, câu này của bà sao không nói sớm hơn chứ.
Cuối cùng Lâm Dịch cũng không nhận được đánh giá từ lão thái gia, vì Tô phu nhân đã mang nó đi làm quen với những người thân trong Tô phủ. Sau đó nó phát hiện, ngoại trừ hai đại ca và đại tẩu của nó cùng với hai con trai trưởng của gia đình đại bá, thì cũng không có những người khác, đừng nói chi tới một đống cháu trai cháu gái gì đó. Lễ ra mắt thế mà nhận được không ít, nhưng mà, có thể đừng tặng sách vở, nghiên mực, hay bút lông gì đó không?
Mặc kệ thế nào đi nữa, việc này xem như xong xuôi đi.
_______________________________
Kiếp trước Lâm Dịch cũng đã từng đến nơi này, giờ là Biện Kinh. Cổng Đại Lương (1) của Khai Phong chính là một nơi nổi tiếng, nó đã từng ở đó chụp không ít ảnh. Hiện tại đây là Bắc Tống, cổng Đại Lương không gọi là Đại Lương, mà gọi là Xương Hạp Môn, độ lớn cũng không khác so với hiện đại là mấy. Tường thành trùng điệp, loang lỗ rêu phong, còn đâm ra phía ngoài bờ thành. Nền móng cổng thành sử dụng kết cấu bằng gạch đá màu xanh lục, bố trí kiểu hình vòm ba vòng như cổng tò vò. Cửa ô là Trọng diêm hiết sơn (2) bố cục hai tầng lầu, trong đó, cửa thành gọi là thạch biển, viền đá bên ngoài, bên trong làm bằng gỗ. Chữ viết được dùng là phông chữ viết từ trái sang phải, thể theo cách viết của Nhan Chân Khanh (3) thời nhà Đường, là hai chữ "Vĩnh Phong" được mạ vàng. Phong cách này so với đời sau càng cổ xưa hơn, trang trọng thanh nhã. Trãi qua quá trình lịch sử dâu bể như bao người, sau này mãi đến năm 1998, cổng Đại Lương mới được trùng tu lại, so với Xương Hạp Môn hiện tại này mà nói, quả nhiên là còn rất trẻ tuổi.
(1) : một cổng thành nổi tiếng ở thuộc huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cổng Đại Lương được xây dựng năm 781 dưới thời nhà Đường, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử vẫn tồn tại đến ngày nay. Đến năm 1998 thì được chính phủ Trung Quốc chính thức trùng tu lại toàn diện.
(2) Trọng diêm hiết sơn: một mô hình kiến trúc rất phổ biến ở Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Bố cục như mô tả của tác giả, thường là kiểu kiến trúc hai tầng lầu, mái ngói có hình cong bốn góc thường đi kèm các họa tiết tứ tượng. Các kiến trúc ở Kinh thành Huế cũng là mô hình kiến trúc này.
(3) : Một nhà thư pháp, một vị quan dưới thời nhà Đường. Ông làm quan qua 4 đời vua Đường, sống qua thời kỳ Loạn An Sử, là người cương liệt, ngay thẳng, song cuối cùng bị gian thần hãm hại mà chết.
Buông màn xe xuống, Lâm Dịch nội tâm ngũ vị tạp trần. Hôm nay nhìn cổng thành Biện Kinh liền nghĩ đến cổng Đại Lương sau này, toàn bộ đều ở đây, giật mình như tỉnh mộng. Trong nháy mắt mà kiếp trước, kiếp này đều lần lượt thay đổi, làm cho nó không phân biệt được nơi nào là mộng, nơi nào là thật?
"Tam đệ, đệ không sao chứ?" Nhìn thấy sắc mặt Lâm Dịch bất thường, Tô Bác Nhã lo lắng hỏi.
Lâm Dịch nhìn nàng cười thoải mái, "Không có gì, chỉ là nghĩ thế này mà đi gặp hai vị ca ca, liền có chút khẩn trương."
"Hai vị ca ca đều là người rất tốt, Tam đệ không cần khẩn trương." Ngoài miệng Tô Bác Nhã an ủi, trong lòng lại cảm giác vẻ mặt của đệ đệ vừa rồi hoàn toàn không phải là khẩn trương, chẳng qua cũng không nói ra, vì thế cũng không truy hỏi đến cùng. Nàng dù sao cũng mang tính cách thiếu niên, làm sao mà hiểu tâm trạng tang thương này của Lâm Dịch được.
Xe ngựa vào thành đi rất lâu mới dừng lại. Lâm Dịch xuống xe, thấy phía trước là đại môn màu đỏ thẫm, còn có hai con thạch sư (4) đứng hai bên. Trên hai cánh cửa lớn của đại môn khảm hai cái đầu hổ bằng đồng thau riêng biệt. Mãnh thú trợn mắt, nhe răng ngậm vòng xuyến. Ngay chính giữa đại môn nhìn lên là một cái biển màu xanh lam, ở trên có hai chữ to mạ vàng: TÔ PHỦ.
(4) Thạch sư: sư tử đá.
Lâm Dịch còn chưa kịp đánh giá tường tận cấu trúc của Tô phủ, từ bên trong đã chạy ra 50 người mặc trang phục hạ nhân, bao gồm nam tử cùng nha hoàn và mấy người sai vặt, vây quanh khi bọn họ tiến vào.
Lâm Dịch được Tô phu nhân nắm tay dẫn vào chính đường. Trong phòng có mười người mặc quan phục hoa lệ đang ngồi, bao gồm cả nam lẫn nữ, già lẫn trẻ, khiến Lâm Dịch nhìn hoa cả mắt. Dọc đường đi, Tô phu nhân cũng đã nói qua cho nó biết sơ về các nhân vật ở Tô phủ Biện Kinh.
Tô lão phu nhân sinh được tổng cộng hai nam hai nữ. Trong bốn người, Tô Minh Kiệt đứng hàng thứ ba, trước có một ca ca và một tỷ tỷ, sau còn có một muội muội nhỏ tuổi hơn. Tô Minh Kiệt và đại ca nhiều năm trước đã được Tô lão thái gia làm chủ cho phân nhà. Hai lão nhân thì sống cùng với cháu đích tôn. Con trưởng hiện ở viện phía đông, Tô Minh Kiệt ở viện phía tây, hai cụ thì ở chính đường. Đại ca Tô Minh Kiệt cưới vợ là Ngô thị, Ngô Thị Dục, sinh được hai nam một nữ. Bởi vì ở riêng, phòng của hai đứa nhỏ thứ bậc không giống nhau, đều được tự sắp xếp. Chính xác thì đại phòng cũng là của Đại công tử, mà nhị phòng cũng của Đại công tử. Ngoài ra, Tô Minh Anh còn có hai vợ bé và hai thứ nữ. Còn tiểu thiếp linh tinh gì đó thì Tô phu nhân cũng chưa nói cho nó biết, chỉ là xác thực không phải là một chủ tử đứng đắn. Nguyên nhân chính đường không có thiếp thất hay di nương ở đây là vì các phòng đều được sắp xếp cho phu nhân và tiểu thư, đồng thời, Vân Nương sau khi vào phủ liền được dẫn đến viện phía tây, chỉ có Bác Huệ được bà vú ôm trên người thì ở lại.
Nói đến đây, Lâm Dịch cảm thấy kỳ quái, Tô Minh Kiệt hình như không có huynh đệ tỷ muội con thiếp thất gì cả. Hơn nữa, Tô lão thái gia hình như chỉ có một vị chính thê là Tô lão phu nhân, cũng không có thiếp thất gì khác. Lâm Dịch nghe thế thì không thể không kinh ngạc. Quan viên Đại Tống chơi gái thịnh hành, người nào làm quan nếu không có một hai thiếp thất thì sẽ bị chê cười. Trước kia còn nghe nói qua chuyện thê tử của Vương An Thạch lừa gạt trượng phu, giúp ông nạp thiếp, mà Tô lão thái gia vậy chỉ có một vị chính thê, không biết là vì cụ giữ mình quá trong sạch hay là vì lão phu nhân quá lợi hại? Lúc ấy, Lâm Dịch còn muốn hỏi thăm một chút về chuyện của hai vị lão nhân, chỉ tiếc là Tô phu nhân nói xong liền chuyển qua việc oán hận chuyện Tô Minh Kiệt nạp thiếp, vì thế nó cũng không hỏi nữa, chỉ ở bên cạnh, khi bà càu nhàu thì thỉnh thoảng phụ họa một hai câu mà thôi. Mặc kệ thế nào đi nữa, đối với hai lão nhân, trong lòng Lâm Dịch đã có chút ấn tượng khá tốt.
<break>
"Lại đây, Tam nhi, đến ra mắt tổ phụ tổ mẫu của con." Tô phu nhân lôi kéo nó đến trước hai vị lão nhân, ước chừng khoảng hơn sáu mươi tuổi, sau đó hướng hai vị lão nhân nói, "Cha, nương, đây là Tam nhi, lão gia gọi là Tô Bác Nghệ, năm nay sáu tuổi, hai người vẫn chưa gặp qua!"
Quỳ lạy dập đầu gì đó Lâm Dịch cũng không phải là lần đầu tiên làm, mà ngay từ đầu đã không tình nguyện, đến bây giờ cũng không lưu tâm, vì thế nó rất tự nhiên khép chân quỳ xuống, đồng thời hai tay đặt xuống cạnh nhau, dập đầu ba cái, hành đại lễ xong, nói, "Tôn nhi Tô Bác Nghệ ra mắt tổ phụ, tổ mẫu! Chúc tổ phụ tổ mẫu phúc lộc vĩnh trú, trường thọ an khang (5)!"
(5) Phúc Lộc Vĩnh Trú, Trường Thọ An Khang – 福禄永驻, 长寿安康: Phúc lộc lâu dài, sống lâu vui vẻ.
Vừa nói xong, Lâm Dịch liền cảm giác mình được một bàn tay đỡ đứng lên, thì ra là Tô lão phu nhân.
"Ôi, cháu ngoan của ta, hành đại lễ làm gì chứ! Nghe nói trên đường gặp đạo phỉ, có làm tôn tử bảo bối của ta hoảng sợ không?" Nói xong đem nó nhìn tới nhìn lui, ánh mắt dán trên người đánh giá. Lâm Dịch tính cả kiếp trước lẫn kiếp này thì đã hơn hai mươi tuổi, mà lại bị một người mới gặp lần đầu ôm vào ngực như vậy thật có chút không quen, còn hơi xấu hổ, chỉ là không biểu hiện ra ngoài mà thôi.
Lão phu nhân thoạt nhìn rất nhanh nhẹn, tóc chải chỉnh tề, được búi cao, khuôn mặt hiền lành, không ngừng ân cần hỏi han nó. Tình huống thế này sao mà giống Lâm Đại Ngọc Tiến Giả Phủ (6) vậy ta? Nếu lão phu nhân khi nói nhỏ thêm vài giọt lệ nữa thì càng giống hơn.
(6) "Lâm Đại Ngọc Tiến Giả Phủ": Tập đầu tiên trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, kể lại lần đầu lão phu nhân gặp Lâm Đại Ngọc.
Suy nghĩ bâng quơ, Lâm Dịch đột nhiên nghe thấy âm thanh của Tô lão thái gia. Thì ra là hỏi nó đã đọc qua sách gì. Đây là khảo cứu học vấn này. Lâm Dịch không dám thả lỏng, vội từ lồng ngực Tô lão phu nhân đi xuống, cung kính đáp, "Hồi tổ phụ, chỉ đọc bộ sách vỡ lòng Kinh Thi (7), giờ đang đọc Luận Ngữ (8) và Lễ Ký (9).
(7) Kinh Thi: xem chú thích (10) ở .
(8) Luận ngữ – : Sách do Khổng Tử và các đệ tử biên soạn, nằm trong bộ Tứ Thư. Luận ngữ hiểu nôm na chính là lời dạy của Không Tử được các học trò ghi chép lại, qua đó người đời có thể đánh giá được phẩm chất và tính tình của ông, cũng như quan điểm giáo dục mà ông muốn truyền đạt cho các học trò, và cho thế hệ sau này.
(9) Lễ Ký – : Kinh Lễ hay Lễ Ký, là một cuốn sách nằm trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, do các đệ tử của ông viết, nhằm ghi chép lại các lễ nghi thời trước. Tìm hiểu thêm tại .
Tô lão thái gia dáng vẻ không cao, béo lùn chắc nịt, nhìn qua có chút giống tượng phật Di Lặc. Cụ vuốt chòm râu hoa râm, bộ dạng híp mắt suy nghĩ, việc Tô Minh Kiệt có thói quen vuốt chòm râu thì ra là di truyền a, mà thần sắc cũng không đoán được là vừa lòng hay không. Lâm Dịch thầm nghĩ, học vấn của nó đã trải qua hơn nửa tuổi đời hiện tại, chắc không sao đâu!
"Ta hỏi cháu, tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ * giải thích như thế nào?" Cái này là kiểm tra sao?
*Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ – 修身齐家治国平天下: thuộc Bát mục trong , một chương thuộc Lễ Ký của Khổng Tử.
Nghe thế, Lâm Dịch chau mày. Câu này hỏi một đứa trẻ sáu tuổi thì thích hợp à? Lén ngẩn đầu đã nhìn thấy hai mắt Tô lão thái gia đang theo dõi, chờ đáp án của nó. Lâm Dịch nhanh chóng cúi đầu, đối với lão nhân béo mập trước mắt đã thanh minh, hình như không gì là có thể qua mắt được cụ.
Lâm Dịch cảm thấy khó khăn, có nên nói hay không?
Kỳ thực, chỉ cần Lâm Dịch quay đầu lại là có thể nhìn thấy bộ dạng trầm tư suy nghĩ của một đám ca ca trưởng thành. Khẳng định, câu này không nên dùng để hỏi một hài đồng sáu tuổi chỉ mới học vỡ lòng vài năm. Đáng tiếc là sau ót nó không có con mắt nào cả.
Cuối cùng, Lâm Dịch ngập ngừng mở miệng, "Hồi tổ phụ, câu này nằm trong cuốn Lễ Ký – chương Đại Học (10): chính là cổ chỉ dục minh minh, đức vu thiên hạ giả, tiên tri kì quốc; dục tri kì quốc giả, tiên tề kỳ gia; dục tề kì gia giả, tiên tu kì thân; dục tu kì thân giả, tiên chính kì tâm; dục chính kì tâm giả, tiên thành kì ý; dục thành kì ý giả, tiên trí kì tri; trí tại cách vật. Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chính, tâm chính nhi hậu thân tu, thân tu nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu quốc trì, quốc trì nhi hậu thiên hạ bình (11)."
(10) Đại học – : một chương thuộc Lễ Ký của Khổng Tử. Đại học phần lớn do học trò Tăng Tử ghi chép lại, gồm có Tam cương Bát mục. Cuốn này nổi tiếng với tư tưởng, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ, được các nhà Nho lấy làm cương lĩnh sống đương thời.
(11) Đại ý nói là: Thời xưa phải dùng đạo đức để chứng minh nhân cách khắp thiên hạ, trước tiên phải thống trị tốt quốc gia của mình; phải cai quản tốt người của quốc gia mình, phải chỉnh đốn tốt đẹp gia đình của mình, phải kỷ luật tốt người trong nhà, phải không ngừng tu dưỡng bản thân, muốn tu dưỡng một người, trước hết cần thay đổi tư tưởng của người đó... Suy nghĩ đoan chính thì bản thân mới tu dưỡng trọn vẹn; bản thân tu dưỡng trọn vẹn thì gia đình sẽ tự kỷ luật nề nếp; gia đình kỷ luật nề nếp, thì quốc gia mới yên ổn phồn vinh; quốc gia yên ổn phồn vinh, thì sau đó thiên hạ mới thái bình.
Không biết có phải Lâm Dịch mắc lỗi gì không, nó cảm thấy sau khi nó nói xong thì Tô lão thái gia hình như lộ ra nét cười, mà đến khi nó nhìn kỹ thì lại thấy cụ vẫn giữ bộ dạng nghiêm trang như cũ.
"Vậy như thế nào là 'tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ'?" Tô lão thái gia lại vuốt chòm râu bạc hỏi.
"Cái gọi là tu thân chính là tâm trí đoan chính; nếu trong lòng có oán hận thì sẽ không được công bình; có điều sợ hãi, thì không gần được với chính trực; có điều yêu thích thì không đạt được sự công tâm; có điều cực khổ thì không có được sự thuần khiết. Không yên lòng thì sẽ nhìn mà không thấy, có tai như điếc, ăn mà không biết vị. Tu thân này chính là ở tâm mà ra."
"Cái gọi là tề gia chính là kỷ luật người thân; có người là hướng tới sự yêu thương mà tìm kiếm sự bình yên; hướng tới sự ti tiện độc ác mà tìm kiếm sự bình yên; hướng tới sự kính nể mà tìm kiếm sự bình yên; hướng tới sự thương hại mà tìm kiếm sự bình yên; hướng tới sự biếng nhác mà tìm kiếm sự bình yên; nhưng phải hiểu nguyên nhân đâu mới chính là tội ác. Nếu tội ác ăn mòn con người thì thiên hạ sẽ thay đổi. Ngạn ngữ có viết: Nhân mạc chi kỳ tử ác, mạc tri kì miêu chi thạc (12)." Điều này không thể nói là tu thân, nên không thể chỉnh đốn gia đình."
(12) Nhân mạc chi kỳ tử ác, mạc tri kì miêu chi thạc: Một câu trong Tứ Thư, trích trong Đại học. Đại ý là người bình thường vì cưng chiều không biết tốt xấu mà không biết con mình thiếu hụt, bởi vì sự nghèo túng không hài lòng mà không cảm thấy được mạ non vẫn đang tươi tốt.
"Cái gọi là..."
"..."
Lâm Dịch nói xong có chút không yên tâm nhìn Tô lão thái gia, không biết như vậy có được xem là qua được không nhỉ?
"Được rồi, được rồi! Tam nhi mới vừa về, ông không cần phải dọa cháu! Chỉ biết khoe khoang, ông không xót cháu nó mệt mỏi à?" Không đợi Tô lão thái gia lên tiếng, Tô lão phu nhân đã cắt ngang. Lâm Dịch trong lòng rên rỉ, bà nội à, câu này của bà sao không nói sớm hơn chứ.
Cuối cùng Lâm Dịch cũng không nhận được đánh giá từ lão thái gia, vì Tô phu nhân đã mang nó đi làm quen với những người thân trong Tô phủ. Sau đó nó phát hiện, ngoại trừ hai đại ca và đại tẩu của nó cùng với hai con trai trưởng của gia đình đại bá, thì cũng không có những người khác, đừng nói chi tới một đống cháu trai cháu gái gì đó. Lễ ra mắt thế mà nhận được không ít, nhưng mà, có thể đừng tặng sách vở, nghiên mực, hay bút lông gì đó không?
Mặc kệ thế nào đi nữa, việc này xem như xong xuôi đi.
_______________________________
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.