Chương 66: Theo dấu Đức Thánh Trần 35
Thập Hoàng
01/09/2023
[Bến Bình Than]
Vua Trần Nhân Tông, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông cùng vương hầu bá quan văn võ sớm đã tề tựu trên thuyền. Chiếc chiến hạm cỡ lớn có sức chứa cả ngàn người đã được huy động phục vụ cho hội nghị. Chờ khi quan quân bắt đầu điểm danh những người có mặt để chuẩn bị xuất phát, vua Trần Nhân Tông đi ra phía mũi thuyền, ngài lặng ngắm dòng sông Hàm Giang, mặt sông tĩnh lặng, nước tựa như gương phản chiếu cả bầu trời trong xanh xuống đáy sông.
Dù là thời tiết đã vào tháng 10, nhưng phá lệ vẫn có những ngày nắng đẹp như hôm nay, vua lơ đãng ngắm bầu trời trong làn nước, lại đưa mắt nhìn khung cảnh 2 bên bờ sông, bến Bình Than là điểm trung chuyển của cả 6 con sông, thuyền bè giao thương đổ về đây tấp nập, người qua kẻ lại như mắc cửi. Để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân chúng, thuyền đậu xa bến hơn 1 đoạn. Chợt vua nhìn thấy bóng người quen thuộc đang chèo thuyền nhỏ chở than củi đến bến bán. Vua nhanh chóng nhận ra đó là Trần Khánh Dư.
Trần Khánh Dư cũng là 1 vị tướng tài của Đại Việt, song nhân phẩm hắn có chút không tốt lắm. Hắn bị bắt tại trận khi đang thông *** với công chúa Thiên Thụy, vợ của Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nên bị tước mũ quan, tịch biên gia sản.
Vốn tiếc người tài, vua muốn cho lính đến vời Trần Khánh Dư lên thuyền tham dự hội nghị. Nghĩ vậy, ngài liền vội vã quay gót đi vào khoang thuyền, trông thấy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vua đi lại chủ động nói chuyện: “Hưng Đạo Vương, ban nãy đứng ngắm cảnh ngoài mũi thuyền, ta tình cờ thấy Trần Khánh Dư chèo thuyền bán củi đi qua. Hắn vốn là công thần của nước ta, chỉ vì trót dại không kiểm soát được tình cảm cá nhân mà làm ra chuyện hoang đường, có lỗi với gia đình Hưng Đạo Vương ngài. Bây giờ đang là lúc cần dùng người. Ta muốn triệu hắn tham gia hội nghị, không biết ý Vương thế nào”.
Hưng Đạo Vương lắng nghe lời vua bày tỏ, ngài mỉm cười, nói: “nếu vua đã quyết thì hãy để hắn đến. Chuyện đã qua lâu, ta cũng không chấp nhặt với hắn nữa”.
Vậy là trước giờ nhổ neo, có thêm 1 cựu tướng tài góp mặt. Thuyền xuất phát đi dọc theo dòng Hàm Giang. Nhà vua bắt đầu cuộc họp: “chư vị ái khanh, hôm nay ta triệu tập các vị đến đây để bàn về 2 việc lớn. 1 là xác định phương hướng chống giặc xâm lăng, 2 là cử ra tổ chức chỉ huy chống giặc.
Như các khanh đã biết, quân Nguyên đã đánh thắng quân Tống được gần 3 năm rồi, sở dĩ đến giờ chúng chưa đánh Đại Việt là do đánh bại nhà Tống nhưng quân dân khắp nơi vẫn nổi lên phản kháng, nên quân Nguyên không có thời giờ chú ý đến Đại Việt ta, gần đây bạo loạn đã yên, quân Mông Nguyên lại rục rịch chuẩn bị tái chiếm Đại Việt, đầu năm nay chúng lại cử 1 đạo quân gần 10 vạn thủy quân do Toa Đô chỉ huy vượt biển đánh Chiêm Thành. Chiêm Thành nguy cơ sớm tối. Quân Đại Việt ta cũng đã tới giúp sức, hy vọng giữ được Chiêm Thành. Tuy nhiên, việc nước ta rơi vào thế 3 mặt thọ địch là điều có thể xảy ra, nếu Toa Đô dừng đánh chiêm Thành chuyển hướng công lên Đại Việt. Ta muốn nghe ý kiến các khanh để chuẩn bị chu toàn trong cuộc chiến lần này”.
Các quan đưa mắt nhìn nhau, ai cũng thấy vẻ lo lắng xen lẫn sợ hãi trong mắt đối phương. Tương lai Đại Việt như cá nằm trên thớt, chờ người ta đến đập đầu cắt khúc. Lúc này Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, con vua Trần Thái Tông, em của vua Trần Thánh Tông lên tiếng:
“Quan gia, đúng như ngài nói, Đế Chế Đại Nguyên hùng mạnh, vó ngựa người Mông Cổ đi đến đâu, dân nơi đó đều phải quỳ gối xin hàng. Tuy Đại Việt hơn 20 năm về trước đã từng đánh thắng quân Đại Nguyên, nhưng khi đó Đại Nguyên mới chỉ chiếm được Đại Lý, tấn công 1 đường mà vào Thăng Long, quân ta cũng phải dùng toàn lực mới miễn cưỡng đối phó được. Hiện tại, Tống không còn, Chiêm Thành quân không mạnh, sớm muộn sẽ bị Đại Nguyên thu phục, Đại Việt ta nhỏ yếu rơi vào thế đã định sẽ thua. Thần thấy chúng ta nên chủ hòa, đáp ứng cho quân Đại Nguyên mượn đường sớm ngày kết liễu Chiêm Thành”.
Trần Ích Tắc đúng là ‘báo con’. Ngày chưa đầy 18 tuổi hắn đã chủ động liên hệ lái buôn người Mông Cổ dâng thư hàng cho địch, bị bắt được cảnh cáo. Cứ tưởng hắn sẽ biết điều an phận. Nay nguy hiểm cận kề, thay vì tìm cách kháng địch hắn lại muốn cầu hòa, cho giặc mượn đường cướp nước. Vua giận lắm nhưng ngài không nói gì, kiên nhẫn chờ đợi ý kiến từ các quan.
Hộ bộ thượng thư Triệu Chí Thành cũng lên tiếng đồng thuận với Trần Ích Tắc: “Chiêu Quốc Vương nói có lý. Trận chiến này nếu quân Đại Nguyên 3 mặt tổng tiến công, phía Tây Bắc từ Đại Lý, quân ta phải căng sức ở Bạch Hạc, phía Bắc từ Tống sang, Quân Ta cũng khó chống đỡ tại Vạn Kiếp, còn quân Toa Đô đánh từ Chiêm Thành lên, sẽ phong tỏa đường đến nơi trú ẩn tại Thanh Hóa của quân ta. Xin lỗi nếu thần có mạo phạm, nhưng 3 đạo quân không khác 3 cánh tay to lớn đến vặt cổ Đại Việt. Chủ hòa vẫn là kế sách vẹn toàn nhất”.
Vua Trần Nhân Tông, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông cùng vương hầu bá quan văn võ sớm đã tề tựu trên thuyền. Chiếc chiến hạm cỡ lớn có sức chứa cả ngàn người đã được huy động phục vụ cho hội nghị. Chờ khi quan quân bắt đầu điểm danh những người có mặt để chuẩn bị xuất phát, vua Trần Nhân Tông đi ra phía mũi thuyền, ngài lặng ngắm dòng sông Hàm Giang, mặt sông tĩnh lặng, nước tựa như gương phản chiếu cả bầu trời trong xanh xuống đáy sông.
Dù là thời tiết đã vào tháng 10, nhưng phá lệ vẫn có những ngày nắng đẹp như hôm nay, vua lơ đãng ngắm bầu trời trong làn nước, lại đưa mắt nhìn khung cảnh 2 bên bờ sông, bến Bình Than là điểm trung chuyển của cả 6 con sông, thuyền bè giao thương đổ về đây tấp nập, người qua kẻ lại như mắc cửi. Để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân chúng, thuyền đậu xa bến hơn 1 đoạn. Chợt vua nhìn thấy bóng người quen thuộc đang chèo thuyền nhỏ chở than củi đến bến bán. Vua nhanh chóng nhận ra đó là Trần Khánh Dư.
Trần Khánh Dư cũng là 1 vị tướng tài của Đại Việt, song nhân phẩm hắn có chút không tốt lắm. Hắn bị bắt tại trận khi đang thông *** với công chúa Thiên Thụy, vợ của Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nên bị tước mũ quan, tịch biên gia sản.
Vốn tiếc người tài, vua muốn cho lính đến vời Trần Khánh Dư lên thuyền tham dự hội nghị. Nghĩ vậy, ngài liền vội vã quay gót đi vào khoang thuyền, trông thấy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vua đi lại chủ động nói chuyện: “Hưng Đạo Vương, ban nãy đứng ngắm cảnh ngoài mũi thuyền, ta tình cờ thấy Trần Khánh Dư chèo thuyền bán củi đi qua. Hắn vốn là công thần của nước ta, chỉ vì trót dại không kiểm soát được tình cảm cá nhân mà làm ra chuyện hoang đường, có lỗi với gia đình Hưng Đạo Vương ngài. Bây giờ đang là lúc cần dùng người. Ta muốn triệu hắn tham gia hội nghị, không biết ý Vương thế nào”.
Hưng Đạo Vương lắng nghe lời vua bày tỏ, ngài mỉm cười, nói: “nếu vua đã quyết thì hãy để hắn đến. Chuyện đã qua lâu, ta cũng không chấp nhặt với hắn nữa”.
Vậy là trước giờ nhổ neo, có thêm 1 cựu tướng tài góp mặt. Thuyền xuất phát đi dọc theo dòng Hàm Giang. Nhà vua bắt đầu cuộc họp: “chư vị ái khanh, hôm nay ta triệu tập các vị đến đây để bàn về 2 việc lớn. 1 là xác định phương hướng chống giặc xâm lăng, 2 là cử ra tổ chức chỉ huy chống giặc.
Như các khanh đã biết, quân Nguyên đã đánh thắng quân Tống được gần 3 năm rồi, sở dĩ đến giờ chúng chưa đánh Đại Việt là do đánh bại nhà Tống nhưng quân dân khắp nơi vẫn nổi lên phản kháng, nên quân Nguyên không có thời giờ chú ý đến Đại Việt ta, gần đây bạo loạn đã yên, quân Mông Nguyên lại rục rịch chuẩn bị tái chiếm Đại Việt, đầu năm nay chúng lại cử 1 đạo quân gần 10 vạn thủy quân do Toa Đô chỉ huy vượt biển đánh Chiêm Thành. Chiêm Thành nguy cơ sớm tối. Quân Đại Việt ta cũng đã tới giúp sức, hy vọng giữ được Chiêm Thành. Tuy nhiên, việc nước ta rơi vào thế 3 mặt thọ địch là điều có thể xảy ra, nếu Toa Đô dừng đánh chiêm Thành chuyển hướng công lên Đại Việt. Ta muốn nghe ý kiến các khanh để chuẩn bị chu toàn trong cuộc chiến lần này”.
Các quan đưa mắt nhìn nhau, ai cũng thấy vẻ lo lắng xen lẫn sợ hãi trong mắt đối phương. Tương lai Đại Việt như cá nằm trên thớt, chờ người ta đến đập đầu cắt khúc. Lúc này Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, con vua Trần Thái Tông, em của vua Trần Thánh Tông lên tiếng:
“Quan gia, đúng như ngài nói, Đế Chế Đại Nguyên hùng mạnh, vó ngựa người Mông Cổ đi đến đâu, dân nơi đó đều phải quỳ gối xin hàng. Tuy Đại Việt hơn 20 năm về trước đã từng đánh thắng quân Đại Nguyên, nhưng khi đó Đại Nguyên mới chỉ chiếm được Đại Lý, tấn công 1 đường mà vào Thăng Long, quân ta cũng phải dùng toàn lực mới miễn cưỡng đối phó được. Hiện tại, Tống không còn, Chiêm Thành quân không mạnh, sớm muộn sẽ bị Đại Nguyên thu phục, Đại Việt ta nhỏ yếu rơi vào thế đã định sẽ thua. Thần thấy chúng ta nên chủ hòa, đáp ứng cho quân Đại Nguyên mượn đường sớm ngày kết liễu Chiêm Thành”.
Trần Ích Tắc đúng là ‘báo con’. Ngày chưa đầy 18 tuổi hắn đã chủ động liên hệ lái buôn người Mông Cổ dâng thư hàng cho địch, bị bắt được cảnh cáo. Cứ tưởng hắn sẽ biết điều an phận. Nay nguy hiểm cận kề, thay vì tìm cách kháng địch hắn lại muốn cầu hòa, cho giặc mượn đường cướp nước. Vua giận lắm nhưng ngài không nói gì, kiên nhẫn chờ đợi ý kiến từ các quan.
Hộ bộ thượng thư Triệu Chí Thành cũng lên tiếng đồng thuận với Trần Ích Tắc: “Chiêu Quốc Vương nói có lý. Trận chiến này nếu quân Đại Nguyên 3 mặt tổng tiến công, phía Tây Bắc từ Đại Lý, quân ta phải căng sức ở Bạch Hạc, phía Bắc từ Tống sang, Quân Ta cũng khó chống đỡ tại Vạn Kiếp, còn quân Toa Đô đánh từ Chiêm Thành lên, sẽ phong tỏa đường đến nơi trú ẩn tại Thanh Hóa của quân ta. Xin lỗi nếu thần có mạo phạm, nhưng 3 đạo quân không khác 3 cánh tay to lớn đến vặt cổ Đại Việt. Chủ hòa vẫn là kế sách vẹn toàn nhất”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.