Chương 71: Theo dấu Đức Thánh Trần 40
Thập Hoàng
01/09/2023
[Vạn Kiếp]
Sau khi Cao Mang và Đại Hành đem quân về tới Vạn Kiếp không lâu thì đại bàng cũng đưa tin về. Tin báo về có cả tình hình của cánh quân Ô Mã Nhi.
Hưng Đạo Vương triệu tập các tướng họp khẩn. Khi tất cả các tướng soái đã có mặt, ngài bắt đầu cuộc họp:
“Theo tin tức vừa nhận từ quân do thám ở Nội Bàng và Chi Lăng, cánh quân Ô Mã Nhi tới Chi Lăng cũng giống quân của Thoát Hoan. Cướp thuyền, còn cho đóng thêm ý đồ đã rõ ràng sẽ sử dụng cả kị binh lẫn thủy binh đánh vào Vạn Kiếp. Ô Mã Nhi nổi danh dũng mãnh thiện chiến đường thủy, mục tiêu của hắn sẽ là Bến Bình Than còn Thoát Hoan nhất định sẽ đánh lên núi Phả Lại.
Yết Kiêu, ngươi sẽ chịu trách nhiệm làm đắm thuyền của Ô Mã Nhi, dùng khả năng bơi lội ngụp lặn ẩn nấp tiến đến thuyền địch. Cố gắng 1 đêm phá được càng nhiều thuyền càng tốt. Ta cùng Địa Lô sẽ chỉ huy quân đường thủy đánh Ô Mã Nhi.
Cao Mang, Đại Hành, Dã Tượng. Các ngươi chịu trách nhiệm đánh Thoát Hoan tại Phả Lại, Cao Mang và Đại Hành đã có kinh nghiệm giao tranh với hắn, phải biết nên làm như thế nào.
Hiện tại quân ta 20 vạn sẽ chia làm 2 đạo gia cố 2 phòng tuyến đường thủy và bộ, chờ giặc đến. Lập tức hành động!”
“Rõ!!!”. Các tướng đồng loạt hô to rồi nhanh chóng chia ra triển khai quân theo kế hoạch của Hưng Đạo Vương.
Tình hình cánh quân gần 10 vạn lính thủy đánh bộ của Toa Đô từ phía nam cũng đã thuận lợi vượt qua chốt chặn đầu tiên của quân Đại Việt tại Hoan (Nghệ An) tiến thêm 1 bước tiến gần thành Thăng Long.
Quân Nạp Tốc Đạt Đinh hơn 10 vạn đánh từ phía tây theo dòng sông chảy cũng đang giao tranh với quân Đại Việt khoảng 6 vạn do Trần Nhật Duật chỉ huy. Phương pháp đánh chặn quấy rối của Trần Nhật Duật rất hiệu quả, làm giảm bước tiến của Nạp Tốc Đạt Đinh đáng kể.
Tại Kinh thành Thăng Long, vua Trần Nhân Tông, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông cũng đang ngày đêm nghe ngóng tình hình các mặt trận, chuẩn bị sẵn sàng để rút khỏi thành bất cứ lúc nào. Tuy là nói sẽ rút bỏ thành, nhưng không có nghĩa để chúng đi vào thuận lợi, trước cổng thành đều dựng lên rào chắn với các cây gậy vót nhọn đầu chống chéo hướng ra ngoài, dân quân đào các hào rãnh sâu để cản bước quân địch. Trên thành đội cung nỏ, quân cận chiến với giáo mác, gươm đao vẫn túc trực chờ địch đến sẽ đánh 1 trận sảng khoái mới rời đi.
[Vạn Kiếp]
Yết Kiêu theo lệnh Hưng Đạo Vương làm công tác chuẩn bị đi đục thuyền. Yết Kiêu tự mình thiết kế nút đậy lỗ. Mỗi nút được làm từ 1 mẩu gỗ tròn thuân dài, phía ngoài bọc vải (công dụng như doăng cao su ngày nay), phần đầu mẩu gỗ khoét lõm như tay cầm trên chày để buộc dây. Sau khi do thám tình hình đóng thuyền của địch, Yết Kiêu dự tính mỗi thuyền cần đục tầm 20 lỗ thủng phía đuôi thuyền mới hiệu quả.
Sau 3 ngày chế tạo nút gỗ và thử nghiệm, Yết Kiêu bắt đầu tiếp cận thuyền giặc thực hiện kế hoạch. Y cũng tính toán độ dài các dây buộc hợp lý để khi dây buộc vào với nhau cho mỗi thuyền sẽ phải có độ dài xuống tầm hơn 2m, sau Yết kiêu lại dùng thêm 1 mỏ neo sắt buộc vào đầu mối giao của 20 nút. Mặt khác, tại các sông, Hưng Đạo Vương theo như kế hoạch thương lượng với Yết Kiêu cho quân đóng cọc gỗ rồi chăng dây dưới đáy sông ở các nơi dự tính thuyền giặc sẽ đi qua, loạt dây cọc này được làm rất chắc, mục đích là khi thuyền đã bị đục lỗ có dây buộc mỏ neo đi qua, các mỏ neo sẽ vướng vào dây, dựa vào phản lực mà rút đồng thời 20 nút trên 20 lỗ thủng của thuyền làm thuyền giặc chìm xuống giữ trận chiến. Mỗi đêm Yết Kiêu đục được 30 chiến thuyền của quân Mông Nguyên.
Sau 16 ngày từ ngày tấn công đại Việt, đội quân mạnh nhất lên tới 37 vạn của Mông Nguyên do Thoát Hoan làm thủ lĩnh đã bắt đầu tấn công về Vạn Kiếp.Thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công phòng tuyến bến Bình Than, bộ binh do tướng Na Khai và Tôn Đức Lâm dẫn đầu tấn công núi Phả Lại.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng Địa Lô dẫn 10 vạn quân trên gần nghìn chiến thuyền bày trận trên các ngã sông Lục Nam, Lục Đầu, tại bến Bình Than ứng chiến Ô Mã Nhi.
Quân Đại Việt không chủ động xuất kích mà kiên nhẫn đứng chờ. Không ngoài dự liệu, thuyền quân Mông Nguyên rơi vào bẫy của Đại Việt, gần 200 chiến thuyền do Yết Kiêu ngầm phá hoại đều bị chìm bất ngờ khiến quân Mông Nguyên 1 phen hoang mang nhốn nháo. Lúc này Hưng Đạo Vương mới nhân cơ hội mà xuất quân đánh lên. Quân Ô Mã Nhi bị rơi vào thế yếu, sau 1 hồi giao tranh Ô Mã Nhi quyết định rút quân về căn cứ.
Tại núi Phả Lại, Dã Tượng chỉ huy đội voi chiến, Cao Mang chỉ huy quân cung tiễn, Đại Hành chỉ huy kị binh đánh giáp lá cà, song Quân Mông Nguyên tỏ rõ ưu thế của Kỵ binh thảo nguyên, nhanh chóng chiếm thượng phong, tình hình trở nên bất lợi cho bộ binh Đại Việt.
Sau khi Cao Mang và Đại Hành đem quân về tới Vạn Kiếp không lâu thì đại bàng cũng đưa tin về. Tin báo về có cả tình hình của cánh quân Ô Mã Nhi.
Hưng Đạo Vương triệu tập các tướng họp khẩn. Khi tất cả các tướng soái đã có mặt, ngài bắt đầu cuộc họp:
“Theo tin tức vừa nhận từ quân do thám ở Nội Bàng và Chi Lăng, cánh quân Ô Mã Nhi tới Chi Lăng cũng giống quân của Thoát Hoan. Cướp thuyền, còn cho đóng thêm ý đồ đã rõ ràng sẽ sử dụng cả kị binh lẫn thủy binh đánh vào Vạn Kiếp. Ô Mã Nhi nổi danh dũng mãnh thiện chiến đường thủy, mục tiêu của hắn sẽ là Bến Bình Than còn Thoát Hoan nhất định sẽ đánh lên núi Phả Lại.
Yết Kiêu, ngươi sẽ chịu trách nhiệm làm đắm thuyền của Ô Mã Nhi, dùng khả năng bơi lội ngụp lặn ẩn nấp tiến đến thuyền địch. Cố gắng 1 đêm phá được càng nhiều thuyền càng tốt. Ta cùng Địa Lô sẽ chỉ huy quân đường thủy đánh Ô Mã Nhi.
Cao Mang, Đại Hành, Dã Tượng. Các ngươi chịu trách nhiệm đánh Thoát Hoan tại Phả Lại, Cao Mang và Đại Hành đã có kinh nghiệm giao tranh với hắn, phải biết nên làm như thế nào.
Hiện tại quân ta 20 vạn sẽ chia làm 2 đạo gia cố 2 phòng tuyến đường thủy và bộ, chờ giặc đến. Lập tức hành động!”
“Rõ!!!”. Các tướng đồng loạt hô to rồi nhanh chóng chia ra triển khai quân theo kế hoạch của Hưng Đạo Vương.
Tình hình cánh quân gần 10 vạn lính thủy đánh bộ của Toa Đô từ phía nam cũng đã thuận lợi vượt qua chốt chặn đầu tiên của quân Đại Việt tại Hoan (Nghệ An) tiến thêm 1 bước tiến gần thành Thăng Long.
Quân Nạp Tốc Đạt Đinh hơn 10 vạn đánh từ phía tây theo dòng sông chảy cũng đang giao tranh với quân Đại Việt khoảng 6 vạn do Trần Nhật Duật chỉ huy. Phương pháp đánh chặn quấy rối của Trần Nhật Duật rất hiệu quả, làm giảm bước tiến của Nạp Tốc Đạt Đinh đáng kể.
Tại Kinh thành Thăng Long, vua Trần Nhân Tông, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông cũng đang ngày đêm nghe ngóng tình hình các mặt trận, chuẩn bị sẵn sàng để rút khỏi thành bất cứ lúc nào. Tuy là nói sẽ rút bỏ thành, nhưng không có nghĩa để chúng đi vào thuận lợi, trước cổng thành đều dựng lên rào chắn với các cây gậy vót nhọn đầu chống chéo hướng ra ngoài, dân quân đào các hào rãnh sâu để cản bước quân địch. Trên thành đội cung nỏ, quân cận chiến với giáo mác, gươm đao vẫn túc trực chờ địch đến sẽ đánh 1 trận sảng khoái mới rời đi.
[Vạn Kiếp]
Yết Kiêu theo lệnh Hưng Đạo Vương làm công tác chuẩn bị đi đục thuyền. Yết Kiêu tự mình thiết kế nút đậy lỗ. Mỗi nút được làm từ 1 mẩu gỗ tròn thuân dài, phía ngoài bọc vải (công dụng như doăng cao su ngày nay), phần đầu mẩu gỗ khoét lõm như tay cầm trên chày để buộc dây. Sau khi do thám tình hình đóng thuyền của địch, Yết Kiêu dự tính mỗi thuyền cần đục tầm 20 lỗ thủng phía đuôi thuyền mới hiệu quả.
Sau 3 ngày chế tạo nút gỗ và thử nghiệm, Yết Kiêu bắt đầu tiếp cận thuyền giặc thực hiện kế hoạch. Y cũng tính toán độ dài các dây buộc hợp lý để khi dây buộc vào với nhau cho mỗi thuyền sẽ phải có độ dài xuống tầm hơn 2m, sau Yết kiêu lại dùng thêm 1 mỏ neo sắt buộc vào đầu mối giao của 20 nút. Mặt khác, tại các sông, Hưng Đạo Vương theo như kế hoạch thương lượng với Yết Kiêu cho quân đóng cọc gỗ rồi chăng dây dưới đáy sông ở các nơi dự tính thuyền giặc sẽ đi qua, loạt dây cọc này được làm rất chắc, mục đích là khi thuyền đã bị đục lỗ có dây buộc mỏ neo đi qua, các mỏ neo sẽ vướng vào dây, dựa vào phản lực mà rút đồng thời 20 nút trên 20 lỗ thủng của thuyền làm thuyền giặc chìm xuống giữ trận chiến. Mỗi đêm Yết Kiêu đục được 30 chiến thuyền của quân Mông Nguyên.
Sau 16 ngày từ ngày tấn công đại Việt, đội quân mạnh nhất lên tới 37 vạn của Mông Nguyên do Thoát Hoan làm thủ lĩnh đã bắt đầu tấn công về Vạn Kiếp.Thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công phòng tuyến bến Bình Than, bộ binh do tướng Na Khai và Tôn Đức Lâm dẫn đầu tấn công núi Phả Lại.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng Địa Lô dẫn 10 vạn quân trên gần nghìn chiến thuyền bày trận trên các ngã sông Lục Nam, Lục Đầu, tại bến Bình Than ứng chiến Ô Mã Nhi.
Quân Đại Việt không chủ động xuất kích mà kiên nhẫn đứng chờ. Không ngoài dự liệu, thuyền quân Mông Nguyên rơi vào bẫy của Đại Việt, gần 200 chiến thuyền do Yết Kiêu ngầm phá hoại đều bị chìm bất ngờ khiến quân Mông Nguyên 1 phen hoang mang nhốn nháo. Lúc này Hưng Đạo Vương mới nhân cơ hội mà xuất quân đánh lên. Quân Ô Mã Nhi bị rơi vào thế yếu, sau 1 hồi giao tranh Ô Mã Nhi quyết định rút quân về căn cứ.
Tại núi Phả Lại, Dã Tượng chỉ huy đội voi chiến, Cao Mang chỉ huy quân cung tiễn, Đại Hành chỉ huy kị binh đánh giáp lá cà, song Quân Mông Nguyên tỏ rõ ưu thế của Kỵ binh thảo nguyên, nhanh chóng chiếm thượng phong, tình hình trở nên bất lợi cho bộ binh Đại Việt.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.