Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 94: Theo dấu Đức Thánh Trần 63

Thập Hoàng

06/09/2023

[Thăng Long]

3 cánh quân Mông Nguyên của Tổng tư lệnh Thoát Hoan, tướng thủy binh Ô Mã Nhi và tướng quân Ái Lỗ (vào từ phía Đại Lí cũ) hội hợp bên bờ sông Nhị Hà, chính thức tiến đánh kinh thành Thăng Long.

Bên trong thành, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân cố thủ, quân sĩ tại thành cao bắn đạn và tên ra chống lại quân Mông Nguyên. Sau vài trận, 2 bên không phân thắng bại. Hưng Đạo Vương 1 mặt lệnh cho Trần Cao làm sứ giả đi đàm phán, nghị hòa.

[Doanh trại quân Mông Nguyên]

"Thưa tổng tư lệnh, bên đối địch cho sứ giả đến xin đàm phán ạ”. 1 tên lính bước vào trướng thông báo với Thoát Hoan và Ái Lỗ.

"Cho vào”. Thoát Hoan ra lệnh.

Sứ giả quân Đại Việt là Triệu Cao thong thả đi vào trong trướng, hắn cúi đầu hành lễ rồi nói: “Các vị tướng quân, ta là Triệu Cao, sứ giả của nước Nam đến xin cầu hòa. Hiện tai 2 bên đã đánh vài trận không phân thắng bại, chúng ta kiên quyết thủ thành, bên các vị cũng công thành không được. Chi bằng 2 bên đều lấy 'dĩ hòa vi quý’, các vị chủ động lui quân có được hay không, sau khi các vị về nước Đại Nguyên, vua nước Nam sẽ gửi cống phẩm đến tạ lễ với quý nước”.

“Hừ, ngươi nói nghe ngon”. Thoát Hoan khẽ hừ mũi trả lời. “Đây vốn dĩ là đất trực thuộc Đại Nguyên ta, Hoàng Đế Đại Nguyên Hốt Tất Liệt đã cấp đất này cho An Nam vương Trần Ích Tắc, các ngươi đã không vâng mệnh trao trả đất phong cho An Nam Vương, lại còn dám đến đây nghị hòa”.



Trần Cao đối ứng: “thưa tướng quân, từ khi Trần Thái Tông được nhường quyền cai trị từ nhà Lý, sau thời gian trị vì, ngài ấy chủ động truyền ngôi lại cho trưởng tử là Trần Hoảng, xưng hiệu là Trần Thánh Tông, hơn 20 năm sau, Trần Thánh Tông lại truyền ngôi cho trưởng tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông hiện tại. Tính như vậy các đời Người Trị Vì của nước Nam đều được truyền ngôi hợp pháp, không có xung đột quyền kế vị. Không có chuyện Trần Thánh Tông hay Trần Nhân Tông tranh đoạt cướp ngôi từ anh em ruột thịt.

Chẳng phải các đời hoàng đế, đời vương đất Bắc cũng theo chính sách cha truyền con nối hay sao. Như vậy, tại sao Nguyên đế lại ban đất cho Trần Ích Tắc. Trần Ích Tắc là con của Trần Thái Tông nhưng hắn lại là con thứ, quyền kế vị đã trao cho con trưởng hợp với lẽ thường nên Đại Nguyên sắc phong Trần Ích Tắc lại ban đất nước Nam cho y, chúng ta không chấp nhận”. Trong khi nói chuyện, Trần Cao cố tránh không dùng chữ “vua” mà thay bằng “người trị vì” để gọi các đời vua Trần, và dùng “trưởng tử” thay vì “thái tử” vừa để nhấn mạnh người kế vị là con lớn nhất, cũng để tránh xung đột ngôn từ làm Thoát Hoan nổi giận.

“Không chấp nhận? Các ngươi nên hiểu, đất trực thuộc Đại Nguyên, Hoàng đế Đại Nguyên muốn ban cho ai, sẽ là của kẻ đó. Thân làm vương đất phụ thuộc, các ngươi chỉ được phép nghe lệnh chấp hành. Nay các ngươi dám to gan kháng lệnh, còn không biết quay đầu hối cải, sẽ không còn quả ngon để ăn đâu”. Thoát Hoan lên tiếng cảnh cáo.

Trần Cao lại đáp: “tướng quân, nước Nam không phải đất trực thuộc Đại Nguyên, chúng ta là 1 nước có chủ quyền độc lập, Người Trị Vì nước Nam chủ động xưng thần với Đại Nguyên, dâng cống phẩm 3 năm 1 lần, nhưng không có nghĩa, toàn bộ đất đai nước Nam đều sát nhập vào Đại Nguyên, tướng quân ngài nên phân rõ trắng đen phải trái, chớ lầm lẫn khái niệm để hành động thành ra sai lầm”.

Thoát Hoan tức giận quát lớn: “phản rồi, các ngươi thật to gan, dám công nhiên chống đối Đại Nguyên”.

Trần Cao chắp tay cúi đầu thưa: “tướng quân bớt giận, chúng ta không dám đối đầu đế chế Đại Nguyên hùng mạnh, chúng ta chỉ là không tán thành việc Hoàng đế Đại Nguyên muốn đưa con thứ về thay thế con trưởng nắm quyền. Vốn dĩ đây là việc nhà của tông thất nước Nam, xin ngài để nội bộ nước Nam xử lý”.

"Việc nội bộ? Ý ngươi là Hoàng Đế Đại Nguyên không có bất cứ quyền hành gì trên đất An Nam này, ngay cả phong vương cho người mà hoàng đế Đại Nguyên thấy ưu tú cũng không được”. Thoát Hoan lại lên giọng hỏi.

“thưa tướng quân”, Trần Cao đáp lời, “có lẽ Hoàng Đế Đại Nguyên ở xa nên không nắm được tình hình, xét người ưu tú, trưởng tử của Trần Thái Tông là Trần Hoảng tức Trần Thánh Tông đã từng lập rất nhiều công lao cho xã tắc. Lại là người hiểu biết thi, thư, lễ, nghĩa. Đặc biệt biểu hiện cực kì tốt trong thời gian trị vì, góp phần đem lại ngót 27 năm hòa hữu giao hảo giữa 2 nước. Dưới sự giáo dục ưu tú của Trần Thánh Tông, trưởng tử của ngài ấy là Trần Khâm cũng đã sớm có biểu hiện xuất sắc nên dù chưa đầy 20 tuổi đã được thừa kế ngôi vị. Trong khi tại nước Nam, Trần Ích Tắc vốn không lập được công lao gì. Có lẽ biết Triều đình Đại Nguyên ở xa, không thể bao quát hết các nơi nên Trần Ích Tắc mới to gan khoác lác công trạng để che mắt triều đình Đại Nguyên, mong tướng quân minh xét”.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Mộng Về Tiền Kiếp

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook