Chương 29: Đời Người Còn Được Mấy Lần Để Lại Trùng Phùng
Huân Y Thảo
06/09/2023
Tôi vô tình đi ngang qua phòng anh, thấy cửa vẫn mở, Tịch Đông ngồi trên giường, đang suýt xoa thoa thuốc lên vết thương sau bả vai, động tác
vụng về, trông có chút khó khăn.
Định là trở về phòng mình, nhưng chưa đi mấy bước đã không cầm được lòng. Nói ra thì những vết thương trên người anh đều là bị tôi liên lụy, nhìn Tịch Đông như vậy tôi không thể không màng.
Đứng nấn ná ở cửa hồi lâu, tôi thò đầu vào trong, ngó nghiêng:
"Em có thể vào không?"
Tịch Đông ngoảnh lại nhìn tôi, đôi môi anh trắng bệch, gương mặt tuấn tú đã tiều tụy đi nhiều.
Anh gật đầu:
"Lại đây."
Tôi bước tới gần Tịch Đông, kéo chiếc ghế gỗ đặt gần bàn đọc sách đến bên cạnh giường, ngồi xuống chìa hai bàn tay ra:
"Để em giúp anh."
Tịch Đông cười cảm kích, đưa lọ thuốc và tăm bông cho tôi.
Anh xoay lưng lại, trượt chiếc áo sơ mi đã mở toang cúc trễ xuống ngang eo, để lộ đôi vai trần rắn rỏi. Ánh đèn nhàn nhạt chiếu lên người, ngả bóng trên bức tường phết vôi trắng xóa.
Xót xa sờ vào vết cắt dài đã hở miệng, lòng dạ tôi như bị ai nhào nát râm ran đau đớn:
"Sao lại dùng tay phải để giữ? Anh không nhớ bản thân đang bị thương ư?"
Giọng Tịch Đông vô cùng thản nhiên:
"Tình thế nguy cấp làm gì có thời gian nghĩ ngợi phải dùng tay nào."
Tôi không nói thêm nữa chỉ âm thầm tự trách chính mình. Thấm đầu tăm bông vào lọ thuốc, cẩn thận làm sạch vùng da bị tổn thương trên vai anh.
Như đã chần chừ rất lâu, anh bỗng hơi ngoảnh mặt về sau hỏi:
"Trước đây lúc em say rượu, vừa khóc lóc vừa oán trách mối tình đầu bị người ta nhiều lần từ chối, có phải người đó là anh chàng tên Lệ Phong không?"
Bàn tay đang thoa thuốc của tôi lập tức dừng lại:
"Sao anh hỏi vậy?"
Tịch Đông hơi bối rối:
"Anh thấy quan hệ giữa em và anh ta khá thân thiết, nên có chút tò mò."
Tôi thoáng nhìn anh, rồi xé một gói bông gạc ra, ướm lên vết thương:
"Anh Lệ Phong không phải người đó."
"Vậy người đó hiện giờ ở đâu? Cũng học cùng trường với em?"
Tôi cắt gọn băng keo y tế sau khi đã dán cố định, cảm thấy thái độ của anh thật kỳ lạ:
"Hôm nay anh làm sao vậy, liên tục hỏi những chuyện này?"
Giọng tôi nghiêm túc:
"Thời Mộng đã nói gì đó với anh?"
Tịch Đông không trả lời, lặng lẽ quay mặt đi.
Tôi kéo áo sơ mi lên giúp anh:
"Xong rồi."
Tịch Đông thình lình xoay người lại, túm lấy bàn tay tôi, đặt vào vòm ngực ấm áp của anh, hai đầu gối dang rộng ra kẹp chặt đôi chân tôi.
Quá bất ngờ, tôi ngây người nhìn anh, trong ánh mắt đen láy như đọng nước ấy, chợt bừng sáng những ánh lửa cháy bỏng.
Tịch Đông đột ngột khóa môi tôi, hành động mạnh mẽ và cuồng nhiệt.
Tôi vùng vẫy kháng cự, đấm loạn trên người anh, vô tình đánh vào vai phải. Tịch Đông khẽ nghiến răng, đôi chân mày thanh dài nhíu lại cố nhịn đau, bàn tay đỡ sau đầu tôi vẫn cứng như kìm cộng lực.
Lồng ngực tôi co thắt. Sợ làm đau anh, nên đành để mặc lưỡi mềm tiếp tục càn quấy.
Hai đôi môi nóng rực ướt át chạm vào nhau, những cung bậc cảm xúc khi nồng nàn, khi tha thiết khiến toàn thân tôi tê dại.
Nụ hôn mỗi lúc càng sâu, cho đến lúc hơi thở tôi gần như bị rút sạch Tịch Đông mới chịu buông ra, tôi thở hổn hển trong vòng tay anh.
Tịch Đông nâng mặt tôi lên, ngón tay nóng giãy lưu luyến lướt qua chiếc môi mềm mại:
"Phù Vân, anh yêu em."
Giọng anh da diết, dẫu thế vẫn ngang nhiên cứa rách từng đoạn trái tim tôi, mắt tôi hoen lệ.
Phải làm sao đây?
Bất chấp mọi hậu quả giữ lấy tiếng yêu này, mặc ngày mai anh nhớ ra tất cả và xem tôi như một kẻ lừa gạt, bỉ ổi nhất trên đời. Lợi dụng phần ký ức không nguyên vẹn để cưỡng cầu tình cảm của đối phương?
Hay nên dứt khoát từ bỏ ngay bây giờ, không cho bản thân thêm cơ hội được mơ tưởng, để một mai mây vẫn là mây, gió về với gió?
Tôi sực tỉnh trong bàn tay anh, suýt nữa lý trí mềm yếu đã bị đôi mắt vời vợi kia nhấn chìm.
Tôi đứng bật dậy, rút khỏi người Tịch Đông, sắc mặt u ám:
"Chúng ta không thể."
Nói rồi, lẳng lặng quay đầu bước ra ngoài, để lại khoảng trời ảm đạm ở sau lưng. Tim như bị ai đó bóp nghẹt khiến tôi không thở nổi, nước mắt mất kiểm soát cứ vậy mà nhạt nhòa trên mi.
Kể từ ngày hôm ấy tôi luôn tìm đủ mọi cách trốn tránh anh, càng ít chạm mặt nhau càng tốt.
Buổi sáng khi Tịch Đông vẫn chưa tỉnh giấc, tôi đã thức dậy rời khỏi nhà. Chiều tối tan làm trở về cũng là lúc anh đã ngủ.
Những ngày công việc không cần phải tăng ca, tôi sẽ đi lang thang ở đâu đó để giết thời gian, đợi đến tối muộn mới về nhà. Hai chúng tôi không còn cùng dùng bữa, số lần gặp mặt chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chiều nay cũng giống như mọi khi, tôi lại lủi thủi trên vỉa hè, đầu óc trống rỗng như tờ giấy trắng, không biết bản thân nên dừng lại ở đâu.
Lúc đi ngang công viên, bắt gặp một bà cụ đang muốn băng qua đường. Dòng xe tấp nập xuôi ngược, lớp trước lại nối tiếp lớp sau như không bao giờ dứt.
Bà cụ đứng trên vệ đường, mái tóc bạc phơ vấn gọn sau đầu, chậm chạp bước ra rồi lại luống cuống lui vào, nhường lối cho những chiếc xe vượt lên trước, mất một lúc khá lâu vẫn không thể băng qua.
Thấy thế tôi tiến lại gần, chìa tay ra:
"Bà ơi, cháu giúp bà."
Bà cụ trông đã ngoài sáu mươi, dáng người mảnh mai, lưng hơi khòm, ăn mặc rất giản dị. Bà ấy nắm tay tôi, miệng móm mém cười:
"Cảm ơn cháu."
Tôi dìu bà đi trên vạch vôi trắng. Hỏi thăm mới biết nhà bà ấy ở gần đây, chỉ sống một mình, không có con cháu, họ hàng đã rời khỏi thành phố A đến nơi khác định cư cả rồi.
Chiều nay vẫn như thường lệ đến công viên thăm "bọn trẻ", bà ấy cười khổ:
"Có lẽ do tuổi già mắt mờ chân run nên mỗi lần sang đường phải mất rất nhiều thời gian, may mà hôm nay có cháu."
Đi được một đoạn bà cụ chợt dừng lại bên ghế đá, phía sau là hàng rào cây chuỗi ngọc, dưới chân hàng rào có chiếc bát đựng thức ăn thú cưng như đã được đặt sẵn ở đấy từ bao giờ.
Bà cụ lấy trong ví một túi hạt, đổ đầy bát, miệng phát ra âm thanh giống như đang gọi mèo.
Tôi thoáng nghe thấy tiếng đáp lại, rất nhỏ, có vẻ là mèo con.
Không lâu sau những bụi cây xung quanh xuất hiện năm đến bảy chú mèo hoang chạy đến, ban đầu nhìn thấy tôi chúng có hơi rụt rè, đề phòng người lạ.
Bấy giờ tôi mới chợt hiểu ra "bọn trẻ" trong lời bà cụ là gì, nghĩ đến cách gọi của bà tôi đoán người phụ nữ này nhất định rất yêu thương động vật.
Chúng không tìm thức ăn ngay, mà lần lượt chạy tới cọ cọ bộ lông mềm mướt dưới chân bà, như đang muốn thể hiện lòng biết ơn, cho thấy cuộc gặp gỡ hôm nay không phải là lần đầu.
Bà cụ ngồi lại trên ghế đá, ánh mắt hiền hậu nhìn "bọn trẻ":
"Chúng rất tội nghiệp, bị chủ nhân lãng quên phải chịu đói chịu rét, chẳng có nơi để nương thân, chúng chỉ biết ở tạm chỗ vắng vẻ, tránh xa con người, hết năm này đến năm khác đều có mèo bị bỏ rơi."
Tôi vuốt ve một chú mèo lông vàng, nó rất quấn người, thuận miệng hỏi:
"Ngày nào bà cũng một mình đến đây với chúng sao?"
Bà cụ bỗng im lặng, đáy mắt gợn buồn như mang rất nhiều tâm sự. Nhận ra mình đã lỡ lời, tôi không dám nói thêm.
Một lúc lâu bà ấy mới lại lên tiếng:
"Trước đây bà không chỉ đến một mình, còn có cả ông ấy."
Tôi bất chợt trông thấy niềm hạnh phúc nảy nở trên môi bà, đôi mắt u ám như đã có thêm chút màu sắc.
Tôi tò mò:
"Chồng của bà sao?"
Bà cụ lắc đầu:
"Thời đại học ông ấy và bà là bạn cùng lớp, trải qua thời gian dài tiếp xúc cả hai đã sinh lòng yêu mến, nhưng chưa từng để lộ tình cảm cho nhau biết, thế nên bà vẫn ngỡ chỉ có mỗi mình đơn phương."
Bà cụ đưa cho tôi xem tấm ảnh chụp của một người đàn ông trẻ, màu sắc đã phai dần theo năm tháng, khá cũ kĩ, nhưng vẫn không xóa mờ được nụ cười điển trai, vóc dáng cao lớn trong áo sơ mi trắng quần tây đen thanh lịch.
Bà ấy nhìn xa xăm trên những khóm hoa:
"Tại buổi tốt nghiệp ông ấy bất ngờ đứng trước sân khấu trao lễ dũng cảm bày tỏ, toàn trường đều chứng kiến, nhưng khi đó đã quá muộn, bà không thể đón nhận tình cảm này."
Tôi hơi sốt ruột:
"Sao vậy ạ?"
Bà ấy ngậm ngùi, đôi mắt đỏ hoe:
"Gia đình đã hứa gả bà cho một người khác."
Hơi thở tôi ngắt quãng, cảm giác tiếc nuối khôn tả thành lời, có lẽ phần nào thấu được nỗi đau khổ khi bỏ lỡ người mình yêu.
"Tốt nghiệp xong bà theo chồng đi nơi khác sinh sống, chẳng bao lâu duyên nợ thông qua mai mốt ấy đã gãy đôi. Sau ly hôn, bà quay về thành phố này tìm người thân, vô tình gặp lại ông ấy."
Đám mây mù trên đỉnh đầu như tan dần, lòng tôi nhẹ nhõm ít nhiều:
"Hai người nối tiếp tình cũ?"
Bà cụ cười hiền từ, nhưng nước mắt vẫn đang chảy:
"Đời người còn được mấy lần để lại trùng phùng?
Những năm bà theo chồng, hóa ra ông ấy vẫn đợi. Những tưởng ngày vui của sau này chỉ mới bắt đầu, nhưng rồi vào một sáng mùa đông lạnh lẽo, trên đường đi làm ông ấy đã gặp phải tai nạn giao thông, từ đó không bao giờ về nữa."
Tôi chết lặng, cổ họng nghẹn cứng không thở nổi. Trái tim như vừa bị khoét mất một lỗ rất sâu, chẳng bằng cách gì lấp đầy được.
Bà cụ ngập ngừng trong tiếng nấc:
"Năm đó bà hai mươi lăm tuổi, cho đến nay đã ngoài sáu mươi. Công viên này là nơi ông ấy thường lui tới chăm sóc đám mèo hoang tội nghiệp, con người lương thiện đó ai lại nỡ cướp đi sinh mệnh của ông."
Bà cụ ôm mặt, nước mắt giàn giụa. Tôi thấy lòng mình tê tái, không biết phải nói gì mới có thể an ủi được những rạn vỡ trong tim bà, chỉ đành im lặng ngồi bên cạnh, nắm chặt cánh tay bà.
Sau khi đưa bà cụ về nhà, tôi mang theo một trời ảm đạm bước trên con đường quen thuộc, lòng bỗng chốc cảm giác chua xót.
Tôi vẫn luôn cho rằng vạn sự cứ để tùy duyên, nhưng lại quên mất thế giới này rộng lớn và hối hả thế nào.
Tự hỏi có phải chỉ cần im lặng lướt qua nhau, đến khi ngoảnh lại những người ta muốn gặp đã chẳng còn ở đấy?
Tôi sực nghĩ về anh, nghĩ về những trái ngang chúng tôi đang nếm trải, "đời người còn được mấy lần để lại trùng phùng."
Tôi thôi lang thang nữa, đi một mạch về nhà.
Vừa mở cửa, đã thấy Tịch Đông ngồi trên sô pha, dưới sàn là vali đồ đã được xếp gọn.
Nghe tiếng bước chân, anh đứng dậy:
"Em về rồi."
"Chuyện này là sao?"
Tịch Đông cười miễn cưỡng:
"Thời Mộng nói đã tìm được chỗ thuê trọ, cũng đã gửi địa chỉ cho anh."
"Sao đột ngột vậy?"
Anh ngập ngừng, siết lấy tay kéo vali:
"Bây giờ anh nên chuyển sang đó."
Tôi đứng lặng, những mạch cảm xúc hỗn loạn đang giằng co, lồng ngực ấm ách khó chịu.
"Cảm ơn em thời gian qua đã giúp đỡ anh."
Giọng Tịch Đông nhàn nhạt, chậm rãi lướt qua.
Định là trở về phòng mình, nhưng chưa đi mấy bước đã không cầm được lòng. Nói ra thì những vết thương trên người anh đều là bị tôi liên lụy, nhìn Tịch Đông như vậy tôi không thể không màng.
Đứng nấn ná ở cửa hồi lâu, tôi thò đầu vào trong, ngó nghiêng:
"Em có thể vào không?"
Tịch Đông ngoảnh lại nhìn tôi, đôi môi anh trắng bệch, gương mặt tuấn tú đã tiều tụy đi nhiều.
Anh gật đầu:
"Lại đây."
Tôi bước tới gần Tịch Đông, kéo chiếc ghế gỗ đặt gần bàn đọc sách đến bên cạnh giường, ngồi xuống chìa hai bàn tay ra:
"Để em giúp anh."
Tịch Đông cười cảm kích, đưa lọ thuốc và tăm bông cho tôi.
Anh xoay lưng lại, trượt chiếc áo sơ mi đã mở toang cúc trễ xuống ngang eo, để lộ đôi vai trần rắn rỏi. Ánh đèn nhàn nhạt chiếu lên người, ngả bóng trên bức tường phết vôi trắng xóa.
Xót xa sờ vào vết cắt dài đã hở miệng, lòng dạ tôi như bị ai nhào nát râm ran đau đớn:
"Sao lại dùng tay phải để giữ? Anh không nhớ bản thân đang bị thương ư?"
Giọng Tịch Đông vô cùng thản nhiên:
"Tình thế nguy cấp làm gì có thời gian nghĩ ngợi phải dùng tay nào."
Tôi không nói thêm nữa chỉ âm thầm tự trách chính mình. Thấm đầu tăm bông vào lọ thuốc, cẩn thận làm sạch vùng da bị tổn thương trên vai anh.
Như đã chần chừ rất lâu, anh bỗng hơi ngoảnh mặt về sau hỏi:
"Trước đây lúc em say rượu, vừa khóc lóc vừa oán trách mối tình đầu bị người ta nhiều lần từ chối, có phải người đó là anh chàng tên Lệ Phong không?"
Bàn tay đang thoa thuốc của tôi lập tức dừng lại:
"Sao anh hỏi vậy?"
Tịch Đông hơi bối rối:
"Anh thấy quan hệ giữa em và anh ta khá thân thiết, nên có chút tò mò."
Tôi thoáng nhìn anh, rồi xé một gói bông gạc ra, ướm lên vết thương:
"Anh Lệ Phong không phải người đó."
"Vậy người đó hiện giờ ở đâu? Cũng học cùng trường với em?"
Tôi cắt gọn băng keo y tế sau khi đã dán cố định, cảm thấy thái độ của anh thật kỳ lạ:
"Hôm nay anh làm sao vậy, liên tục hỏi những chuyện này?"
Giọng tôi nghiêm túc:
"Thời Mộng đã nói gì đó với anh?"
Tịch Đông không trả lời, lặng lẽ quay mặt đi.
Tôi kéo áo sơ mi lên giúp anh:
"Xong rồi."
Tịch Đông thình lình xoay người lại, túm lấy bàn tay tôi, đặt vào vòm ngực ấm áp của anh, hai đầu gối dang rộng ra kẹp chặt đôi chân tôi.
Quá bất ngờ, tôi ngây người nhìn anh, trong ánh mắt đen láy như đọng nước ấy, chợt bừng sáng những ánh lửa cháy bỏng.
Tịch Đông đột ngột khóa môi tôi, hành động mạnh mẽ và cuồng nhiệt.
Tôi vùng vẫy kháng cự, đấm loạn trên người anh, vô tình đánh vào vai phải. Tịch Đông khẽ nghiến răng, đôi chân mày thanh dài nhíu lại cố nhịn đau, bàn tay đỡ sau đầu tôi vẫn cứng như kìm cộng lực.
Lồng ngực tôi co thắt. Sợ làm đau anh, nên đành để mặc lưỡi mềm tiếp tục càn quấy.
Hai đôi môi nóng rực ướt át chạm vào nhau, những cung bậc cảm xúc khi nồng nàn, khi tha thiết khiến toàn thân tôi tê dại.
Nụ hôn mỗi lúc càng sâu, cho đến lúc hơi thở tôi gần như bị rút sạch Tịch Đông mới chịu buông ra, tôi thở hổn hển trong vòng tay anh.
Tịch Đông nâng mặt tôi lên, ngón tay nóng giãy lưu luyến lướt qua chiếc môi mềm mại:
"Phù Vân, anh yêu em."
Giọng anh da diết, dẫu thế vẫn ngang nhiên cứa rách từng đoạn trái tim tôi, mắt tôi hoen lệ.
Phải làm sao đây?
Bất chấp mọi hậu quả giữ lấy tiếng yêu này, mặc ngày mai anh nhớ ra tất cả và xem tôi như một kẻ lừa gạt, bỉ ổi nhất trên đời. Lợi dụng phần ký ức không nguyên vẹn để cưỡng cầu tình cảm của đối phương?
Hay nên dứt khoát từ bỏ ngay bây giờ, không cho bản thân thêm cơ hội được mơ tưởng, để một mai mây vẫn là mây, gió về với gió?
Tôi sực tỉnh trong bàn tay anh, suýt nữa lý trí mềm yếu đã bị đôi mắt vời vợi kia nhấn chìm.
Tôi đứng bật dậy, rút khỏi người Tịch Đông, sắc mặt u ám:
"Chúng ta không thể."
Nói rồi, lẳng lặng quay đầu bước ra ngoài, để lại khoảng trời ảm đạm ở sau lưng. Tim như bị ai đó bóp nghẹt khiến tôi không thở nổi, nước mắt mất kiểm soát cứ vậy mà nhạt nhòa trên mi.
Kể từ ngày hôm ấy tôi luôn tìm đủ mọi cách trốn tránh anh, càng ít chạm mặt nhau càng tốt.
Buổi sáng khi Tịch Đông vẫn chưa tỉnh giấc, tôi đã thức dậy rời khỏi nhà. Chiều tối tan làm trở về cũng là lúc anh đã ngủ.
Những ngày công việc không cần phải tăng ca, tôi sẽ đi lang thang ở đâu đó để giết thời gian, đợi đến tối muộn mới về nhà. Hai chúng tôi không còn cùng dùng bữa, số lần gặp mặt chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chiều nay cũng giống như mọi khi, tôi lại lủi thủi trên vỉa hè, đầu óc trống rỗng như tờ giấy trắng, không biết bản thân nên dừng lại ở đâu.
Lúc đi ngang công viên, bắt gặp một bà cụ đang muốn băng qua đường. Dòng xe tấp nập xuôi ngược, lớp trước lại nối tiếp lớp sau như không bao giờ dứt.
Bà cụ đứng trên vệ đường, mái tóc bạc phơ vấn gọn sau đầu, chậm chạp bước ra rồi lại luống cuống lui vào, nhường lối cho những chiếc xe vượt lên trước, mất một lúc khá lâu vẫn không thể băng qua.
Thấy thế tôi tiến lại gần, chìa tay ra:
"Bà ơi, cháu giúp bà."
Bà cụ trông đã ngoài sáu mươi, dáng người mảnh mai, lưng hơi khòm, ăn mặc rất giản dị. Bà ấy nắm tay tôi, miệng móm mém cười:
"Cảm ơn cháu."
Tôi dìu bà đi trên vạch vôi trắng. Hỏi thăm mới biết nhà bà ấy ở gần đây, chỉ sống một mình, không có con cháu, họ hàng đã rời khỏi thành phố A đến nơi khác định cư cả rồi.
Chiều nay vẫn như thường lệ đến công viên thăm "bọn trẻ", bà ấy cười khổ:
"Có lẽ do tuổi già mắt mờ chân run nên mỗi lần sang đường phải mất rất nhiều thời gian, may mà hôm nay có cháu."
Đi được một đoạn bà cụ chợt dừng lại bên ghế đá, phía sau là hàng rào cây chuỗi ngọc, dưới chân hàng rào có chiếc bát đựng thức ăn thú cưng như đã được đặt sẵn ở đấy từ bao giờ.
Bà cụ lấy trong ví một túi hạt, đổ đầy bát, miệng phát ra âm thanh giống như đang gọi mèo.
Tôi thoáng nghe thấy tiếng đáp lại, rất nhỏ, có vẻ là mèo con.
Không lâu sau những bụi cây xung quanh xuất hiện năm đến bảy chú mèo hoang chạy đến, ban đầu nhìn thấy tôi chúng có hơi rụt rè, đề phòng người lạ.
Bấy giờ tôi mới chợt hiểu ra "bọn trẻ" trong lời bà cụ là gì, nghĩ đến cách gọi của bà tôi đoán người phụ nữ này nhất định rất yêu thương động vật.
Chúng không tìm thức ăn ngay, mà lần lượt chạy tới cọ cọ bộ lông mềm mướt dưới chân bà, như đang muốn thể hiện lòng biết ơn, cho thấy cuộc gặp gỡ hôm nay không phải là lần đầu.
Bà cụ ngồi lại trên ghế đá, ánh mắt hiền hậu nhìn "bọn trẻ":
"Chúng rất tội nghiệp, bị chủ nhân lãng quên phải chịu đói chịu rét, chẳng có nơi để nương thân, chúng chỉ biết ở tạm chỗ vắng vẻ, tránh xa con người, hết năm này đến năm khác đều có mèo bị bỏ rơi."
Tôi vuốt ve một chú mèo lông vàng, nó rất quấn người, thuận miệng hỏi:
"Ngày nào bà cũng một mình đến đây với chúng sao?"
Bà cụ bỗng im lặng, đáy mắt gợn buồn như mang rất nhiều tâm sự. Nhận ra mình đã lỡ lời, tôi không dám nói thêm.
Một lúc lâu bà ấy mới lại lên tiếng:
"Trước đây bà không chỉ đến một mình, còn có cả ông ấy."
Tôi bất chợt trông thấy niềm hạnh phúc nảy nở trên môi bà, đôi mắt u ám như đã có thêm chút màu sắc.
Tôi tò mò:
"Chồng của bà sao?"
Bà cụ lắc đầu:
"Thời đại học ông ấy và bà là bạn cùng lớp, trải qua thời gian dài tiếp xúc cả hai đã sinh lòng yêu mến, nhưng chưa từng để lộ tình cảm cho nhau biết, thế nên bà vẫn ngỡ chỉ có mỗi mình đơn phương."
Bà cụ đưa cho tôi xem tấm ảnh chụp của một người đàn ông trẻ, màu sắc đã phai dần theo năm tháng, khá cũ kĩ, nhưng vẫn không xóa mờ được nụ cười điển trai, vóc dáng cao lớn trong áo sơ mi trắng quần tây đen thanh lịch.
Bà ấy nhìn xa xăm trên những khóm hoa:
"Tại buổi tốt nghiệp ông ấy bất ngờ đứng trước sân khấu trao lễ dũng cảm bày tỏ, toàn trường đều chứng kiến, nhưng khi đó đã quá muộn, bà không thể đón nhận tình cảm này."
Tôi hơi sốt ruột:
"Sao vậy ạ?"
Bà ấy ngậm ngùi, đôi mắt đỏ hoe:
"Gia đình đã hứa gả bà cho một người khác."
Hơi thở tôi ngắt quãng, cảm giác tiếc nuối khôn tả thành lời, có lẽ phần nào thấu được nỗi đau khổ khi bỏ lỡ người mình yêu.
"Tốt nghiệp xong bà theo chồng đi nơi khác sinh sống, chẳng bao lâu duyên nợ thông qua mai mốt ấy đã gãy đôi. Sau ly hôn, bà quay về thành phố này tìm người thân, vô tình gặp lại ông ấy."
Đám mây mù trên đỉnh đầu như tan dần, lòng tôi nhẹ nhõm ít nhiều:
"Hai người nối tiếp tình cũ?"
Bà cụ cười hiền từ, nhưng nước mắt vẫn đang chảy:
"Đời người còn được mấy lần để lại trùng phùng?
Những năm bà theo chồng, hóa ra ông ấy vẫn đợi. Những tưởng ngày vui của sau này chỉ mới bắt đầu, nhưng rồi vào một sáng mùa đông lạnh lẽo, trên đường đi làm ông ấy đã gặp phải tai nạn giao thông, từ đó không bao giờ về nữa."
Tôi chết lặng, cổ họng nghẹn cứng không thở nổi. Trái tim như vừa bị khoét mất một lỗ rất sâu, chẳng bằng cách gì lấp đầy được.
Bà cụ ngập ngừng trong tiếng nấc:
"Năm đó bà hai mươi lăm tuổi, cho đến nay đã ngoài sáu mươi. Công viên này là nơi ông ấy thường lui tới chăm sóc đám mèo hoang tội nghiệp, con người lương thiện đó ai lại nỡ cướp đi sinh mệnh của ông."
Bà cụ ôm mặt, nước mắt giàn giụa. Tôi thấy lòng mình tê tái, không biết phải nói gì mới có thể an ủi được những rạn vỡ trong tim bà, chỉ đành im lặng ngồi bên cạnh, nắm chặt cánh tay bà.
Sau khi đưa bà cụ về nhà, tôi mang theo một trời ảm đạm bước trên con đường quen thuộc, lòng bỗng chốc cảm giác chua xót.
Tôi vẫn luôn cho rằng vạn sự cứ để tùy duyên, nhưng lại quên mất thế giới này rộng lớn và hối hả thế nào.
Tự hỏi có phải chỉ cần im lặng lướt qua nhau, đến khi ngoảnh lại những người ta muốn gặp đã chẳng còn ở đấy?
Tôi sực nghĩ về anh, nghĩ về những trái ngang chúng tôi đang nếm trải, "đời người còn được mấy lần để lại trùng phùng."
Tôi thôi lang thang nữa, đi một mạch về nhà.
Vừa mở cửa, đã thấy Tịch Đông ngồi trên sô pha, dưới sàn là vali đồ đã được xếp gọn.
Nghe tiếng bước chân, anh đứng dậy:
"Em về rồi."
"Chuyện này là sao?"
Tịch Đông cười miễn cưỡng:
"Thời Mộng nói đã tìm được chỗ thuê trọ, cũng đã gửi địa chỉ cho anh."
"Sao đột ngột vậy?"
Anh ngập ngừng, siết lấy tay kéo vali:
"Bây giờ anh nên chuyển sang đó."
Tôi đứng lặng, những mạch cảm xúc hỗn loạn đang giằng co, lồng ngực ấm ách khó chịu.
"Cảm ơn em thời gian qua đã giúp đỡ anh."
Giọng Tịch Đông nhàn nhạt, chậm rãi lướt qua.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.