Chương 29: Chương 28: Chàng không hiểu thì cứ việc nói thẳng
Twentine
02/10/2018
thangka
Tết đến rất nhanh.
Bức tranh cho An Kình đã xong. Đông Cô vẽ cho y một bức tranh thangka, một loại hoạ phẩm tôn giáo từ kiếp trước của nàng, có thể cuốn lại được, khổ không lớn, chỉ độ phân nửa mặt bàn gỗ, nhưng Đông Cô vẽ rất công phu tỉ mỉ.
Họ đón Tết rất đơn giản, Đông Cô quét dọn nhà thật kỹ từ trong ra ngoài, tuy không nhọc sức như lúc chuẩn bị cho hôn lễ, nhưng cũng đủ để nàng ngất ngư. Câu đối xuân trong nhà cũng do Đông Cô viết, tuy nàng chưa từng học qua thư pháp, nhưng thư pháp và hội hoạ cũng cùng một nhà, chữ của Đông Cô tuy không thể so với chữ của những danh gia, nhưng đem treo lên trông cũng rất khá.
"Chồng ơi, chàng muốn dùng câu đối gì?" Đông Cô mua giấy đỏ về, vừa mài mực vừa hỏi La Hầu.
"Gì cũng được."
"Chàng nghĩ thử một câu nhé?"
La Hầu lắc đầu, "Ta không rành."
Đã lâu lắm rồi chàng không đón Tết, đêm giao thừa đối với chàng mà nói chẳng khác gì so với ngày thường, không ai đến thăm chàng, chàng cũng không có ai để đi thăm hỏi.
"Vậy ta nghĩ một câu nhé?"
"Được."
Đông Cô gõ gõ cán bút lên cằm, nghĩ một chút, viết xuống.
Vô thường chính là khổ, vạn pháp hư ảo, ít ai ngộ;
Năm tháng không lưu tình, một trăm năm dài, thoắt đã qua;
Thế sự an hoà.
La Hầu không biết đọc, chỉ đứng bên cạnh nhìn, đường bút của Đông Cô rồng bay phượng múa, toàn bộ câu đối đều được viết liền một mạch.
"Ta đọc cho chàng nghe, vế đầu——Vô thường chính là khổ, vạn pháp hư ảo, ít ai ngộ; vế sau—-Năm tháng không lưu tình, một trăm năm dài, thoắt đã qua, câu nằm ngang—Thế sự an hoà." Đông Cô hớn hở ngó La Hầu, "Thế nào?"
La Hầu cứ nhìn chằm chằm câu đối đó, chậm chạp gật. Đông Cô suýt bật cười thành tiếng, nhìn bộ dạng của chàng là biết chàng nghe chẳng hiểu chữ nào. Nàng cố ý trêu chàng.
"Chàng gật đầu có ý gì, hay? Không hay?"
".......Hay."
"Hay chỗ nào?"
"........"
La Hầu nghĩ một hồi lâu, lúc vừa rồi Đông Cô đọc quá nhanh, những lời đó lại không quen tai, chàng đã quên mất vế đầu tiên là gì rồi.
Đông Cô phì cười. La Hầu hơi siết chặt đầu gậy trong tay, lúng túng không biết phải làm sao. Đông Cô không nỡ nhìn chàng thế này. "Nào nào, viết lại, câu này không hay." Lần này nàng chả cần nghĩ ngợi gì, đặt tay viết thẳng—–
"Nhìn câu này nha, Giương buồm thuận gió luôn tốt đẹp, vạn sự như cầu ngày tiến xa, câu nằm ngang——Năm mới tốt lành!" Đông Cô hùng hồn đọc một tràng xong, "Thế nào?"
"Hay."
Phen này thì chàng hiểu.
Đông Cô cười ha hả quẳng bút xông lên ôm chầm lấy La Hầu.
Tuy chỉ có hai người bọn họ, nhưng năm nay Đông Cô rất vui. Nàng ôm lấy chàng trai cao lớn ấy, khoá chặt chàng trong vòng tay mình.
Lương duyên đưa đến chốn này, tình bén rễ sinh trong đất.
Đông Cô khẽ nói trong lòng, La Hầu, em không biết hiện giờ chàng thì thế nào, còn em đã tìm thấy được mái nhà. Người có nhà như cánh lục bình cắm được rễ, không còn nổi trôi vô định, cho dù gặp khốn khó bên ngoài, cũng không còn phải sợ hãi. Em sẽ luôn có một chốn để quay về. Hết thảy đều do chàng trao tặng. Đông Cô chẳng có chi nhiều, chỉ có tấm lòng này để đền đáp chàng, không biết đáng giá bao nhiêu. Đem so với những gì chàng trao tặng em, nhiều thì không cần trả lại, ít sẽ bù vào. Cho nên, La Hầu, bất kể mai sau có chuyện gì, chàng không cần phải trốn tránh em. Trừ phi chàng buông tay, nếu không em sẽ chẳng bao giờ sợ.
.......
Vừa qua Tết, Đông Cô liền lên đường đến phủ An Nam Vương.
"Ta đi một chút xong sẽ về liền, 3-4 hôm là xong."
La Hầu gật đầu, đưa hành lý cho nàng. Đông Cô không đem nhiều đồ, chỉ chút tiền lộ phí, dăm bộ đồ để thay.
Ngày Đông Cô xuất hành, trời đổ một trận tuyết lớn. Đấy không phải là trận tuyết đầu mùa, nhưng là trận lớn nhất từ lúc vào đông. Tuyết rơi xoá không gian, lất phất bay bay, phủ kín con đường đá, đất trời một màu trắng tinh tuyền. Đông Cô cưỡi ngựa đi, không thuê xe, bởi vì muốn về được đến nhà nhanh hơn. Nàng cuốn bức thangka lại, đặt trong hành lý. Ngoái đầu nhìn lần cuối cùng, nàng thấy La Hầu vẫn còn đứng trước cửa nhà. Giữa đất trời trắng một màu tuyết, chàng mặc áo đen, lẳng lặng đứng một mình. Đông Cô nhìn chàng rồi quất roi tiến về phía phủ của An Nam Vương.
Phủ của An Nam Vương nằm phía bắc Lâm Thành.
Lâm Thành tuy không phải một nơi buôn bán tấp nập như Tích Thành, nhưng vùng đất ngoài thành là khu vực hiểm yếu của nhà binh, quanh năm có quân đóng. An Nam Vương phụ trách canh giữ biên phòng phía Bắc, từ Lâm Thành đi lên nữa là núi Thiên Sơn, biên giới Cực Bắc. Vùng Cực Bắc có dân Mãn của miền tuyết sinh sống, ít học và hung tàn, dã man và hiếu chiến. Mỗi khi tuyết rơi nhiều nhất, vật chất thiếu thốn, thì họ sẽ kéo đến Tam Thành phía Bắc của triều đình để cướp bóc, luôn khiến cho triều đình đau đầu. Phủ của An Nam Vương vốn không nằm ở Lâm Thành, vì lẽ nơi này ngay tiền tuyến, an nguy khó đảm bảo. Sau đó An Duy Tông, cũng là cụ ngoại của An Kình, lúc còn tại vị đã dâng tấu lên thánh thượng, dời phủ đến Lâm Thành. Bà đã từng nói, làm như vậy, là để hậu bối biết nghĩ đến an nguy dẫu đang sống trong thời bình, luôn ghi nhớ trọng trách gánh trên vai, trong An Nam Vương Phủ không có kẻ chỉ cầu sống sợ chết. Không mất thành trì, ở đâu cũng là đường sống, mất đi thành trì, trốn đâu cũng là đường chết.
An Nam Vương liêm chính mẫu mực, bảo vệ nước nhà, muôn dân trọng vọng.
Do trận tuyết lớn kia, đường xá không được tốt như bình thường, Đông Cô phải mất hai ngày mới đến được phủ của An Nam Vương. Vương phủ nằm về phía cực bắc của Lâm Thành, có thể nói nó cơ bản nằm quay ra biên giới, cho nên canh gác vô cùng nghiêm ngặt. Từ xa thật xa đã có binh sĩ chạy tới tra hỏi. Đông Cô trình văn thư do An Kình viết trước đó.
"Thưa tôi đến đưa đồ cho tiểu vương gia."
Binh sĩ nhìn xong lại quan sát Đông Cô từ trên xuống dưới.
"Cô đợi ở đây đã."
Có lẽ là đi thông báo. Đông Cô đứng yên tại chỗ, nghĩ bụng vương phủ này bị canh quản nghiêm ngặt thật, vừa có một người đi xong đã lại có người khác đến nhìn nàng.
"Vào đi." Binh sĩ lúc nãy quay về, dắt Đông Cô vào trong phủ.
Phủ của An Nam Vương không sang trọng tinh nhã như Chương phủ, có lẽ quanh năm phải đối mặt với chiến sự, nguyên vương phủ toả ra một bầu khí lạnh lẽo. Không có đình đài lầu các, không có hòn non với lá hoa, không có những chạm khắc phức tạp, toàn phủ gần như được xây bằng đá xanh—-cột trụ bằng đá, bậc thang đá, đường đá. Hiện giờ đang tháng Giêng mà trong phủ chẳng có chút không khí Tết, vô cùng trống trải. Mùa đông vốn đã lạnh, đi trong phủ, cái lạnh chạy thẳng qua tim.
Binh sĩ đưa Đông Cô đến một gian nhà bên hông.
"Hiện giờ tiểu vương gia đang có việc, dặn tôi đưa cô nương đến đây nghỉ ngơi. Nếu như có bất cứ yêu cầu nào, có thể nói thẳng với đầy tớ là được."
Đông Cô gật đầu với anh ta, "Cảm ơn."
Binh sĩ rời đi, Đông Cô đẩy cửa phòng. Một căn phòng ngủ rất bình thường, đầy đủ bàn ghế giường tủ, có lẽ là nơi để khách trú ngụ trong phủ. Nàng đến bên bàn, sờ sờ ấm trà đặt trên bàn. Còn nóng, chắc mới dọn lên. Đông Cô đặt hành lý xuống, lấy bức tranh ra, mở ra kiểm tra kỹ lưỡng một lượt, cảm thấy không có vấn đề gì rồi mới cuộn lại. Hiện giờ chỉ thiếu An Kình, chờ cho vị đó tới đem trao bức tranh cho y rồi có thể coi như mọi việc đều tốt lành. Đông Cô lấy trong hành lý ra một chiếc hộp nhỏ. Bên trong là món quà nàng mang cho An Kình. Lần trước lúc chia tay An Kình đã tặng cho nàng một cây trâm gỗ, theo lý thì nàng nên đáp lễ một chút gì đó. Mà hiện giờ đang tháng Giêng, cũng là dịp Tết nhất, mang tay không tới thì hơi không hay cho lắm. Chẳng phải là đồ quý giá gì, quý giá nàng không mua nổi. Một chuỗi tràng hạt, nàng đã xin từ Gia Nhã Tự trên đường đến đây, cũng coi như chút lòng thành.
"Cốc cốc—–" Ngoài cửa vang tiếng gõ. Đông Cô đứng lên mở cửa, bên ngoài có một người tớ trai, tay xách ấm nước. Cậu ta lễ phép cúi chào, "Cô nương, nước nóng ạ."
"Cảm ơn." Đông Cô đón lấy.
"Cô nương có gì cần sai bảo thì cứ gọi con ạ, con là Thái Toàn, ở ngay gian phòng đầy tớ bên phía bên phải ạ."
"Được."
Cậu tớ trai lại hành lễ, xoay người rời đi. Đúng là chu đáo, Đông Cô đổ một ít nước nóng vào bồn rửa mặt, khoan khoái rửa ráy. Thu xếp đâu ra đó, nàng nằm xuống giường ngủ một giấc.
Tỉnh lại đã vào đêm. Thái Toàn dẫn người vào đưa bữa tối, "Cô nương, tiểu vương gia dặn chúng con đưa bữa tối đến, chút nữa ngài ấy sẽ đích thân ghé ạ." Đông Cô gật đầu, nhìn thức ăn được dọn ra hết đĩa này đến đĩa khác, bày la liệt khắp bàn.
"Sao nhiều thế?"
"Cô nương là khách quý của tiểu vương gia, làm sao chúng con dám sơ sót." Thái Toàn nhỏ nhẹ cung kính đáp. Đông Cô cười ngượng ngùng, "Tôi thì khách quý cái gì, cảm ơn em." Thái Toàn hơi mỉm cười, xếp bát đũa xong xuôi. "Xin cô nương đợi một chút, tiểu vương gia sẽ đến ngay thôi ạ." Đông Cô gật đầu, nhìn một bàn đầy thức ăn, nàng bôn ba suốt một ngày, đã sớm đói lả.
Thái Toàn thấy vậy cười trộm, "Tiểu vương gia nói, nếu cô nương đói bụng, có thể dùng cơm trước ạ."
"Không không không, cứ để tôi đợi đi."
"Đói thì ăn chứ đợi ta làm gì."
Đông Cô còn chưa nói xong, từ ngoài đã truyền đến một giọng nói. Nàng quay đầu, thấy An Kình đang bước tới. Có lẽ do trời khá lạnh, trên người y khoác thêm một tấm khăn choàng lông bạch hồ, mái tóc dài đen nhánh đổ như thác được cột lại phía sau đầu, thanh tao và phong nhã. Mặt y mang nét cười nhàn nhạt, bước vào phòng (sic). Thái Toàn khom mình, nhẹ nhàng khép cửa lại, dẫn các đầy tớ khác lui ra.
"Hôm nay có việc quấn thân, đã để Đông Cô phải đợi lâu."
"Thưa không, tôi cũng ngủ nguyên buổi chiều, đi đường rất mệt."
An Kình cười cười, "Ngồi đi."
Không phải là lần đầu Đông Cô dùng bữa chung với An Kình, nhưng lần trước chỉ mình nàng ăn, lần này thì thật sự là cả hai cùng ăn. Đông Cô được chứng kiến thế nào gọi là công tử thế gia, ăn không một lời nói, từng miếng nhỏ xinh, hoàn toàn khác hẳn La Hầu. Đông Cô chẳng dám hó hé, đầu chẳng dám ngẩng. Hai người ăn uống xong mới bắt đầu nói chuyện. Đông Cô nhìn An Kình, y ăn chậm rì và ít xỉn, một bữa cơm mà chỉ được nửa chén cơm bé tẹo, có phải là không đói không. Nghĩ đến chàng quý hoá nhà mình, mỗi bữa là phải ăn 3 chén cơm đầy ú ụ, Đông Cô đổ mồ hôi hột trong lòng.
An Kình vỗ tay, người đứng túc trực ngoài cửa tiến vào, dọn bàn sạch sẽ, rồi đưa trà thanh đạm lên.
"Đông Cô đến thật là muộn."
Đông Cô cười khổ, "Yến Quân, làm người phải có lương tâm, mùng một Tết tôi đã lo chạy đến đây, ngài còn trách móc tôi nữa."
"Hồi đó cô nói vẽ xong sẽ đem đến ngay, e rằng tranh của cô chẳng phải mới vẽ xong từ hôm qua đúng không."
"Ôi......." Đông Cô thở dài, "Nói không lại ngài." Nàng đứng lên, lấy tranh và chiếc hộp nhỏ mang tới, "Tranh ở đây, xin Yến Quân nhìn qua một chút, nếu được thì dâng lên, không được thì để tôi mang về lại, để khỏi khiến cho lão phu nhân bực mình."
An Kình không nhìn bức tranh, tay y chỉ chỉ vào chiếc hộp gỗ, "Đây là gì?"
"Để đền tội." Đông Cô cười cười đưa chiếc hộp gỗ cho y, "Chút quà mọn, không tỏ được thành ý."
An Kình đón lấy, "Không tỏ được thành ý, vậy tỏ được gì?"
"Ồ....... Coi như một chút tâm ý."
An Kình không mở ra, ngón tay của y thon dài, móng tay trơn láng đầy đặn, cà nhè nhẹ trên chiếc hộp
Ngước mắt, như cười như không.
"Tâm ý, là tâm ý gì."
hết chương 28
Tết đến rất nhanh.
Bức tranh cho An Kình đã xong. Đông Cô vẽ cho y một bức tranh thangka, một loại hoạ phẩm tôn giáo từ kiếp trước của nàng, có thể cuốn lại được, khổ không lớn, chỉ độ phân nửa mặt bàn gỗ, nhưng Đông Cô vẽ rất công phu tỉ mỉ.
Họ đón Tết rất đơn giản, Đông Cô quét dọn nhà thật kỹ từ trong ra ngoài, tuy không nhọc sức như lúc chuẩn bị cho hôn lễ, nhưng cũng đủ để nàng ngất ngư. Câu đối xuân trong nhà cũng do Đông Cô viết, tuy nàng chưa từng học qua thư pháp, nhưng thư pháp và hội hoạ cũng cùng một nhà, chữ của Đông Cô tuy không thể so với chữ của những danh gia, nhưng đem treo lên trông cũng rất khá.
"Chồng ơi, chàng muốn dùng câu đối gì?" Đông Cô mua giấy đỏ về, vừa mài mực vừa hỏi La Hầu.
"Gì cũng được."
"Chàng nghĩ thử một câu nhé?"
La Hầu lắc đầu, "Ta không rành."
Đã lâu lắm rồi chàng không đón Tết, đêm giao thừa đối với chàng mà nói chẳng khác gì so với ngày thường, không ai đến thăm chàng, chàng cũng không có ai để đi thăm hỏi.
"Vậy ta nghĩ một câu nhé?"
"Được."
Đông Cô gõ gõ cán bút lên cằm, nghĩ một chút, viết xuống.
Vô thường chính là khổ, vạn pháp hư ảo, ít ai ngộ;
Năm tháng không lưu tình, một trăm năm dài, thoắt đã qua;
Thế sự an hoà.
La Hầu không biết đọc, chỉ đứng bên cạnh nhìn, đường bút của Đông Cô rồng bay phượng múa, toàn bộ câu đối đều được viết liền một mạch.
"Ta đọc cho chàng nghe, vế đầu——Vô thường chính là khổ, vạn pháp hư ảo, ít ai ngộ; vế sau—-Năm tháng không lưu tình, một trăm năm dài, thoắt đã qua, câu nằm ngang—Thế sự an hoà." Đông Cô hớn hở ngó La Hầu, "Thế nào?"
La Hầu cứ nhìn chằm chằm câu đối đó, chậm chạp gật. Đông Cô suýt bật cười thành tiếng, nhìn bộ dạng của chàng là biết chàng nghe chẳng hiểu chữ nào. Nàng cố ý trêu chàng.
"Chàng gật đầu có ý gì, hay? Không hay?"
".......Hay."
"Hay chỗ nào?"
"........"
La Hầu nghĩ một hồi lâu, lúc vừa rồi Đông Cô đọc quá nhanh, những lời đó lại không quen tai, chàng đã quên mất vế đầu tiên là gì rồi.
Đông Cô phì cười. La Hầu hơi siết chặt đầu gậy trong tay, lúng túng không biết phải làm sao. Đông Cô không nỡ nhìn chàng thế này. "Nào nào, viết lại, câu này không hay." Lần này nàng chả cần nghĩ ngợi gì, đặt tay viết thẳng—–
"Nhìn câu này nha, Giương buồm thuận gió luôn tốt đẹp, vạn sự như cầu ngày tiến xa, câu nằm ngang——Năm mới tốt lành!" Đông Cô hùng hồn đọc một tràng xong, "Thế nào?"
"Hay."
Phen này thì chàng hiểu.
Đông Cô cười ha hả quẳng bút xông lên ôm chầm lấy La Hầu.
Tuy chỉ có hai người bọn họ, nhưng năm nay Đông Cô rất vui. Nàng ôm lấy chàng trai cao lớn ấy, khoá chặt chàng trong vòng tay mình.
Lương duyên đưa đến chốn này, tình bén rễ sinh trong đất.
Đông Cô khẽ nói trong lòng, La Hầu, em không biết hiện giờ chàng thì thế nào, còn em đã tìm thấy được mái nhà. Người có nhà như cánh lục bình cắm được rễ, không còn nổi trôi vô định, cho dù gặp khốn khó bên ngoài, cũng không còn phải sợ hãi. Em sẽ luôn có một chốn để quay về. Hết thảy đều do chàng trao tặng. Đông Cô chẳng có chi nhiều, chỉ có tấm lòng này để đền đáp chàng, không biết đáng giá bao nhiêu. Đem so với những gì chàng trao tặng em, nhiều thì không cần trả lại, ít sẽ bù vào. Cho nên, La Hầu, bất kể mai sau có chuyện gì, chàng không cần phải trốn tránh em. Trừ phi chàng buông tay, nếu không em sẽ chẳng bao giờ sợ.
.......
Vừa qua Tết, Đông Cô liền lên đường đến phủ An Nam Vương.
"Ta đi một chút xong sẽ về liền, 3-4 hôm là xong."
La Hầu gật đầu, đưa hành lý cho nàng. Đông Cô không đem nhiều đồ, chỉ chút tiền lộ phí, dăm bộ đồ để thay.
Ngày Đông Cô xuất hành, trời đổ một trận tuyết lớn. Đấy không phải là trận tuyết đầu mùa, nhưng là trận lớn nhất từ lúc vào đông. Tuyết rơi xoá không gian, lất phất bay bay, phủ kín con đường đá, đất trời một màu trắng tinh tuyền. Đông Cô cưỡi ngựa đi, không thuê xe, bởi vì muốn về được đến nhà nhanh hơn. Nàng cuốn bức thangka lại, đặt trong hành lý. Ngoái đầu nhìn lần cuối cùng, nàng thấy La Hầu vẫn còn đứng trước cửa nhà. Giữa đất trời trắng một màu tuyết, chàng mặc áo đen, lẳng lặng đứng một mình. Đông Cô nhìn chàng rồi quất roi tiến về phía phủ của An Nam Vương.
Phủ của An Nam Vương nằm phía bắc Lâm Thành.
Lâm Thành tuy không phải một nơi buôn bán tấp nập như Tích Thành, nhưng vùng đất ngoài thành là khu vực hiểm yếu của nhà binh, quanh năm có quân đóng. An Nam Vương phụ trách canh giữ biên phòng phía Bắc, từ Lâm Thành đi lên nữa là núi Thiên Sơn, biên giới Cực Bắc. Vùng Cực Bắc có dân Mãn của miền tuyết sinh sống, ít học và hung tàn, dã man và hiếu chiến. Mỗi khi tuyết rơi nhiều nhất, vật chất thiếu thốn, thì họ sẽ kéo đến Tam Thành phía Bắc của triều đình để cướp bóc, luôn khiến cho triều đình đau đầu. Phủ của An Nam Vương vốn không nằm ở Lâm Thành, vì lẽ nơi này ngay tiền tuyến, an nguy khó đảm bảo. Sau đó An Duy Tông, cũng là cụ ngoại của An Kình, lúc còn tại vị đã dâng tấu lên thánh thượng, dời phủ đến Lâm Thành. Bà đã từng nói, làm như vậy, là để hậu bối biết nghĩ đến an nguy dẫu đang sống trong thời bình, luôn ghi nhớ trọng trách gánh trên vai, trong An Nam Vương Phủ không có kẻ chỉ cầu sống sợ chết. Không mất thành trì, ở đâu cũng là đường sống, mất đi thành trì, trốn đâu cũng là đường chết.
An Nam Vương liêm chính mẫu mực, bảo vệ nước nhà, muôn dân trọng vọng.
Do trận tuyết lớn kia, đường xá không được tốt như bình thường, Đông Cô phải mất hai ngày mới đến được phủ của An Nam Vương. Vương phủ nằm về phía cực bắc của Lâm Thành, có thể nói nó cơ bản nằm quay ra biên giới, cho nên canh gác vô cùng nghiêm ngặt. Từ xa thật xa đã có binh sĩ chạy tới tra hỏi. Đông Cô trình văn thư do An Kình viết trước đó.
"Thưa tôi đến đưa đồ cho tiểu vương gia."
Binh sĩ nhìn xong lại quan sát Đông Cô từ trên xuống dưới.
"Cô đợi ở đây đã."
Có lẽ là đi thông báo. Đông Cô đứng yên tại chỗ, nghĩ bụng vương phủ này bị canh quản nghiêm ngặt thật, vừa có một người đi xong đã lại có người khác đến nhìn nàng.
"Vào đi." Binh sĩ lúc nãy quay về, dắt Đông Cô vào trong phủ.
Phủ của An Nam Vương không sang trọng tinh nhã như Chương phủ, có lẽ quanh năm phải đối mặt với chiến sự, nguyên vương phủ toả ra một bầu khí lạnh lẽo. Không có đình đài lầu các, không có hòn non với lá hoa, không có những chạm khắc phức tạp, toàn phủ gần như được xây bằng đá xanh—-cột trụ bằng đá, bậc thang đá, đường đá. Hiện giờ đang tháng Giêng mà trong phủ chẳng có chút không khí Tết, vô cùng trống trải. Mùa đông vốn đã lạnh, đi trong phủ, cái lạnh chạy thẳng qua tim.
Binh sĩ đưa Đông Cô đến một gian nhà bên hông.
"Hiện giờ tiểu vương gia đang có việc, dặn tôi đưa cô nương đến đây nghỉ ngơi. Nếu như có bất cứ yêu cầu nào, có thể nói thẳng với đầy tớ là được."
Đông Cô gật đầu với anh ta, "Cảm ơn."
Binh sĩ rời đi, Đông Cô đẩy cửa phòng. Một căn phòng ngủ rất bình thường, đầy đủ bàn ghế giường tủ, có lẽ là nơi để khách trú ngụ trong phủ. Nàng đến bên bàn, sờ sờ ấm trà đặt trên bàn. Còn nóng, chắc mới dọn lên. Đông Cô đặt hành lý xuống, lấy bức tranh ra, mở ra kiểm tra kỹ lưỡng một lượt, cảm thấy không có vấn đề gì rồi mới cuộn lại. Hiện giờ chỉ thiếu An Kình, chờ cho vị đó tới đem trao bức tranh cho y rồi có thể coi như mọi việc đều tốt lành. Đông Cô lấy trong hành lý ra một chiếc hộp nhỏ. Bên trong là món quà nàng mang cho An Kình. Lần trước lúc chia tay An Kình đã tặng cho nàng một cây trâm gỗ, theo lý thì nàng nên đáp lễ một chút gì đó. Mà hiện giờ đang tháng Giêng, cũng là dịp Tết nhất, mang tay không tới thì hơi không hay cho lắm. Chẳng phải là đồ quý giá gì, quý giá nàng không mua nổi. Một chuỗi tràng hạt, nàng đã xin từ Gia Nhã Tự trên đường đến đây, cũng coi như chút lòng thành.
"Cốc cốc—–" Ngoài cửa vang tiếng gõ. Đông Cô đứng lên mở cửa, bên ngoài có một người tớ trai, tay xách ấm nước. Cậu ta lễ phép cúi chào, "Cô nương, nước nóng ạ."
"Cảm ơn." Đông Cô đón lấy.
"Cô nương có gì cần sai bảo thì cứ gọi con ạ, con là Thái Toàn, ở ngay gian phòng đầy tớ bên phía bên phải ạ."
"Được."
Cậu tớ trai lại hành lễ, xoay người rời đi. Đúng là chu đáo, Đông Cô đổ một ít nước nóng vào bồn rửa mặt, khoan khoái rửa ráy. Thu xếp đâu ra đó, nàng nằm xuống giường ngủ một giấc.
Tỉnh lại đã vào đêm. Thái Toàn dẫn người vào đưa bữa tối, "Cô nương, tiểu vương gia dặn chúng con đưa bữa tối đến, chút nữa ngài ấy sẽ đích thân ghé ạ." Đông Cô gật đầu, nhìn thức ăn được dọn ra hết đĩa này đến đĩa khác, bày la liệt khắp bàn.
"Sao nhiều thế?"
"Cô nương là khách quý của tiểu vương gia, làm sao chúng con dám sơ sót." Thái Toàn nhỏ nhẹ cung kính đáp. Đông Cô cười ngượng ngùng, "Tôi thì khách quý cái gì, cảm ơn em." Thái Toàn hơi mỉm cười, xếp bát đũa xong xuôi. "Xin cô nương đợi một chút, tiểu vương gia sẽ đến ngay thôi ạ." Đông Cô gật đầu, nhìn một bàn đầy thức ăn, nàng bôn ba suốt một ngày, đã sớm đói lả.
Thái Toàn thấy vậy cười trộm, "Tiểu vương gia nói, nếu cô nương đói bụng, có thể dùng cơm trước ạ."
"Không không không, cứ để tôi đợi đi."
"Đói thì ăn chứ đợi ta làm gì."
Đông Cô còn chưa nói xong, từ ngoài đã truyền đến một giọng nói. Nàng quay đầu, thấy An Kình đang bước tới. Có lẽ do trời khá lạnh, trên người y khoác thêm một tấm khăn choàng lông bạch hồ, mái tóc dài đen nhánh đổ như thác được cột lại phía sau đầu, thanh tao và phong nhã. Mặt y mang nét cười nhàn nhạt, bước vào phòng (sic). Thái Toàn khom mình, nhẹ nhàng khép cửa lại, dẫn các đầy tớ khác lui ra.
"Hôm nay có việc quấn thân, đã để Đông Cô phải đợi lâu."
"Thưa không, tôi cũng ngủ nguyên buổi chiều, đi đường rất mệt."
An Kình cười cười, "Ngồi đi."
Không phải là lần đầu Đông Cô dùng bữa chung với An Kình, nhưng lần trước chỉ mình nàng ăn, lần này thì thật sự là cả hai cùng ăn. Đông Cô được chứng kiến thế nào gọi là công tử thế gia, ăn không một lời nói, từng miếng nhỏ xinh, hoàn toàn khác hẳn La Hầu. Đông Cô chẳng dám hó hé, đầu chẳng dám ngẩng. Hai người ăn uống xong mới bắt đầu nói chuyện. Đông Cô nhìn An Kình, y ăn chậm rì và ít xỉn, một bữa cơm mà chỉ được nửa chén cơm bé tẹo, có phải là không đói không. Nghĩ đến chàng quý hoá nhà mình, mỗi bữa là phải ăn 3 chén cơm đầy ú ụ, Đông Cô đổ mồ hôi hột trong lòng.
An Kình vỗ tay, người đứng túc trực ngoài cửa tiến vào, dọn bàn sạch sẽ, rồi đưa trà thanh đạm lên.
"Đông Cô đến thật là muộn."
Đông Cô cười khổ, "Yến Quân, làm người phải có lương tâm, mùng một Tết tôi đã lo chạy đến đây, ngài còn trách móc tôi nữa."
"Hồi đó cô nói vẽ xong sẽ đem đến ngay, e rằng tranh của cô chẳng phải mới vẽ xong từ hôm qua đúng không."
"Ôi......." Đông Cô thở dài, "Nói không lại ngài." Nàng đứng lên, lấy tranh và chiếc hộp nhỏ mang tới, "Tranh ở đây, xin Yến Quân nhìn qua một chút, nếu được thì dâng lên, không được thì để tôi mang về lại, để khỏi khiến cho lão phu nhân bực mình."
An Kình không nhìn bức tranh, tay y chỉ chỉ vào chiếc hộp gỗ, "Đây là gì?"
"Để đền tội." Đông Cô cười cười đưa chiếc hộp gỗ cho y, "Chút quà mọn, không tỏ được thành ý."
An Kình đón lấy, "Không tỏ được thành ý, vậy tỏ được gì?"
"Ồ....... Coi như một chút tâm ý."
An Kình không mở ra, ngón tay của y thon dài, móng tay trơn láng đầy đặn, cà nhè nhẹ trên chiếc hộp
Ngước mắt, như cười như không.
"Tâm ý, là tâm ý gì."
hết chương 28
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.