Chương 5: Không tồn tại “giá như”
Hàm Yên
11/11/2017
Bàng Sảnh tay chống cằm ngồi xuất thần trước bàn học. Cô
đang nghĩ đến câu Cố Minh Tịch nói trên đường, cậu bảo bố cậu cảm thấy
con trai làm mình thấy xấu hổ.
Câu nói đó chẳng khác nào mũi kim nhọn đâm vào lòng Bàng Sảnh. Mặc dù mấy năm nay từ lâu cô đã quen với dáng vẻ của Cố Minh Tịch, cũng quen với cách làm việc của cậu nhưng không thể phủ nhận chỉ cần rời khỏi hoàn cảnh sống quen thuộc, chẳng hạn trường học hay khu tập thể kim khí, chắc chắn Cố Minh Tịch sẽ trở thành tiêu điểm được tất cả mọi người chú ý.
Chẳng lẽ chính bởi thế nên bác Cố mới không bao giờ đưa Minh Tịch ra ngoài?
Cố Minh Tịch đâu có sợ tiếp xúc với đám đông.
Cố Minh Tịch tham gia tất cả các chương trình du lịch mùa xuân, mùa thu, đại hội thể thao, xem phim hàng năm... do trường học tổ chức. Sau giờ tan học, cậu cũng nhiều lần đi xe bus cùng Bàng Sảnh tới cung thiếu nhi, cậu cũng từng tới thăm viện bảo tàng hay thư viện, nhưng lần nào cũng có những người qua đường lạ mặt tới hỏi thăm nửa tò mò nửa thương hại, hỏi cánh tay Cố Minh Tịch bị làm sao.
Bàng Sảnh thấy rất phiền, họ chẳng quen chẳng biết gì những người đó, lắm người còn tận tay sờ nắn bả vai khiếm khuyết của Cố Minh Tịch, rồi chậc lưỡi thương cảm sau khi bị cậu né tránh, họ bảo thằng bé này đáng thương thật!
Điều khiến Bàng Sảnh không thể kiềm chế được là Cố Minh Tịch chưa bao giờ khó chịu với họ, mặc dù không đến mức kể lại tường tận tai nạn khiến mình mất đi hai cánh tay thế nào nhưng cậu cũng sẽ trả lời ngắn gọn là: “Cháu bị điện cao thế giật ạ.”
Có người còn gặng hỏi: “Lúc mấy tuổi thế cháu?”
Cố Minh Tịch đáp: “Sáu tuổi ạ.”
Mỗi lần nghe Cố Minh Tịch trả lời, tâm trạng Bàng Sảnh sa sút vô cùng, cô sẽ bước tới đứng cạnh cậu, đỡ lấy vai cậu hoặc túm lấy tay áo trống không của cậu mà kéo đi, thở phì phò quát: “Đi thôi, đi thôi, không kịp mất!”
Hồi đó Bàng Sảnh không biết rằng, thực ra cảm giác khó chịu của cô khi chứng kiến cảnh tượng đó là vì những câu hỏi của mọi người sẽ khiến cô nhớ lại mùa hè năm đó, vào buổi chiều nóng bức ấy. Đồng thời, tai nạn xảy ra với Cố Minh Tịch cũng là ký ức mà cả đời này cô không bao giờ muốn nhớ lại.
Trong lòng mỗi người đều có một chai thuốc hối hận chưa được mở nắp.
Sau khi gặp phải chuyện gì đó, con người ta thường nghĩ, nếu lúc đó mình thế này thế kia thì có lẽ chuyện sẽ không thành ra như vậy.
Kể cả với một đứa trẻ mười tuổi như Bàng Sảnh thì đôi khi cô cũng bần thần nghĩ nếu năm xưa cô không ném cái đĩa lên cái giá cao ngất ngưởng đó thì có lẽ bây giờ Cố Minh Tịch cũng như cô, là một học sinh tiểu học hoàn toàn bình thường. Có lẽ cậu còn giỏi giang hơn bây giờ, là đứa con khiến bác Cố tự hào, là đứa trẻ giỏi nhất trong khu tập thể kim khí.
Cho dù đã mất đi hai tay, cậu vẫn có thể giành giải trong cuộc thi toán học “Cúp vàng Hoa La Canh”, cậu dùng chân vẽ tranh còn đẹp hơn gấp trăm lần so với những bức tranh được vẽ ra bởi bàn tay của Bàng Sảnh, bài văn cậu viết được chọn tham gia cuộc thi cấp thành phố và giành giải xuất sắc, được đưa vào cuốn tuyển tập các bài văn hay của học sinh cấp Một được bày bán cả ở hiệu sách Tân Hoa.
Nếu năm xưa người leo lên cây cột đó không phải Cố Minh Tịch thì kết quả sẽ ra sao?
Vào mùa hè năm 1990, Cố Minh Tịch đã tốt nghiệp mầm non, đang vui vẻ hưởng thụ mùa hè không có bài tập cuối cùng trong đời. Lý Hàm đã mua sẵn cho cậu cặp sách và rất nhiều đồ dùng học tập mới, chỉ chờ sau buổi khai giảng tháng Chín là cậu sẽ chính thức trở thành học sinh tiểu học.
Còn Bàng Sảnh thì vẫn là một cô nàng béo mập, sắp lên lớp mẫu giáo Năm tuổi.
Hồi đó Cố Quốc Tường đã được thăng chức từ nhân viên kỹ thuật lên kỹ sư, thậm chí anh còn giành được cơ hội được cơ quan tài trợ đi nước ngoài bồi dưỡng hai năm. Năm đó vừa qua Tết, anh và ba kỹ sư khác trong nhà máy đã cùng lên đường bay sang Pháp.
Sau khi Cố Quốc Tường đi nước ngoài, Lý Hàm vừa đi làm vừa phải lo việc nhà nên vất vả hơn rất nhiều. Vì vậy suốt mấy tháng hè, ngày nào Cố Minh Tịch cũng được đưa sang nhà Bàng Sảnh để hai cụ Bàng trông nom luôn thể.
Lúc đó Cố Minh Tịch và Bàng Sảnh đã thân thiết hơn nhiều. Qua vụ phong ba trứng kho đó, Cố Minh Tịch không dám để Bàng Sảnh ngồi một mình nữa, chơi trò gì cậu cũng dẫn Bàng Sảnh đi cùng.
Bàng Sảnh vừa mập vừa nóng tính nên suốt ngày bị thua, đã thua lại còn cáu bẳn khiến đám bạn cùng đội với cô không ngừng than vãn, chỉ có Cố Minh Tịch là không khó chịu.
Hồi đó chưa gia đình nào lắp điều hòa, thời tiết vô cùng nóng nực.
Bàng Sảnh còn nhớ vào một buổi chiều giữa tháng tám, ngoài cửa sổ ve kêu râm ran, cô và Cố Minh Tịch ngủ trưa dưới gió quạt trần, sau khi thức giấc thì mỗi đứa được ăn hai miếng dưa hấu. Thế rồi Cố Minh Tịch không chờ được thêm nữa bèn rủ tụi bạn tầng trên tầng dưới ra ngoài chơi. Ngày nào hai đứa trẻ cũng vậy nên hai cụ Bàng không ngăn cấm, chỉ dặn Cố Minh Tịch phải để ý Bàng Sảnh.
Khu tập thể kim khí chỉ là một khu vực nhỏ gồm bốn khu nhà cao sáu tầng, bồn hoa, cây long não, lán dựng xe đạp và ông lão họ Tăng suốt ngày nghe đài ngoài cửa.
Bọn trẻ chơi được một lúc liền chuyển địa bàn, Cố Minh Tịch hô một tiếng, sáu đứa trẻ liền chạy sang nhà máy của công ty Kim khí chỉ cách khu tập thể một bức tường.
Tụi nhóc đều là con của công nhân viên trong nhà máy suốt ngày đến xưởng chơi nên bảo vệ cũng nhắm mắt cho qua, ngày nào trẻ con cũng sang chơi mà chưa bao giờ có đứa nào bị làm sao trong xưởng.
Nhà xưởng rất rộng, sắt thép vật liệu xếp chồng chất thành từng đống rất to, ngoài ra còn có bảy, tám cái cẩu cỡ lớn.
Đầu tiên đám nhóc chơi trốn tìm được một lúc, chạy mệt thì có đứa gợi ý chơi đĩa bay.
Đĩa bay do Chu Tuệ Cường cầm đến, quy tắc được đưa ra rất nhanh, lũ trẻ chia thành hai đội, mỗi đội cử một người ném, một đấu một xem ai ném xa hơn, đội nào thắng ba trên năm ván là thắng.
Trò chơi rất dễ, quy tắc rất đơn giản, đám trẻ liền vui vẻ bắt đầu. Hai lần đầu tiên Bàng Sảnh ném không tốt, thậm chí cái đĩa chỉ bay xa được ba, bốn mét, làm đám nhóc cười lăn lộn. Cố Minh Tịch kiên nhẫn chỉ cho cô, đến lần thứ ba, cô ra sức ném thật mạnh, không ngờ cái đĩa màu xanh nước biển lại bay rất cao, bay lên tận một cái giá màu xám nhạt.
Giá rất cao, hai đầu là hai cây cột điện, trên giá là một cái thùng đầy những dây dợ lằng nhằng kỳ lạ, còn được dán một biển hiệu có hình tia sét màu vàng.
Nhưng không ai trong lũ trẻ mới năm, sáu tuổi này biết đó là vật gì.
Ngẩng đầu nhìn cái đĩa thân yêu của mình nằm chễm chệ trên cái thùng to đùng kia, Chu Tuệ Cường giận dữ nói với Bàng Sảnh: “Con béo kia, chính mày ném lên đó! Mày phải lấy đĩa của tao xuống!”
Làm sao Bàng Sảnh trèo lên đó được chứ? Cô bĩu môi, hướng ánh mắt khẩn cầu về phía Cố Minh Tịch, còn lắc lư cánh tay cậu.
Cố Minh Tịch lặng lẽ rút tay về, ngước lên nhìn cái giá rồi nói: “Để tao lấy hộ con bé mập ú này, tụi bay đỡ tao lên đi.”
Tụi con trai rất nghe lời Cố Minh Tịch liền xúm lại làm giá đỡ cho cậu, Cố Minh Tịch xoa tay đi tới trước cột điện rồi quay lại nói với Bàng Sảnh: “Em ngốc quá đấy, suốt ngày gây rắc rối cho anh thôi.”
Bàng Sảnh ngơ ngác nhìn cậu – một cậu bé vừa tròn sáu tuổi, tóc cắt ngắn, mặc áo phông ngắn tay màu xanh nhạt, hình như trước ngực còn có ảnh của một nhân vật hoạt hình nào đó. Trên trán, trên sống mũi cậu lấm tấm những giọt mồ hôi trong suốt, hai chiếc răng cửa chưa mọc, không khí còn lọt vào miệng mỗi khi nói chuyện.
Bàng Sảnh cứ ngước lên dõi theo động tác của Cố Minh Tịch, cậu cao hơn những đứa trẻ bằng tuổi nhưng hơi gầy, tay chân thanh mảnh, cậu trèo lên vai Chu Tuệ Cường rồi leo lên cột điện. Với vóc dáng khỏe mạnh, cậu mới leo vài cái đã chạm được tay đến cái giá.
Thế nhưng sau giây phút ấy, ký ức đã biến thành những mảnh nhỏ vỡ vụn.
Bàng Sảnh mơ hồ còn nhớ có một tiếng nổ rất to, cả những tia lửa chói mắt, xung quanh là tiếng khóc, tiếng la hét đầy sợ sệt và thê lương của lũ trẻ cùng những luồng khói trắng, trong không khí đầy mùi khét của thịt cháy.
Mùi này… giống như cái lần ông nội cô quên tắt bếp, làm cháy sém một bát thịt heo vậy, khó ngửi vô cùng. Đến cả một người thích ăn thịt như Bàng Sảnh mà ngửi thấy cũng không nén được buồn nôn.
Bàng Sảnh còn nhớ bản thân cũng khóc, khóc bù lu bù loa như những đứa trẻ khác. Rất nhiều người lớn chạy tới, và cả âm thanh tới rất nhanh, vang vọng rất lớn của xe cấp cứu và xe cảnh sát. Có người ôm lấy Bàng Sảnh chạy ra xa, cô nấp trong lòng người đó, nghển cổ lên nhìn những người mặc bộ đồ trắng đưa một vật đen sì như mực lên xe cấp cứu.
“Bàng Bàng.”
“…”
“Bàng Bàng.”
“…”
“Này, Bàng Sảnh.”
Cảm giác chợt xuất hiện trên đùi khiến Bàng Sảnh định thần lại, cô nghiêng sang phải thì thấy chân phải Cố Minh Tịch đang kẹp một cây bút đưa về phía này, đầu bút chọc vào chân cô.
“Làm gì thế hả?” Bàng Sảnh xoa nhẹ chân mình, chột dạ giả vờ tức giận.
Cố Minh Tịch nhìn cô bằng ánh mắt khó hiểu, nói: “Em đi lấy cơm đi.”
Bàng Sảnh ngẩng lên thấy các bạn cùng lớp đang xếp hàng trên bục giảng. Lớp phó đời sống và người trực nhật hôm nay đang bê hai thùng xốp lớn đi vào, trong đó là những chiếc cặp lồng bằng nhôm được xếp ngay ngắn, chính là cơm trưa của mọi người.
“Anh chỉ biết ăn thôi!” Nói xong Bàng Sảnh đi lên xếp hàng, để lại Cố Minh Tịch đang trong cơn tức tối.
Xếp hàng xong cô xách hai chiếc cặp lồng về, một chiếc đặt trên mặt bàn Cố Minh Tịch, không quên mở nắp ra giúp cậu. Thức ăn nóng hổi xuất hiện trước mặt họ, Bàng Sảnh không khỏi nuốt nước bọt: “Woa, hôm nay ăn sườn kho!”
Cố Minh Tịch đã dùng chân kẹp thìa từ trong ngăn kéo ra, Bàng Sảnh mở nắp cặp lồng cơm, nhìn sườn trong suất cơm của mình, hơi mỏng, lại quay sang nhìn miếng sườn của Cố Minh Tịch, dày ghê…
Cậu bé cúi người xuống, chân phải kẹp thìa đang định bắt đầu ăn thì Bàng Sảnh lại nhanh nhảu cướp lấy cặp lồng cơm của cậu.
“Em thích ăn miếng sườn của anh kia!” Cô nói.
Cố Minh Tịch ngồi thẳng lên, Bàng Sảnh đã đặt cặp lồng của mình xuống trước mặt cậu: “Nè, bọn mình đổi nhé.”
Cố Minh Tịch cúi xuống nhìn cặp lồng một lúc rồi nói: “Nếu em ăn được, anh cho em luôn cả miếng của anh đấy.”
Bàng Sảnh: “…”
Cố Minh Tịch mỉm cười với cô: “Có ăn hay không đây, em biết là anh không thích ăn thịt lợn mà.”
Thực sự là vậy. Bàng Sảnh chớp mắt với cậu: “Anh không ăn thật hả?”
“Ừ, không thích ăn.” Cố Minh Tịch lắc đầu, ngón chân kẹp thìa chỉ vào miếng sườn: “Anh vẫn chưa động vào đâu, em mau gắp đi.”
“Ôi dào, anh kén chọn quá đấy!” Bàng Sảnh chau mày bực tức, rồi mặt mày lại hớn hở ngay được: “Vậy em ăn giùm anh nhé, lãng phí là không tốt!”
Cố Minh Tịch lén mỉm cười, thầm nghĩ buổi chiều nhất định phải nhờ Bàng Sảnh đi mua mì trẻ em ở quán bán quà vặt giúp mình mới được.
Câu nói đó chẳng khác nào mũi kim nhọn đâm vào lòng Bàng Sảnh. Mặc dù mấy năm nay từ lâu cô đã quen với dáng vẻ của Cố Minh Tịch, cũng quen với cách làm việc của cậu nhưng không thể phủ nhận chỉ cần rời khỏi hoàn cảnh sống quen thuộc, chẳng hạn trường học hay khu tập thể kim khí, chắc chắn Cố Minh Tịch sẽ trở thành tiêu điểm được tất cả mọi người chú ý.
Chẳng lẽ chính bởi thế nên bác Cố mới không bao giờ đưa Minh Tịch ra ngoài?
Cố Minh Tịch đâu có sợ tiếp xúc với đám đông.
Cố Minh Tịch tham gia tất cả các chương trình du lịch mùa xuân, mùa thu, đại hội thể thao, xem phim hàng năm... do trường học tổ chức. Sau giờ tan học, cậu cũng nhiều lần đi xe bus cùng Bàng Sảnh tới cung thiếu nhi, cậu cũng từng tới thăm viện bảo tàng hay thư viện, nhưng lần nào cũng có những người qua đường lạ mặt tới hỏi thăm nửa tò mò nửa thương hại, hỏi cánh tay Cố Minh Tịch bị làm sao.
Bàng Sảnh thấy rất phiền, họ chẳng quen chẳng biết gì những người đó, lắm người còn tận tay sờ nắn bả vai khiếm khuyết của Cố Minh Tịch, rồi chậc lưỡi thương cảm sau khi bị cậu né tránh, họ bảo thằng bé này đáng thương thật!
Điều khiến Bàng Sảnh không thể kiềm chế được là Cố Minh Tịch chưa bao giờ khó chịu với họ, mặc dù không đến mức kể lại tường tận tai nạn khiến mình mất đi hai cánh tay thế nào nhưng cậu cũng sẽ trả lời ngắn gọn là: “Cháu bị điện cao thế giật ạ.”
Có người còn gặng hỏi: “Lúc mấy tuổi thế cháu?”
Cố Minh Tịch đáp: “Sáu tuổi ạ.”
Mỗi lần nghe Cố Minh Tịch trả lời, tâm trạng Bàng Sảnh sa sút vô cùng, cô sẽ bước tới đứng cạnh cậu, đỡ lấy vai cậu hoặc túm lấy tay áo trống không của cậu mà kéo đi, thở phì phò quát: “Đi thôi, đi thôi, không kịp mất!”
Hồi đó Bàng Sảnh không biết rằng, thực ra cảm giác khó chịu của cô khi chứng kiến cảnh tượng đó là vì những câu hỏi của mọi người sẽ khiến cô nhớ lại mùa hè năm đó, vào buổi chiều nóng bức ấy. Đồng thời, tai nạn xảy ra với Cố Minh Tịch cũng là ký ức mà cả đời này cô không bao giờ muốn nhớ lại.
Trong lòng mỗi người đều có một chai thuốc hối hận chưa được mở nắp.
Sau khi gặp phải chuyện gì đó, con người ta thường nghĩ, nếu lúc đó mình thế này thế kia thì có lẽ chuyện sẽ không thành ra như vậy.
Kể cả với một đứa trẻ mười tuổi như Bàng Sảnh thì đôi khi cô cũng bần thần nghĩ nếu năm xưa cô không ném cái đĩa lên cái giá cao ngất ngưởng đó thì có lẽ bây giờ Cố Minh Tịch cũng như cô, là một học sinh tiểu học hoàn toàn bình thường. Có lẽ cậu còn giỏi giang hơn bây giờ, là đứa con khiến bác Cố tự hào, là đứa trẻ giỏi nhất trong khu tập thể kim khí.
Cho dù đã mất đi hai tay, cậu vẫn có thể giành giải trong cuộc thi toán học “Cúp vàng Hoa La Canh”, cậu dùng chân vẽ tranh còn đẹp hơn gấp trăm lần so với những bức tranh được vẽ ra bởi bàn tay của Bàng Sảnh, bài văn cậu viết được chọn tham gia cuộc thi cấp thành phố và giành giải xuất sắc, được đưa vào cuốn tuyển tập các bài văn hay của học sinh cấp Một được bày bán cả ở hiệu sách Tân Hoa.
Nếu năm xưa người leo lên cây cột đó không phải Cố Minh Tịch thì kết quả sẽ ra sao?
Vào mùa hè năm 1990, Cố Minh Tịch đã tốt nghiệp mầm non, đang vui vẻ hưởng thụ mùa hè không có bài tập cuối cùng trong đời. Lý Hàm đã mua sẵn cho cậu cặp sách và rất nhiều đồ dùng học tập mới, chỉ chờ sau buổi khai giảng tháng Chín là cậu sẽ chính thức trở thành học sinh tiểu học.
Còn Bàng Sảnh thì vẫn là một cô nàng béo mập, sắp lên lớp mẫu giáo Năm tuổi.
Hồi đó Cố Quốc Tường đã được thăng chức từ nhân viên kỹ thuật lên kỹ sư, thậm chí anh còn giành được cơ hội được cơ quan tài trợ đi nước ngoài bồi dưỡng hai năm. Năm đó vừa qua Tết, anh và ba kỹ sư khác trong nhà máy đã cùng lên đường bay sang Pháp.
Sau khi Cố Quốc Tường đi nước ngoài, Lý Hàm vừa đi làm vừa phải lo việc nhà nên vất vả hơn rất nhiều. Vì vậy suốt mấy tháng hè, ngày nào Cố Minh Tịch cũng được đưa sang nhà Bàng Sảnh để hai cụ Bàng trông nom luôn thể.
Lúc đó Cố Minh Tịch và Bàng Sảnh đã thân thiết hơn nhiều. Qua vụ phong ba trứng kho đó, Cố Minh Tịch không dám để Bàng Sảnh ngồi một mình nữa, chơi trò gì cậu cũng dẫn Bàng Sảnh đi cùng.
Bàng Sảnh vừa mập vừa nóng tính nên suốt ngày bị thua, đã thua lại còn cáu bẳn khiến đám bạn cùng đội với cô không ngừng than vãn, chỉ có Cố Minh Tịch là không khó chịu.
Hồi đó chưa gia đình nào lắp điều hòa, thời tiết vô cùng nóng nực.
Bàng Sảnh còn nhớ vào một buổi chiều giữa tháng tám, ngoài cửa sổ ve kêu râm ran, cô và Cố Minh Tịch ngủ trưa dưới gió quạt trần, sau khi thức giấc thì mỗi đứa được ăn hai miếng dưa hấu. Thế rồi Cố Minh Tịch không chờ được thêm nữa bèn rủ tụi bạn tầng trên tầng dưới ra ngoài chơi. Ngày nào hai đứa trẻ cũng vậy nên hai cụ Bàng không ngăn cấm, chỉ dặn Cố Minh Tịch phải để ý Bàng Sảnh.
Khu tập thể kim khí chỉ là một khu vực nhỏ gồm bốn khu nhà cao sáu tầng, bồn hoa, cây long não, lán dựng xe đạp và ông lão họ Tăng suốt ngày nghe đài ngoài cửa.
Bọn trẻ chơi được một lúc liền chuyển địa bàn, Cố Minh Tịch hô một tiếng, sáu đứa trẻ liền chạy sang nhà máy của công ty Kim khí chỉ cách khu tập thể một bức tường.
Tụi nhóc đều là con của công nhân viên trong nhà máy suốt ngày đến xưởng chơi nên bảo vệ cũng nhắm mắt cho qua, ngày nào trẻ con cũng sang chơi mà chưa bao giờ có đứa nào bị làm sao trong xưởng.
Nhà xưởng rất rộng, sắt thép vật liệu xếp chồng chất thành từng đống rất to, ngoài ra còn có bảy, tám cái cẩu cỡ lớn.
Đầu tiên đám nhóc chơi trốn tìm được một lúc, chạy mệt thì có đứa gợi ý chơi đĩa bay.
Đĩa bay do Chu Tuệ Cường cầm đến, quy tắc được đưa ra rất nhanh, lũ trẻ chia thành hai đội, mỗi đội cử một người ném, một đấu một xem ai ném xa hơn, đội nào thắng ba trên năm ván là thắng.
Trò chơi rất dễ, quy tắc rất đơn giản, đám trẻ liền vui vẻ bắt đầu. Hai lần đầu tiên Bàng Sảnh ném không tốt, thậm chí cái đĩa chỉ bay xa được ba, bốn mét, làm đám nhóc cười lăn lộn. Cố Minh Tịch kiên nhẫn chỉ cho cô, đến lần thứ ba, cô ra sức ném thật mạnh, không ngờ cái đĩa màu xanh nước biển lại bay rất cao, bay lên tận một cái giá màu xám nhạt.
Giá rất cao, hai đầu là hai cây cột điện, trên giá là một cái thùng đầy những dây dợ lằng nhằng kỳ lạ, còn được dán một biển hiệu có hình tia sét màu vàng.
Nhưng không ai trong lũ trẻ mới năm, sáu tuổi này biết đó là vật gì.
Ngẩng đầu nhìn cái đĩa thân yêu của mình nằm chễm chệ trên cái thùng to đùng kia, Chu Tuệ Cường giận dữ nói với Bàng Sảnh: “Con béo kia, chính mày ném lên đó! Mày phải lấy đĩa của tao xuống!”
Làm sao Bàng Sảnh trèo lên đó được chứ? Cô bĩu môi, hướng ánh mắt khẩn cầu về phía Cố Minh Tịch, còn lắc lư cánh tay cậu.
Cố Minh Tịch lặng lẽ rút tay về, ngước lên nhìn cái giá rồi nói: “Để tao lấy hộ con bé mập ú này, tụi bay đỡ tao lên đi.”
Tụi con trai rất nghe lời Cố Minh Tịch liền xúm lại làm giá đỡ cho cậu, Cố Minh Tịch xoa tay đi tới trước cột điện rồi quay lại nói với Bàng Sảnh: “Em ngốc quá đấy, suốt ngày gây rắc rối cho anh thôi.”
Bàng Sảnh ngơ ngác nhìn cậu – một cậu bé vừa tròn sáu tuổi, tóc cắt ngắn, mặc áo phông ngắn tay màu xanh nhạt, hình như trước ngực còn có ảnh của một nhân vật hoạt hình nào đó. Trên trán, trên sống mũi cậu lấm tấm những giọt mồ hôi trong suốt, hai chiếc răng cửa chưa mọc, không khí còn lọt vào miệng mỗi khi nói chuyện.
Bàng Sảnh cứ ngước lên dõi theo động tác của Cố Minh Tịch, cậu cao hơn những đứa trẻ bằng tuổi nhưng hơi gầy, tay chân thanh mảnh, cậu trèo lên vai Chu Tuệ Cường rồi leo lên cột điện. Với vóc dáng khỏe mạnh, cậu mới leo vài cái đã chạm được tay đến cái giá.
Thế nhưng sau giây phút ấy, ký ức đã biến thành những mảnh nhỏ vỡ vụn.
Bàng Sảnh mơ hồ còn nhớ có một tiếng nổ rất to, cả những tia lửa chói mắt, xung quanh là tiếng khóc, tiếng la hét đầy sợ sệt và thê lương của lũ trẻ cùng những luồng khói trắng, trong không khí đầy mùi khét của thịt cháy.
Mùi này… giống như cái lần ông nội cô quên tắt bếp, làm cháy sém một bát thịt heo vậy, khó ngửi vô cùng. Đến cả một người thích ăn thịt như Bàng Sảnh mà ngửi thấy cũng không nén được buồn nôn.
Bàng Sảnh còn nhớ bản thân cũng khóc, khóc bù lu bù loa như những đứa trẻ khác. Rất nhiều người lớn chạy tới, và cả âm thanh tới rất nhanh, vang vọng rất lớn của xe cấp cứu và xe cảnh sát. Có người ôm lấy Bàng Sảnh chạy ra xa, cô nấp trong lòng người đó, nghển cổ lên nhìn những người mặc bộ đồ trắng đưa một vật đen sì như mực lên xe cấp cứu.
“Bàng Bàng.”
“…”
“Bàng Bàng.”
“…”
“Này, Bàng Sảnh.”
Cảm giác chợt xuất hiện trên đùi khiến Bàng Sảnh định thần lại, cô nghiêng sang phải thì thấy chân phải Cố Minh Tịch đang kẹp một cây bút đưa về phía này, đầu bút chọc vào chân cô.
“Làm gì thế hả?” Bàng Sảnh xoa nhẹ chân mình, chột dạ giả vờ tức giận.
Cố Minh Tịch nhìn cô bằng ánh mắt khó hiểu, nói: “Em đi lấy cơm đi.”
Bàng Sảnh ngẩng lên thấy các bạn cùng lớp đang xếp hàng trên bục giảng. Lớp phó đời sống và người trực nhật hôm nay đang bê hai thùng xốp lớn đi vào, trong đó là những chiếc cặp lồng bằng nhôm được xếp ngay ngắn, chính là cơm trưa của mọi người.
“Anh chỉ biết ăn thôi!” Nói xong Bàng Sảnh đi lên xếp hàng, để lại Cố Minh Tịch đang trong cơn tức tối.
Xếp hàng xong cô xách hai chiếc cặp lồng về, một chiếc đặt trên mặt bàn Cố Minh Tịch, không quên mở nắp ra giúp cậu. Thức ăn nóng hổi xuất hiện trước mặt họ, Bàng Sảnh không khỏi nuốt nước bọt: “Woa, hôm nay ăn sườn kho!”
Cố Minh Tịch đã dùng chân kẹp thìa từ trong ngăn kéo ra, Bàng Sảnh mở nắp cặp lồng cơm, nhìn sườn trong suất cơm của mình, hơi mỏng, lại quay sang nhìn miếng sườn của Cố Minh Tịch, dày ghê…
Cậu bé cúi người xuống, chân phải kẹp thìa đang định bắt đầu ăn thì Bàng Sảnh lại nhanh nhảu cướp lấy cặp lồng cơm của cậu.
“Em thích ăn miếng sườn của anh kia!” Cô nói.
Cố Minh Tịch ngồi thẳng lên, Bàng Sảnh đã đặt cặp lồng của mình xuống trước mặt cậu: “Nè, bọn mình đổi nhé.”
Cố Minh Tịch cúi xuống nhìn cặp lồng một lúc rồi nói: “Nếu em ăn được, anh cho em luôn cả miếng của anh đấy.”
Bàng Sảnh: “…”
Cố Minh Tịch mỉm cười với cô: “Có ăn hay không đây, em biết là anh không thích ăn thịt lợn mà.”
Thực sự là vậy. Bàng Sảnh chớp mắt với cậu: “Anh không ăn thật hả?”
“Ừ, không thích ăn.” Cố Minh Tịch lắc đầu, ngón chân kẹp thìa chỉ vào miếng sườn: “Anh vẫn chưa động vào đâu, em mau gắp đi.”
“Ôi dào, anh kén chọn quá đấy!” Bàng Sảnh chau mày bực tức, rồi mặt mày lại hớn hở ngay được: “Vậy em ăn giùm anh nhé, lãng phí là không tốt!”
Cố Minh Tịch lén mỉm cười, thầm nghĩ buổi chiều nhất định phải nhờ Bàng Sảnh đi mua mì trẻ em ở quán bán quà vặt giúp mình mới được.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.