Chương 1: NHỮNG BƯỚC ÐẦU TIÊN
Nguyễn Tường Bách
26/09/2014
Ðúng ngày Tết dương lịch 1.1.1989
tôi hăm hở lên đường đi Ấn Ðộ. Dù lúc đó đã sống hai mươi năm ở nước ngoài, tôi
vẫn thấy xa lạ với xứ sở huyền bí này. Ngày xưa dù chưa sống xa nhà, tôi đã có
ý niệm về Pháp, về Mỹ, về Canada.
Hồi đó tôi đã thích nền văn hóa phương tây, đã yêu văn chương tiếng Pháp, đã
biết lối sống Mỹ. Còn Ấn Ðộ là gì đối với tôi? Ðó là quê hương của Gandhi, một
vùng bán đảo rộng lớn với Hy-mã lạp sơn, với Hằng hà đầy cát. Tôi biết Ấn Ðộ
chỉ giản đơn như thế, nhưng điều đậm nét trong tôi là, đây là một xứ sở huyền
hoặc, hầu như được bọc trong một tấm màn thần thoại.
Những tài danh của Ấn Ðộ mà tôi biết thường là những nhà văn nhà thơ như Tagore hay Krishnamurti, các vị đó xem ra cũng rất huyền bí. Còn các nhà đạo học, dù đó là Phật Thích-ca hay các đạo sĩ, tất cả đối với tôi có tính hoang đường nhiều hơn thực tại. Và dù các vị đó có thật đi nữa thì họ quá cao xa đối với tôi. Lên đường đi Ấn Ðộ, tôi chỉ là một người Việt Nam làm công cho một công ty sản xuất máy phát điện ở Ðức, làm nhiệm vụ mà ngày nay người ta gọi là tiếp thị, có cái vai trò sales manager đi bán một món hàng hết sức trần thế.
Tôi nhớ lại một anh bạn tuổi lớn hơn mình nhiều, anh có tiếng là thầy bói ngoại cảm. Một ngày nọ xa xưa, anh nhìn tôi cười nửa đùa nửa thật: “chú em kiếp trước làm thầy tu bên Ấn Ðộ”. Tôi nghe xong lòng không lấy gì thú vị, làm vua chúa thì may ra. Không, làm sao tôi mà là thầy tu được, tôi còn ham rượu thịt, còn ham vui chơi. Tôi càng không phải là người Ấn Ðộ, nếu không sống tại Việt Nam, tôi chỉ thích sống ở châu Âu văn minh và cổ kính.
Máy bay từ châu Aâu đến Delhi thường hạ cánh lúc nửa đêm, giờ địa phương. Ngày đó là ngày Pan Am còn là một hãng hàng không uy tín của Mỹ, cạnh tranh với Lufthansa của Ðức tranh nhau chở khách đi Ấn Ðộ. Thời đó tôi chưa hiểu sao có nhiều khách đi Ấn Ðộ, khách làm ăn có, khách du lịch có. Ngày đó tôi đâu biết, đó là một thị trường khổng lồ cho dân làm ăn và một lịch sử vô song cho người du lịch. Ở sân bay Delhi ở Ấn Ðộ một thứ mùi nửa lạ nửa quen làm tôi chú ý.
Mùi này hai mươi năm qua tôi chưa từng hít thở lại. “Eau de javel”! Thì ra cái thứ mùi để chùi rửa vệ sinh trong những ngày xa xưa trong thời thơ ấu của tôi nay vẫn được sử dụng tại sân bay quốc tế này. Mùi này tôi đã quên rất lâu, xứ Ðức không có, Việt Nam ngày nay cũng không, không ngờ nơi đây vẫn thông dụng. Ngày nay mỗi lần đến Ấn Ðộ tôi đều chuẩn bị để hít thở mùi này, thứ mùi gây cho tôi cảm giác vừa khó chịu vừa dễ chịu. Khó chịu là chỉ những nơi dơ bẩn ta mới biết đến nó và dễ chịu là sự yên tâm dù sao cũng có ai lo cho sự vệ sinh ở đây.
Tôi ngồi gọn trong ghế bành nghe người ta nói tiếng Anh. Ðồng nghiệp người Ðức của tôi nói tiếng Anh rất dễ nghe, có lẽ thứ tiếng Anh của tôi cũng có cái giọng như thế. Ðó là một thứ tiếng Anh giọng Ðức, thứ tiếng Anh hay bị chê cười trên thế giới. Người ta gọi đó là tiếng Anh của Kissinger vì nhà chính trị này sinh tại Ðức, sống lâu ở Mỹ nhưng vẫn nói thứ giọng quê mùa này. Còn tiếng Anh của Ấn Ðộ là một thứ tiếng Anh lạ lùng, tôi nghe không hiểu gì cả.
Tôi nhớ mình thích tiếng Anh của người Hồng Kông vì tiếng Anh của họ dễ hiểu, thanh quản và phát âm của họ xem ra giống của tôi. Tôi vốn sợ thứ tiếng Anh của người Úc và của người Mỹ vì khó hiểu nhưng có đến Ấn Ðộ mới thấy có thứ khó hiểu hơn. Ðiệu bộ cử chỉ của người Ấn cũng khác, họ hay dùng bàn tay để “minh họa” cho lời nói. Bàn tay của họ cứ lật qua lật lại theo nội dung câu chuyện. Tôi phải làm việc hàng tuần trong cái xứ đầy mùi lạ, tiếng lạ, phòng ốc chật chội này ư?
Văn phòng đại diện của chúng tôi tại Delhi thuộc loại tầm cỡ nhưng phòng ốc hết sức hạn chế. Tại sao người ta thuê tuyển nhiều người như thế, bàn nọ kê sát bàn kia, nhân viên hàng tá làm gì cho hết ngày giờ? Sau này tôi mới biết họ có nhiều người là để giúp việc cho chúng tôi, có những tea boy chỉ chuyên bưng trà rót nước, những công việc mà tại phương tây chúng tôi phải tự làm. Dễ chịu thay. Chỉ sau một ngày, tôi đã nhờ một cô gái đi copy văn bản. Bất ngờ thay, cô ta lắc đầu. Tôi đang tự hỏi tại sao cô này từ chối lời yêu cầu nhã nhặn của mình thì đã thấy cô đã nhặm lẹ cầm giấy tờ chạy đi làm việc. Thì ra cái lắc đầu của người Ấn Ðộ chính là cử động gật đầu của ta. Còn khi họ từ chối thật thì đầu họ cũng lắc cũng lắc cách khác. Ðối với tôi lúc nào họ cũng lắc đầu cả. Khó hiểu thay, những người Ấn Ðộ!
Từ văn phòng chúng tôi nhìn ra là công trường Nehru đầy người. Ðó là chỗ bán cam bán chuối, bến đợi xe bus, xe hàng rang hạnh nhân đậu phộng, chỗ sửa xe taxi, bến đậu xe “túc-túc”, nơi của khỉ làm trò…Cuộc sống ở đây xem ra vừa vội vã vừa chậm chạp. Trên công trường Nehru đó hàng trăm người ngồi chơi sưởi nắng xem ra không có gì làm, hôm nay là một ngày mùa đông. Xung quanh họ là những người ăn mặc hết sức nghiêm túc theo kiểu người Anh đang vội vã rảo bước, họ tìm kiếm điều gì trong xứ sở nghèo nàn này? Về sau tôi biết thêm Ấn Ðộ là một xứ sở của những hình ảnh đối chọi.
Ðường sá đầy xe cộ với mùi xăng khét lẹt làm tôi nhớ Việt Nam. Taxi của họ là những chiếc xe nội hóa cũ kỹ với cái tên vang dội «Ambassador» mà bốn bánh xe thường mòn nhẵn làm chúng tôi e ngại, mỗi chuyến đi là một trò chơi ít nhiều rủi ro nhất là khi gặp trời mưa. Thế nhưng đã quen cách đi liều của mình và thấy đồng nghiệp nhiều năm kinh nghiệm Ấn Ðộ của tôi cũng chưa có ai mang vết tích gì trên người nên tôi yên tâm tự nhủ đời người có số.
Chỉ vài ngày sau khi đến Ấn Ðộ người ta đã biết đây là một xứ sở mang nặng đầu óc tôn giáo. Trong taxi tài xế thắp nhang liên tục, họ khẩn cầu một vị thần nào bảo hộ cho họ, cho họ nhiều khách và ít tai nạn. Ngoài đường các đàn bò đi đứng nằm ngồi xem ra rất tự nhiên thoải mái, tài xế lái xe thường rất hấp tấp nhưng khi gặp chúng đều kiên trì chờ đợi, không có một tiếng còi. Ra khỏi Delhi vài cây số là đã xanh một màu cây cối, ở đây cơ man nào là khỉ.
Theo người Ấn, chúng là hậu thân đáng thương của đời làm người, là cha mẹ anh em ngày trước, chúng được đối đãi bình đẳng và sống chung với người. Ngày nọ tôi đến làm việc tại một cơ quan chuyên trách “kiâm tra chất lượng” của bộ phận turbine. Ðó là một tòa nhà nhỏ nằm trong một khu vườn lầy lội sau cơn mưa. Vừa bước xuống xe, một con heo rừng đâm đầu chạy đến. Tôi vội thót lên xe, đóng cửa đánh rầm. Sau đó hỏi ra nó chỉ là một heo nhà tầm thường nhưng chạy nhảy nhiều quá nên có cái bụng thon của một con heo rừng lực sĩ.
Tại Ấn Ðộ, thời gian lưu trú nhiều tuần cho phép tôi học nghe tiếng họ nói, học nhìn cách họ làm để giải quyết công việc của mình và khám phá nhiều điều lớn lao hơn. Xuất phát từ một cấu trúc xã hội có tính đẳng cấp, người Ấn Ðộ rất khó thân cận. Lạ thay, đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với người thì họ xa cách. Hình như mỗi người Ấn Ðộ khi gặp người khác, việc đầu tiên là họ định nghĩa ai hơn ai, về đẳng cấp huyết thống ai ưu việt hơn ai. Ði Ấn Ðộ hàng chục lần, tôi kết luận rằng đó là một xứ sở của sự phân biệt giai cấp. Người giàu có thì hợm hĩnh khinh người, người nghèo khổ thì yên phận chịu đựng. Những người mà tôi gặp và làm việc đều là kỹ sư hay thương nhân, họ thuộc thành phần có học và có tiền, trong nội bộ xã hội, họ coi khinh người khác, đối với chúng tôi ở nước ngoài đến thì họ e dè và phức tạp.
Ðối với người nước ngoài, người Ấn Ðộ vừa có mặc cảm tự ty vừa tự tôn. Họ biết rất rõ bán đảo bao la của mình là một cái nôi văn hóa và học thuật của loài người. Cuộc đời của nhiều vĩ nhân nước họ là những bó đuốc soi đường cho hậu thế. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, kể cả của Âu Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng nước họ ngày nay thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đau khổ của một nhà quí tộc khánh kiệt. Cho nên khi một người nước ngoài đứng trước mặt họ, họ lúng túng không thể định nghĩa ai hơn ai kém. Và khi gặp chúng tôi, kẻ đi bán một thiết bị hiện đại, họ càng lúng túng. Vì trình độ kỹ thuật còn non, họ phải đi mua; nhưng vì là khách hàng họ thấy mình được o bế. Thế thì ai hơn ai thua, xem ra họ rất thắc mắc.
THÁNG NGÀY ẤP Ủ
Khách sạn cho thương nhân chúng tôi thường là loại năm sao đắt tiền, chúng thường nằm rất xa “nhà dân”. Trước cửa khách sạn thường có một người Ấn Ðộ rất to khỏe, mặc đồng phục như sĩ quan cao cấp, mỗi khi chúng tôi ra vào, ông lại che mắt chào, giầy sắt đánh cộp. Tôi lấy làm xấu hổ với thứ lễ nghi đẳng cấp dành cho tướng tá đó, cũng chưa thấy châu Á có nơi nào từ Nepal đến Indonesia lại có lối chào khách kiểu đó. Sang trọng như thế nhưng cách đó chưa đầy vài trăm mét, gặp lúc khách sạn đang mở rộng công trình là hàng trăm chiếc lều với hàng ngàn nhân công ăn ngủ tại chỗ để phục vụ dự án. Họ sống một cuộc đời khốn khổ, từ cửa sổ phòng tôi thấy rõ mồn một. Tại Delhi, nơi được xem là Paris của Ấn Ðộ, vô số con người sống lầm than trong lều bạt, không có chút vệ sinh hay tiện nghi tối thiểu.
Người ta hay cho rằng làm thương nhân như chúng tôi là sung sướng, được đi đây đi đó. Thế nhưng có đi rồi mới biết, thường khi đi công tác nước ngoài thương nhân chỉ biết sân bay, khách sạn, cơ quan của khách hàng, ngoài ra không biết hơn. Các cuộc thương lượng thường căng thẳng, những tranh cãi vô bổ về một chi tiết không đáng nói thường chỉ làm hao tổn sức lực, mài mòn tâm hồn, chúng dễ làm thui chột những cảm nhận tâm linh lẽ ra phải có khi ta đến nhưng nơi xa lạ, gặp những con người mới mẻ.
Tại Ấn Ðộ, chúng tôi lại càng ít quan hệ với dân chúng. Tại một nơi mà khách sạn như một ốc đảo nằm giữa cảnh đời khốn khổ, thương nhân lại càng ngại ra ngoài. Buổi tối họ chỉ biết uống rượu với nhau cho hết giờ và nội dung câu chuyện cũng lại quanh quẩn về những gì bàn bạc ban ngày. Thế nên con đường đẹp nhất của Delhi là con người dẫn từ khách sạn ra lại sân bay để về nước, con đường mà chúng tôi hay đi lúc nửa đêm vì máy bay về lại châu Âu thường khởi hành lúc gần hai giờ sáng.
Với thời gian, những cuộc làm việc tại Ấn Ðộ càng lúc càng dài ngày, có lúc chúng tôi phải ở lại vài tuần. Ngày nọ có vài đồng nghiệp tổ chức đi thăm Simla trên Hy-mã lạp sơn, rủ tôi theo. Tôi mừng như bắt được vàng. Ôi, đời tôi mà được đi núi Hy-mã sao?
Hy-mã lạp sơn đối với tôi hầu như huyền thoại, tất cả những gì liên quan tới đó đều là chuyện thần thoại. Ðó là một nơi hẻo lánh xa xôi đầy tuyết trắng không người lui tới, nơi đó phải là trú xứ của thánh thần. Tôi không biết mình ở Delhi, gần như cực bắc Ấn Ðộ, rất gần núi Hy-mã. Dĩ nhiên Hy-mã ở đây chưa vội phải là đỉnh Everest cao hơn tám ngàn mét, và chuyến đi sáng đi tối về từ Delhi cho thấy đây chỉ có một triền núi con con của núi Hy-mã và đi bằng đường xe hơi thì nhất định cũng không thể lên cao. Mà như thế có lẽ cũng đủ rồi vì tôi lẫn các đồng nghiệp của mình đâu phải là dân leo núi, chúng tôi chỉ là du khách đi thăm Hy-mã lạp sơn một cách thoải mái và lười biếng. Tôi đoán mò như thế, không biết rằng mình sẽ đến Simla, thủ phủ của bang Himachal Pradesh, thủ đô mùa hè của những người Anh đi chiếm thuộc địa ngày xưa.
Vẫn là chiếc «Ambassador» nội địa bốn bánh mòn nhẵn đến chở chúng tôi đi Hy-mã lạp sơn! Tôi ái ngại thấy mấy người Ðức to khỏe vô ngồi trong xe, chiếc xe này mà chở chúng tôi lên cao hơn sáu ngàn năm trăm bộ, tức gần hai ngàn mét sao. Xe chạy băng băng lên hướng bắc, cảnh vật làm tôi nhớ Việt Nam. Ấn Ðộ đâu phải chỉ là Delhi ô nhiễm, đất nước này xinh đẹp biết bao. Về sau tôi đến nhiều lần vùng Bắc Ấn, đây là một vùng đất thiêng. Hiện nay vị Ðạt-lai lạt-ma thứ 14 đang sống nơi đây. Trong những năm năm mươi của thế kỷ này, đây cũng là chỗ ẩn cư của hai nhà học giả phương Tây trứ danh Govinda, Evans-Wentz. Trước đó mười hai thế kỷ, vùng rừng núi miền Bắc Ấn này đã ghi dấu chân của nhiều lữ hành trong đó có Huyền Trang, nhà dịch kinh xuất chúng đời Ðường của Trung Quốc. Mãi nhiều năm về sau tôi mới biết rõ miền Bắc Ấn này là chỗ hoạt động của một vĩ nhân của loài người tên gọi là Thích-ca mâu-ni và mình sẽ lên đường tìm lại bước chân của người ấy. Nhưng đó là chuyện về sau của sách này.
Trên đường đi qua miền Bắc Ấn ở đâu ta cũng thấy một màu xanh thuần tịnh và êm dịu. Các vạt mía mọc tràn lan nhắc tôi nghĩ đến các tỉnh miền trung Việt Nam, các hồ đầy sen trắng làm tôi nhớ đường sông đi vào chùa Hương ở miền bắc. Những chiếc xe bò lọc cọc gõ đường làm tôi tưởng thời gian như ngừng trôi kể từ mấy thế kỷ qua.
Chiếc xe vững vàng leo núi làm tôi dần dần bớt thành kiến với nền công nghiệp ô-tô Ấn Ðộ. Nhìn xuống hang sâu vực thẳm, kẻ có kinh nghiệm đi đèo Hải Vân từ bé như tôi cũng thấy ớn lạnh. Không ai dám nói gì với ông tài xế, ông hãy cứ thắp nhang đi trong chiếc taxi của mình, mùi nhang này không còn làm tôi thấy khó chịu nữa. Các vị thần Ấn Ðộ giáo cứu độ ông chắc hẳn cũng không hẹp hòi từ chối mấy người phương tây và một người Việt Nam ngoại đạo.
Lên đến nơi chúng tôi mới hay Simla không hề là một chỗ đèo heo hút gió mà là một thành phố giàu sang nằm trên một dãi đất bằng dài đến 12 km, cao hơn 2200m, trên sườn tây bắc của một chân núi Hy-mã. Thì ra đây là một nơi nghỉ mát mà những người Anh khôn ngoan ngày xưa đã xây cất để tránh cái nóng khủng khiếp của Ấn Ðộ trong mùa hè. Năm 1822 đã có một viên đại tá tên là Kennedy tìm đến đây và xây một ngôi nhà nghỉ mát và sau đó Simla trở thành chỗ lui tới cho giới quí tộc người Anh và Ấn. Chỗ này chắc hẳn cũng như Ðà Lạt của Saigon xa xưa, dành cho giới thượng lưu thời đó. Khí hậu ở đây quả nhiên hết sức dễ chịu, chỉ mới mấy tiếng mà tôi đã quên Delhi bị vây bọc trong bụi bặm và khốn khổ. Ði bộ trên những con đường ngược dốc ngược lên cao, chúng tôi tìm đến những vị trí đặc biệt, vị trí có thể ngắm nhìn những đỉnh núi trên bảy ngàn mét.
Ðây chính là vùng mà Huyền Trang rời cao nguyên Kashmir xuống đồng bằng Ấn Ðộ, sau khi băng qua sa mạc Gobi và đường phía bắc núi Thiên sơn, nhắm hướng “Tây Vực” mà đi. Và mười hai thế kỷ trước, Huyền Trang cũng từ đây mà xuống đồng bằng, nếm mùi cái nóng Ấn Ðộ mà ông gọi là “trời nóng như thiêu” trong Ðại Ðường Tây Vực ký. Ngày xưa Huyền Trang hẳn đã ngắm nhìn những đỉnh tuyết trắng của dãy Hy-mã mà quê hương Lạc Dương của ông không hề có.
Tại Simla, ngắm nhìn những đỉnh núi tuyết, lần đầu tiên tôi bị một một chấn động tâm linh. Núi trắng xóa hiện ra rực rỡ dưới ánh mặt trời. Làm sao tả được những đỉnh núi? Núi gây cho tôi một ấn tượng uy nghi, xa cách nhưng nhân hậu. Ðỉnh núi thuần tịnh màu tuyết trắng - cũng như ánh mặt trời rực rỡ - chiếu rọi không phân biệt cho những ai hướng về nó. Núi vương giả nhưng không chút kiêu mạn, núi chào đón nhưng không vồn vã, núi đứng đợi con người đến với mình. Thế nhưng những ngọn núi cũng có sự khác biệt. Nói như Govinda, mỗi ngọn núi có một “nhân cách” và mỗi ngọn núi thiêng đều có thần.
Trong “Con đường mây trắng” Govinda viết: “Muốn nhận rõ kích thước một ngọn núi ta phải đứng ra xa nó; để thâu nhận dạng nó vào lòng ta phải đi quanh nó; để hiểu vui buồn của nó ta phải biết quan sát nó trong mọi thời khắc của ngày của năm: lúc mặt trời mọc và lặn, giữa trưa và trong sự tĩnh lặng nửa đêm, trong những ngày mưa tối và dưới bầu trời xanh, trong tuyết mùa đông và giữa những cơn bão. Ai biết ngọn núi theo cách này, người đó sẽ đến gần với tính cách của nó, nó có tự tính sống động và đa dạng như của con người”. Và theo Evans-Wentz, người đã sống rất lâu dưới chân Hy-mã lạp sơn thì dãy núi dài trên 24.000 km này có gần chục ngọn núi thiêng và sự việc châu Á là gốc của mọi ánh sáng minh triết “không hề là một sự ngẫu nhiên”.
Vùng này là cực bắc Ấn Ðộ, giáp giới Trung Quốc. Những người cùng đi với tôi dơ tay giới thiệu ngọn này ngọn kia cao bao nhiêu mét, chúng còn nằm trong địa phận Ấn Ðộ hay đã ở phía Trung Quốc. Tôi bỏ ngoài tai câu chuyện biên giới. Không quan trọng gì nó nằm ở đâu, những ngọn núi này đâu phải để con người cai quản. Chúng trường tồn với thời gian, còn biên giới quốc gia có thể vài mươi năm đã thay đổi. Thậm chí các dân tộc có thể biến mất trên hành tinh này nhưng núi non vẫn còn. Hơn thế nữa gốc của núi non là siêu thế gian, những gì chúng xuất hiện cho ta thấy chỉ là một phần rất nhỏ của chúng. Ðừng đem chuyện thế gian mà đo lường chuyện siêu thế.
Lần này tôi chưa được thấy Everest nhưng chục năm về sau tôi sẽ thấy. Thế nhưng Everest chưa phải là thiêng liêng nhất vì chiều cao chưa nói lên điều hệ trọng. Cách chỗ tôi đứng ngày đó chưa đầy hai trăm cây số đường chim bay về hướng Ðông Bắc có một đỉnh tên gọi là Ngân sơn, chỉ cao 6714 m, nhưng đó là chốn thiêng liêng nhất, là trú xứ của thánh thần, là hiện thân của núi Tu-di trong thế giới vật chất này. Ðây là ngọn núi mà cả Ấn Ðộ Giáo lẫn Phật Giáo xem là quan trọng nhất trong rặng Hy-mã. Ðó là ngai vàng của thần Shiva của tín đồ Ấn Ðộ giáo và là man-đa-la vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng. Ðỉnh của Ngân sơn chính là trục của vũ trụ siêu hình. Ðỉnh này tôi chưa được đến đảnh lễ. Liệu đời tôi có ngày đến được nơi đó chăng?
Những tài danh của Ấn Ðộ mà tôi biết thường là những nhà văn nhà thơ như Tagore hay Krishnamurti, các vị đó xem ra cũng rất huyền bí. Còn các nhà đạo học, dù đó là Phật Thích-ca hay các đạo sĩ, tất cả đối với tôi có tính hoang đường nhiều hơn thực tại. Và dù các vị đó có thật đi nữa thì họ quá cao xa đối với tôi. Lên đường đi Ấn Ðộ, tôi chỉ là một người Việt Nam làm công cho một công ty sản xuất máy phát điện ở Ðức, làm nhiệm vụ mà ngày nay người ta gọi là tiếp thị, có cái vai trò sales manager đi bán một món hàng hết sức trần thế.
Tôi nhớ lại một anh bạn tuổi lớn hơn mình nhiều, anh có tiếng là thầy bói ngoại cảm. Một ngày nọ xa xưa, anh nhìn tôi cười nửa đùa nửa thật: “chú em kiếp trước làm thầy tu bên Ấn Ðộ”. Tôi nghe xong lòng không lấy gì thú vị, làm vua chúa thì may ra. Không, làm sao tôi mà là thầy tu được, tôi còn ham rượu thịt, còn ham vui chơi. Tôi càng không phải là người Ấn Ðộ, nếu không sống tại Việt Nam, tôi chỉ thích sống ở châu Âu văn minh và cổ kính.
Máy bay từ châu Aâu đến Delhi thường hạ cánh lúc nửa đêm, giờ địa phương. Ngày đó là ngày Pan Am còn là một hãng hàng không uy tín của Mỹ, cạnh tranh với Lufthansa của Ðức tranh nhau chở khách đi Ấn Ðộ. Thời đó tôi chưa hiểu sao có nhiều khách đi Ấn Ðộ, khách làm ăn có, khách du lịch có. Ngày đó tôi đâu biết, đó là một thị trường khổng lồ cho dân làm ăn và một lịch sử vô song cho người du lịch. Ở sân bay Delhi ở Ấn Ðộ một thứ mùi nửa lạ nửa quen làm tôi chú ý.
Mùi này hai mươi năm qua tôi chưa từng hít thở lại. “Eau de javel”! Thì ra cái thứ mùi để chùi rửa vệ sinh trong những ngày xa xưa trong thời thơ ấu của tôi nay vẫn được sử dụng tại sân bay quốc tế này. Mùi này tôi đã quên rất lâu, xứ Ðức không có, Việt Nam ngày nay cũng không, không ngờ nơi đây vẫn thông dụng. Ngày nay mỗi lần đến Ấn Ðộ tôi đều chuẩn bị để hít thở mùi này, thứ mùi gây cho tôi cảm giác vừa khó chịu vừa dễ chịu. Khó chịu là chỉ những nơi dơ bẩn ta mới biết đến nó và dễ chịu là sự yên tâm dù sao cũng có ai lo cho sự vệ sinh ở đây.
Tôi ngồi gọn trong ghế bành nghe người ta nói tiếng Anh. Ðồng nghiệp người Ðức của tôi nói tiếng Anh rất dễ nghe, có lẽ thứ tiếng Anh của tôi cũng có cái giọng như thế. Ðó là một thứ tiếng Anh giọng Ðức, thứ tiếng Anh hay bị chê cười trên thế giới. Người ta gọi đó là tiếng Anh của Kissinger vì nhà chính trị này sinh tại Ðức, sống lâu ở Mỹ nhưng vẫn nói thứ giọng quê mùa này. Còn tiếng Anh của Ấn Ðộ là một thứ tiếng Anh lạ lùng, tôi nghe không hiểu gì cả.
Tôi nhớ mình thích tiếng Anh của người Hồng Kông vì tiếng Anh của họ dễ hiểu, thanh quản và phát âm của họ xem ra giống của tôi. Tôi vốn sợ thứ tiếng Anh của người Úc và của người Mỹ vì khó hiểu nhưng có đến Ấn Ðộ mới thấy có thứ khó hiểu hơn. Ðiệu bộ cử chỉ của người Ấn cũng khác, họ hay dùng bàn tay để “minh họa” cho lời nói. Bàn tay của họ cứ lật qua lật lại theo nội dung câu chuyện. Tôi phải làm việc hàng tuần trong cái xứ đầy mùi lạ, tiếng lạ, phòng ốc chật chội này ư?
Văn phòng đại diện của chúng tôi tại Delhi thuộc loại tầm cỡ nhưng phòng ốc hết sức hạn chế. Tại sao người ta thuê tuyển nhiều người như thế, bàn nọ kê sát bàn kia, nhân viên hàng tá làm gì cho hết ngày giờ? Sau này tôi mới biết họ có nhiều người là để giúp việc cho chúng tôi, có những tea boy chỉ chuyên bưng trà rót nước, những công việc mà tại phương tây chúng tôi phải tự làm. Dễ chịu thay. Chỉ sau một ngày, tôi đã nhờ một cô gái đi copy văn bản. Bất ngờ thay, cô ta lắc đầu. Tôi đang tự hỏi tại sao cô này từ chối lời yêu cầu nhã nhặn của mình thì đã thấy cô đã nhặm lẹ cầm giấy tờ chạy đi làm việc. Thì ra cái lắc đầu của người Ấn Ðộ chính là cử động gật đầu của ta. Còn khi họ từ chối thật thì đầu họ cũng lắc cũng lắc cách khác. Ðối với tôi lúc nào họ cũng lắc đầu cả. Khó hiểu thay, những người Ấn Ðộ!
Từ văn phòng chúng tôi nhìn ra là công trường Nehru đầy người. Ðó là chỗ bán cam bán chuối, bến đợi xe bus, xe hàng rang hạnh nhân đậu phộng, chỗ sửa xe taxi, bến đậu xe “túc-túc”, nơi của khỉ làm trò…Cuộc sống ở đây xem ra vừa vội vã vừa chậm chạp. Trên công trường Nehru đó hàng trăm người ngồi chơi sưởi nắng xem ra không có gì làm, hôm nay là một ngày mùa đông. Xung quanh họ là những người ăn mặc hết sức nghiêm túc theo kiểu người Anh đang vội vã rảo bước, họ tìm kiếm điều gì trong xứ sở nghèo nàn này? Về sau tôi biết thêm Ấn Ðộ là một xứ sở của những hình ảnh đối chọi.
Ðường sá đầy xe cộ với mùi xăng khét lẹt làm tôi nhớ Việt Nam. Taxi của họ là những chiếc xe nội hóa cũ kỹ với cái tên vang dội «Ambassador» mà bốn bánh xe thường mòn nhẵn làm chúng tôi e ngại, mỗi chuyến đi là một trò chơi ít nhiều rủi ro nhất là khi gặp trời mưa. Thế nhưng đã quen cách đi liều của mình và thấy đồng nghiệp nhiều năm kinh nghiệm Ấn Ðộ của tôi cũng chưa có ai mang vết tích gì trên người nên tôi yên tâm tự nhủ đời người có số.
Chỉ vài ngày sau khi đến Ấn Ðộ người ta đã biết đây là một xứ sở mang nặng đầu óc tôn giáo. Trong taxi tài xế thắp nhang liên tục, họ khẩn cầu một vị thần nào bảo hộ cho họ, cho họ nhiều khách và ít tai nạn. Ngoài đường các đàn bò đi đứng nằm ngồi xem ra rất tự nhiên thoải mái, tài xế lái xe thường rất hấp tấp nhưng khi gặp chúng đều kiên trì chờ đợi, không có một tiếng còi. Ra khỏi Delhi vài cây số là đã xanh một màu cây cối, ở đây cơ man nào là khỉ.
Theo người Ấn, chúng là hậu thân đáng thương của đời làm người, là cha mẹ anh em ngày trước, chúng được đối đãi bình đẳng và sống chung với người. Ngày nọ tôi đến làm việc tại một cơ quan chuyên trách “kiâm tra chất lượng” của bộ phận turbine. Ðó là một tòa nhà nhỏ nằm trong một khu vườn lầy lội sau cơn mưa. Vừa bước xuống xe, một con heo rừng đâm đầu chạy đến. Tôi vội thót lên xe, đóng cửa đánh rầm. Sau đó hỏi ra nó chỉ là một heo nhà tầm thường nhưng chạy nhảy nhiều quá nên có cái bụng thon của một con heo rừng lực sĩ.
Tại Ấn Ðộ, thời gian lưu trú nhiều tuần cho phép tôi học nghe tiếng họ nói, học nhìn cách họ làm để giải quyết công việc của mình và khám phá nhiều điều lớn lao hơn. Xuất phát từ một cấu trúc xã hội có tính đẳng cấp, người Ấn Ðộ rất khó thân cận. Lạ thay, đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với người thì họ xa cách. Hình như mỗi người Ấn Ðộ khi gặp người khác, việc đầu tiên là họ định nghĩa ai hơn ai, về đẳng cấp huyết thống ai ưu việt hơn ai. Ði Ấn Ðộ hàng chục lần, tôi kết luận rằng đó là một xứ sở của sự phân biệt giai cấp. Người giàu có thì hợm hĩnh khinh người, người nghèo khổ thì yên phận chịu đựng. Những người mà tôi gặp và làm việc đều là kỹ sư hay thương nhân, họ thuộc thành phần có học và có tiền, trong nội bộ xã hội, họ coi khinh người khác, đối với chúng tôi ở nước ngoài đến thì họ e dè và phức tạp.
Ðối với người nước ngoài, người Ấn Ðộ vừa có mặc cảm tự ty vừa tự tôn. Họ biết rất rõ bán đảo bao la của mình là một cái nôi văn hóa và học thuật của loài người. Cuộc đời của nhiều vĩ nhân nước họ là những bó đuốc soi đường cho hậu thế. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, kể cả của Âu Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng nước họ ngày nay thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đau khổ của một nhà quí tộc khánh kiệt. Cho nên khi một người nước ngoài đứng trước mặt họ, họ lúng túng không thể định nghĩa ai hơn ai kém. Và khi gặp chúng tôi, kẻ đi bán một thiết bị hiện đại, họ càng lúng túng. Vì trình độ kỹ thuật còn non, họ phải đi mua; nhưng vì là khách hàng họ thấy mình được o bế. Thế thì ai hơn ai thua, xem ra họ rất thắc mắc.
THÁNG NGÀY ẤP Ủ
Khách sạn cho thương nhân chúng tôi thường là loại năm sao đắt tiền, chúng thường nằm rất xa “nhà dân”. Trước cửa khách sạn thường có một người Ấn Ðộ rất to khỏe, mặc đồng phục như sĩ quan cao cấp, mỗi khi chúng tôi ra vào, ông lại che mắt chào, giầy sắt đánh cộp. Tôi lấy làm xấu hổ với thứ lễ nghi đẳng cấp dành cho tướng tá đó, cũng chưa thấy châu Á có nơi nào từ Nepal đến Indonesia lại có lối chào khách kiểu đó. Sang trọng như thế nhưng cách đó chưa đầy vài trăm mét, gặp lúc khách sạn đang mở rộng công trình là hàng trăm chiếc lều với hàng ngàn nhân công ăn ngủ tại chỗ để phục vụ dự án. Họ sống một cuộc đời khốn khổ, từ cửa sổ phòng tôi thấy rõ mồn một. Tại Delhi, nơi được xem là Paris của Ấn Ðộ, vô số con người sống lầm than trong lều bạt, không có chút vệ sinh hay tiện nghi tối thiểu.
Người ta hay cho rằng làm thương nhân như chúng tôi là sung sướng, được đi đây đi đó. Thế nhưng có đi rồi mới biết, thường khi đi công tác nước ngoài thương nhân chỉ biết sân bay, khách sạn, cơ quan của khách hàng, ngoài ra không biết hơn. Các cuộc thương lượng thường căng thẳng, những tranh cãi vô bổ về một chi tiết không đáng nói thường chỉ làm hao tổn sức lực, mài mòn tâm hồn, chúng dễ làm thui chột những cảm nhận tâm linh lẽ ra phải có khi ta đến nhưng nơi xa lạ, gặp những con người mới mẻ.
Tại Ấn Ðộ, chúng tôi lại càng ít quan hệ với dân chúng. Tại một nơi mà khách sạn như một ốc đảo nằm giữa cảnh đời khốn khổ, thương nhân lại càng ngại ra ngoài. Buổi tối họ chỉ biết uống rượu với nhau cho hết giờ và nội dung câu chuyện cũng lại quanh quẩn về những gì bàn bạc ban ngày. Thế nên con đường đẹp nhất của Delhi là con người dẫn từ khách sạn ra lại sân bay để về nước, con đường mà chúng tôi hay đi lúc nửa đêm vì máy bay về lại châu Âu thường khởi hành lúc gần hai giờ sáng.
Với thời gian, những cuộc làm việc tại Ấn Ðộ càng lúc càng dài ngày, có lúc chúng tôi phải ở lại vài tuần. Ngày nọ có vài đồng nghiệp tổ chức đi thăm Simla trên Hy-mã lạp sơn, rủ tôi theo. Tôi mừng như bắt được vàng. Ôi, đời tôi mà được đi núi Hy-mã sao?
Hy-mã lạp sơn đối với tôi hầu như huyền thoại, tất cả những gì liên quan tới đó đều là chuyện thần thoại. Ðó là một nơi hẻo lánh xa xôi đầy tuyết trắng không người lui tới, nơi đó phải là trú xứ của thánh thần. Tôi không biết mình ở Delhi, gần như cực bắc Ấn Ðộ, rất gần núi Hy-mã. Dĩ nhiên Hy-mã ở đây chưa vội phải là đỉnh Everest cao hơn tám ngàn mét, và chuyến đi sáng đi tối về từ Delhi cho thấy đây chỉ có một triền núi con con của núi Hy-mã và đi bằng đường xe hơi thì nhất định cũng không thể lên cao. Mà như thế có lẽ cũng đủ rồi vì tôi lẫn các đồng nghiệp của mình đâu phải là dân leo núi, chúng tôi chỉ là du khách đi thăm Hy-mã lạp sơn một cách thoải mái và lười biếng. Tôi đoán mò như thế, không biết rằng mình sẽ đến Simla, thủ phủ của bang Himachal Pradesh, thủ đô mùa hè của những người Anh đi chiếm thuộc địa ngày xưa.
Vẫn là chiếc «Ambassador» nội địa bốn bánh mòn nhẵn đến chở chúng tôi đi Hy-mã lạp sơn! Tôi ái ngại thấy mấy người Ðức to khỏe vô ngồi trong xe, chiếc xe này mà chở chúng tôi lên cao hơn sáu ngàn năm trăm bộ, tức gần hai ngàn mét sao. Xe chạy băng băng lên hướng bắc, cảnh vật làm tôi nhớ Việt Nam. Ấn Ðộ đâu phải chỉ là Delhi ô nhiễm, đất nước này xinh đẹp biết bao. Về sau tôi đến nhiều lần vùng Bắc Ấn, đây là một vùng đất thiêng. Hiện nay vị Ðạt-lai lạt-ma thứ 14 đang sống nơi đây. Trong những năm năm mươi của thế kỷ này, đây cũng là chỗ ẩn cư của hai nhà học giả phương Tây trứ danh Govinda, Evans-Wentz. Trước đó mười hai thế kỷ, vùng rừng núi miền Bắc Ấn này đã ghi dấu chân của nhiều lữ hành trong đó có Huyền Trang, nhà dịch kinh xuất chúng đời Ðường của Trung Quốc. Mãi nhiều năm về sau tôi mới biết rõ miền Bắc Ấn này là chỗ hoạt động của một vĩ nhân của loài người tên gọi là Thích-ca mâu-ni và mình sẽ lên đường tìm lại bước chân của người ấy. Nhưng đó là chuyện về sau của sách này.
Trên đường đi qua miền Bắc Ấn ở đâu ta cũng thấy một màu xanh thuần tịnh và êm dịu. Các vạt mía mọc tràn lan nhắc tôi nghĩ đến các tỉnh miền trung Việt Nam, các hồ đầy sen trắng làm tôi nhớ đường sông đi vào chùa Hương ở miền bắc. Những chiếc xe bò lọc cọc gõ đường làm tôi tưởng thời gian như ngừng trôi kể từ mấy thế kỷ qua.
Chiếc xe vững vàng leo núi làm tôi dần dần bớt thành kiến với nền công nghiệp ô-tô Ấn Ðộ. Nhìn xuống hang sâu vực thẳm, kẻ có kinh nghiệm đi đèo Hải Vân từ bé như tôi cũng thấy ớn lạnh. Không ai dám nói gì với ông tài xế, ông hãy cứ thắp nhang đi trong chiếc taxi của mình, mùi nhang này không còn làm tôi thấy khó chịu nữa. Các vị thần Ấn Ðộ giáo cứu độ ông chắc hẳn cũng không hẹp hòi từ chối mấy người phương tây và một người Việt Nam ngoại đạo.
Lên đến nơi chúng tôi mới hay Simla không hề là một chỗ đèo heo hút gió mà là một thành phố giàu sang nằm trên một dãi đất bằng dài đến 12 km, cao hơn 2200m, trên sườn tây bắc của một chân núi Hy-mã. Thì ra đây là một nơi nghỉ mát mà những người Anh khôn ngoan ngày xưa đã xây cất để tránh cái nóng khủng khiếp của Ấn Ðộ trong mùa hè. Năm 1822 đã có một viên đại tá tên là Kennedy tìm đến đây và xây một ngôi nhà nghỉ mát và sau đó Simla trở thành chỗ lui tới cho giới quí tộc người Anh và Ấn. Chỗ này chắc hẳn cũng như Ðà Lạt của Saigon xa xưa, dành cho giới thượng lưu thời đó. Khí hậu ở đây quả nhiên hết sức dễ chịu, chỉ mới mấy tiếng mà tôi đã quên Delhi bị vây bọc trong bụi bặm và khốn khổ. Ði bộ trên những con đường ngược dốc ngược lên cao, chúng tôi tìm đến những vị trí đặc biệt, vị trí có thể ngắm nhìn những đỉnh núi trên bảy ngàn mét.
Ðây chính là vùng mà Huyền Trang rời cao nguyên Kashmir xuống đồng bằng Ấn Ðộ, sau khi băng qua sa mạc Gobi và đường phía bắc núi Thiên sơn, nhắm hướng “Tây Vực” mà đi. Và mười hai thế kỷ trước, Huyền Trang cũng từ đây mà xuống đồng bằng, nếm mùi cái nóng Ấn Ðộ mà ông gọi là “trời nóng như thiêu” trong Ðại Ðường Tây Vực ký. Ngày xưa Huyền Trang hẳn đã ngắm nhìn những đỉnh tuyết trắng của dãy Hy-mã mà quê hương Lạc Dương của ông không hề có.
Tại Simla, ngắm nhìn những đỉnh núi tuyết, lần đầu tiên tôi bị một một chấn động tâm linh. Núi trắng xóa hiện ra rực rỡ dưới ánh mặt trời. Làm sao tả được những đỉnh núi? Núi gây cho tôi một ấn tượng uy nghi, xa cách nhưng nhân hậu. Ðỉnh núi thuần tịnh màu tuyết trắng - cũng như ánh mặt trời rực rỡ - chiếu rọi không phân biệt cho những ai hướng về nó. Núi vương giả nhưng không chút kiêu mạn, núi chào đón nhưng không vồn vã, núi đứng đợi con người đến với mình. Thế nhưng những ngọn núi cũng có sự khác biệt. Nói như Govinda, mỗi ngọn núi có một “nhân cách” và mỗi ngọn núi thiêng đều có thần.
Trong “Con đường mây trắng” Govinda viết: “Muốn nhận rõ kích thước một ngọn núi ta phải đứng ra xa nó; để thâu nhận dạng nó vào lòng ta phải đi quanh nó; để hiểu vui buồn của nó ta phải biết quan sát nó trong mọi thời khắc của ngày của năm: lúc mặt trời mọc và lặn, giữa trưa và trong sự tĩnh lặng nửa đêm, trong những ngày mưa tối và dưới bầu trời xanh, trong tuyết mùa đông và giữa những cơn bão. Ai biết ngọn núi theo cách này, người đó sẽ đến gần với tính cách của nó, nó có tự tính sống động và đa dạng như của con người”. Và theo Evans-Wentz, người đã sống rất lâu dưới chân Hy-mã lạp sơn thì dãy núi dài trên 24.000 km này có gần chục ngọn núi thiêng và sự việc châu Á là gốc của mọi ánh sáng minh triết “không hề là một sự ngẫu nhiên”.
Vùng này là cực bắc Ấn Ðộ, giáp giới Trung Quốc. Những người cùng đi với tôi dơ tay giới thiệu ngọn này ngọn kia cao bao nhiêu mét, chúng còn nằm trong địa phận Ấn Ðộ hay đã ở phía Trung Quốc. Tôi bỏ ngoài tai câu chuyện biên giới. Không quan trọng gì nó nằm ở đâu, những ngọn núi này đâu phải để con người cai quản. Chúng trường tồn với thời gian, còn biên giới quốc gia có thể vài mươi năm đã thay đổi. Thậm chí các dân tộc có thể biến mất trên hành tinh này nhưng núi non vẫn còn. Hơn thế nữa gốc của núi non là siêu thế gian, những gì chúng xuất hiện cho ta thấy chỉ là một phần rất nhỏ của chúng. Ðừng đem chuyện thế gian mà đo lường chuyện siêu thế.
Lần này tôi chưa được thấy Everest nhưng chục năm về sau tôi sẽ thấy. Thế nhưng Everest chưa phải là thiêng liêng nhất vì chiều cao chưa nói lên điều hệ trọng. Cách chỗ tôi đứng ngày đó chưa đầy hai trăm cây số đường chim bay về hướng Ðông Bắc có một đỉnh tên gọi là Ngân sơn, chỉ cao 6714 m, nhưng đó là chốn thiêng liêng nhất, là trú xứ của thánh thần, là hiện thân của núi Tu-di trong thế giới vật chất này. Ðây là ngọn núi mà cả Ấn Ðộ Giáo lẫn Phật Giáo xem là quan trọng nhất trong rặng Hy-mã. Ðó là ngai vàng của thần Shiva của tín đồ Ấn Ðộ giáo và là man-đa-la vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng. Ðỉnh của Ngân sơn chính là trục của vũ trụ siêu hình. Ðỉnh này tôi chưa được đến đảnh lễ. Liệu đời tôi có ngày đến được nơi đó chăng?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.