Chương 110: KẺ ĂN THỊT NGƯỜI
Tri Thù
29/07/2018
Canh ba nửa đêm, ai lại có hứng mặc quần áo diễn kịch cổ trang xuất hiện trong cánh rừng thưa được nhỉ?
Làm sao một người có thể treo mình bập bềnh giũa không trung?
Làm sao người đó có thể bay đến gần hai đứa con trai mình?
Mang theo hàng loạt nghi vấn, trưởng thôn bốc điện thoại gọi mấy thanh niên trai tráng lực lưỡng trong thôn, rồi cùng Bao Triển và Tô My vào rừng. Nhận được điện thoại của Tô My, Hoạ Long cũng dẫn theo một tốp cảnh sát đuổi theo.
Ánh đèn xe rọi vào cánh rừng sáng trắng như ban ngày, đội cảnh sát triển khai tìm kiếm, chẳng bao lâu sau đã phát hiện thấy một thi thể trong rừng cây.
Một người mặc áo liêm treo cổ trên cây.
Trưởng thôn nhận diện nạn nhân và xác minh người chết chính là bà lão Chương Điền Thị. Bà lão chống nạng, cầm theo chiếc ghế đẩu và một cuộn dây thừng, mình mặc áo liệm, nửa đêm vào rừng tự treo cổ mình lên cây. Bà lão mặc áo liệm chứng tỏ bà đã quyết tâm ra đi, mọi dấu tích trên hiện trường đều cho thấy bà lão tự sát. Có điều phương thức treo cổ của bà vô cùng kì quái, nói chính xác hơn bà treo cổ chết trên dây phoi quần áo.
Bà lão Chương Điền Thị thắt hai đầu dây thừng lên hai thân cây, nom giống như căng dây phơi quần áo. Bà mặc áo liệm, vắt đai quần lên một đầu dây phơi và thắt nút chết, rồi bà trèo lên ghế đẩu, thò đầu vào thòng lọng. Sau khi chết, thi thể bà lão bị cành cây chặn lại, ánh trăng phản chiếu chiếc bóng của đầu bà lão trên mặt đất. Sau đó, gió thổi lay động cành cây, thi thể bà lão dần dần trượt từ đầu dây phơi ra giữa, hai tay rũ xuống, đầu oặt sang một bên, lặng lẽ bay về phía hai cậu con trai của ông trưởng thôn.
Khi ấy hai cậu con trai của ông trưởng thôn đang bận thả buồn, ngẩng đầu lên ngẫu nhiên bắt gặp cảnh ấy khiến hồn bay phách lạc, chẳng kịp kéo quần cứ thế co giò bỏ chạy. Tô My và Bao Triển cũng vừa khéo đi ngang qua đoạn đường ấy, nghe thấy tiếng kêu thất thanh, họ liền đứng sững tại trận, cả hai đều sợ mất mật.
Thực ra con người từng thực hiện rất nhiều phương thức treo cổ tự vẫn vô cùng kì quái, nếu một người đã không thiết sống và quyết chết bằng mọi giá thì họ nghĩ ra rất nhiều cách tự sát hết sức sáng tạo. Linh cảm cuối cùng là do thần chết dẫn đường chỉ lối, họ thực hiện theo linh cảm đó để kết liễu mạng sống của mình.
Trong khu chung cư nhỏ ở Thành Đô có một vụ án mạng khá li kì, điều khiến người ta cảm thấy rùng rợn là di thể của nạn nhân được tìm thấy trên cành cây ở chung cư, nạn nhân là một đôi nam nữ, họ hướng mặt về phía nhau rồi treo cổ trên cành cây cách mặt đất tầm ba bốn tầng nhà, có người đoán họ tự tử vì tình.
Trên tuyến đường sắt Long Hải có một người làm công treo cổ tự vẫn ở điểm tiếp giáp nối giữa hai toa xe, anh ta sử dụng một cây côn và dây lưng làm công cụ trợ giúp. Thi thể nạn nhân treo lủng lẳng trên tàu hỏa đi xuyên qua rất nhiều thành phố, nên rất nhiều người đã chứng kiến cảnh ấy, bất kì ai tận mắt chứng kiến đều khắc ghi hình ảnh rùng rợn đó vào sâu trong não.
Ở Tương Tây có một phụ nữ nông thôn treo cổ trong trạng thái nằm, nằm tự vẫn là tư thế vô cũng hiếm gặp. Cô ta lấy dây thép buộc vào cổ tay, rồi buộc vào gầm máy tuốt ngô, cổ chân cô ta cũng buộc một sợi dây thép, đầu dây thép nối với chiếc cối đá. Cô ta nằm trên mặt đất, lấy chân đá chiếc cối đá bay xuống giếng, mượn lực tảng đá văng xuống để thít cổ mình đến chết.
Tuy có thể khẳng định chắc chắn bà lão Chương Điền Thi chết do tự sát nhưng trong chuyện này còn ẩn chứa rất nhiều uẩn khúc, tổ chuyên án phỏng đoán rất có khả năng bà lão biết ít nhiều ẩn tình liên quan đến vụ các thanh thiếu niên mất tích liên tiếp xảy ra trong mấy năm gần đây.
Bao Triển nói: "Một số người già ở nông thôn đều chuẩn bị trước áo liệm cho bản thân, đó là tâm lí chuẩn bị trước hậu sự cho mình, chuyện này không hề hiếm gặp."
Tô My hỏi: "Bà lão đã đến tuổi gần đất xa trời rồi, sao còn muốn tự vẫn nhỉ? Dẫu sống khổ sống sở đến đâu thì cũng sắp đi hết quãng đường đời, sao đột nhiên lại nghĩ quẩn vậy?"
Họa Long phỏng đoán: "Tôi cảm thấy rất có thể chuyện bà lão ăn thịt người là thật."
Giáo sư Lương nói: "Nếu quả là vậy thì những lời của trưởng thôn đã tác động mạnh đến bà lão, khiến bà nhớ lại quãng kí ức vô cùng đau khổ."
Bao Triển ngẫm nghĩ: "Mấy thanh thiếu niên mất tích đó giờ sống không thấy người, chết không thấy xác, không biết họ đang ở đâu nữa!"
Tô My thắc mắc: "Không phải hung thủ muốn bắt cóc tống tiền, cũng không phải muốn báo thù xã hội, cũng có thể không phải bắt nạn nhân đem bán, nếu các nạn nhân đều đã gặp nạn thì động cơ giết người của hung thủ là gì?"
Họa Long nói: "Ngoại trừ động cơ về tình dục ra thì chỉ còn lại một khả năng."
Giáo sư Lương tiếp lời: "Ăn thịt người cũng có thể coi là một động cơ giết người."
Tổ chuyên án quyết định điều tra triệt để xem rốt cuộc bà lão Chương Điền Thị có ăn thịt người thật không. Sáng hôm sau, tổ chuyên án đến thôn Chương Hợp, trưởng thôn triệu tập một số người già, họ ngồi dưới gốc liễu ở đầu thôn. Để tránh tâm lí bài xích của những người già, giáo sư Lương đóng giả thành giảng viên đại học, ông nói mình dự định viết huyện chí, nên giờ cần hỏi họ một số chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Họ chỉ cần kể cho ông nghe như những người bạn nói chuyện phiếm với nhau.
Qua đó ông được biết, năm 1960, khi ấy bà Chương Điền Thị mới hai mươi bảy tuổi, bà sinh được hai cô con gái, Đại Ni sáu tuổi, còn Tiểu Ni mới một tuổi.
Thời điểm đó đang là trọng điểm "ba năm thiên tai" khủng khiếp nhất, mấy người già trong thôn chứng thực cô bé Tiểu Ni nhà bà Chương Điền Thị đã bị chết đói khi mới một tuổi.
Giáo sư Lương hỏi: "Thiên tai năm đó là nạn hạn hán hay lũ lụt?"
Một người già nheo mắt như thể đang hồi ức lại, đoạn đáp: "Đều không phải! Năm đó mưa thuận gió hòa, thực ra chẳng gặp thiên tai gì hết."
Giáo sư Lương ngạc nhiên hói: "Thế tại sao lại gọi là 'ba năm thiên tai'?"
Cụ già đáp: "Ấy là đảng và nhà nước cứ gọi thế!"
Giáo sư Lương lại hỏi: "Không thiên tai sao lại xảy ra chuyện người chết đói?"
Những người già như thể được bật loa nói, họ thao thao bất tuyệt kể về thời kì chưa hề xa xôi ấy. Năm đó, thỉnh thoảng trong làng lại có người chết vì đói. Ở hai bên bờ sông hoặc trong cánh đồng có rất nhiều bóng người xách làn xách giỏ lom khom tìm kiếm thức ăn. Khi rau dại bị hái sạch, họ bắt đầu ăn rễ có và vỏ cây. Theo hồi ức của một số người già, lá cây du vàng ăn ngon nhất, vừa thơm lại vừa ngọt, lá cây du vàng có thể nặn thành bánh, vỏ cây du vàng phơi khô đem xay thành bột. Năm đó bao nhiêu người vì tranh nhau lột vỏ du già mà đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Hoa hòe cũng ngon nhưng lứa hoa thường ngắn nên không đủ để ăn. Cây dương khó ăn nhất, vì vị rất đắng, hơn nữa nếu không chế biến cẩn thận thì sẽ chết vì ngộ độc.
Giáo sư Lương vỗ nhẹ vào thân cây liễu già: "Chắc vỏ trên thân cây này cũng bị người ta bóc sạch để ăn rồi đúng không?"
Ông A nói: "Vỏ cây đã là gì, tôi còn ăn cả đất đấy! Năm xưa tôi nằm đói run trên giường, bụng lép kẹp chỉ còn da bọc xương, mắt không mở nổi ra mà nhìn nữa! Ống tay áo bị tôi gặm nát cả. Khi đói quá hóa quẩn tôi còn lấy chút đất Quan Âm sót lại trong hũ sành xào lên ăn như người ta xào mì ấy."
Ông B chỉ về phía tảng đã phủ lớp đất mùn bên trên nói: "Tôi cũng từng ăn mì đá, đập vụn đá ra, mài thành bột, trộn lẫn lá cây, đem nướng trên bếp lò, có điều món này không nên ăn nhiều, bởi ăn nhiều thì không nhấc nổi tay lên nữa đâu."
Ông C hào hứng tiếp lời: "Năm đó đúng là đói không thể chịu nổi! Thậm chí có người còn ăn thịt người nữa đấy! Tôi chứng kiến tận mắt mà..."
Ông C biết mình lỡ lời, những người già khác cũng chọn cách im lặng trước chủ đề này, họ lần lượt đứng dậy ra về. Giáo sư Lương giữ người già vừa tiết lộ thông tin ăn thịt người lại. Ông ta tên là Chương Hữu Dân, năm nay đã đến tuổi hoa giáp. Vào năm 1960, ông ta hãy còn là một đứa trẻ lên năm. Nghe giáo sư Lương hỏi cụ thể về câu chuyện ăn thịt người, ông ta chỉ ấp úng rồi viện cớ khi ấy mình còn nhỏ nên không nhớ rõ nữa, bất kể giáo sư Lương gợi ý, dẫn dắt thế nào ông ta cũng không chịu kể tiếp.
Trưởng thôn từng nghe câu chuyện bà lão Chương Điền Thị ăn thịt người từ cha mình, giáo sư Lương biết vậy lập tức đến thăm ông cụ.
Người cha già của trưởng thôn kể lại vài câu chuyện khiến người ta nghe mà kinh hãi đã xảy ra vào những năm đói kém đó. Năm 1960, nhiều người không chịu nổi cơn đói hành hạ nên đành phải ăn thịt người, xác người chết đói vừa được chôn xuống đất đã có người mò đến đào mộ lên vào ban đêm. Đứa con của một người nông dân nọ không thể chống chọi được với cái đói nên đã lìa đời, người nông dân đó không nỡ ăn thịt con nên đã mang đổi cho láng giềng. Bà lão Chương Điền Thị và ông lão họ Lý đổi con cho nhau. Cô con gái nhỏ tên Tiểu Ni của bà Chương Điền Thị bị chết đói, đứa con mới chào đời của ông lão họ Lý cũng chết đói.
Họ bàn với nhau một lát rồi quyết định giúp nhau chôn con, có điều lòng họ thầm hiểu tuy ngoài miệng thì nói tráo con cho nhau để đem chôn hộ nhưng thực chất là ăn thịt.
Lúc đó, chuyện này đồn ra tán vào rất ầm ĩ, có thể nói người người đều biết, nhà nhà đều biết, nhưng cán bộ xã sợ cấp trên trách tội nên cảnh cáo người dân trong thôn rằng chuyện ăn thịt người chỉ là lời đồn nhảm, không ai được phép nói bậy, nếu ai dám nói thì chẳng khác nào dám hủy hoại hợp tác xã nhân dân.
Nhiều năm đã trôi qua, lớp người năm đó chọn cách quên lãng, nhưng kí ức đau khổ ấy mãi mãi nguyên vẹn trong tim bà lão Chương Điền Thị.
Cuối cùng, bà đã treo cổ tự vẫn.
Ngày 23 tháng 4 năm 1961, sở cảnh sát của một tỉnh nào đó đã gửi uỷ ban tỉnh một bản báo cáo về "Tình hình liên quan đến vụ án đặc biệt" (ám chỉ vụ án ăn thịt người). Trong báo cáo viết rằng "Từ năm 1959 đến nay đã xảy ra 1289 vụ". Chỉ trong một tỉnh mà đã xảy ra hon một ngàn vụ án ăn thịt người, thử hỏi cả nước có tất cả bao nhiêu tỉnh và có bao vụ án ra ở mỗi tỉnh?
Tô My không hiểu nổi, có hỏi: "Vì sao lại như vậy?"
Người cha già của trưởng thôn đáp: "Những năm đó đúng là mình tự cắt cổ mình mà chết! Dân trong nước không có cái ăn, nhưng chính phủ lại mang lương thực đi viện trợ nước ngoài. Cậu bảo thế có tâm thần không? Cách mạng gang thép diễn ra năm 1958 không phải để luyện gang luyện thép mà chính là một cuộc phản cách mạng, người dân buộc phải mang tất cả nông cụ bằng sắt trong gia đình nhà mình như cuốc, xẻng, đinh ba, bồ cào ném vào lò luyện gang. Lãnh đạo thời đó cho rằng nếu sản lượng gang thép vượt qua nước Anh thì nền kinh tế quốc dân cũng sẽ vượt qua nước Anh. Người nông dân không cần cày cấy nữa, tất thảy đều đi luyện gang thép, nồi trong nhà không còn thì tập trung đến bếp ăn tập thể, cùng ăn chung một nồi cơm lớn là được. Họ cho rằng tất cả mọi người trong thôn cùng tụ tập ngồi ăn cơm, ấy mới đích thực là xã hội chủ nghĩa cộng sản. Ngày nào báo chí cũng phóng bút, ngay cả tin bịa đặt động trời "sản lượng một mẫu mười tấn" mà cũng dám viết ra, huyện nào cũng nói phét, tỉnh nào cũng nói phét, bởi ngoài bốc phét ra thì chỉ còn lại duy nhất hai chữ ’lạc hậu’. Được thôi! Anh thích bốc phét thì mặc anh, cứ việc trưng thu lương thực theo con số mà anh đã bốc phét. Thế là người dân chẳng còn gì mà ăn, bao nhiêu lương thực đều phải nộp sạch cho chính phủ, người dân đành ăn rễ cỏ vỏ cây, đói vàng mắt, hơn ba trăm ngàn dân chết đói. Vậy mà cuối cùng họ lại đổ cho là ’ba năm thiên tai mất mùa’. Nói thể bố ai tin được! Diện tích nước ta lớn bằng ấy, dù thiên tai xảy ra ở một khu vực nào đó thì cũng không thể lan rộng khắp phạm vi cả nước, mà cũng chẳng thể kéo dài suốt ba năm. Có lẽ bây giờ họ cũng tự thấy xấu hổ nên đổi tên cho thời kì đó là thời kì ’ba năm đại nạn đói’…"
Hoạ Long, Bao Triển và Tô My đến nhà ông lão Lý. Đó là gia đình nông thôn điển hình, ngoài vườn có chuồng lợn và 6 chó, trong nhà chính treo ảnh Mao chủ tịch, góc tưởng đây mạng nhện giăng chằng chịt, mọi vật dụng trong nhà đến ngã nghiêng muốn đổ, mọi thứ đều cũ nát. Trên chiếc tủ bát tiên phía trước ảnh Mao chủ tịch bày một lô hương, còn chiếc ca sắt đã trôi mất nước sơn, bên trong cấm một cành hoa nhựa, trên ca sắt vẫn còn rơi rớt hàng chữ lờ mờ "Vì nhân dân phục vụ!"
Ba người giơ thẻ cảnh sát ra và nói rõ mục đích chuyến viếng thăm cho gia chủ biết.
Ông lão Lý nói tuy gia đình ông và gia đình bà Chương Điền Thị là hàng xóm chỉ cách vách rào nhưng chẳng bao giờ qua lại, mà dẫu gặp thì cũng không ai nói với ai câu nào.
Tô My nói: "Bà ấy chết rồi, ông biết chưa?"
Ông lão Lý cộc cằn đáp: "Mụ già ấy chết thì chết, liên can gì đến tôi?"
Bao Triển thăm dò: "Ông ơi, nghe nói trước đây ông có đứa con trai nhỏ đã chết đói những năm 60 phải không?"
Lão Lý sa sầm nét mặt, lặng thinh chẳng nói chẳng rằng, mãi hồi lâu mới đáp cộc lốc: "Không phải!"
Không khí trở nên gượng gạo, ti vi trong nhà đang phát sóng bộ phim truyền hình dài tập "Chân hoàn truyện", hoàng thái hậu trong phim nói: "Lần này ngươi chỉ mất con, nhưng lần sau sẽ đến lượt ngươi đó!"
Nhóm Hoạ Long lại hỏi thêm mấy câu nữa, lão Lý đột nhiên nổi giận tam bành đuổi ba người ra khỏi cửa, ông lão toan hắt chậu nước rửa mặt vào họ, vừa giơ cao chậu vừa lớn tiếng mắng chửi.
Ông lão Lý nghiến răng nghiến lợi đuổi khách: "Cút! Cút! Cút ngay! Chúng mày là cảnh sát mà tưởng tao sợ à? Còn dám nói năng bậy bạ thì tao sẽ liều chết với chúng mày! Tao vừa cao huyết áp vừa mắc bệnh tim, tao mà lăn ra đấy thì chúng mày chết!"
Nhóm Hoạ Long vội vàng chạy ra khỏi cổng, vừa khi ấy con chó nhà lão Lý ở đâu bỗng ngoe nguẩy đuôi chạy về. miệng nó ngậm khúc xương trắng mà vẫn phát tiếng sủa gâu gâu. Mọi người nhìn thấy đó là lóng xương chân, một đầu của khúc xương trắng ởn vẫn còn dính chút da thịt.
Làm sao một người có thể treo mình bập bềnh giũa không trung?
Làm sao người đó có thể bay đến gần hai đứa con trai mình?
Mang theo hàng loạt nghi vấn, trưởng thôn bốc điện thoại gọi mấy thanh niên trai tráng lực lưỡng trong thôn, rồi cùng Bao Triển và Tô My vào rừng. Nhận được điện thoại của Tô My, Hoạ Long cũng dẫn theo một tốp cảnh sát đuổi theo.
Ánh đèn xe rọi vào cánh rừng sáng trắng như ban ngày, đội cảnh sát triển khai tìm kiếm, chẳng bao lâu sau đã phát hiện thấy một thi thể trong rừng cây.
Một người mặc áo liêm treo cổ trên cây.
Trưởng thôn nhận diện nạn nhân và xác minh người chết chính là bà lão Chương Điền Thị. Bà lão chống nạng, cầm theo chiếc ghế đẩu và một cuộn dây thừng, mình mặc áo liệm, nửa đêm vào rừng tự treo cổ mình lên cây. Bà lão mặc áo liệm chứng tỏ bà đã quyết tâm ra đi, mọi dấu tích trên hiện trường đều cho thấy bà lão tự sát. Có điều phương thức treo cổ của bà vô cùng kì quái, nói chính xác hơn bà treo cổ chết trên dây phoi quần áo.
Bà lão Chương Điền Thị thắt hai đầu dây thừng lên hai thân cây, nom giống như căng dây phơi quần áo. Bà mặc áo liệm, vắt đai quần lên một đầu dây phơi và thắt nút chết, rồi bà trèo lên ghế đẩu, thò đầu vào thòng lọng. Sau khi chết, thi thể bà lão bị cành cây chặn lại, ánh trăng phản chiếu chiếc bóng của đầu bà lão trên mặt đất. Sau đó, gió thổi lay động cành cây, thi thể bà lão dần dần trượt từ đầu dây phơi ra giữa, hai tay rũ xuống, đầu oặt sang một bên, lặng lẽ bay về phía hai cậu con trai của ông trưởng thôn.
Khi ấy hai cậu con trai của ông trưởng thôn đang bận thả buồn, ngẩng đầu lên ngẫu nhiên bắt gặp cảnh ấy khiến hồn bay phách lạc, chẳng kịp kéo quần cứ thế co giò bỏ chạy. Tô My và Bao Triển cũng vừa khéo đi ngang qua đoạn đường ấy, nghe thấy tiếng kêu thất thanh, họ liền đứng sững tại trận, cả hai đều sợ mất mật.
Thực ra con người từng thực hiện rất nhiều phương thức treo cổ tự vẫn vô cùng kì quái, nếu một người đã không thiết sống và quyết chết bằng mọi giá thì họ nghĩ ra rất nhiều cách tự sát hết sức sáng tạo. Linh cảm cuối cùng là do thần chết dẫn đường chỉ lối, họ thực hiện theo linh cảm đó để kết liễu mạng sống của mình.
Trong khu chung cư nhỏ ở Thành Đô có một vụ án mạng khá li kì, điều khiến người ta cảm thấy rùng rợn là di thể của nạn nhân được tìm thấy trên cành cây ở chung cư, nạn nhân là một đôi nam nữ, họ hướng mặt về phía nhau rồi treo cổ trên cành cây cách mặt đất tầm ba bốn tầng nhà, có người đoán họ tự tử vì tình.
Trên tuyến đường sắt Long Hải có một người làm công treo cổ tự vẫn ở điểm tiếp giáp nối giữa hai toa xe, anh ta sử dụng một cây côn và dây lưng làm công cụ trợ giúp. Thi thể nạn nhân treo lủng lẳng trên tàu hỏa đi xuyên qua rất nhiều thành phố, nên rất nhiều người đã chứng kiến cảnh ấy, bất kì ai tận mắt chứng kiến đều khắc ghi hình ảnh rùng rợn đó vào sâu trong não.
Ở Tương Tây có một phụ nữ nông thôn treo cổ trong trạng thái nằm, nằm tự vẫn là tư thế vô cũng hiếm gặp. Cô ta lấy dây thép buộc vào cổ tay, rồi buộc vào gầm máy tuốt ngô, cổ chân cô ta cũng buộc một sợi dây thép, đầu dây thép nối với chiếc cối đá. Cô ta nằm trên mặt đất, lấy chân đá chiếc cối đá bay xuống giếng, mượn lực tảng đá văng xuống để thít cổ mình đến chết.
Tuy có thể khẳng định chắc chắn bà lão Chương Điền Thi chết do tự sát nhưng trong chuyện này còn ẩn chứa rất nhiều uẩn khúc, tổ chuyên án phỏng đoán rất có khả năng bà lão biết ít nhiều ẩn tình liên quan đến vụ các thanh thiếu niên mất tích liên tiếp xảy ra trong mấy năm gần đây.
Bao Triển nói: "Một số người già ở nông thôn đều chuẩn bị trước áo liệm cho bản thân, đó là tâm lí chuẩn bị trước hậu sự cho mình, chuyện này không hề hiếm gặp."
Tô My hỏi: "Bà lão đã đến tuổi gần đất xa trời rồi, sao còn muốn tự vẫn nhỉ? Dẫu sống khổ sống sở đến đâu thì cũng sắp đi hết quãng đường đời, sao đột nhiên lại nghĩ quẩn vậy?"
Họa Long phỏng đoán: "Tôi cảm thấy rất có thể chuyện bà lão ăn thịt người là thật."
Giáo sư Lương nói: "Nếu quả là vậy thì những lời của trưởng thôn đã tác động mạnh đến bà lão, khiến bà nhớ lại quãng kí ức vô cùng đau khổ."
Bao Triển ngẫm nghĩ: "Mấy thanh thiếu niên mất tích đó giờ sống không thấy người, chết không thấy xác, không biết họ đang ở đâu nữa!"
Tô My thắc mắc: "Không phải hung thủ muốn bắt cóc tống tiền, cũng không phải muốn báo thù xã hội, cũng có thể không phải bắt nạn nhân đem bán, nếu các nạn nhân đều đã gặp nạn thì động cơ giết người của hung thủ là gì?"
Họa Long nói: "Ngoại trừ động cơ về tình dục ra thì chỉ còn lại một khả năng."
Giáo sư Lương tiếp lời: "Ăn thịt người cũng có thể coi là một động cơ giết người."
Tổ chuyên án quyết định điều tra triệt để xem rốt cuộc bà lão Chương Điền Thị có ăn thịt người thật không. Sáng hôm sau, tổ chuyên án đến thôn Chương Hợp, trưởng thôn triệu tập một số người già, họ ngồi dưới gốc liễu ở đầu thôn. Để tránh tâm lí bài xích của những người già, giáo sư Lương đóng giả thành giảng viên đại học, ông nói mình dự định viết huyện chí, nên giờ cần hỏi họ một số chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Họ chỉ cần kể cho ông nghe như những người bạn nói chuyện phiếm với nhau.
Qua đó ông được biết, năm 1960, khi ấy bà Chương Điền Thị mới hai mươi bảy tuổi, bà sinh được hai cô con gái, Đại Ni sáu tuổi, còn Tiểu Ni mới một tuổi.
Thời điểm đó đang là trọng điểm "ba năm thiên tai" khủng khiếp nhất, mấy người già trong thôn chứng thực cô bé Tiểu Ni nhà bà Chương Điền Thị đã bị chết đói khi mới một tuổi.
Giáo sư Lương hỏi: "Thiên tai năm đó là nạn hạn hán hay lũ lụt?"
Một người già nheo mắt như thể đang hồi ức lại, đoạn đáp: "Đều không phải! Năm đó mưa thuận gió hòa, thực ra chẳng gặp thiên tai gì hết."
Giáo sư Lương ngạc nhiên hói: "Thế tại sao lại gọi là 'ba năm thiên tai'?"
Cụ già đáp: "Ấy là đảng và nhà nước cứ gọi thế!"
Giáo sư Lương lại hỏi: "Không thiên tai sao lại xảy ra chuyện người chết đói?"
Những người già như thể được bật loa nói, họ thao thao bất tuyệt kể về thời kì chưa hề xa xôi ấy. Năm đó, thỉnh thoảng trong làng lại có người chết vì đói. Ở hai bên bờ sông hoặc trong cánh đồng có rất nhiều bóng người xách làn xách giỏ lom khom tìm kiếm thức ăn. Khi rau dại bị hái sạch, họ bắt đầu ăn rễ có và vỏ cây. Theo hồi ức của một số người già, lá cây du vàng ăn ngon nhất, vừa thơm lại vừa ngọt, lá cây du vàng có thể nặn thành bánh, vỏ cây du vàng phơi khô đem xay thành bột. Năm đó bao nhiêu người vì tranh nhau lột vỏ du già mà đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Hoa hòe cũng ngon nhưng lứa hoa thường ngắn nên không đủ để ăn. Cây dương khó ăn nhất, vì vị rất đắng, hơn nữa nếu không chế biến cẩn thận thì sẽ chết vì ngộ độc.
Giáo sư Lương vỗ nhẹ vào thân cây liễu già: "Chắc vỏ trên thân cây này cũng bị người ta bóc sạch để ăn rồi đúng không?"
Ông A nói: "Vỏ cây đã là gì, tôi còn ăn cả đất đấy! Năm xưa tôi nằm đói run trên giường, bụng lép kẹp chỉ còn da bọc xương, mắt không mở nổi ra mà nhìn nữa! Ống tay áo bị tôi gặm nát cả. Khi đói quá hóa quẩn tôi còn lấy chút đất Quan Âm sót lại trong hũ sành xào lên ăn như người ta xào mì ấy."
Ông B chỉ về phía tảng đã phủ lớp đất mùn bên trên nói: "Tôi cũng từng ăn mì đá, đập vụn đá ra, mài thành bột, trộn lẫn lá cây, đem nướng trên bếp lò, có điều món này không nên ăn nhiều, bởi ăn nhiều thì không nhấc nổi tay lên nữa đâu."
Ông C hào hứng tiếp lời: "Năm đó đúng là đói không thể chịu nổi! Thậm chí có người còn ăn thịt người nữa đấy! Tôi chứng kiến tận mắt mà..."
Ông C biết mình lỡ lời, những người già khác cũng chọn cách im lặng trước chủ đề này, họ lần lượt đứng dậy ra về. Giáo sư Lương giữ người già vừa tiết lộ thông tin ăn thịt người lại. Ông ta tên là Chương Hữu Dân, năm nay đã đến tuổi hoa giáp. Vào năm 1960, ông ta hãy còn là một đứa trẻ lên năm. Nghe giáo sư Lương hỏi cụ thể về câu chuyện ăn thịt người, ông ta chỉ ấp úng rồi viện cớ khi ấy mình còn nhỏ nên không nhớ rõ nữa, bất kể giáo sư Lương gợi ý, dẫn dắt thế nào ông ta cũng không chịu kể tiếp.
Trưởng thôn từng nghe câu chuyện bà lão Chương Điền Thị ăn thịt người từ cha mình, giáo sư Lương biết vậy lập tức đến thăm ông cụ.
Người cha già của trưởng thôn kể lại vài câu chuyện khiến người ta nghe mà kinh hãi đã xảy ra vào những năm đói kém đó. Năm 1960, nhiều người không chịu nổi cơn đói hành hạ nên đành phải ăn thịt người, xác người chết đói vừa được chôn xuống đất đã có người mò đến đào mộ lên vào ban đêm. Đứa con của một người nông dân nọ không thể chống chọi được với cái đói nên đã lìa đời, người nông dân đó không nỡ ăn thịt con nên đã mang đổi cho láng giềng. Bà lão Chương Điền Thị và ông lão họ Lý đổi con cho nhau. Cô con gái nhỏ tên Tiểu Ni của bà Chương Điền Thị bị chết đói, đứa con mới chào đời của ông lão họ Lý cũng chết đói.
Họ bàn với nhau một lát rồi quyết định giúp nhau chôn con, có điều lòng họ thầm hiểu tuy ngoài miệng thì nói tráo con cho nhau để đem chôn hộ nhưng thực chất là ăn thịt.
Lúc đó, chuyện này đồn ra tán vào rất ầm ĩ, có thể nói người người đều biết, nhà nhà đều biết, nhưng cán bộ xã sợ cấp trên trách tội nên cảnh cáo người dân trong thôn rằng chuyện ăn thịt người chỉ là lời đồn nhảm, không ai được phép nói bậy, nếu ai dám nói thì chẳng khác nào dám hủy hoại hợp tác xã nhân dân.
Nhiều năm đã trôi qua, lớp người năm đó chọn cách quên lãng, nhưng kí ức đau khổ ấy mãi mãi nguyên vẹn trong tim bà lão Chương Điền Thị.
Cuối cùng, bà đã treo cổ tự vẫn.
Ngày 23 tháng 4 năm 1961, sở cảnh sát của một tỉnh nào đó đã gửi uỷ ban tỉnh một bản báo cáo về "Tình hình liên quan đến vụ án đặc biệt" (ám chỉ vụ án ăn thịt người). Trong báo cáo viết rằng "Từ năm 1959 đến nay đã xảy ra 1289 vụ". Chỉ trong một tỉnh mà đã xảy ra hon một ngàn vụ án ăn thịt người, thử hỏi cả nước có tất cả bao nhiêu tỉnh và có bao vụ án ra ở mỗi tỉnh?
Tô My không hiểu nổi, có hỏi: "Vì sao lại như vậy?"
Người cha già của trưởng thôn đáp: "Những năm đó đúng là mình tự cắt cổ mình mà chết! Dân trong nước không có cái ăn, nhưng chính phủ lại mang lương thực đi viện trợ nước ngoài. Cậu bảo thế có tâm thần không? Cách mạng gang thép diễn ra năm 1958 không phải để luyện gang luyện thép mà chính là một cuộc phản cách mạng, người dân buộc phải mang tất cả nông cụ bằng sắt trong gia đình nhà mình như cuốc, xẻng, đinh ba, bồ cào ném vào lò luyện gang. Lãnh đạo thời đó cho rằng nếu sản lượng gang thép vượt qua nước Anh thì nền kinh tế quốc dân cũng sẽ vượt qua nước Anh. Người nông dân không cần cày cấy nữa, tất thảy đều đi luyện gang thép, nồi trong nhà không còn thì tập trung đến bếp ăn tập thể, cùng ăn chung một nồi cơm lớn là được. Họ cho rằng tất cả mọi người trong thôn cùng tụ tập ngồi ăn cơm, ấy mới đích thực là xã hội chủ nghĩa cộng sản. Ngày nào báo chí cũng phóng bút, ngay cả tin bịa đặt động trời "sản lượng một mẫu mười tấn" mà cũng dám viết ra, huyện nào cũng nói phét, tỉnh nào cũng nói phét, bởi ngoài bốc phét ra thì chỉ còn lại duy nhất hai chữ ’lạc hậu’. Được thôi! Anh thích bốc phét thì mặc anh, cứ việc trưng thu lương thực theo con số mà anh đã bốc phét. Thế là người dân chẳng còn gì mà ăn, bao nhiêu lương thực đều phải nộp sạch cho chính phủ, người dân đành ăn rễ cỏ vỏ cây, đói vàng mắt, hơn ba trăm ngàn dân chết đói. Vậy mà cuối cùng họ lại đổ cho là ’ba năm thiên tai mất mùa’. Nói thể bố ai tin được! Diện tích nước ta lớn bằng ấy, dù thiên tai xảy ra ở một khu vực nào đó thì cũng không thể lan rộng khắp phạm vi cả nước, mà cũng chẳng thể kéo dài suốt ba năm. Có lẽ bây giờ họ cũng tự thấy xấu hổ nên đổi tên cho thời kì đó là thời kì ’ba năm đại nạn đói’…"
Hoạ Long, Bao Triển và Tô My đến nhà ông lão Lý. Đó là gia đình nông thôn điển hình, ngoài vườn có chuồng lợn và 6 chó, trong nhà chính treo ảnh Mao chủ tịch, góc tưởng đây mạng nhện giăng chằng chịt, mọi vật dụng trong nhà đến ngã nghiêng muốn đổ, mọi thứ đều cũ nát. Trên chiếc tủ bát tiên phía trước ảnh Mao chủ tịch bày một lô hương, còn chiếc ca sắt đã trôi mất nước sơn, bên trong cấm một cành hoa nhựa, trên ca sắt vẫn còn rơi rớt hàng chữ lờ mờ "Vì nhân dân phục vụ!"
Ba người giơ thẻ cảnh sát ra và nói rõ mục đích chuyến viếng thăm cho gia chủ biết.
Ông lão Lý nói tuy gia đình ông và gia đình bà Chương Điền Thị là hàng xóm chỉ cách vách rào nhưng chẳng bao giờ qua lại, mà dẫu gặp thì cũng không ai nói với ai câu nào.
Tô My nói: "Bà ấy chết rồi, ông biết chưa?"
Ông lão Lý cộc cằn đáp: "Mụ già ấy chết thì chết, liên can gì đến tôi?"
Bao Triển thăm dò: "Ông ơi, nghe nói trước đây ông có đứa con trai nhỏ đã chết đói những năm 60 phải không?"
Lão Lý sa sầm nét mặt, lặng thinh chẳng nói chẳng rằng, mãi hồi lâu mới đáp cộc lốc: "Không phải!"
Không khí trở nên gượng gạo, ti vi trong nhà đang phát sóng bộ phim truyền hình dài tập "Chân hoàn truyện", hoàng thái hậu trong phim nói: "Lần này ngươi chỉ mất con, nhưng lần sau sẽ đến lượt ngươi đó!"
Nhóm Hoạ Long lại hỏi thêm mấy câu nữa, lão Lý đột nhiên nổi giận tam bành đuổi ba người ra khỏi cửa, ông lão toan hắt chậu nước rửa mặt vào họ, vừa giơ cao chậu vừa lớn tiếng mắng chửi.
Ông lão Lý nghiến răng nghiến lợi đuổi khách: "Cút! Cút! Cút ngay! Chúng mày là cảnh sát mà tưởng tao sợ à? Còn dám nói năng bậy bạ thì tao sẽ liều chết với chúng mày! Tao vừa cao huyết áp vừa mắc bệnh tim, tao mà lăn ra đấy thì chúng mày chết!"
Nhóm Hoạ Long vội vàng chạy ra khỏi cổng, vừa khi ấy con chó nhà lão Lý ở đâu bỗng ngoe nguẩy đuôi chạy về. miệng nó ngậm khúc xương trắng mà vẫn phát tiếng sủa gâu gâu. Mọi người nhìn thấy đó là lóng xương chân, một đầu của khúc xương trắng ởn vẫn còn dính chút da thịt.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.