Chương 40: THÀNH KHÔNG NHÀ CŨ
Tri Thù
25/04/2018
"Chuyến này các vị
đi, tất cả đều được trang bị vũ khí, khi trở về nhớ phải nộp một bản
tường trình về quá trình sử dụng đấy rõ chưa?" Bạch Cảnh Ngọc dặn dò.
"Lãnh đạo ơi! Trước giờ tôi có dùng súng bao giờ đâu. Nếu tôi làm mất thì sao? Thôi cứ để người thô lỗ như Họa Long cầm súng cho chắc."- Tô My đáp.
"Đừng có dại mà để Tô My cầm súng, súng ống không phải trò chơi đâu, cô ta chẳng những có thể tự làm mình bị thương, mà có khi còn ngộ thương anh em mình nữa ấy." Họa Long cũng không vừa, đáp lại.
"Lâu lắm rồi không đụng đến súng. Trước kia tôi từng giành thứ hạng không thấp trong cuộc thì bắn tỉa đâu đấy." - Giáo sư Lương cười nói.
"Nơi chúng tôi sắp đến rất nguy hiểm, đúng không?" Bao Triển hỏi.
"Lực lượng cảnh sát địa phương thiếu hụt nghiêm trọng, Thật không thể tưởng tượng nổi, cả một huyện mà chỉ có sáu cảnh sát." Bạch Cảnh Ngọc thở dài đáp.
"Mẹ kiếp! Thế làm sao mà thiếu chúng ta được chứ!" - Họa Long bức xúc pha chút hồ hởi.
"Đây cũng là lí do tôi phái tổ chuyên án đi. Họ đang rất cần sự giúp đỡ." Bạch Cảnh Ngọc nói giọng đầy tâm trạng.
Vụ án lấy một xảy ra trong một toà nhà cũ, nằm ở trung tâm thành phố, nhưng xung quanh đều chỉ là những đống hoang tàn.
Có một thành phố mà ở đó, những con quạ đen làm tố trên cột đèn giao thông, giữa những bánh răng trong nhà máy giăng đầy mạng nhện, trên những chiếc bàn trong lớp học mọc lởm chớm đảm mộc nhĩ đen, đầu vòi nước chui ra không phải nước mà là những cây nấm mốc độc. Bạn có thế đi xuyên một con phố mua sắm đã bị bỏ hoang giờ um tùm cỏ, đưa tay bứt một nhúm hoa dại mọc bên dưới đám dây điện đã võng đến đất, bước vào trong bưu điện hoang phế, tất cả những thứ ấy sẽ cho bạn cảm giác gì? Một thành phố bị bỏ hoang chứa đựng trong nó biết bao chuyện quá khứ và tiếc nuối. Biết bao con đường đoạn ngõ, bao buổi hoàng hôn chẳng còn ai chứng kiến, nơi đây chứa đựng hồi ức từ buổi sơ khai đến khi xa lìa của mười mấy vạn con người.
Thành phố ấy tên gọi Vũ Môn, nằm tại một vùng xa xôi hẻo lánh, thuộc mạch núi Ki Liên, được xây dựng với mục đích vận chuyển dầu mỏ. Vào thời kì cực thịnh dân số toàn thành phố lên đến mười ba vạn người. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, nguồn dầu mỏ đã cạn, các cấp lãnh đạo dời trụ sở và trung tâm dầu mỏ sang nơi khác, nhân dân bỏ thành phố mà đi, trong thành phố chỉ còn lại vô số những khu đất hoang và nhà lầu trống, thiết bị xuống cấp, thành phố bị bỏ rơi.
Tổ chuyên án đáp chuyến bay tới sân bay tỉnh, rồi ngồi xe khách vào thành phố bên cạnh. Cảnh sát thành phố này phải một lái xe, cùng một chiếc ô tô việt đã, hộ tống tổ chuyên án đến thành phố nơi xảy ra vụ việc. Lái xe là một người đàn ông dã ngoại ngũ tuần, có phần thô kệch. Khi nhắc đến Vũ Môn, ông có gì đó xúc động như muốn rơi lệ.
Ông kể, mình vốn là người Vũ Môn, từ nhỏ đã lớn lên ở đó, nhưng sau này đành bỏ quê mà đi.
Đến nay, ngôi nhà nơi ông từng sống gắn bó suốt mười mấy năm, đã bị bụi đất phủ dày một lớp ngập cả bàn chân. Trong công viên cỏ dại um tùm, những cây xăng bị bỏ hoang trở thành thiên đường của bầy chuột.
Trong kí ức bất kì ai ở Vũ Môn, khó quên nhất chính là chiếc đồng hồ lớn treo trước cống công viên, thời gian đã mãi mãi dừng lại ở giây phút 3 giờ 25 sáng. Người lái xe kể, mỗi lần ông về nhà, trong lòng đều cảm thấy rất đỗi chua xót. Cứ ba mươi tết hàng năm ông lại về dọn mộ tổ một lần, trên đường phố lúc nào cũng chỉ thấy lác đác một hai người.
"Mọi người không thể hiểu nổi cảm giác đó như thế nào đâu!" - Người lái xe trầm ngâm.
"Chúng ta biến hoang mạc trở thành thành phố của mình, rồi lại để thành phố của mình trở thành hoang mạc." Giáo sư Lương cũng cảm khái.
"Những thứ cũ dỡ bỏ đi, những thứ mới sẽ mọc ở đâu đây?" - Người lái xe buông lời đau xót.
Dốc núi chênh vênh, chiếc xe chùng chành trên con đường không còn bằng phẳng, mọi người trên xe im lặng, chẳng ai còn biết nói câu gì.
Những cây Bạch Dương mọc vun đường vừa cao vừa nhỏ, cảm giác chỉ một cơn gió mạnh ngang qua cũng có thể khiến chúng gãy gục. Trên cành cây phủ đầy bụi vôi trắng, những chiếc dây thừng bện bằng cỏ buộc trên đó lại ướt nhèm nhẹp, có lẽ mỗi cái cây ở đây đều có một người từng ôm mà nức nở trút lệ trước lúc rời xa.
Chiếc xe việt đã tiến về "thành cố Vũ Môn". Trên đường Giải Phóng có bốt canh đèn đỏ duy nhất. Do lượng người qua lại đã giảm rất nhiều, bốt canh giữ này cũng đã ngừng sử dụng.
Cả thành phố chỉ có một cột đèn giao thông.
Sáu cảnh sát của Cục Cảnh sát thành phố Vũ Môn xếp hàng ngay ngắn chào đón tổ chuyên án. Họ nhất tề đưa tay chào những vị khách quý. Bốn người của tổ chuyên án vừa bước xuống xe đã thấy trước mặt một trụ sở cục cảnh sát cũ kĩ, xuống cấp, và vẫn còn nguyên lối kiến trúc cũ của thế kỉ hai mươi, dây điện ngang dọc mép tường trong sân cục cảnh sát, cỏ dại mọc lên từng lùm, vài chú dê vàng đang cúi đầu gặm cỏ.
"Ái chà. Cục cảnh sát mà cũng để cho người ta thả dê cơ à!" - Tô My ngạc nhiên hỏi.
"Đây cũng chẳng phải dê của người ngoài, mà là chúng tôi tự tăng gia sản xuất. Tối nay sẽ thịt một chú mời các đồng chí thưởng thức món thịt dê nhà nuôi xem hương vị thế nào!" Trưởng Cục Cảnh sát Vũ Môn đáp.
Cảnh sát trưởng nói về vụ án và tình hình hiện tại.
Hiện nay, thành phố Vũ Môn thực ra là một thành phố bỏ hoang, đa phần đều đã rời khỏi đây, chỉ còn lại những toà nhà trống. Cơ quan cảnh sát cũng chỉ để lại sáu người gọi là "giữ thành". Một bộ phận dân cư sống tập trung ở khu nhà thuê giá rẻ tại quân Bắc Bình và Tam Đài, chủ yếu là những người không có đủ khả năng dời đi nơi khác, như người già, người tàn tật, công nhân về hưu và những người có mức phí bảo trợ quá thấp. Hàng tháng, họ chỉ nhận được từ vài chục đến mấy trăm tệ tiền trợ cấp. Một bộ phận khác sống tại khu trung tâm cũ, cũng thuộc nhóm người có mức sống rất thấp, không có khả năng mua nối nhà tại các thành phố lân cận, nên giờ chẳng biết đi đâu về đâu. Toàn thành phố giờ chỉ còn lại hai vạn nhân khẩu, và đang ngày một giảm dần. Chẳng bao lâu nữa, thành phố Vũ Môn này sẽ trở thành một thành phố chết, không người ở, và sẽ biến mất trên trái đất này.
Nạn nhân của vụ án tên là Trần Lạc Mạt, 19 tuổi, công nhân làm việc trong khu trung tâm cũ của thành phố. Cha mẹ cô đều đi làm xa, cô sống cùng ông bà ngoại. Vụ án xảy ra tại một khu nhà cũ, những người dân sống ở đó đã chuyển đi gần hết, chỉ còn lại vài ba căn hộ gia đình. Trần Lạc Mạt và ông bà ngoại sống trên tầng năm, tầng bốn có một nhà mở quán ăn, ngoài ra cả khu nhà đều trống rỗng. Do nhà vệ sinh chung nằm ở dưới tầng một, khi Trần Lạc Mạt đi vệ sinh vào nửa đêm thì bị hại ngay tại bục lớn nằm giữa cầu thang từ tầng năm xuống tầng bốn.
Trần Lạc Mạt lúc đó nghĩ rằng ai đó tưởng mình là ma nên mới tấn công, cô vội kêu lên: "Chú ơi! Cháu là người! Không phải là ma ạ."
Tên ác quỷ xiết cổ nạn nhân đến khi ngất đi, thủ đoạn của hắn khiến mọi người đều vô cùng kinh hãi. Hậu môn của Trần Lạc Mạt bị rạch đứt, ruột bị lôi ra ngoài.
Lúc đó, bà chủ quán cơm tầng bốn nghe tiếng động lạ, chạy ra xem thì hung thủ đã bỏ đi. Trời tối, bà chủ quán nhìn tưởng trên người Trần Lạc Mạt cuốn sợi dây thừng, nên đưa tay sờ thứ. Khi đụng vào thì thấy trơn tuột, ông chủ quản lấy chiếc đèn pin ra soi, thì á hai kinh hãi hét lên khi phát hiện ra "sợi dây thừng" thực ra là một đoạn ruột.
Trong hành lang không có đèn, mọi thứ đều tù mù, Trần Lạc Mạt không nhìn rõ mặt hung thủ, cùng với tâm lí sợ hãi, lại bị thương nặng, nên khi cảnh sát hỏi, cô cũng không nhớ nổi đặc điểm nào về thể trạng hay diện mạo của hung thủ, chỉ mơ hồ nhớ rằng đó là một người đàn ông trung tuổi.
Cửa chính của bệnh viên thành phố đã bị gạch đá nấp kín, chẳng còn bác sĩ nào lưu lại nơi này. Trần Lạc Mạt được vợ chồng ông chủ quán cơm đưa đến phòng cấp cứu của trạm xá, rồi ngày hôm sau được đưa đến bệnh viên Đất Mỏ với điều kiện y tế tốt hơn một chút.
Sau khi vụ án xảy ra, một tờ báo đã kịp thời đưa tin về vụ việc của Trần Lạc Mạt, thu hút sự chú ý của dư luận xã hội, rất nhiều người hảo tâm quyên góp tiền giúp đỡ. Vài giáo sư chuyên gia của bệnh viên tỉnh tiến hành hội chẩn, khâu thành công đoạn một bị rách của cô gái. Hiện tại, nạn nhân không còn nguy hiểm tính mạng, nhưng vẫn cần quan sát điều trị một thời gian nữa.
Giáo sư Lương hỏi: "Trong báo cáo của các anh cũng không thấy ghi rõ hung thủ dùng tay hay dùng vật gì khác để lấy một cô gái ra?"
Tô My nhăn mặt nói: "Nếu tự dùng tay lấy mình lôi ra thì thật không thể tưởng tượng nổi sự dã man của hắn."
Cảnh sát trưởng nói: "Bệnh tình nạn nhân không ổn định, vừa làm phẫu thuật xong, phải chờ cô ta hồi phục một chút."
Bao Triển hỏi: "Thế còn vợ chồng ông chủ quán ăn thì sao?"
Cảnh sát trưởng trả lời: "Khi họ chạy ra thì hung thủ đã bỏ đi rồi, nên cũng chẳng thấy gì cả, thành ra cũng không thu được đầu mối gì."
Giáo sư Lương nói với cả nhóm: "Phải đưa người đến bệnh viên Đất Mỏ, làm công tác tư tưởng cho nạn nhân, rồi hỏi kĩ lại lần nữa."
Cảnh sát trưởng có phần thất vọng, nói: "Vấn đề là giờ nạn nhân không muốn nghĩ lại chuyện đó nữa. Theo kết quả khám nghiệm, thì có dấu vết vật sắc nhọn đâm vào hậu môn. Theo những phán đoán ban đầu, hung thủ có thể đã dùng móc gây thương tích, rồi kéo một nạn nhân ra ngoài."
Cảnh sát trưởng đi cùng tổ chuyên án trở lại hiện trường. Khu vực này hình thường tình hình trị an tương đối ổn định. Sau khi xảy ra vụ án, sáu cảnh sát đặt hướng điều tra chính vào các đối tượng từng có tiền án tấn công phụ nữ hoặc cướp giật, tiến hành thẩm vấn hơn 500 đối tượng trong vùng, đến nay vẫn chưa xác định được kê tình nghi. Chưa xác định được động cơ gây án, người bị hại Trần Lạc Mạt không hề bị xâm hại hay cướp bóc gì. Trong quá trình điều tra, có người cho biết, đêm xảy ra vụ án thấy có người lạ mặc chiếc áo lao động màu xanh đi vào trong toà nhà này.
"Lúc nào?" Bao Triển vội hỏi.
"Lúc chập tối!" Cảnh sát trưởng trả lời.
"Vụ án xảy ra lúc nửa đêm, chẳng lẽ hung thủ đã mai phục ở đó lâu như thế?"Họa Long phỏng đoán.
Hiện trường vụ án là một toà nhà năm tầng cũ kĩ, trên hành lang chất đống không biết bao nhiêu phế liệu, vật phẩm, không khí ẩm mốc, u tối, cửa số hướng về phía Bắc, nên không bao giờ có ánh nắng rọi vào nhà. Buổi tối không có đèn, những người ở đó đành mò mẫm đi trong đêm tối. Nếu có tình cờ ngang qua một người lạ mặt, chắc chắn sẽ vô cùng sợ hãi. Bước đi trong hành lang u tối, nếu phía sau có người đi theo, trong lòng chắc chắn sẽ sản sinh một thứ cảm giác sợ hãi lạ kì.
Nơi Trần Lạc Mạt bị tấn công vẫn còn nguyên vết máu. Không khó để tưởng tượng ra độ thê thảm của nạn nhân lúc bấy giờ.
Từ lúc hoàng hôn đến nửa đêm, một người đứng trong hành lang, cứ đứng mãi như thế. Những cánh hoa mào gà nơi góc tường đang nở rộ, những vại dưa muối trống trơn nằm chơ vơ trên hành lang như một biểu tượng tuyệt vời cho sự hoang tàn và cũ kĩ ở nơi này. Người đó cứ đứng mãi, chết chân như một chiếc bình, không cướp bóc, không xâm hại, trong tay chỉ cầm một chiếc cân, móc cân thông xuống, bên ngoài cửa số lơ lửng một vầng trăng. Người đó vẫn đứng trong hành lang, không muốn động đậy, chỉ muốn moi một một người nào đó ra cho thoả nỗi lòng.
Tổ chuyên án hỏi lại vợ chồng chủ quán ăn ở tầng bốn. Lời khai của họ vẫn không có gì thay đổi. Họ không trông thấy hung thủ, mà chỉ nghe thấy tiếng bước chân hắn đi xuống dưới lầu mà thôi.
"Bước chân đó đi có gấp gáp không?" Giáo sư Lương hỏi.
"Lúc đó tôi cũng không chú ý, cứu người quan trọng mà." Người chồng trả lời.
"Tôi nhớ ra rồi, tiếng bước chân rất bình thường cũng không nhanh không chậm gì cả." Người vợ nói.
"Xem ra tâm lí của kẻ này cũng tương đối vững đây!" Tô My nói.
"Các vị còn gì thì hỏi tiếp đi, nơi này không thể ở lâu hơn được nữa rồi, ngày mai vợ chồng tôi chuyển sang vùng khác rồi." Bà vợ lo lắng giục.
Trần Lạc Mạt và ông bà ngoại sống trên tầng năm, gia cảnh bần hàn, bàn ghế cũ kĩ, tường vôi đã bong chóc nhiều mảng, dán chằng chịt những tờ báo cũ lên để che lấp, bức ảnh trong chiếc khung cũng đã nhuốm màu vàng thời gian. Ông ngoại của Trần Lạc Mạt là một công nhân dầu mỏ về hưu, tên Trương Hồng Kì. Bà ngoại cô bé có phần lặng tai, cảnh sát có hỏi gì cũng chỉ biết xua xua tay rồi chỉ vào tai mình ra hiệu rằng bà không nghe thấy. Cụ Trương Hồng Kì không thể tin nổi vụ án đã xảy ra. Khi tổ chuyên án đến hỏi chuyện, ông cụ kiên quyết cho rằng những việc như thế này chỉ có thể xảy ra ở những nước tư bản, chứ ở Trung Quốc thì không thế nào.
Ông bà ngoại cô bé tỏ ra không chút quan tâm đến việc đứa cháu ngoại gặp nạn, mà chỉ như đang bàn luận sự việc của một gia đình khác. Cụ ông không ngừng trách móc có cháu gái của mình đủ thứ: "Tôi không cho nó đi làm mà nó không chịu nghe, bây giờ xảy ra chuyện tày đình như thế, đúng là tạo nghiệp mà, đáng đời! Nó chê bẩn không chịu đi trong nhà, nửa đêm nửa hôm còn chạy ra ngoài."
Bốn người tổ chuyên án nhìn nhau, không biết nói gì. Cảnh sát trưởng an ủi ông cụ và bà cụ vài câu rồi mọi người chào ra về.
Khi đi xuống, Họa Long cõng giáo sư Lương, Bao Triển đi đầu, mọi người theo phía sau. Xuống đến tầng bốn, bỗng nhiên Bao Triển dừng lại.
"Sao thế?" Tô My hỏi.
"Từ từ đã! Mọi người có thấy cầu thang này có gì đó rất lạ không?" Bao Triển hỏi.
Bao Triển quay lại bước lên phía trên. Cậu từ từ bước từng bước lên các bậc tam cấp, nét mặt có phần đâm chiêu. Vừa đi, cậu vừa dùng ngón tay đếm bậc cầu thang. Đếm đi đếm lại hai lần, Bao Triển quay lại nói với mọi người: "Quả không sai, tôi vừa đếm thử xong, vị trí xảy ra vụ án ở tầng bốn, đoạn từ tầng bốn lên tầng năm ít hơn bình thường một bậc."
"Lãnh đạo ơi! Trước giờ tôi có dùng súng bao giờ đâu. Nếu tôi làm mất thì sao? Thôi cứ để người thô lỗ như Họa Long cầm súng cho chắc."- Tô My đáp.
"Đừng có dại mà để Tô My cầm súng, súng ống không phải trò chơi đâu, cô ta chẳng những có thể tự làm mình bị thương, mà có khi còn ngộ thương anh em mình nữa ấy." Họa Long cũng không vừa, đáp lại.
"Lâu lắm rồi không đụng đến súng. Trước kia tôi từng giành thứ hạng không thấp trong cuộc thì bắn tỉa đâu đấy." - Giáo sư Lương cười nói.
"Nơi chúng tôi sắp đến rất nguy hiểm, đúng không?" Bao Triển hỏi.
"Lực lượng cảnh sát địa phương thiếu hụt nghiêm trọng, Thật không thể tưởng tượng nổi, cả một huyện mà chỉ có sáu cảnh sát." Bạch Cảnh Ngọc thở dài đáp.
"Mẹ kiếp! Thế làm sao mà thiếu chúng ta được chứ!" - Họa Long bức xúc pha chút hồ hởi.
"Đây cũng là lí do tôi phái tổ chuyên án đi. Họ đang rất cần sự giúp đỡ." Bạch Cảnh Ngọc nói giọng đầy tâm trạng.
Vụ án lấy một xảy ra trong một toà nhà cũ, nằm ở trung tâm thành phố, nhưng xung quanh đều chỉ là những đống hoang tàn.
Có một thành phố mà ở đó, những con quạ đen làm tố trên cột đèn giao thông, giữa những bánh răng trong nhà máy giăng đầy mạng nhện, trên những chiếc bàn trong lớp học mọc lởm chớm đảm mộc nhĩ đen, đầu vòi nước chui ra không phải nước mà là những cây nấm mốc độc. Bạn có thế đi xuyên một con phố mua sắm đã bị bỏ hoang giờ um tùm cỏ, đưa tay bứt một nhúm hoa dại mọc bên dưới đám dây điện đã võng đến đất, bước vào trong bưu điện hoang phế, tất cả những thứ ấy sẽ cho bạn cảm giác gì? Một thành phố bị bỏ hoang chứa đựng trong nó biết bao chuyện quá khứ và tiếc nuối. Biết bao con đường đoạn ngõ, bao buổi hoàng hôn chẳng còn ai chứng kiến, nơi đây chứa đựng hồi ức từ buổi sơ khai đến khi xa lìa của mười mấy vạn con người.
Thành phố ấy tên gọi Vũ Môn, nằm tại một vùng xa xôi hẻo lánh, thuộc mạch núi Ki Liên, được xây dựng với mục đích vận chuyển dầu mỏ. Vào thời kì cực thịnh dân số toàn thành phố lên đến mười ba vạn người. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, nguồn dầu mỏ đã cạn, các cấp lãnh đạo dời trụ sở và trung tâm dầu mỏ sang nơi khác, nhân dân bỏ thành phố mà đi, trong thành phố chỉ còn lại vô số những khu đất hoang và nhà lầu trống, thiết bị xuống cấp, thành phố bị bỏ rơi.
Tổ chuyên án đáp chuyến bay tới sân bay tỉnh, rồi ngồi xe khách vào thành phố bên cạnh. Cảnh sát thành phố này phải một lái xe, cùng một chiếc ô tô việt đã, hộ tống tổ chuyên án đến thành phố nơi xảy ra vụ việc. Lái xe là một người đàn ông dã ngoại ngũ tuần, có phần thô kệch. Khi nhắc đến Vũ Môn, ông có gì đó xúc động như muốn rơi lệ.
Ông kể, mình vốn là người Vũ Môn, từ nhỏ đã lớn lên ở đó, nhưng sau này đành bỏ quê mà đi.
Đến nay, ngôi nhà nơi ông từng sống gắn bó suốt mười mấy năm, đã bị bụi đất phủ dày một lớp ngập cả bàn chân. Trong công viên cỏ dại um tùm, những cây xăng bị bỏ hoang trở thành thiên đường của bầy chuột.
Trong kí ức bất kì ai ở Vũ Môn, khó quên nhất chính là chiếc đồng hồ lớn treo trước cống công viên, thời gian đã mãi mãi dừng lại ở giây phút 3 giờ 25 sáng. Người lái xe kể, mỗi lần ông về nhà, trong lòng đều cảm thấy rất đỗi chua xót. Cứ ba mươi tết hàng năm ông lại về dọn mộ tổ một lần, trên đường phố lúc nào cũng chỉ thấy lác đác một hai người.
"Mọi người không thể hiểu nổi cảm giác đó như thế nào đâu!" - Người lái xe trầm ngâm.
"Chúng ta biến hoang mạc trở thành thành phố của mình, rồi lại để thành phố của mình trở thành hoang mạc." Giáo sư Lương cũng cảm khái.
"Những thứ cũ dỡ bỏ đi, những thứ mới sẽ mọc ở đâu đây?" - Người lái xe buông lời đau xót.
Dốc núi chênh vênh, chiếc xe chùng chành trên con đường không còn bằng phẳng, mọi người trên xe im lặng, chẳng ai còn biết nói câu gì.
Những cây Bạch Dương mọc vun đường vừa cao vừa nhỏ, cảm giác chỉ một cơn gió mạnh ngang qua cũng có thể khiến chúng gãy gục. Trên cành cây phủ đầy bụi vôi trắng, những chiếc dây thừng bện bằng cỏ buộc trên đó lại ướt nhèm nhẹp, có lẽ mỗi cái cây ở đây đều có một người từng ôm mà nức nở trút lệ trước lúc rời xa.
Chiếc xe việt đã tiến về "thành cố Vũ Môn". Trên đường Giải Phóng có bốt canh đèn đỏ duy nhất. Do lượng người qua lại đã giảm rất nhiều, bốt canh giữ này cũng đã ngừng sử dụng.
Cả thành phố chỉ có một cột đèn giao thông.
Sáu cảnh sát của Cục Cảnh sát thành phố Vũ Môn xếp hàng ngay ngắn chào đón tổ chuyên án. Họ nhất tề đưa tay chào những vị khách quý. Bốn người của tổ chuyên án vừa bước xuống xe đã thấy trước mặt một trụ sở cục cảnh sát cũ kĩ, xuống cấp, và vẫn còn nguyên lối kiến trúc cũ của thế kỉ hai mươi, dây điện ngang dọc mép tường trong sân cục cảnh sát, cỏ dại mọc lên từng lùm, vài chú dê vàng đang cúi đầu gặm cỏ.
"Ái chà. Cục cảnh sát mà cũng để cho người ta thả dê cơ à!" - Tô My ngạc nhiên hỏi.
"Đây cũng chẳng phải dê của người ngoài, mà là chúng tôi tự tăng gia sản xuất. Tối nay sẽ thịt một chú mời các đồng chí thưởng thức món thịt dê nhà nuôi xem hương vị thế nào!" Trưởng Cục Cảnh sát Vũ Môn đáp.
Cảnh sát trưởng nói về vụ án và tình hình hiện tại.
Hiện nay, thành phố Vũ Môn thực ra là một thành phố bỏ hoang, đa phần đều đã rời khỏi đây, chỉ còn lại những toà nhà trống. Cơ quan cảnh sát cũng chỉ để lại sáu người gọi là "giữ thành". Một bộ phận dân cư sống tập trung ở khu nhà thuê giá rẻ tại quân Bắc Bình và Tam Đài, chủ yếu là những người không có đủ khả năng dời đi nơi khác, như người già, người tàn tật, công nhân về hưu và những người có mức phí bảo trợ quá thấp. Hàng tháng, họ chỉ nhận được từ vài chục đến mấy trăm tệ tiền trợ cấp. Một bộ phận khác sống tại khu trung tâm cũ, cũng thuộc nhóm người có mức sống rất thấp, không có khả năng mua nối nhà tại các thành phố lân cận, nên giờ chẳng biết đi đâu về đâu. Toàn thành phố giờ chỉ còn lại hai vạn nhân khẩu, và đang ngày một giảm dần. Chẳng bao lâu nữa, thành phố Vũ Môn này sẽ trở thành một thành phố chết, không người ở, và sẽ biến mất trên trái đất này.
Nạn nhân của vụ án tên là Trần Lạc Mạt, 19 tuổi, công nhân làm việc trong khu trung tâm cũ của thành phố. Cha mẹ cô đều đi làm xa, cô sống cùng ông bà ngoại. Vụ án xảy ra tại một khu nhà cũ, những người dân sống ở đó đã chuyển đi gần hết, chỉ còn lại vài ba căn hộ gia đình. Trần Lạc Mạt và ông bà ngoại sống trên tầng năm, tầng bốn có một nhà mở quán ăn, ngoài ra cả khu nhà đều trống rỗng. Do nhà vệ sinh chung nằm ở dưới tầng một, khi Trần Lạc Mạt đi vệ sinh vào nửa đêm thì bị hại ngay tại bục lớn nằm giữa cầu thang từ tầng năm xuống tầng bốn.
Trần Lạc Mạt lúc đó nghĩ rằng ai đó tưởng mình là ma nên mới tấn công, cô vội kêu lên: "Chú ơi! Cháu là người! Không phải là ma ạ."
Tên ác quỷ xiết cổ nạn nhân đến khi ngất đi, thủ đoạn của hắn khiến mọi người đều vô cùng kinh hãi. Hậu môn của Trần Lạc Mạt bị rạch đứt, ruột bị lôi ra ngoài.
Lúc đó, bà chủ quán cơm tầng bốn nghe tiếng động lạ, chạy ra xem thì hung thủ đã bỏ đi. Trời tối, bà chủ quán nhìn tưởng trên người Trần Lạc Mạt cuốn sợi dây thừng, nên đưa tay sờ thứ. Khi đụng vào thì thấy trơn tuột, ông chủ quản lấy chiếc đèn pin ra soi, thì á hai kinh hãi hét lên khi phát hiện ra "sợi dây thừng" thực ra là một đoạn ruột.
Trong hành lang không có đèn, mọi thứ đều tù mù, Trần Lạc Mạt không nhìn rõ mặt hung thủ, cùng với tâm lí sợ hãi, lại bị thương nặng, nên khi cảnh sát hỏi, cô cũng không nhớ nổi đặc điểm nào về thể trạng hay diện mạo của hung thủ, chỉ mơ hồ nhớ rằng đó là một người đàn ông trung tuổi.
Cửa chính của bệnh viên thành phố đã bị gạch đá nấp kín, chẳng còn bác sĩ nào lưu lại nơi này. Trần Lạc Mạt được vợ chồng ông chủ quán cơm đưa đến phòng cấp cứu của trạm xá, rồi ngày hôm sau được đưa đến bệnh viên Đất Mỏ với điều kiện y tế tốt hơn một chút.
Sau khi vụ án xảy ra, một tờ báo đã kịp thời đưa tin về vụ việc của Trần Lạc Mạt, thu hút sự chú ý của dư luận xã hội, rất nhiều người hảo tâm quyên góp tiền giúp đỡ. Vài giáo sư chuyên gia của bệnh viên tỉnh tiến hành hội chẩn, khâu thành công đoạn một bị rách của cô gái. Hiện tại, nạn nhân không còn nguy hiểm tính mạng, nhưng vẫn cần quan sát điều trị một thời gian nữa.
Giáo sư Lương hỏi: "Trong báo cáo của các anh cũng không thấy ghi rõ hung thủ dùng tay hay dùng vật gì khác để lấy một cô gái ra?"
Tô My nhăn mặt nói: "Nếu tự dùng tay lấy mình lôi ra thì thật không thể tưởng tượng nổi sự dã man của hắn."
Cảnh sát trưởng nói: "Bệnh tình nạn nhân không ổn định, vừa làm phẫu thuật xong, phải chờ cô ta hồi phục một chút."
Bao Triển hỏi: "Thế còn vợ chồng ông chủ quán ăn thì sao?"
Cảnh sát trưởng trả lời: "Khi họ chạy ra thì hung thủ đã bỏ đi rồi, nên cũng chẳng thấy gì cả, thành ra cũng không thu được đầu mối gì."
Giáo sư Lương nói với cả nhóm: "Phải đưa người đến bệnh viên Đất Mỏ, làm công tác tư tưởng cho nạn nhân, rồi hỏi kĩ lại lần nữa."
Cảnh sát trưởng có phần thất vọng, nói: "Vấn đề là giờ nạn nhân không muốn nghĩ lại chuyện đó nữa. Theo kết quả khám nghiệm, thì có dấu vết vật sắc nhọn đâm vào hậu môn. Theo những phán đoán ban đầu, hung thủ có thể đã dùng móc gây thương tích, rồi kéo một nạn nhân ra ngoài."
Cảnh sát trưởng đi cùng tổ chuyên án trở lại hiện trường. Khu vực này hình thường tình hình trị an tương đối ổn định. Sau khi xảy ra vụ án, sáu cảnh sát đặt hướng điều tra chính vào các đối tượng từng có tiền án tấn công phụ nữ hoặc cướp giật, tiến hành thẩm vấn hơn 500 đối tượng trong vùng, đến nay vẫn chưa xác định được kê tình nghi. Chưa xác định được động cơ gây án, người bị hại Trần Lạc Mạt không hề bị xâm hại hay cướp bóc gì. Trong quá trình điều tra, có người cho biết, đêm xảy ra vụ án thấy có người lạ mặc chiếc áo lao động màu xanh đi vào trong toà nhà này.
"Lúc nào?" Bao Triển vội hỏi.
"Lúc chập tối!" Cảnh sát trưởng trả lời.
"Vụ án xảy ra lúc nửa đêm, chẳng lẽ hung thủ đã mai phục ở đó lâu như thế?"Họa Long phỏng đoán.
Hiện trường vụ án là một toà nhà năm tầng cũ kĩ, trên hành lang chất đống không biết bao nhiêu phế liệu, vật phẩm, không khí ẩm mốc, u tối, cửa số hướng về phía Bắc, nên không bao giờ có ánh nắng rọi vào nhà. Buổi tối không có đèn, những người ở đó đành mò mẫm đi trong đêm tối. Nếu có tình cờ ngang qua một người lạ mặt, chắc chắn sẽ vô cùng sợ hãi. Bước đi trong hành lang u tối, nếu phía sau có người đi theo, trong lòng chắc chắn sẽ sản sinh một thứ cảm giác sợ hãi lạ kì.
Nơi Trần Lạc Mạt bị tấn công vẫn còn nguyên vết máu. Không khó để tưởng tượng ra độ thê thảm của nạn nhân lúc bấy giờ.
Từ lúc hoàng hôn đến nửa đêm, một người đứng trong hành lang, cứ đứng mãi như thế. Những cánh hoa mào gà nơi góc tường đang nở rộ, những vại dưa muối trống trơn nằm chơ vơ trên hành lang như một biểu tượng tuyệt vời cho sự hoang tàn và cũ kĩ ở nơi này. Người đó cứ đứng mãi, chết chân như một chiếc bình, không cướp bóc, không xâm hại, trong tay chỉ cầm một chiếc cân, móc cân thông xuống, bên ngoài cửa số lơ lửng một vầng trăng. Người đó vẫn đứng trong hành lang, không muốn động đậy, chỉ muốn moi một một người nào đó ra cho thoả nỗi lòng.
Tổ chuyên án hỏi lại vợ chồng chủ quán ăn ở tầng bốn. Lời khai của họ vẫn không có gì thay đổi. Họ không trông thấy hung thủ, mà chỉ nghe thấy tiếng bước chân hắn đi xuống dưới lầu mà thôi.
"Bước chân đó đi có gấp gáp không?" Giáo sư Lương hỏi.
"Lúc đó tôi cũng không chú ý, cứu người quan trọng mà." Người chồng trả lời.
"Tôi nhớ ra rồi, tiếng bước chân rất bình thường cũng không nhanh không chậm gì cả." Người vợ nói.
"Xem ra tâm lí của kẻ này cũng tương đối vững đây!" Tô My nói.
"Các vị còn gì thì hỏi tiếp đi, nơi này không thể ở lâu hơn được nữa rồi, ngày mai vợ chồng tôi chuyển sang vùng khác rồi." Bà vợ lo lắng giục.
Trần Lạc Mạt và ông bà ngoại sống trên tầng năm, gia cảnh bần hàn, bàn ghế cũ kĩ, tường vôi đã bong chóc nhiều mảng, dán chằng chịt những tờ báo cũ lên để che lấp, bức ảnh trong chiếc khung cũng đã nhuốm màu vàng thời gian. Ông ngoại của Trần Lạc Mạt là một công nhân dầu mỏ về hưu, tên Trương Hồng Kì. Bà ngoại cô bé có phần lặng tai, cảnh sát có hỏi gì cũng chỉ biết xua xua tay rồi chỉ vào tai mình ra hiệu rằng bà không nghe thấy. Cụ Trương Hồng Kì không thể tin nổi vụ án đã xảy ra. Khi tổ chuyên án đến hỏi chuyện, ông cụ kiên quyết cho rằng những việc như thế này chỉ có thể xảy ra ở những nước tư bản, chứ ở Trung Quốc thì không thế nào.
Ông bà ngoại cô bé tỏ ra không chút quan tâm đến việc đứa cháu ngoại gặp nạn, mà chỉ như đang bàn luận sự việc của một gia đình khác. Cụ ông không ngừng trách móc có cháu gái của mình đủ thứ: "Tôi không cho nó đi làm mà nó không chịu nghe, bây giờ xảy ra chuyện tày đình như thế, đúng là tạo nghiệp mà, đáng đời! Nó chê bẩn không chịu đi trong nhà, nửa đêm nửa hôm còn chạy ra ngoài."
Bốn người tổ chuyên án nhìn nhau, không biết nói gì. Cảnh sát trưởng an ủi ông cụ và bà cụ vài câu rồi mọi người chào ra về.
Khi đi xuống, Họa Long cõng giáo sư Lương, Bao Triển đi đầu, mọi người theo phía sau. Xuống đến tầng bốn, bỗng nhiên Bao Triển dừng lại.
"Sao thế?" Tô My hỏi.
"Từ từ đã! Mọi người có thấy cầu thang này có gì đó rất lạ không?" Bao Triển hỏi.
Bao Triển quay lại bước lên phía trên. Cậu từ từ bước từng bước lên các bậc tam cấp, nét mặt có phần đâm chiêu. Vừa đi, cậu vừa dùng ngón tay đếm bậc cầu thang. Đếm đi đếm lại hai lần, Bao Triển quay lại nói với mọi người: "Quả không sai, tôi vừa đếm thử xong, vị trí xảy ra vụ án ở tầng bốn, đoạn từ tầng bốn lên tầng năm ít hơn bình thường một bậc."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.