Quyển 3 - Chương 46: Gán ghép khiên cưỡng
Đường Nhạn Sinh
29/03/2014
Gán ép một cách khiên cưỡng tức là đem những sự việc hầu như hoặc hoàn
toàn chẳng liên quan gì với nhau để bắt chúng phải liên quan thậm chí
phụ thuộc nhau. Gán ép khiên cưỡng sẽ làm rối loạn mạch suy nghĩ, làm
lẫn lộn quan điểm, xuyên tạc ý đồ và trong thực tế cuộc sống là hành vi
phản lôgíc cần cố gắng tránh và phản đối nó. Nhưng trong một số trường
hợp nhất định, việc cố ý gán ép một cách khiên cưỡng lại đem đến hiệu
quả tốt trong dự liệu và là một thủ đoạn mưu trí hiếm có.
Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, dòng họ Võ mà đại diện là Võ Thừa Tự đã khống chế việc triều chính. Sau nhiều lần Võ Thừa Tự thỉnh cầu và làm mọi cách, Võ Tắc Thiên cũng đã phế ngôi vị thái tử theo ý của con trai mình là Lý Đán, để lập cháu làm thái tử theo ý của Võ Thừa Tự. Các quan đại thần thường xuyên khuyên gián mà chẳng có hiệu quả, Địch Nhân Kiệt cũng đã nhiều lần van nài mà không lay chuyển được ý của Võ Tắc Thiên. Sau đó Võ Tam Tư cũng có ý muốn làm thái tử, ngôi vị thái tử của họ Lý càng trở nên nguy ngập.
Một lần, Võ Tắc Thiên cũng nảy ra ý lập Võ Tam Tư nên mượn rượu để hỏi các quần thần có thể làm như thế không. Các đại thần nhiều lần khuyên can mà chẳng có tác dụng lại sợ vì lời nói mà mang họa vào thân nên chẳng ai dám lên tiếng. Địch Nhân Kiệt lại phải liều nói: "Trước đây hoàng đế Thái Tông đã phải dãi gió dầm mưa để thống trị thiên hạ, vất vả để truyền ngôi cho con cháu, tiên đế (tức Đường Cao Tông, phu quân của Võ Tắc Thiên ) đã gửi gắm hai con (chỉ Lý Hiển người đã bị phế ngôi thái tử xuống làm Lô Lăng Vương và thái tử Lý Đán) cho bệ hạ, nay bệ hạ lại muốn chuyển một vị trí quan trọng như vậy cho một tông tộc ngoài họ Lý thì sợ rằng vong hồn của tổ tiên sẽ không vui! Mà bệ hạ lập con trai làm thái tử thì trăm năm sau vẫn được lập miếu thờ, còn nếu lập cháu làm thái tử thì hạ thần xưa nay chưa thấy ai thờ cô cả. Giữa quan hệ mẹ con với quan hệ cô cháu cái nào thân thiết hơn thì thực tế đã chả rõ ràng quá sao?".
Võ Tắc Thiên nghe xong rất không vừa ý nói với Địch Nhân Kiệt: "Đây là chuyện gia đình trẫm, khanh hà tất cứ can dự vào?,, Địch Nhân Kiệt lại tâu: "Thiên tử lấy bốn bể làm nhà thì có chuyện gì mà không phải là chuyện gia đình bệ hạ đây. Hơn nữa hạ thần lại là quan Tể tướng thì sao có thể không khuyên can thẳng thắn?..."
Địch Nhân Kiệt đã cố gắng hết sức, trích dẫn kinh điển nhưng xem ra Võ Tắc Thiên tuy không thể phản bác mà thực ra vẫn chưa từ bỏ hoàn toàn ý định của mình. Địch Nhân Kiệt cũng biết rằng không thể thắng bằng lối đánh bất ngờ và ngôi vị thái tử của nhà Lý cũng khó mà giữ được. Nhưng dùng cách nào đây? Ông nghĩ đi nghĩ lại cuối cùng cũng nghĩ ra một cách.
Một đêm nọ, Võ Tắc Thiên mơ một giấc mơ rất lạ. Bà mơ thấy ngoài cửa sổ bỗng nhiên có một con vẹt rất to đang vỗ cánh phành phạch bay vào. Tư thế bay của nó rất đẹp, bà ta đang nhìn một cách say sưa thì bỗng nhiên không hiểu sao hai cánh của con vẹt bị gãy và rơi xuống. Bà ta sợ quá giật mình kêu lên và tỉnh giấc. Người xưa thường hay mê tín, cho rằng mỗi giấc mơ đều có một điềm báo nào đó, nhưng đối với giấc mơ kỳ lạ này, Võ Tắc Thiên nghĩ mãi cũng không ra là nó hàm nghĩa điều gì. Thế là ngay sáng hôm sau bèn hỏi Địch Nhân Kiệt: "Giấc mơ này điềm báo gì?".
Địch Nhân Kiệt đang nghĩ mãi không ra cách nào để bảo vệ cho hai người con của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông mà không bị Võ Thừa làm hại. Nay lại nghe thấy giấc mơ vừa rồi của Võ Tắc Thiên, bỗng nhiên linh cảm rằng: Có thể dùng cách gán ép khiên cưỡng, mượn giấc mơ để trình bày cái lợi và hại.
Địch Nhân Kiệt nói với Võ Tắc Thiên một cách nghiêm túc rằng. "Ngu ý của giấc mơ này rất rõ ràng, e rằng ông trời có ý sắp đặt như vậy để khuyên bệ hạ. Bệ hạ họ Võ, anh vũ tức là chỉ bệ hạ. Do đó hai cánh của anh vũ chính là hai người con của bệ hạ. Hai cánh tại sao lại tự gãy? Chắc chắn bệ hạ vô tình hay cố ý hại chính hai con của mình. Ông trời muốn bệ hạ phải bảo toàn con mình, như vậy thì hai cánh mới có thể phục hồi lại được, anh vũ mới có thể mãi mãi bay lượn trên trời xanh!".
Cách giải thích của Địch Nhân Kiệt đương nhiên chỉ là nói bừa chứ không có căn cứ gì, nhưng Võ Tắc Thiên lại thấy rất có lý. Vì vậy nghe Địch Nhân Kiệt nói như thế, Võ Tắc Thiên bỗng động "lòng trắc ẩn" đối với con trai mình và cũng sợ bị trời trừng phạt, không dám tùy tiện nghĩ đến chuyện phế con để lập cháu nữa.
Năm 1977, hiệp hội giáo dục gia đình Đài Loan thiết lập một đường dây điện thoại riêng đầu tiên ở Cao Hùng, miền Nam mang tên "Bảo vệ bạn", chuyên cung cấp cho các bạn gái các dịch vụ phong phú, đa dạng như phòng chống các tội phạm về an toàn, bảo vệ pháp luật, thường thức y học, tư vấn tâm lý, tư vấn tìm việc làm. Hiệu quả đem lại rất lớn và đã nhận được sự hoan nghênh của mọi người. Người tổ chức đã phải tuyên bố cũng sẽ thiết lập một đường dây riêng "bảo vệ bạn" ở thành phố Đài Bắc. Thông qua việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, báo chí... Hai đường dây này rất nổi tiếng và trở thành một nội dung mà các quý bà, quý cô hàng ngày đều phải xem, phải nghe.
Đúng lúc đó, trên báo chí bỗng xuất hiện một con "ngựa đen" vốn chẳng liên quan gì. Kẻ đầu tiên đã dùng kế "Gán ép khiên cưỡng", mượn sự nổi tiếng và tâm lý trông chờ của người dân Đài Bắc với đường dây "Bảo vệ bạn" để tuyên truyền đẩy mạnh sản phẩm của mình.
Ngày đầu tiên họ cho đăng một quảng cáo kiểu lửng lơ, chưa có câu trả lời, trên một khoảng trống, họ viết một dòng chữ lớn: "Ai là người bảo vệ bạn?" rất nhiều độc giả chờ đợi đáp án ở lần quảng cáo sau.
Hôm sau, quảng cáo lại xuất hiện, lần này là một bài quảng cáo lớn chiếm trọn một trang báo. Trên đó viết: "Thuốc cảm Bách Phú Ninh luôn bảo vệ bạn". Những dòng chữ lớn và những hình ảnh hấp dẫn đó đương nhiên là đã đạt được hiệu quả rất lớn.
Quan trọng là ở chỗ lúc đó mọi người đang rất trông đợi việc khai thông đường dây "Bảo vệ bạn". Bình thường khi nói chuyện mọi người cũng đều nói đến "Bảo vệ bạn". Trong tiếng Hán, thuốc "Bách Phục Ninh" vốn là âm đọc gần giống với "Bảo vệ bạn" lại có cách quảng cáo ngầm gài kế "khiên cưỡng phụ hội" nên mọi người tự dưng tham gia vào trò chơi đầy hứng thú "khiên cưỡng phụ hội" đó. Mỗi khi nói đến đường dây "bảo vệ bạn" đều không tránh được phải nói đến thuốc "Bách Phục Ninh", "bảo vệ bạn". Qua việc "gán ghép khiên cưỡng" đó sự nổi tiếng của "Bách Phục Ninh" cũng đồng hành với đường dây "bảo vệ bạn". Sau này, mỗi ngày khi mà truyền hình phát đường dây "bảo vệ bạn" thì mọi người chỉ nghe hoặc nhớ tới đường dây đó thì tự nhiên cũng nghĩ đến tác dụng "bảo vệ bạn" của "Bách Phục Ninh", tăng thêm ấn tượng đối với loại thuốc này. Và như vậy là đồng nghĩa với việc mỗi ngày đường dây "bảo vệ bạn" đều làm quảng cáo miễn phí cho loại thuốc đó. Lượng tiêu thụ của "Bách Phục Ninh" vì thế mà không ngừng tăng lên.
Tác dụng "Bảo vệ bạn" của "Bách Phục Ninh" từ đó đã hình thành nên sự phối hợp chặt chẽ với dịch vụ đường dây "bảo vệ bạn" và hiệu ứng tuyệt diệu dìu dắt nhau. Cũng chẳng ai có ý chê trách trò "gán ghép khiên cưỡng" này mà ngược lại đều nghĩ đã đâm lao phải theo lao và giữ nguyên cách "gán ghép khiên cưỡng". "Bảo vệ bạn" hàng ngày vẫn quảng cáo miễn phí cho "Bách Phục Ninh" mà chẳng một lời oán trách. Và Bách Phục Ninh cũng luôn tận dụng những quảng cáo thích hợp để tuyên truyền số điện thoại của đường dây "bảo vệ bạn". Họ còn quảng cáo trên báo chí, vô tuyến, sân ga, trên các biển chỉ đường rằng: "Bảo vệ bạn" giới thiệu số điện thoại của đường dây " Bảo vệ bạn". Sau đó ghi số điện thoại đó ra. Đương nhiên không quên nói hoặc viết ở phía dưới hàng chữ nhỏ "Thuốc cảm Bách Phục Ninh luôn bảo vệ bạn".
Sáng kiến quảng cáo của "Bách Phục Ninh" quả là rất tuyệt diệu. Song khi bạn biết Địch Nhân Kiệt đã từng dùng kế "gán ghép khiên cưỡng" như vậy thì bạn đã lĩnh ngộ ra rằng trong việc kinh doanh của mình nên dùng diệu kế đó hay không?
Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, dòng họ Võ mà đại diện là Võ Thừa Tự đã khống chế việc triều chính. Sau nhiều lần Võ Thừa Tự thỉnh cầu và làm mọi cách, Võ Tắc Thiên cũng đã phế ngôi vị thái tử theo ý của con trai mình là Lý Đán, để lập cháu làm thái tử theo ý của Võ Thừa Tự. Các quan đại thần thường xuyên khuyên gián mà chẳng có hiệu quả, Địch Nhân Kiệt cũng đã nhiều lần van nài mà không lay chuyển được ý của Võ Tắc Thiên. Sau đó Võ Tam Tư cũng có ý muốn làm thái tử, ngôi vị thái tử của họ Lý càng trở nên nguy ngập.
Một lần, Võ Tắc Thiên cũng nảy ra ý lập Võ Tam Tư nên mượn rượu để hỏi các quần thần có thể làm như thế không. Các đại thần nhiều lần khuyên can mà chẳng có tác dụng lại sợ vì lời nói mà mang họa vào thân nên chẳng ai dám lên tiếng. Địch Nhân Kiệt lại phải liều nói: "Trước đây hoàng đế Thái Tông đã phải dãi gió dầm mưa để thống trị thiên hạ, vất vả để truyền ngôi cho con cháu, tiên đế (tức Đường Cao Tông, phu quân của Võ Tắc Thiên ) đã gửi gắm hai con (chỉ Lý Hiển người đã bị phế ngôi thái tử xuống làm Lô Lăng Vương và thái tử Lý Đán) cho bệ hạ, nay bệ hạ lại muốn chuyển một vị trí quan trọng như vậy cho một tông tộc ngoài họ Lý thì sợ rằng vong hồn của tổ tiên sẽ không vui! Mà bệ hạ lập con trai làm thái tử thì trăm năm sau vẫn được lập miếu thờ, còn nếu lập cháu làm thái tử thì hạ thần xưa nay chưa thấy ai thờ cô cả. Giữa quan hệ mẹ con với quan hệ cô cháu cái nào thân thiết hơn thì thực tế đã chả rõ ràng quá sao?".
Võ Tắc Thiên nghe xong rất không vừa ý nói với Địch Nhân Kiệt: "Đây là chuyện gia đình trẫm, khanh hà tất cứ can dự vào?,, Địch Nhân Kiệt lại tâu: "Thiên tử lấy bốn bể làm nhà thì có chuyện gì mà không phải là chuyện gia đình bệ hạ đây. Hơn nữa hạ thần lại là quan Tể tướng thì sao có thể không khuyên can thẳng thắn?..."
Địch Nhân Kiệt đã cố gắng hết sức, trích dẫn kinh điển nhưng xem ra Võ Tắc Thiên tuy không thể phản bác mà thực ra vẫn chưa từ bỏ hoàn toàn ý định của mình. Địch Nhân Kiệt cũng biết rằng không thể thắng bằng lối đánh bất ngờ và ngôi vị thái tử của nhà Lý cũng khó mà giữ được. Nhưng dùng cách nào đây? Ông nghĩ đi nghĩ lại cuối cùng cũng nghĩ ra một cách.
Một đêm nọ, Võ Tắc Thiên mơ một giấc mơ rất lạ. Bà mơ thấy ngoài cửa sổ bỗng nhiên có một con vẹt rất to đang vỗ cánh phành phạch bay vào. Tư thế bay của nó rất đẹp, bà ta đang nhìn một cách say sưa thì bỗng nhiên không hiểu sao hai cánh của con vẹt bị gãy và rơi xuống. Bà ta sợ quá giật mình kêu lên và tỉnh giấc. Người xưa thường hay mê tín, cho rằng mỗi giấc mơ đều có một điềm báo nào đó, nhưng đối với giấc mơ kỳ lạ này, Võ Tắc Thiên nghĩ mãi cũng không ra là nó hàm nghĩa điều gì. Thế là ngay sáng hôm sau bèn hỏi Địch Nhân Kiệt: "Giấc mơ này điềm báo gì?".
Địch Nhân Kiệt đang nghĩ mãi không ra cách nào để bảo vệ cho hai người con của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông mà không bị Võ Thừa làm hại. Nay lại nghe thấy giấc mơ vừa rồi của Võ Tắc Thiên, bỗng nhiên linh cảm rằng: Có thể dùng cách gán ép khiên cưỡng, mượn giấc mơ để trình bày cái lợi và hại.
Địch Nhân Kiệt nói với Võ Tắc Thiên một cách nghiêm túc rằng. "Ngu ý của giấc mơ này rất rõ ràng, e rằng ông trời có ý sắp đặt như vậy để khuyên bệ hạ. Bệ hạ họ Võ, anh vũ tức là chỉ bệ hạ. Do đó hai cánh của anh vũ chính là hai người con của bệ hạ. Hai cánh tại sao lại tự gãy? Chắc chắn bệ hạ vô tình hay cố ý hại chính hai con của mình. Ông trời muốn bệ hạ phải bảo toàn con mình, như vậy thì hai cánh mới có thể phục hồi lại được, anh vũ mới có thể mãi mãi bay lượn trên trời xanh!".
Cách giải thích của Địch Nhân Kiệt đương nhiên chỉ là nói bừa chứ không có căn cứ gì, nhưng Võ Tắc Thiên lại thấy rất có lý. Vì vậy nghe Địch Nhân Kiệt nói như thế, Võ Tắc Thiên bỗng động "lòng trắc ẩn" đối với con trai mình và cũng sợ bị trời trừng phạt, không dám tùy tiện nghĩ đến chuyện phế con để lập cháu nữa.
Năm 1977, hiệp hội giáo dục gia đình Đài Loan thiết lập một đường dây điện thoại riêng đầu tiên ở Cao Hùng, miền Nam mang tên "Bảo vệ bạn", chuyên cung cấp cho các bạn gái các dịch vụ phong phú, đa dạng như phòng chống các tội phạm về an toàn, bảo vệ pháp luật, thường thức y học, tư vấn tâm lý, tư vấn tìm việc làm. Hiệu quả đem lại rất lớn và đã nhận được sự hoan nghênh của mọi người. Người tổ chức đã phải tuyên bố cũng sẽ thiết lập một đường dây riêng "bảo vệ bạn" ở thành phố Đài Bắc. Thông qua việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, báo chí... Hai đường dây này rất nổi tiếng và trở thành một nội dung mà các quý bà, quý cô hàng ngày đều phải xem, phải nghe.
Đúng lúc đó, trên báo chí bỗng xuất hiện một con "ngựa đen" vốn chẳng liên quan gì. Kẻ đầu tiên đã dùng kế "Gán ép khiên cưỡng", mượn sự nổi tiếng và tâm lý trông chờ của người dân Đài Bắc với đường dây "Bảo vệ bạn" để tuyên truyền đẩy mạnh sản phẩm của mình.
Ngày đầu tiên họ cho đăng một quảng cáo kiểu lửng lơ, chưa có câu trả lời, trên một khoảng trống, họ viết một dòng chữ lớn: "Ai là người bảo vệ bạn?" rất nhiều độc giả chờ đợi đáp án ở lần quảng cáo sau.
Hôm sau, quảng cáo lại xuất hiện, lần này là một bài quảng cáo lớn chiếm trọn một trang báo. Trên đó viết: "Thuốc cảm Bách Phú Ninh luôn bảo vệ bạn". Những dòng chữ lớn và những hình ảnh hấp dẫn đó đương nhiên là đã đạt được hiệu quả rất lớn.
Quan trọng là ở chỗ lúc đó mọi người đang rất trông đợi việc khai thông đường dây "Bảo vệ bạn". Bình thường khi nói chuyện mọi người cũng đều nói đến "Bảo vệ bạn". Trong tiếng Hán, thuốc "Bách Phục Ninh" vốn là âm đọc gần giống với "Bảo vệ bạn" lại có cách quảng cáo ngầm gài kế "khiên cưỡng phụ hội" nên mọi người tự dưng tham gia vào trò chơi đầy hứng thú "khiên cưỡng phụ hội" đó. Mỗi khi nói đến đường dây "bảo vệ bạn" đều không tránh được phải nói đến thuốc "Bách Phục Ninh", "bảo vệ bạn". Qua việc "gán ghép khiên cưỡng" đó sự nổi tiếng của "Bách Phục Ninh" cũng đồng hành với đường dây "bảo vệ bạn". Sau này, mỗi ngày khi mà truyền hình phát đường dây "bảo vệ bạn" thì mọi người chỉ nghe hoặc nhớ tới đường dây đó thì tự nhiên cũng nghĩ đến tác dụng "bảo vệ bạn" của "Bách Phục Ninh", tăng thêm ấn tượng đối với loại thuốc này. Và như vậy là đồng nghĩa với việc mỗi ngày đường dây "bảo vệ bạn" đều làm quảng cáo miễn phí cho loại thuốc đó. Lượng tiêu thụ của "Bách Phục Ninh" vì thế mà không ngừng tăng lên.
Tác dụng "Bảo vệ bạn" của "Bách Phục Ninh" từ đó đã hình thành nên sự phối hợp chặt chẽ với dịch vụ đường dây "bảo vệ bạn" và hiệu ứng tuyệt diệu dìu dắt nhau. Cũng chẳng ai có ý chê trách trò "gán ghép khiên cưỡng" này mà ngược lại đều nghĩ đã đâm lao phải theo lao và giữ nguyên cách "gán ghép khiên cưỡng". "Bảo vệ bạn" hàng ngày vẫn quảng cáo miễn phí cho "Bách Phục Ninh" mà chẳng một lời oán trách. Và Bách Phục Ninh cũng luôn tận dụng những quảng cáo thích hợp để tuyên truyền số điện thoại của đường dây "bảo vệ bạn". Họ còn quảng cáo trên báo chí, vô tuyến, sân ga, trên các biển chỉ đường rằng: "Bảo vệ bạn" giới thiệu số điện thoại của đường dây " Bảo vệ bạn". Sau đó ghi số điện thoại đó ra. Đương nhiên không quên nói hoặc viết ở phía dưới hàng chữ nhỏ "Thuốc cảm Bách Phục Ninh luôn bảo vệ bạn".
Sáng kiến quảng cáo của "Bách Phục Ninh" quả là rất tuyệt diệu. Song khi bạn biết Địch Nhân Kiệt đã từng dùng kế "gán ghép khiên cưỡng" như vậy thì bạn đã lĩnh ngộ ra rằng trong việc kinh doanh của mình nên dùng diệu kế đó hay không?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.